Ứngs dụng GIS trong Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam – HVTH : Lê Văn Phước – MS: 91226002
I. GIỚI THIỆU
Việc xây dựng Mô hình quản lý tổng hợp vùng bờ (QLTHVB) đóng một
vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển, sử dụng và bảo vệ hợp lý
bền vững nguồn tài nguyên ven biển. Để thoả mãn các yêu cầu trên, một trong
những nhiệm vụ quan trọng của việc xây dựng phương án QLTHVB là thiết lập
một Cơ Sở Dữ Liệu – GIS (bao gồm một hệ thống thông tin bản đồ và cả thư
viện thông tin liên quan đến các tài liệu khác) về các điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội, môi trường vùng đất và nước ven bờ của khu vực.
Mức độ phức tạp của các vấn đề về tài nguyên và môi trường vùng bờ,
nhờ vào khả năng sử dụng cao phục vụ cho mọi hoạt động đời sống của con
người. Do đó, với tình hình thực tiễn hiện nay, để đáp ứng những đòi hỏi cao
của cuộc cách mạng kinh tế phải ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông
tin, đặc biệt là hệ thông tin địa lý – GIS (Geographic Information Systems) cùng
với sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý dữ liệu, Internet, để giải quyết các bài
toán do thực tiễn đặt ra: từ những vấn đề mang tính chất tra cứu đến những vấn
đề thu thập tự động và biểu diễn thông tin, quản lý, thiết kế, mô phỏng và dự
báo.
Trên thế giới, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ
về hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã hình thành từ những năm đầu của thập niên
70 thế kỷ trước, chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực quân sự. Đối với ngành
Tài nguyên Môi trường, GIS đầu tiên được ứng dụng trong công tác quản lý tài
nguyên ở Canada với tên gọi “Canada Geographic Information Systems” bao
gồm các thông tin về nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất và động vật hoang
dã. Từ những năm 80 trở lại đây, công nghệ GIS đã có sự phát triển nhảy vọt về
chất, trở thành công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý và trợ giúp quyết định.
Đến nay, những năm đầu của thế kỷ 21, GIS đã thực sự trở thành công cụ quản
lý phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực tài nguyên và môi
trường.
Ở Việt Nam, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, hệ thống thông tin
địa lý cũng được nghiên cứu, ứng dụng và phát triển như một tất yếu khách
quan. Từ chỗ ứng dụng và phất triển mang tính tự phát, những năm gần đây GIS
đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi, đặc biệt ở các thành phố lớn, các
trung tâm kinh tế và khoa học của đất nước.
Trong nghiên cứu QLTHVB, sử dụng GIS càng trở nên cần thiết hơn nữa.
Do nhiệm vụ quản lý có nhu cầu tổng hợp một lượng lớn thông tin bản đồ, dữ
1
Ứngs dụng GIS trong Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam – HVTH : Lê Văn Phước – MS: 91226002
liệu số, tài liệu chuyên ngành, nên cần có một công cụ cho phép lưu trữ, quản lý
sử dụng một cách hiệu quả các nguồn dữ liệu, tư liệu khác nhau. GIS chính là
công cụ tốt nhất cho việc thành lập bản đồ và quản lý vùng nguyên liệu khác
nhau trong cùng một cơ sở dữ liệu – bản đồ. Ngoài ra chương trình quản lý còn
có nhiệm vụ là xây dựng các phương án sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên ven
bờ sao cho bền vững và hiệu quả nhất, vừa phát triển tối ưu kinh tế địa phương,
vừa không làm hủy hoại, suy thoái môi trường. Nhờ các tính năng chồng lớp,
các phép phân tích thông tin, GIS cho phép tạo ra các hệ thống hỗ trợ quyết định
giúp các nhà quản lý, nhà lập chính sách giải quyết các bài toán phân vùng chức
năng và quy hoạch phát triển bền vững.
