Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Giáo trình Mô phỏng tình hình trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 35 trang )

Tài liệu giảng dạy và học tập
Học phần Mô Phỏng Tình Huống Kinh Doanh
I. Mô tả học phần
Học phần Mô phỏng tình huống kinh doanh được thiết kế nhằm cung cấp cho
người học những kiến thức/kỹ năng điều hành/quản trị một công ty/doanh nghiệp vận
hành trong thị trường cạnh tranh. Một đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh là
các công ty/doanh nghiệp tự quyết định các kế hoạch sản xuất - kinh doanh của mình
và tìm cách thực hiện trên thị trường sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Quá trình này gắn
với tính bất định và cả với khả năng gánh chịu rủi ro trên thị trường. Vì vậy đòi hỏi các
nhà quản trị và sinh viên kinh tế phải có được kiến thức và kỹ năng thông đạt hiệu quả
cũng như khả năng thu thập thông tin, xử lý và phân tích thông tin/dữ liệu chính xác
nhằm làm cơ sở cho việc lập kế hoạch kinh doanh, đưa ra các quyết định quản trị. Dựa
trên nền tảng kiến thức đã học như: quản trị học, quản trị chiến lược, quản trị
marketing, quản trị sản xuất, quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính, quản trị nhân sự,
kế toán quản trị, học phần này sử dụng TRÒ CHƠI MÔ PHỎNG TÌNH HUỐNG
KINH DOANH (BSG) để giúp người học rèn luyện và phát triển các kỹ năng cũng
như những tố chất cần thiết đối với nhà quản trị.
Trong trò chơi mô phỏng tình
huống kinh doanh, mỗi lớp học hình
thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 6 – 8 sinh
viên được giao đóng vai những thành
viên ban giám đốc điều hành một công
ty chuyên sản xuất bia và cùng kinh
doanh trên thị trường nội địa. Điều này
có nghĩa là mỗi công ty bia trên thị
trường phải cạnh tranh với 3 công ty đối
thủ cạnh tranh. Với phương châm “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, tất nhiên
các công ty đều muốn khai thác tối đa những thông tin về đối thủ cạnh tranh, vì vậy
các thành viên ban giám đốc cần phải giữ bí mật kinh doanh của công ty mình trước
các đối thủ cạnh tranh.
Xuất phát điểm, tất cả các công ty đều có điều kiện về năng lực sản xuất và tình


hình tài chính như nhau. Nhiệm vụ của các thành viên ban giám đốc công ty là đưa ra
các quyết định về các chính sách sản xuất kinh doanh phù hợp nhằm phát triển công ty
cho 6 năm tiếp theo (mỗi vòng chơi tương đương một năm kinh doanh).
Bắt đầu trò chơi, những thành viên ban giám đốc của công ty phân tích các thông
tin thị trường, đánh giá tình hình công ty mình ở năm xuất phát điểm để đưa ra các
mục tiêu chiến lược dài hạn cho công ty, xây dựng các chiến lược cạnh tranh để chiếm
lĩnh thị trường. Đối với kế hoạch ngắn hạn hàng năm trong mỗi vòng chơi, ban giám
đốc phải đưa các quyết định về lượng sản phẩm sản xuất, cơ cấu sản phẩm, đầu tư mở


rộng năng lực sản xuất, năng lực kho chứa, chính sách giá và các chính sách marketing
khác bao gồm quảng cáo, hoa hồng, phát triển hệ thống phân phối sản phẩm, đầu tư
nghiên cứu & phát triển và tài chính.
Để đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh, các công ty có thể ký hợp đồng
với công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường BCC để được cung cấp các thông tin và
nhận được dịch vụ tư vấn. Trong mỗi buổi học (một vòng chơi), mỗi nhóm sinh viên
có khoảng 2 giờ để xây dựng các kịch bản/phương án khác nhau nhằm đưa ra các
quyết định sản xuất kinh doanh cho công ty. Với mỗi kịch bản được xây dựng, phần
mềm sẽ hỗ trợ để cung cấp ngay tức thì cho ban giám đốc các thông tin về kết quả sản
xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty. Ban giám đốc sẽ phân tích các
phương án để đưa ra phương án tối ưu nhằm giành được phần thắng trên thương
trường. Sau 2 giờ làm việc, các công ty phải nộp quyết định kinh doanh của công ty
mình đúng giờ được yêu cầu bởi giảng viên. Khi đó, hệ thống sẽ khóa lại và xử lý các
quyết định về các chính sách kinh doanh của các công ty BSG. Tiếp theo đó, phần
mềm sẽ cung cấp cho các công ty về kết quả kinh doanh thực tế của mình đã đạt được
trên thương trường. Sau mỗi
vòng chơi, ban giám đốc cần
phân tích/đánh giá những kết
quả sản xuất kinh doanh đã đạt
được để có những thay đổi cần

thiết về chính sách kinh doanh
cho vòng chơi tiếp theo nhằm
cuối cùng công ty có thể đạt
được những mục tiêu dài hạn đã
đề ra ngay khi bắt đầu trò chơi.
Trong quá trình xây dựng chiến lược và đưa ra các quyết định kinh doanh các
công ty cần vận dụng những qui luật kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Ví dụ
như chính sách giá có tác động đáng kể đến lượng sản phẩm tiêu thụ và có ảnh hưởng
có tính quyết định đối với lợi nhuận của công ty. Với chính sách giá thấp sẽ tạo ra ưu
thế cho công ty để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thương trường và nhất là khi thị
trường cung luôn vượt cầu. Tuy nhiên, những nhà quản trị cũng cần lưu ý là nếu công
ty định giá thấp có thể gây ra một vài ảnh hưởng không mong đợi. Thứ nhất, chính
sách giá thấp có thể dẫn đến cuộc chiến về giá giữa các công ty, đồng thời mức giá
thấp có thể mang lại lợi nhuận thấp hoặc thậm chí lỗ nếu giá bán không bù đắp đủ chi
phí. Hai là, người tiêu dùng có thể cảm nhận giá thấp đồng nghĩa với chất lượng sản
phẩm kém theo quan niệm “tiền nào của nấy” và có thể khách hàng sẽ quyết định
không sử dụng sản phẩm giá thấp. Với chính sách giá cao sẽ đảm bảo cho công ty đạt
mức lợi nhuận cao hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên, mức giá quá cao sẽ làm
giảm khả năng cạnh tranh của công ty.

2


Cùng với chính sách giá, việc đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống phân
phối, gia tăng số chi nhánh tiêu thụ, chính sách hoa hồng, quảng cáo và đầu tư cho
nghiên cứu & phát triển của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trực diện sẽ ảnh
hưởng đến lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Thêm vào đó, quyết định sản lượng
sản phẩm bia sản xuất hàng năm cũng chi phối đến hiệu quả của công ty. Việc gia tăng
sản lượng để khai thác tối đa công suất nhà máy sẽ giúp giảm chi phí sản xuất và tăng
lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu tăng lượng sản phẩm sản xuất nhưng không có các chính

sách marketing phù hợp để đẩy mạnh tiêu thụ dẫn đến tồn đọng sản phẩm sẽ làm giảm
hiệu quả kinh doanh của công ty. Điều này có nghĩa là ban giám đốc cần phải phân
tích/đánh giá thận trọng các quyết định khác nhau của công ty trong mối liên hệ mật
thiết với nhau.
Kết quả tiêu thụ sản phẩm của các công ty trên thị trường ở mỗi vòng chơi được
phần mềm tự động tính toán sau khi tất cả các công ty đã nộp quyết định kinh doanh.
Tất nhiên, việc xác định lượng sản phẩm tiêu thụ được của các công ty trong từng năm
được tính toán theo nguyên tắc so sánh tất cả các chính sách kinh doanh của các công
ty với nhau cũng như mức độ tác động khác nhau của các chính sách đến quyết định
mua sản phẩm của người tiêu dùng. Phần dưới đây sẽ mô tả các hoạt động mà các
nhóm sinh viên cần nắm bắt.
II. Mục tiêu của học phần
2.1. Kiến thức
2.1.1. Vận hành công ty/doanh nghiệp hoạt động trong một thị trường cạnh tranh;
2.1.2. Đưa ra quyết định quản trị và đánh giá tác động của các quyết định quản trị đến
sự tồn tại và phát triển của công ty/doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường;
2.1.3. Đánh giá mối quan hệ giữa các quyết định quản trị với các yếu tố môi trường mà
công ty/doanh nghiệp đang hoạt động;
2.1.4. Đánh giá vai trò của “số lượng và chất lượng thông tin” trong việc ra quyết định;
2.1.5. Nhận diện các yếu tố bất định và rủi ro trong kinh doanh.
2.2. Kỹ năng
2.2.1. Có kỹ năng lãnh đạo/điều hành và phối hợp các bộ phận chức năng trong một
công ty/doanh nghiệp;
2.2.2. Có kỹ năng thu thập, xử lý thông tin và đề xuất các chính sách kinh doanh cho
một doanh nghiệp/công ty;
2.2.3. Có kỹ năng tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề và ra quyết định kinh
doanh;
2.2.4. Có kỹ năng xây dựng chiến lược/kế hoạch kinh doanh cho một công ty/doanh
nghiệp.
3



