Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí thu thuế tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.44 KB, 85 trang )

Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn
vị thực tập.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thïy Linh

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

1

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.........................................................................vi
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................vii

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh



2

Lớp: CQ47/05.04


Hc vin Ti chớnh

Lun vn tt nghip
Danh mục các chữ viết tắt

XNK

: Xuất nhập khẩu

NSNN

: Ngân sách nhà nớc

HQCK

: Hải quan cửa khẩu

TSCĐ

: Tài sản cố định

TTHQĐT: Thủ tục hải quan điện tử
DN


: Doanh nghiệp

SXXK

: Sản xuất xuất khẩu

SV: Nguyn Th Thựy Linh

3

Lp: CQ47/05.04


Hc vin Ti chớnh

Lun vn tt nghip
Danh mục sơ đồ và biểu đồ

Trang
Sơ đồ 1.1

Sơ đồ về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và hải quan trong quản lí

12

thu thuế
Sơ đồ 1.2

Sơ đồ về mối quan hệ giữa hải quan, ngân hàng, kho bạc


23

Sơ đồ 2.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy của chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh

31

Hóa
Biểu đồ 2.1

Biểu đồ về số thuế đã thu đợc của 3 năm 2010-2012

52

Danh mục các bảng

Trang
Bảng 2.1

Bảng tổng hợp nợ thuế tại chi cục năm 2012

SV: Nguyn Th Thựy Linh

4

41

Lp: CQ47/05.04



Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

B¶ng 2.2

B¶ng tæng hîp c¸c kho¶n ph¶i thu n¨m 2012 (chi tiÕt)

44

B¶ng 2.3

B¶ng tæng kÕt viÖc thùc hiÖn thu NSNN n¨m 2010-2012

46

B¶ng 2.4

B¶ng tæng kÕt t×nh h×nh thùc hiÖn thñ tôc h¶i quan t¹i chi côc

48

B¶ng 2.5

B¶ng tæng hîp c¸c kho¶n thu n¨m 2010

50

B¶ng 2.6


B¶ng tæng hîp c¸c kho¶n thu n¨m 2011

51

B¶ng 2.7

B¶ng tæng hîp c¸c kho¶n thu n¨m 2012 (s¬ lîc)

52

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

5

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU

Phát triển và hội nhập là một trong những xu thế lớn của thời đại. Ngày
nay, khu vực hóa, quốc tế hóa, tham gia vào các liên minh kinh tế quốc tế là xu
thế phát triển kinh tế khách quan của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Không
một quốc gia nào có thể tồn tại độc lập trong khuôn khổ một nền kinh tế khép
kín, tự cung, tự cấp như trước đây. Sau hơn 10 năm thực hiện thực hiện chính
sách kinh tế mở, phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện
phương châm “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với các nước trên thế giới”, hoạt

động kinh tế, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch đã phát triển
mạnh mẽ. Ngành Hải quan với vai trò là “người gác cửa” nền kinh tế đất nước
đã góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển đó. Trong điều
kiện kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, thuế không chỉ được Nhà nước
sử dụng để tạo nguồn thu mà còn là công cụ để quản lí, điều tiết tác động trở lại
nền kinh tế,tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
Cùng với sự hội nhập, lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu
ngày càng tăng, các thủ đoạn trốn lậu thuế và gian lận thương mại ngày càng
tinh vi phức tạp, mặt khác chính sách thuế xuất nhập khẩu của chúng ta trong
thời gian qua cũng còn tồn tại nhiều bất cập. Vì vậy, việc tìm ra những biện pháp
hợp lí nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác quản lí thu thuế là nhiệm vụ
trọng tâm của ngành hải quan nói chung, Hải quan Thanh hóa- Chi cục Hải quan
cửa khẩu Cảng Thanh Hóa nói riêng trong giai đoan hiện nay.
Chính vì lí do trên, trong thời gian thực tập tại chi cục hải qaun cửa khẩu
cảng Thanh Hóa, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lí thu thuế tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh
Hóa”.
 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

