Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Tiểu luận môn luật công ty Quy định về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và đặt tên doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.31 KB, 48 trang )

MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................2
NỘI DUNG..............................................................................................................................................3
Phần 1: Quy định của pháp luật về thủ tục thành lập doanh nghiệp.................................................3
1.Giới thiệu về Luật DN 2014.........................................................................................................3
2.Thủ tục thành lập DN..................................................................................................................3
a.Về hình thức............................................................................................................................3
b.Nội dung thủ tục.....................................................................................................................3
c.Thời gian đăng ký.....................................................................................................................5
d.Nội dung GCNĐKDN................................................................................................................5
e. Phí.........................................................................................................................................6
f.Con dấu:...................................................................................................................................6
3.Thủ tục thành lập DN của một số quốc gia trên thế giới.............................................................7
c.Giới thiệu về thủ tục thành lập cơng ty nước ngồi:...............................................................7
d.Một số nhận xét....................................................................................................................10
.....................................................................................................................................................11
4. Một số đánh giá thông qua các bảng số liệu...........................................................................12
a. Điểm qua tình hình thành lập DN mới trong 1 năm qua (bảng 1)........................................12
b. Chỉ số luật pháp Việt Nam và thế giới..................................................................................12
5.So sánh pháp luật một số nước................................................................................................23
Phần mở rộng: Xử lý tranh chấp, khiếu nại về Tên DN.....................................................................33
KẾT LUẬN.............................................................................................................................................37

1


MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và được đánh giá cao về
tiềm năng phát triển. Song đánh giá của nhà đầu tư và những nhà quản lý kinh tế thế
giới có đang đánh giá chúng ta là một quốc gia có mơi trường kinh doanh đáng để đầu
tư ngoài tiềm năng về kinh tế hay không? Tất cả cũng bắt đầu từ thể chế, từ những
quy định về đầu tư, thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp hay kể cả giải thể,


phá sản doanh nghiệp.
Từ khả năng và giới hạn thời gian và kiến thức, cùng sự giao trách nhiệm của
giảng viên, nhóm xin trình bày một phần trong pháp luật VN về thủ tục thành lập DN
và đặt tên DN. Những phân tích trên cở sở pháp luật về DN đang có hiệu lực cùng với
so sánh đến Luật DN 2014 sắp có hiệu lực.
Phần trình bày chỉ bao gồm thủ tục đăng ký DN và đặt tên DN mà không đi
vào các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, hay những quy định rộng hơn của
pháp luật.
Nội dung bài gồm 2 phần chinh:
-

Quy định của pháp luật về thủ tục thành lập doanh nghiệp.

-

Các quy định của pháp luật về đặt tên doanh nghiệp.

Trong mỗi phần đều có so sánh với pháp luật của một số quốc gia trong khu
vực, cũng như trên thế giới. Thông tin và số liệu được lấy từ các trang web chính thức
của các tổ chức chính thống về quản lý DN, đăng ký DN của các quốc gia và được
trích dẫn. Tuy nhiên, các trích dẫn này có phần khơng đầy đủ bởi sự hạn chế về
nghiên cứu và thời gian nghiên cứu.
Ngoài ra, nhóm có phần mở rộng về tranh chấp tên thương mại theo quy định
của pháp luật DN. Tình huống được lấy từ nguồn của Bộ KH&CN.
Bài viết được tổng hợp trong thời gian ngắn, có nhiều thiếu sót, mong nhận
được sự chia sẻ và hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn.

2



NỘI DUNG
Phần 1: Quy định của pháp luật về thủ tục thành lập doanh nghiệp
1. Giới thiệu về Luật DN 2014
Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật DN 2014. Sau cuộc đột phá về
thể chế của văn bản mang tên “Luật DN 1999”, thì Luật DN 2014 được coi là cuộc đột
phá thể chế lần hai, thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinh
doanh của cơng dân, theo đó, những gì luật pháp khơng cấm thì người dân, DN được
tự do đầu tư, kinh doanh. Luật này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2015.
2. Thủ tục thành lập DN
Thủ tục thành lập DN hiện nay và sau ngày 1/7/2015 khi mà Luật DN 2014 có
hiệu lực:
a. Về hình thức
Hình thức thơng thường là đăng ký trực tiếp tại cơ quan đăng ký DN là Sở
KHĐT thành phố, tỉnh nơi đặt trụ sở DN định thành lập.
Đăng ký trực tuyến: Đăng ký trực tuyến qua cổng thơng tin đăng ký DN quốc
gia. Hình thức đăng ký này đã có từ khi NĐ 43/2010 và quy định cụ thể tại chương IV
Thông tư 01/2013 /TT-BKHĐT của Bộ KH&ĐT hướng dẫn đăng ký DN có hiệu lực
và nay Luật DN 2014 đã quy định cụ thể.
b. Nội dung thủ tục
o Hồ sơ đăng ký DN:
Ngoài những thủ tục ln phải có khi đăng ký thành lập DN phù hợp với từng
loại hình DN như : Giấy đề nghị thành lập, các bản sao giấy tờ nhân thân của người
đại diện theo pháp luật, dự thảo điều lệ DN… thì hiện nay, để Sở KHĐT tỉnh, thành
phố nơi DN dự định đặt trụ sở chính khi nhận hồ sơ thành lập DN mới cịn có những
u cầu khác đối với các ngành cần vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề, các giấy
chứng nhận khác cho ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì khi nộp đơn phải kèm
theo các loại giấy tờ cho việc này.
Ví dụ như khi muốn mở cây xăng thì cần phải có được UBND xã huyện, tỉnh

