Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 97 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng, kiểm soát độc
quyền, kiểm soát các hành vi gây hạn chế cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của nền kinh tế thị trường trong bối
cảnh mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Để đạt được những mục tiêu
nêu trên, Nhà nước - với tư cách là người quản lý xã hội, song song với các chính
sách phát triển kinh tế cần phải xây dựng và ban hành các chính sách pháp luật về
cạnh tranh. Ở Việt Nam, sự ra đời của Luật cạnh tranh với mục đích tạo dựng và
duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh, kiểm soát độc quyền trong kinh
doanh là biểu hiện tích cực về sự nỗ lực của Nhà nước trong việc quản lí xã hội,
đồng thời đây cũng chính là một bước thể chế hoá nội dung Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ 9: "Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi
trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Nhà nước tạo môi trường pháp
lý thuận lợi, bình đẳng cho các Doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát
triển...".
Pháp Luật cạnh tranh của hầu hết các nước ra đời đều bắt nguồn từ nhu cầu
tự thân của nền kinh tế1, ở Việt Nam, Luật cạnh tranh ra đời trong khuôn khổ
chương trình hoàn thiện khung pháp lí phục vụ tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế,
dường như dưới sức ép mạnh mẽ từ bên ngoài, mà cụ thể là tiến trình gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO). Để tuân thủ nguyên tắc “không phân biệt đối
xử và cạnh tranh bình đẳng” của WTO trước yêu cầu hội nhập, Luật số
1 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Xây dựng mô hình cơ quan quản lí Nhà nước về cạnh tranh, chống

bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong thương mại quốc tế. Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt
Nam.

1


27/2004/QH11 về Cạnh Tranh đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 và có


hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2005.
Với mục tiêu cao cả là tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình
đẳng, bảo vệ tất cả các loại hình doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
Luật cạnh tranh được xem là công cụ để các doanh nghiệp tự do cạnh tranh trong
khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, Luật cạnh tranh chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh
của mình khi các quy định của Luật được thi hành trên thực tế. Sau hơn 7 năm thi
hành, liệu pháp Luật cạnh tranh có hoàn thành được sứ mệnh của mình?
Để trả lời câu hỏi này, Luận văn giải quyết những vấn đề nghiên cứu dưới
đây:
-

Đưa raNhận diện những học thuyết pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã du nhập,
phân tích tiền đề để các học thuyết này được triển khai và thực hiện thông qua các
quy phạm nội dung của Luật cạnh tranh.

-

Đưa ra và phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật cạnh tranh dưới góc
nhìn đa chiều, đặc biệt là từ góc độ của cơ quan quản lý cạnh tranh, cơ quan thi
hành pháp luật, dưới góc độ doanh nghiệp và người tiêu dùng;

-

Từ những phân tích và đánh giá ở trên, đưa ra những khuyến nghị lập pháp và
nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật cạnh tranh trên thực tế.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có một số đề tài, công trình khoa học ở trong nước tập trung
nghiên cứu vấn đề thực tiễn áp dụng Luật cạnh tranh tại Việt Nam. Cục Quản lý
Cạnh tranh trong hai năm 2010 và 2011 đã ban hành “Báo cáo hoạt động thường

niên Cục Quản lý Cạnh tranh” trong đó tổng kết công tác thực thi pháp luật cạnh
2


tranh thông qua việc thống kê cụ thể các vụ việc cạnh tranh mà Cục đã xử lý bao
gồm các vụ việc hạn chế cạnh tranh, các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và
tập trung kinh tế. Báo cáo của Cục Quản lý Cạnh tranh đồng thời cũng phân tích
các hoạt động hỗ trợ thực thi pháp luật cạnh tranh, đánh giá mặt tích cực và mặt
hạn chế trong công tác thi hành và đưa ra các phương hướng hoạt động nhằm nâng
cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh như xây dựng đề xuất sửa đổi Luật cạnh
tranh, hoàn thiện các vụ việc điều tra, tăng cường năng lực trong việc xử lý các vụ
việc liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh… Báo cáo hoạt động
thường niên của Cục Quản lý Cạnh tranh chưa chỉ ra và phân tích được nguyên
nhân của việc thi hành kém hiệu quả pháp luật cạnh tranh cũng như chưa đề ra các
giải pháp cụ thể để cải thiện vấn đề này. Ngoài ra, Cục Quản lý Cạnh tranh vào
năm 2009 cũng ban hành “Báo cáo nghiên cứu, khảo sát mức độ nhận thức của
cộng đồng đối với Luật cạnh tranh” với những số liệu cụ thể về khả năng nhận
thức Luật cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua
các nhóm câu hỏi liên quan đến: đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh, cơ quan
quản lý cạnh tranh… Báo cáo đưa ra các kết luận và kiến nghị về hoàn thiện thể
chế; tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý cạnh tranh, toà án; đầu tư cho công
tác phổ biến, thông tin pháp luật; đẩy mạnh hợp tác quốc tế… tuy nhiên Báo cáo
chủ yếu chỉ nêu kiến nghị mà chưa đưa ra, phân tích giải pháp cụ thể trong từng
kiến nghị. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Xây dựng mô hình cơ quan quản lý
Nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong thương
mại quốc tế. Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam” do Tiến sĩ Đinh Thị
Mỹ Loan làm chủ nhiệm đề tài và cử nhân Trịnh Anh Tuấn làm thư kí khoa học đã
nghiên cứu một cách tổng thể mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh ở các nước và
đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan
quản lý cạnh tranh Việt Nam.


