Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Khảo sát tiếp xúc ô nhiễm do bụi và CO của người dân làm nghề lái xe ôm và bán hàng bên đường tại đường giảng võ, láng hạ thành phố hà nội đánh giá rủi ro sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 47 trang )

MỤC LỤC
Đặt vấn đề
Lời cảm ơn
Chương 1 : Tổng quan
I.1. Thực trạng ô nhiễm không khí do giao thông đường bộ ở thành phố Hà Nội.
I.1.1. Ô nhiễm bụi
I.1.2. Lượng khí thải gia tăng
I.2. Giới thiệu mạng lưới giao thông của Hà Nội
I.2.1. Giới thiệu đường Giảng Võ – Láng Hạ.
I.3. Chất ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
I.3.1. Bụi
I.3.2. CO và CO2
I.3.2.1. CO
I.3.2.2. CO2
I.3.3. Các khí khác
I.4. Từ nguồn ô nhiễm đi vào cơ thể con người
I.4.1. Hấp thụ các chất ô nhiễm qua phổi
I.4.2. Tác động đến sức khỏe con người
I.5. Đánh giả rủi ro đối với các chất gây ô nhiễm
I.5.1. Khái niệm rủi ro
I.5.2. Rủi ro đối với các chất gây ô nhiễm


I.5.2.1. Các chất độc hại gây ô nhiễm
I.5.2.2. Các rủi ro sức khỏe
I.5.2.3. . Đánh gia rủi ro
I.5.3. Tính tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
II.1. Đối tượng nghiên cứu
II.2. Phương pháp nghiên cứu
II.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu và tài liệu


II.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
II.3. Mô hình thực nghiệm
II.3.1. Khảo sát thực tế
II.3.2. Phỏng vấn và thu thập tài liệu
II.3.3. Lấy mẫu CO và Bụi
II.3.3.1Lấy mẫu CO
II.3.3.2. Lấy mẫu Bụi
Chương 3: Kết quả và giải pháp giảm thiểu
III.1. Kết quả khảo sát thực tế
III.1.1. Kết quả phỏng vấn
III.1.2. Kết quả nồng độ CO và Bụi
III.2. Tính tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp 2014
III.3. Ước tính tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp năm 2015 -2020
III.4. Giải pháp giảm thiểu
Kết luận và kiến nghị


ĐẶT VẤN ĐỀ
Không khí có vai trò rất quan trọng, là một yếu tố không thể thiếu đối với sự
sinh tồn và phát triển của sinh vật trên trái đất. Con người có thể nhịn ăn, nhịn
uống trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong vài phút. Từ xa xưa môi
trường thiên nhiên vốn rất trong sạch và yên tĩnh. Nó có thể tự điều chỉnh cân bằng
và không bị ô nhiễm. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa, sự gia tăng các phương tiện giao thông đặc biệt là giao
thông đường bộ gây không ít hậu quả làm suy thoái môi trường đặc biệt là vấn đề ô
nhiễm không khí ngày càng trở nên trầm trọng hơn nhất là ở các thành phố lớn.
Ngoài ra ô nhiễm không khí còn gây ra ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nhiệt, ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm đất trồng ảnh hưởng trực tiếp đến con người. .
Ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người
đã và đang ngày càng hiện hữu rõ nét. Nó có tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là

gây ra các bệnh về đường hô hấp (viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản…), ảnh
hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng nhà kính, mưa axit, suy
giảm tầng ozone),…
Khu vực đường Giảng Võ, Láng Hạ thuộc hai quận Đống Đa và Ba Đình của
thành phố Hà Nội. Tuy thuộc địa phận của hai quận nhưng lại là một trục đường
chính, là huyết mạch của thành phố Hà Nội. Tại con đường này tập trung hai bên
đường nhiều khu dân cư, cửa hàng, công ty, siêu thị, khách sạn…nên có mật độ
giao thông dày đặc. Sự phát thải khí thải từ phương tiện giao thông gây ảnh hưởng
trực tiếp đến môi trường không khí và sức khỏe người dân trên địa bàn, vì khí thải
thải ra chính là nơi người dân đi bộ, đi xe đạp, xe máy và đặc biệt là những người
làm nghề lái xe ôm, bán hàng vì họ hầu như có mặt ở ngoài lề đường suốt 8 tiếng
đến 10 tiếng trên một ngày. Nhận thấy tính cấp thiết của đề tài, nên em lựa chọn đề
tài: “Khảo sát tiếp xúc ô nhiễm do bụi và CO của người dân làm nghề lái xe
ôm và bán hàng bên đường tại đường Giảng Võ, Láng Hạ thành phố Hà Nội.
Đánh giá rủi ro sức khỏe.”


Mục tiêu của đề tài này:
Khảo sát được mức độ tiếp xúc của người lái xe ôm và bán hàng với chất ô
nhiễm là bụi và CO.
Đánh giá rủi ro do phơi nhiễm bụi và CO đến sức khỏe.
Đề xuất biện pháp giảm thiểu và cải tạo chất lượng không khí.


-

Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần vào việc nghiên cứu, đánh giá tác động do ô nhiễm môi trường
không khí đối với sức khỏe con người.