phê duyệt chủ trương xây dựng CHXD và được Sở công thương cấp giấy chấp

3


nhận đồng ý cho xây dựng cửa hàng xăng dầu tại đai điểm dự kiến -> nộp hồ sơ
đăng ký cùng phê duyệt này và các giấy tờ theo quy định chung. Sau đó thì cần
phải có Thiết kế sơ bộ cửa hàng xăng dầu do chủ DN tự làm.(Vd: kích thước, bồn
chứa, trụ bơm, nhà điều hành, cột thu lơi……….) ; Thẩm duyệt Phịng cháy chữa
cháy, Giấy phép xây dựng (Giấy chứng nhận đầu tư); bản vẽ kỹ thuật mặt bằng cửa
hàng xăng dầu cho Sở xây dựng và Sở PCCC để có được giấy phép xây dựng;
Thiết kế thi công; Cam kết môi trường , rồi xin giấp phép XD tại Sở XD, tiếp tục qua
PCCC đáp ứng các quy định về PCCC. Tổng hợp các giấy tờ được phê duyệt gửi Sở

Công thương xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.
Luật DN 2014 đã bỏ quy định này tại thời điểm đăng ký thành lập, theo quan
điểm của nhóm đây là 1 điểm tiến bộ của LDN 2015 và đã chuyển cơ chế đăng ký DN
từ tiền kiểm hoàn toàn sang hậu kiểm. Khi DN muốn kinh doanh các ngành nghề có
điều kiện thì phải đáp ứng về điều kiện kinh doanh theo pháp luật chuyên ngành, tuy
nhiên vấn đề này nhóm chỉ điểm qua, khơng phân tích vì giới hạn của đề tài nghiên
cứu.
o Người đại diện theo pháp luật:
Từ trước đến nay đều qui định Cty TNHH và Cty CP chỉ có 1 người đại diện
theo pháp luật, thì nay Luật DN 2014 đã quy định cho DN toàn quyền quyết định số
lượng người đại diện theo pháp luật, đây là một quy định mang tính đột phá, Cơ chế
này giải quyết được 2 vần đề như sau:
Thứ nhất : tháo gỡ vướng mắc cho DN trong trường hợp người đại diện duy
nhất của DN bất hợp tác, lạm quyền. Bằng cách có nhiều hơn 1 người đại diện, sự lạm
quyền, bất hợp tác sẽ bị vơ hiệu hóa.
Thứ hai: giải quyết được vấn đề ủy quyền của người đại diện theo pháp luật
của DN khi đi nước ngoài.
Đây là điểm mới, tiến bộ của Luật DN 2014 khi đưa ra cơ chế giải quyết như

trên.

o Mã số DN:
4


Luật DN 2005 quy định khi DN được cấp mã số DN, DN phải đăng ký mã số
thuế, khi Nghị định 43 ban hành có hiệu lực từ ngày 01/6/2010 đã thống nhất mã số
thuế và mã số DN và giảm bớt được việc đăng ký MST cho DN và quy định này đã
được cụ thể trong Luật DN 2015 tại điều 30.
c. Thời gian đăng ký
Cơ quan ĐK DN chỉ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, kiểm soát thủ tục trong
chức năng được quy định, điều này đã được cụ thể hóa trong Luật DN 2014 tại điều
27, và giảm bớt thời gian xử lý hồ sơ ĐKDN, rút ngắn thời gian gia nhập thị trường
cho DN.
Theo quy định hiện hành, thời gian xử lý hồ sơ đăng ký DN là 5 ngày làm việc,
trong đó, 2 ngày để cơ quan thuế cấp mã số DN, 3 ngày để cơ quan đăng ký kinh
doanh tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN. Và thời gian cấp
GCNĐKDN theo Luật DN 2014 giảm xuống còn 3 ngày. Như vậy quy định mới này
giảm 7 ngày so với Luật DN 2005 và 2 ngày theo quy định tại NĐ 43/2010. Đồng thời
cụ thể việc đổi tên GCNĐKKD của Luật DN 2005 thành GCNĐKDN cũng được ghi
nhận sự thay đổi trong Luật DN 2014 tại điều 27.
Tuy nhiên việc giảm trên sẽ được lợi về thời gian cho DN thành lập mới, tuy
nhiên xét theo khía cạnh của phía cơ quan đăng ký sẽ có rất nhiều áp lực về thời gian,
vì số lượng thành lập DN mới ở mỗi tỉnh thành không tương đồng nhất là đối với
TPHCM và Hà Nội.
d. Nội dung GCNĐKDN
Hiện nay GCNĐKDN gồm 10 mục, theo quy định của LDN 2014 sẽ chỉ còn
lại 4 mục là:
1.

2.
3.
4.

Tên và MSDN;
Địa chỉ trụ sở chính;
Thơng tin người đại diện theo pháp luật;
Vốn điều lệ.
Theo nhận định trong vấn đề rút gọn nội dung giấy phép thì điểm tiến bộ là của

Luật DN 2014 là:
- Sẽ không bị hạn chế số lượng ngành nghề hoạt động kinh doanh. Các công ty
thương mại và phân phối sẽ khơng cần cung cấp hàng nghìn mã ngành cho sản phẩm
5


thương mại của mình như trước, kể cả những sản phẩm mà họ dự định kinh doanh
trong tương lai.
- Giảm bớt độ dài của GCNĐKDN đối với các DN có nhiều Chi nhánh và văn
phịng đại diện.
e.

Phí
Phí đăng ký, khi thực hiện việc Đăng ký DN hiện nay là 200.000 đồng khơng

phân biệt loại hình DN hay vốn điều lệ đăng ký.
f. Con dấu:
Hiện nay, khi có GCNĐKDN, DN phải đến Công an thực hiện đăng ký mộc
dấu, thời gian thực hiện: 2 ngày. Mỗi DN có 1 con dấu duy nhất, và hình dáng con dấu
theo quy định của Bộ Cơng an.