6

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp


Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí thuế xuất nhập
khẩu trên cơ sở làm rõ những hạn chế tồn tại trong công tác này của Chi cục Hải
quan cửa khẩu Cảng Thanh Hóa.
Ngoài ra luận văn còn nghiên cứu một số vấn đề lí luận về thuế xuất nhập
khẩu, nội dung quản lí nhà nước về Hải quan đối với hoạt động này để hiểu rõ
hơn về công tác quản lí thu thuế, làm cơ sở lí luận vững chắc cho việc đề xuất
giải pháp.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lí thu thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hóa
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chủ yếu hoạt động quản lí
thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hóa
 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, vận dụng các quan
điểm khách quan, toàn diện, lịch sử đồng thời dựa trên các quan điểm, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về những vấn đề liên quan.
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp (nguồn dữ
liệu, thông tin từ webside, số liệu thống kê của cơ quan quản lí, sách báo..);
phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê so sánh.
 Những đóng góp của luận văn:
- Về mặt lí luận: hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản về thuế XNK,
quản lí thu thuế XNK
- Về mặt thực tiễn: Phân tích một cách có hệ thống tình hình công tác
quản lí thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hóa và làm rõ
những hạn chế trong lĩnh vực này. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lí thu thuế XNK

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

7


Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

 Kết cấu luận văn:
Luận văn tốt nghiệp được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quản lí thu thuế xuất nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng công tác quản lí thu thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hóa
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí
thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hóa
Do phạm vi nghiên cứu rộng, hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm
thực tiễn nên luận văn của em chắc chắn sẽ có những sai sót nhất đinh. Em rất
mong sự thông cảm, hướng dẫn giúp đỡ của thầy cô và các cô chú công chức hải
quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hóa.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

8

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính


Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÍ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Tổng quan về thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1.1.1.1. Khái niệm
Cho đến nay đang tồn tại nhiều khái niệm về thuế nói chung, thuế XNK
nói riêng. Do đó, dưới từng góc độ xem xét với từng người nghiên cứu, mục
đích nghiên cứu (góc độ nhìn nhận của các nhà kinh điển, góc độ pháp luật, góc
độ phân phối thu nhập…) thì nó lại có cách nhìn nhận khác nhau nhưng chỉ xoay
quanh một bản chất mà thôi.
Có thể hiểu khái niệm về thuế như sau: thuế là một khoản đóng góp bắt
buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được
pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa
mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua cửa khẩu biên
giới Việt Nam.
1.1.1.2. Đặc điểm của thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Ngoài những đặc điểm chung của thuế như : có tính bắt buộc, tính không
hoàn trả trực tiếp, tính pháp lí cao, thuế xuất nhập khẩu còn có những đặc điểm
riêng như sau:
- Thuế xuất nhập khẩu được phép đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu qua biên giới kể cả hàng hóa đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa
vào tiêu thụ trong nước.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu. Người nộp thuế là các
tổ chức, cá nhân có hàng hóa XNK. Người chịu thuế là người tiêu dùng các hàng
hóa đó. Thuế XNK không phân biệt đối tượng chịu thuế là giàu hay nghèo mà

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh


9

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

cứ tiêu dung một lượng hàng hóa như nhau thì số thuế mà họ phải trả là như
nhau.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu gắn liền với hoạt động ngoại thương với vai
trò là một công cụ quan trọng của nhà nước nhằm kiểm soát hoạt động ngoại
thương thông qua việc kê khai, kiểm tra tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu. Việc đánh thuế XK, NK thường căn cứ vào giá trị và chủng loại hàng hóa
xuất, nhập khẩu. Giá trị tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải khách quan, trung
thực với giá trị giao dich thực tế của hàng hóa xuất, nhập khẩu.
- Thuế xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố như: sự
biến động kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế… Thuế XNK góp phần
điều chỉnh vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia.
1.1.2. Các yếu tố của thuế xuất nhập khẩu
 Đối tượng nộp thuế:
Là các cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa XNK thuộc đối tượng chịu
thuế quy định tại Điều 2 của Luật thuế XNK bao gồm:
+ Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, quá cảnh, gửi
hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
 Đối tượng chịu thuế:

- Theo quy định tại điều 1 chương 1 NĐ87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8
năm 2010 của Chính Phủ quy định chi tiết về thi hành một số điều của Luật thuế
xuất khẩu, nhập khẩu thì Hàng hóa không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, nhập
khẩu bao gồm:
+ Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển cửa khẩu qua cửa khẩu
Việt Nam theo quy định của pháp luật.