-

Giải quyết những vấn đề đặt ra, nội dung của khóa luận bao gồm những chương
này:
Chương I: Tổng quan tài liệu
Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương III: Kết quả nghiên cứu và giải pháp
Kết luận và khuyến nghị


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Sở TNMT Hà Nội: Sở tài nguyên môi trường Hà Nội
IEA (International Energy Agency): Cơ quan Năng lượng Quốc tế
OECD (Organization for Economic Co-operation and Development): Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
EPA( Environmental Protect of Amẻican) : Cục Bảo vệ môi trường Mỹ
BYT: Bộ Y tế
WHO (Whorld Health Organization): Tổ chức Y tế Thế Giới
TCCP: Tiêu chuẩn cho phép


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Hậu quả của sự nhiễm độc CO ở nồng độ khác nhau.
Bảng 2: Hậu quả của sự nhiễm độc CO2 ở nồng độ khác nhau
Bảng 3: Hậu quả của sự nhiễm độc NO2 ở nồng độ khác nhau
Bảng 4: Các bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất toàn quốc
Bảng 5: Vị trí của các đối tượng được phỏng vấn
Bảng6: Vị trí lấy mẫu bụi và CO

Bảng 7: Kết quả phỏng vấn 10 người bán quán nước hai bên đường Giảng Võ,
Láng Hạ của thành phố Hà Nội
Bảng 8: Kết quả phỏng vấn 10 người lái xe ôm hai bên đường Giảng Võ, Láng Hạ
của thành phố Hà Nội
Bảng 9: Kết quả cân giấy lọc trước khi đi lấy mẫu bụi PM10
Bảng 10: Kết quả cân giấy lọc sau khi lấy mẫu bụi PM10
Bảng 11: Kết quả đo bụi PM10 trên đường Giảng Võ, Láng Hạ ngày 26 tháng 02
năm 2014
Bảng 12: Kết quả đo CO trên đường Giảng Võ, Láng Hạ ngày 26 tháng 02 năm
2014
Bảng 13: Tỷ lệ người mắc bệnh viêm mũi, bệnh viêm họng trên đường Giảng Võ –
Láng Hạ
Bảng 14: Kết quả dự báo tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp năm 2015 -2020 tại Hà Nội


DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 1: Bản đồ đường Giảng Võ, Láng Hạ.
Sơ đồ 2: Con đường từ ô nhiễm không khí sinh ra dẫn đến phơi nhiễm của con
người
Sơ đồ 3: Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo
Sơ đồ 4 : Vị trí các đối tượng được phỏng vấn
Sơ đồ 5: Vị trí 8 địa điểm lấy mẫu CO và Bụi trên đường Giảng Võ, Láng Hạ
Hình 1: Trước cổng triển lãm Giảng Võ
Hình 2: Ngã tư Láng Hạ - HTK
Hình 3: Ngã tư Láng – Láng Hạ giờ cao điểm
Hình 4: Các bệnh liên quan đến đường hô hấp


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I.1. Thực trạng ô nhiễm không khí do giao thông đường bộ ở thành phố Hà

Nội.
Sự gia tăng dân số đô thị có liên quan chặt chẽ với đường lối, chính sách phát
triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ kéo theo đô thị hóa. Dân số
đô thị ngày càng lớn thì tiêu thụ năng lượng ngày càng lớn, giao thông đô thị ngày
càng phát triển và do đó lượng chất thải gây ô nhiễm không khí càng lớn. Tại Hà
Nội tốc độ phát triển các phương tiện giao thông cơ giới ở Hà Nội trong những
năm gần đây tăng mạnh. Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu chiếm
70% các nguồn ô nhiễm không khí của đô thị.
Theo số liệu của Sở TNMT Hà Nội, số lượng xe máy của Hà Nội năm 2003
khoảng 1,2 triệu xe, năm 2005 lên khoảng 1,5 triệu xe. Đến hết năm 2007, Hà Nội
đã có 1.927.990 chiếc mô tô, xe máy được đăng ký, chiếm tỷ lệ 90,28% tổng số
phương tiện xe cơ giới. Đến năm 2008, Hà Nội có trên 250 nghìn chiếc xe ô tô,
hơn 2,5 triệu chiếc xe mô tô, ngoài ra còn một lượng lớn xe quân đội, xe ngoại
tỉnh, xe của cơ quan Trung Ương và có khoảng 18 nghìn xe ô tô, 160 nghìn xe mô
tô xe máy của các địa phương khác tham gia giao thông, con số này chiếm khoảng
28% số xe đăng ký tại thành phố.
Lượng phát thải gây ô nhiễm từ các loại xe cơ giới nói chung và mô tô xe
máy nói riêng không hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng xe cũng như lượng nhiên
liệu tiêu thụ mà chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng nhiên liệu, công nghệ giảm khí
thải được áp dụng trên xe, chế độ bảo dưỡng, sửa chữa và chế độ vận hành xe
trong sử dụng.
Một kết quả thử nghiệm tại Thụy Sĩ đã so sánh hệ số phát thải của mô tô, xe
máy thông thường, không có các hệ thống xử lý khí thải trên xe với ô tô con đạt
tiêu chuẩn Euro 3 cho thấy: phát thải trung bình trên một quãng đường đi (g/km)
của mô tô, xe máy cao gấp 8 lần hoặc 18 hoặc 39 lần đối với CO tùy theo điều kiện
giao thông là trên đường trong đô thị hoặc đường đồng bằng hoặc đường cao tốc.
Theo tính toán của tổ chức năng lượng thế giới (IEA) thì có sự tương phản rõ
rệt giữa phát thải xe cơ giới ở Châu Á với các nước thuộc khối hợp tác kinh tế và