3


Ngoài ra, Cục quản lý Cạnh tranh đã tổ chức nhiều hội thảo về vấn đề này
như: Hội thảo “Thực thi Luật cạnh tranh ở các nước ASEAN và thực tiễn quốc tế”
tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2009, Hội thảo “Thực tiễn áp dụng Luật cạnh
tranh trong một số lĩnh vực chuyên ngành – kinh nghiệm của Nhật Bản và thực tiễn
ở Việt Nam – Những vấn đề đặt ra” tại Đà Nẵng đầu năm 2010, Hội thảo công bố
“Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế” tại thành phố Hồ
Chí minh tháng 10 năm 2010…
Bên cạnh các đề tài khoa học, còn có một số bài viết của các nhà luật học
liên quan đến khía cạnh thực tiễn thi hành Luật cạnh tranh như, tác giả Nguyễn
Hữu Huyên bài viết “Điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh” đăng trên Tạp chí Luật
học số 6/2006; PSG.TS. Nguyễn Như Phát bài viết “Đưa pháp luật chống cạnh
tranh không lành mạnh vào cuộc sống” đăng trên Tạp chí Luật học số 6/2006; TS.
Nguyễn Văn Tuyến bài viết “Áp dụng Luật cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ ngân
hàng” đăng trên Tạp chí Luật học số 6 năm 2006; tác giả Nguyễn Thanh Tú, Phan
Huy Hồng với bài viết “Một số bất cập trong quá trình thực thi pháp luật cạnh
tranh: nhìn từ một vụ việc” đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10/2011…
Tất cả các công trình nghiên cứu, hội thảo, bài báo nêu trên - mỗi tài liệu
chỉ phân tích một hoặc một số khía cạnh nhất định trong vấn đề thực tiễn áp dụng
Luật cạnh tranh tại Việt Nam, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về thực tiễn áp
dụng pháp Luật cạnh tranh dưới góc nhìn đa chiều xuất phát từ sự du nhập pháp
luật cạnh tranh vào Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu đề tài tác giả hi vọng sẽ có
những đóng góp nhất định vào việc thi hành hiệu quả Luật cạnh tranh tại Việt
Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

4



Tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về sự du nhập pháp luật cạnh tranh vào Việt
Nam thông qua các quy định hiện hành của Luật cạnh tranh và thực tế thi hành
Luật cạnh tranh dưới bốn góc độ: cơ quan quản lý cạnh tranh, cơ quan thi hành
pháp luật, cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trên cơ sở các nghiên cứu
tổng hợp nêu trên, đề tài mong muốn đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện thể
chế pháp Luật cạnh tranh và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh trên thực
tế.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài “Thực tiễn áp dụng Luật cạnh tranh tại Viêt Nam”,
tác giả sẽ:
Đưa raNhận diện những học thuyết pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã du

-

nhập, phân tích tiền đề để các học thuyết này được triển khai và thực hiện thông
qua các quy phạm nội dung của Luật cạnh tranh;
-

Nghiên cứu các văn bản pháp lý trong lĩnh vực cạnh tranh;

-

Nghiên cứu thực tiễn áp dụng Luật cạnh tranh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng để đánh giá mối quan hệ của
pháp luật Việt Nam với các quan điểm của pháp luật nước ngoài trong bối cảnh
toàn cầu hóa.
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để xác định và luận giải các

vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật cạnh tranh, thực tế thi hành và khả
năng tiếp nhận pháp luật cạnh tranh.

5


6. Ý nghĩa và điểm mới của đề tài
Thực tiễn áp dụng Luật Cạnh tranh không phải là đề tài mới, tuy nhiên, tiếp
cận vấn đề thực tiễn áp dụng từ sự du nhập pháp luật cạnh tranh vào Việt Nam và
nghiên cứu vấn đề thực tiễn thi hành dưới góc nhìn đa chiều thì hiện chưa có công
trình nào giải quyết toàn diện tất cả vấn đề này. Mỗi một văn bản luật ban hành,
chúng ta luôn có thói quen và khẩu hiệu đưa pháp luật vào cuộc sống trong khi rất
ít nhìn nhận dưới khía cạnh liệu thực tiễn đã được phản ánh trong pháp luật hay
chưa và chúng ta có tiền đề để thi hành pháp luật không. Luật Cạnh tranh Việt
Nam được ban hành từ năm 2004 trước sức ép hội nhập của nền kinh tế Việt Nam.
Xét về quy phạm pháp luật, quá trình tiếp nhận luật được xem là thành công. Tuy
nhiên, sau 7 năm chính thức thi hành, sức lan toả của Luật cạnh tranh vào nền kinh
tế Việt Nam được đánh giá là yếu ớt. Việt Nam đã có bài học từ sự thất bại trong
việc du nhập Luật phá sản và hiện tại chúng ta đang cố gắng duy trì sức sống của
Luật Cạnh tranh. Với việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng Luật cạnh tranh thông qua
cách tiếp cận từ những tư tưởng điều tiết cạnh tranh được du nhập vào Việt Nam,
tác giả hy vọng rằng, kết quả của Luận văn sẽ là những đóng góp nhất định cho
quá trình hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh để Luật
cạnh tranh hoàn thành sứ mệnh của mình trong việc bảo vệ môi trường kinh doanh,
bảo vệ cộng đồng doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về Luật cạnh tranh.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp Luật cạnh tranh tại Việt Nam.


6


Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả
thi hành Luật cạnh tranh.

7


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT CẠNH TRANH
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRÊN THẾ GIỚI

1. Khái niệm cạnh tranh
Về khái niệm cạnh tranh, có rất nhiều cách hiểu khác nhau xuất phát từ phạm vi
sử dụng: phạm vi Quốc gia, phạm vi liên Quốc gia, phạm vi ngành, phạm vi doanh
nghiệp.
Trong phạm vi Quốc gia:
Cạnh tranh đối với một quốc giá là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị
trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các
đòi hỏi của thị trường Quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế
của người dân nước đó (theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống mỹ).
Như vậy, trong phạm vi quốc gia, mục tiêu của cạnh tranh là nâng cao mức sống, thu
nhập và phúc lợi cho nhân dân.
Trong phạm vi liên quốc gia
Cạnh tranh được hiểu là "Khả năng của nước đó đạt được những thành quả
nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
cao được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên
đầu người theo thời gian”2.
Trong phạm vi doanh nghiệp và phạm vi ngành:

Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà
tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng
hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch". Khái niệm cạnh tranh của K. Marx gắn liền
2

