Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Tiểu luận chủ đề sự trẻ hóa của tội phạm ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.51 KB, 55 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cũng như quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước một mặt góp phần làm thay đổi diện mạo của đất
nước, mặt khác lại kéo theo hàng loạt vấn đề xã hội nóng bóng, có tác động
xấu tới đời sống xã hội. Trong vòng xoáy phát triển không ngừng nghỉ của
nền kinh tế thị trường thì sự tác động của nó tới đời sống xã hội là một vấn
đề rất được quan tâm. Bởi nó đem theo sự phát triển mau lẹ các tệ nạn xã hội
cũng như sự gia tăng đáng kinh ngạc của tình hình tội phạm.
Thực trạng về tội phạm, tệ nạn xã hội, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành
niên, đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh đối với toàn xã hội. Trong thời
gian vừa qua, dư luận xã hội vô cùng bàng hoàng và lo ngại trước những vụ
án nghiêm trọng, dã man do người chưa thành niên gây ra, điển hình như:
Nguyễn Ngọc Trung (Hà Nội), Lê Văn Luyện (Bắc Giang), Đào Thu Hương,
hay “My Sói” (Hà Nội), Nguyễn Đức Nghĩa (Hải Phòng)… Có thể nói, đây
là một thực trạng đáng báo động với một bộ phận thanh thiếu niên có lối
sống thiếu lành mạnh. Phải chăng căn nguyên của nó bắt nguồn từ sự lỏng
lẻo trong công tác quản lý xã hội, giáo dục đạo đức, pháp luật và kỹ năng
sống cho thanh thiếu niên ? Và xã hội sẽ phải đối mặt như thế nào với những
hậu quả khôn lường mà vấn nạn này đem lại ?Rõ ràng “sự trẻ hoá của tội
phạm” ở nước ta trong những năm vừa qua bùng nổ như một “dịch bệnh”
nguy hiểm và không ngừng lây lan. Nếu không nhanh chóng tìm ra một loại
“vắc-xin” đặc chủng thì nó sẽ trở thành một mối nguy hiểm cho sự phát triển
của đất nước.
Nhận thấy đây là một vấn đề cấp bách, gây bức xúc trong dư luận, cần
phải có sự nhìn nhận, đánh giá và đưa ra những giải pháp phù hợp , nhóm
thực hiện đề tài đến từ lớp K58 Luật Kinh doanh thực hiện nghiên cứu khoa
1

1



học với đề tài “Sự trẻ hoá của tội phạm ở Việt Nam hiện nay”. Trong khuôn
khổ một báo cáo khoa học sinh viên, chúng em không đặt kỳ vọng sẽ giải
quyết nhiều vấn đề, mà chỉ đi sâu tìm hiểu nhằm chỉ ra những thực trạng
đang tồn tại, một số nguyên nhân cũng như cách giải quyết vấn đề trẻ hoá
của tội phạm ở Việt Nam hiện nay.
Đây là đề tài mà chúng em đã thực hiện nghiên cứu trên nhiều phương
diện với những trăn trở, suy tư cũng như với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Mang đến bài nghiên cứu này, chúng em một mặt muốn khẳng định sự quan
trọng, cần thiết của công tác nghiên cứu khoa học đối với mỗi sinh viên. Mặt
khác, chúng em muốn đưa ra những quan điểm, suy nghĩ của mình về một
thực trạng đáng báo động ở nước ta hiện nay, đồng thời đưa ra nhữnggiải
pháp cụ thể.
Mục đích chính của đề tài này là: Tìm ra nguyên nhân căn bản dẫn đến
sự gia tăng đột biến của tình trạng trẻ hóa tội phạm ở nước ta hiện nay;
Đánh giá những hậu quả khôn lường của thực trạng trẻ hóa tội phạm đối
với mỗi cá nhân và sự phát triển chung của toàn xã hội; Đưa ra những sáng
kiến pháp lí, giải pháp từng bước khắc phục thực trạng trẻ hóa tội phạm ở
nước ta hiện nay.
Để đạt được những mục tiêu trên chúng em đã cùng nhau chia sẻ công
việc tìm tài liệu, tìm kiếm thông tin, nghiên cứu thực nghiệm, hỏi ý kiến một
số chuyên gia và các thầy cô, bạn bè, sau đó cùng nhau trao đổi phân tích,
tổng hợp, so sánh và viết bản báo cáo này.
Lời cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong
Khoa, thầy giáo hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài
này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013
Nhóm thực hiện đề tài
2

2



CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM VÀ THỰC TRẠNG
TRẺ HÓA TỘI PHẠM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I.

Cở sở lý luận về tội phạm

1.

Khái niệm “Tội phạm”
Trước khi đi sâu phân tích hay nghiên cứu một vấn đề khoa học nào đó,

ta phải hiểu cặn kẽ khái niệm cũng như những đặc điểm cơ bản của chúng.
Vì vậy, trước khi đi vào phân tích thực trạng trẻ hóa tội phạm ở Việt Nam
hiện nay, ta phải hiểu thế nào là “Tội phạm”.
“Tội phạm” vừa là một khái niệm pháp lí vừa là một khái niệm khoa
học. Bởi lẽ tất cả những hành vi bị coi là tội phạm đều có cùng bản chất xã
hội cùng với những đặc điểm nhất định.
Trước hết, tội phạm là hiện tượng xã hội tồn tại trong mọi quốc gia,
được phản ánh trong luật hình sự vì trái với những chuẩn mức xã hội đã
được đặt ra. Đây có thể được xem là một hiện tượng pháp lí. Khái niệm “tội
phạm” đã được quy định rất rõ tại khoản 1, điều 8 của Bộ luật Hình sự của
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
“ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,

xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các
quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.”

3

3


Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được
quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm
trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng.
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã
hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù;
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù;
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm
tù;
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn
cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười
lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy
hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý
bằng các biện pháp khác.
Song tội phạm không chỉ đơn thuần là một hiện tượng pháp lí – xã hội
được phản ánh trong luật hình sự mà nó cũng là một trong những hiện tượng
xã hội đang được nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu, trong đó có
khoa học luật hình sự và tội phạm học.