phát triển (OECD). Trong khi ở các nước OECD, xe hạng nhẹ đóng góp chính vào
phát thải gây ô nhiễm thì ở Châu Á, mô tô xe máy là nguồn chính phát thải CO,
HC và một phần đáng kể bụi PM. Năm 2005, mô tô xe máy tại Châu Á thải ra 61%
CO, 29% bụi PM, 69% VOC so với tổng lượng phát thải từ xe cơ giới.
I.1.1. Ô nhiễm bụi
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do bụi trên địa bàn thành
phố Hà Nội đã được các nhà khoa học cảnh báo là đang ở mức “báo động đỏ”. Kết
quả quan trắc về nồng độ bụi lơ lửng trên địa bàn Hà Nội cho thấy: ở các quận nội
thành đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2-3 lần. Quy chuẩn trung bình 24h bụi
TSP( bụi lơ lửng) ở Việt Nam QCVN 05:2009: 200µg/m3 (6).
Không khí hầu hết ở các khu vực dân cư nội thành đều bị ô nhiễm. Đặc biệt,
các khu vực như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, đường Xuân Thủy, đường Khuất
Duy Tiến,.. ô nhiễm bụi đang ở mức cao nhất Hà Nội và xu hướng ngày càng gia
tăng. Các khu vực ngã tư có mật độ xe giao thông cao, độ ồn cũng vượt quy chuẩn
cho phép. Kết quả quan trắc bụi giao thông năm 2008 cho thấy, có tới 85% số điểm
đo vượt tiêu chuẩn cho phép, cao hơn 2 lần so với năm 2007. Còn kết quả quan
trắc 6 tháng đầu năm 2009 cho thấy tại 250 điểm đo kiểm, có 180 điểm có hàm
lượng bụi lơ lửng vượt quy chuẩn. Tại các khu vực Khuất Duy Tiến, Lê Văn
Lương, Kim Giang, Khương Đình, nồng độ bụi cao gấp từ 3,8 đến 6,3 lần quy
chuẩn; đường Nguyễn Trãi có vị trí vượt đến 11 lần, đường Nguyễn Văn Linh vượt
10,8 lần; ngã ba Tam Trinh- Lĩnh Nam vượt 5,2 lần, đường Phạm Văn Đồng vượt
3,6 lần…
I.1.2. Ô nhiễm không khí gia tăng
Những kết quả quan trắc tại trạm khí tượng Láng Hạ (Hà Nội) do trung tâm
Khí Tượng thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ thực hiện cho thấy, trung bình trong một
mét khối khí ở Hà Nội có: 80µg/m3 bụi PM10, vượt tiêu chuẩn quy định trung bình
năm 50µg/m3; khí SO2 vượt tiêu chuẩn Châu Âu 20µg/m3; nồng độ bụi lở lửng cao
hơn tiêu chuẩn cho phép 2,5 lần.
Ngoài ô nhiễm bụi môi trường không khí Hà Nội còn bị ảnh hưởng bởi các
khí thải như: SO2, CO2, CO, NOx, O3, tiếng ồn... đặc biệt là các trục đường giao



thông lớn. Khí thải giao thông từ ô tô và xe máy đã trở thành nguồn chủ yếu sinh
ra các NOx, CxHy, SO2 và bụi.
I.2. Giới thiệu mạng lưới giao thông của Hà Nội
Cho đến cuối năm 2011, Hà Nội hiện có 7.365 km đường giao thông, trong đó
20% là trục đường chính, 7 trục hướng tâm và 3 tuyến vành đai, thành phố có 62
tuyến xe buýt. Tuy nhiên, chất lượng xe buýt cũng còn rất kém, cần được đầu tư
đổi mới để thân thiện với môi trường hơn. Thành phố đã phát triển nhanh hệ thống
xe buýt để phục vụ tới 300 triệu lượt người trong 2005, số người lựa chọn đi xe
buýt chỉ chiếm gần 18% số người tham gia theo một cuộc điều tra của Sở Giao
thông Công chính thành phố.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ còn kém phát triển so với tiêu
chuẩn một thành phố có số dân tương đương ở các nước đang phát triển về mật độ
đường thấp, phân bố không đều, cấu trúc hỗn hợp, thiếu sự liên thông và còn bị
chia cắt. Mạng lưới giao thông chưa hoàn chỉnh, còn thiếu nhiều đường lối giữa
các trục chính quan trọng. Tỷ lệ đất dành cho giao thông quá ít, mới ở mức trên
8%, thấp hơn nhiều so với khu vực và trên thế giới( 20%).
Hơn nữa, việc chiến lấn vỉa hè để buôn bán cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
tình trạng ùn tắt giao thông. Tỉ lệ cây xanh hai bên đường còn thấp, có đoạn đường
thì không thể trồng được cây do không có đất trồng. Ở các nút giao thông chính là
nơi gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng nhất.
I.2.1. Giới thiệu đường Giảng Võ, Láng Hạ.
Trong đồ án tốt nghiệp này thì tôi đặc biệt nghiên cứu về trục đường Giảng
Võ - Láng Hạ thuộc thành phố Hà Nội. Vì trên đường Giảng Võ – Láng Hạ tập
trung rất nhiều các điểm thu hút khách như: ngân hàng, siêu thị, nhà sách, trung cư,
trường học, khách sạn, nhà nghỉ, quán ăn, nhiều điểm xe buýt, các cửa hàng kinh
doanh đa dạng các mặt hàng sản phẩm, có 3 công trường đang xây dựng ở hai bên
đường. Cho nên hai bên đường tập trung khá nhiều người lái xe ôm và người bán
quán nước đã chiếm lấn vỉa hè để kinh doanh. Một ngày làm việc của họ kéo dài từ

6 tiếng đến 10 tiếng. Họ chính là những người trực tiếp chịu phơi nhiễm từ khí thải
của các phương tiện giao thông lưu thông trên đường Giảng Võ – Láng Hạ. Vậy


với thời gian phơi nhiễm như vậy thì sức khỏe của họ có ảnh hưởng gì không khi
mà họ không có trang bị gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.