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

10

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của
chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ
chức quốc tế , các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức kinh tế hoặc cá
nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại. nhằm phát triển kinh tế- xã
hội hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện
chính giữa hai bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân
đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
+ Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập
khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế
quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
+ Hàng hóa là phần dầu khí thuộc tài nguyên của nhà nước khi xuất khẩu.
- Trừ những hàng hóa trên thì các loại hàng hóa được coi là đối tượng

chịu thuế XNK bao gồm:
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam bao
gồm: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng
biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm
làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
+ Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và
từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Khu phi thuế quan bao gồm:
khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt,
khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo
quyết định của Thủ tướng Chính Phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa
giữa khu này với bên ngoài là quan hệ XNK.
+ Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu.
 Cơ sở thuế :
SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

11

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Cơ sở thuế là đối tượng tác động của một chính sách thuế. Đối với thuế
XNK thì cơ sở thuế là phần doanh thu được tạo ra từ hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu hàng hóa của các cá nhân, tổ chức.
 Thuế suất:

Là yếu tố quan trọng nhất, có thể coi nó là linh hồn của một sắc thuế. Nó
phản ánh mức độ điều tiết trên cơ sở thuế. Do đó thuế suất thể hiện quan điểm
của nhà nước về việc động viên, khuyến khích hay hạn chế sử dụng, sản xuất,
kinh doanh một sản phẩm, ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Thuế suất là mức thu
được ấn định trên một cơ sở thuế bằng những phương pháp thích hợp.
1.1.3. Phương pháp và căn cứ tính thuế xuất, nhập khẩu.
 Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỉ lệ phần trăm (%) :
Số thuế

Số lượng đơn vị

Trị giá tính

Thuế

xuất khẩu,

= từng mặt hàng thực x

thuế tính

nhập khẩu

tế XK,NK ghi trên

trên một đơn

từng mặt

hối


phải nộp

tờ khai Hq

vị hàng hóa

hàng

đoái

x

suất của

Tỷ
x

giá

Trong đó:
- Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu được xác định dựa
vào tờ khai hải quan của các tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thuế suất :
+ Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng
mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
+Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng
mặt hàng, gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông
thường.
Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi x 150%


SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

12

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

- Trị giá tính thuế: việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu được quy định trong TT205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ
Tài Chính, Nghị định 40/2001/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính Phủ. Cụ thể
như sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu: giá tính thuế là giá bán hàng tại cửa khẩu
xuất (Giá FOB; giá DAF) không bao gồm phí vận tải(F) và phí bảo hiểm quốc
tế(I). Giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng, hóa đơn
thương mại và các chứng từ có liên quan của lô hàng phù hợp với hàng hóa thực
xuất khẩu.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu: giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến
cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự 6 phương
pháp xác định được trị giá tính thuế và dừng ngay ở phương pháp xác định được
trị giá tính thuế trừ các trường hợp quy đinh tại điều 20 của TT205 (quy định về
trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trong một số trường hợp đặc biệt)
Sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế bao gồm:
(1) Phương pháp trị giá giao dịch
(2) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt .
(3) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự.

(4) Phương pháp trị giá khấu trừ.
(5) Phương pháp trị giá tính toán. (Có thể thay đổi thứ tự áp dụng phương pháp 4
với phương pháp 5 cho nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể)
(6) Phương pháp suy luận.
 Đối với hàng hóa áp dụng theo thuế suất tuyệt đối:
Số thuế xuất

Số lượng đơn vị từng mặt

Khẩu, nhập =

mặt hàng thực tế xuất

Khẩu phải nộp

khẩu, nhập khẩu

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

13

Mức thuế tuyệt đối
x

quy định trên một
đơn vị hàng hóa
Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính


Luận văn tốt nghiệp

Trong đó:
Số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng
từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan thuộc
Danh mục hàng hóa áp dụng thuế suất tuyệt đối.
1.1.4. Vai trò của thuế xuất, nhập khẩu
 Thuế XNK mang vai trò của thuế nói chung:
- Thuế là nguồn thu chủ yếu cho NSNN.
Ở các nước đang phát triển, với lượng ngân sách còn eo hẹp, vì vậy việc
tăng thu cho NSNN luôn được coi trọng. Để đạt được mục tiêu này, các quốc gia
thường mở rộng hoạt động ngoại thương, đánh thuế nhập khẩu vào hàng hóa
tiêu dùng trong nước chưa sản xuất được hoặc đánh thuế xuất khẩu vào những
hàng hóa mà trên thế giới có nhu cầu tiêu dùng cao với mức thuế suất động viên
hợp lí.
- Thuế tham gia vào quá trình điều tiết vĩ mô nền kinh tế:
- Thuế còn là một công cụ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh
doanh.
 Ngoài ra thuế XNK còn có vai trò riêng biệt:
- Thứ nhất, thuế xuất nhập khẩu là công cụ quan trọng của nhà nước để
kiểm soát hoạt động ngoại thương.
Nhà nước quản lí các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu, khuyến khích xuất
khẩu, nhập khẩu những hàng hóa có lợi bằng cách giảm thuế suất xuất khẩu,
nhập khẩu đánh vào hàng hóa đó, đưa ra các chính sách khuyến khích, tạo thuận
lợi cho xuất, nhập khẩu mặt hàng đó. Đồng thời hạn chế xuất, nhập khẩu những
mặt hàng có hại cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tác động
bằng cách tăng thuế suất nhập khẩu, xuất khẩu đánh vào các hàng hóa đó, đưa ra
các điều kiện được phép xuất khẩu, nhập khẩu.
SV: Nguyễn Thị Thùy Linh