8

Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 tại diễn đàn Liên hợp quốc


với sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa. Theo K.
Marx, quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ
suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường.
P.A Samuelson và W.D.Nordhaus - hai nhà kinh tế học Mỹ trong cuốn Kinh
tế học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng: Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường.
Cùng quan điểm xem cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo như
P.A Samuelson và W.D.Nordhaus, D.Begg, S. Fischer và R. Dornbusch - người
Mỹ cho rằng: cạnh tranh hoàn hảo, là ngành trong đó mọi người đều tin rằng hành
động của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và
nhiều người mua. R.S. Pindyck và D.L Rubinfeld trong cuốn kinh tế học vĩ mô viết
rằng: Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoàn thiện có rất nhiều người mua và
người bán, để cho không có người mua hoặc người bán duy nhất nào có ảnh hưởng
có ý nghĩa đối với giá cả
Theo từ điển Kinh doanh của Anh năm 1992 “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự
kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài
nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.
Từ điển Tiếng Việt “Bách khoa tri thức phổ thông” của Việt Nam cũng giải
thích cạnh tranh là sự ganh đua giữa những nhà sản xuất hàng hoá, giữa các thương
nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu

thụ và thị trường có lợi nhất3.
Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau, tuy nhiên, tựu chung lại muốn có
cạnh trạnh, phải hội tụ tối thiếu các yếu tố sau:

3 Từ điển Bách khoa Tri thức Phổ Thông (2007) Nhà xuất bản lao động

9


Về chủ thể: Tham gia cạnh tranh phải có nhiều chủ thể. Các chủ thể này
cùng nhằm tới một mục tiêu, có nghĩa cùng chung kết quả cần đạt được.
Về môi trường cạnh tranh: Hành vi cạnh tranh của các chủ thể được diễn ra
trong một môi trường cạnh tranh nhất định, được điều chỉnh bởi các chính sách
cạnh tranh, quy Luật cạnh tranh, quy phạm pháp luật về cạnh tranh và thông lệ
kinh doanh nói chung.
Về phạm vi: Cạnh tranh có thể diễn ra trên phạm vi rộng (diễn ra giữa các
quốc gia, các khu vực) hoặc diễn ra trong phạm vi hẹp (diễn ra trong một ngành,
một địa phương).
Về thời gian: Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian dài
(trong suốt quá trình tồn tại, hoạt động của một chủ thể) nhưng cũng có thể diễn ra
trong khoảng thời gian ngắn (trong một giai đoạn hoạt động nhất định của chủ thể).
Như vậy, xem xét ở góc độ chủ thể của hành vi thì cạnh tranh được coi là
phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh
với vai tṛ quyết định của người tiêu dùng. Nếu nhìn khái quát trên quy mô toàn xã
hội, thì cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực, tài nguyên một cách tối
ưu, do đó là động lực bên trong của nền kinh tế phát triển 4. Do vậy, cạnh tranh vừa
mang bản chất kinh tế vừa mang bản chất xã hội. Việc doanh nghiệp nỗ lực để xây
dựng cho mình một ưu thế chi phối thị trường vì mục tiêu lợi nhuận là biểu hiện
bản chất kinh tế của cạnh tranh. Uy tín của mỗi chủ thể cạnh tranh trong mối quan
hệ với người tiêu dùng, với các đối thủ cạnh tranh khác và người lao động là biểu

hiện bản chất xã hội của cạnh tranh.

4 Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2001), Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong
điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, trang
19 )
10


Về hình thái của cạnh tranh, nếu xét theo cơ cấu doanh nghiệp và mức độ
tập trung trong một ngành, lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh trên thị trường được phân
chia thành cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh không hoàn hảo; nếu căn cứ
vào mục đích và tính chất của các phương thức cạnh tranh, cạnh tranh được phân
chia thành cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh .

2. Lịch sử hình thành của pháp lLuật cạnh tranh
Nhu cầu của nền kinh tế đã thúc đẩy Luật cạnh tranh ra đời ở các nước
cũng như thúc đẩy quá trình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật cạnh tranh để phù
hợp với thực tiễn. Luật cạnh tranh mặc dù tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau: Luật
cạnh tranh - Competition Law, Luật chống hạn chế cạnh tranh, Luật chống độc
quyền - Anti monopoly Act, Luật thương mại lành mạnh – Fair Trade Law …)
nhưng tất cả đều có chung một mục đích là tạo lập một môi trường cạnh tranh bình
đằng giữa các chủ thể, duy trì sự cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng.
Pháp Luật cạnh tranh ra đời sớm nhất ở Mỹ vào năm 1890 với tên gọi là
Luật chống độc quyền - Sherman Anti-Trust Act. Ngay khi ra đời, Luật Sherman
đã trở thành công cụ để điều chỉnh các thoả thuận gây hạn chế thương mại và cấm
việc sử dụng các biện pháp phản cạnh tranh hoặc lạm dụng vị trí độc quyền nhằm
giành được vị thế độc quyền. Luật Sherman có thể được thực thi như luật dân sự
hoặc như luật hình sự. Các hành vi như: ấn định giá tạm thời, thông đồng để thắng
thầu sẽ bị truy tố hình sự. Sau 24 năm kể từ khi Luật Sherman ra đời, vào năm 1914,
hai bộ luật Liên bang nữa đã được thông qua là Luật Clayton và Luật Uỷ ban Thương

mại Liên bang (FTC). Hiện nay, hầu hết các Bang của Mỹ đã thông qua Luật của
bang mình, tuy nhiên, tất cả đều dựa trên nội dung nền tảng từ Luật Sherman và Luật
FTC.