Như vậy, có thể khẳng định tội phạm là một hiện tượng xã hội và một
trong những đặc điểm của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy
hiểm cho xã hội thể hiện ở chỗ nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của
xã hội.

4

4


2.

Cấu thành của tội phạm
Để xác định hành vi nào đó do con người thực hiện có phải là tội phạm

hay không phải dựa vào cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm là cơ sở
pháp lý thống nhất để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Như
vậy, “cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu được quy định trong Luật
Hình sự đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể”. Nhắc đến cấu thành tội
phạm là đề cập đến các yếu tố bắt buộc cấu thành nên tội phạm đó cũng như
các dấu hiệu của mỗi yếu tố đó. Phụ thuộc vào mỗi chế độ, nhà nước khác
nhau và phụ thuộc vào chính sách hình sự của nhà nước đó mà quy định
trong pháp luật hình sự những yếu tố nào là các yếu tố cấu thành tội phạm.
Theo luật hình sự Việt Nam hiện hành thì cấu thành tội phạm là tổng
hợp những dấu hiệu có tính chất đặc trưng chung cho một loại tội phạm cụ
thể được quy định trong luật hình sự. Có hai nhóm dấu hiệu cấu thành tội
phạm là:
* Nhóm các dấu hiệu không bắt buộc của cấu thành tội phạm: chỉ có ở
những tội phạm cụ thể được quy định trông luật hính sự chứ không bắt buột
có ở mọi tội phạm. bao gồm:

- Hậu quả của tội phạm;
- Động cơ, mục đích của tội phạm;
* Dấu hiệu đặc biệt của chủ thể đặc biệt.
- Khách thể của tội phạm
- Mặt khách quan của tội phạm
- Mặt chủ quan của tội phạm
- Chủ thể của hành vi tội phạm
Các dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm là một nội dung quan trọng
nhất trong việc xác định tội phạm, nó tổng hợp những yếu tố cấu thành nên
5

5


một tội phạm mà nếu thiếu một trong những yếu tố này thì hành vi sẽ không
cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, việc quy định về cấu thành tội phạm cũng
như các yếu tố cấu thành tội phạm mới chỉ là bước đầu tiên có ý nghĩa xác
định tội phạm, mục đích xa hơn nữa của pháp luật hình sự là phải quy định
biện pháp xử lý đối với tội phạm đó. Nói cách khác, đó là hậu quả pháp lý
của việc thực hiện tội phạm.
3.

Tội phạm do người chưa thành niên gây ra
3.1.

Khái niệm “Người chưa thành niên”

Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy
đủ về nhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân.
Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên.

Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp
quốc thông qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ
em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối
với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất
trong Hiến Pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản
pháp luật đó đều quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi và
quy định riêng những chế định pháp luật đối với người chưa thành niên
trong từng lĩnh vực cụ thể.
Khái niệm người chưa thành niên khác với khái niệm trẻ em. Theo
Điều 1 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004: “Trẻ em là
công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.

6

6


Tóm lại, khái niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sự
phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá
bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia. Theo
đó, người ta quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người chưa thành
niên.
Như vậy, có thể khái niệm: Người chưa thành niên là người dưới 18
tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.
Ở Việt Nam, tuổi kết nạp Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là từ
10 đến 15 tuổi, tuổi kết nạp Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là từ 15

đến 30 tuổi. Trong tuổi Đoàn gọi là thanh niên, trong tuổi Đội là thiếu niên,
dưới tuổi Đội gọi là nhi đồng. Ở mỗi lứa tuổi, người chưa thành niên được
Nhà nước và xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục để phát triển tốt
nhất về thể chất và nhân cách, trở thành người khỏe mạnh, có ích cho xã hội.
3.2.

Khái niệm “Tội phạm do người chưa thành niên gây ra”

Điều 12 Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng”.
Như vậy, người chưa thành niên phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình
sự có thể là:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố
ý, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
7

7


- Nguời từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm một tội được quy định
trong Bộ luật Hình sự.

3.3.

Điều kiện xác định người chưa thành niên phạm tội


Đối với người chưa thành niên, việc xác định một trường hợp cụ thể
người có hành vi phạm tội có trở thành tội phạm hay không còn căn cứ vào
nguyên tắc được quy định tại Điều 69 Bộ luật Hình sự:
“1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục,
giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có
ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của
người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định
khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình
sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại
không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ
chức nhận giám sát, giáo dục.
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội
và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần
thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm
về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện
pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.”
8

8


Như vậy, tội phạm do người chưa thành niên gây ra chỉ xuất hiện (phát
sinh) khi có đầy đủ 3 điều kiện sau đây:
- Có hành vi phạm tội do người chưa thành niên thực hiện.

- Người thực hiện hành vi phạm tội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
tương ứng với loại tội phạm và lỗi gây ra tội phạm.
- Người đó thực tế phải chịu trách nhiệm hình sự sau khi các cơ quan
có thẩm quyền cân nhắc tính cần thiết phải xử lý bằng hình sự mà không thể
áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp khác để quản lý, giáo dục
và phòng ngừa tội phạm.
Những điều kiện trên cũng cho thấy tầm quan trọng trong việc xác định
tội phạm do người chưa thành niên gây ra. Tội phạm do người chưa thành
niên gây ra bao giờ cũng gắn liền với một người chưa thành niên có hành vi
phạm tội cụ thể nhưng không phải mọi trường hợp một người chưa thành
niên thực hiện hành vi phạm tội đều trở thành tội phạm.
Tội phạm do người chưa thành niên gây ra có những đặc điểm riêng so
với tội phạm do người đã thành niên gây ra. Tội phạm do người đã thành
niên gây ra là những hành vi nguy hiểm cho xã hội có đủ dấu hiệu tội phạm
và đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Tội phạm do người chưa thành niên gây ra
ngoài những dấu hiệu và yếu tố pháp lý còn được xác định bằng sự nhận
định, cân nhắc cụ thể của cơ quan có thẩm quyền khi quyết định truy cứu
trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội.
Theo một số nghiên cứu khoa học, việc truy cứu trách nhiệm hình sự và
áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội được xem là “cần
thiết” khi hội đủ 3 điều kiện sau đây:
- Người chưa thành niên phạm tội có nhân thân xấu.
9