2.3. Thái độ
2.3.1. Hình thành phong cách làm việc chuyên nghiệp và có văn hoá ứng xử;
2.3.2. Có ý thức kỷ luật và tuân thủ các chuẩn mực đạo đức kinh doanh.
III. Phƣơng pháp giảng dạy, học tập và đánh giá học phần
3.1 Phương pháp giảng dạy: Phương pháp
tham dự tích cực của sinh viên được đòi hỏi
trong các buổi học (vòng chơi) khi tham gia
học phần mô phỏng tình huống kinh doanh.
Giảng viên sẽ giới thiệu, hướng dẫn cho sinh
viên một cách tổng quát về trò chơi. Trong
quá trình thực hiện các vòng chơi, giảng viên
sẽ đóng nhiều vai khác nhau. (i) Vai trò
người điều hành thị trường để quản lý các
công ty trên thị trường BSG. Kiểm soát về
thời gian các công ty làm quyết định kinh doanh trong các buổi học và đưa ra thời hạn
nộp quyết định ở mỗi vòng chơi. (ii) Vai trò thành viên công ty nghiên cứu thị trường
và tư vấn kinh doanh BCC để đàm phán ký kết hợp đồng cung cấp thông tin và tư vấn
cho các công ty BSG. Khi đã ký kết hợp đồng, giảng viên sẽ cung cấp các thông tin và
tư vấn cho các công ty BSG. Tất nhiên, để cung cấp các thông tin và tư vấn, giảng viên
phải phân tích/đánh giá tình hình kinh doanh, tài chính của các công ty BSG. (iii) Sau
vòng chơi cuối cùng, giảng viên sẽ hướng dẫn các nhóm/công ty đánh giá toàn bộ quá
trình 6 năm kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh cho tương lai.
3.2 Phương pháp học tập: Phương
pháp “học bằng cách làm” được sử
dụng khi tham gia trò chơi mô phỏng
tình huống kinh doanh. Sinh viên có
điều kiện hệ thống lại các kiến thức
của các học phần đã học trước đây như

quản trị học, quản trị chiến lược, quản
trị marketing, quản trị sản xuất, quản
trị doanh nghiệp, quản trị tài chính,
quản trị nhân sự, kế toán quản trị và
vận dụng tổng hợp những kiến thức đó vào việc đưa ra quyết định kinh doanh ở các
vòng chơi. Để đưa ra được các quyết định kinh doanh, sinh viên cũng cần phải hiểu
biết thật rõ về công ty BSG của mình. Vì vậy, các sinh viên phải đọc thật kỹ phần mô
tả về tất cả các hoạt động của công ty mà mình đóng vai trò quản trị/điều hành. Sau
mỗi vòng chơi sinh viên phải đánh giá/phân tích các quyết định kinh doanh dựa vào
những kết quả đã đạt được, đánh giá điểm mạnh điểm yếu của công ty mình so với đối
thủ cạnh tranh, rút ra quy luật của trò chơi sau 6 vòng chơi, phân tích môi trường kinh
doanh, hoàn thành bản kế hoạch kinh kinh doanh và trình bày trước lớp vào cuối khóa
4


học. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là sinh viên phải đúc kết được
những bài học kinh nghiệm từ những thành công và thất bại do những quyết định mà
công ty đã đưa ra qua 6 vòng chơi trên thị trường BSG.
3.3 Phương pháp đánh giá: Bao gồm 2 phần
Thực hiện 6 vòng chơi theo yêu cầu trò chơi, đánh giá kết quả, hiệu quả kinh
doanh của nhóm (công ty), lập kế hoạch kinh doanh cho thời gian tới và bảo vệ trước
lớp: 50%
+ Thi hết môn: 50%
+ Tổng cộng: 100%
Kế hoạch thời gian:
Buổi

Nội dung công việc

1


Giới thiệu về học phần mô phỏng tình huống kinh doanh, phương pháp
giảng dạy và học tập, tài liệu và phần mềm sử dụng trong giảng dạy và học
tập, phương pháp đánh giá kết quả, nội dung công việc sinh viên cần thực
hiện đối với môn học, chia nhóm làm việc.
Giảng viên cung cấp cho sinh viên password của mỗi nhóm để sinh viên có
thể đăng nhập vào phần mềm Trò chơi mô phỏng tình huống kinh doanh.

2

Giảng viên giải thích những câu hỏi của sinh viên liên quan đến trò chơi
mô phỏng tình huống kinh doanh (sau khi sinh viên đã đọc phần giới thiệu
về trò chơi BSG).
Sinh viên phải hoàn thành các công việc sau:
+ Đặt tên cho công ty BSG của nhóm mình;
+ Phân công cụ thể từng thành viên của nhóm vào các vị trí ban giám đốc
điều hành công ty BSG;
+ Đưa ra quyết định về chiến lược kinh doanh của công ty BSG trong dài
hạn (6 vòng chơi).

3

Thực hiện vòng chơi thử: Trò chơi mô phỏng tình huống kinh doanh Các
công ty BSG xây dựng mục tiêu kinh doanh của công ty mình, thu thập và
phân tích/đánh giá các thông tin thị trường làm cơ sở đưa ra các quyết định
kinh doanh. Nộp quyết định kinh doanh và nhận kết quả kinh doanh thực
tế đã đạt được.

4


Thực hiện vòng chơi thứ nhất: Trò chơi mô phỏng tình huống kinh doanh
Các công ty BSG ký kết hợp đồng dịch vụ cung cấp thông tin và tư vấn
kinh doanh với công ty BCC. Phân tích/đánh giá thị trường để xây dựng
những mục tiêu kinh doanh của công ty cho năm xx01 và đưa ra các quyết
định kinh doanh. Nộp quyết định kinh doanh của công ty ở vòng chơi thứ
5


nhất.
5–9

Thực hiện 5 vòng chơi tiếp theo.
Đầu mỗi buổi học, các công ty nhận kết quả của vòng chơi trước đó.
Các công ty BSG ký kết hợp đồng dịch vụ cung cấp thông tin và tư vấn
kinh doanh với công ty BCC. Đánh giá kết quả kinh doanh đã đạt được
trong năm trước dựa vào việc phân tích thị trường và ý kiến tư vấn (nếu ký
hợp đồng tư vấn) để xây dựng những mục tiêu kinh doanh của công ty cho
năm kế hoạch và đưa ra các quyết định kinh doanh. Nộp quyết định kinh
doanh của công ty ở vòng chơi năm kế hoạch.

10

Trình bày: Nội dung kế hoạch kinh doanh, các nhóm xây dựng đề cương
thảo luận với giáo viên để hoàn chỉnh đề cương.

11 - 13

Sinh viên thực hiện và hoàn chỉnh bài tổng hợp phân tích đánh giá hiệu
quả qua 6 vòng chơi, nghiên cứu môi trường kinh doanh, xây dựng kế
hoạch kinh doanh cho thời gian tới thông qua trao đổi/góp ý của giảng

viên.

14 - 15

Các nhóm trình bày phần phân tích đánh giá kết quả của 6 kỳ kinh doanh,
phân tích môi trường kinh doanh và kế hoạch kinh doanh cho thời gian tới;
Giảng viên trao đổi với sinh viên về kết quả của nhóm.

Ghi chú: Mỗi buổi 3 tiết/lớp và mỗi nhóm báo cáo 30 phút (15’ trình bày báo cáo +
15’ trả lời các câu hỏi).

6


Nội dung Trò Chơi Mô Phỏng Tình Huống Kinh Doanh
I. Tổng quan về công ty BSG
Đóng vai trò là giám đốc điều
hành công ty như được giới thiệu
phần trên, các nhóm sinh viên sẽ có
toàn quyền đưa ra các quyết định cho
công ty BSG của mình về quá trình
sản xuất, cung ứng và tiêu thụ bia.
Công ty BSG thuộc loại hình công ty
TNHH, nguồn vốn chủ sở được hình
thành từ nguồn vốn góp của các thành
viên. Phần vốn lưu động và vốn đầu tư mở rộng sản xuất, công ty có thể vay ngân
hàng. Trong toàn bộ thời gian hoạt động (được mô phỏng trong tình huống) công ty
BSG chỉ sản xuất sản phẩm bia mà không sản xuất sản phẩm nào khác. Ban giám đốc
điều hành công ty phải đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh sản phẩm bia cho
công ty trong từng năm.