Sơ đồ 1: Bản đồ đường Giảng Võ, Láng Hạ.
Ghi chú: đường màu đỏ trên bản đồ là đường Giảng Võ – Láng Hạ.
Đường Giảng Võ, Láng Hạ thuộc hai quận Ba Đình và Đống Đa của thành
phố Hà Nội. Tuy thuộc 2 quận nhưng nằm trên một trục chính kéo dài 2,6 km; con
đường này là huyết mạch của thành phố. Có thể chia làm 4 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đường Giảng Võ giao với đường Nguyễn Thái Học – Ngã tư Cát
Linh: đây là đường hai chiều, bề rộng khoảng 10m. Chất lượng đường kém nhiều ổ
gà, hố ga. Đoạn đường này có vỉa hè nhưng đã bị các hộ kinh doanh lấn chiếm hết
hai bên đường, thậm chí còn lấn cả lòng đường làm cản trở sự đi lại của các
phương tiện.
Trên đoạn này có trung tâm ngoại ngữ Cát Linh, siêu thị Cát Linh, khách sạn
Horizon, trung tâm ngoại ngữ Language Link, đa số hai bên nhà dân tập trung là
các xưởng inox, cơ khí. Có bốn tuyến xe buýt chạy qua: Tuyến số 12 ( Kim Mã –


Định Công – Văn Điển); tuyến số 22 (bến xe Gia Lâm – bv 103); tuyến xe 23
( Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Công Trứ); tuyến số 33(bx Mỹ Đình – Xuân Đỉnh).
Đoạn 2: Từ ngã tư Cát Linh – Ngã tư Đê La Thành: bề rộng lòng đường khoảng
20m có dải phân cách cứng rộng khoảng 3m, có trồng cây ở giữa hai làn đường
được thiết kế cho bốn làn xe chạy, có vỉa hè hai bên cho người dân đi bộ song hầu
hết vỉa hè được sử dụng làm bãi gửi xe, một số lại bị người dân lấn chiếm để kinh
doanh hàng hóa. Chất lượng đường khá tốt, ít giao cắt. Lưu lượng xe trên đoạn này
khá đông.

Trên đoạn này có đại học Y tế Công Cộng, khách sạn Hà Nội, siêu thị Pico, hồ
Giảng Võ, triển lãm Giảng Võ, nhà sách Trí Tuệ, các cửa hàng thời trang và quán
ăn hai bên đường. Có hai công trường đang thi công ở hai bên đoạn đường này.
Hiện có năm tuyến xe buýt đi qua đoạn đường này như: 18, 22, 23, 25(Nam Thăng
Long - bx Giáp Bát), 33 (bx Mỹ Đình – Xuân Đỉnh).
Đoạn 3: Từ đường Láng Hạ - ngã tư Huỳnh Thúc Kháng: đường chia làm bốn làn
có dải phân cách cứng, chất lượng đường trung bình. Dọc hai bên đường có nhiều
người bán hàng rong và lái xe ôm. Mật độ người đi lại tương đối đông.
Trên đoạn này có đại học Văn Hóa, đại học Mỹ thuật Công Nghiệp, siêu thị Thành
Công, khách sạn Fortuna, hồ Đống Đa, hồ Thành Công, rạp chiếu phim Quốc Gia,
… Mật độ phương tiện trên đoạn này khá đông vào giờ cao điểm. Hiện có bốn
tuyến xe buýt đi qua đoạn đường này là: 18, 22, 30 (Mai động – bx Mỹ Đình), 51
(Trần Khánh Dư – KĐT Trung Yên).
Đoạn 4: Từ ngã tư Huỳnh Thúc Kháng – cầu Hòa Mục ( đường Láng): đây là đoạn
đường hai chiều khá rộng chia làm bốn làn, có dải phân cách cứng, chất lượng mặt
đường trung bình, mật độ đi lại khá đông. Hai bên đường đều có vỉa hè xong phần
lớn đều làm bãi gửi xe theo quy hoạch của thành phố Hà Nội và một phần bị người
dân chiếm lấn để kinh doanh. Đối diện cửa hàng Queenbee gần ngã tư Huỳnh Thúc
Kháng có một công trường đang thi công. Hiện có bốn tuyến xe buýt đi qua đoạn
đường này là: 18, 22, 30 (Mai động – bx Mỹ Đình), 51 (Trần Khánh Dư – KĐT
Trung Yên).


Hình 1: Trước cổng triển lãm Giảng Võ

Hình 2: Ngã tư Láng Hạ - HTK

Hình 3: Ngã tư Láng – Láng Hạ giờ cao điểm và không phải giờ cao điểm
I.3. Chất ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.
Trong quá trình hoạt động các phương tiện giao thông phát thải vào không

khí một khối lượng lớn các loại khói, khí độc như CO, CO2, hydrocacbon, NO2,


SO2, khói đen, chì và các dạng hạt khác. Tùy theo loại động cơ và loại nhiên
liệu mà khối lượng các chất thải độc hại chiếm tỷ lệ khác nhau trong khí xả.
I.3.1. Bụi
Bụi là một chỉ tiêu ô nhiễm cần chú ý trong hoạt động của các phương tiện
giao thông. Khi dòng xe lưu thông trên đường, đặc biệt là khi hãm phanh, các lốp
xe sẽ ma sát mạnh với mặt đường làm mòn đường, mòn các lốp xe và tạo ra bụi đá,
bụi cao su và bụi sợi. Các bộ phận ma sát của phanh bị mòn cũng thải ra bụi kẽm,
đồng, niken, crom, sắt và cadmi. Ngoài ra quá trình cháy không hết nhiên liệu cũng
thải ra bụi cacbon. Bên cạnh các nguồn bụi sinh ra từ xe, còn có bụi đất đá, cát tồn
đọng trên đường do chất lượng đường kém, do đường bẩn và do chuyên chở các
vật liệu xây dựng, chuyên chở rác. Nguồn bụi này thường tồn đọng trên đường,
hoặc bám theo xe và thường cuốn theo lốp xe khi xe chạy.
Có 4 loại bụi: Bụi TSP, bụi PM10, bụi PM7, bụi PM2,5.
Theo QCVN 05:2009: bụi PM10 trung bình trong 24h là 150 µg/m³.
Bụi xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp. Tác hại tới sức khỏe của
bụi trên cơ thể người phụ thuộc vào kích thước, nồng độ và có thể dao động theo
biến đổi hàng ngày của nồng độ bụi có đường kính từ 10 µm trở xuống (PM10)
hoặc bụi có đường kính từ 2,5 µm trở xuống.
Các nghiên cứu dịch tễ học giả thiết rằng những thay đổi huyết động trong hệ
thống mạch máu có thể còn xảy ra sau giai đoạn phơi nhiễm với bụi trong môi
trường. Ghio và cộng sự (2000) nhận thấy 38 người không hút thuốc khỏe mạnh
sau khi hít các phần tử bụi trong môi trường không khí xung quanh có nồng độ bụi
từ 23 – 311 µg/m³ đã làm tăng nồng độ fibrinogen máu. Tác động trên máu có thể
kèm theo viêm nhẹ sau phơi nhiễm 18h (3).
Theo EPA một số nghiên cứu ở nồng độ bụi tới 50.000 µg/m³ cho thấy một số
thay đổi chức năng của phổi ở chuột và lợn sau phơi nhiễm từ 1h tới 24 tháng với
nồng độ 5.000 – 10.0000 µg/m³ (3).