11


Ở Đức Luật Chống hạn chế cạnh tranh, viết tắt là ARC có hiệu lực vào
năm 1958. Tính đến nay, Luật đã được sửa đổi, bổ sung 7 lần. Lần sửa đổi cuối
cùng có hiệu lực vào tháng 07/2005.
Luật cạnh tranh kinh tế (Economic Competition Act) của Hà Lan ra đời vào
năm 1956. Sau đóấy vào năm 1997, Hà Lan đã ban hành Luật cạnh tranh mới thay
thế cho Luật 1956. Qua nhiều lần sửa đổi, hiện tại, Hà Lan đang áp dụng Luật cạnh
tranh được sửa đổi vào năm 2004.
Luật Thương mại lành mạnh được ra đời ở Anh vào năm 1973. Sau hơn 20
năm thi hành, ngày 09/11/1998, Anh đã ban hành Luật cạnh tranh để sửa đổi Luật
Thương mại lành mạnh 1973 với việc quy định thêm các điều khoản cấm hành vi
phản cạnh tranh.
Để bảo đảm quyền tự do kinh doanh và làm cho pháp luật của Italia phù hợp
với luật lệ của Cộng đồng Châu Âu, Italia đã ban hành Luật cạnh tranh và Thương
mại công bằng năm 1990 và pháp luật chống độc quyền quốc gia vào năm 2004.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của Luật cạnh tranh Châu Âu, đáng
chú ý, quy định nhằm bảo vệ cạnh tranh lành mạnh đã tồn tại trong hiệp ước thành
Rome - hiệp ước để thành lập cộng đồng kinh tế chung Châu Âu, được ký ngày 27
tháng 5 năm 1957 bởi các quốc gia Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Ni-zơ-lan, và Lúcxem-bua. Những điều khoản này đã được phát triển và được luật hoá để trở thành
một bộ Luật cạnh tranh được ra đời vào những năm 1970. Hầu hết Luật cạnh tranh
của các nước Châu Âu đều được phát triển theo hướng phù hợp với các quy định
chung của Luật cạnh tranh Châu Âu. Với sự gia nhập của nhiều quốc gia mới vào
khối EU. Đến năm 2004 cùng với việc gia nhập của nhiều thì một sự cải cách quan
trọng nhất đối với Luật cạnh tranh Châu Âu đã được tiến hành theo đó yêu cầu tất

cả các thành viên của EU phải đồng nhất sửa đổi và áp dụng nguyên tắc phối hợp
chung giữa các thành viên để tạo ra một hệ thống Luật cạnh tranh áp dụng chung
12


cho tất cả các thành viên EU, và do vậy lần đầu tiên tất cả các thành viên EU được
yêu cầu áp dụng một hệ thống Luật cạnh tranh chung cho các hành vi vi phạm sảy
ra tại khu vực này.
Ở Châu Á, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, hầu hết các nước ở
Đông Bắc Á và Đông Nam Á đã ban hành Luật cạnh tranh trước yêu cầu chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường. Tại Hàn Quốc, Uỷ ban Công bằng Thương mại
Hàn Quốc đã ban hành Luật Công bằng Thương mại và Kiểm soát Độc quyền năm
1980 và sửa đổi, bổ sung vào các năm 1986, 1990, 1992, 1994, 1996, 1998, 1999.
Tại Đài Loan, Luật chống cạnh tranh không lành mạnh được Uỷ ban Công bằng
Thương mại Đài Loan ban hành năm 1991. Cơ quan Phát triển Quốc gia của Mông
Cổ ban hành Luật chống cạnh tranh không lành mạnh năm 1993. Tại Trung Quốc,
Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh được ban hành năm 1993, tiếp theo, vào
năm 1998, Cơ quan quản lý Thương mại và Công nghiệp Quốc gia đã ban hành
Luật giá cả; sau đấy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Luật chống độc
quyền vào ngày 30/8/2007, Luật chính thưc có hiệu lực vào ngày 01/8/2008.
Tại các nước Đông Nam Á, Philipin là nước có Luật cạnh tranh sớm nhất, Luật độc
quyền và liên kết của Philipin được Bộ Tư Pháp ban hành năm 1925, sau này, các
quy định liên quan đến Luật độc quyền và liên kết được chuyển thành điều luật
trong Luật Hình sự năm 1957. Thái Lan ban hành Luật chống độc quyền và kiểm
soát giá cả năm 1979, đến năm 1999, luật này được thay thế bằng Đạo Luật cạnh
tranh Thương mại. Tại Indonesia, Luật cấm Độc quyền và Cạnh tranh không lành
mạnh được Uỷ ban Giám sát Cạnh tranh Kinh doanh ban hành năm 1999.
Singapore và Việt Nam đều ban hành Luật cạnh tranh vào năm 20045.
“Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và cạnh tranh ở Châu Á”, Noboru Honjo (bản tiếng
Nhật. Bản dịch tiếng Anh không chính thức của Viện UFJ

5

13


Như vậy, dù được ra đời từ rất sớm trong lịch sử hay ra đời muộn hơn, pháp
Luật cạnh tranh cũng trở thành công cụ đắc lực của mỗi quốc gia để bảo vệ cạnh
tranh (bảo vệ thị trường), bảo vệ các tác nhân kinh tế và bảo vệ người tiêu dùng.
II.

SỰ DU NHẬP CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TẠI VÀO VIỆT NAM

Cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến tranh luận về sự du nhập pháp luật vào Việt
Nam, trong đó có du nhập pháp luật cạnh tranh và hiệu quả của sự du nhập này. Về
khả năng du nhập pháp luật - tiếp nhận pháp luật nước ngoài tồn tại nhiều ý kiến
trái chiều. Pierre Legrand, một trong những tác giả không ủng hộ khả năng tiếp
nhận pháp luật nước ngoài, đã thẳng thừng bác bỏ: “Nói một cách thẳng thắn,
trong trường hợp tốt nhất, điều có thể du nhập từ nước này vào nước khác chỉ là
những từ ngữ vô hồn”6. Cùng quan điểm phản đối du nhập pháp luật từ nước ngoài,
các chuyên gia khác cho rằng: việc tiếp nhận pháp luật nước ngoài có “tính rủi ro
cao độ”7, “tiếp nhận mà không cân nhắc sẽ gặp những hiểm họa nghiêm trọng”8.
Ngược lại với quan điểm phủ nhận hoàn toàn khả năng tiếp nhận pháp luật nước
ngoài, nhà nghiên cứu Jhering có câu trả lời rõ ràng: “Việc tiếp nhận các thiết chế
pháp luật nước ngoài không phải là vấn đề xuất xứ của chúng, mà là chúng có hữu
ích và cần thiết hay không. Không ai mất công đem một thứ từ xa về nếu ở nhà
ḿnh đã có thứ tốt bằng hoặc hơn như thế. Nhưng cũng chỉ có kẻ ngốc nghếch mới

6 Pierre Legrand, “What ‘Legal Transplants’?” (2001) in David Nelken & Johannes Feest
(eds.) Adapting Legal Cultures, p. 63.
7


8 Esin Orucu, “Critical Comparative Law: Considering Paradoxes for Legal Systems in
Transition” (2000) 4.1 Electronic Journal of Comparative Law.