Phí khắc dấu: 300.000 đồng bao gồm 50.000 đồng cho giấy chứng nhận đăng ký mẫu
dấu và 250.000 đồng cho con dấu.
Theo Luật DN 2014, DN có quyền quyết định về hình thức, số lượng, nội dung
con dấu theo quy định của pháp luật. Quy định này là một “cuộc cách mạng” về con
dấu pháp nhân của DN. Nó mang tính tự chủ, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về dấu
pháp nhân của DN. Ngoài ra, theo xu hướng phát triển phương thức giao dịch điện tử,
thì việc dùng con dấu sẽ khơng cịn ý nghĩa nữa. Vì vậy, việc cải cách về con dấu là
hồn toàn phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Tuy nhiên, con dấu gắn liền với văn hóa giao dịch của DN, khi Luật có hiệu lực
thì DN cũng từ bỏ thói quen lâu đời này, với các hành vi lừa đảo, làm ăn gian dối vẫn
đe dọa các DN một cách thường trực, do đó các DN cũng thấy đây là một điều đáng lo
về tính xác thực của văn bản, sự hoài nghi về đối tác qua văn bản với con dấu “khơng
chính thống” là điều khó có thể tránh khỏi.
Đó là tất cả các điểm đổi mới của Luật DN 2014 so với hiện nay.

6


3. Thủ tục thành lập DN của một số quốc gia trên thế giới
Thủ tục thành lập DN của các quốc gia trên thế giới có nhiều điểm tương đồng
nhưng có nhiều khác biệt, thậm chí là đi trước so với Việt Nam.
a. Văn bản pháp luật quy định
Giống như một số nước như Canada, Úc, Đức, Thái Lan, Trung Quốc việc quy
định về thủ tục thành lập và đặt tên DN của Việt Nam được quy định như 1 phần của
văn bản pháp luật chung là Luật DN (hoặc Luật Cơng ty). Tuy nhiên, có một số nước
như Singapore, Philipines lại có hẳn một đạo luật riêng để điều chỉnh về đăng kí DN;
b. Nơi đăng kí DN
Cơ quan đăng kí thành lập DN sẽ đồng thời là cơ quan đăng kí tên DN. Tùy
theo truyền thống từng quốc gia mà cơ quan đăng kí tên DN có thể là cơ quan hành
chính hoặc Tịa án. Ở các nước như Pháp, Đức, Ba Lan… thì cơ quan đăng kí thành

lập DN nằm trong hệ thống tòa án, nhưng hầu như ở các quốc gia hiện nay như Thụy
Điển, Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc…, cơ quan đăng kí sẽ là một cơ
quan hành chính được lập riêng để chuyên thực hiện công việc này. Chẳng hạn ở Việt
Nam là Sở Kế hoạch và Đầu tư; ở Thái là Cục Phát triển DN (Department of Business
Development) tại địa chỉ www.dbd.go.th; ở Úc là Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc
( Cơ quan đăng ký kinh doanh duy nhất của Singapore là Cơ quan
quản lý DN và Kế toán ACRA (sát nhập từ cơ quan đăng ký DN (RCB) và Ủy ban Kế
tốn cơng (PAB).
c. Giới thiệu về thủ tục thành lập cơng ty nước ngồi:
o Thái Lan:
Về hình thức:
Cũng như Việt Nam có 2 hình thức là nộp đơn trực tiếp tại phòng Đăng ký kinh
doanh thuộc cục phát triển DN hay nộp đơn trực tuyến qua trang web.
Nội dung của Thủ tục:
Bước 1:

7


Tra cứu trên trang web dbh.go.th để tìm kiếm và giữ tên đăng ký cho
DN dự định tahn2h lập, thời gian thực hiện: 1 ngày, miễn phí và được giữ tên trong
vòng 30 ngày.
Bước 2:
Đăng ký hợp đồng thành lập công ty tại cơ quan trên do Thành viên
sáng lập công ty đăng ký. Thời gian thực hiện: 1 ngày. Phí thực hiện việc đăng ký hợp
đồng là 500 THB và mức lệ phí tính theo vốn đăng ký tối thiểu là 50THB, sẽ có mức
tính theo khoảng Vốn đăng ký như sau:
Nếu vốn đăng ký dưới 1.000.000: lệ phí 50THB, với mỗi bước vốn tăng 100.000 THB
lệ phí là 50 THB. Nếu vốn đăng ký trên 50.000.000THB: lệ phí 25.000 THB và cũng
tùy loại hình cơng ty sẽ có những mức phí khác nhau dựa trên vốn đăng ký.

Bước 3:
Tổ chức cuộc họp: Bước 3 gồm tất cả các cổ và có thể tiến hành chung
bước 2.
Bước 4: Đăng ký công ty.
Thời gian: không quá 3 tháng kể từ ngày tổ chức cuộc họp.
Kết quả thực hiện: DN mới được thành lập và được cấp MSDN đồng
thời cũng là MST. Người đại diện theo pháp luật sẽ do các giám đốc thực hiện, tùy
theo khi đăng ký, DN đề nghị bao nhiêu người làm giám đốc. Thái Lan không quy
định số người Đại diện theo pháp luật.
Thời gian thực hiện: 1 ngày.
Con dấu: Công ty tại Thái Lan không bắt buộc phải sử dụng con dấu,
nếu muốn DN đặt hàng qua các cửa hàng van phịng phẩm và phí cho việc khắc dấu
khoảng 400THB.
Như vậy:
Mức phí tối thiểu để thành lập DN ở Thái 550THB.
hời gian khi đăng ký là: 3 ngày.
o Singapore:
Hình thức:
8