Tại xuất phát điểm năm xx00, trên thị trường sản phẩm bia có bốn công ty cùng
có năng lực sản xuất kinh doanh như nhau. Nói cách khác, mỗi công ty BSG phải đối
mặt với ba đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Với phương châm “biết người biết
ta trăm trận trăm thắng”, tất nhiên các công ty đều muốn khai thác tối đa những thông
tin về đối thủ cạnh tranh, vì vậy mỗi công ty cần phải giữ bí mật kinh doanh của công
ty mình trước các đối thủ cạnh tranh.
Trong quá trình quản trị/điều hành công ty, đầu mỗi năm mỗi công ty phải xây
dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty của mình. Những thông tin dưới đây, người
chơi với vai trò là thành viên ban giám đốc điều hành công ty cần hiểu thật rõ để có thể
đưa ra các quyết định cho công ty.
+ Thị trường BSG
Được dự đoán là có tốc độ tăng trưởng 2 chữ số
trong những năm tới. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng
của thị trường có sự biến động khác qua từng năm tùy
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như giá cả, lạm
phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thị trường bia
BSG, ngoài bốn công BSG là những đối thủ cạnh
tranh trực tiếp, các công ty BSG cần phải để mắt đến
đối thủ cạnh tranh gián tiếp đó là công ty xuất nhập
khẩu Mekong. Đây là công ty hoạt động trong lĩnh
vực thương mại và có chức năng kinh doanh các sản
phẩm rượu bia. Một khi công ty này nhận ra cơ hội khai thác thị trường bia thì họ ngay
lập tức nhập khẩu những sản phẩm này để cung ứng ra thị trường. Điều này diễn ra khi
7


các công ty BSG không đáp ứng được nhu cầu thị trường hoặc khi có những “khe hở”
về giá trên thị trường. Nghĩa là, trên thị trường nếu như giá bia quá cao và/hoặc là
lượng cung thấp hơn lượng cầu, đồng nghĩa với việc nhập khẩu sẽ có lợi về giá cả và
lợi nhuận.

Kết quả khảo sát thị trường được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường và
tư vấn kinh doanh BCC cũng chỉ ra rằng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm bia chai và bia tươi
có sự thay đổi theo thời gian. Người tiêu dùng trên thị trường BSG cho rằng 2 sản
phẩm bia chai và bia tươi có sự khác biệt rõ nét vì vậy công ty có thể định giá khác
nhau cho từng loại sản phẩm riêng biệt. Nghiên cứu thị trường cũng khẳng định việc
chuyển đổi từ sản phẩm này sang sản phẩm khác không bị chi phối nhiều bởi yếu tố
giá cả mà là do sự thay đổi về „gu‟ của người tiêu dùng theo thời gian.
II. Sản xuất - kinh doanh
2.1 Qui trình sản xuất

Hình 1. Qui trình sản xuất bia
Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu (Malt): Lúa mạch
được sàng để phân loại hạt theo một kích cỡ nhất định nhằm
đảm bảo sự đồng đều về kích thước các hạt. Những hạt lúa
mạch sẽ được ngâm vào trong nước cho nảy mầm. Trong giai
đoạn nảy mầm, bên trong hạt lúa mạch diễn ra rất nhiều sự
biến đổi. Đầu tiên, các thành phần dinh dưỡng như tinh bột
và protein bên trong sẽ được phân giải. Lúa mạch đang trong quá trình nảy mầm còn
được gọi là “Malt xanh – Green Malt”. Bên trong Green Malt có chứa rất nhiều enzym
– đây là yếu tố rất quan trọng trong giai đoạn nấu tiếp theo.

8


Công đoạn nấu – lọc bã: Tinh bột của malt có dạng
nhiều phân tử đường glucô kết nối với nhau với kích
thước lớn, điều này làm cho men bia sẽ khó thâm nhập
vào trong tế bào, các enzym đường hóa cũng không hoạt
động được. Để giúp phân giải và chia nhỏ kết cấu kết tinh
của tinh bột, người ta cho malt vào lò nấu và dùng nước

sôi để xử lý thành một dạng hồ nhão. Đây gọi là công
đoạn “hồ hóa”. Tại đây, Enzyem sẽ làm biến đổi tinh bột đã được hồ hóa của malt
thành chất đường. Protein sẽ được phân giải thành Peptide (chuỗi axit amino) - vốn
đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra bọt bia – và axít amino vốn là nguồn
dinh dưỡng của men bia, đóng góp trong việc sinh sôi men bia và tạo ra thành phần
mùi hương cho bia. Sau khi kết thúc quá trình đường hóa, người ta sẽ thực hiện lọc để
loại bỏ các chất rắn.
Công đoạn đun sôi và bổ sung hoa bia: Dịch malt
sau khi lọc sẽ được chuyển sang lò đun sôi và cho thêm hoa
bia vào. Vị đắng sẽ được sinh ra nhờ công đoạn nấu sôi.
Hoa bia chính là thành phần tạo ra vị đắng, tuy nhiên chỉ bỏ
hoa bia vào thôi thì chưa thể tạo ra vị đắng này. Chỉ khi nấu
sôi lên, một loại axít có trong hoa bia bị biến đổi và tạo ra vị
đắng. Phương pháp đo vị đắng của bia được tính toán thông
qua việc đo lường chất Isohumulone vốn được hình thành qua công đoạn nấu sôi. Tuy
nhiên, cho dù cùng một đơn vị vị đắng nhưng nếu chủng loại hoa bia, cách sử dụng hoa
bia, dịch malt... khác nhau thì sẽ cho ra vị đắng khác nhau về tính chất cũng như cường
độ. Cách đưa hoa bia vào nấu sôi cũng làm thay đổi mùi hương của bia. Có thể cho
toàn bộ hoa bia vào ngay từ đầu khi mới đun sôi, hoặc có thể chia làm nhiều phần để
đưa vào từ từ. Để tạo ra mùi hương mạnh của hoa bia, người ta có thể thêm vào một
phần hoa bia tại thời điểm ngay trước khi kết thúc công đoạn đun sôi.
Công đoạn kết lắng: Sau khi nấu sôi, sẽ đến
công đoạn lọc bỏ các chất rắn chứa trong dịch malt.
Công việc này được thực hiện bằng một thiết bị
hình trụ có tên gọi là whirlpool. Người ta đổ dịch
malt vào trong thiết bị này và cho quay tròn, lực ly
tâm sinh ra sẽ gom các chất rắn lại chính giữa.
Trước đây người ta còn sử dụng hoa bia nguyên
dạng để cho vào nấu thì ở công đoạn này sẽ sử
9



dụng lưới lọc, tuy nhiên hiên nay, khi hoa bia đã được gia công thành dạng viên thì chỉ
cần bồn whirlpool mà thôi.
Công đoạn làm lạnh và lên men: Dịch malt sau khi trải qua công đoạn nấu sôi
sẽ được làm lạnh. Tại công đoạn này, dịch malt sẽ được làm lạnh đến nhiệt độ bắt đầu
lên men, rồi được cung cấp các enzym cần thiết cho sự sinh trưởng của men bia. Sau
khi làm lạnh dịch malt đến nhiệt độ cần thiết cho quá trình lên men và cho enzym vào
thì người ta sẽ cho men bia vào dung dịch này. Men bia được cho vào sẽ hấp thụ
đường và làm lên men đường. Dưới tác động lên men của enzym có trong men bia,
đường sẽ chuyển hóa thành cồn (methyl alcohol) và khí CO2. Khoảng 1 tuần sau đó,
bia non được hình thành. Lượng men bia cho vào nếu ít quá thì quá trình lên men sẽ
diễn ra chậm, làm mất cân bằng hương vị, ngược lại nếu nhiều quá cũng sẽ làm mất
mùi vị của bia.
Công đoạn ủ: Bia non sau khi hình thành sẽ
được chuyển sang bồn ủ. Trong giai đoạn lên men
trước đó, tại thời điểm khi có khoảng 85% hàm
lượng đường có tính lên men được lên men thì công
đoạn này kết thúc. Bia được chuyển sang bồn trữ
(lên men sau). Bia non khi được chuyển sang bồn trữ
sẽ được cho lên men lại. Khi đó, các men bia chìm
bên dưới sẽ lại sinh sôi bên trong bia non. Sau đó,
bia được làm lạnh từ 0 - 20C rồi tiếp tục ủ trong khoảng thời gian 3 – 4 tuần. Để công
đoạn lên men sau được diễn ra một cách có hiệu quả, trong bia non nhất thiết phải có
phần chiết xuất có tính lên men và phải còn một lượng men bia thích hợp. Trong giai
đoạn ủ, khí CO2 sinh ra sẽ được phân giải, tuy nhiên do hàm lượng CO2 chứa trong bia
cần một độ chính xác khá cao nên người ta gắn thêm 1 thiết bị điều chỉnh áp suất khí
gas để đẩy phần gas dư thừa ra khỏi bồn ủ, giữ cho áp suất này ở mức nhất định. Thời
gian ủ bia sẽ khác nhau tùy vào từng loại bia, từng chủng loại men… nhưng tiêu chuẩn
cơ bản trong trường hợp lên men chìm là khoảng 1 tháng. Lúc này bia đã chín hoàn