14


từ chối không chịu nuôi thứ cây mới lạ chỉ vì nó không mọc lên từ výờn nhà anh
ta”9. Còn tác giả Watson có quan điểm, việc tiếp nhận luôn luôn diễn ra từ trước
tới nay, tiếp nhận pháp luật có lịch sử lâu đời như chính pháp luật, tiếp nhận hiện
nay vẫn diễn ra như đã từng có thời Hammurabi10.
Thực tế, không thể phủ nhận hoàn toàn khả năng tiếp nhận pháp luật nước
ngoài, quan điểm có thể tiếp nhận pháp luật nước ngoài phù hợp hơn với lịch sử
lâu đời của pháp luật và phù hợp với những nước mà thể chế pháp luật kém phát
triển. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tiếp nhận pháp luật nước ngoài
thành công, muốn vậy, các quy định tiếp nhận phải được chọn lọc sao cho phù hợp
với bối cảnh, lịch sử, văn hoá của nước mình.
Du nhập pháp luật, du nhập thể chế từ lâu đã trở thành nguyên lý trong xây
dựng và ban hành pháp luật ở Việt Nam. Rất nhiều văn bản Luật mà sự du nhập
cho đến thời điểm hiện tại được đánh giá là khá thành công nổi bật là sự du nhập
của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có không ít sự du nhập pháp luật mà ở
thời điểm hiện tại quy định của Luật vẫn “ìm lìm” trên giấy. Luật Phòng Chống
Bạo lực Gia đình được ban hành năm 2007 được xem là bước tiến của Việt Nam
trong việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, bảo vệ hạt nhân gia đình và thể hiện
nỗ lực của Đảng, của Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện các Điều ước Quốc
tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, những quy định “tốt
đẹp” của Luật rất khó có thể thi hành trên thực tế xuất phát từ tư tưởng, văn hoá

9 Konrad Zweigert and Hein Kotz, An Introduction to Comparative Law (1998) 3d rev. ed.,
translated by Tony Weir, tr.17.


10 Alan

Watson, “Legal Transplants and European Private Law” (2000) 4.4 Electronic Journal
of Comparative Law,
15


truyền thống và phẩm chất cam chịu của người phụ nữ Việt Nam. Sự du nhập của
Luật phá sản đến thời điểm hiện tại cũng là ví dụ điển hình về du nhập pháp luật
không thành công tại Việt Nam.
Từ bỏ kinh tế kế hoạch hóa và trước sức ép của tiến trình hội nhập, Việt
Nam đã ban hành Luật cạnh tranh vào năm 2004 với nhiều tư tưởng về điều tiết
cạnh tranh được du nhập từ nước ngoài.
1. Tư tưởng về chống độc quyền
Chống độc quyền (kiểm soát độc quyền) là một trong những mục tiêu hàng
đầu của Luật cạnh tranh nhằm bảo vệ thị trường, bảo vệ các tác nhân kinh tế và bảo
vệ người tiêu dùng. Nhấn mạnh mục tiêu này, Luật cạnh tranh của rất nhiều nước
tồn tại dưới tên gọi là Luật chống độc quyền.
Để chống độc quyền, Luật cạnh tranh ở hầu hết các nước đều xây dựng các
quy phạm nội dung gồm ba bộ phận cơ bản: các quy phạm điều chỉnh thoả thuận
hạn chế cạnh tranh trên thị trường, các quy phạm điều chỉnh hành vi lạm dụng vị
trí thống lĩnh, vị trí độc quyền và các quy phạm về tập trung kinh tế.
Vận dụng quy phạm pháp luật từ Luật cạnh tranh mẫu của Uỷ ban Liên hiệp
Quốc về thương mại và phát triển và Luật cạnh tranh ở các nước: Nhật Bản, Liên
minh Châu Âu, Mỹ… Luật cạnh tranh Việt Nam được kết cấu gồm hai phần: nhóm
quy phạm nội dung với những quy phạm về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi
cạnh tranh không lành mạnh và tập trung kinh tế; nhóm quy phạm về thủ tục bao
gồm các quy phạm về cơ quan quản lý cạnh tranh và trình tự, thủ tục thụ lý, giải
quyết vụ việc cạnh tranh.

Thực hiện mục tiêu chống độc quyền, việc thực thi pháp luật cạnh tranh của
Việt Nam dựa trên hai khái niệm cơ bản là thị trường liên quan và cấu trúc thị
16


trường.
Theo quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam, một doanh nghiệp được xem
là có vị trí thống lĩnh thị trường “nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường
liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể”11. “Nhóm
doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm
gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Hai doanh
nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; b) Ba doanh nghiệp
có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; c) Bốn doanh nghiệp có tổng
thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan”12.
Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp
nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị
trường liên quan. Như vậy, về bản chất, doanh nghiệp có vị trí độc quyền là doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh nắm giữ 100% thị phần trên thị trường liên quan.
Thị trường liên quan được xác định bao gồm thị trường sản phẩm liên quan
và thị trường địa lý liên quan. Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của
những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng
và giá cả. Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có
những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh
tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận 13. Trong khi đó, thị
phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định được hiểu“ là
tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu
của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường
liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với