Những tác hại bao gồm các tác động cấp tính chẳng hạn tăng tỷ lệ chết hàng
ngày, tăng tỷ lệ nhập viện vì các bệnh hô hấp, dao động của tỷ lệ sử dụng thuốc
dãn phế quản, thuốc ho.


Các nghiên cứu phơi nhiễm lâu dài với bụi ở nồng độ thấp cho thấy liên quan
tới tỷ lệ tử vong, các bệnh mãn tính như viêm phế quản và giảm chức năng phổi.
Hai nghiên cứu thuần tập tại Hoa Kỳ giả định rằng ở cộng đồng tiếp xúc với bụi
PM10 cao tuổi thọ trung bình có thể bị rút ngắn 2 – 3 năm so với cộng đồng tiếp
xúc nồng độ bụi thấp (3).
Theo EPA ước tính nguy cơ tương đối của PM10 từ các nghiên cứu phơi nhiễm
ngắn đã giả định rằng khi nồng độ trung bình 24h của PM10 tăng 50 µg/m³ có sự
liên quan rõ ràng với tăng nguy cơ chết sớm không do tai nạn với nguy cơ tương
đối (RR) = 1,025 tới 1,05 trong dân cư nói chung hay nói cách khác số tử vong
tăng thêm 2,5 – 5% tử vong khi nồng độ bụi PM10 tăng thêm 50 µg/m³. Nguy cơ
tương đối sẽ cao hơn đối với người lớn tuổi và những người trước đó đã mắc các
bệnh tim phổi. Nguy cơ tương đối với số tử vong tăng thêm 3% khi nồng độ bụi
mịn tăng thêm 25 µg/m³ (3).
Một nghiên cứu ở Thái Lan cho thấy, cứ giảm được 10µg PM10 trong 1m³
không khí thì con số tử vong về bệnh tim mạch giảm 3- 6 % và bệnh hô hấp sẽ bớt
1- 2%.
I.3.2. Khí Cacbonmonoxit (CO), Khí Cacbondioxit (CO2)
I.3.2.1. Khí Cacbonmonoxit (CO)
CO là loại khí không màu, không mùi và độc hại với con người, được sản
sinh ra từ sự đốt cháy không hoàn toàn của các hợp chất có cacbon trong nhiên liệu
và cũng được tạo ra từ các quá trình tự nhiên hoặc chuyển đổi sinh học của
halomethan trong cơ thể người. Xe cộ là nguyên nhân chủ yếu gây ra độ tập trung
CO cao ở các khu vực đô thị. TCCP của CO đối với môi trường không khí xung
quanh thay đổi theo từng khu vực. Tiêu chuẩn 1h ở Việt Nam TCVN 5937:2000:
30000 µg/m3. Người tiếp xúc với CO nồng độ thấp có thể bắt đầu bị ảnh hưởng,

nếu tiếp xúc ở nồng độ cao có thể bị chết. CO tác động trên sức khỏe là do tạo nên
COHb (carboxyhaemoglobin) gây suy giảm khả năng vận chuyển oxy của máu.
CO sẽ hóa hợp với haemoglobin tạo nên carboxyhaemoglobin trạng thái liên
kết vững chắc, chất này ảnh hưởng tới khả năng vận chuyển oxy của máu. Sự phân
ly của oxyhaemoglobin tại các tổ chức cũng bị tổn hại bởi sự có mặt của COHb, do
đó sự cung cấp oxy cho các tổ chức của cơ thể bị giảm đi. Ái lực của haemoglobin


đối với CO gấp 240 lần ái lực đối với oxy và tỷ lệ carboxyhaemoglobin và
oxyhaemoglobin được tạo ra trong máu phụ thuộc rất lớn và phân áp của CO và
oxy.
Phơi nhiễm nghề nghiệp hoặc sau tai nạn với các sản phẩm của sự đốt cháy
và sự nhiệt phân, đặc biệt là ở trong nhà, có thể dẫn dắt tới những sự giảm cấp tính
chức năng phổi nếu mức carboxyhaemoglobin cao. Tuy nhiên, khó phân biệt
những tác động tiềm tàng của CO với tác động do các chất kích thích đường hô
hấp khác trong khói và khí thải.
Môi trường có nồng độ CO cao sẽ gây gạt thở, vì CO là chất gây ngạt hóa
học. Khi đó CO kết hợp với Hb làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu. Khi
nồng độ COHb tăng , lượng oxy cung cấp cho các mô giảm. Mặt khác, áp suất
riêng phần của oxy trong máu gần bình thường, nên không gây được phản xạ kích
thích thở nhanh. Cả hai yếu tố này gây nên tình trạng thiếu oxy trầm trọng khi hít
phải khí CO.
Chính do tính chất này của CO mà nó rất có hại đối với phụ nữ có thai và
người mác bệnh tim mạch. Trong nhiễm độc CO cấp tính nhẹ, có thể các triệu
chứng: nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, rối lọan thị giác. Trong nhiễm độc cấp tính
CO thể nặng, theo sự phát triển của tình trạng thiếu oxy trong máu và mô, hệ thần
kinh hệ tim mạch sẽ bị tổn thương, rối lọan hô hấp, liệt hô hấp dẫn tới tử vong.
Bảng 1: Hậu quả của sự nhiễm độc CO ở nồng độ khác nhau(1).
Nồng độ CO % chuyển hóa
Ppm

O2Hb COHb
10
2
100
250
750
1000

15
32
60
66

I.3.2.2. Khí Cacbondioxit (CO2).

