Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta và các giải pháp để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.58 KB, 4 trang )

Câu 5. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta và các giải
pháp để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN?
Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa trong đó các yếu tố
đầu vào và đầu ra đều thông qua thị trường, các chủ thể trong nền kinh tế thị trường đều
chịu tác động của các quy luật thị trường, kinh tế thị trường và thái độ ứng xử của họ là
hướng đến tìm kiếm lợi ích của chính mình thông qua sự điều tiết của giá cả thị trường.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN là một mô hình kinh tế vừa chịu sự chi phối
bởi những nguyên tắc và quy luật của thị trường vừa chịu sự chi phối của những nguyên
tắc và bản chất của XHCN vì vâyk nền kinh tế định hướng XHCN ở Việt Nam vừa có
những đặc trưng chung của nền kinh tế thị trường vừa có những đặc thù tính định hướng
XHCN.
- Đặc trưng của nền kinh tế thị trường.
+ Các chủ thể của nền kinh tế được tự chủ hoạt động sản xuất bkinh doanh theo luật
pháp nhưng có sự quản lý của nhà nước; tự chủ về mặt tài chính như huy động vốn, chịu
trách nhiệm về việc sử dụng vốn của mình; tự chủ lựa chọn mô hình sở hữu và phương
thức kinh doanh hay mô hình kinh doanh; tự chủ lựa chọn những ngành, nghề, lĩnh vực
kinh doanh mà luật pháp không cấm;
Các chủ thể trong nền kinh tế TT vừa hợp tác, vừa cạnh tranh và hướng tới lợi nhuận,
lợi ích.
+ Thị trường của nền kinh tế thị trường là căn cứ, là đối tượng của các hoạt động SX
kinh doanh.
Thị trườngcủa nền kinh tế TT bao gồm một hệ thống các thị trường cơ bản: có 5 loại
thị trường sau: Thị trường hành hóa dịch vụ; thị trường sức lao động; thị trường tài chính
vốn; thị trường bất động sản; thị trường khoa học công nghệ.
+ Giá cả của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước được hình thành theo
cơ chế tự do trên cơ sở các quy luật thị trường và các cơ chế chính sách của nhà nước tác
động đến nó ngoài ra nó còn chịu sự tác động của các nhân tố chính trị XH khác;
Giá cả của nền kinh tế thị trường còn là công cụ, tín hiệu quan trọng nhất đến sản
xuất kinh doanh, đời sống kinh tế xã hội.
+ Cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường: vận hành theo cơ chế thị trường; cơ
chế này tác động hai mặt tới nền kinh tế thị trường.


+ Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường: Sự điều tiết của nhà nước nhằm
phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, để thực hiện được vai
trò đó nhà nước phải thực hiện được 3 chức năng sau:
Định hướng và tạo môi trường để nền kinh tế tt phát triển định hướng thông qua việc
xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển tạo môi trường về kinh tế XH, môi
trường pháp lý.


Thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập các nguồn lực của quốc gia như tài
nguyên, khoáng sản.
Giải quyết các vấn đề XH như thất nghiệp, việc làm, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh để
đảm bảo cho kinh tế phát triển và bền vững.
Tuy nhiên mức độ vi phạm và cơ chế điều tiết của n hà nước sẽ phụ thuộc vào bản
chất của nhà nước phụ thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia,
trong từng giai đoạn và điều kiện để thực hiện mục tiêu đó, vì vậy sự điều tiết của các
quốc gia khác nhau sẽ khác nhau.
- Đặc thù tính định hướng xã hội chủ nghĩa:
+ Mục tiêu phát triển nền kinh tế định hướng XHCN ở Việt Nam ngoài mục tiêu
chung là thu nhập được lợi ích thì nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam còn thực
hiện 2 mục tiêu sau"
Phát triển KTTT nhằm giải phóng sức SX của XH, thúc đẩy LLSX phát triển và từng
bước xây dựng những tiền đề vật chất của CNXH.
Phát triển KTTT định hướng XHCN nhằm thực hiện từng bước cải thiện và nâng cao
đời sống cho nhân dân.
Chế độ sở hữu và thành phần kinh tế là nền kinh tế đa sở hữu, đa thành phần nhưng
trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Về chế độ phân phối là nền KTTT phải thực hiện phân phối theo kết quả lao động,
hiệu quả kinh tế và đồng thời kết hợp với phân phối khác.
Vai trò của Nhà nước XHCN trong nền kinh tế là sự định hướng để nền kinh tế phát
triển theo định hướng XHCN là hướng tới đảm bảo lợi ích quốc gia và lợi ích người lao