11 Luật cạnh tranh: Điều 11 khoản 1

12 Luật cạnh tranh: Điều 11 khoản 2
13 Điều 3 khoản 1 Luật cạnh tranh

17


tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá,
dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm”14
Bản thân vị trí thống lĩnh hay vị trí độc quyền của doanh nghiệp không bị cấm,
chỉ khi nào doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để loại bỏ đối thủ
cạnh tranh, làm ảnh hưởng đến quy Luật cạnh tranh trên thị trường thì hành vi của
doanh nghiệp mới bị xem xét xử lý. Các hành vi bị cấm theo quy định của Luật cạnh
tranh Việt Nam là: Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại
bỏ đối thủ cạnh tranh, Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn
định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng, Ngăn cản việc tham gia thị
trường của những đối thủ cạnh tranh mới, Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương
thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng…15.
Như vậy, thị phần là yếu tố duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh thị trường của
một doanh nghiệp tại Việt Nam, ngoài yếu tố thị phần không có một yếu tố nào khác
được sử dụng kết hợp để xác định vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Kinh
nghiệm thế giới cho thấy, bản thân thị phần không được coi là yếu tố quyết định sức
mạnh thị trường mà các yếu tố khác cũng cần được xem xét (như rào cản gia nhập,
phản ứng của người mua và đối thủ cạnh tranh…) 16. Theo Luật cạnh tranh Singapore,
một chủ thể có thị phần dưới 60% trên thị trường liên quan vẫn có thể bị coi là có vị trí
thống lĩnh thị trường nếu các yếu tố khác có thể chứng tỏ rõ ràng sự hiện diện của sức
mạnh đó17. Uỷ ban cạnh tranh sẽ xem xét chủ thể tiến hành hành vi đó có thể giải thích
một cách hợp lí về hành vi của mình hay không, Uỷ ban sẽ ra quyết định cuối cùng trên
cơ sở cân nhắc giữa hành vi hạn chế cạnh tranh và những lợi ích phát sinh từ hành vi đó
đối với cạnh tranh và nền kinh tế 18. Tương tự pháp luật cạnh tranh và án lệ Pháp cũng
14 Điều 3 khoản 5 Luật cạnh tranh

15 Điều 13, 14 Luật cạnh tranh
16 Hướng dẫn của CCS về các quy định cơ bản của Luật cạnh tranh: Đoạn 5.8
17 Hướng dẫn của CCS về các quy định cơ bản của Luật cạnh tranh: Đoạn 5.8
18 Lưu Hương Ly, “Luật cạnh tranh Singapore và những kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Luật học số
3/2011.

18


không lấy yếu tố thị phần là yếu tố duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh thị trường của
một doanh nghiệp, ngoài thị phần, các yếu tố khác như: vị trí tương đối, khả năng tài
chính của mỗi bên doanh nghiệp tham gia thị trường, khả năng khoa học kỹ thuật của
mỗi bên, địa vị pháp lý … cũng là những căn cứ quan trọng để xem xét xác định vị trí
thống lĩnh thị trường của một doanh nghiệp tại Pháp19. Tại Hàn Quốc “khi xét đoán các
doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, cần phải tính đến các yếu tố như thị phần, sự
tồn tại và quy mô của các hàng rào đối với việc thâm nhập thị trường và quy mô
tương đối của các doanh nghiệp cạnh tranh”20. Trong pháp luật cạnh tranh của các
nước Hoa Kỳ hay liên minh Châu Âu, để xác định sức mạnh thị trường của một doanh
nghiệp, cơ quan cạnh tranh thường phải tiến hành những nghiên cứu toàn diện và phức
tạp dựa trên việc phân tích rất nhiều yếu tố như cấu trúc thị trường, thị phần, tỷ lệ tập
trung, chỉ số HHI, rào cản gia nhập thị trường, rào cản mở rộng thị trường, sức mạnh
của người mua, khả năng loại bỏ cạnh tranh…21.
Mức thị phần làm thước đo để suy đoán sức mạnh thị trường của một doanh
nghiệp tại Việt Nam theo quy định là 30%. Mức thị phần này là tương đối thấp so với
thị phần được xác định trong pháp luật cạnh tranh của nhiều nước. Theo Luật cạnh
tranh Hàn Quốc, một doanh nghiệp được xem là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường khi
thị phần của doanh nghiệp lớn hơn 50%22. Ở Singapore, mức thị phần được xác định là
60%23, ở Thái Lan là 75%24. Sự cứng nhắc và sơ sài của Luật cạnh tranh trong việc
đánh giá sức mạnh thị trường của một doanh nghiệp rất dễ dẫn đến sai lầm và tuỳ tiện
trong các quyết định xử lý hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc lạm dụng vị trí độc

quyền, vừa gây lãng phí nguồn lực, vừa kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

19 Luật cạnh tranh của Pháp và Liên minh Châu Âu
20 Điều 2 khoản 7 Luật Thương mại Lành mạnh và những quy định về độc quyền của Hàn Quốc
21 Lưu Hương Ly, “Luật cạnh tranh Singapore và những kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Luật

học số 3/2011
22 Điều 4 Luật cạnh tranh Hàn Quốc

23
24 Điều 30 Luật cạnh tranh Thái Lan

19


Về tập trung kinh tế, với những quy định về các hình thức tập trung kinh tế,
các biện pháp kiểm soát và nguyên tắc xử lý đối với tập trung kinh tế trên thị
trường Việt Nam, Luật cạnh tranh năm 2004 là văn bản đầu tiên quy định một cách
toàn diện các vấn đề về cạnh tranh và chính thức đặt vấn đề tập trung kinh tế dưới
góc độ của việc bảo vệ thị trường cạnh tranh. Luật cạnh tranh “cấm tập trung kinh
tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm
trên 50% trên thị trường liên quan”25 trừ các trường hợp “một hoặc nhiều bên
tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng
phá sản và việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần
phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ”26 hoặc “trường hợp doanh
nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
theo quy định của pháp luật”27.
Tương tự như việc xác định vị trí thống lĩnh thị trường của một doanh
nghiệp, thị phần cũng là yếu tố duy nhất được sử dụng để quy định cấm tập trung
kinh tế. Đây là một quy định cứng nhắc và không thuyết phục vì tác động tiềm tàm