toàn và vị ngon của bia đã đạt đến mức cao nhất. Đối với các nhà hàng, bia tươi nấu và
bán bia tại chỗ, người ta sẽ bơm bia trực tiếp từ các bồn ủ này lên hệ thống vòi rót và
rót trực tiếp cho khách hàng thưởng thức. Lúc này bia sẽ đạt được vị ngon và hương
thơm ở mức cao nhất, kèm theo đó là rất nhiều những chất vi lượng có tác dụng bổ
dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Trong trường hợp nếu muốn đóng chai, người ta sẽ tiến
hành đóng chai trực tiếp từ bia trong bồn ủ này và chúng ta có bia tươi đóng chai.
Công đoạn lọc: Men bia và các chất cặn trong quá trình ủ sẽ được lọc bỏ. Ở
công đoạn lọc này, người ta thường dùng vật liệu lọc những tấm lưới có lỗ rất nhỏ. Sau
khi lọc và được xử lý nhiệt để diệt khuẩn, bia sẽ được đóng gói để xuất xưởng.
10


Công đoạn đóng gói: Chai bia rỗng sau
khi được thu hồi về sẽ đi qua máy súc rửa và
diệt khuẩn. Trong giai đoạn súc rửa, người ta
dùng xút NaOH để phân giải và tẩy sạch các
chất bẩn bám trên chai, đồng thời phân giải
keo dán của nhãn chai để bóc tách nhãn ra. Sau
khi rửa và diệt khuẩn bằng xút, chai sẽ được
súc rửa nhiều lần bằng dòng nước áp lực cao.
Chai bia được tái sử dụng nhiều lần, do đó
trước khi rót bia vào chai, cần phải kiểm tra
chai kỹ lưỡng. Những chai vỡ, nứt, xước nhiều… sẽ bị loại ra khỏi dây chuyền.
2.2 Chi phí nguyên vật liệu sản xuất bia của công ty BSG
Như vừa được giới thiệu ở trên, nguyên vật liệu được sử dụng sản xuất bia bao
gồm: nước, malt đại mạch, hoa houblon (hoa bia), men bia Saccharomyces uvarum và
một số nguyên liệu khác. Nước là nguyên liệu chính và chiếm khoảng 80% trọng
lượng bia thành phẩm. Thành phần hóa học của nước có ảnh hưởng quyết định đến
hương vị và chất lượng bia. Vì vậy các công ty BSG đã đầu tư hệ thống giếng khoan
nhằm cung cấp nguồn nước sản xuất và hệ thống lọc chuyên dụng để xử lý nước đáp

ứng những yêu cầu kỹ thuật khắc khe đảm bảo sản phẩm bia đạt chất lượng tốt nhất.
Những nguyên vật liệu khác dùng trong sản xuất bia hiện được cung ứng bởi
những nhà cung cấp uy tín và các công ty BSG đã và đang áp dụng mô hình dự trữ JIT.
Điều này có nghĩa là các công ty BSG không cần tồn kho, nguyên vật liệu sử dụng cho
sản xuất bia được giao và đưa ngay vào quá trình sản xuất. Toàn bộ chi phí nguyên vật
liệu như đã nói trên để sản xuất một lít bia là 1.150 đồng.
2.3 Nghiên cứu và phát triển
Vấn đề qui trình công nghệ, bố trí mặt bằng cho việc sản xuất bia của các công
ty BSG có thể được coi là tương đối hợp lý và máy móc thiết bị khá hiện đại. Vì vậy
việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ, qui trình sản xuất sẽ không làm
thay đổi chi phí sản xuất bia trong ngắn hạn. Nhưng vì nhận thức của người tiêu dùng
càng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm và môi trường sống. Do
đó, việc đầu tư theo hướng phát triển công nghệ xanh, sạch và nâng cao chất lượng sản
phẩm dẫn đến kết quả là người tiêu dùng sẳn lòng trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm tốt
hơn của những công ty quan tâm đến môi trường. Thêm vào đó, các chuyên gia cũng
chỉ ra rằng đầu tư vào khâu thiết kế mẫu mã/kiểu dáng bao bì sản phẩm bia sẽ tạo được
ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng (nhờ sự sang trọng và độc đáo của chai/thùng
bia) vừa mang lại sự tin tưởng (tránh nhầm lẫn với sản phẩm giả/nhái). Điều này đồng
nghĩa với việc gia tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty.

11


Tuy nhiên, khoản tiền đầu tư vào công nghệ/thiết kế không phải đạt được kết
quả hoàn toàn và ngay tức thời trong năm. Điều này được giải thích là giả định năm
nay công ty tăng gấp đôi số tiền đầu tư vào công nghệ/thiết kế so với năm trước thì
không phải chất lượng sản phẩm tăng lên trong năm nay sẽ gấp hai lần so với năm
trước. Và cũng lưu ý rằng kết quả của khoản đầu tư sẽ có tác động trong dài hạn.
Ngược lại, nếu khoản đầu tư vào công nghệ/thiết kế trong một năm nào đó giảm đi so
với năm trước thì không có nghĩa là điều này sẽ mang lại ảnh hưởng trái chiều (giảm

chất lượng sản phẩm và giảm lượng tiêu thụ). Nhưng việc giảm đầu tư vào nghiên cứu
phát triển tất nhiên cũng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong dài hạn. Mức đầu tư
vào nghiên cứu và phát triển bình quân của các công ty năm đầu tiên là 4,5 tỷ đồng.
2.4 Năng lực sản xuất và đầu tư tăng công suất
Hiện tại, công suất thiết kế
của các nhà máy sản xuất bia của
công ty BSG đạt mức sản lượng tối
đa 200 triệu lít bia mỗi năm. Tuy
nhiên, nếu nhu cầu thị trường bia
tăng lên và các công ty đánh giá sản
lượng tiêu thụ bia của công ty vượt
quá năng lực sản xuất thì các công
ty có thể đầu tư mở rộng qui mô,
nâng cao công suất. Việc mở rộng
có thể dẫn đến năng lực sản xuất tăng thêm cao nhất là 50 triệu lít bia/năm và với mức
vốn đầu tư cần thiết là 45 tỷ đồng. Đây là các khoản chi phí cho việc đàm phán, mua
sắm, lắp đặt thêm các máy móc thiết bị sản xuất như máy nghiền, hệ máy làm bia, mở
rộng nhà xưởng, thiết bị chứa đựng, v.v.
Với khoản vốn đầu tư mở rộng sản xuất cần có, công ty có thể vay ngân hàng.
Về thời gian đầu tư, từ thời điểm xây dựng dự án mở rộng đến khi sản xuất vận hành là
2 năm. Điều này có nghĩa là nếu công ty BSG quyết định đầu tư mở rộng vào năm thứ
nhất thì đến đầu năm thứ ba mới có thể đưa vào khai thác sử dụng thiết bị mới. Theo
qui định của những nhà cung cấp máy móc thiết bị cho việc mở rộng sản xuất, các
công ty BSG phải thanh toán ngay năm đầu 1/3 tổng chi phí đầu tư, năm hai trả tiếp
1/3 và năm ba (khi bắt đầu khai thác/vận hành) thanh toán dứt điểm 1/3 phần còn lại.
Thêm vào đó, khi đầu tư mở rộng sản xuất công ty phải gia tăng các khoản chi
phí sau: (i) Chi phí tiền lương công nhân chế biến mỗi năm là 4,25 tỷ đồng khi dây
chuyền mới vận hành ở năm thứ ba. Tuy nhiên, vì cần phải đào tạo công nhân mới
tuyển dụng để đảm bảo họ có thể vận hành được máy móc thiết bị, nên bắt đầu năm
thứ hai kể từ khi đầu tư nâng công suất công ty phải chi một khoản tiền là 1,5 tỷ đồng;

(ii) Chi phí chung cho chế biến là 4 tỷ đồng/năm; (iii) Chi phí khấu hao tài sản cố định
mới được tính theo qui định chung là 10% năm trên giá trị tài sản.
12


