Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Cơ sở cho sự phát triển của Phật Giáo ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.06 KB, 107 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








TRẦN THỊ HẰNG







CƠ SỞ CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT
GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY






Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học
Mã số: 60. 22. 03. 09

















Hà Nội-2013

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








TRẦN THỊ HẰNG








CƠ SỞ CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT
GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY






Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học
Mã số: 60. 22. 03. 09







Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn









Hà Nội-2013

3
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Tình hình nghiên cứu 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 10
6. Đóng góp của luận văn 10
7. Ý nghĩa của luận văn 10
8. Kết cấu của luận văn. 11
NỘI DUNG 12
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TIẾP CẬN SỰ RA ĐỜI, TỒN TẠI CỦA TÔN
GIÁO THEO QUAN ĐIỂM MÁC - LÊNIN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM 12
1.1. Cơ sở lý luận tiếp cận sự ra đời, tồn tại của tôn giáo 12
1.1.1. Các khái niệm cơ bản 13
1.1.2. Cơ sở xã hội của sự ra đời, tồn tại tôn giáo 16
1.1.3. Cơ sở nhận thức của sự ra đời, tồn tại tôn giáo 22
1.1.4. Cơ sở tâm lý của sự ra đời, tồn tại tôn giáo 25
1.2. Quá trình hình thành, phát triển Phật giáo Việt Nam 26
1.2.1. Giai đoạn từ thế kỷ I sau Công nguyên đến thế kỷ X 26
1.2.2. Giai đoạn từ thế kỷ XI đến năm 1986 33
1.2.3. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay 35
Tiểu kết chương 1 39

CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO VIỆT
NAM HIỆN NAY 40
2.1. Nguyên nhân phát triển Phật giáo Việt Nam hiện nay 40
2.1.1. Nguyên nhân kinh tế - xã hội 40
2.1.2. Nguyên nhân nhận thức 62
2.1.3. Nguyên nhân tâm lý, lối sống và đạo đức 69

4
2.2. Điều kiện phát triển Phật giáo Việt Nam hiện nay 78
2.2.1. Quan điểm Đảng và Nhà nước 78
2.2.2.Quan điểm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam 83
2.3. Một vài nhận định về sự tồn tại, phát triển Phật giáo Việt Nam hiện nay 93
Tiểu kết chương 2 98
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội ra đời từ rất sớm, ngay trong
đời sống người tiền sử nó đã xuất hiện, tồn tại dưới hình thức các tín
ngưỡng nguyên thủy, tôn giáo đa thần như Vật tổ giáo, Tôtem giáo, Linh
thần giáo, Shaman giáo… Đến khi các dân tộc ra đời thì gắn với mỗi dân
tộc thường cũng có một tôn giáo xác định được gọi là tôn giáo dân tộc.
Theo đà phát triển của xã hội loài người dần dần cũng hình thành và lần
lượt ra đời những tôn giáo lớn mang tầm vóc khu vực và thế giới như Phật
giáo, Kitô giáo và Hồi giáo – những tôn giáo vẫn đang còn tồn tại và phát
triển cho tới tận ngày nay. Các tôn giáo này được tổ chức chặt chẽ từ trên
xuống dưới, từ trung ương xuống địa phương, có sự liên kết gắn bó giữa
các vùng miền, thậm chí giữa các quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới

như những thiết chế xã hội có hệ thống các giáo lý, nghi lễ, cơ sở thờ tự
riêng… Tôn giáo đã bắt rễ sâu trong đời sống con người, và trở thành một
bộ phận không thể thiếu được của đời sống tinh thần xã hội, một thành tố
của văn hóa, tác động, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống như: chính trị,
khoa học, dân tộc… Hơn thế nữa, trong lịch sử nhân loại đã có thời và có
nơi thần quyền đặt trên thế quyền, Nhà thờ đứng trên Nhà nước, tôn giáo
chiếm quyền thống trị, vị trí độc tôn trong xã hội. Đó cũng là một minh
chứng mang tính phản diện cho thấy những ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn
giáo tới đời sống con người.
Trải qua thời gian, nhân loại đã chứng tỏ được khả năng, sức mạnh
tiềm ẩn của mình. Những thành tựu khoa học mà con người đạt được ngày
càng nhiều, càng cơ bản với tốc độ gia tăng đến chóng mặt. Hiểu biết của
con người được nhân lên nhanh chóng, tri thức con người tích lũy được

6
ngày càng khổng lồ, khiến nhiều người tưởng rằng, sức mạnh, khả năng
sáng tạo của con người có thể làm được tất cả những gì họ muốn.
Từng có thời người ta cho rằng ở đâu con người có thể nhìn tới, với
tay tới thì ở đó thần thánh hóa ra thừa. Con người tin rằng ánh sáng màu
xanh của khoa học chiếu đến đâu thì bóng đêm của tín ngưỡng, tôn giáo sẽ
bị đẩy lùi đến đó. Vào thế kỷ XVIII, trong phong trào Khai sáng duy lý,
một nửa nhân loại (ở phương Tây) đã tôn thờ, đề cao khoa học tuyệt đối
như một tôn giáo. Ai đó đã nhận định: Lý trí và khoa học tiến bộ thịnh hành
thì thần thánh phải biến mất nhường chỗ cho những con người tự do và
hạnh phúc.
Nhưng lịch sử nhân loại luôn có những điều khó ngờ. Giữa khi nền
khoa học phát triển như vũ bão, giữa thời đại kỹ thuật công nghệ phát triển
nhất từ trước đến nay, đặc biệt công nghệ thông tin bùng nổ đã làm được
những điều mà con người những thế hệ trước không khi nào mơ thấy: nó đã
xóa đi mọi khoảng cách không gian và thời gian, kéo con người ở mọi xó