9


- Tội phạm đã được thực hiện có tính chất nghiêm trọng.
- Những biện pháp giáo dục, phòng ngừa như giáo dục tại xã, phường,

đưa vào trường giáo dưỡng không có hiệu quả để cải tạo người chưa thành
niên phạm tội mà cần áp dụng hình phạt đối với họ.
Từ những phân tích trên có thể khái niệm: Tội phạm do người chưa
thành niên gây ra là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bởi người
dưới 18 tuổi và người đó phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với hành
vi và lỗi của mình theo phán xét của cơ quan tiến hành tố tụng...
Khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra không đồng nhất
với khái niệm người chưa thành niên phạm tội nhưng hai khái niệm đó có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội là
khái niệm dùng để chỉ một dạng chủ thể đặc biệt (người chưa thành niên)
thực hiện hành vi phạm tội, còn khái niệm tội phạm do người chưa thành
niên gây ra là khái niệm dùng để chỉ tội phạm đã được thực hiện bởi một
dạng chủ thể đặc biệt (người chưa thành niên).
II.

Thực trạng trẻ hóa tội phạm ở Việt Nam hiện nay

1.

Phân tích các số liệu về tình hình tội phạm chưa thành niên trong
thời gian gần đây
Trong những năm gần đây, vấn đề người chưa thành niên phạm tội đã

gióng lên những hồi chuông với toàn xã hội. Báo động về số trẻ em phạm tội
đang gia tăng và trẻ hóa thực sự trở thành mối lo ngại với con số trung bình
10,000 vụ tội phạm hình sự do trên 15,000 trẻ em gây ra trên toàn quốc mỗi
năm.
Tính riêng năm 2010, riêng trẻ em dưới 14 tuổi có 7,000 vụ vi phạm,
chiếm đến 70% tội phạm vị thành niên dưới 18 tuổi. Con số này là một lời
cảnh báo về tình trạng trẻ em nhỏ tuổi phạm tội. Theo thống kê từ Hội thảo

10

10


về Chương trình Hành động Quốc gia vì Trẻ em giai đoạn 2011 – 2020, do
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức tại Đà Nẵng (diễn ra từ 16 –
18/8/2011) cho thấy chỉ trong sáu tháng đầu năm đã có gần 60 vụ giết người
và hơn 200 vụ cướp do trẻ em gây ra.
Dưới đây là con số thống kê số lượng tội phạm vị thành niên trên ở một
số tỉnh ở nước ta
Năm 2009 tại Hà Nội công an đã bắt giữ 416 tội phạm vị thành niên,
trong đó:
-

Phạm tội đặc biệt và nghiêm trọng gồm 223 vụ, chiếm 53%

-

Phạm tội ít nghiêm trọng gồm 193 vụ, chiếm 47%



Thống kê về giới tính

Trong số 416 người vị thành niên bị bắt giữ có:
-

Nữ gồm 25 em, chiếm 5%


-

Nam gồm 391 em, chiếm 95%



Thống kê cơ cấu phạm tội theo giới tính

Có 391 em vị thành niên là nam phạm tội, trong đó:
-

Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng gồm 245 vụ, chiếm
77%

-

Phạm tội ít nghiêm trọng gồm 74 vụ, chiếm 23%

Có 25 em là nữ phạm tội, trong đó:
-

Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng gồm 10 vụ, chiếm
40%

-

Phạm tội ít nghiêm trọng gồm 25 vụ, chiếm 60%




Thống kê độ tuổi của trẻ phạm tội

Trong số 73 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 14 đến chưa đủ 16 tuổi có:

11

-

53 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 72,6%

-

20 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 27,4%
11


Trong số 343 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 16 đến chưa đủ 18 tuổi có:
-

191 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 56%

-

151 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 44%
Riêng từ tháng 1/2010 đến tháng 10/2010, thành phố Hà Nội xảy ra 79

vụ trộm cắp, cướp giật và cưỡng đoạt tài sản…, trong đó có 181 đối tượng
gây án là trẻ chưa thành niên.
Tại một số tỉnh, thành phố khác như Quảng Nam, con số tội phạm vị
thành niên cũng tăng mạnh. Năm 2009, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xảy

ra 296 vụ vi phạm pháp luật ở lứa tuổi chưa thành niên; trong số 587 đối
tượng vi phạm thì có đến 278 em dưới 16 tuổi.
Trong 5 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra 197 vụ vị
thành niên phạm tội vớ 310 đối tượng. Số vụ việc trẻ vị thành niên phạm tội
tăng mạnh.
Đáng chú ý, một thống kê khác của Công an TP.HCM cho biết chỉ
trong vòng chưa đầy 6 tháng (tháng 11/2011 – 5/2012) cơ quan chức năng đã
bắt giữ gần 1.700 đối tượng phạm pháp, trong đó có đến trên 33% đối tượng
phạm pháp là vị thành niên.
Qua những số liệu thống kê trên, ta có thể nhận thấy thực tế việc trẻ hoá
tội phạm ngày càng tăng với mức độ nguy hiểm hơn cho xã hội. Thực trạng
trẻ hóa tội phạm tăng thì xuất hiện nhiều án rất nghiêm trọng và dã man hơn.
2.