2.5 Chi phí sản xuất/chế biến bia
Như đã nói ở trên, qui trình sản xuất bia đã được tối ưu hóa, vì vậy việc đầu tư
vào công nghệ/thiết kế được giả định sẽ không làm thay đổi chi phí trong khâu chế
biến. Với công suất hiện tại, công ty phải chịu chi phí chung bao gồm chi phí quản lý
phân xưởng, bảo dưỡng máy móc thiết bị nhà xưởng, chi phí điện sử dụng trong khâu
chế biến … là 17 tỷ đồng/năm. Khoản chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất
(bao gồm cả các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, tiền
ăn giữa ca…) trong một năm là 18 tỷ đồng.
2.6 Năng lực kho chứa
Qui trình sản xuất/chế biến bia gồm nhiều công đoạn như đã mô tả phần trên, từ
công đoạn chuẩn bị nguyên liệu (malt), nấu - lọc bã, đun sôi và bổ sung hoa bia, kết
lắng, làm sạch và lên men, ủ, lọc và cuối cùng là đóng gói. Như vậy, về phương diện
công nghệ công ty cần phải đảm bảo sự cân đối giữa khâu sản xuất và tiêu thụ được
thực hiện thông qua hệ thống kho chứa. Theo tính toán, công suất kho chứa phải bằng
¼ sản lượng tiêu thụ bia trong năm. Như vậy, nếu các công ty sản xuất với mức sản
lượng tối đa theo công suất thiết kế (200 triệu lít/năm) thì năng lực kho chứa cần phải
có là 50 triệu lít. Tuy nhiên, khả năng hiện tại hệ thống kho chứa của các công ty BSG
chỉ giới hạn ở mức sản lượng 40 triệu lít. Vì thế, nếu công ty có kế hoạch sản xuất tiêu
thụ bia vượt quá sản lượng 160 triệu lít/năm, công ty cần phải mở rộng năng lực dự
trữ. Hai phương án công ty BSG có thể lựa chọn cho việc nâng công suất dự trữ: (i)
Đầu tư mở rộng kho chứa với chi phí là 1 tỷ đồng/20 triệu lít; và (ii) Thuê kho hàng
năm từ Công ty TNHH Á Đông chuyên doanh trong việc cho thuê mướn các xi-téc,
thùng chứa, kho tàng và các hệ thống ống dẫn đặc biệt cho ngành chế biến thực phẩm.
Nếu công ty BSG đầu tư mở rộng kho chứa thì việc đầu tư sẽ được thực hiện ngay khi
công ty BSG quyết định ở đầu năm và khoản đầu tư này sẽ được hạch toán tăng giá trị

tài sản cố định của công ty (chi phí khấu hao kho chứa cũng tính theo qui định chung
là 10% năm). Nếu công ty quyết định thuê kho chứa, mức giá chào hàng của công ty Á
Đông là 100 triệu đồng/năm với dung tích dự trữ 10 triệu lít.
2.7 Công đoạn bao bì/đóng gói
Đối với bia tươi, các công ty sẽ
đóng thùng (barrel) với dung tích 20 lít và
30 lít cung cấp cho các điểm tiêu thụ và
đóng keg dung tích 2 lít dành cho đối
tượng người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng
tại nhà. Năng lực đóng thùng/keg đối với
sản phẩm bia tươi hoàn toàn đáp ứng đủ
cho mọi mức sản lượng bia tươi cung cấp
ra thị trường. Biến phí đóng thùng/keg bia tươi là 45 đồng/lít.

13


Đối với sản phẩm bia chai, chai bia rỗng sau khi thu hồi sẽ được súc rửa và diệt
khuẩn cũng như được kiểm tra loại bỏ những chai vỡ, nứt, xước nhiều sẽ bị loại khỏi
dây chuyền. Để đảm bảo tính đồng bộ giữa công đoạn sản xuất và đóng chai, công ty
BSG đã lắp đặt thiết bị đóng chai công suất cao sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
Công suất đóng chai đạt mức 100 triệu lít/năm nếu mỗi ngày hoạt động một ca sáng.
Nếu như nhu cầu đóng chai vượt quá khối lượng trên thì công ty sẽ tổ chức tăng ca
(chiều hoặc tối). Biến phí đóng chai là 50 đồng/lít bia. Nếu công đoạn đóng chai được
thực hiện vào ca chiều hoặc tối đối với sản phẩm bia chai vượt mức sản lượng 100
triệu lít/năm thì biến phí sẽ tăng thêm 10%.
2.8 Địa điểm công ty
Công ty BSG đã
ký hợp đồng thuê đất tại
khu công nghiệp MDP

(Mekong Delta Park) với
thời hạn 50 năm. Đây là
một khu công nghiệp có
hạ tầng kỹ thuật rất tốt
đảm bảo cho việc sản
xuất, vận chuyển nguyên
vật liệu phục vụ sản xuất
hoặc sản phẩm tiêu thụ.
Thêm vào đó, hệ thống xử lý nước thải cũng được hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế.
Theo điều khoản hợp đồng, công ty BSG sẽ trả một khoản chi phí hàng năm 3,675 tỷ
đồng trong suốt thời gian hợp đồng.
2.9 Quản trị công ty BSG
Trong trò chơi BSG, bộ máy quản trị hiện tại của công ty gồm có 6 thành viên,
bao gồm 1 tổng giám đốc và 5 giám đốc phụ trách 5 phòng chức năng như được trình
bày trong sơ đồ ở Hình 2 (trang sau).
Tổng Giám Đốc: Là người đại diện cao nhất của công ty BSG, có trách nhiệm chỉ đạo
và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Tổng giám đốc do
Hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về
việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Trong trò chơi BSG, tổng giám đốc
sẽ điều hành tất cả các hoạt động của các thành viên trong ban giám đốc công ty BSG.
Giám đốc Sản xuất & Kho vận: Chịu trách nhiệm về quản trị sản xuất và cung ứng
nguyên vật liệu cũng như hoạt động vận chuyển hàng hóa tiêu thụ của công ty BSG:
Trong trò chơi BSG, Giám đốc sản xuất & kho vận phải hiểu rõ qui trình sản xuất ra
sản phẩm bia. Một cách chi tiết, giám đốc sản xuất và kho vận phải biết các nguyên
vật liệu được sử dụng trong sản xuất, nguồn cung ứng các nguyên vật liệu, đóng gói,
dự trữ sản phẩm và các loại chi phí liên quan đến sản xuất. Thêm vào đó, giám đốc
sản xuất & kho vận phải biết năng lực sản xuất, đóng gói và dự trữ hiện tại của công
14



ty, hoạt động vận chuyển sản phẩm cũng như khả năng đầu tư gia tăng năng lực sản
xuất và dự trữ sản phẩm.

Tổng Giám Đốc

Nghiên Cứu
& Phát Triển

Sản Xuất
& Kho Vận

Chất Lượng
Thiết Kế

Kinh Doanh
& Marketing

Tài Chính

Nhân Sự
& Hành Chính

Sản Xuất

Bán Hàng

Kế Toán

Nhân Sự


Kho

Quảng Cáo

Kiểm Toán
Nội Bộ

Hành Chính

Vận tải

Chi Nhánh
Tiêu Thụ

Hình 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị công ty BSG
Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển: Phải đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về
việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu & phát triển của công ty BSG. Vì vậy, trong trò
chơi BSG, giám đốc nghiên cứu & phát triển phải đánh giá được quyết định đầu tư
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty như thế nào (?) để tư vấn trong việc
đưa ra quyết định đầu tư cho hoạt động nghiên cứu & phát triển.
Giám đốc Tài chính - Kế toán: Giám đốc tài chính – kế toán của công ty BSG có trách
nhiệm tổ chức các hoạt động liên quan kế hoạch tài chính và sổ sách kế toán của công
ty. Mỗi năm, giám đốc tài chính – kế toán phải hoàn tất việc lập bảng cân đối kế toán,
bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo
cáo tài chính và tính toán các chỉ số tài chính … để báo cáo trước đại hội đồng cổ đông
thường niên. Trong trò chơi BSG, giám đốc tài chính – kế toán phải nắm bắt được các
nguyên tắc hạch toán lỗ lãi, phương pháp lập kế hoạch luân chuyển tiền mặt, bảng cân
đối kế toán và biết sử dụng các công cụ phân tích kế toán quản trị để có thể đưa ra các
quyết định kinh doanh.
Giám đốc kinh doanh và Marketing: Chịu trách nhiệm về các hoạt động tiêu thụ và

đưa ra các quyết định liên quan đến chính sách marketing. Trong trò chơi BSG, giám
đốc kinh doanh phải hiểu về kênh phân phối bia, chính sách hoa hồng, quảng cáo,
chính sách định giá bán sản phẩm và hoạt động nghiên cứu thị trường.
Giám đốc Nhân sự và Hành chính: Chịu trách nhiệm về các hoạt động thường xuyên
như hội họp, tiếp khách, quản lý các văn bản, hồ sơ, gửi nhận các giấy tờ giữa các bộ
phận trong công ty và các tổ chức bên ngoài. Về nhân sự, chịu trách nhiệm về sắp xếp