động lên trên.
Ngoài những chính sách kinh tế để thúc đẩy kinh tế thi trường song hành với nó nhà
nước phải thực hiện chính sách xã hội như là xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội ở vùng
đặc biệt khó khăn.
Để tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta phát
triển hơn nữa, trong thời gian đến cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau :
Một là, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần
Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, đều là bộ phận hợp thành quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát
triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh lành mạnh.
Cần phải nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, để kinh tế nhà
nước vươn lên đóng vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng
vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Hai là, mở rộng phân công lao động, phát triển kinh tế vùng, tạo lập đồng bộ các yếu
tố thị trường:


Mở rộng phân công lao động xã hội nhằm phát triển mạnh mẽ kinh tế hàng hoá, kinh
tế thị trường, khác phục tình trạng kinh doanh không đúng với pháp luật.
Thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực, tác động lan toả đến
các vùng khác, đồng thời tạo điều kiện phát triển nhanh hơn cho các vùng kinh tế đang còn
nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùng biên giới, hải đảo, tây nguyên, tây bắc, tây nam.
Tiếp tục phát triển các loại thị trường, trong đó tập trung 5 loại thị trường cơ bản, đó
là thị trường hàng hoá và dịch vụ ; thị trường tài chính (bao gồm thị trường vốn và thị
trường tiền tệ theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh) ; thị trường bất động sản (bao
gồm thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất) ; thị trường hàng hoá
sức lao động, thị trường khoa học công nghệ,.
Ba là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
Để đứng vững trong cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải phát triển công tác nghiên

cứu khoa học và ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, các
cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật,
ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến của thế giới, tạo ra những sản
phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ, mẫu mã và chủng loại phong phú.
Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế
tri thức là yêu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đẩy mạnh
công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông
nghiệp, nông thôn và nông dân. Phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng,dịch vụ
Bốn là, giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới các chính
sách tài chính, tiền tệ, giá cả:
Giữ vững ổn định chính trị là giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà
nước và quyền làm chủ của nhân dân. Điều quan trọng là đổi mới sự quản lý đó để nâng
cao vai trò và hiệu lực quản lý, trước hết làm tốt chức năng tạo môi trường pháp lý và cơ
chế chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực xã hội cho phát triển.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn
bản pháp luật. Hệ thống pháp luật đồng bộ là công cụ quan trọng để quản lý nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần.
Xây dựng đồng bộ thể chế tài chính phù hợp với kinh tế thị trường. Kết hợp chặt chẽ
chính sách tiền tệ với chính sách tài chính để ổn định kinh tế vĩ mô, tăng dự trữ ngoại tệ,
khuyến khích doanh nghiệp và nhân dân tiết kiệm, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Năm là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tạo đội ngũ cán
bộ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi:
Hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô phải được kiện toàn phù hợp với nhu cầu kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.


Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi phải phù hợp với
mục tiêu phát triển kinh tế trong thời kỳ mới. Đội ngũ này phải có năng lực chuyên môn
giỏi, đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường.
Sáu là, thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa:
Thực hiện có hiệu quả kinh tế đối ngoại để phát triển kinh tế hàng hoá là đa phương
hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế dối ngoại trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Cải
thiện môi trường đầu tư,thu hút các nguồn vốn FDI, ODA, đầu tư gián tiếp, tín dụng
thương mại và các nguồn vốn khác để phát triển kinh tế. Cải tiến phương thức quản lý,
nâng cao hiệu quả sử dụng và có kế hoạch trả nợ đúng hạn các nguồn vốn vay, duy trì tỷ lệ
vay nợ nước ngoài hợp lý, an toàn. Phát huy vai trò chủ thế và tính năng động của doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kiinh tế quốc tế.



×