Ảnh hưởng đối với con người
Làm giảm khả năng phán đoán và giác quan,
đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi nhiều.
Bất tỉnh
Chết sau vài giờ
Chết rất nhanh


Cacbon dioxit (CO2). Trong những năm gần đây người ta chú ý nhiều đến
giao thông vận tải vì nó góp phần thải ra CO2 – khí nhà kính quan trọng nhất. Trên
tòan thế giới khoảng 15% CO2 trong không khí là do các phương tiện giao thông
vận tải thải ra. CO2 là một chất gây ngạt. Khí CO2 gây rối loạn hô hấp và tế bào do
chiếm chỗ của oxy. Một số đặc trưng gây độc của CO2. như sau:
Bảng 2: Hậu quả của sự nhiễm độc CO2 ở nồng độ khác nhau(1).

Nồng độ CO2 (%)

Biểu hiện độc tính

5

Khó thở, nhức đầu

10

Ngất, ngạt thở

30 – 60

Gây nguy hiểm tính mạng cho con
người

Nồng độ CO2 trong không khí sạch chiếm 0,003- 0,006%. Nồng độ tối đa
cho phép của CO2 là 0,1%.Khí CO2 còn gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm cho
bầu khí quyển nóng lên.
I.3.3. Các khí thải khác.


NOx

Các oxit nito được tạp ra bởi quá trình đốt cháy, trong đó có quá trình đốt
cháy nhiên liệu của động cơ xe cơ giới. Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch tạo ra nito
dioxit (NO2) và nitric oxide (NO). NO ít độc hại hơn NO2
NO2 là khí có màu hồng, có thể phát hiện thấy khi nồng độ khoảng 0,12ppm.
NO2 độc hại tới sức khỏe con người, khi tiếp xúc lâu sẽ gây thêm các bệnh về phổi.

Bảng 3: Hậu quả của sự nhiễm độc NO2 ở nồng độ khác nhau(1).
Nồng độ NO2, ppm

Thời gian đầu độc

50- 100

< 1h

Hậu quả đến sức khỏe
con người
Viêm phổi trong 6-8
tuần


150- 200

< 1h

500 hoặc lớn hơn

2- 10 ngày

Phá hủy dây khí quản,
sẽ chết nếu thời gian
đầu độc là 3-5 tuần
Chết

TCCP 1h của NO2 đối với môi trường không khí xung quanh Việt Nam khá
thấp so với WHO chỉ 200µg/m3, WHO 400µg/m3.



SO2

Khí SO2 không màu, không cháy, có vị hăng, cay. Hầu hết mọi người bị kích
thích ở nồng độ 5ppm. Thậm chí một số người nhạy cảm bị kích thích ở nồng độ 12 ppm và đôi khi xảy ra co thắt thanh quản khi bị nhiễm độc ở nồng độ 5-10 ppm.
Những triệu chứng của hiện tượng nhiễm độc SO2 là co hẹp dây thanh quản và
tăng sự kích thích khi thở SO2, NOx tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành axit.
Khí SO2, NOx vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào
đường tiêu hóa, sau đó phân tán vào đường tuần hoàn máu.
Ngoài ra, SO2 còn có thể gây ra rối loạn chuyển hóa protein và đường, gây
thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Tiếp xúc lâu dài với khí SO2 ở nồng
độ cao có thể bị bệnh ở hệ tạo huyết, vì khí đó methemoglobin tạo ra sẽ tăng cường
quá trình oxy hóa Fe (II) thành Fe (III) (1).
TCCP 1h của SO2 đối với môi trường không khí xung quanh của Việt Nam
(TCVN 5937:2005) : 350µg/m3.


Ozône (O3)

Ozône ở tầng đối lưu có ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp. Ozône là một chất ô
nhiễm thứ cấp, được tạo thành bởi tiền thân như nito dioxit (NO2), các hợp chất
hữu cơ dễ bay hơi và ánh sang mặt trời. NO là chất ô nhiễm chính chủ yếu được
phát thải từ xe hơi, phản ứng với ozone để tạo thành oxy và nito dioxide.
Ảnh hưởng sức khỏe của ozône chủ yếu giới hạn trong tác động ngắn hạn.
Ozône ảnh hưởng đến cả tỷ lệ tử vong và bệnh tật, đặc biệt là những nhóm nhạy
cảm, chẳng hạn như những người bị bệnh hen suyễn, bệnh phổi mãn tính, người
cao tuổi, thanh niên khỏe mạnh hoạt động thể dục ngoài trời.