Chỉ nộp đơn trực tuyến do vậy việc thu phí khơng nhận tiền mặt, chỉ
chấp nhận thanh tốn bằng tài khoản ngân hàng hoặc thẻ.
Nội dung:
Bước 1: Đăng ký tên (phải đăng ký trước) trên hệ thống Bizfile, phí là
15 SGD cho việc đăng ký và giữ tên trong vòng 60 ngày. Sau 60 ngày phải gia hạn và
phí gia hạn là 10SGD (gia hạn trước ngày thứ 60). Thời gian hoàn tất cho việc đăng
ký tên là 1h.
Bước 2: Nộp đơn thành lập DN tại trang web trên hệ thống Bizfile, sau
khi nộp đơn và chuyển phí thành cơng, 15 phút sẽ có mail phản hồi, cấp cho DN mới

một MSDN cũng là MST, DN mới thành lập sử dụng mail này để đăng ký tài khoản
ngân hàng và giao dịch với đối tác. Đối với các công ty phải có ý kiến của cơ quan
khác như ngành trong lĩnh vực giáo dục, y tế.. thì thời hạn từ 14- 60 ngày.
Phí: phí đăng ký là 300 - 600SGD tùy theo lọai hình DN thành lập.
Người đại diện theo pháp luật: không quy định số lượng, do DN tự
quyết định số lượng.
Con dấu: không bắt buộc, nếu muốn DN đặt hàng ở cửa hàng văn phòng
phẩm.
DN ở Singapore, khi muốn nhận giấy chứng nhận DN thì có thể đăng ký
sau khi nhận mail về việc thành lập, sau 1 ngày sẽ có GCN, phí là 50SGD.
Phí thành lập DN mới ở Singapore tối thiểu là 315 SGD
Thời gian thành lập: 1 ngày
o Australia:
Hình thức:
Nộp đơn trực tiếp tại UBĐT chứng khóan Úc hay nộp đơn trực tuyến
qua trang web của />Nội dung:
Bước 1: Đăng ký tên (phải đăng ký trước) tại trang web
hoặc nộp trực tiếp tại UBCK phí là 45 AUD cho việc đăng

9


ký và giữ tên trong vòng 60 ngày. Sau 60 ngày phải gia hạn và phí gia hạn là 45 AUD
(gia hạn trước ngày thứ 60).
Bước 2: Nộp đơn thành lập DN theo mẫu 201, với mức phí là 457AUD,
sẽ cấp cho DN một mã số để hoạt động gọi là số ACN gồm 9 số và Giấy chứng nhận
đăng ký DN (Certificate of registration). Thời gian hoàn thành: 2 ngày
Người đại diện theo pháp luật: không quy định số lượng, do DN tự
quyết định số lượng.
Con dấu: không bắt buộc nếu muốn thì có thể đặt, và con dấu phải thể

hiện các nội dung: số ACN (ABN) và tên DN , Có thể có dấu thứ 2 nếu muốn. Dấu
thứ 2 nội dung giống dấu thứ nhất nhưng có thêm dòng chữ :”duplicate seal” hoặc
“share seal” hoặc “certificate seal”.
Tại Úc Đối với DN Thương mại Mã số DN không đồng thời là MST,
MST gồm 11 chữ số gồm số ACN+2 chữ số khác (ABN)
Thời gian cấp mã ABN: 1 ngày.
d. Một số nhận xét
Luật DN 2014 đã có rất nhiều điểm cải tiến, tương đồng với các nước trong
khu vực (Thái Lan, Singgapore), và Australia về thời gian đăng ký, số lượng người
đại diện theo pháp luật, và con dấu.
Các số liệu thống kê khác
Bảng so sánh của Wordl bank về xếp hạng thủ tục thành lập DN mới ở Việt
Nam so với 3 nước đã giới thiệu. Đây là kết quả của năm 2014.
Starting a Business
PaidCost
Rank DTF

Procedures Time
(number)

(days)

in min.

(% of capital
income (% of
per

income


capita) per
Economy
Australia

Year
DB2014 7

96.47 3

2.5
10

0.7

capita)
0


Singapore DB2014 6
Thailand DB2014 68
Vietnam
DB2014 120

96.48 3
87.97 4
77.39 10

2.5
27.5
34


0.6
6.7
7.7

0
0
0

Nếu chỉ xét riêng về thủ tục thành lập DN mới thì có lẽ Việt Nam sẽ ko bị xếp
đến hàng thứ 120 như thế này, và số thủ tục đến 10. Kết quả này chính là những rắc
rối do các loại “giấy phép con” được quy định trong các luật chuyên ngành.
Về thủ tục ĐKDN kể từ ngày 1/7/2015 khi mà Luật DN 2014 có hiệu lực đã
chuyển sang chế độ hậu kiểm. Một trong những điểm sửa đổi quan trọng của Luật DN
năm 2014 so với luật hiện hành là về các thủ tục đăng ký DN, theo hướng đơn giản,
thuận lợi, tạo điều kiện tối đa cho DN khi thực hiện thủ tục. Tuy nhiên hiện nay chúng
ta ai cũng đang chờ Nghị định, thơng tư hướng dẫn có dựng rào cản hay trói lại các
quy định của Luật DN 2014 hay không?!

