Tải bản đầy đủ (.pptx) (36 trang)

Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.85 MB, 36 trang )

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ TỈNH SÓC TRĂNG
nhóm 2


MỞ ĐẦU

 Vùng biển Sóc Trăng dài 72 km chứa đựng nhiều tài

nguyên thiên nhiên như hải sản, hệ sinh thái biển... tất cả
đều thuộc hệ thống tài nguyên chia sẻ, không thuộc
riêng một ngành nào. Chính vì tiềm năng đa ngành nên
nhiều ngành kinh tế cùng khai thác, sử dụng trên một
không gian bờ và đại dương. Nhưng, việc quản lý vùng
bờ của Sóc Trăng lại chỉ dựa trên quản lý đơn ngành.
Đặc điểm của quản lý đơn ngành là luôn chỉ chú ý đến
lợi ích của ngành mình mà không chú ý đến lợi ích của
ngành khác; chỉ chú trọng đến mục đích phát triển, mà
quên bảo vệ tài nguyên và môi trường; chú trọng đến
khai thác theo hướng tăng trưởng kinh tế nhiều hơn là
theo hướng kế hoạch hóa


Điều này làm tăng mâu thuẫn lợi ích giữa ngành này
với ngành khác trong việc sử dụng hệ thống tài
nguyên ở vùng bờ, đại dương và biển. Và hậu quả là
một loạt các vấn đề về môi trường biển và sử dụng
kém hiệu quả tài nguyên biển đang diễn ra. Đứng
trước nguy cơ BĐKH và mực nước biển dâng, với
mục tiêu hạn chế sự suy thoái các dạng tài nguyên,
ngăn chặn ô nhiễm môi trường; đồng thời phát triển
kinh tế bền vững, bảo vệ nguồn lợi và tài nguyên của


đới bờ tỉnh Sóc Trăng cần xây dựng “chiến lược quản
lý tổng hợp vùng bờ”


TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH SÓC TRĂNG
Vị trí địa lý
 Sóc Trăng là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam cửa sông Hậu của

khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nằm ở 9°14’40”
đến 9°33’56” vĩ độ Bắc và 105°49’37” đến 106°19’01’’ kinh độ
Đông. Diện tích tự nhiên 3.311,7 km2, xấp xỉ 1% diện tích của
cả nước và 8,3% diện tích của khu vực ĐBSCL. Dân số trung
bình năm 2009 là 1.293.165 người.
 Tỉnh hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: thành phố

Sóc Trăng và các huyện Châu Thành, Kế Sách, Mỹ Tú, Cù Lao
Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm, Thạnh Trị, Vĩnh Châu,
Trần Đề, trong đó thành phố Sóc Trăng là trung tâm chính trị –
kinh tế – văn hóa xã hội của tỉnh.



Đặc điểm địa hình, địa mạo
 Sóc Trăng có địa hình tương đối thấp và bằng

phẳng, địa hình bao gồm phần đất bằng xen kẽ
những vùng trũng và các giồng cát.
 Địa hình của tỉnh có dạng hình lòng chảo thoải,

hướng dốc chính từ sông Hậu thấp dần vào phía

trong, từ biển Đông và kênh Quản lộ thấp dần
vào đất liền với những giồng đất ven sông, biển.


Dựa vào địa hình có thể chia tỉnh Sóc Trăng thành 3
vùng như sau:
 Vùng địa hình thấp, vùng trũng: Tập trung ở huyện Mỹ Tú,

Châu Thành, Thạnh Trị, Ngã Năm và một phần phía Bắc
huyện Mỹ Xuyên, thường bị ngập dài vào mùa mưa.
 Vùng địa hình cao ven sông Hậu và ven biển, gồm các

huyện Vĩnh Châu, Trần Đề, Long Phú, Cù Lao Dung, cao
trình từ 1,2 – 2 m, giồng cát cao đến 2m.
 Vùng địa hình trung bình: gồm có thành phố Sóc Trăng và

huyện Kế Sách.
Với địa hình thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông
rạch và kênh mương thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên
dễ bị nước biển xâm nhập (nhiễm mặn), nhất là vào mùa khô.