Cơ cấu tội phạm
Theo thống kê mới nhất của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Cục

Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì hành vi vi phạm pháp luật
hình sự của người chưa thành niên tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội
xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh sự
con người; một số tội xâm phạm trật tự an toàn công cộng. Trong đó:
- Tội danh trộm cắp tài sản chiếm 42%
12

12


- Tội cố ý gây thương tích chiếm 16%
- Tội giết người chiếm 5,2%
- Các tội danh khác chiếm 36,8%


Những số liệu trên đã chứng mình một thực tế đáng buồn là tội phạm vị
thành niên đang ngày càng có xu hướng nhúng tay vào hầu hết tất cả hình
thức phạm tội của người lớn.
Đặc biệt về hình thức tham gia phạm tội, nếu như trước đây trẻ vị thành
niên thường phạm một số ít những loại tội như trộm cắp tài sản, cố ý gây
thương tích với tính chất đơn lẻ, thủ đoạn đơn giản thì hiện nay, xu hướng
phạm nhiều loại tội có tính chất ổ nhóm, thủ đoạn phạm tội tinh vi, phức tạp
và manh động hơn. Trẻ vị thành niên đã nhúng tay vào các loại tội đặc biệt
nghiêm trọng và nghiêm trọng như: chiếm đoạt tài sản, giết người, hiếp dâm.
Đáng chú ý là tính chất, hành vi vi phạm ngày càng nghiêm trọng hơn.
3.

Một số vụ án phạm tội ở tuổi vị thành niên tiêu biểu

* Vụ án thứ nhất: Vụ án “My sói”
Ngày 27-5-2011, VKSND thành phố Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy
tố Đào Thị Thu Hương (tức My sói) sinh năm 1996 ở quận Hoàng Mai, Hà
Nội và đồng bọn về tội "hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản". Cùng
bị truy tố với My sói là các đồng phạm Trịnh Thăng Long (sinh năm 1992) ở
xã Công Chính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Xuân Thắng
(sinh năm 1993) ở Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội, Nguyễn Đức Hoàng
(sinh năm 1992) ở phường Điện Biên, Đống Đa, Hà Nội; Lê Quang Vinh
(sinh năm 1991) ở quận Hoàng Mai, Hà Nội và Trần Hoàng Nam (sinh năm
1992) ở quận Long Biên, Hà Nội. Do cần tiền tiêu xài, Đào Thị Thu Hương
và Trịnh Thăng Long (là người tình của Hương) nảy ra ý định lừa các phụ
nữ đưa vào nhà nghỉ nhằm mục đích hiếp dâm và cướp tài sản. Để thực hiện,
13

13



nhóm này lên mạng internet để "chat" làm quen với các với bé gái rồi rủ họ
đi chơi. Chỉ cần gặp mặt được nạn nhân, nhóm này dùng vũ lực ép đi theo,
sau đó đánh đập, đe dọa, khống chế đưa đến các nhà nghỉ để tổ chức hiếp
dâm tập thể, cướp tài sản. My sói có lên mạng và quen với Phạm Thị Triều,
sau khi hẹn gặp cô gái này, nhóm của My sói đã ép nạn nhân về một nhà
nghỉ gần ga Giáp Bát để hiếp dâm. Sau đó nhóm của My sói tiếp tục cướp 1
sợi dây chuyền vàng trị giá hơn 600 nghìn đồng của lễ tân nhà nghỉ. Liên tục
lên mạng chat và tìm các cô gái nhẹ dạ My sói và đồng bọn lại tiếp tục gây
ra bốn vụ nữa. Khi cướp điện thoại của hai cô bé sinh năm 1995 và đưa vào
nhà nghỉ thì nhóm của My sói bị Công an quận Đống Đa bắt giữ. Từ ngày
16/7/2010 đến ngày 20/7/2010, nhóm này đã gây ra tổng cộng 5 vụ cướp tài
sản, tổng giá trị trên 30 triệu đồng; 02 vụ hiếp dâm và 01 vụ hiếp dâm trẻ
em. Tổng hợp hình phạt trong vụ án lên đến 160 năm tù cho 8 bị cáo.
* Vụ án thứ hai: Vụ án cướp tiệm vàng Ngọc Bích
Ngày 20/8/2011, Lê Văn Luyện (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) nhờ
bạn đưa lên thị trấn Chũ mua ba lô, đèn pin và con dao phớ. Hôm sau, anh ta
mua thêm dao gấp và lang thang tại huyện Lục Nam quan sát các cửa hàng
vàng nhằm mục đích cướp tài sản. Tại phố Sàn, đối tượng Lê Văn Luyên
quan sát thấy tiệm vàng Ngọc Bích có thanh sắt trang trí nằm ngang giống
bậc thang có thể dễ dàng trèo lên tầng 3 đột nhập. Tối 22/8, Luyện quanh
quẩn ở khu vực tiệm vàng Ngọc Bích chờ cơ hội, song do quán ăn bên cạnh
mở cửa quá khuya, âm mưu này không thực hiện được. Khoảng 3h ngày
24/8, khi trời bắt đầu nổi gió và mưa, Luyện trèo theo cây, leo lên ban công
tầng 3 của tiệm Ngọc Bích. Cậy được cửa, hắn đi vào lục tìm tài sản ở một
số phòng nhưng không phát hiện được gì. Phát hiện hiện camera, chuông
báo động chống trộm, cầu dao điện, anh ta ngắt cầu dao, rút dây camera.
14