Tiểu luận nghiên cứu sử dụng công nghệ GIS trong việc xây dựng CSDL
– GIS cho vùng bờ của tỉnh Quảng Nam, và tiềm năng ứng dụng trong việc quản
lý tổng hợp vùng bờ Quảng Nam .
Việc xây dựng CSDL – GIS (bao gồm hệ thống bản đồ và các thông tin
nguồn ) vùng bờ Quảng Nam được xử lý tổng hợp trên cơ sở các kết quả của các
đề tài nghiên cứu đã nghiệm thu, các điều tra khảo sát mới nhất vùng đất và
nước ven bờ ở Tỉnh, các luật định, chính sách, các chiến lược phát triển kinh tế,
khai thác và bảo vệ môi trường của Tỉnh.
III. DỮ LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Việc xây dựng CSDL – GIS (bao gồm hệ thống bản đồ và các thông tin
nguồn) vùng ven bờ Quảng Nam được xử lý tổng hợp trên cơ sở các kết quả của
các đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu, các điều tra khảo sát mới nhất vùng
đất và nước ven bờ ở Tỉnh, các luật định, chính sách, các chiến lược phát triển
kinh tế, khai thác và bảo vệ môi trường của Tỉnh.
•Nhóm dữ liệu để xây dựng bản đồ bao gồm :
Hệ thống bản đồ các đặc trưng sinh thái môi trường, đa dạng sinh học, kinh
tế - xã hội phục vụ quản lý tổng hợp vùng ven bờ tỉnh Quảng Nam. Ở cấp tỉnh
(TL 1/50.000 trên hệ lưới chiếu VN 2000, cho vùng Quảng Nam) và bản đồ cấp
huyện (6 huyện, thị ven biển) TL 1/25.000, trên hệ lưới chiếu VN 2000, cho
vùng Quảng Nam), bao gồm:
− Bộ bản đồ nền về địa giới hành chính, địa danh (7 bản đồ: 1 bản đồ vùng
ven bờ và 6 bản đồ cấp huyện )
− Bộ bản đồ địa hình, các điểm độ cao, mốc trắc đạt và mạng lưới thủy văn
(7 bản đồ: 1 bản đồ vùng ven bờ và 6 bản đồ cấp huyện )
− Các bản đồ dẫn xuất từ địa hình (độ dốc, hướng dốc, phân vùng lưu vực
cấp I và cấp II,…) (21 bản đồ: 1 bản đồ vùng ven bờ và 6 bản đồ cấp huyện)
2
Ứngs dụng GIS trong Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam – HVTH : Lê Văn Phước – MS: 91226002
− Các bản đồ , biển đồ khí tượng thủy văn từ số liệu (phân bố các đai mưa,
tổng bức xạ nhiệt, số ngày nắng, khả năng bốc hơi, tổng lượng mưa năm, số
ngày mưa trung bình tháng, số ngày nắng trung bình tháng,…. (8 bản đồ cấp
tỉnh )
− Bộ bản đồ về hiện trạng sử dụng đất đến năm 2005 (7 bản đồ: 1 bản đồ
vùng ven bờ và 6 bản đồ cấp huyện )
− Bộ bản đồ về nông hóa thỗ nhưỡng (7 bản đồ: 1 bản đồ vùng ven bờ và 6
bản đồ cấp huyện )
− Bộ bản đồ về hiện trạng rừng tỉnh Quảng Nam (7 bản đồ: 1 bản đồ vùng
ven bờ và 6 bản đồ cấp huyện)
− Sơ đồ và diện tích phân bố của các hệ sinh thái đất ngập nước (rạn san hô,
thảm cỏ biển, rừng ngập mặn,…) – 6 bản đồ - thời kỳ 1973 và 2001 (xử lý từ
ảnh viễn thám Landsat MSS 1973, Landsat ETM+ và ASTER 2001)
− Sơ đồ phân bố và tần suất xuất hiện của các tai biến thiên nhiên xảy ra
trên địa bản tỉnh ( Đường đi, cường độ của các cơn bão đã xảy ra trên địa bàn