xỉnh hành tinh trái đất xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. Lẽ ra, trong
những điều kiện như vậy thì tôn giáo với những quan niệm ấu trĩ, những tư
duy thần thoại về một đấng toàn năng siêu hình nào đó sẽ bị đẩy lùi về quá
khứ. Nhưng thực tế lại không phải như vậy. Niềm tin tôn giáo, những tư
duy thần thoại, những đấng toàn năng siêu hình lại không chỉ tồn tại, phát
triển mà còn xuất hiện mới nhiều hơn; không phải chỉ ở những nước nghèo,
kém phát triển mà lại ở chính những quốc gia có nền khoa học tiên tiến
nhất đang mạnh mẽ tiến bước vào kỷ nguyên kinh tế tri thức. Vậy thì
nguyên nhân là ở đâu?
Tôn giáo ra đời, theo các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin, bắt
đầu từ ba nguồn gốc: nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc
tâm lý. Và các ông cũng đã khẳng định: tôn giáo không tồn tại vĩnh viễn

7
mà nó sẽ mất đi khi các cơ sở bên ngoài cho sự tồn tại, phát triển của nó
mất đi. Đã đến lúc nói được rằng, tôn giáo ngày nay đã không còn quá lệ
thuộc vào các cơ sở tồn tại ngoài nó nữa, mà nó đã tự sản sinh ra các cơ sở
cho sự tồn tại và phát triển riêng của nó.
Và sự ra đời, tồn tại của bất kỳ một tôn giáo nào cũng không nằm
ngoài quy luật đó. Phật giáo cũng vậy. Phật giáo là một tôn giáo thế giới,
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào khoảng giữa thiên niên kỷ 1 TCN. Theo
truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa. Không bao
lâu sau khi ra đời, nó đã lan tỏa rộng khắp các nước khu vực châu Á, và
ngày nay đang thâm nhập sang các châu lục khác. Phật giáo được truyền bá
vào Việt Nam rất sớm, ngay từ đầu Công nguyên với truyện cổ tích Chử
Đồng Tử, Phật giáo bám rễ và ăn sâu vào Việt Nam đến nay đã hai chục thế
kỷ. Trong quá trình đó, Phật giáo đã xây dựng cho mình truyền thống yêu
nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, góp phần quan trọng vào việc xây
dựng nền văn hóa của dân tộc, vào sự hình thành tư tưởng, đạo đức, lối
sống của nhân dân ta. Có thể coi đây là cơ sở do chính Phật giáo tạo ra cho

sự tồn tại riêng của mình trên mảnh đất Việt Nam. Ngày nay tín đồ, tăng ni
Phật giáo cả nước được tập hợp trong một tổ chức thống nhất Giáo hội Phật
giáo Việt Nam, hoạt động theo đường hướng “Đạo pháp, Dân tộc, Chủ
nghĩa xã hội” tiến bộ, đang có những đóng góp to lớn trong quá trình đổi
mới đất nước. Thực tế đã cho thấy Phật giáo ở Việt Nam đang phát triển và
ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Việt Nam. Có thể
nói, tồn tại hai nghìn năm qua cùng dân tộc Phật giáo đã trở thành một bộ
phận không thể thiếu của văn hóa Việt Nam, của đời sống con dân đất Việt.
Vậy câu hỏi đặt ra là cơ sở nào cho sự tồn tại và phát triển của Phật
giáo ở Việt Nam hiện nay. Trả lời câu hỏi này chính là tìm hiểu về những
nguyên nhân kinh tế - xã hội, văn hóa, đạo đức của Việt Nam hiện nay

8
khiến cho Phật giáo vẫn có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, đây chỉ là
những cơ sở bên ngoài. Bên cạnh đó cũng phải vạch ra cái điều kiện nội tại
bên trong bản thân Phật giáo, đã “thích nghi” với môi trường Việt Nam
hiện nay như thế nào. Và đây mới chính là cơ sở nội tại do chính Phật giáo
tạo ra.
Với những lý do trên đây, tôi lựa chọn đề tài Cơ sở cho sự phát triển
của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu luận văn của
mình. Hy vọng luận văn sẽ góp phần nhỏ bé vào việc giải đáp những câu
hỏi đặt ra ở trên và vào công tác nghiên cứu tôn giáo nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu
Về chủ đề nghiên cứu này, tác giả Vũ Minh Tuyên có tác phẩm Cơ
duyên tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay (Qua một số
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ) [72]. Từ những kết quả nghiên cứu của tác giả về
Phật giáo ở Việt Nam đặc biệt là qua sáu tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, tác giả
đã phân tích những cơ duyên kinh tế xã hội, cơ duyên tâm lý, cơ duyên
nhận thức quy định sự tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam hiện
nay… Tác giả đã phân tích sự phát triển của Phật giáo ở các mặt: tín đồ, cơ

sở thờ tự, bộ máy tổ chức, lễ hội, quan hệ quốc tế… đã cho ta thấy một bức
tranh về tình hình Phật giáo khá toàn diện ở Việt Nam hiện nay.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có đề tài độc lập cấp Nhà
nước “Thực trạng, nguyên nhân, xu hướng vận động của Phật giáo ở Việt
Nam và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo quản lý” [33], năm
2001 cũng có một phần nội dung đề cập đến vấn đề trên. Tác giả Thích
Thanh Tứ, có bài viết “Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” [68] đăng trên tạp chí Nghiên cứu Phật học số
3/2006 cũng ít nhiều đề cập đến Phật giáo Việt Nam trong hoàn cảnh mới
hiện nay.