của một vụ tập trung kinh tế đối với cạnh tranh trên thị trường cần phải dựa trên
những phân tích kinh tế toàn diện (trong đó có việc cân nhắc và so sánh giữa hiệu
quả kinh tế mà vụ tập trung kinh tế mạng lại và tác hại của vụ tập trung kinh tế đối
với cạnh tranh) chứ không phải chỉ dựa trên việc tính toán thị phần kết hợp 28. Vì lí
do này mà Bộ luật Thương mại của Pháp quy định một vụ tập trung kinh tế chỉ bị
kiểm soát khi hội đủ 3 điều kiện sau: “(i) Tổng doanh thu của tất cả các doanh
nghiệp hoặc nhóm thể nhân, pháp nhân tham gia vụ tập trung kinh tế tính trên toàn
thế giới sau khi đã trừ thuế vượt trên 150 triệu euro; (ii) Tổng doanh thu của ít nhất
hai trong số các doanh nghiệp hoặc nhóm thể nhân, pháp nhân tham gia vụ tập
25 Điều 18 Luật cạnh tranh
26 Điểu 19 Luật cạnh tranh
27 Điều 18 Luật cạnh tranh
28 Lưu Hương Ly, “Luật cạnh tranh Singapore và những kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Luật

học số 3/2011

20


trung kinh tế trên lãnh thổ Pháp sau khi đã trừ thuế vượt trên 15 triệu euro; (iii) Vụ
tập trung kinh tế đó không thuộc thẩm quyền điều tiết của Uỷ ban Châu Âu” 29. Quy
định lấy số tiền cụ thể làm ngưỡng xác định sức mạnh tập trung kinh tế của một
doanh nghiệp là quy định cần được tham khảo vì khá rõ ràng, cụ thể, dễ xác định
so với tỉ lệ phần trăm đang được quy định trong pháp luật Việt Nam.
Mặc dù chưa hoàn chỉnh nhưng về mục tiêu chống độc quyền, các quy định
được du nhập trong Luật cạnh tranh Việt Nam là khá rõ ràng và cụ thể. Tuy nhiên, ở
Việt Nam, vấn đề hoàn thiện pháp luật cạnh tranh liên quan đến lĩnh vực chống độc
quyền không quan trọng bằng việc thực thi hiệu quả các quy định này trên thực tế và
thay đổi tư duy về vị trí độc quyền. Pháp luật của hầu hết các nước đều không cấm
các doanh nghiệp tạo ra vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền từ sức mạnh cạnh

tranh của doanh nghiệp trên thị trường và vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền của
doanh nghiệp có được xuất phát từ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ở Việt
Nam, vị trí thống lĩnh hay vị trí độc quyền của doanh nghiệp được tạo ra không
xuất phát từ sức mạnh thị trường của doanh nghiệp mà từ sự bảo hộ của Nhà nước.
Vấn đề độc quyền ở Việt nam gắn liền với việc xác định vai trò của Nhà nước
trong nền kinh tế và có tác động quan trọng đến cách thức can thiệp của Nhà nước
vào nền kinh tế. Hiện tại, ở Việt Nam chủ yếuchỉ tồn tại độc quyền của doanh
nghiệp nhà nước, hầu như chưa có độc quyền tư nhân trong nước hay nước ngoài.
Nhà nước bảo hộ độc quyền đối với hầu hết các lĩnh vực xương sống của nền kinh
tế: điện, xăng dầu, hàng không… vì những lý do như “an ninh quốc gia”, “vai trò
chủ đạo của kinh tế Nhà nước”, “bảo hộ sản xuất trong nước”... Với vị trí độc
quyền hay vị trí thống lĩnh được đặt dưới sự bảo hộ của Nhà nước, rất dễ để xác
định vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh của một doanh nghiệp ở Việt Nam, tuy nhiên
công tác chống độc quyền lại cực kỳ khó khăn vì các cơ quan nhà nước (ở cả trung
29 Điều L.430-2

21


ương và địa phương) không dễ dàng từ bỏ quyền bảo hộ của mình. Do vậy, người
tiêu dùng Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với tình trạng tăng giá điện, cắt
điện tuỳ tiện, tăng giảm giá xăng dầu bất hợp lý, sử dụng xăng dầu kém chất lượng
và thường xuyên phải chấp nhận lời xin lỗi từ các hãng hàng không. Hành vi lũng
đoạn thị trường của các doanh nghiệp độc quyền làm phá vỡ các quy luật thị
trường (quy luật cung cầu, quy luật giá trị), ảnh hưởng đến quyền lợi của người
tiêu dùng nhưng tình trạng pháp luật “khoanh tay nhìn độc quyền” là phổ biến.
“Luật tạo ra cơ sở pháp lý để chống độc quyền và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường, nhưng chống được đến mức nào thì còn tùy thuộc các cơ quan quản lý nhà
nước có muốn “đụng” đến những doanh nghiệp mà lâu nay họ thường ủng hộ hay
không”30.

Bảo hộ độc quyền ở Việt Nam xuất phát từ tư duy phát triển nền kinh tế lấy
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước ở Việt Nam. Doanh nghiệp
Nhà nước được lựa chọn làm đầu tầu phát triển cản trở sự tự do cạnh tranh của
thành phần kinh tế khác hay tạo nên những phân biệt đối xử giữa kinh tế Nhà nước
với các thành phần kinh tế khác. Tư duy phát triển kinh tế này hoàn toàn đi ngược
với nguyên tắc cơ bản của cạnh tranh là tự do và không phân biệt đối xử.
2. Tư tưởng bảo vệ các tác nhân kinh tế
Các tác nhân kinh tế được hiểu là các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên
thị trường và họ cần được bảo vệ nhằm chống lại các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh diễn ra vì mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Chính vì vậy, cạnh tranh
không lành mạnh là một chế định đặc biệt quan trọng trong pháp luật cạnh tranh.
30 Ý kiến của TS. Lê Đăng Doanh trong bài viết “Cước thuê kênh – câu chuyện của doanh nghiệp hay

độc quyền”, />
22


Trên thế giới, rất nhiều nước xây dựng văn bản chuyên biệt về cạnh tranh không
lành mạnh (Đức, Italia, Thuỵ Sỹ, Thuỵ Điển…). Các nước khác, cạnh tranh không
lành mạnh được quy định thành một chương riêng trong Luật cạnh tranh với những
quy định chi tiết, cụ thể (Luật Thương mại lành mạnh và những quy định về độc
quyền của Hàn Quốc, Hunggary, Bulgary, Rumani…).
Du nhập tư tưởng bảo vệ các tác nhân kinh tế, pháp luật Việt Nam đã dành
một chương - chương 3 của Luật cạnh tranh để quy định về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh. Theo định nghĩa tại Điều 3 khoản 4 “Hành vi cạnh tranh không
lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái
với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể
gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”.