14

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

- Thuế XNK là công cụ bảo hộ nền sản xuất trong nước. Đối với các quốc
gia kinh tế chậm phát triển, thuế XNK là một công cụ quan trọng để bảo hộ nền
kinh tế còn non trẻ trong nước trước nền kinh tế phát triển mạnh mẽ của nước
ngoài. Để khuyến khích xuất khẩu, các nước thường không đánh thuế xuất khẩu
hoặc thu với thuế suất rất thấp với mục tiêu quản lí là chủ yếu.Đối với thuế nhập
khẩu, tùy vào tính chất,mục đích của hàng hóa nhập khẩu và chính sách của
quốc gia trong từng thời kì mà có những biện pháp đánh thuế khác nhau. Với
việc bảo hộ nền kinh tế trong nước bằng cách tăng thuế nhập khẩu đánh vào
hàng hóa nhập khẩu sẽ hạn chế lượng hàng hóa nhập khẩu, hướng cầu vào thị
trường nội địa,làm sản xuất trong nước phát triển, các doanh nghiệp mở rộng sản
xuất, thuê thêm công nhân , tình trạng thất nghiệp giảm.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh
tế, mở rộng quan hệ ngoại giao, kết giao tình bằng hữu. Trong sự phát triển kinh
tế toàn cầu như hiện nay, chính sách xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng
không chỉ trên phương diện kinh tế mà còn trên phương diện chính trị. Chính
sách xuất nhập khẩu thông thoáng nhưng tương đối rõ rang, chặt chẽ, phù hợp
với sự phát triển kinh tể của nước ta trong những năm gần đây đã góp phần thúc
đẩy việc xuất khẩu những mặt hàng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt mà chúng ta
có lợi thế so sánh về vị trí địa lí, nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực như gạo,
giầy dép, may mặc, thủy sản…. và nhập những mặt hàng trong nước chưa sản

xuất được như máy móc trang thiết bị hiện đại, kĩ thuật công nghệ hiện đại. Xuất
nhập khẩu thuận lợi cũng tạo điều kiện cho đầu tư của nước ngoài vào trong
nước cũng tăng mạnh. Mặt khác, nhờ chính sách xuất nhập khẩu mà Việt Nam
liên tục gia nhập vào các khối kinh tế trong khu vực cũng như quốc tế như
ASEAN, APECT, WTO,…

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

15

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

1.2. Lí luận chung về quản lí thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết của quản lí thu thuế xuất khẩu, nhập
khẩu.
Xuất phát từ vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong giai đoạn hiện
nay đó là nhằm mục đích để quản lí hoạt động ngoại thương, mở rộng quan hệ
kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần phát
triển và bảo vệ sản xuất, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước… có thể thấy
rằng thuế xuất nhập khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát
triển kinh tế của đất nước cũng như trên phương diện chính trị. Do đó công tác
quản lí thu thuế có một vị trí quan trọng luôn phải được chú trọng đặc biệt. Nó là
tiền đề đánh giá việc thực hiện một chính sách thuế liệu có thành công hay
không. Nhà nước có thể kiểm soát hoặc hướng dẫn các hoạt động xuất nhập
khẩu, thực hiện chính sách ngoại giao thông qua việc xây dựng biểu thuế hay