Địa hình vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng có sự phân
bậc rõ rệt ở 3 mức độ sâu:
 Độ sâu từ 0 – 10m nước: nhìn chung địa hình khá thoải và

bằng phẳng. Khu vực cửa sông có địa hình khá phức tạp,
thay đổi theo mùa do tương tác động lực sông biển, có
nhiều cồn và doi cát ngầm đan xen với các luồng lạch.
 Độ sâu từ 10 – 20m nước: địa hình có dạng sườn dốc. Địa


hình khu vực cửa sông (phía Đông Bắc) dốc hơn phía Tây
Nam. Đây là giới hạn ngoài của khu vực lắng đọng trầm
tích hiện đại và vì thế địa hình thường thay đổi theo thời
gian.
 Độ sâu 20 – 30m nước: địa hình khá thoải và rộng, có nhiều

sóng cát, một số khu vực phân bố các cồn ngầm thoải.


Đặc điểm chế độ thủy, hải văn
 Sông rạch tỉnh Sóc Trăng đa phần thuộc vùng ảnh

hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, cao độ
mực nước của hai đỉnh triều và hai chân triều không
bằng nhau. Đỉnh triều cao nhất là 160 cm (vào tháng
10, 11), thấp nhất là 123 cm (vào tháng 5, 8), chân
triều cao nhất là -24 cm (tháng 11), thấp nhất là -103
cm (tháng 6), biên độ triều trung bình từ 194 – 220
cm.


ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU
 Khí hậu tỉnh Sóc Trăng có đặc điểm khí hậu nhiệt

đới gió mùa cận xích đạo và chia làm hai mùa rõ rệt.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô
bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
 Những năm gần đây, lốc thường xảy ra ở Sóc Trăng.


Lốc tuy nhỏ nhưng cũng gây ảnh hưởng đến sản xuất
và đời sống của nhân dân


HIỆN TRẠNG VÙNG ĐỚI BỜ TỈNH
SÓC TRĂNG
 Đới bờ biển là hệ chuyển tiếp, có chứa nhiều hệ tự nhiên cấp nhỏ

hơn như: hệ vùng cửa sông, đầm phá, vũng, vịnh nhỏ, các bãi
biển, đất ngập triều, đất ngập nước, vùng đất ven biển... Các hệ
này có bản chất tự nhiên, có giá trị tài nguyên môi trường khác
nhau, do đó đòi hỏi phải có những phương thức khai thác, sử
dụng, bảo vệ, phát triển và quản lý phù hợp.
 Đới bờ và vùng bờ là các mảng không gian nằm chuyển tiếp giữa

lục địa và biển, luôn chịu sự tương tác giữa lục địa và biển, hệ tự
nhiên và hệ nhân văn, các ngành và người sử dụng tài nguyên
vùng bờ theo cả cấu trúc dọc và cấu trúc ngang, giữa cộng đồng
địa phương và các thành phần kinh tế khác. Nơi đây tạo ra tính
đa dạng về kiểu loại và sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên, tiền
đề phát triển đa ngành đa mục tiêu ở vùng ven biển.


 Ở Việt Nam, vùng ven biển là vùng “nhạy cảm”

và đang chịu nhiều áp lực nhất về môi trường từ
sự gia tăng dân số và các hoạt động nông
nghiệp, phát triển công nghiệp, năng lượng,
thuỷ sản, hàng hải, du lịch, khai khoáng, đô thị
hoá…



HIỆN TRẠNG DIỆN TÍCH BÃI BỒI
 Diện tích bãi bồi (tính từ đê biển đến -2.2m):

52.238ha
 Trong số 3 huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng,

huyện Cù Lao Dung có bãi bồi phát triển mạnh
nhất, chiều rộng bãi có nơi đạt 10km (tính đến
độ sâu 2m nước). Chính vì vậy, mặc dù chiều
dài đường bờ ngắn nhưng Cù Lao Dung vẫn là
huyện có diện tích bãi bồi lớn của tỉnh