tỉnh, phạm vi và ảnh hưởng của các trận lũ lịch sử, xói lở - bồi tụ ven biển, xói
lở bờ sông,… (4 bản đồ). Xử lý từ dữ liệu ảnh MODIS và dữ liệu của trung tâm
khí tượng –hải dương tòan cầu
− Các bản đồ sơ đồ về hiện trạng phát triển du lịch (7 bản đồ)
− Các bản đồ sơ đồ về hiện trạng phát triển công nghiệp đến năm 2005 (7
bản đồ) (1 bản đồ vùng ven bờ và 6 bản đồ cấp huyện) được cập nhật từ dữ liệu
của 534 điểm công nghiệp, du lịch, dịch vụ đã được đánh giá DTM (1 bản đồ
vùng ven bờ và 6 bản đồ cấp huyện)
− Các sơ đồ phân bố tiềm năng khóang sản trên địa bàn tỉnh (7 bản đồ)
được cập nhật từ dữ liệu của 534 điểm công nghiệp, du lịch, dịch vụ đã được
đánh giá DTM (1 bản đồ vùng ven bờ và 6 bản đồ cấp huyện)
− Các bản đồ về tiềm năng xói mòn đất vùng ven bờ (7 bản đồ) (1 bản đồ
vùng ven bờ và 6 bản đồ cấp huyện) phân tích từ mô hình tính toán xói mòn đất
− Các bản đồ về tải lượng ô nhiễm (BOD,COD, TN,TP và vật lơ lững) do
sinh họat, nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp và du lịch (25 bản đồ) phân tích
từ mô hình tính tải lượng ô nhiễm
− Các bản đồ về tổn thương và nhạy cảm môi trường vùng ven bờ (7 bản đồ
) phân tích từ mô hình đánh giá nhạy cảm môi trường.
− Các bản đồ phân bố nhiệt độ nước biển tầng mặt theo tháng và theo mùa
( 18 bản đồ ) xử lý từ số liệu viễn thám và ngân hang dữ liệu biển WOA
− Các bản đồ phân bố độ muối nước biển tầng mặt theo tháng và theo mùa (
18 bản đồ ) xử lý từ số liệu viễn thám và ngân hang dữ liệu biển WOA
3
Ứngs dụng GIS trong Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam – HVTH : Lê Văn Phước – MS: 91226002
− Các bản đồ phân bố vật lơ lững tầng mặt theo tháng và theo mùa (18 bản
đồ ) xử lý từ số liệu viễn thám và ngân hàng dữ liệu biển WOA
− Các bản đồ phân bố chlorophyll-a tầng mặt theo tháng và theo mùa (18
bản đồ ) xử lý từ số liệu viễn thám và ngân hàng dữ liệu biển WOA
− Bộ bản đồ phân bố các tham số môi trường ở vùng đất và nước ven bờ,
bao gồm nước biển ven bờ, nước mặt, nước ngầm tầng nông, không khí (cập
nhật từ các dữ liệu quan trắc và giám sát môi trường từ năm 2000 đến nay cũng
như các số liệu khảo sát tổng hợp năm 2005-2006)
− Bộ bản đồ về nhân khẩu học và kinh tế xã hội (dân số, mật độ dân số, cơ
cấu độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, tình hình thu nhập, trình độ văn hóa, cơ
cấu ngành nghề, thành phần tôn giáo, dân tộc, tỉ suất sinh tử, tình hình sức khỏe,
y tế cộng đồng, dinh dưỡng, tỉ lệ hộ nghèo, dữ liệu chăn nuôi , trồng trọt, sử
dụng đất,…)
được cập nhật dữ liệu
niên giám thống kê cấp huyện – năm 2005
(6 huyện thị ven biển) và hiển thị tự động thành các bản đồ phân bố bằng công
cụ trong hệ hỗ trợ quyết định.