chính sách miễn giảm thuế… Đặc biệt là trong quá trình hội nhập như hiện nay,
lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng mạnh, các hình thức trốn thuế,
gian lận thuế ngày càng tinh vi khó nắm bắt hơn. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác
quản lí thu thuế . Quản lí thu thuế là điều kiện tiên quyết giúp cho quá trình điều
tiết vĩ mô có hiệu quả.
Quản lí thu thuế xuất nhập khẩu là việc cơ quan hải quan thực hiện kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát quá trình thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm thu ðúng, thu ðủ số thuế xuất khẩu, nhập
khẩu và thuế khác ðồng thời thực hiện ðúng theo quy ðịnh mà nhà nýớc ðề ra.
Quản lí thu thuế xuất nhập khẩu gồm các chính sách, các phương pháp
quản lí trong việc khai thuế, nộp thuế, thủ tục miễn giảm hoàn thuế, khiếu nại
thuế, thanh tra kiểm tra thuế…., các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ,
phương tiện quản lí, cơ cấu tổ chức bộ máy cán bộ hải quan.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và hải quan trong quản
lí thu thuế
SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

16

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Doanh nghiệp
Khai thuế

Nộp thuế


Làm thủ tục

Phục vụ thanh

Khiếu nại về

miễn giảm

tra thuế

thuế

hoàn thuế

Hải quan

Quản lí khai

Quản lí nộp

thuế

thuế

Xét hoàn thuế, Thanh tra thuế
miễn thuế

Giải quyết
khiếu nại về

thuế

+ Doanh nghiệp thực hiện khai thuế theo quy định. Công chức hải quan
tiếp nhận khai báo, kiểm tra các tiêu chí khai báo về thuế của DN, kiểm tra sự
phù hợp giữa các loại chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan
+ Doanh nghiệp tự tính, tự nộp thuế vào tài khoản của hải quan tại kho
bạc. hải quan thực hiện quản lí, đôn đốc thu nợ thuế, cưỡng chế thuế và các thủ
tục về xóa nợ thuế.
+ Doanh nghiệp nếu thuộc trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế thì làm
thủ tục miễn, giảm, hoàn thuế theo quy định. Công chức căn cứ vào chế độ
chính sách hiện hành để giải quyết.
+ Doanh nghiệp nếu không đồng ý với xử lí của hải quan trực tiếp thực
hiện thủ tục thì khiếu nại lên cấp trên. Hải quan có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại về thuế.
+ Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin, chứng từ
hồ sơ khi cơ quan hải quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra.

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

17

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

1.2.2. Cơ sở pháp lí của quản lí thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Các văn bản pháp lí có liên quan đến quản lí thu thuế xuất khẩu, nhập

khẩu:
- Luật quản lí thuế số 78/2006/QH11 của Quốc hội khóa XI , kì họp thứ
10 ngày 29 tháng 11 năm 2006.
- Luật thuế xuất nhập khẩu 45/2005/QH11 được kì họp thứ 7 quốc hội
khóa XI thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005
- Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11
ngày 14/6/2005.
- Nghị định số 85/2007/NĐ-CP của chính phủ ngày 25 tháng 5 năm 2007
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lí thuế.
- Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính Phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư 28/2011/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007
và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ.
- Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 của Bộ Tài Chính hướng
dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, nhập khẩu,
và quản lí thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 quy định thủ tục hải
quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
- Thông tư 49/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 12/4/2010
hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu.

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

18

Lớp: CQ47/05.04



Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

- Thông tư 184/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày
15/11/2010 của Bộ Tài Chính quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu,
nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế.
- Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài
Chính về hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của chính
phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu.
- Quyết định 3046/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2012 của Tổng Cục Hải Quan
về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu thương mại
- Quyết định 694/QĐ-TCHQ ngày 14/3/2013 của Tổng cục hải quan về
việc bạn hành quy trình thanh tra thuế trong lĩnh vực hải quan
Ngoài ra còn một số văn bản khác hướng dẫn và thi hành thuế xuất khẩu,
nhập khẩu tùy theo tình hình cụ thể trong từng giai đoạn.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lí thuế xuất, nhập khẩu.
Một số nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lí thuế xuất nhập
khẩu hiện nay là:
- Cơ chế chính sách và quy trình quản lí thuế xuất nhập khẩu của nhà
nước. Cơ chế chính sách là cơ sở pháp lí chuẩn mực để công chức hải quan thực
hiện công tác quản lí. Đặc biệt trong xu hướng hội nhập của đất nước thì hệ
thống cơ chế chính sách càng đóng vai trò chủ chốt, làm tiền đề để công chức
hải quan thực hiện công tác quản lí thật hiệu quả.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội: nhà nước sử dụng văn bản pháp luật,
quy định, nghị định để áp dụng thực hiện công tác hải quan chung cho toàn quốc
tuy nhiên sẽ có những chính sách quản lí riêng tùy thuộc vào vị trí địa lí và cơ