15


tổ chức sản xuất, tuyển dụng và đào tạo nhân sự cũng như xây dựng và thực hiện các
chính sách tiền lương, thưởng của công ty.
Chi phí quản lý công ty là 6 tỷ đồng/năm bao gồm tiền lương, tiền công, các
khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi phí vật liệu
văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản dùng cho quản lý và các chi phí khác.
Công ty BSG tổ chức tốt bộ máy quản trị cùng với việc áp dụng hợp lý các chính sách
tiết kiệm trong quản trị nên chi phí quản lý là không thay đổi và không phụ thuộc vào
khối lượng bia được sản xuất nếu sản lượng chưa vượt ngưỡng 200 triệu lít bia/năm.
Trường hợp sản lượng bia sản xuất gia tăng vượt mức này thì chi phí quản lý sẽ tăng
thêm 200 triệu đồng cho mỗi mười triệu lít bia tăng thêm.
III. Tài chính - Kế toán
Cuối năm kinh doanh, bộ phận
tài chính – kế toán của công ty BSG có
trách nhiệm phải hoàn tất việc lập bảng
cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển
tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính
và tính toán các chỉ số tài chính … để
báo cáo trước đại hội đồng thành viên
thường niên.

3.1 Bảng cân đối kế toán
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: Đối với các công ty BSG khoản mục
này là tiền mặt và được tính toán dựa vào bảng lưu chuyển tiền tệ. Công ty BSG cần
phải đưa ra quyết định dự trữ tiền mặt một cách hợp lý đảm bảo cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh. Dự trữ tiền mặt trên tổng tài sản không được nhỏ hơn 2%.
Khoản phải thu ngắn hạn: Hình thành từ doanh thu bán hàng. Đối với sản
phẩm bia, các công ty BSG không thể thu ngay tiền mặt tất cả lượng bia tiêu thụ trong
năm. Công ty cần một khoảng thời gian cần thiết để thu tiền bán hàng kể từ khi giao
hàng. Trong thị trường BSG, khoản phải thu ngắn hạn cuối năm bằng 1/12 nhân 30%
doanh thu bán hàng của năm đó.
Hàng tồn kho: Bao gồm sản phẩm dở dang và thành phẩm. (i) Cách tính giá trị
tồn kho sản phẩm dở dang: Do qui trình chế biến bia từ công đoạn đầu tiên (chuẩn bị
nguyên liệu - malt) đến khi trở thành thành phẩm đòi hỏi một thời gian dài, nên các
công ty cần phải dự trữ sản lượng ‘bán thành phẩm’ bằng 1/10 sản lượng bia dự kiến
tiêu thụ ở năm sau. Lượng sản phẩm chưa hoàn thành này đang ở công đoạn cuối của
quá trình sản xuất và chỉ cần đóng thùng/keg/chai là có thể tiêu thụ. Như vậy, giá trị
tính tồn kho mỗi đơn vị sản phẩm dở dang này bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất trong
năm (không tính đến chi phí đóng thùng/chai). (ii) Cách tính giá trị tồn kho thành
phẩm: Lượng thành phẩm tồn kho bằng lượng bia thành phẩm có thể tiêu thụ trong
16


năm trừ lượng bia tiêu thụ thực tế. Giá trị mỗi đơn vị thành phẩm bao gồm chi phí sản
xuất và chi phí đóng thùng/chai. Lượng tồn kho cuối năm xx00 chỉ có tồn kho bán
thành phẩm (không có tồn kho thành phẩm). Công ty BSG dự định sản lượng sản xuất
năm xx01 là 160 triệu lít, vì vậy giá trị hàng tồn kho được tính bằng 160 triệu lít x 1/10
x 2.700 $/lít (giá thành chế biến năm xx00).
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY BSG
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Mã số


Năm xx00

100
110
130
140
200
210
211
212
213
250

59.592.000
4.580.000
11.812.500
43.200.000
164.125.000
164.125.000
193.750.000
29.625.000
0
223.717.500

300
310
311
312
320

321
400
410
411
414
417
440

49.842.5000
66.867.500
28.242.500
21.600.000
38.625.000
38.625.000
135.250.000
135.250.000
125.500.000
4.500.000
5.250.000
223.717.500

Năm xxxx

Tài sản
A. Tài sản ngắn hạn
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
II. Các khoản phải thu ngắn hạn
III. Hàng tồn kho
B. Tài sản dài hạn
I. Tài sản cố định

1. Nguyên giá
2. Giá trị hao mòn lũy kế
3. Chi phí xây dựng dở dang
Tổng Tài sản
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả cho người bán
II. Nợ dài hạn
1. Vay và nợ dài hạn
B. Vốn chủ sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
1. Nguồn vốn kinh doanh
2. Quỹ đầu tư phát triển
3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Tổng Nguồn vốn

Nguyên giá tài sản cố định: Bằng tổng giá trị nhà xưởng, hệ thống máy móc
thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh của công ty BSG và được thể hiện trong bảng
cân đối kế toán với giá trị 193,75 tỷ đồng. Nếu công ty BSG có kế hoạch đầu tư mở
rộng năng lực sản xuất, thì khi hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, máy móc và bắt đầu
vận hành thì nguyên giá tài sản cố định tăng thêm một khoản bằng với vốn đầu tư mở
17


rộng sản xuất (Xem 4.2.4). Nguyên giá tài sản cố định cũng tăng lên với giá trị tăng
bằng chi phí đầu tư mở rộng năng lực kho chứa nếu công ty BSG quyết định mua kho
(Xem phần 4.2.6).
Giá trị hao mòn lũy kế: Được tính bằng giá trị hao mòn lũy kế năm trước cộng

chi phí khấu hao trong năm báo cáo. Chi phí khấu hao trong năm báo cáo được tính
bằng 10% nguyên giá tài sản cố định. Giá trị hao mòn lũy kế đến cuối năm xx00 là
29.625.000 ngàn đồng. Nếu công ty BSG không đầu tư tăng giá trị tài sản cố định thì
mỗi năm chi phí khấu hao được tính bằng 193,75 tỷ đồng nhân 10% bằng 19,375 triệu
đồng.
Chi phí xây dựng dở dang: Bằng chi phí phát sinh trong quá trình mua sắm lắp
đặt máy móc, thiết bị để mở rộng năng lực sản xuất của công ty BSG (Xem phần
4.2.4).
Vay ngắn hạn: Trong quá trình hoạt động, nếu công ty BSG không đủ vốn
bằng tiền để chi trả cho các hoạt động sản xuất như chi mua nguyên vật liệu, trả lương
nhân viên…, hoạt động nghiên cứu phát triển, và/hoặc chi cho các hoạt động
marketing như quảng cáo, hoa hồng… thì công ty có thể vay ngân hàng. Tuy nhiên,
công ty cần lập kế hoạch vay ngắn hạn ngay từ đầu năm để đảm bảo được ngân hàng
cung cấp vốn với lãi suất thấp (10% /năm) và kịp thời. Nếu các khoản vay ngắn hạn
đột xuất, công ty BSG phải chịu lãi suất 15% /năm.
Vay và nợ dài hạn: Đây là khoản vay mà công ty BSG sử dụng cho việc đầu tư
vào tài sản cố định, mua sắm máy móc thiết bị mở rộng sản xuất hoặc mở rộng năng
lực kho chứa. Đối với khoản vay dài hạn, công ty BSG phải chịu mức lãi suất 15%
/năm. Đến thời điểm cuối năm xx01 khoản vay và nợ dài hạn của công ty BSG là
38,625 tỷ đồng. Công ty BSG cần lưu ý là mỗi năm công ty phải chi trả phần nợ gốc là
10% trên khoản vay dài hạn này, tương ứng với số tiền là 3.862,5 triệu đồng.
Vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty BSG hình thành từ nguồn
vốn góp của các thành viên, các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành thêm cổ
phiếu, nguồn vốn bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh và các quỹ hình thành từ lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối. Đối với công ty BSG, vốn chủ sở hữu bao gồm 3
khoản: (i) Nguồn vốn kinh doanh với giá trị trên sổ sách ở thời điểm cuối năm xx00 là
125,5 tỷ đồng; (ii) Quỹ đầu tư phát triển sản xuất đến cuối năm xx01 là 4,5 tỷ đồng.
Mỗi năm, công ty BSG cần phải trích lập quỹ này với số tiền bằng m% lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp; (iii) Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên bảng cân đối
kế toán là khoản lợi nhuận cộng dồn của năm trước và khoản lợi nhuận sau thuế của

năm báo cáo sau khi đã trừ các khoản trích lập quỹ đầu tư phát triển sản xuất và/hoặc
chia cổ tức cho cổ đông. Khoản này của công ty BSG năm xx01 là 5,25 tỷ đồng.