− Nhóm bản đồ về kinh tế xã hội ( Kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi, trồng
trọt, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khai thác, chế biến, đánh bắt, công nghiệp,
du lịch, thương mãi dịch vụ, giao thông cảng, khai khóang,…) được cập nhật dữ
liệu
niên giám thống kê cấp huyện – năm 2006 (6 huyện thị ven biển) và hiển
thị tự động thành các bản đồ phân bố bằng công cụ trong hệ hỗ trợ quyết định.
• Nhóm số liệu trong môi trường nước được thu thập từ kết quả đo đạc
bao gồm :
Tài liệu, bản đồ về địa hình đáy, địa hình bờ, bản đồ trầm tích đáy ,…
Số liệu, bản đồ, sơ đồ về điều kiện sinh thái, các tham số môi trường
Ngoài ra dựa vào công nghệ GIS, một số phương án phân vùng , quy hoạch
chi tiết cũng được thành lập và đưa vào CSDL – GIS.
Cơ sở dữ liệu – bản đồ GIS khu vực đất và vùng nước ven bờ được xây
dựng theo sơ đồ chỉ ra ở hình 1 và các vấn đề chính cần lưu ý sau :
− Giai đoạn đo đạc , thu thập dữ liệu là cần thiết khi không có số liệu
trong khu vực và chúng phải thường được đo đạc và cập nhật dữ liệu thường
xuyên . Hệ thống định vị vệ tinh ( GPS ) trước khi đo đạc cần phải được cài đặt
trước cho phù hợp với hệ lưới chiếu quy định chung của cơ sở dữ liệu bản đồ .
− Giai đoạn đo đạc , thu thập dữ liệu là cần thiết khi không có số liệu
trong khu vực và chúng phải thường được đo đạc và cập nhật dữ liệu thường
xuyên . Hệ thống định vị vệ tinh ( GPS ) trước khi đo đạc cần phải được cài đặt
trước cho phù hợp với hệ lưới chiếu quy định chung của cơ sở dữ liệu bản đồ .
4
Ứngs dụng GIS trong Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam – HVTH : Lê Văn Phước – MS: 91226002
− Giai đoạn thu thập các bản đồ giấy và số hoá chúng trong phòng thí
nghiệm thường được tiến hành đồng thời với giai đoạn I. Do điều kiện lịch sử
các nguồn bản đồ được thu thập từ các nguồn khác nhau thường khác biệt nhau
về hệ lưới chiếu (Projection) và các thông số đi kèm như độ lệch Đông (False
Easting) , độ lệch Bắc (False Northing), kinh tuyến gốc (Prime meridian), kinh
tuyến chuẩn (Central meridian ), vĩ độ chuẩn (Central parallel), hệ số co giãn
của quả đất (Earth’s scale factor ), mốc trắc địa (Geodetic datum) , hệ tọa độ trắc
cầu (Geodetic Ellipsoid ). Sử dụng các công cụ chuyển đổi hệ lưới chiếu trong
một số phần mềm GIS thông dụng như ArcInfo, Arview, MGE- Microstation ,
… ) cho phép chúng ta chuyển đổi các thông số này về cùng thông số chuẩn của
hệ lưới chiếu quy định chung trong CSDL.
− Giai đoạn nắn chỉnh hình học : dựa vào hệ lưới chiếu và các thông số đi
kèm (đọc từ các thông tin gốc có trên bản đồ).
− Giai đoạn số hoá bản đồ: trong điều kiện hiện nay, có nhiều công cụ
khác nhau để số hoá như:
+ Số hóa trực tiếp bằng bàn số (Calcomp , HP digitizer,…);
+ Số hoá từ file được quét ảnh (scan) và dùng các phần mềm số hoá bán
tự động (như Geovect-Microstation, CAD-Overlay Map, GTX, DolVect ,…);
+ Số hóa bằng các phép nội suy số liệu đo đạc (bằng thuật toán Kridging)
và biến đổi thành file số.