14


Luyện định cậy phá tủ trưng bày vàng nhưng sợ gây tiếng động, bị lộ nên
quay lên tầng 3. Hắn chờ chủ nhà ra khỏi phòng ngủ sẽ bất ngờ giết chết
từng người để dễ dàng cướp tài sản. Đến khoảng 6h sáng, nghe thấy tiếng
động, Luyện phát hiện anh Ngọc đang bê chậu quần áo lên tầng 3 nên bám
theo. Luyện cầm dao tấn công ông chủ nhà... Nạn nhân giằng co với Luyện.
Chị Chín đang ở tầng 2 nghe thấy tiếng kêu của chồng chạy lên tầng 3 hô
hoán đồng thời xông vào cứu chồng. Trong quá trình giằng co, chị Chín và
Luyện bị trơn trượt ngã xuống sàn nhà, anh Ngọc giằng được con dao...
Nhưng chủ nhà do bị thương quá nhiều cũng không chống lại được Luyện.
Hắn sau đó giết chết đôi vợ chồng này. Biết trong nhà còn người, Luyện
chạy xuống tầng 2, thấy cháu Bích (con gái lớn của chủ tiệm vàng đang học
lớp 3) đang cầm điện thoại, hắn tiếp tục vung dao chém vào đứa trẻ. Tưởng
Bích đã chết, Luyện bỏ đi và sát hại tiếp con gái út mới 18 tháng tuổi của
chủ nhà đang nằm trên giường ngủ. Sau đó đối tượng phá tủ kính tủ lấy toàn
bộ số vàng, gọi anh họ Trương Thanh Hồng đến đón. Luyện bỏ trốn tới Lạng
Sơn, ngày 31/8 thì bị bắt giữ. Cơ quan điều tra cho biết, Luyện đã cướp hơn
200 chỉ vàng ta, gần 153 chỉ vàng tây, một điện thoại di động. Tổng giá trị
tài sản hơn 1,27 tỷ đồng. Với hành vi giết chết vợ chồng anh Ngọc, cùng con
gái mới 18 tháng tuổi, gây thương tật 76% cho bé Bích, Luyện bị đề nghị
truy tố về các tội: giết người, cướp tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản. Cơ quan điều tra xác định, Luyện là thủ phạm duy nhất gây án giết
người. Khi phạm tội Lê Văn Luyện chưa đủ 18 tuổi.
* Vụ án thứ hai: Vụ án bác sĩ của thẫm mỹ viên Cát Tường phi tang xác
bệnh nhân xuống sông Hồng.
Gần đây nhất là thông tin bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, giám độc bệnh
viện thẩm mỹ Cát Tường (Hà Nội), làm chết người rồi phi tang xác xuống
15


15


sông với đồng phạm Đào Quang Khánh (trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
chỉ mới 17 tuổi. Nam thanh niên này mới học xong lớp 9 thì bỏ học, lang
thang với những công việc tạm bợ. Khánh vừa được nhận vào làm bảo vệ ở
thẩm mỹ viện Cát Tường với mức lương 4 triệu chưa được bao lâu thì xảy ra
án mạng. Không nhận thức được việc làm tội lỗi này, Đào Quang Khánh đã
đồng phạm với Nguyễn Mạnh Tường chỉ vì ông chủ hứa sẽ tăng tiền lương
lên gấp đôi.
Điểm qua những vụ án trên cho thấy một thực tế đáng lo ngại là các vụ
giết người, đối tượng đều còn rất trẻ, có đối tượng còn đang ngồi trên ghế
nhà trường, hành vi giết người hết sức dã man, côn đồ mà động cơ đa phần
xuất phát từ những nhu cầu vật chất cá nhân. Thống kê của ngành Công an
cho biết hiện tại cả nước có khoảng 20.000 trẻ em trong độ tuổi tới trường
lang thang bụi đời, tụ tập băng nhóm ngoài xã hội. Đó chính là mầm mống
của tội phạm đã và đang nảy sinh trong lứa tuổi vị thành niên.
Theo số liệu của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, 6 tháng đầu
năm 2013, trong khi mức độ phạm tội chưa có dấu hiệu giảm thì số lượng
thanh niên vi phạm pháp luật đã gần xấp xỉ so với năm ngoái. Đặc biệt đáng
lo ngại là cùng với sự phát triển của đất nước, thời gian gần đây (hầu hết là ở
những thành phố lớn, nơi đô thị có điều kiện kinh tế xã hội phát triển) đã nổi
lên tình trạng một số thanh niên, học sinh, sinh viên, độ tuổi từ 14 đến 18, tụ
tập ăn chơi thác loạn hoặc hình thành các băng nhóm tội phạm, tổ chức các
vụ cướp giật, giết người hoặc đâm chém nhau hết sức nghiêm trọng, gây xôn
xao dư luận mà các phương tiện thông tin đại chúng đã thường xuyên đăng
tải.

16


16


CHƯƠNG II:
HẬU QUẢ CỦA THỰC TRẠNG TRẺ HÓA TỘI PHẠM
I.

Khái niệm “Hậu quả phạm tội”
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là một dấu hiệu bắt buộc trong tất cả các

cấu thành tội phạm vật chất. Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá các khái niệm
hậu quả phạm tội, nhóm xin được đưa ra định nghĩa về dấu hiệu hậu quả
phạm tội như sau:
Hậu quả phạm tội là thiệt hại cụ thể (vật chất, thể chất, tinh thần,
chính trị) do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội được luật hình
sự xác lập và bảo vệ, đồng thời là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội
phạm vật chất, nó thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình hường của đối
tượng tác động của tội phạm.
II. Hậu quả của cá nhân gây tội

Trước hết, những cá nhân phạm tội còn chịu ảnh hưởng vô cùng to lớn
và nguy hiểm trực tiếp về sức khoẻ. Chơi game online bạo lực quá nhiều dẫn
đến suy kiệt về cả thể chất lẫn tinh thần; sử dụng các chất kích thích, nếu sử
dụng với liều lượng cao có thể dẫn đến tử vong, nếu sử dụng thường xuyên
sẽ ảnh hưởng đến thần kinh, gây kích động mạnh không kiềm chế được bản
thân dẫn đến những hành vi, hành động mất nhân tính... Nhiều đối tượng khi
phạm tội xong mới biết mình vừa gây ra một tội ác tày trời mà mức độ vụ án
lại vô cùng nguy hiểm. Thực tế có nhiều vụ án giết người, cướp tài sản do
17