11


4. Một số đánh giá thông qua các bảng số liệu.
a. Điểm qua tình hình thành lập DN mới trong 1 năm qua (bảng 1)

Bảng 1

Nhìn chung về sơ đồ những tháng gần đây số lượng DN thành lập vẫn tăng đều
như so với năm 2014, đây là dấu hiệu tốt đối với tình hình phát triển kinh tế Việt Nam
vẫn đang có chiều hướng đi lên. Mặc dù Luật DN 2014 có những điểm mới thuận lợi,

nhưng các nhà khởi nghiệp vẫn không chờ đợi sau ngày 1/7/2015, thời điểm Luật DN
2014 bắt đầu có hiệu lực, để đăng ký kinh doanh và thành lập doanh.
b. Chỉ số luật pháp Việt Nam và thế giới
Ngồi ra nhóm cũng đưa ra chỉ số luật pháp Việt Nam và thế giới

do

Wordbank đánh giá có thể dự đốn Luật DN 2014 sẽ có khả năng thực thi như thế
nào, và mang lại tác động như thế nào với góc nhìn thế giới về pháp luật và môi
trường kinh doanh ở Việt Nam nếu như thật sự đi vào thực tiễn.
Lưu ý rằng các thang bậc được đánh giá dưới đây dựa trên xếp hạng phần trăm,
tức 100% nghĩa là xếp hạng tốt nhất. Bảng đánh giá do nhóm tự xây dựng từ số liệu
12


lấy từ World Databank1 . Nhóm cũng đưa ra phần trăm để đánh giá chứ không xếp
hạng các nước trên tổng 215 quốc gia được đánh giá. Và dưới đây là những bảng đánh
giá bằng chỉ số của năm 2013 của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực cũng
như trên thế giới.
o

Chỉ số hiệu quả của Chính phủ (bảng 2)

Đây là chỉ số dựa trên chất lượng dịch vụ công và công vụ và sự tách biệt của
chúng với những yếu tố chính trị. Ngồi ra chỉ số cịn được tính theo chất lượng của
chính sách được ban hành và áp dụng.

Bảng 2

1


truy cập ngày 15/06/2015

13


o

Chỉ số thực thi pháp luật (bảng 3)

Đây là chỉ số dựa trên sự tuân thủ pháp luật và sự nghiêm minh trong thi hành
pháp luật của các cơ quan Chính phủ.

Bảng 3

14


o

Chỉ số xây dựng pháp luật (bảng 4)

Đây là chỉ số dựa trên khả năng của Chính phủ để có thể ban hành các chính
sách, điều luật tốt cho sự phát triển của người dân và DN.

Bảng 4

Nhìn vào các chỉ số, ta thấy chỉ số của Việt Nam tương đối thấp so với các
nước trong khu vực và trên thế giới, tất cả đều dưới 50%.
Hi vọng, sau khi Luật DN 2014 có hiệu lực và được đưa vào thực thi, thì những

cải cách của pháp luật về đăng ký DN sẽ tạo những đột phá thực sự cho môi trường
kinh doanh và pháp luật của Việt Nam.

15


Phần 2: Các quy định của pháp luật về đặt tên doanh nghiệp
DN là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành
lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh 2. Vì thế tên DN là một yếu
tố vô cùng quan trọng để phân biệt các tổ chức độc lập này với nhau.
Tên DN là tên gọi được đăng ký khi thành lập DN, tên này được bảo hộ kể từ
khi được cấp giấy chứng nhận Đăng ký DN.
1. Quá trình phát triển của chế định tên DN.
Các chế định của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1999 đến năm
2014
- Luật DN năm 1999, chỉ có một điều khoản duy nhất về tên DN (Khoản 1
Điều 24), các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng khơng có hướng dẫn gì thêm.
- Luật DN năm 2005, việc đặt tên DN được quy định trong 04 điều Luật từ
Điều 31 đến điều 34; Đồng thời có 02 Nghị định có quy định việc đặt tên là: Nghị
định 88/2006/NĐ-CP (từ điều 10 đến điều 13) và Nghị định 43/2010/NĐ-CP (từ điều
13 đến điều 17)
- Luật DN năm 2014, việc đặt tên DN được quy định từ điều 38 đến điều 42, có
hiệu lực từ 01/7/2015.
Việc đặt tên DN theo quy định Luật DN năm 1999 tương đối thống, Luật quy
định tên DN gồm: Loại hình DN và tên riêng DN. Tên DN chỉ quy định không trùng
hoặc gây nhầm lẫn với tên của DN khác đã đăng ký KD; không vi phạm truyền thống
lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; phải viết bằng tiếng Việt
và có thể viết thêm bằng một hoặc một số tiếng nước ngoài với khổ chữ nhỏ hơn.
Phạm vi trùng tên DN chỉ giới hạn trong phạm vi tỉnh, thành.
Tuy có sự phát triển về các quy định qua từng thời kỳ, song tên DN vẫn là một

trong những chế định chưa thật sự được chú trọng trong các Luật này. Như Luật DN
năm 2005 cần có hai Nghị định để có những quy định bổ sung cho chế định này (Nghị
định Nghị định 88/2006/NĐ-CP và Nghị định 43/2010/NĐ-CP); Đến Luật DN 2014,
những quy định cơ bản trước đây (Luật DN năm 2005,Nghị định 88/2006/NĐ-CP và
Nghị định 43/2010/NĐ-CP) được tiếp thu nhưng một số nội dung tại Nghị định
88/2006/NĐ-CP và Nghị định 43/2010/NĐ-CP vẫn chưa được Luật hóa tại Luật DN
năm 2014 như: phạm vi xác định tên DN gây trùng lắp, nhầm lẫn vẫn chưa được đưa

2

Khoản 7 Điều 4 Luật DN 2014.