HIỆN TRẠNG RỪNG NGẬP MẶN
 Rừng ngập mặn ven biển tỉnh Sóc Trăng được quản lý

và bảo vệ bởi Chi cục Kiểm Lâm và chính quyền địa
phương. Tổng diện tích rừng ngập mặn phòng hộ là
5.531ha trong đó Cù Lao Dung: 865,8 ha; Long Phú:
863,1 ha; Vĩnh Châu: 3.814 ha. Rừng phòng hộ tại Sóc
Trăng chủ yếu là cây đước, bần, mắm. Hiện tại, các dự
án phát triển rừng phòng hộ ven biển của Sóc Trăng sử
dụng giống từ các vườn giống Vĩnh Hải và Trung Bình
đủ cung cấp giống cho khoảng 5000 đến 6000ha/năm.
Tuy nhiên, rừng phòng hộ khu vực Vĩnh Châu hiện nay
với chiều dày trên 500m nhưng không thể trồng mới
được do các tác động của dòng chảy tự nhiên.



Rừng bần An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng


HIỆN TRẠNG CÁC HỆ SINH THÁI
VÙNG BỜ

 Hệ sinh thái ven biển Sóc Trăng khá đa dạng, có tiềm năng thiên nhiên

phong phú với 3 hệ sinh thái khác nhau, đặc biệt là vùng hạ lưu sông
Hậu. Với diện tích rừng hơn 10.000ha; trong đó bao gồm nhiều quần
thể động thực vật và thủy hải sản phong phú như: Quần thể khỉ đuôi
dài (Macaca fasclularis) hơn 300 cá thể; Rái cá lông mượt (Lutra
perspicillataris) 500 cá thể. Dơi ngựa lớn (Pteropus – vampyrus)
khoảng 15.000 cá thể và các loài chim nước, hệ động vật lưỡng cư, bò
sát... Riêng thảm thực vật rừng được khảo sát trong năm 1996 cho thấy
cũng đa dạng và phong phú không kém với khoảng 20 loài thực vật
thuộc 16 họ được ghi nhận. Các loài phổ biến nhất là Bần Chua
(Sonneratia caseratia caseolaris), Dừa nước (Nipa frutican), Mắm
trắng (Avicennia alba), Mắm đen (Avicennia offieinalis), Mắm biển
(Avicennia maina), Đước (Rhizophora apiculata)...



KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
 Sóc Trăng có tiềm năng về phát triển nguồn lợi thủy sản rất lớn.

Tỉnh Sóc Trăng rất quan tâm đến việc nuôi trồng thủy sản đặc biệt
quan tâm nhất là nuôi tôm sú phục vụ xuất khẩu. Hoạt động nuôi

trồng thủy sản đã góp phần làm tăng thu nhập và giải quyết việc làm
cho người dân. Hiện nay phong trào nuôi tôm đang phát triển mạnh
mẽ tại các khu vực ven biển của huyện Vĩnh Châu. Một số khu vực
bãi bồi thuộc xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung đang tiến hành
nuôi thử nghiệm nghêu thương phẩm trong mùa khô.
 Nguồn lợi từ nghêu tương đối ổn định. Tuy nhiên do chưa được

quản lý chặt chẽ, nguồn nghêu này được khai thác tự do bởi phần
lớn ngư dân từ các địa phương khác đến.
 Các loài thủy sản khác như cá kèo, cá ngác, cua... cũng đang bị khai

thác cạn kiệt.


 Thực trạng đời sống xã hội, việc làm và thu nhập của

người dân trong khu vực còn thấp so với bình quân
chung trong tỉnh. Dân cư trong vùng phần đông là
người Khmer nghèo, dân trí thấp, trình độ sản xuất
lạc hậu. Ngành nghề chính trong vùng là trồng lúa,
rau màu và đánh bắt khai thác thủy sản ven bờ, đa số
hộ nghèo làm thuê theo thời vụ nên thu nhập, đời
sống rất khó khăn. Hiện tại trong khu vực chưa có
ngành nghề mới nhằm giải quyết việc làm và nâng
cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là số hộ nghèo
ít đất và không có đất sản xuất.


HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ
 Quản lý vùng bờ của Việt Nam chưa phù hợp với


bản chất tự nhiên và xã hội mà nó chứa đựng, vẫn
rập khuôn quản lý theo cách kiểm soát ô nhiễm,
chưa phù hợp với đặc điểm xuyên biên giới và đa
ngành đa mục đích sử dụng.
 Một nguyên nhân chính khác là vẫn thiếu các chính

sách và văn bản quy phạm pháp luật phù hợp, thiếu
cơ chế điều phối và phối hợp hiệu quả giữa các
ngành, cơ quan và các bên liên quan trong khai thác
tài nguyên, môi trường, biển, dẫn đến mâu thuẫn về
quyền lợi kể trên.


 Ngoài ra các hạn chế trong quản lý tài nguyên biển

và quản lý đới bờ biển còn do nhận thức, kiến thức
còn yếu và cơ chế quản lý chưa phù hợp. Không chỉ
có cộng đồng mà ngay cả các nhà quản lý khi ra
quyết định cũng chưa hiểu biết đúng về bản chất sự
vận động và giá trị của đới bờ, còn làm mất đi giá trị
vốn có của nó và nhiều khi lại có tác động tiêu cực
trở lại với vùng bờ.


ƯU ĐIỂM KHI QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ
 Thúc đẩy phát triển kinh tế. tối ưu hóa lợi ích kinh tế đồng thời gìn giữ

được tiềm năng đó lâu dài.
 Quản lý các nguồn lợi: bảo vệ các hệ sinh thái vùng biển và ven bờ, bảo


tồn đa dạng sinh học và đảm bảo tính bền vững trong việc sử dụng nguồn
lợi ven bờ
 Giải quyết xung đột: điều hòa và cân đối việc sử dụng nguồn lợi hiện có

và giải quyết các xung đột về sử dụng nguồn lợi vùng biển và ven bờ.
Giảm thiểu được mâu thuẫn giữa các ngành trong quá trình phát triển
(các vấn đề liên ngành), giải quyết các mâu thuẫn trong phạm vi quốc gia
và quốc tế.
 Bảo vệ an toàn chung: bảo vệ an toàn chung tại các khu vực biển và ven

bờ chống lại các nguy cơ do thiên nhiên và con người gây ra.
 Xác định quyền sở hữu vùng đất ngập nước và vùng nước: quản lý hiệu

quả các khu vực và nguồn lợi do nhà nước nắm giữ và thu được lợi ích
kinh tế chung


PHẠM VI QLTHVB
Có 5 vùng chính :
 Vùng nội địa, ảnh hưởng tới biển chủ yếu thông qua các con

sông và các nguồn ô nhiễm không tập trung, phân tán;
 Vùng đất ven bờ như đất ngập nước, đầm lầy, và tương tự, là

nơi tập trung các hoạt động của con người và có ảnh hưởng
trực tiếp tới vùng nước phụ cận;
 Vùng nước ven bờ, là các cửa sông, đầm phá, và vùng nước

nông – nơi chịu tác động lớn từ các hoạt động trên đất liền;

 -Vùng biển ngoài khơi, chủ yếu là vùng biển rộng tới 200 hải

lý ngoài khơi nằm trong phạm vi chủ quyền của quốc gia.
 Ngoài ra cũng phải nghĩ đến việc xem xét quản lý vùng biển

sâu, nằm ngoài giới hạn quyền lực quốc gia.


Mục
tiêu


Phát triển kinh tế vùng bờ bền vững, bảo vệ nguồn lợi, tài nguyên và môi
trường nâng cao đời sống cộng đồng dân cư địa phương.

 Nâng cao nhận thức về QLTHĐB trong cán bộ và nhân dân ở vùng bờ tỉnh

Sóc Trăng. Hạn chế và ngăn chặn sự suy thoái các dạng tài nguyên và mức
độ ô nhiễm môi trường của vùng bờ:
 - Phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, đất; đặc biệt môi trường

tại các khu công nghiệp, đô thị, các khu du lịch, cửa sông và bến cảng.
 - Ngăn ngừa suy thoái tài nguyên vùng bờ, khuyến khích khai thác, sử dụng

hợp lý nguồn tài nguyên, bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học và các giá trị
văn hoá, lịch sử.
 - Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
 - Xây dựng khung pháp lý và tăng cường năng lực quản lý tài nguyên môi

trường vùng bờ tỉnh Sóc Trăng.



×