cấu kinh tế của từng vùng. Mặt khác, những vùng phát triển thì trình độ khoa

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

19

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

học công nghệ và dân trí của họ cũng phát triển hơn, thực hiện tốt hơn ứng dụng
quy trình nghiệp vụ mới..
- Trình độ khoa học công nghệ: hiện nay hải quan đã thực hiện quy trình
thủ tục hải quan điện tử, kết nối mạng với các cơ quan chức năng liên quan như
kho bạc, nhà nước,… sử dụng các trang bị kĩ thuật hiện đại như các máy dò kim
loại, máy soi hành lí,… khoa học công nghệ càng phát triển thì công tác quản lí
thu thuế càng nhanh chóng, chặt chẽ và hiệu quả.
- Trình độ năng lực cán bộ hải quan quản lí thu thuế : nếu đội ngũ cán bộ
có năng lực, trình độ cao sẽ thực hiện hiệu quả khoa học công nghệ hiện đại,
tăng hiệu quả công tác quản lí thu thuế. Cán bộ hải quan có phẩm chất đạo đức
tốt sẽ góp phần giảm việc thất thu cho NSNN.
- Ý thức chấp hành pháp luật và trình độ của đối tượng xuất nhập khẩu:
việc khai đúng, khai đủ, chấp hành đúng các quy định của pháp luật góp phần
quan trọng trong việc giảm thất thu thuế.
1.2.4. Nội dung cơ bản của công tác quản lí thu thuế xuất nhập khẩu.
Xem xét trên quan điểm vĩ mô, quản lý thu thuế xuất nhập khẩu là một
trong ba lĩnh vực lập pháp hành pháp và tư pháp về thuế xuất nhập khẩu của

công tác quản lý thuế. Có thể nói đây là một khâu quan trọng đóng vai trò quyết
định hiệu quả của việc sử dụng công cụ thuế. Nội dung của công tác này bao
gồm:
-

Quản lí đối tượng nộp thuế

-

Quản lí căn cứ tính thuế

-

Quản lí thu nộp tiền thuế

-

Quản lí miễn, giảm, hoàn thuế

-

Thanh tra, xử lí vi phạm, giải quyết khiếu nại về thuế

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

20

Lớp: CQ47/05.04



Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

1.2.4.1. Quản lí đối tượng nộp thuế
Quản lí đối tượng nộp thuế là khâu đầu tiên và quan trọng nhất đối với
công tác quản lí thu thuế XNK. Theo luật thuế XNK, đối tượng nộp thuế là các
tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Hệ thống thông tin về người nộp thuế bao gồm
những thông tin, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế như:
địa điểm đóng trụ sở, loại hình hoạt động, tình hình hoạt động xuất nhập
khẩu,tình hình nộp thuế…Thông tin về người nộp thuế là cơ sở để thực hiện
quản lí thuế, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của người nộp thuế, ngăn
ngừa, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Do đó, nghiêm cấm hành vi
làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông
tin về người nộp thuế. Cơ quan quản lí thuế có trách nhiệm tổ chức, xây dựng,
quản lí và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kĩ thuật của hệ thống thông tin về
người nộp thuế, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để trao đổi
thông tin, kết nối mạng trực tuyến . Bộ Tài Chính quy định cụ thể việc xây dựng,
thu thập, xử lí và quản lí thông tin về người nộp thuế.
Có hai phương pháp quản lí thông tin về người nộp thuế cơ bản:
- Phương thức thủ công: theo phương pháp này, mỗi đối tượng được cấp
cho một sổ thuế riêng, mọi thông tin cần thiết về đối tượng nộp thuế được lưu
giữ và quản lý trong cuốn sổ này. Tuy nhiên phương thức này chỉ phù hợp với
đối tượng nộp thuế là ít và khá tập trung, bởi nếu số lượng đối tượng tăng lên
quá lớn thì việc quản lý đối tượng nộp thuế bằng phương pháp này sẽ phức tạp
dễ gây nhầm lẫn, mất nhiều công sức, cập nhật thông tin thấp, mà hiệu quả
không cao
- Phương thức quản lý bằng mạng vi tính: cơ quan hải quan quản lí các
đối tượng kinh doanh có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên thông qua việc

cấp mã số thuế. Từ ngày 1/10/2004, thủ tục cấp mã số thuế của Hải quan cho cơ
SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