Các công cụ này đều được sử dụng trong quá trình số hoá, trong đó việc số
hoá bán tự động bằng hệ phần mềm Microstation được chúng tôi sử dụng rộng
rãi hơn cả .
Chuyển đổi file số về cùng một hệ lưới chiếu, trong điều kiện thực tế để xây
dựng CSDL-GIS ở Quảng Nam chúng tôi tạm quy định thống nhất chung
chuyển mọi loại bản đồ số về hệ lưới chiếu UTM (Universal Tranvert Mercator),
đới 49, datum WGS-84, Elipsoid D-WGS84 với tỉ lệ bản đồ chung là 1/50.000
nhằm tiện việc hiển thị, chồng lớp và phân tích thông tin về sau.
5
Ứngs dụng GIS trong Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam – HVTH : Lê Văn Phước – MS: 91226002
Hình 1: Sơ đồ nhập liệu và xây dựng CSDL bản đồ
Nhóm số liệu về thông tin nguồn (Metadata) bao gồm các tư liệu liên quan
đến các luật định, chính sách phát triển kinh tế xã hội, khai thác và bảo vệ môi
trường, các tư liệu về hiện trạng ( niên giám thống kê, bản đồ hiện trạng,… ) và
các tài liệu quy hoạch phát triển kinh tế ngành và kế hoạch phát triển kinh tế
tổng hợp ( các bản đồ quy hoạch ) của tỉnh. Các tư liệu này được tổ chức, quản
lý bằng phần mềm Microsoft Access , có thể liên kết được với CSDL – GIS
Thư viện thông tin dữ liệu (Metadata ) này cũng được kết nối với CSDL –
GIS để hiển thị và truy tìm các thông tin một cách dễ dàng.
6
Ứngs dụng GIS trong Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam – HVTH : Lê Văn Phước – MS: 91226002
Cấu trúc dữ liệu của thư viện thông tin nguồn và CSDL-GIS được thể hiện
mối quan hệ nội tại của các trường thông tin như ở các hình 2 và hình 3
Hình 2: Cấu trúc dữ liệu của Thư viện thông tin (MetaData) được xây dựng
trên MS ACCESS thể hiện mối quan hệ của các trường thông tin
Hình 3 : Cấu trúc dữ liệu của Hệ thông tin bản đồ ( GISMap ) được xây dựng
trên MS ACCESS thể hiện mối quan hệ của các trường thông tin.
III. CSDL – GIS PHỤC VỤ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ TỈNH
QUẢNG NAM:
CSDL – GIS là một tài liệu quan trọng đối với các hoạt động của
QLTHVB tại Quảng Nam, như xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động
QLTHVB, kiểm soát và phòng chống lũ lụt, phân vùng quy hoạch sử dụng đất -
nước ven bờ, quan trắc tổng hợp môi trường giáo dục và nâng cao nhận thức
cộng đồng… Nó còn là tài liệu cần thiết cho các dự án/chương trình nghiên cứu,
phát triển liên quan đến môi trường, tài nguyên biển và ven bờ tỉnh Quảng Nam.
- CSDL - GIS vùng bờ tỉnh Quảng Nam được thiết kế, xây dựng có thể
thu thập đầy đủ các dữ liệu hiện có, dể sử dụng , cập nhật phân tích các thông
tin cơ bản có độ tin cậy và tính đại diện cao, kết hợp với việc sử dụng các hình
7
Ứngs dụng GIS trong Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam – HVTH : Lê Văn Phước – MS: 91226002
vẽ, bản đồ, sơ đồ, giúp các đối tượng đa ngành cần quan tâm hiểu và dễ nắm bắt
vấn đề.