Trong giai đoạn nồng độ ozône cao, nghiên cứu cho thấy tăng nhập viện do
bệnh hô hấp, tăng tử vong hô hấp và các triệu chứng như hen suyễn, thở khò khè,
ho, giảm dung tích phổi...
Ozône gây tác hại với mắt và cơ quan hô hấp của con người. Người sống
trong điều kiện không khí có 50 ppm O3 trong vài giờ sẽ bị chết do tràn dịch phổi
(nghĩa là sự tích lũy chất lỏng trong phổi). Những động vật non và những người trẻ
có nhạy cảm với những tác động gây độc này.
TCCP 1h của O3 đối với môi trường không khí xung quanh của Việt Nam
(TCVN 5937:2005) : 180 µg/m3.
I.4. Từ nguồn ô nhiễm đi vào cơ thể con người.
I.4.1. Hấp thụ các chất ô nhiễm qua phổi
Các chất ô nhiễm tiếp xúc khi hít thở sẽ hấp thụ qua phổi. Các chất ô nhiễm
thuộc nhóm này thường là các khí như: CO, NO2, SO2, bụi,…
Phổi người có một diện tích tiếp xúc với không khí là 90m2, trong đó 70m2 là
diện tích tiếp xúc của phế nang. Ngoài ra còn một mạng lưới mao mạch phong phú
với diện tích là 140 m2, dòng máu qua phổi nhanh và tạo điều kiện thuận lợi cho sự
hấp thu các chất có trong không khí qua phế nang vào mao mạch. Khoảng cách
giữa lớp biểu mô màng phổi và thành mạch máu khoảng 10 micron.
Tùy theo phản ứng của chất ô nhiễm mà gây phản ứng trên đường hô hấp
dẫn đến tổn thương như kích ứng, viêm nhiễm, phù nề, giãn phế nang, sơ phổi…
Các chất khí có khả năng tan trong nước khi vào cơ thể sẽ tan trong nước
nhầy khí quản, tích đọng và gây tổn thương. Các chất khí tan trong mỡ thẩm thấu
qua màng phổi với tốc độ phụ thuộc vào hệ số tỷ số phân bố mỡ/nước và sự hòa
tan của khí trong máu.
Các hạt bụi có kích thước lớn hơn 10µm thường gây tác động đến đường hô
hấp trên, đặc biệt là phần mũi và khí quản. Phần lớn các hạt bụi có kích thước từ 5
– 10 µm lưu ở đường hô hấp trên và khi tới phổi sẽ lắng đọng ở đó. Các hạt lọt vào
phần trên của hệ hô hấp thường bị thải ra qua việc ho, hắt hơi hoặc đôi khi nuốt
vào theo đường tiêu hóa.



Các hạt bụi có đường kính từ 1 đến 5µm tác động đến phổi và các mao mạch
phổi. Các hạt có đường kính nhỏ hơn 1µm thường đến tới màng phổi. Bụi gây khó
khăn cho các hoạt động của phổi. Chúng có thể gây nên các bệnh đường hô hấp,
bệnh hen suyễn, viêm cuống phổi, bệnh khí thũng, bệnh viêm cơ phổi, trước hết là
các dạng bệnh bụi phổi.
Các hạt mắc vào phần dưới của hệ hô hấp có thể sẽ được vận chuyển đến tận
màng phổi. Sự vận chuyển này phụ thuộc vào tốc độ vận chuyển của bạch cầu, các
hoạt động của mao mạch và thành mạch máu của màng phổi và các yếu tố khác.
Trung bình khoảng ½ chất sẽ thâm nhập vào cơ thể trong vòng một ngày, điều này
còn phụ thuộc vào bản chất của chất ô nhiễm. Phần còn lại sẽ được thâm nhập
trong những ngày tiếp theo, thậm chí hàng năm sau. Bên cạnh đó qua hơi thở cũng
có thể đào thải một số chất ô nhiễm dưới dạng khí và hơi (1).
I.4.2. Tác động đến sức khỏe con người.

Hình 4: Các bệnh liên quan đến đường hô hấp


Sơ đồ 2: Con đường từ ô nhiễm không khí sinh ra dẫn đến phơi nhiễm của con
người
Nguồn  Khí thải (nồng độ)  Phơi nhiễm (liều- đáp ứng)  Ảnh hưởng tới sức
khỏe.
Nguồn: số liệu và chất lượng của nguyên liệu sẽ đưa ra một số thông tin về mối
nguy hại tiềm tàng. Kiểm soát bằng việc thay nhiên liệu khác sạch hơn, ít độc hơn.
Khí thải: khí thải của các chất gây ô nhiễm không khí phụ thuộc vào lượng nhiên
liệu được đốt cháy theo cách nào đó. Nồng độ: mật độ các chất gây ô nhiễm trong
không khí không chỉ phụ thuộc vào khí thải mà còn vào điều kiện của khí quyển
(hoặc điều kiện thông thoáng trong một tòa nhà – trong trường hợp đề cập đến ô
nhiễm trong nhà). Kiểm soát bằng việc trồng cây.
Phơi nhiễm: sự phơi nhiễm phụ thuộc vào có bao nhiêu người hít thở với nồng độ

ô nhiễm là bao nhiêu và trong bao lâu. Kiểm soát bằng việc thông khí: điều chỉnh
các hình thái hoạt động theo thời gian. Liều – đáp ứng: Liều là để chỉ bao nhiêu
chất ô nhiễm đã vào cơ thể và không chỉ phụ thuộc vào độ phơi nhiễm mà còn vào
các yếu tố chẳng hạn như tốc độ thở và kích thước bụi. Kiểm soát bằng việc đeo
khẩu trang, rửa phổi. Ví dụ: Những người hoạt động nhiều, lao động chân tay, trẻ
em có tốc độ thở cao hơn người bình thường; Đáp ứng: khi chất độc vào cơ thể thì
cơ thể phản ứng lại như thế nào. Ví dụ: cơ thể có biểu hiện dị ứng, ho, viêm họng,..
Ảnh hưởng tới sức khỏe: các ảnh hưởng tới sức khỏe không chỉ phụ thuộc vào
liều mà còn phụ thuộc vào tuổi, giới tính, người có hút thuốc hay không và có đang
bị mắc các bệnh khác hay không.
Ví dụ: Hai người đi từ đầu đường tới cuối đường, một người đeo khẩu trang người
còn lại thì không đeo  Họ có độ phơi nhiễm là như nhau nhưng liều lượng thì
khác nhau. Vì hai người cùng di chuyển trên một con đường, thời gian như nhau
thì người đeo khẩu trang hít vào liều lượng ít hơn so với người không đeo khẩu
trang.
Theo thống kê của bộ y tế trong những năm gần đây các bệnh về đường hô hấp có
tỷ lệ mắc cao nhất toàn quốc, nguyên nhân từ bụi, CO, SO2, NO2,
Bảng 4 : Các bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất toàn quốc (8).