9
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy trong cuốn sách “Phật giáo với
văn hóa Việt Nam” [8], Nxb Hà Nội, năm 1999 hay tác giả Lê Đức Hạnh
trong bài viết “Một vài đóng góp của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam”
[22] đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5 năm 2005 đều chỉ ra được
những đóng góp của Phật giáo với văn hóa Việt Nam, những ảnh hưởng
của Phật giáo đối với đời sống người Việt, đó cũng chính là con đường
Phật giáo thâm nhập, ăn sâu, bám rễ vào xã hội Việt Nam, làm cho Phật
giáo có chỗ đứng vững chắc hơn, bền lâu hơn để ngày càng phát triển.
Trần Văn Giàu có tác phẩm “Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại”
[20] đã chỉ ra những giá trị đạo đức Phật giáo phù hợp, cần thiết trong đời
sống hiện đại. Dựa vào đó chúng ta có thể xem xét khả năng “cân bằng”,
“điều chỉnh” hành vi đạo đức của đạo đức Phật giáo, điều rất cần thiết trong
bối cảnh đạo đức xã hội hiện nay, để Phật giáo trở thành “nhu cầu” của xã
hội hiện đại.
`Liên quan đến vấn đề này còn có các luận văn, luận án như: Luận án
tiến sĩ Triết học của Tạ Chí Hồng với đề tài: “Ảnh hưởng của đạo đức Phật
giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay”, (Hà Nội,
2004) [35]…

Những tác phẩm trên đều ít nhiều đề cập đến vấn đề nghiên cứu, tuy
nhiên một công trình nghiên cứu đầy đủ về cơ sở cho sự tồn tại, phát triển
của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay dựa trên sự đối chiếu quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn gốc tôn giáo vẫn còn bị bỏ ngỏ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Trên cơ sở làm rõ các khái niệm liên quan đề tài, phân tích
quan điểm Mác – Lênin về tôn giáo, luận văn tập trung luận giải những cơ
sở cho sự tồn tại, phát triển của Phật giáo trong giai đoạn hiện nay ở Việt
Nam.

10
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ:
- Làm rõ các khái niệm liên quan, phân tích cơ sở tồn tại, phát triển
của tôn giáo theo quan điển Mác - Lênin, và khái quát được tình hình Phật
giáo ở Việt Nam hiện nay.
- Chỉ ra cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của Phật giáo hiện nay ở
Việt Nam.
- Đưa ra một vài nhận định, ý kiến về việc nhìn nhận sự phát triển
Phật giáo ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Cơ sở của sự phát triển Phật giáo Việt Nam hiện nay
- Phạm vi: Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn từ sau khi Việt Nam
tiến hành đổi mới (1986) đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nêu trên, luận văn được thực
hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin ở phần quan hệ giữa
tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo.
Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu tôn giáo học và các phương pháp: thống nhất logic - lịch sử, so sánh,

phân tích – tổng hợp, khái quát hóa, phỏng vấn, điều tra xã hội…
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đóng góp một cách nhìn mới về sự phát triển của Phật giáo
ở Việt Nam hiện nay bằng cách xem xét trên quan điểm triết học Mác –
Lênin một số cơ sở riêng của sự phát triển Phật giáo.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần nhỏ vào công tác nghiên cứu tôn giáo nói chung,
Phật giáo nói riêng ở Việt Nam.

11
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập,
giảng dạy và nghiên cứu về tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo.
8. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
























12
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TIẾP CẬN SỰ RA ĐỜI,
TỒN TẠI CỦA TÔN GIÁO THEO QUAN ĐIỂM MÁC -
LÊNIN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận tiếp cận sự ra đời, tồn tại của tôn giáo
Khi phân tích cơ sở cho sự phát triển của Phật giáo ở Việt Nam hiện
nay, tôi cho rằng cơ sở đó bao hàm cả nguyên nhân và điều kiện. Nguyên
nhân của sự phát triển của Phật giáo nằm chính trong xã hội mà nó đang
tồn tại, đó chính là các hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, đạo đức của xã hội Việt
Nam hiện tại đều trực tiếp hoặc gián tiếp có ảnh hưởng đến Phật giáo là
một tôn giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Với những nguyên
nhân đó là chính nhưng là chưa đủ để lý giải tình hình Phật giáo ở Việt
Nam, để phát triển được Phật giáo còn có những điều kiện cần và đủ tác
động, đó chính là quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo
(rất khác so với thời kỳ trước) và chính bản thân Phật giáo cũng vận động,
thích nghi, nỗ lực tận dụng “thời cơ” để phát triển. Một điểm cần lưu ý rằng
xã hội luôn luôn vận động và biến đổi, luôn nảy sinh những thứ mới, chính
vì vậy cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của Phật giáo Việt Nam hiện nay, nó
không còn giống nguyên những nguồn gốc mà Mác, Ăngghen đã chỉ ra khi
nghiên cứu về tôn giáo, nó đã được bổ sung những yếu tố mới của hoàn

cảnh thực tế hiện tại. Chúng tôi lấy quan điểm Mác, Ăngghen, Lênin về tôn
giáo là cơ sở lý luận để nghiên cứu vấn đề. Luận văn sẽ chỉ ra những điều
mới trong sự tồn tại, phát triển của một tôn giáo cụ thể là Phật giáo, ở một
hoàn cảnh cụ thể là Việt Nam mà những điều mới ấy là chưa có, chưa nảy
sinh trong hoàn cảnh chủ nghĩa Mác ra đời và các ông cũng chưa đề cập