17


dùng ma tuý hoặc các chất kích thích, khi them thuốc mà lại không có tiền
mua thuốc dẫn đến nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản thậm chí cả giết người
để có tiền sử dụng thuốc đó. Cho đến nay, vẫn chưa có loại thuốc nào có thể
chữa được căn bệnh HIV-AIDS – căn bệnh thế kỉ của cả thế giới. Căn bệnh
này cũng có một nguyên nhân do sử dụng ma tuý và các chất kích thích.
Thật nguy hiểm khi mắc phải căn bệnh này ở độ tuổi còn rất trẻ. Có thể nói
rằng khi mắc căn bệnh này, các bạn trẻ gần như mất hết sức khỏe, hi vọng về
một tương lai tươi sáng như những người bạn đồng trang lứa.
Như ở trên đã phân tích về thực trạng trẻ hóa tội phạm ở Việt Nam
trong những năm gần đây, giới trẻ phạm tội không những tăng cả về số vụ
mà còn với mức độ rất nghiêm trọng, thậm chí là vô nhân tính. Những cá
nhân gây tội không chỉ gây ảnh hưởng cho gia đình, xã hội mà còn đang
đánh mất đi chính bản thân mình. Tuỳ theo mức độ, tính chất của vụ việc,
các đối tượng sẽ phải chịu bản án nghiêm khắc theo những gì pháp luật quy
định về hành vi phạm tội của họ. Có rất nhiều mức án theo văn bản pháp luật
hiện hành đang quy định như: xử phạt hành chính; cải tạo; tù có thời hạn; và
cao nhất là mức án tử hình. Tuy nhiên, do chính sách nhân đạo của Đảng,
nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên các cá nhân phạm tội chỉ
phải chịu các hình phạt như: phạt tiền, cải tạo không giam giữ cho đến giam
giữ, hoặc cao hơn có thể sẽ chịu những bản án tù có thời hạn không quá 12
năm tù với các đối tượng đang trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
hay không quá 18 năm tù với các đối tượng từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Bên cạnh việc phải trả giá cho những hành động có phần nông nổi hoặc
do bị lôi kéo tức thời hoặc do không được giáo dục nghiêm túc, các bạn trẻ
chắc chắn sẽ mất đi nhiều quyền lợi của mình trong những ngày tháng cải
tạo hoặc chịu án tù có thời hạn. Cái tuổi đang còn cắp sách tới trường, tuổi

ăn tuổi chơi như bao nhiêu các bạn đồng trang lứa sẽ bị chậm lại hoặc không
18

18


còn nữa khi các đối tượng thi hành án xong. Tương lai phía trước các em sẽ
không phải là con đường sáng lạn, rực rỡ với những mơ ước và hoài bão của
tuổi trẻ.
Ngoài ra, không những phải chịu hình phạt mà pháp luật quy định thì
các cá nhân gây tội còn phải chịu áp lực nặng nề từ phía dư luận xã hội. Bởi
lẽ đây là một thực tế khi ở trong xã hội, mọi người luôn có những suy nghĩ
và xu hướng xa lánh, coi thường và lên án những người phạm tội. Chính bản
thân các đối tượng đã đánh mất niềm tin với bạn bè, với chính người thân
trong gia đình, với nhà trường, môi trường lao động mà họ đang theo học và
làm việc. Các cụ ta ngày xưa đã có câu: “Miệng lưỡi thế gian như làn sóng
bể”. Thật vậy, khó khăn lớn nhất của các đối tượng vị thành niên sau khi
phạm tội chính là trở lại hoà nhập với cộng đồng. Chính vì điều này mà khi
được mãn hạn tù, bản thân các em thường cảm thấy bị xa lánh, bị ruồng rẫy
bởi xã hội. Đây cũng là tâm lí dễ hiểu của mọi người, đặc biệt là những bậc
phụ huynh, khi không muốn con cái, người thân hay chính bản thân mình
giao lưu với những người phạm tội vì sợ sẽ “học hỏi” những điều xấu của
các đối tượng, bị lôi kéo và sa ngã vào con đường phạm pháp. Khó có thể
đưa ra một lý do thuyết phục nhưng dường như con đường quay lại hoà nhập
với xã hội là một thử thách hết sức khó khăn, vất vả. Hậu quả to lớn tất yếu
đối với cá nhân gây tội sẽ cảm thấy cô đơn, xấu hổ dẫn đến tử kị, mặc cảm
với bản thân hoặc nguy hiểm hơn nữa là các bạn trẻ vị thành niên lại tìm đến
con đường phạm tội hoặc tử tự do không chịu được những áp lực đó. Những
trường hợp như vậy vẫn còn là một thực tế đáng buồn trong xã hội ngày nay.
III. Hậu quả cho gia đình, nhà trường và xã hội

1.

Hậu quả cho gia đình
Gia đình là một bộ phận của xã hội nhằm duy trì nòi giống, là nơi nuôi

dưỡng tâm hồn, là nơi nảy sinh của tình yêu thương giữa các thành viên với
19

19


nhau và rộng hơn là các thành viên trong gia đình tới xã hội. Không phải
ngẫu nhiên mà gia đình được coi là một tế bào của xã hội. Sinh con ra,
không một gia đình nào không mong muốn con cái mình sẽ thành đạt trong
tương lai. Vì vậy, các bậc làm cha, làm mẹ luôn dành hết những tình cảm
yêu thương, và sự quan tâm, chăm sóc tốt nhất cho con cái. Trách nhiệm
nuôi dưỡng và quan tâm không phải chỉ có người vợ, người bà mà cần có sự
tham gia của cả gia đình. Xét trên một không gian hẹp, những người con lại
chính là những tế bào của gia đình. Chính những đứa con ấy mang lại cho
gia đình những tiếng cười, những niềm vui. Chúng luôn luôn cần có một gia
đình đầm ấm, hạnh phúc, một mái nhà chở che chúng để khi có những
chuyện buồn vui chúng có thể chia sẻ, giãi bày.
Nếu có một suy nghĩ sai lệch của những đứa con mà không được uốn
nắn kịp thời đến nỗi xảy ra các vụ việc đáng tiếc thì ngoài hậu quả nhìn thấy
trước mắt cho các đối tượng, thì nó còn gây ra cảnh gia đình lục đục, đổ vỡ.
Đó là một hậu quả có thể nói là thường xuyên xảy đến với các gia đình có
con cái phạm tội. “Tế bào” không khoẻ thì làm sao gia đình có thể khoẻ ?
Một thực tế trong nhiều vụ án là gia đình của đối tượng phạm tội thường ly
tán, khó có thể hoà hợp lại được do một phần chịu một cú sốc quá lớn; tiếp
ngay sau đó lại chịu lời ra tiếng vào của dư luận. Không những vậy, những

mâu thuẫn, bất động hoặc tranh giành, chiếm đoạt, phân chia tài sản giữa các
thành viên gia đình chính là nguyên nhân dẫn đến một cuộc đổ vỡ toàn diện.
Con cái họ sẽ bị tổn thương rất nặng nề khi chưa qua việc chịu những hình
phạt đã lại bị bỏ rơi, không có gia đình để nương tựa. Nếu nhà nước không
quan tâm kịp thời, không biết những đứa trẻ này sẽ phải sống tiếp ra sao,
biết đi đâu về đâu.
Không chỉ có vậy, người thân của những đối tượng phạm tội cũng sẽ bị
liên lụy, dù cho chính bản thân họ không gây ra tội. Chính những hành động
20