21

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

sở kinh doanh có hoạt động xuất nhập khẩu sẽ thống nhất với việc cấp mă số
thuế của cơ quan thuế. Sự thống nhất này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan
hải quan thu thập, trao đổi thông tin với cơ quan thuế và các cơ quan chức năng
khác để xác định, kiểm tra địa điểm kinh doanh, tư cách pháp lí của đối tượng
nộp thuế. Từ đó, cơ quan hải quan phải xây dựng các cơ sở dữ liệu về quá trình
chấp hành pháp luật, đặc điểm kinh doanh của các đối tượng này. Trên cơ sở các
thông tin thu thập được, cơ quan hải quan có căn cứ để phân loại các đối tượng
nộp thuế để áp dụng các hình thức kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu phù hợp
theo quy định và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đôn đốc thu nộp tiền thuế sau
này.
1.2.4.2. Quản lí căn cứ tính thuế.
Quản lí căn cứ tính thuế tức là quản lí về số lượng, giá tính thuế, thuế
suất. Để có thể quản lí chặt chẽ các căn cứ tính thuế nhập khẩu, trước tiên phải
dựa vào thủ tục khai báo hải quan của đối tượng nộp thuế XNK.
Bên cạnh thủ tục khai báo hải quan của đối tượng nộp thuế, cơ quan hải
quan phải thực hiện quá trình kiểm tra, giám sát hải quan để kiểm tra tính chính
xác các nội dung tờ khai của đối tượng nộp thuế. Việc kiểm tra này được thực
hiện thông qua các bước:

+ Kiểm tra tư cách pháp lí của người khai báo hải quan.
+ Kiểm tra các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan (số lượng, chủng loại chứng
từ, tính hợp lệ của chứng từ), kiểm tra nội dung khai hải quan, đối chiếu nội
dung khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
+ Kiểm tra thực tế hàng hóa: kiểm tra hiện vật được xuất trình để đối
chiếu thực tế hiện vật so với chứng từ khai báo đã được đăng kí thủ tục hải quan.
Từ đó làm cơ sở để xác định chính xác số thuế XNK phải nộp.
+ Kiểm tra sau thông quan: thẩm định tính chính xác của nội dung chứng
từ mà đối tượng nộp thuế đã xuất trình với cơ quan hải quan để ngăn chặn, xử lí
SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

22

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

kịp thời các trường hợp vi phạm chính sách quản lí XNK đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu đã được thông quan.
Cụ thể như sau:
Các đối tượng có hàng hóa xuất nhập khẩu căn cứ vào nội dung tờ khai
trên Hệ thống khai hải quan điện tử, phải kê khai đầy đủ, chính xác theo các tiêu
chí, định dạng quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã
khai nhằm xác định đúng đối tượng, đúng thuế suất theo đúng luật thuế quy
định. Căn cứ vào nội dung đã kê khai, đối tượng nộp thuế phải tự tính số thuế
phải nộp theo quy định, điều này đòi hỏi đối tượng phải nắm bắt sâu về danh
mục hàng hóa của biểu thuế XNK.

Việc tiếp nhận, kiểm tra, cấp số đăng kí, phân luồng tờ khai điện tử của cơ
quan hải quan được thực hiện tự động thông qua hệ thống xử lí dữ liệu điện tử
hải quan. Trường hợp không chấp nhận tờ khai hải quan điện tử, cơ quan hải
quan thông qua hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan gửi thông báo từ chối tờ
khai hải quan điện tử trong đó nêu rõ lí do và hướng dẫn người khai thực hiện
các công việc cần thiết để làm tiếp thủ tục hải quan. Trường hợp chấp nhận tờ
khai hải quan điện tử, Cơ quan hải quan thông qua kết quả xử lí thông tin quản lí
rủi ro trên hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan để quyết định hình thức kiểm tra.
Trong quy trình quản lí, tờ khai hải quan điện tử sẽ được phân thành 3
luồng: xanh, vàng, đỏ. Mục đích của việc phân thành 3 luồng là nhằm quản lí
được thuận lợi, chặt chẽ đồng thời đảm bảo được yêu cầu nhanah chóng, đơn
giản hóa thủ tục hải quan, giảm bớt các thủ tục không cần thiết, phân loại được
đối tượng quản lí từ đó thúc đẩy được ý thức chấp hành pháp luật hải quan của
doanh nghiệp.
+ Luồng xanh: đối tượng và hàng hóa được phân vào luồng xanh là các
doanh nghiệp có quá trình chấp hành tốt pháp luật hải quan, không còn nợ thuế
quá hạn; các trường hợp mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên; hàng
SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