18


3.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY BSG
Năm: xx00
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Giá vốn hàng bán
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20 = 01 – 11)
4. Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
5. Chi phí bán hàng
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp
7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30 = 20 – 22 – 24 – 25)
8. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
9. Chi phí thuế TNDN hiện hành
10. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50 – 51)

Mã số
01
11
20


Năm nay

Năm trƣớc

22
23
24
25
30
50
51
60

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Để hach toán khoản mục này công
ty BSG tính toán bằng cách lấy số lượng bia tươi và bia chai thực tế tiêu thụ được nhân
với giá bán từng loại bia mà công ty đã quyết định ngay đầu năm.
Giá vốn hàng bán: Bao gồm sản phẩm dở dang năm trước, thành phẩm tồn kho
năm trước và sản phẩm sản xuất trong năm báo cáo. Như vậy, đối với sản phẩm dở
dang công ty phải đóng thùng/keg/chai mới tiêu thụ được. Do đó, để hạch toán giá vốn
hàng bán, công ty BSG phải tính phần chi phí sản xuất ở năm trước cộng thêm chi phí
đóng thùng/keg/chai. Đối với thành phẩm tồn kho, công ty BSG tính giá vốn hàng bán
theo chi phí (bao gồm cả chi phí sản xuất và chi phí đóng thùng/keg/chai) ở năm trước.
Phần sản phẩm được sản xuất trong năm báo cáo sẽ được tính giá vốn hàng bán theo
chi phí sản xuất năm báo cáo. Trong năm xx01 (năm kinh doanh đầu tiên của công ty
BSG), phần tồn kho sản phẩm dở dang là 16.000.000 lít (không có tồn kho thành
phẩm) với chi phí sản xuất mỗi lít bia là 2.700 đồng, công ty tính thêm phần chi phí
đóng thùng/keg/chai để tiêu thụ.
Chi phí tài chính: Phần này bao gồm chi phí trả lãi vay ngắn hạn có kế hoạch
và đột xuất và chi phí trả lãi vay dài hạn. Phần chi phí lãi vay ngắn hạn được tính theo
kế hoạch vay. Nếu năm xx01 công ty BSG không có kế hoạch vay thêm và cũng không

trả nợ vay ngắn hạn thì chi phí trả lãi vay ngắn hạn bằng số tiền vay ngắn hạn trong
bảng cân đối kế toán năm xx01 nhân 10% (28.242.500 x 10% = 2.842.250 đồng). Nếu
19


có kế hoạch vay thêm hoặc trả nợ thì số tiền vay sẽ tăng thêm hoặc giảm đi một khoản
vay thêm hoặc trả nợ vay. Nếu cuối năm, khi hạch toán lời lỗ, bảng cân đối kế toán và
bảng lưu chuyển tiền tệ, công ty bị thiếu hụt tiền mặt thì công ty phải vay đột xuất
ngân hàng. Ngân hàng sẳn lòng cho công ty vay nhưng khoản vay này công ty phải trả
lãi suất 15% và được hạch toán chi phí lãi vay vào năm sau cho khoản vay này. Chi phí
trả lãi vay dài hạn bằng khoản tiền vay (nợ gốc đầu năm báo cáo) nhân lãi suất 15%.
Năm xx01, công ty phải trả lãi vay dài hạn là số nợ dài hạn 38.625.000 đồng x 15% =
5.793.750 đồng. Lưu ý, mỗi năm công ty BSG phải trả nợ gốc đối với khoản vay dài
hạn là 10%. Vì vậy, chi phí trả lãi vay dài hạn sẽ được tính lại hàng năm. Tuy nhiên,
nếu công ty đầu tư mở rộng sản xuất nếu phải vay dài hạn ngân hàng thì nợ gốc dài hạn
sẽ tăng lên và công ty phải tính chi phí trả lãi vay theo phần nợ dài hạn mới.
Chi phí bán hàng: Bao gồm các khoản: (i) Chi phí quảng cáo: Tính theo quyết
định của công ty BSG. Ví dụ công ty BSG quyết định chi quảng cáo bằng 10% doanh
thu thì chi phí quảng cáo được là sản lượng bán dự kiến nhân giá bán kế hoạch nhân
10%; (ii) Chi phí vận chuyển: Tính bằng sản lượng tiêu thụ thực tế nhân 120 đồng/lít;
(iii) Chi phí hoa hồng: Tính theo sản lượng bia thực tế tiêu thụ nhân giá bán kế hoạch
nhân % hoa hồng mà công ty BSG quyết định chi trả; (iv) Chi phí vận hành các chi
nhánh tiêu thụ: Số chi nhánh hoạt động nhân 2 tỷ/chi nhánh cộng các khoản chi phí
phát sinh do đóng cửa hoặc mở thêm chi nhánh; và (v) Chi phí nghiên cứu thị trường
được hạch toán theo số tiền thực chi của công ty BSG.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Được tính bằng 6 tỷ đồng/năm nếu sản lượng
bia tiêu thụ chưa vượt quá 200 triệu lít/năm. Nếu sản lượng bia tiêu thụ vượt mức 200
triệu lít/năm thì công ty phải tính thêm chi phí quản lý là 200 triệu cho mỗi 10 triệu lít
bia vượt trên 200 triệu lít.
3.3 Bảng lưu chuyển tiền tệ

(I) Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
(1) Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác năm xx01: Bao gồm các
khoản phải thu ngắn hạn năm xx00 (Bảng CĐKT) + Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ năm xx01 (Bảng KQ HĐKD) - Khoản phải thu ngắn hạn năm xx01 (Bảng
CĐKT).
(2) Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ năm xx01: Bao gồm các
khoản phải trả người bán năm xx00 (Bảng CĐKT) + Chi phí nguyên liệu năm xx01
(Bảng Tổng hợp chi phí) * 9/10 + Chi phí chung cho chế biến năm xx01 (Bảng Tổng
Hợp Chi Phí) + Chi phí quản lý năm xx01 (Bảng Tổng Hợp Chi Phí) + Chi phí chung
cho tiêu thụ năm xx01 (Bảng Tổng Hợp Chi Phí) + Chi phí nghiên cứu thị trường năm
xx01 (Bảng Tổng Hợp Chi Phí) + Chi phí hoạt động các chi nhánh năm xx01 (Bảng
Tổng Hợp Chi Phí) + Chi phí thuê đất năm xx01 (Bảng Tổng Hợp Chi Phí) + Chi phí
Nghiên cứu và phát triển năm xx01 (Bảng Tổng Hợp Chi Phí) + Chi phí quảng cáo
năm xx01 (Bảng Tổng Hợp Chi Phí) + Chi phí đóng chai & đóng thùng/keg năm xx01
20


(Bảng Tổng Hợp Chi Phí) + Hoa hồng tiêu thụ năm xx01 (Bảng Tổng Hợp Chi Phí) +
Chi phí vận chuyển năm xx01 (Bảng Tổng Hợp Chi Phí).
BẢNG LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ CÔNG TY BSG
(Theo phương pháp trực tiếp)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Mã số Năm nay Năm trƣớc
I. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và
doanh thu khác
01
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và
dịch vụ

02
3. Tiền chi trả cho người lao động
03
4. Tiền chi trả lãi vay
04
5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
05
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
06
7. Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh
07
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
20
II. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các
tài sản dài hạn khác
21
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và
các tài sản dài hạn khác
22
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp
của chủ sở hữu
31
2. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
33
3. Tiền chi trả nợ gốc vay
34

4. Tiền chi trả nợ thuê tài chính
35
5. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
36
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
40
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (20 + 30 + 40)
50
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
60
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (50 + 60)
(3) Tiền chi trả cho người lao động: Bằng Tiền lương chế biến năm xx01 (Bảng Tổng
Hợp Chi Phí).
(4) Tiền chi trả lãi vay: Bằng Chi phí trả lãi vay năm xx01 (Bảng Tổng Hợp Chi Phí).
21


(5) Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: Bằng Chi phí thuế TNDN hiện hành năm
xx01 (Bảng Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh).
(7) Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh: Được tính toán bằng Các khoản giảm trừ
doanh thu năm xx01 (Bảng KQ HĐKD).
+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (20): Được Tính toán = (1) - (2) - (3)
- (4) - (5) - (7)
(II) Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ
(1) Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác: Bao gồm Chi
phí Đầu tư mở rộng sản xuất năm xx01 (Bảng Quyết Định Kinh Doanh) + Tiền Đầu tư
mở rộng kho năm xx01 (Bảng QĐKD).
(2) Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác:
+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (30): Tính toán = (2) – (1).
(III) Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

(1) Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu: Tiền thu từ việc Phát
hành cổ phiếu năm xx01 (Bảng QĐKD).
(2) Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được: Bằng các khoản vay nhận được năm xx01
(Bảng QĐKD).
(3) Tiền chi trả nợ gốc vay: Tính toán bằng tiền trả vốn vay năm xx01 (Bảng QĐKD).
(4) Tiền chi trả nợ thuê tài chính: Tính toán bằng Tiền thuê kho năm xx01 (Bảng
QĐKD).
(5) Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu: Tính toán bằng tiền trả cổ tức năm xx01
(Bảng QĐKD).
+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (40): Tính toán bằng (1) + (2) – (3) –
(4) – (5).
+ Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50): Tính toán = (20 + 30 + 40)
+ Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (60): Tính toán = Tiền và các khoản tương đương
tiền năm xx00 (Bảng CĐKT)
+ Tiền và tương đương tiền cuối kỳ: Tính toán = (50) + (60).