20


sai lầm do suy nghĩ chưa chín chắn của các đối tượng sẽ làm cho con đường
học tập hay công danh của người thân trong gia đình gặp bất lợi hoặc bị thôi
việc học tập và làm việc.
Muốn giữ cuộc sống hạnh phúc đã khó, xây dựng lại cuộc hạnh phúc từ
đổ vỡ lại còn khó hơn. Chính vì vậy, mỗi bậc phụ huynh cần cho trang bị
trước cho mình những kỹ năng và tâm lí ổn định để trong trường hợp không
mong muốn có thể xảy ra thì sẽ có thể ứng xử một cách tốt nhất; tránh việc
chọn đổ vỡ gia đình là một giải pháp mà phải xây dựng gia đình đầm ấm và
có văn hóa.
2.

Hậu quả cho nhà trường.
Ai cũng biết nhà trường là một môi trường giáo dục của những chủ

nhân tương lai của đất nước, không chỉ về tri thức mà còn giáo dục về đạo
đức và lối sống hàng ngày. Trong thư gửi các em học sinh nhân dịp khai
giảng năm học, Chủ tịch Hồ Chí Mình đã viết: “Non sông Việt Nam có trở

nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để
sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một
phần lớn ở công học tập của các em…”. Việc đề cao sự nghiệp giáo dục,
mặt khác, có thể được xem như là lời khẳng định tầm quan trọng của nhà
trường. Vậy nên việc xảy ra sự trẻ hóa tội phạm một phần không nhỏ nguyên
nhân thuộc về nhà trường.
Những ngôi trường có học sinh phạm tội sẽ suy giảm danh tiếng gây
dựng bao nhiêu lâu. Ngoài ra nó còn gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho các
giáo viên cũng như đội ngũ những người làm công tác trong ngành giáo dục.
Đó là còn chưa kể tới những đối tượng được hưởng án treo nên vẫn được
tiếp tục theo học ở các trường có thể còn gây ra thêm nhiều vụ gây lộn, làm
gia tăng bạo lực học đường trong trường học. Chính điều này đã tạo cho cacs
bậc phụ huynh và học sinh tâm lý lo sợ. Thành tích của nhà trường vì thế mà
21

21


cũng bị tụt xuống nhanh chóng nếu như không có các biện pháp nhanh
chóng ngăn chặn được điều này. Rõ ràng rằng: nếu không có một bộ máy
quản lý và giáo dục tốt thì đây đúng là một “quả bom nổ chậm” trong nhà
trường; và nếu như không muốn nhà trường sớm bị giải thế thì mọi người
trong xã hội phải cùng chung tay và nỗ lực hơn trong công cuộc giải quyết
vấn nạn này.
3.

Hậu quả cho xã hội
Tập hợp các gia đình tạo thành xã hội. Xã hội chính là một thể thống

nhất và bền vững khi các gia đình cũng đều bền vững. Quay trở lại quá khứ,

ngày xưa khi các bậc hiền tài xây dựng giang sơn xã tắc đều chú ý đến đời
sống của nhân dân. Nhân dân có hạnh phúc, có ấm no, có công bằng xã hội
thì mới hưng thịnh, yên bình, giang sơn xã tắc mới tồn tại. Ngay từ xưa, việc
xã hội được coi trọng và đánh giá cao đối với sự hưng thịnh của đất nước đã
nói lên rằng chính xã hội là phần không thể thiếu của giang sơn. Vậy thì hiển
nhiên nếu tập hợp các gia đình không bền vững thì ắt sẽ dẫn đến xã hội bất
ổn, rối loạn; đất nước chậm phát triển hay nghiêm trọng hơn là bị tụt lùi lại
so với các nước trên thế giới. Nếu như thế, sự trẻ hóa của tội phạm ở Việt
Nam cứ gia tăng một cách nhanh chóng sẽ đẩy xã hội đến điều tất yếu, làm
cho tình hình xã hội trở nên ngày càng tồi tệ, cuộc sống hàng ngày của mọi
người trở nên bị đe dọa, bị đảo lộn các sinh hoạt vì tồn nhiều thế lực và bang
đảng của giới trẻ gây mất trật tự công cộng. Nhiều vụ án gần đây cho thấy
các tội phạm giới trẻ đã không còn hoạt động một cách đơn lẻ nữa mà tập
trung nhau lại thành những nhóm, băng đảng và sống với nhau theo kiểu bầy
đàn và gây nên tình trạng mất trật tự công cộng cũng như nỗi sợ hãi cho xã
hội do tính chất hung hãn của chúng. Xã hội bất ổn dẫn đến hậu quả là các
lĩnh vực khác như kinh tế, tài chính, đầu tư nước ngoài, quân sự, giáo dục…
tất yếu cũng sẽ ảnh hưởng.
22

22


IV. Hậu quả ảnh hưởng đến thế hệ trẻ tương lai
Thế hệ trẻ là thế hệ nhận được nhiều kì vọng từ gia đình, nhà trường, xã
hội. Không một đất nước nào mong muốn giới trẻ không cống hiến cho đất
nước mà ngược lại, chính họ hơn bao giờ hết, khát khao mong giới trẻ có thể
mang chất xám và sức trẻ đóng góp, xây dựng đất nước. Thế hệ trẻ tương lai
là đội tiên phong sẽ nối tiếp thế hệ cha anh đi trước xây dựng đất nước Việt
Nam phát triển ngày càng lớn mạnh.