23

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

nông sản, hải sản xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên; hàng nông sản, hải sản
xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất; hàng gửi kho ngoại quan; hàng đưa vào

khu vực ưu đãi hải quan; hàng quá cảnh; hàng cứu trợ khẩn cấp; hàng hóa
chuyên dùng trực tiếp phục vụ an ninh quốc phòng; hàng hóa viện trợ nhân đạo
và hàng hóa tạm nhập tái xuất có thời hạn; hàng hóa nhập khẩu máy móc là
trang thiết bị tạo tài sản cố định thuộc diện được miễn thuế của dự án đầu tư.
Chấp nhân thông tin tờ khai hải quan điện tử, cho phép “ thông quan” hay
“giải phóng hàng” hay “đưa hàng hóa về bảo quản” đối với “luồng xanh”.
Chấp nhận thông tin tờ khai hải quan điện tử, cho phép “thông quan” hay
“giải phóng hàng” hay “đưa hàng hóa về bảo quản” với điều kiện phải xuất
trình, nộp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc chứng từ chứng minh
hàng hóa đã đáp ứng yêu cầu về quản lí chuyên ngành, chứng từ chứng minh
hàng hóa được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, được miễn, giảm thuế hoặc bảo
lãnh số thuế phải nộp, chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
trước khi xác nhận “hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” đối với “luồng
xanh có điều kiện”.
Không thực hiện bước kiểm tra thuế đối với hồ sơ được phân vào luồng
này nhưng trong quá trình thông quan nếu phát hiện ra vi phạm pháp luật hải
quan thì thực hiện kiểm tra thuế và kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng.
+ Luồng vàng: đối tượng và các hàng hóa được phân vào luồng vàng là
DN có quá trình chấp hành tốt pháp luật hải quan, các trường hợp mặt hàng xuất
khẩu, nhập khẩu thường xuyên và hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu.
Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra
trước khi cho phép thông quan hàng hóa.
+ Luồng đỏ: đối tượng và các loại hàng hóa được phân vào luồng đỏ là
doanh nghiệp thường xuyên vi phạm pháp luật hải quan, hàng hóa trọng điểm,
hàng hóa có thuế suất cao.
SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

24

Lớp: CQ47/05.04



Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Xuất trình, nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử và hàng hóa để
kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hóa.
Các bước thực hiện kiểm tra khai báo về thuế của hồ sơ luồng vàng và
luồng đỏ gồm 3 bước:
Bước 1: Kiểm tra khai báo về thuế
Kiểm tra khai báo về thuế tức là kiểm tra về tên hàng, mã số hàng hóa,
kiểm tra thuế suất, số lượng hàng hóa và giá tính thuế:
- Kiểm tra khai báo về phân loại mã số hàng hóa: Đối chiếu nội dung khai
báo về tên hàng, tính chất cấu tạo và chủng loại hàng hóa với hợp đồng, hóa
đơn, vận đơn, tài liệu kĩ thuật của hàng hóa (nếu có). Xác định tên và tính chất
cấu tạo, chủng loại của hàng hóa.
Căn cứ kết quả xác định tên và tính chất cấu tạo, chủng loại của hàng hóa
và nguyên tắc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt
Nam để xác định mã số của hàng hóa.
- Kiểm tra khai báo vế số lượng hàng hóa: đối chiếu nội dung khai báo về
số lượng hàng hóa giữa hợp đồng, hóa đơn, vận đơn hàng hóa với nhau và so với
số lượng thực tế. Xác định đơn vị tính và lượng hàng hóa. Đối với mặt hàng mà
bằng phương pháp thủ công hoặc thiết bị của cơ quan Hải quan không xác định
được lượng hàng hóa (như hàng lỏng, hàng rời, lô hàng có lượng hàng lớn…) thì
cơ quan Hải quan căn cứ vào kết quả giám định của thương nhân kinh doanh
dịch vụ giám định để xác định.
Số lượng hàng hóa nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt
hàng thực tế nhập khẩu khai trong tờ khai hải quan.
Trường hợp số lượng hàng hóa nhập khẩu thực tế có chênh lệch so với

hóa đơn thương mại do tính chất của hàng hóa, phù hợp với điều kiện giao hàng
và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì số tiền thuế nhập

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh

25

Lớp: CQ47/05.04


×