13
đến. Chính vì vậy để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, trước tiên cần phải
làm rõ một số khái niệm có liên quan.
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
* Khái niệm tôn giáo
Tôn giáo ra đời từ rất sớm, tuy nhiên thuật ngữ “tôn giáo” hiện nay,
khó có thể hàm chứa được nội dung đầy đủ của cái được gọi là “tôn giáo”
từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Cũng như khái niệm Văn hóa, định nghĩa
về tôn giáo cũng đã được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu nêu ra rất
phong phú.
Dựa trên cơ sở quan niệm duy vật về lịch sử, quan niệm của C. Mác
về tôn giáo Ăngghen đã đưa ra một định nghĩa có tính chất kinh điển từ góc
độ triết học về tôn giáo: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh
hư ảo vào đầu óc của con người – của những lực lượng bên ngoài chi phối
cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở
trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [55, tr.437].
Định nghĩa trên đã bao quát được cả bản chất của tôn giáo, con đường hình
thành ý thức hay niềm tin tôn giáo. Mối quan hệ cơ bản giữa tồn tại xã hội
và ý thức xã hội cũng được thể hiện rõ ở định nghĩa này.
Một trong những tiền đề của quan niệm Mác xít về tôn giáo phải kể
đến luận điểm của Phoiơbách: Không phải Chúa trời sáng tạo ra con người,
mà chính là con người sáng tạo ra Chúa trời theo hình ảnh của mình. Trong
định nghĩa trên, ta thấy rằng Ăngghen đã tiếp tục khẳng định luận điểm con
người sáng tạo ra tôn giáo. Tất nhiên con người ở đây là con người hiện

thực của Mác, chứ không phải con người trừu tượng chung chung của
Phoiơbách. Chính vì vậy con người là chủ thể sáng tạo ra tôn giáo, đối
tượng của sự phản ánh mà con người sáng tạo ra tôn giáo là sức mạnh bên
ngoài thống trị, chi phối cuộc sống hàng ngày của con người, phương thức

14
nhận thức để tạo ra tôn giáo là phương thức hư ảo. Kết quả của sự sáng tạo
đó là tạo ra cái siêu nhiên, thần thánh trong đầu óc con người thuộc lĩnh
vực ý thức, niềm tin.
Định nghĩa này của Ăngghen cũng chỉ ra được bản chất, đặc trưng
của tôn giáo, đó là niềm tin hay thế giới quan hoang đường hư ảo của con
người. Sự ra đời tôn giáo là một tất yếu, kết quả của lịch sử: Khi con người
không đủ sức chống lại thế giới bên ngoài, họ cần sự chở che, bù đắp hư ảo
của tôn giáo. Cũng có thể khẳng định bản chất tôn giáo thể hiện rõ nhất
thông qua chức năng đền bù hư ảo của nó. Về luận điểm này Mác cũng
khẳng định “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim
của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những
trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [54,
tr.570]. Đây là những định nghĩa từ góc độ triết học về tôn giáo.
Tôn giáo là một hình thức phản ánh đặc biệt thế giới hiện thực.
Nhưng không phải chỉ là sự phản ánh đơn thuần, mà nó có khả năng tác
động ngược trở lại tồn tại xã hội. Vì vậy để nghiên cứu tôn giáo hiệu quả,
chúng ta cần phải xem xét tôn giáo như một kết cấu xã hội, như một hiện
tượng kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp. Kết cấu của một tôn
giáo bao gồm ba yếu tố cơ bản: ý thức tôn giáo, sự thờ cúng tôn giáo và tổ
chức tôn giáo, trong đó ý thức tôn giáo là yếu tố quan trọng nhất.
Tôn giáo là một thành tố của văn hóa, như quan điểm của Hồ Chí
Minh “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về

ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ các sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa” [58, tr.431].

15
Dựa trên những quan điểm cơ bản của học thuyết Mác - Lênin tư
tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tôn
giáo ở Việt Nam, Đảng và nhà nước ta quan niệm về ngồn gốc, bản chất
của tôn giáo: Tôn giáo phát sinh và tồn tại do sự bất lực của con người
trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai và áp bức xã hội. Khi cuộc sống
còn chưa tốt đẹp, trình độ văn hóa thấp kém và chưa có một thế giới quan
khoa học, thì con người còn tin vào sức huyền bí nào đó của tôn giáo.
* Khái niệm cơ sở:
Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học Vietlex, Nxb Đà
Nẵng thì Cơ sở được hiểu theo những nghĩa sau: “là cái làm nền tảng, trong
quan hệ với những cái xây dựng trên đó hoặc dựa trên đó mà tồn tại, phát
triển mà những cái khác hình thành, phát triển; Đơn vị cấp dưới cùng, nơi
trực tiếp thực hiện các hoạt động như sản xuất, công tác… của một hệ
thống tổ chức, trong quan hệ với các bộ phận lãnh đạo cấp trên; Người
hoặc nhóm người làm chỗ dựa cho tổ chức hoạt động, thường là hoạt động
bí mật” [70, tr.425]. (Không dùng hai nghĩa sau, hoặc cần thì rất ít theo
nghĩa là tổ chức tôn giáo có thể phân cấp thành Trung ương, cơ sở, ở đây,
chúng tôi lựa chọn nghĩa thứ nhất). Tôn giáo ra đời và tồn tại trên cơ sở
điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa đạo đức phù hợp với nó. Nhưng khi đã
tồn tại rồi, hoạt động của nó còn biến những tiền đề đã tạo ra nó thành cơ
sở riêng cho sự tồn tại và phát triển tiếp của nó.
* Khái niệm nguyên nhân
Trong sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật có phạm
trù nguyên nhân và kết quả. Trong mối liên hệ với phạm trù kết quả thì
nguyên nhân được hiểu: là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất

định nào đó. Một phần nào đó của nguyên nhân có thể tham gia cấu thành

16
nên cơ sở tồn tại của đối tượng, nghĩa là sự tác động của nó là nhiều lần,
liên tục chứ không phải một lần là xong.
* Khái niệm điều kiện
Điều kiện là “1. Cái cần phải có để cho một cái khác có thể có hoặc có
thể xảy ra; 2. Điều nêu ra như một đòi hỏi trước khi thực hiện một việc nào
đó; 3. Những gì có thể tác động đến tính chất, sự tồn tại hoặc sự xảy ra của
một cái gì đó” [70, tr.291]. Tóm lại, những yếu tố ngoại cảnh đối với đối
tượng có thể góp phần thúc đẩy sự ra đời, phát triển, có thể cản trở, kìm
hãm sự ra đời, phát triển của đối tượng nào đó. Do là yếu tố bên ngoài đối
tượng nên điều kiện có thể phát sinh thêm hoặc mất đi tùy thời gian tồn tại
của đối tượng.
1.1.2. Cơ sở xã hội của sự ra đời, tồn tại tôn giáo
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin đã để lại cho nhân loại
những giá trị lớn lao trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội, trong đó có nghiên cứu tôn giáo. Mặc dù các nhà kinh điển Mác,
Ăngghen không coi tôn giáo là đối tượng nghiên cứu chính của mình,
nhưng sự nghiệp cách mạng mà các ông lãnh đạo đã vấp phải những lực
cản không nhỏ từ phía Giáo hội. Một số giáo sĩ phản động ra sức chống phá
cách mạng, trên cả phương diện học thuyết cho đến hiện thực. Dù các ông
không có tác phẩm chuyên biệt về tôn giáo, nhưng trong mối liên hệ với
các vấn đề thế giới quan triết học, những vấn đề đấu tranh giai cấp, thì vấn
đề tôn giáo được các ông đề cập ngay ở những tác phẩm thời trẻ: Vấn đề
Do Thái (1843), Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu
(1843), Thông tri Crighe… và nhiều tác phẩm sau này khác. Các nhà kinh
điển chủ nghĩa Mác đã có những cống hiến to lớn cho nhân loại trong
nghiên cứu tôn giáo. Đáng chú ý là vấn đề về cơ sở tồn tại, nguồn gốc cùng
các tiền đề cho sự ra đời của tôn giáo. Bởi muốn hiểu được bản chất của


17
tôn giáo thì việc cắt nghĩa nguồn gốc ra đời của tôn giáo là đặc biệt quan
trọng. Cũng nhờ vạch ra được nguyên nhân xuất hiện và tồn tại của tôn
giáo mà sự giải thích về nó mang tính khoa học. Lênin gọi toàn bộ những
nguyên nhân và điều kiện tất yếu làm nảy sinh tôn giáo là những nguồn gốc
của tôn giáo. Nguồn gốc đó bao gồm: Nguồn gốc xã hội, ngồn gốc nhận
thức và nguồn gốc tâm lý.
Nghiên cứu nguồn gốc của tôn giáo, Mác đưa ra luận điểm nổi tiếng:
“Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người”
[54, tr.569]. Mác hiểu con người chính là thế giới con người, là xã hội tồn
tại thực chứ không phải con người chung chung. Con người sáng tạo ra tôn
giáo nhưng lại bị tôn giáo tác động ngược trở lại.
Trong ba nguồn gốc của tôn giáo, Mác, Ăngghen, Lênin đều khẳng
định nguồn gốc xã hội chính là nguồn gốc quan trọng nhất, giữ vai trò chủ
đạo nhất cho sự ra đời của tôn giáo.
Nguồn gốc xã hội của tôn giáo là toàn bộ những nguyên nhân và
điều kiện khách quan của đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và tái hiện
những niềm tin tôn giáo. Trong đó một số nguyên nhân và điều kiện gắn
với mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, một số khác gắn với mối
quan hệ giữa con người với con người.
Trong lịch sử tiến hóa của mình, ban đầu ở thời kỳ sơ khai, con
người sống phụ thuộc tự nhiên (thời kỳ săn bắt, hái lượm). Sau dần, con
người có nhu cầu cải tạo tự nhiên để tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều
hơn cho nhu cầu sinh tồn và phát triển khi mà số lượng thành viên trong
cộng đồng ngày càng nhiều thêm, nguồn sẵn có của tự nhiên không còn đáp
ứng đủ và tái sản xuất kịp. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được
thực hiện thông qua những phương tiện và công cụ lao động mà con người
có. Những phương tiện và công cụ càng thô sơ, kém phát triển bao nhiêu


18
thì con người càng yếu đuối trước giới tự nhiên bấy nhiêu, và những lực
lượng tự nhiên càng chi phối, thống trị con người mạnh bấy nhiêu. Sự bất
lực của người nguyên thủy trong cuộc đấu tranh với tự nhiên là do sự hạn
chế, yếu kém của lực lượng sản xuất của họ. Những phương tiện mà người
nguyên thủy có là quá thô sơ, đơn giản so với giới tự nhiên hùng vĩ, đầy
sức mạnh quyền uy. Và chính khi không đủ phương tiện, công cụ để đảm
bảo kết quả mong muốn trong lao động, người nguyên thủy đã tìm đến với
tôn giáo. Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh sự xuất hiện tôn giáo trong xã hội
nguyên thủy là do kết quả của sự phát triển trình độ lực lượng sản xuất còn
thấp. Con người lúc này chưa có khả năng nắm bắt được một cách thực tiễn
những lực lượng tự nhiên. Thế giới bao quanh người nguyên thủy trở thành
cái thù địch, bí hiểm, vĩ đại đối với họ. Con người thấy mình bất lực trước
tự nhiên. Chính vì vậy mà ta thấy, những nghi lễ có tính chất ma thuật có
mối liên hệ chặt chẽ với tính chất của hoạt động, lao động của người
nguyên thủy. Ma thuật luôn đi kèm với những hoạt động lao động ở những
nơi nào mà người nguyên thủy không có hy vọng vào kết quả hoạt động lao
động của mình, cũng như những nơi các hiện tượng ngẫu nhiên đóng vai
trò lớn.
Về hiện tượng này, Tôkarép đã viết: Nguồn gốc này chính là sự bất
lực của con người trồng trọt. Cây trồng không phải bao giờ cũng được mùa,
mà mùa màng phụ thuộc vào những điều kiện mà con người cần đến sự phù
trợ, giúp đỡ việc trồng cây, từ đó các nghi lễ ma thuật ra đời. Tôkarép cũng
dẫn lời của C.Mác: Sự hạn chế có thực này được phản ánh một cách lý
tưởng vào trong tôn giáo nguyên thủy, thần thánh hóa tự nhiên trong các tín
ngưỡng của các dân tộc.
Như vậy, trong lịch sử tiến hóa, trước hết con người có nhu cầu cải
tạo tự nhiên để tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều hơn để đáp ứng nhu