16


vào luật. Dẫn đến việc áp dụng luật trực tiếp vào q trình ĐKDN sẽ gặp nhiều khó
khăn vì phải chờ Nghị định và Thông tư hướng dẫn.
Theo quy định pháp luật thì Chủ DN phải xác định và chịu trách nhiệm về tên
DN khi đăng ký hoạt động DN tại Sở KHĐT. Một DN thơng thường có 3 tên gọi: Tên
DN bằng tiếng Việt, Tên DN bằng tiếng nước ngồi và tên viết tắt của DN (có thể
bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài)
2. Tên DN theo luật DN 2005 và theo luật DN 2014
So với Luật DN năm 2005, Luật DN năm 2014 có tăng thêm về điều khoản quy
định về tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa chỉ kinh doanh cũng như cụ thể hóa
quy định về tên gây trùng hoặc nhầm lẫn. Nhưng nhìn chung nội dung các quy định về
đặt tên DN theo Luật DN năm 2005 và Luật DN năm 2014 là khơng có nhiều thay đổi.
Chẳng hạn như, sự phát triển về phạm vi xem xét tên trùng hoặc gây nhầm lẫn
từ cấp tỉnh, thành phố và sau đó nới rộng ra toàn quốc được ghi nhận tại NĐ 43 hướng
dẫn ĐKKD theo LDN 2005. Nhưng đến Luật DN 2014 vẫn chưa được ghi nhận.
3. Yêu cầu khi đặt tên DN.

a. Cấu thành tên DN
Theo quy định của Luật DN 2005, tên DN ít nhất gồm 02 thành tố là Loại hình
DN và tên riêng DN. Và thực tế thơng thường tên DN sẽ gồm 03 thành tố sau:
Loại hình DN + ngành nghề, lĩnh vực hoạt động + Tên riêng.
VD: Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ du lịch Phương Trang.
Trong đó, bên cạnh loại hình và tên riêng DN thì thành tố lĩnh vực hoạt động
hiện nay cũng được cơ quan đăng kí kinh doanh xem là một căn cứ để xem nó khơng
nhầm lẫn giữa tên các DN với nhau. Tuy nhiên, việc này cũng tạo nhiều rắc rối do
nhiều DN cố tình đặt tên gây nhầm lẫn để hưởng lợi từ sự nổi tiếng của tên DN đã
được nhận biết phổ biến; DN đặt tên riêng giống nhau, chỉ khác nhau lĩnh vực hoạt
động: Sản xuất, thương mại, dịch vụ, du lịch, vận tải, tư vấn, đầu tư … để tạo sự khác
biệt với DN khác, nhưng thực tế khi gọi thì rất giống nhau, để dàng gây nhầm lẫn.
Ví dụ:
17


Công ty TNHH thương mại dịch vụ Phương Trang Sài Gòn
Địa chỉ: 28/41 Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TpHCM
Đại diện pháp luật: Nguyễn Quốc Dũng
Ngày cấp giấy phép: 12/06/2014
Ngày hoạt động: 11/06/2014 (Đã hoạt động 11 tháng)
Điện thoại: 0903651476

DN tư nhân Phương Trang
Địa chỉ: 134-136 Phó Cơ Điều, Phường 6, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Hoài Thu
Ngày cấp giấy phép: 28/01/2000
Ngày hoạt động: 01/09/2002 (Đã hoạt động 13 năm)
Điện thoại: 39561255-38574412


Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ du lịch Phương Trang.
Tên giao dịch: FUTATRANS CORP
Địa chỉ: 486-486A Lê Văn Lương, Phường Tân Phong, Quận 7, Tp HCM
Đại diện pháp luật: Trần Ngọc Duy
Ngày cấp giấy phép: 15/09/2010
Ngày hoạt động: 15/11/2002 (Đã hoạt động 13 năm)
Điện thoại: 0837760586

Tuy nhiên, Luật DN 2014 chỉ rõ tên DN gồm 02 thành tố: Loại hình DN và Tên
riêng. Từ đây có thể dẫn đến 2 cách hiểu: Một là, thành tố khác như ngành nghề kinh
doanh, lĩnh vực hoạt động (như SX, TM, DV, Tư vấn, đầu tư …) sẽ được bỏ qua và
không bao gồm trong tên DN nữa; Hai là, vẫn có thể xem thành tố này trong tên DN
và được ghi nhận như 1 phần trong thành tố tên riêng.
Và có lẽ cách hiểu thứ nhất có phần hợp lý hơn khi góp phần rút ngắn tên DN
cũng như thống nhất với tinh thần tự do kinh doanh và khơng buộc người đăng kí phải
18


ghi ngành nghề vào GPDKKD của mình theo Luật DN năm 2014. Đồng thời cũng hạn
chế những rắc rối khi một chủ DN cố tình đặt tên DN mình gần giống với tên DN
khác nhưng chỉ khác lĩnh vực hoạt động.
b. Tên trùng hoặc nhầm lẫn
Chế định tên DN không gây nhầm lẫn hay trùng lắp với DN khác là chế định
vơ cùng quan trọng, bởi nó giúp pân biệt các DN độc lập với nhau trên cùng một
phạm vi địa lý, ngành nghề kinh doanh. Nên cũng thật dễ hiểu nếu quy định đó xuất
hiện trong pháp luật về DN của hầu hết các nước như Malaysia, Thái Lan, Trung
Quốc, bang California Hoa Kì, Singapore, Đức…
Thế nào là tên gây Trùng và nhầm lẫn được quy định khá cụ thể trong luật DN,
song chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê, nên cịn nhiều hạn chế, thiếu sót.
Ngồi ra, phạm vi xác định DN có tên gây nhầm lần, trùng lắp hay không được