22


3.4 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản
A. Nhóm chỉ tiêu thanh toán

Tỷ số thanh toán
hiện hành

Tài sản ngắn hạn

=

Tỷ số thanh toán

nhanh

Tổng nợ ngắn hạn

=

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn

B. Nhóm chỉ số sinh lợi
Tỷ suất lợi nhuận/Tài sản
(ROA)

Tổng lợi nhuận sau thuế

=

X 100
Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu
(ROS)

Tỷ suất lợi nhuận/Vốn
chủ sở hữu (ROE)

=

=


Tổng lợi nhuận sau thuế
X 100
Doanh thu thuần

Tổng lợi nhuận sau thuế
X 100
Vốn chủ sở hữu bình quân

C. Nhóm tỷ số nợ

Tỷ số nợ/Tổng tài sản

=

Tỷ số nợ/Vốn chủ sở hữu

Tổng nợ phải trả
Tổng tài sản

=

Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu

D. Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động
Số vòng quay
hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán


= Giá trị hàng tồn kho bình quân

IV. Tiêu thụ
4.1 Kênh phân phối
Hoạt động tiêu thụ bia của công ty BSG được tổ chức theo một số kênh khác
nhau nhằm tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất. Phòng Kinh Doanh và
Marketing của công ty được giao chức năng xây dựng và điều hành kênh tiêu thụ bia.
Hiện tại công ty BSG hình thành 4 chi nhánh tiêu thụ bia. Kênh trực tiếp được sử dụng
đối với khách hàng là các cửa hàng bán lẻ và nhà hàng. Các chi nhánh tiêu thụ sẽ trực
23


tiếp ký kết các hợp đồng tiêu thụ và vận chuyển bia đến các cửa hàng bán lẻ và nhà
hàng. Một kênh tiêu thụ khác là các chi nhánh sẽ sử dụng các đại lý cấp I, cấp II để
phân phối bia cho các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ và cuối cùng đi đến người tiêu
dùng (sử dụng bia tại nhà). Hình 3 chỉ ra kênh phân phối bia của công ty BSG.

Nhà Hàng
Công ty
Bia BSG

Chi nhánh
Tiêu Thụ

Đại Lý

Đại Lý

cấp I


cấp II

Ngƣời
bán lẻ

Ngƣời
Tiêu
Dùng
Cuối
Cùng

Hình 3. Kênh phân phối bia của các công ty BSG
Để vận hành hoạt động của các chi nhánh hiện có, công ty phải gánh chịu một
khoản chi phí là 2 tỷ đồng/năm/chi nhánh (Chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, thuê mặt bằng…). Thực tiễn đã chứng minh việc phát triển thêm chi nhánh
tiêu thụ dẫn đến sản lượng tiêu thụ bia sẽ gia tăng. Tuy nhiên, tùy vào qui mô sản xuất
và chiến lược kinh doanh mà công ty BSG có thể thực hiện các phương án sau: (1) Giữ
nguyên số chi nhánh hiện có; (2) Tăng thêm chi nhánh tiêu thụ; và (3) Giảm bớt số chi
nhánh tiêu thụ hiện có. Nếu công ty BSG quyết định mở thêm chi nhánh tiêu thụ, công
ty cần phải có kế hoạch trước một năm vì công ty cần phải tiến hành các thủ tục thành
lập chi nhánh, tìm kiếm địa điểm, tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới... Nghĩa là năm
nay công ty quyết định tăng thêm chi nhánh thì đến năm sau chi nhánh mới đó mới có
thể hoạt động. Chi phí cho các hoạt động để tăng thêm một chi nhánh mới là 500 triệu
đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu công ty muốn cắt giảm số chi nhánh hiện có thì
công ty có thể đưa ra quyết định vào đầu năm kế hoạch và đóng cửa chi nhánh ngay
lập tức. Việc đóng cửa một chi nhánh cũng đòi hỏi công ty phải tốn kém một khoản chi
phí bồi thường và các chi phí khác là 200 triệu đồng.
Hoa hồng là chính sách mà các công ty BSG có thể sử dụng nhằm tác động đến
các thành viên trong kênh phân phối. Lý thuyết và thực tiễn chỉ ra rằng mức hoa hồng
cao sẽ tạo được động lực thúc đẩy các nhân viên bán hàng và kết quả là gia tăng được

lượng sản phẩm tiêu thụ. Vì vậy, công ty BSG cần cân nhắc để quyết định chính sách
chi hoa hồng. Công ty cũng có thể chọn lựa việc không chi hoa hồng, tuy nhiên nếu
quyết định chi hoa hồng thì mức chi này tối đa là 5% trên doanh số bán hàng.
Đối với hoạt động tiêu thụ, việc vận chuyển bia đòi hỏi công ty BSG phải tốn
kém một khoản chi phí là 120 đồng/lít bia.
24


4.2 Nghiên cứu thị trường
Để đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh, các công ty BSG cần thiết phải
có được các thông tin thị trường. Những thông tin này, công ty BSG có thể tự nghiên
cứu, khảo sát thị trường hoặc có thể thuê các công ty nghiên cứu thị trường trong lĩnh
vực này. Nếu tự thu thập thông tin, thực tiễn kinh doanh đã chỉ ra chi phí mà công ty
phải chi cho hoạt động nghiên cứu/tìm kiếm thông tin thường lớn hơn rất nhiều so với
mua thông tin từ các công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường. Chính vì lý do này, trong
thực tiễn nhiều công ty chọn lựa giải pháp là tìm đến các công ty nghiên cứu thị
trường. Trên thị trường BSG, những thông tin về thị trường các công ty BSG có thể ký
hợp đồng với công ty nghiên cứu thị trường và tư vấn kinh doanh (Business Consulting
Company  BCC), một công ty có uy tín và kinh nghiệm, công ty BCC sẽ đảm bảo
cung cấp các thông tin cho công ty BSG một cách nhanh chóng, đáng tin cậy và hữu
ích cho việc ra quyết định kinh doanh. Các công ty BSG phải có được những thông tin
cơ bản từ công ty BCC với chi phí bỏ ra là 1 tỷ đồng/năm. Nếu công ty BSG cần nhiều
thông tin hơn hoặc cần sử dụng dịch vụ tư vấn thì công ty BCC sẵn lòng cung cấp.
Mức giá cho các thông tin và dịch vụ tư vấn mà công ty BCC đưa ra là: (1) Thông tin
về thị phần của các công ty đối thủ cạnh tranh: Chi phí 200 triệu đồng; (2) Thông tin
về chính sách hoa hồng, quảng cáo, số chi nhánh tiêu thụ của các công ty đối thủ cạnh
tranh: Chi phí cho mỗi chính sách 100 triệu đồng; (3) Thông tin về lượng sản phẩm có
thể tiêu thụ của các công ty đối thủ trong năm kế hoạch: Chi phí 400 triệu đồng; (4)
Thông tin về các tỷ số tài chính của các công ty đối thủ cạnh tranh: 200 triệu đồng; (6)
Dịch vụ tư vấn quản trị: 500 triệu đồng; (7) lượng cầu thị trường 6 năm: 6 tỷ đồng.


Mẫu hợp đồng và mẫu báo cáo nghiên cứu thị trường của công ty BCC
Mẫu Hợp đồng cung cấp thông tin và tư vấn kinh doanh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------***-----------HỢP ĐỒNG
Cung cấp thông tin và tư vấn kinh doanh
Số: ............/xx01/HĐDV-BCC
- Căn cứ vào Bộ luật Dân sự số xx/xx00/QHxx, đã được Quốc hội thông qua ngày
xx/xx/xx00;
- Căn cứ Luật Kinh doanh số xx/xx00/QHxx, đã được Quốc hội thông qua ngày
xx/xx/xx00;
- Căn cứ Nghị định số xxx/xxxx/NĐ-CP, ngày xx/xx/xx00 của Chính phủ;
25


×