19

cầu sinh tồn và phát triển của mình. Nhưng khi ở trình độ, khả năng cải tạo
tự nhiên còn thấp kém, con người luôn cảm thấy yếu đuối và bất lực trước
các hiện tượng tự nhiên nên gán cho tự nhiên những sức mạnh huyền bí,
siêu nhiên không thể giải thích nổi. Đó là cơ sở cho sự nảy sinh các biểu
tượng thờ cúng. Ăngghen luận giải như sau: “Trong thời kỳ đầu của lịch
sử, chính những lực lượng thiên nhiên là những cái trước tiên được phản
ánh như thế, và trong quá trình phát triển hơn nữa thì ở những dân tộc khác
nhau, những lực lượng thiên nhiên ấy đã được nhân cách hóa một cách hết
sức hỗn tạp” [55, tr.437].
Trong cuộc sống, con người luôn tham gia vào hai mối quan hệ:
Quan hệ con người – tự nhiên, con người – con người (quan hệ xã hội).
Trong mối quan hệ xã hội có hai yếu tố giữ vai trò quyết định là tính tự
phát của sự phát triển xã hội ở những thời kỳ đầu lịch sử và ách áp bức giai
cấp cùng chế độ người bóc lột người còn kéo dài cho đến ngày nay.
Khi viết về nguồn gốc xã hội này, Ăngghen đã luận giải “Về sau bên
cạnh những lực lượng thiên nhiên lại có cả những lực lượng xã hội tác
động – những lực lượng này đối lập với con người, một cách cũng xa lạ lúc
đầu cũng không thể hiểu được đối với họ và cũng thống trị họ với cái vẻ tất
yếu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự nhiên vậy” [55,
tr.437,438]. Những nhân vật ảo tưởng, siêu nhiên lúc đầu chỉ phản ánh
những sức mạnh huyền bí của các lực lượng tự nhiên, thì nay lại vì thế, có
cả những thuộc tính xã hội và trở thành những đại biểu cho các lực lượng
lịch sử.
Trong tất cả các hình thức kinh tế - xã hội trước hình thái kinh tế - xã
hội Cộng sản chủ nghĩa, những mối quan hệ xã hội đã phát triển một cách
tự phát. Những quy luật phát triển của xã hội biểu hiện như là lực lượng mù
quáng, trói buộc con người và ảnh hưởng mang tính quyết định đến số phận

20
họ. Khi xã hội loài người xuất hiện tư hữu và hình thành giai cấp đối kháng

thì các mối quan hệ đó ngày càng phức tạp với nhiều yếu tố tự phát, ngẫu
nhiên, bất ngờ, tăng thêm yếu tố rủi ro mà không thể lường trước được,
nằm ngoài ý muốn chủ quan và khả năng điều chỉnh của con người. Chính
vì vậy những lực lượng đó trong ý thức của con người là những lực lượng
siêu nhiên.
Những lập luận lôgic trên đây sẽ được chứng minh bằng ví dụ sự ra
đời của một tôn giáo cụ thể: Trong tác phẩm Brunô Bauơ và đạo Cơ Đốc
khởi thủy Ăngghen đã chỉ ra được sự hạn chế của Brunô trong việc nghiên
cứu lịch sử đạo Cơ Đốc là chưa làm rõ được nguồn gốc xã hội của đạo Cơ
Đốc. Và khắc phục hạn chế đó, Ăngghen đã luận giải về nguồn gốc xã hội
ra đời của đạo Cơ Đốc: Đầu Công nguyên, khu vực Địa Trung Hải, xã hội
phân chia thành ba tầng lớp: giàu có, là những địa chủ, người cho vay; dân
tự do; nô lệ. Đế quốc La Mã xâm lược, thống trị, nhân dân rơi vào cảnh mất
tự do, bị bần cùng hóa, bị áp bức bóc lột nặng nề. Không thể chịu đựng,
nhân dân phản kháng, cùng nhau đứng lên khởi nghĩa, tìm lối thoát giải
phóng cho mình. Tuy nhiên, trước sức mạnh của đế chế La Mã, các cuộc
khởi nghĩa đều đi đến thất bại bị dìm trong bể máu. Chán nản, mất niềm
tin, họ tìm lối thoát. Những kẻ giàu có, có địa vị, tìm đến con đường ăn
chơi xa xỉ, xa lánh cuộc sống trần gian. Nhưng số lượng người giàu có đó
chỉ là số ít, phần đông còn lại của xã hội lại là những người nghèo, bị bần
cùng hóa về mọi mặt, bị bóc lột nặng nề nhất, không còn lối thoát nào trên
thực tế, họ tìm đến với tôn giáo, cầu mong sự che chở của thần linh, sự an
ủi, niềm hạnh phúc, an bình dù là trong hư ảo! Điều mà các nhà triết học
thời kỳ này không thể làm được – không đáp ứng được nhu cầu của nhân
dân.