xác định lần đầu theo NĐ 88 ở phạm vi cấp tỉnh thành, và nâng lên trên phạm vi toàn
quốc ở NĐ 43, và cả 2 nghị định này đều nêu rõ, những DN DKKD hợp pháp trước
khi ND đó có hiệu lực thì khơng bắt buộc đổi tên nếu trùng hoặc nhầm lẫn với tên DN
khác.
4. Một số vấn đề khi đặt tên doanh nghiệp
a. Những điều cấm trong đặt tên DN
Những điều cấm trong đặt tên DN theo Luật DN năm 2005 và Luật DN năm
2014 tương đồng với nhau, gồm 03 điều cấm sau:
- Cấm đặt tên gây trùng lặp hay nhầm lẫn với các DN đã được đăng ký; Quy
định này tương tự Luật DN (Công ty) của quốc gia trên thế giới; Quy định này nhằm
bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ, tài sản vơ hình của DN, cũng như chống việc cạnh
tranh không lành mạnh giữa các DN trong nước và trên thế giới.
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của DN, trừ
trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Tuy nhiên, trên thực tế có một số DN mang tên như:
Cơng ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên Đầu tư Phát triển Nhà và Đơ thị
Bộ Quốc phịng, Địa chỉ: 86 Lê Trọng Tấn - Khương Mai - Thanh Xuân - Hà Nội.
19


Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh, trụ sở:
Tầng 1 Tịa nhà GILIMEX - số 24C Phan Đăng Lưu, Phường 6, Quận Bình Thạnh,
Thành phố Hồ Chí Minh
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và
thuần phong mỹ tục của dân tộc
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư số 10/2014/TTBVHTTDL hướng dẫn việc đặt tên DN phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo
đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; Tuy nhiên, Quy định này vẫn chưa áp dụng
được trong thực tế; do chưa xác định được ai là Danh nhân? Nơi nào là các địa danh

trong các thời kỳ xâm lược, Danh sách tên các nhân vật phản chính nghĩa trong lịch
sử, tên nhân vật lịch sử là giặc ngoại xâm, có tội với nhân dân, có tội với đất nước?
Vì vậy, việc đặt tên này được hay khơng, có vi phạm những điều cấm hay
khơng lại phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức chủ quan của cán bộ thụ lý cấp giấy
chứng nhận ĐKDN.
Thực tế có rất nhiều DN đặt tên theo doanh nhân được cấp giấy chứng nhận
đăng ký (ví dụ: Nha khoa Nguyễn Du, Nhà sách Nguyễn Văn Cừ của Công ty Thành
Nghĩa);
Nguyễn Du hay Nguyễn Văn Cừ ở đây cũng có thể là yếu tố địa lý được cho
phép đưa vào tên DN làm thành tố phân biệt, và điều đó đặt ra vấn đề vị trí địa lý
được lấy theo tên Danh Nhân có được đưa vào làm thành tố phân biệt như duy định
của pháp luật về đặt tên DN hay không?
b. Phân biệt tên DN với tên TM, nhãn hiệu
Tên thương mại là tên gọi dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt các
chủ thể hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh và cùng khu vực địa lý và quyền
độc quyền tương ứng với tên thương mại phát sinh trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên
thương mại. Tên thương mại được bảo hộ tự động theo quy định của pháp luật SHTT
mà không cần phải đăng ký.
Ví dụ:
20


Công ty TNHH nước giải khát Coca – Cola Việt Nam có tên thương mại là
Cocacola.
Cơng ty cổ phần sữa Việt Nam có tên thương mại là Vinamilk.
Nhãn hiệu là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể
khác nhau và phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để có được sự
bảo hộ độc quyền tương ứng trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ngoại trừ
trường hợp của nhãn hiệu nỗi tiếng được xác lập thông qua sử dụng và được biết đến
rộng rãi tại Việt Nam.

Trong thực tiễn kinh doanh, tên thương mại có thể được dùng như hoặc là một
dấu hiệu cấu thành của nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của DN mà trường hợp của CocaCola là ví dụ.
Như vậy có thể thấy rằng, Tên DN là tên đầy đủ mà DN dùng để ĐKKD và tiến
hành các hoạt động mang tính hành chính và đích danh. Tên Thương mại hay nhãn
hiệu thường gắn liền với hàng hóa hoặc dịch vụ mà DN cũng cấp đến khách hàng, là
tên, dấu hiệu mà khách hành dùng để phân biệt DN này với mọt DN khác thơng qua
chính sản phẩm, dịch vụ mà DN đó cung cấp.
c. Tra cứu tên DN
o Tên DN:
Các DN khi muốn đăng ký tại Sở KHĐT Tỉnh, Thành phố cần tra cứu tên DN
đã được đặt trên phạm vi cả nước để tránh chọn những tên trùng nhau, nhầm lẫn nhau,
tại trang web:
/> />Khi đăng ký DN, Chủ DN lựa chọn tên, sau đó tra cứu trên hệ thống Cổng
thơng tin đăng ký DN quốc gia, để kiểm tra xem tên đó đã được đăng ký chưa và tiến
hành nộp đơn đăng ký tại Sở KHĐT.
Thực tế, việc đăng ký DN tại Sở KHĐT rất mất thời gian; Do Sở KHĐT sau 5
ngày nhận hồ sơ đăng ký DN thì có văn bản trả về, người đăng ký DN làm lại hồ sơ và
sau 5 ngày nộp hồ sơ thì lại có văn bản trả về do có vi phạm về đặt tên DN; Việc hồ sơ
trả đi, trả về nhiều lần làm cho việc đăng ký DN sẽ rất mất thời gian do
Ở nội dung này nhóm Khuyến nghị: Chính phủ cần có Nghị định hướng dẫn,
bổ sung nội dung bảo lưu tên DN khi đăng ký DN để giúp
o Tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý:
Hiện nay việc tra cứu các nhãn hiệu, tên TM đã đăng kí là khơng bắt buộc đối
với các DN. Cơ quan ĐKKD đẩy trách nhiệm tự tìm kiếm và tự chịu trách nhiệmtrước
21