Tuy nhiên, thực trạng trẻ hóa tội phạm càng ngày càng gia tăng đã
khiến đất nước mất đi những nguồn lao động dồi dào, nguồn trí thức mới mẻ
để góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Không những vậy, nó còn
ảnh hưởng đến “tâm lí đám đông” của giới trẻ sau này. Hiện nay có nhiều
bạn trẻ do hiểu biết còn hạn chế nên đã “đua đòi” theo các đối tượng tuy còn
trẻ nhưng đã khét tiếng man rợ, thú tính như: Lê Văn Luyện, băng nhóm
“My sói”… Một ví dụ thực tế là đối tượng Lê Tuấn Anh sau khi hiếp dâm,
giết người một cách dã man đã tự xưng mình là “họ hàng của Lê Văn
Luyện”.
Sự trẻ hoá tội phạm sẽ làm cho tâm lý của giới trẻ bị ảnh hưởng sâu
sắc. Các em sẽ đánh mất sự hồn nhiên, sự trong sáng của lứa tuổi mình. Nếu
giới trẻ ngày nay không nghiêm túc nhìn nhận rõ vai trò và trách nhiệm của
mình đối với đất nước mà chỉ đùa đòi, bắt chước những điều xấu thì tất yếu
đất nước sẽ trở nên trì trệ và kém phát triển. Đạo đức sẽ bị suy đồi. Những
truyền thống tốt đẹp của ông cha ta ngày càng mai một.

23

23


CHƯƠNG III
NGUYÊN NHÂN & HƯỚNG GIẢI QUYẾT
I. Những nguyên nhân của việc trẻ hóa tội phạm ở Việt Nam hiện nay
1. Nguyên nhân từ phía quản lý nhà nước và các yếu tố pháp luật
1.1. Từ phía quản lý nhà nước

Một trong những chức năng quan trọng của nhà nước là kiểm tra và xử
lí các vi phạm pháp luật; đồng thời tổ chức triển khai phòng chống tội phạm.
Thành tích của các cơ quan công an phòng chống tội phạm trong những

năm qua lớn nhưng chưa đủ và trách nhiệm này cũng không thể đổ lỗi cho
cơ quan công an, tòa án hay viện kiểm sát nhưng chúng ta phải thừa nhận
rằng công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm của chúng ta còn chưa triệt
để và khi nào nó bung ra hết rồi thì mới triển khai. Chúng ta đấu tranh không
triệt để dẫn đến là đằng anh đi trước đằng em đi sau và để đến một lúc nào
đó, sử dụng tổng lực lượng để truy quét. Đấy là một việc mà khi nào người
dân quá khổ rồi mới làm. Rõ ràng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
của chúng ta trong thời gian qua không triệt để.
Ngoài ra, nhà nước cũng chưa tạo được nhiều sân chơi lành mạnh cho
thanh thiếu niên. Khách quan nhìn nhận thì những năm qua nước ta đã quá
coi trọng phát triển kinh tế, chưa quan tâm đúng mức đến việc chăm lo xây
dựng môi trường văn hóa tốt đẹp để tạo điều kiện bồi dưỡng nhân cách cho
24

24


thế hệ trẻ. Điều dễ nhận thấy là địa phương nào cũng quan tâm triển khai
nhiều khu công nghiệp, các công trình đem lại lợi ích kinh tế trước mắt,
nhưng rất ít địa phương để dành đất đai và đầu tư xây dựng khu vui chơi giải
trí công cộng cho thế hệ trẻ. Thậm chí, vì lợi ích kinh tế, không ít nơi còn lấy
mất sân chơi của thanh, thiếu niên cho doanh nghiệp thuê mặt bằng, hoặc tổ
chức đấu thầu quyền sử dụng đất cho dân làm nhà… Chúng ta đều biết thể
dục thể thao không chỉ giúp con người nâng cao sức khỏe mà còn tránh
được các tệ nạn xã hội, nhưng thời gian qua nước ta thường chỉ quan tâm
đầu tư cho thể thao thành tích cao, chưa quan tâm thúc đẩy phong trào thể
dục thể thao quần chúng. Hiện nay hầu hết các xã, phường đều thiếu khu vui
chơi và sân tập thể dục thể thao, kinh phí dành cho hoạt động này cũng rất ít
ỏi. Chính vì một phần thiếu các sân chơi lành mạnh dẫn đến các thanh thiếu
niên chỉ biết cắm đầu vào các trò giải trí trên mạng, game bạo lực,...

Không những vậy, nhà nước quản lí còn lỏng nẻo các vấn đề về văn hóa
đồ trụy, các game bạo lực, các phim bạo lực,.. ngay gần các trường học thì
có khoảng vài ba quán net, việc truy cập Internet không còn xa lạ đối với
học sinh, sinh viên. Trên mạng thì các phim bạo lực, hình ảnh bạo lực tràn
lan, thanh thiếu niên thường xuyên tiếp xúc sẽ bị ảnh hưởng lối sống, suy
nghĩ lệch chuẩn. Có rất nhiều vụ án đau lòng, do học sinh gây tội chỉ vì thiếu
tiền mà đi trộm cướp thậm chí dẫn tới giết người, giết hại người thân, có
những hành động rất dã man, cư xử như trong các game bạo lực.
1.2.

Từ góc độ pháp luật

Tình trạng phạm tội của trẻ vị thành niên ngày nay đang gia tăng đột
biến, mặc dù đã được cảnh báo trước về hậu quả. Phải chăng một phần lỗi
thuộc về các yếu tố pháp luật ? Xét cho cùng thì pháp luật cũng đóng một
vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trật tự an ninh – xã hội bởi pháp luật
không chỉ thể hiện ý chí, lợi ích của nhân dân vì mục tiêu xây dựng một xã
25

25


×