21
Cắt nghĩa nguồn gốc tôn giáo trong xã hội tư bản hiện đại, V.I. Lênin
viết: “Sự sợ hãi trước thế lực mù quáng của Tư bản – mù quáng vì quần
chúng nhân dân không thể đoán trước được nó, - là thế lực bất cứ lúc nào

trong đời sống của người vô sản và người tiểu chủ, cũng đe dọa đem lại cho
họ và đang đem lại cho họ sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”,
làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành một người ăn xin, một kẻ bần
cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh chết đói, đó là nguồn gốc sâu xa
của tôn giáo hiện đại mà người duy vật phải chú ý đến trước hết và trên hết,
nếu người ấy không muốn cứ mãi là một người duy vật sơ đẳng” [46,
tr515,516].
Trong các xã hội có đối kháng giai cấp, sự áp bức giai cấp thì chính
chế độ người bóc lột người là nhân tố quan trọng làm nảy sinh tôn giáo.
Những người bị bóc lột trong các xã hội ấy, không những chỉ chịu sự tác
động của lực lượng xã hội mù quáng mà họ còn bị bần cùng hóa cả về mặt
kinh tế, chính trị, bị tước đoạt những phương tiện và khả năng phát triển
tinh thần. Bị dồn nén cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, không thể tìm thấy
lối thoát ở cuộc sống hiện thực, nhưng quần chúng nhân dân bị áp bức lại
tìm thấy một lối thoát – lối thoát ở trên trời, ở thế giới bên kia. Luận giải
vấn đề này, Lênin viết “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu
tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt đẹp hơn ở
thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của người dã man trong cuộc
đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào
những phép màu…” [45, tr169,170].
Chính vì vậy trong Lời nói đầu của Góp phần phê phán triết học
pháp quyền của Hêghen, Mác đã đưa ra luận điểm kinh điển về bản chất
của tôn giáo: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn
của hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn hiện thực ấy.

22
Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới
không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không
có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [54, tr570].
Ở đây có hai điểm cần lưu ý: Một là, sự bất lực của quần chúng bị

bóc lột trong cuộc đấu tranh với bọn bóc lột, mang tính chất tương đối,
nghĩa là: các giai cấp bị áp bức không bao giờ ngừng cuộc đấu tranh giải
phóng giai cấp mình và giải phóng xã hội. Nếu ách áp bức giai cấp đã nuôi
dưỡng tôn giáo, sử dụng tôn giáo như là công cụ phục vụ cho “công cuộc”
bóc lột, thì chính cuộc đấu tranh giai cấp lại là nhân tố giúp họ giải thoát
khỏi tôn giáo. Hai là, không nên đồng nhất “nguồn gốc xã hội” và “nguồn
gốc giai cấp” của tôn giáo. Nguồn gốc giai cấp của tôn giáo chỉ là một bộ
phận trong nguồn gốc xã hội của nó. Tôn giáo xuất hiện từ lâu trước xã hội
có giai cấp và sẽ còn tồn tại một thời gian sau khi giai cấp bị xóa bỏ.
Không chỉ luận giải rõ nguồn gốc kinh tế, xã hội của tôn giáo mà các
nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin còn vượt qua chủ nghĩa vô thần trước
đó khi luận giải về nguồn gốc nhận thức của tôn giáo.
1.1.3. Cơ sở nhận thức của sự ra đời, tồn tại tôn giáo
Nếu chủ nghĩa vô thần trước Mác chỉ coi tôn giáo là kết quả quá
trình nhận thức, thì chủ nghĩa Mác – Lênin lại đặt nhận thức ấy trong
những điều kiện lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định khả
năng nhận thức của con người, về mặt nguyên tắc, không có cái gì là không
thể biết, chỉ có cái chưa biết và cái sẽ biết, nghĩa là khẳng định tính vô hạn
của nhận thức con người theo chiều dài của thời gian. Nhưng nhận thức con
người lại là hữu hạn tại một thời điểm cụ thể, khi đứng trước nhu cầu nhận
thức thế giới, nếu khoa học còn bộc lộ những giới hạn của nó thì đó là điều
kiện, cơ hội để tôn giáo giải thích theo quan điểm duy tâm thần học. Kể cả
khi khoa học đã giải thích được nhiều quy luật của tự nhiên, xã hội và tư

23
duy con người, song các nhà thần học Kitô giáo vẫn cho rằng, khoa học chỉ
có thể phát hiện ra quy luật và lợi dụng quy luật chứ không thể sáng tạo ra
quy luật, chỉ có Chúa mới có thể sáng tạo ra quy luật; tất cả mọi phát minh
và sáng tạo đều nằm trong quỹ đạo sáng thế và điều khiển của Chúa. “Như
vậy ở một thời kỳ lịch sử nhất định thì sự nhận thức của con người có thể

đạt được ở một mức độ nào đó. Ở đâu mà con người “chưa biết” thì tôn
giáo còn có khả năng thay thế cho khoa học để giải thích những điều “chưa
biết” ấy” [51, tr.7]. Mà nghịch lý lại đặt ra là thế giới thì vô cùng vô tận,
những điều con người chưa biết “tỷ lệ thuận” với những điều con người đã
biết. Càng khám phá nhiều con người càng thấy những gì mình biết là quá
ít với những điều chưa biết. Chính vì vậy, một nhà khoa học đã nói: Càng
biết nhiều, con người càng ít giám quả quyết những gì mình biết.
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo còn gắn với đặc điểm của quá
trình nhận thức. Vấn đề này đã được Lênin phân tích rất sâu sắc. Quá trình
nhận thức là quá trình đầy phức tạp và mâu thuẫn. Nó là sự thống nhất biện
chứng giữa nội dung khách quan và hình thức chủ quan. Những hình thức
phản ánh thế giới hiện thực càng đa dạng, phong phú bao nhiêu, thì con
người càng có khả năng nhận thức thế giới xung quanh sâu sắc và đầy đủ
bấy nhiêu. Nhưng mỗi một hình thức mới của sự phản ánh thế giới hiện
thực (từ cảm giác đến tri giác, đến biểu tượng, rồi từ biểu tượng đến khái
niệm, phán đoán suy lý) không những tạo ra khả năng mới để nhận thức thế
giới sâu sắc hơn mà còn tạo ra khả năng “xa rời” hiện thực, phản ánh sai
lầm, đó chính là sự tuyệt đối hóa, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận thức
con người (hay hình thức chủ quan của nó) biến nó thành cái không có nội
dung khách quan, không còn cơ sở thế gian, nghĩa là thành cái siêu nhiên,
thần thánh.