pháp luật SHTT nếu tên DN vi phạm các quy định về SHTT. Vì thế, trên Cổng thơng
tin đăng kí quốc gia khơng có mục tra cứu tên thương mại hay nhãn hiệu mà nếu các
DN muốn tra cứu thì phải tìm đến trang thư viện số về sở hữu cơng nghiệp theo đường

link: />Do chưa có đồng bộ về thơng tin giữa cơ quan đăng kí DN và Bộ KH&CN nên
dẫn đến DN khơng những khó khăn trong việc tìm kiếm và đặt tên DN mà cịn nơm
nớp lo sợ vướng vào tranh chấp về SHTT. Vì vậy sẽ hợp lý hơn nếu Luật DN 2014 có
những quy định kết nối kho dữ liệu của cơ quan đăng ký và Bộ KH&CN, cũng như
chế tài đối với cơ quan xét duyệt, cấp tên DN, để đảm bảo DN có được tên mình mong
muốn và được pháp luật bảo hộ thay vì lo sợ với tên mình có.

22


5. So sánh pháp luật một số nước
a. Cấu thành tên doanh nghiệp
Quy định về cấu thành tên DN ở Việt Nam nhìn chung là tương đồng với pháp
luật thế giới. Hiện nay các nước đều quy định về tên doanh nghiệp bao gồm loại hình
kinh doanh và tên riêng. Và tùy theo quy định về loại hình doanh nghiệp mỗi nước mà
quy định về loại hình kinh doanh có thể khác nhau.
Chẳng hạn ở Úc, một công ty sẽ được yêu cầu gắn tên loại hình doanh nghiệp
(hoặc từ viết tắt của loại hình đó) mà cơng ty lựa chọn để làm căn cứ nhận diện công
ty. Bao gồm:
o Công ty sở hữu chủ (proprietary company) bao gồm hai hình thức:
- Cơng ty trách nhiệm hữu hạn (bởi) cổ phiếu (company limited by shares) phải có
chữ “Proprietary Limited” cuối tên.
- Công ty trách nhiệm vô hạn (unlimited company with shares capital) phải có chữ
“Proprietary” cuối tên.
o

Cơng ty cơng cộng (public company). Loại cơng ty này gồm có bốn hình

thức sau đây:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (bởi) cổ phiếu (company limited by shares),

- Công ty trách nhiệm hữu hạn (bởi sự) bảo đảm (company limited by
guarantee),
Các công ty thành lập theo loại hình (i) và (ii) trong tên phải có “Limited” trừ
trường hợp Điều 150 và 151 Luật Doanh nghiệp Úc: công ty hoạt động từ thiện hoặc
không lợi nhuận – Theo Đ148 LDN Úc
o
o

Công ty trách nhiệm vô hạn (unlimited company with shares capital), và
Công ty không trách nhiệm (no liability company) phải có chữ “No
Liability” hoặc tên viết tắt cuối tên.

Quy định về tên viết tắt trong tên DN cũng được quy định cụ thể như sau 3:
3

Luật Công ty Úc 2001

23


Acceptable abbreviations [operative table]
Word
Abbreviation
1 Company
Co or Coy
2 Proprietary
Pty
3 Limited
Ltd
4 No Liability

NL
5 Australian
Aust
6 Number
No
7 and
&
8 Australian
CompanyACN
Number
9 Australian

BusinessABN

Number
Ngoại lệ: một công ty công cộng (Public company) không được để chữ
“Proprietary” hoặc từ viết tắt Pty trong tên trừ khi nó đã là công ty công cộng từ trước
ngày 1/7/1998; chữ “Proprietary” (hoặc Pty) đã có trong tên của cơng ty đó từ trước
1/7/1998. Ngồi ra, các cơng ty hoạt động trong lĩnh vực từ thiện hoặc khơng vì mục
tiêu lợi nhuận có thể khơng cần phải ghi loại hình doanh nghiệp vào tên riêng trong
lúc đăng kí và hoạt động.
Trong khi đó quy định của Thái Lan gồm các loại hình doanh nghiệp sau:
Công ty hợp danh thông thường
Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty công trách nhiệm hữu hạn
Tổ chức kinh doanh thành lập và đăng kí theo luật chuyên ngành (Luật
đăng kí kinh doanh)
Công ty hợp danh truyền thống;
Doanh nghiệp tư nhân


24


Bảng 5

Các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật Thái Lan (Nguồn: Trang điện tử của Cục
Phát triển doanh nghiệp Thái Lan4)
Trong đó, đối với từng loại hình doanh nghiệp, pháp luật quy định cụ thể cách
thức ghi loại hình doanh nghiệp hoặc từ viết tắt tên loại hình đó. Chẳng hạn các cơng
ty TNHH phải có tên loại hình “limited” ở cuối tên doanh nghiệp 5.
Với loại hình cơng ty hợp danh, theo quy định tại Bộ luật Thương mại và Dân sự có
thể hiểu rằng tên của ít nhất một thành viên hợp danh sẽ được ghi trong phần tên riêng
của tên doanh nghiệp nhưng không được bao gồm tên của thành viên chịu trách nhiệm
hữu hạn.6
Pháp luật Singapore lại quy định về yêu cầu loại hình DN trong tên DN rằng
cơng ty TNHH buộc phải có chữ “Limited” (Ltd) hoặc “Berhard” (Bhd) ở cuối tên
doanh nghiệp mình. Cơng ty private phải có chữ “Private” (Pte) hoặc “Sendirian”
(Sdn) trừ trường hợp đó là các cơng ty hoạt động vì mục đích từ thiện.
b. u cầu đối với tên DN
4

/>
5

Section 1098 Thailand Civil and Commercial Code (Part II)

6

Section 1047 Thailand Civil and Commercial Code (Part II)


25


×