Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Thuyết trình so sánh quyền sở hữu tài sản hữu hình với quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.53 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA LUẬT

SO SÁNH
QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN HỮU HÌNH
VỚI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Nhóm 5: Trần Thanh Hoàng
Nguyễn Văn Cường


BỐ CỤC BÀI THUYẾT TRÌNH
1- Khái niệm về quyền sở hữu.
2- Nội dung quyền sở hữu.
I3. Xác lập quyền sở hữu.
QUYỀN SỞ HỮU
TÀI SẢN HỮU HÌNH 4. Chấm dứt quyền sở hữu.
5. Phương thức bảo vệ quyền sở hữu.
6. Quyền của chủ thể khác.

IIQUYỀN SỞ HỮU
TRÍ TUỆ

1- Quyền sở hữu trí tuệ.
2- Quyền tác giả.
3- Các quyền liên quan quyền tác giả

III- SO SÁNH
HAI QUYỀN SỞ
HỮU TRÊN


1- Quyền tác giả với quyền sở hữu tài sản hữu
hình.
2- Quyền sở hữu công nghiệp với quyền sở hữu tài
sản hữu hình.


I- QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN HỮU HÌNH (tt-1)
1- Khái niệm về quyền sở hữu:
- Quyền sở hữu là hệ thống các quy phạm pháp luật
do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, định đoạt
tài sản của chủ sở hữu
- Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo
quy định của pháp luật.


* KHÁI NIỆM CHỦ SỞ HỮU
- Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có
đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng,
quyền định đoạt tài sản.
- Chủ sở hữu là người được thực hiện mọi hành vi
theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được
gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà
nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của
người khác.


* TÀI SẢN HỮU HÌNH
Là tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất

(nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa,...)


* TÀI SẢN VÔ HÌNH
• Là tài sản không thể hiện dưới hình thái vật chất mà nó
tồn tại
dưới dạng quyền tài sản (trong đó có quyền
SHTT)


I- QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN HỮU HÌNH (tt-2)
2- Nội dung quyền sở hữu:
QUYỀN SỞ HỮU

QUYỀN SỬ DỤNG

QUYỀN CHIẾM HỮU

CHIẾM HỮU
BẤT HỢP PHÁP

CHIẾM HỮU BẤT
HỢP PHÁP
NGAY TÌNH

QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT

CHIẾM HỮU
HỢP PHÁP


CHIẾM HỮU BẤT
HỢP PHÁP
KHÔNG NGAY TÌNH


2- NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU (tt-1)
2.1- Quyền chiếm hữu: là quyền năng của
chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài
sản thuộc sở hữu. Đó cũng là quyền kiểm
soát, làm chủ và chi phối vật đó theo ý chí
của mình, không bị hạn chế và gián đoạn
về thời gian.


2- NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU (tt-2)
2.2- Quyền sử dụng:
Là quyền khai thác công dụng và khai thác những lợi
ích vật chất của tài sản trong phạm vi cho phép.
Nguyên tắc chung là “việc khai thác những giá trị sử
dụng của tài sản nhằm để thỏa mản những nhu cầu về
sử dụng của tài sản nhằm để thỏa mãn nhu cầu về
sinh hoạt vật chất hoặc tinh thần cho bản thân mình”.


2- NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU (tt-3)
2.3- Quyền định đoạt:
Là một quyền năng của chủ sở hữu để
quy định về “số phận” của vật . Chủ sở
hữu thực hiện quyền định đoạt biểu hiện
ở hai khía cạnh.



I- QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN HỮU HÌNH (tt-3)
3- Xác lập quyền sở hữu:
• Xác lập theo hợp đồng hoặc giao dịch một bên
• Xác lập theo quy định của pháp luật
• Xác lập theo những căn cứ riêng biệt
4- Chấm dứt quyền sở hữu:
• Chấm dứt quyền sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu
• Chấm dứt quyền sở hữu theo những căn cứ do pháp luật quy
định
5- Phương thức bảo vệ quyền sở hữu:
• Kiện đòi tài sản
• Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái
pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu,quyền chiếm
hữu hợp pháp
6- Quyền của chủ thể khác:
• Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề


II- QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (tt-1)
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá
nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và
quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Tài sản trí tuệ là kết quả nghiên cứu thông qua
hoạt động lao động sáng tạo trí tuệ của con người và
đem lại cho người sáng tạo những lợi ích thiết thực.
Tài sản trí tuệ là tài sản vô hình. Chúng bộc lộ ra bên
ngoài dưới một hình thức khách quan nhất định nhưng

bản thân chúng không phải là vật chất mà là sản phẩm
của sáng tạo.


II- QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (tt-2)
Quyền sở hữu trí tuệ gồm :
- Quyền tác giả (tác phẩm khoa học, văn học, nghệ
thuật ...).
- Quyền liên quan đến quyền tác giả (cuộc biểu diễn, bản
ghi âm ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh
mang chương trình được mã hóa).
- Quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu,
tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh)
- Quyền đối với giống cây trồng (vật liệu nhân giống, vật
liệu thu hoạch)


II- QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (tt-3)
Quyền tác giả:
- Theo nghĩa rộng: Quyền tác giả là một chế định pháp
luật là tổng thể các quy phạm pháp luật xác định và bảo hộ các
quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; quy định việc bảo vệ,
khôi phục các quyền đó khi có hành vi xâm phạm. Như vậy,
theo nghĩa rộng quyền tác giả không chỉ quy định các quyền
năng tác giả, người sáng tạo tác phẩm mà còn mở rộng ra các
vấn đề khác như đối tượng quyền tác giả, giới hạn quyền tác
giả, thừa kế quyền tác giả, hợp đồng sử dụng tác phẩm...
- Theo nghĩa hẹp: Quyền tác giả bao gồm tổng thể các

quyền của tác giả đối với tác phẩm mà mình đã sáng tạo ra.


II- QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (tt-4)
Các quyền liên quan đến quyền tác giả: là những
quyền đã phát triển trong khoảng chừng 50 năm gần
đây, "xung quanh" quyền tác giả và bao gồm quyền
của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn của người
đó, quyền của người chế tạo bản ghi âm đối với bản
ghi âm đó và quyền của tổ chức phát sóng đối với
cuộc phát sóng.


III- SO SÁNH QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN HỮU
HÌNH VỚI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (tt-1)
1- Quyền tác giả với quyền sở hữu tài sản hữu
hình:
1.1- Sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại sở hữu nói
trên thể hiện ở chính đối tượng sở hữu. Nếu như đối
tượng của sở hữu tài sản thông thường là các tài sản
vật chất, hữu hình có thể tiếp cận về cơ học được, thì
đối tượng của sở hữu trí tuệ là các tài sản vô hình, phi
vật thể, là kết quả của hoạt động sáng tạo của con
người, con người không thể tiếp cận cơ học vào
chúng


III- SO SÁNH QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN HỮU
HÌNH VỚI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (tt-1)
1- Quyền tác giả với quyền sở hữu tài sản hữu hình:

1.2- Việc khai thác những đặc tính của đối tượng sở
hữu do đó cũng khác nhau. Với tài sản là vật thể,
người ta có thể đánh giá được giá trị kinh tế của nó
qua một số tiêu chí như khả năng sinh lợi của nó
trong tương lai do giá cả thị trường lên xuống, do
công năng của nó có thể vận hành đẻ ra lợi nhuận…
tương đối chính xác thì với quyền tác giả thì khía
cạnh vật chất của nó không dễ dàng gì đánh giá được.


III- SO SÁNH QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN HỮU
HÌNH VỚI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (tt-1)
1- Quyền tác giả với quyền sở hữu tài sản hữu hình:
1.3- Ngoài ra, với tư cách là quyền dân sự, quyền tác giả
có đặc trưng là một quyền nhân thân gắn liền với tài
sản. Là quyền nhân thân, quyền tác giả mang đầy đủ
các đặc tính pháp lý của các quyền nhân thân khác:
Quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể
chuyển giao cho người khác


III- SO SÁNH QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN HỮU
HÌNH VỚI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (tt-2)
2- Quyền sở hữu công nghiệp với quyền sở hữu tài
sản hữu hình: Quyền sở hữu trí tuệ nói chung và
quyền sở hữu công nghiệp nói riêng là một loại quyền
tài sản, do đó nó có đầy đủ đặc tính của quyền tài sản
nói chung đó là: chủ sở hữu có toàn quyền đối với tài
sản của mình và không ai được sử dụng tài sản đó nếu
không được sự cho phép của chủ sở hữu. Bên cạnh

đó, xuất phát từ tính chất đặc thù của các đối tượng sở
hữu công nghiệp - tài sản trí tuệ, quyền sở hữu công
nghiệp có những đặc điểm riêng để phân biệt với
quyền sở hữu tài sản hữu hình.


2- QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VỚI QUYỀN
SỞ HỮU TÀI SẢN HỮU HÌNH (tt-1)
Thứ nhất, tính vô hình của đối tượng sở hữu công
nghiệp: Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp mang
đặc trưng của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đó là đặc
tính vô hình. Đặc tính này hoàn toàn khác với đặc tính
hữu hình của sở hữu tài sản vật chất. Là sản phẩm của
sáng tạo trí tuệ, mang tính vô hình nên đối tượng của
quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp
nói riêng phải được vật chất hóa hoặc được thể hiện trên
các vật mang tin cụ thể.


2- QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VỚI QUYỀN
SỞ HỮU TÀI SẢN HỮU HÌNH (tt-2)
Thứ hai, phạm vi bảo hộ: Quyền sở hữu công nghiệp
chỉ được thừa nhận và bảo hộ theo thủ tục pháp lý. Chủ
thể phải gửi đơn yêu cầu bảo hộ và được cấp văn bằng
bảo hộ bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc bảo
hộ này là bảo hộ độc quyền khai thác, sử dụng của chủ
sở hữu đối với đối tượng được bảo hộ trong một thời
gian nhất định theo quy định của pháp luật. Chỉ chủ sở
hữu mới có quyền sử dụng hoặc chuyển giao cho người
khác sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc sở

hữu của mình.


2- QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VỚI QUYỀN
SỞ HỮU TÀI SẢN HỮU HÌNH (tt-3)
Thứ ba, quyền sử dụng: Đối với tài sản hữu hình,
trong ba quyền năng của chủ sở hữu (chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt) thì quyền chiếm hữu dường như là
quyền cơ bản và quan trọng nhất. Điều này xuất phát
từ các đặc tính của tài sản hữu hình : trong hầu hết
các trường hợp, chủ sở hữu phải chiếm hữu tài sản thì
mới có thể khai thác công dụng của tài sản đó.


Trước: Tài sản hữu hình có giá trị
hơn tài sản vô hình
Tài sản hữu hình
Tài sản vô hình


Ngày nay: Tài sản vô hình có giá
trị hơn tài sản hữu hình
Tài sản hữu hình
Tài sản vô hình



×