24
Khi nói về nguồn gốc nhận thức của tôn giáo, của những quan niệm
về thần, Lênin cũng rất tán đồng với ý kiến của Phơbách, cho rằng: Thượng
đế siêu hình không phải là cái gì khác mà là sự tập hợp, là toàn bộ những
đặc tính chung nhất rút ra từ giới tự nhiên, song con người nhờ vào sức
tưởng tượng, tức là chính bằng phương pháp tách rời như thế khỏi bản chất
cảm tính, khỏi vật chất của giới tự nhiên lại đem giới tự nhiên biến thành
một chủ thể hay là một thực thể độc lập. Trong Bút ký triết học, Lênin viết

nhận thức của con người không phải là một đường thẳng, mà là một đường
cong đi gần vô hạn đến một loạt những vòng tròn, đến một vòng xoắn ốc.
Bất cứ đoạn nào, khúc nào, mảnh nào của đường cong ấy cũng có thể
chuyển hóa thành một đường thẳng độc lập, đầy đủ, đường thẳng này (nếu
chỉ thấy cây mà không thấy rừng) sẽ dẫn đến vũng bùn, chủ nghĩa thầy tu
(…). Tính đường thẳng và tính phiến diện, sự chết cứng và cứng nhắc, chủ
nghĩa chủ quan và sự mù quáng chủ quan đó là những nhận thức của chủ
nghĩa duy tâm. Đó chính là đặc điểm quá trình nhận thức của con người.
Đặc điểm đó cũng là một trong số những nguồn gốc cho sự ra đời và tồn tại
của tôn giáo.
Tuy nhiên ở đây cần lưu ý: nếu bản thân quá trình nhận thức tạo ra
khả năng xuất hiện các quan niệm sai lầm duy tâm và tôn giáo thì phải
chăng chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo sẽ tồn tại vĩnh viễn vì nhận thức con
người là vô tận? Không phải như vậy, bởi vì: những hệ thống duy tâm và
tôn giáo chỉ tồn tại khi nào còn nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội
của nó. Hơn nữa, trong điều kiện khoa học phát triển, dân trí được nâng
cao, nguồn gốc nhận thức của tôn giáo sẽ dần dần mất đi khi con người
được trang bị ngày càng đầy đủ thế giới quan duy vật khoa học. Như
Ăngghen dự báo: “khi con người không chỉ mưu sự mà còn định đoạt cho
thành sự thì khi đó, cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện vẫn đang phản ánh

25
có tính chất tôn giáo sẽ mất đi, và cùng với nó, bản thân sự phản ánh có
tính chất tôn giáo sẽ mất đi, vì khi đó sẽ không có gì để phản ánh nữa”
[trích theo 49, tr.6]. Nó sẽ chuyển sang cơ sở khác, ở đây có sự chuyển hóa
cơ sở.
Nhưng “Nếu như tôn giáo chỉ đơn giản là sai lầm nhất thời của trí óc
con người thì nó đã không chiếm vị trí trung tâm trong cấu trúc của ý thức
xã hội trong suốt hai nghìn năm, và nó đã biến ngay khi khoa học và triết
học đưa ra lời giải đáp của mình về những vấn đề cơ bản của tồn tại chống

lại nó” [57, tr.15]. Đó là ý kiến của Xpirkin. Và dù Mác, Ăngghen, Lênin
rất chú ý đến nguồn gốc xã hội, nhận thức của tôn giáo thì các ông vẫn rất
quan tâm đến một nguồn gốc khác, nguồn gốc thứ ba, nguồn gốc tâm lý.
1.1.4. Cơ sở tâm lý của sự ra đời, tồn tại tôn giáo
Các nhà triết học trước đó và cả các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin đã không chỉ một lần nhắc đến luận điểm :“Sự sợ hãi đã tạo
nên thần linh”. Vậy sợ hãi ở đây là sợ hãi điều gì? Sợ hãi những hiện tượng
tự nhiên thần bí: mưa, gió, sấm chớp… để rồi sinh ra Thần Mưa, Thần Gió,
Thần Sấm, Thần Chớp… Trong tự nhiên cuộc sống nguyên thủy xa xưa,
rừng cây chật đất, thú và người sống lẫn bên nhau, người săn thú nhiều
nhưng thú ăn thịt người cũng không ít, một kẻ thù lớn đối với con người là
thú dữ ngay lập tức cũng được tôn lên làm thần để thờ. Nhưng các nhà kinh
điển chú ý đến sự sợ hãi trước các hiện tượng xã hội nhiều hơn. “Sự sợ hãi
trước các thế lực mù quáng của chủ nghĩa tư bản, - mù quáng vì nhân dân
không thể đoán trước được nó, - là thế lực bất cứ lúc nào trong đời sống vô
sản và người tiểu chủ, cũng đe dọa đem lại cho họ sự phá sản “đột ngột”,
“bất ngờ”, ngẫu nhiên làm cho họ phải diệt vong…” [46, tr.515]. Như vậy
từ sự sợ hãi nảy sinh nhu cầu chở che, chế ngự, né tránh, triệt tiêu… Nghĩa
là một sự phản ứng chống trả nỗi sợ hãi một cách thụ động qua những hành

×