Tiêu chí để đánh giá hành vi cạnh tranh không lành mạnh là “các chuẩn mực
thông thường về đạo đức kinh doanh”, đây cũng là tiền đề để các cơ quan có thẩm
quyền điều chỉnh hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp trên thực tế. Tuy nhiên,
rất khó để xác định các chuẩn mực về đạo đức kinh doanh tại Việt Nam vì nền kinh
tế thị trường nước ta mới hình thành, các quan hệ kinh doanh chưa đủ thời gian để
trở thành tập quán và được chấp nhận rộng rãi. Tầng lớp thương nhân của Việt
Nam cũng chưa đủ đông và mạnh để có thể thống nhất đặt ra những tiêu chuẩn
chung, những hướng dẫn đóng vai trò quy tắc đạo đức cho một ngành kinh doanh.
Trong khi đó, với quan điểm không thừa nhận án lệ, các cơ quan tài phán của nước
ta thường có vai trò hạn chế trong việc vận dụng pháp luật, nhất là trong trường
hợp chỉ có những quy định mang tính nguyên tắc như trường hợp về các chuẩn
mực đạo đức kinh doanh, cơ quan công quyền của Việt Nam thì không đủ hiểu biết
thực tế để thay cho thương nhân đặt ra các quy tắc đạo đức trong một ngành kinh

23


doanh cụ thể31. Sự mơ hồ và trìu tượng trong tiêu chí xác định hành vi cạnh tranh
không lành mạnh của Luật là nguyên nhân dẫn đến các bất cập trong quá trình thi
hành của cơ quan quản lý cạnh tranh.
Bên cạnh định nghĩa, Luật cạnh tranh Việt Nam liệt kê các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh gồm: (i) Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; (ii) Xâm phạm bí mật kinh
doanh; (iii) Ép buộc trong kinh doanh; (iv) Gièm pha doanh nghiệp khác; (v) Gây
rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; (vi) Quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh; (vii) Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; (viii) Phân
biệt đối xử của hiệp hội; (ix) Bán hàng đa cấp bất chính; (x) Các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh khác do Chính phủ quy định. Quy định về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh cùng với những quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh,
chống độc quyền, chống tập trung kinh tế, cấm phân biệt đối xử, minh bạch trong
quan hệ thương mại… tạo thành tập hợp quy phạm thống nhất nhằm bảo vệ các

doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường (đặc biệt là các doanh nghiệp
nhỏ) trước nguy cơ “cá lớn nuốt cá bé”. Tuy nhiên, với mục đích điều tiết thị
trường, tư tưởng bảo vệ các tác nhân kinh tế không có nghĩa là bảo vệ những
doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, khi mà doanh nghiệp không có khả năng tạo ra
cho thị trường những sản phẩm với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Quy luật đào
thải và thanh lọc là quy luật tất yếu của nền kinh tế cạnh tranh
Như vậy, về lý thuyết, tư tưởng bảo vệ các tác nhân kinh tế được du nhập và
phản ánh khá chi tiết trong Luật là căn cứ để cơ quan thi hành pháp luật bảo vệ
doanh nghiệp và là căn cứ để các doanh nghiệp bảo vệ chính mình. Tuy nhiên, việc
triển khai tư tưởng này đang gặp phải rào cản lớn xuất phát từ thái độ phân biệt đối
xử giữa các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư
31 “Chế định cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật Việt Nam” bài trình bày của diễn giả Đoàn
Tử Tích Phước tại buổi Tọa đàm “Chế định cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật cạnh
tranhpháp luật cạnh tranhLuật cạnh tranh” tại Hà Nội tháng 8/2009.

24


nhân, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) của các
cơ quan công quyền và thói quen không chấp hành pháp luật, tư duy kinh tế chụp
giật, coi thường khách hàng và xem nhẹ uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam.
Hạn chế này đã dẫn đến một thực tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh diễn ra
tràn lan nhưng số lượng các hành vi được điều tra và xử lý thì quá ít ỏi.
3. Tư tưởng bảo vệ người tiêu dùng
Cùng với tư tưởng chống độc quyền và bảo vệ các tác nhân kinh tế, bảo vệ
người tiêu dùng là một trong những tư tưởng chỉ đạo trong điều tiết cạnh tranh.
Trước đây, có một số quan điểm cho rằng đối tượng được bảo vệ chính là tiêu chí
để phân biệt giữa pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật về bảo vệ
người tiêu dùng, trong đó, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh chỉ bảo vệ các
doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường cũng như môi trường cạnh tranh chung,

trong khi vai trò bảo vệ người tiêu dùng đương nhiên thuộc về pháp luật về bảo vệ
người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quan hệ về
cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng ngày càng gắn bó và không thể tách rời. Nếu
như cạnh tranh trên thị trường được định nghĩa một cách đơn giản là việc giành
giật khách hàng trong kinh doanh, thì giữa ba bên doanh nghiệp – khách
hàng/người tiêu dùng – các đối thủ cạnh tranh có quan hệ gắn bó khó có thể tách
rời32. Việc lôi kéo, thu hút khách hàng bằng các thủ đoạn bất chính chắc chắn sẽ
làm thiệt hại cho các doanh nghiệp cạnh tranh kinh doanh trung thực, lành mạnh,
mặt khác, những thủ đoạn lợi dụng hoặc làm mất uy tín của đối thủ cạnh tranh
cũng ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng, khiến họ nhầm lẫn và trả tiền cho
các hàng hoá, dịch vụ không đúng như mong muốn của mình. Môi trường cạnh

Chế định cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật Việt Nam” bài trình bày của diễn giả
Đoàn Tử Tích Phước tại buổi Tọa đàm “Chế định cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật
cạnh tranh” tại Hà Nội tháng 8/2009
32

25


×