STT

Bệnh

1

Các bệnh viêm phổi

2


Viêm họng và viêm
amidan cấp

Số người mắc bệnh
trên 100000 dân

Tỷ lệ %

415.09

4.16

309.40

3.09

305.51

3.06

Viêm phế quản và
3

viêm tiểu phế quản
cấp

Những người có thời gian sống ở thành phố hơn 10 năm có tỷ lệ mắc các bệnh mãn
tính về cảm cúm, tai, mũi, họng cao hơn nhiều những người sống dưới 3 năm.
I.5. Đánh giá rủi ro đối với các chất gây ô nhiễm
I.5.1. Khái niệm rủi ro

Rủi ro được xác định là xác suất của một tác động bất lợi lên con người và môi
trường do tiếp xúc với mối nguy hại. Rủi ro thường biểu diễn xác định xảy ra tác
động có hại khi hậu quả của sự thiệt hại tính toán được.
Thông thường rủi ro được biểu diễn dưới dạng phương trình:
Rủi ro = Xác suất của biến cố (P) x Mức độ thiệt hại (S)
Trong đó:
P – tần suất (Probability or likelihood);
S – Mức độ thiệt hại (Severity occurrence, Consequence or (Impact).
Trong thực tế, thông thường kết quả hay hậu quả của sự thiệt hại không phải là bài
toán xác định số lượng. Do vậy, trong trường hợp này rủi ro được định nghĩa đơn
giản là xác suất xảy ra thiệt hại.
I.5.2. Rủi ro đối với các chất gây ô nhiễm


I.5.2.1. Các chất độc hại gây ô nhiễm
Các chất độc hại gây ô nhiễm là các chất nguy hại và độc hại thải vào môi trường
của chúng ta gây hại đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Các chất độc hai gây
ô nhiễm có thể sinh ra từ nguồn tự nhiên hay từ các nguồn nhân tạo (ví dụ: khí thải
từ các phương tiên giao thông đường bộ).
I.5.2.2. Các rủi ro sức khỏe
Các rủi ro sức khỏe đơn giản là một phép đo cơ hội mà bạn sẽ gặp phải khi có vấn
đề đối với sức khỏe. Sự tiếp xúc với các chất độc gây ô nhiễm có thể làm tăng rủi
ro sức khỏe của bạn. Ví dụ: khí thở các chất độc dạng khí, các hạt bụi có thể tăng
rủi ro bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp.
I.5.2.3. Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là một công cụ được sử dụng trong quản lý rủi ro. Đây là một quá
trình mà các nhà khoa học và các cơ quan chính phủ sử dụng để dự tính sự rủi ro
tăng lên đối với sức khỏe của những người tiếp xúc với những lượng khác nhau và
chất độc hại.
Sự đánh giá rủi ro đối với các chất ô nhiễm độc hại bao gồm kết quả của khảo sát

ảnh hưởng sức khỏe của người dân có tiếp xúc với chất gây ô nhiễm, và kết quả
của các nghiên cứu đánh giá mức độ tiếp xúc của người ở các khoảng cách khác
nhau tới nguồn gây ô nhiễm. Mặc dù các dự tính được rút ra từ những đánh giá rủi
ro này còn xa so với lý tưởng, chúng giúp các nhà khoa học trong việc đánh giá các
rủi ro liên quan với sự tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm.
Đánh giá rủi ro đòi hỏi tổng hợp thu thập dữ liệu và tính toán về các tác nhân gây
nguy hại, nồng độ của chúng trong môi trường và đường truyền tác động lên đối
tượng (2).


Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo
Nhận diện mối nguy hại
Đánh giá độc tính
Đánh giá phơi nhiễm
Mô tả đặc tính rủi ro
Quản lý rủi ro

Sơ đồ 3: mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo.
(nguồn: The Nationnal Acadamy of Science, 1983).
I.5.3. Ước tính tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp
Thừa hưởng số liệu, kết quả của báo cáo dự án: “Nghiên cứu đánh giá tổng thể ảnh
hưởng sức khỏe và thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường không khí đô thị gây
ra” của Bộ GTVT, Cục Y Tế; năm 2011.
Tương quan tỷ lệ người mắc bệnh với nồng độ chất ô nhiễm


Hệ số tương quan (r) của các bệnh đường hô hấp với các yếu tố ô nhiễm môi
trường: bụi PM10, nồng độ khí CO, nồng độ khí SO2, nồng độ khí NO2
(Phương pháp thống kê dịch tễ học - xử lý bằng phần mềm SPSS 11.0)
Phần mềm SPSS 11.0: SPSS (viết tắt của Statistical Package for the Social

Sciences) là một phần mềm máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê.
SPSS là phần mềm thống kê được sử dụng phổ biến cho các nghiên cứu điều tra xã
hội học và kinh tế lượng. Trong đó a là hằng số và các hệ số b,c,d đã được khảo sát
và đưa ra các số liệu xác định chính là hằng số và các hệ số quy hồi chuyển hóa
theo từng phương trình tương ứng với các bệnh viêm mũi, bệnh viêm họng.
Phương trình tương quan bội:
N = a + bX + cY + dZ + eK
(1)
N: tỷ lệ người mắc bệnh
a: hằng số
b,c,d,e: hệ số quy hồi chuyển hóa theo từng biến trong phương trình.
Bệnh viêm mũi:
N= 17,63 + 33,18X + 0,15Y – 7,09Z + 75,55K
N : tỷ lệ người bị bệnh viêm mũi
X : nồng độ bụi/ giờ mg/m3
Y : nồng độ trung bình CO/giờ mg/ m3
Z: nồng độ trung bình SO2/ giờ mg/ m3
K: nồng độ trung bình NO2/giờ mg/ m3

(2)

Bệnh việm họng:
N= 15,25 + 53,23X – 0,23Y – 3,28Z + 63,03K
N : tỷ lệ người bị bệnh viêm họng
X : nồng độ bụi/ giờ mg/m3
Y : nồng độ trung bình CO/giờ mg/ m3
Z: nồng độ trung bình SO2/ giờ mg/ m3
K: nồng độ trung bình NO2/giờ mg/ m3

(3)



×