- CSDL-GIS bao gồm 5 hợp phần chính như ở hình 4
1 Dữ liệu thông tin bản đồ : cho phép cập nhật dễ dàng các lớp bản đồ GIS
vào CSDL theo cấp tỉnh cũng như cấp huyện (Hình 5, h6 và h 7)
8
Ứngs dụng GIS trong Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam – HVTH : Lê Văn Phước – MS: 91226002
2, Thư viện thông tin (Metadata): Các tài liệu về các luật định chính sách, quy
định pháp quy và kể các hương ước của tỉnh, huyện, xã, thôn,… liên quan đến
QLTH vùng ven bờ tỉnh Quảng Nam (hình 8)
9
Ứngs dụng GIS trong Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam – HVTH : Lê Văn Phước – MS: 91226002
Các tài liệu, báo cáo, dự án, đề tài hiện có ở tỉnh cũng như ở các
nơi khác liên quan trực tiếp đến vùng đất Quảng Nam
Các thông tin nguồn về bản đồ, ảnh viễn thám, ảnh máy bay, … về
vùng đất Quảng Nam
Metadata chứa các thông tin sau:
Tiêu đề của văn bản, tác giả, cơ quan lưu trữ, năm công bố, từ
khóa tìm kiếm, người cung cấp tin, cộng tác viên, kiểu định dạng,
kích thước văn bản/công trình (số trang, dung lượng, tỉ lệ bản đồ,
tóm tắt nội dung, còn hiệu lực / không, …), kiểu định dạng
Các ngành kinh tế, xã hội, môi trường liên quan trực tiếp, gián tiếp
đến văn bản,
Các phản hồi từ các ngành kinh tế, các chủ thể ở địa phương (nếu
có) về văn bản
III) Dữ liệu môi trường: cho phép các nhóm dữ liệu số như sau
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên
- Tài liệu về nguồn lợi
phi sinh vật
- Tài liệu về sinh vật
và nguồn lợi sinh vật
- Tài liệu về các
nguồn gây ô nhiễm
- Tài liệu về quan trắc
và giám sát môi trường
Xem hình 9 và hình 10
10
Ứngs dụng GIS trong Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam – HVTH : Lê Văn Phước – MS: 91226002
Các dữ liệu này sẽ liên kết trực tiếp với các dữ liệu không gian để hình
thành , hiển thị các bản đồ động như sẽ trình bày ở phần hệ hỗ trợ quyết định
4, Các báo cáo và tài liệu hướng dẫn: cho phép cập nhật các báo cáo tòan văn
vào CSDL-GIS (Hình 11)
5) Hệ thống hổ trợ quyết định: bao gồm
11
Ứngs dụng GIS trong Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam – HVTH : Lê Văn Phước – MS: 91226002
- Mô hình hiển thị các dữ liệu quan trắc và giám sát môi trường. Công cụ
này cho phép cập nhật định kỳ và hiển thị bản đồ , báo cáo tự động về các
dữ liệu quan trắc và giám sát môi trường phục vụ QLTHVVB (hình 9a và
hình 9b)
- Mô hình hiển thị tự động các bản đồ về KH-XH . Công cụ cho phép truy
vấn, tìm kiếm, hiển thị tự động các báo cáo định kỳ về tình hình phát triển
kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường,… vùng ven bờ (hình 10)
- Mô hình phân tích xu thế biến động môi trường. Công cụ cho phép phân
tích thông tin , phân tích xu thế biến động của từng yếu tố theo từng thời
kỳ (hình 11)
12
Ứngs dụng GIS trong Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam – HVTH : Lê Văn Phước – MS: 91226002
13
Ứngs dụng GIS trong Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam – HVTH : Lê Văn Phước – MS: 91226002
Đặc điểm chung của các công cụ hệ hỗ trợ hiện có trong CSDL-GIS, là cho
phép người dể sử dụng trong hiển thị, xuất báo cáo và sử dụng đơn giản qua các
hệ thống file thông dụng (*.xls, *.txt,…). Các công cụ này xử lý nhanh và cho
phép hiển thị xu thế biến động, nhạy cảm môi trường, KTXH,…
IV. KẾT LUẬN
Ứng dụng công nghệ GIS trong việc quản lý tổng hợp vùng bờ Tỉnh Quảng
Nam, đã thu được một số kết quả sau:
− Đã xây dựng được một cơ sở dữ liệu - bản đồ (CSDL – GIS) và thư viện
thông tin nguồn vùng đất và nước ven bờ Tỉnh Quảng Nam có độ chính xác cao
về mặt hình học và chứa đầy đủ các thông tin (cả định tính và định lượng) tin
cậy và cần thiết.
− Cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin bản đồ và thư viện thông tin nguồn
được quản lý bằng một phần mềm riêng , được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa
hệ quản trị dữ liệu trên nền của Ms Access 2000 và hệ lập trình hướng đối tượng
trên nền của Visual Basic 6.0 , MapInfo 6.0 và MapBasic 4.5 . Phần mềm này có
đầy đủ các tính năng đơn giản như hiển thị, truy cập, sửa chửa , tìm kiếm thông
tin như một phần mềm GIS thông thường nhưng đã được chuyển đổi thành
14
Ứngs dụng GIS trong Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam – HVTH : Lê Văn Phước – MS: 91226002
phông tiếng Việt, phục vụ tốt cho việc quản lý, sử dụng và khai thác bền vững
vùng biển Tỉnh Quảng Nam.
− Hệ thống thư viện thông tin nguồn (MetaData) trong CSDL lưu trữ quản
lý những thông tin ban đầu về các luật định, chính sách, các chiến lược phát
triển kinh tế, các dự án, báo cáo khoa học hiện có ở tỉnh Quảng Nam.
− Hệ thống thông tin bản đồ (GISMap) và thư viện thông tin nguồn
(MetaData ) được lưu trữ, quản lý và được liên kết với nhau trong CSDL – GIS,
chúng dể dàng được hiển thị, tìm kiếm thông tin và sử dụng linh hoạt trong
những mục đích khác nhau .
− Đã ứng dụng hiệu quả công nghệ GIS trong việc xây dựng các bài toán
phân vùng chức năng và quy hoạch lãnh thổ vùng đất và nước ven bờ tỉnh
Quảng Nam, tạo ra hàng loạt bản đồ chuyên đề như bản đồ đánh giá tải lượng ô
nhiễm vùng đất ven bờ do các hoạt động nhân sinh, bản đồ đánh giá độ xói mòn
đất tiềm tàng, bản đồ phân vùng tổn thương và nhạy cảm môi trường vùng nước
ven bờ tỉnh Quảng Nam
Các kết quả vừa nêu mở ra một hướng tiếp cận mới trong việc phân tích
đánh giá tác động môi trường và quy hoạch, quản lý tổng hợp vùng bờ. Việc sử
dụng các cơ sở dữ liệu này kết hợp với việc sử dụng các phân tích không gian
bằng kỹ thuật GIS, các thuật toán thống kê, phân tích đa chỉ tiêu sẽ giúp chúng
ta tạo ra một hệ thống bổ trợ quyết định (Desision Support System - DSS) thích
hợp, tạo điều kiện tối ưu trong việc phân vùng, quy hoạch phát triển môi trường
sinh thái chung một cách bền vững cho vùng đất và nước ven bờ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
− Nguyễn Tác An – Tống Phước Hoàng Sơn 2004. Sử dụng GIS trong quản
lý tổng hợp vùng ven bờ, nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí
Minh.
− Báo cáo kết quả thực hiện dự án “Mô hình quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh
Quản Nam” 2003-2007, Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
− Bài giảng Ứng dụng GIS và ảnh viễn thám trong Quản lý môi trường –
PGS. TS Lê Văn Trung – Đại học Bách khoa Tp. HCM.
− Phần mềm CSDL vùng bờ Quảng Nam.
15