Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN lý BỆNH đái THÁO ĐƯỜNG Ở CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.81 KB, 17 trang )

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở
CỘNG ĐỒNG
Theo hiệp hội đái tháo đường thế giới
(IDF)


Mục tiêu
1- Phòng ngừa bệnh đái tháo đường
2- Quản lý điều trị bệnh nhân đái tháo
đường tại địa phương
3- Giáo dục cộng đồng đái tháo đường


DỰ PHÒNG CHỐNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
MỨC ĐỘ DỰ PHÒNG
DỰ PHÒNG CẤP 1
Phòng cho những người có yếu tố nguy cơ
Mục đích: giảm tỷ lệ mắc mới của bệnh, hay làm
chậm thời gian phát bệnh trên lâm sàng
DỰ PHÒNG CẤP 2
Phòng cho những người mắc bệnh ĐTĐ
Mục đích: làm chậm xuất hiện biến chứng hay giảm
mức độ nặng của biến chứng.


Phòng ngừa bệnh đái tháo đường
(dự phòng cấp 1)
1- Tập trung trên đối tượng nguy cơ cao ĐTĐ
- Xác định các đối tượng có nguy cơ cao ĐTĐ
- Tầm soát ĐTĐ trên nhóm nguy cơ cao.


- Điều trị và / hoặc kiểm soát yếu tố nguy cơ
2- Thành lập chương trình giáo dục cộng đồng phòng
ngừa đái tháo đường.


Phòng ngừa bệnh ĐTĐ
(dự phòng cấp 1)
Các biện pháp giáo dục nhằm tác động vào cộng đồng
hay nhóm người nguy cơ cao trong cộng đồng
- Tùy theo đối tượng dân cư, nghề nghiệp, yếu tố nguy
cơ của lối sống …
- Tập trung vào nhóm cộng đồng giáo dục: nhà
trường, nhà máy…
- Dựa trên chương trình giáo dục của quốc gia.


Điều trị đái tháo đường
(dự phòng cấp 2)
Giáo dục ý thức nhận biết đái tháo đường trong cộng đồng,
đặc biệt nhóm đối tượng nguy cơ cao.
Chẩn đoán sớm đái tháo đường típ 2.
Khám và kiểm tra đường huyết thường xuyên
Giáo dục bệnh nhân biết tự chăm sóc và điều trị.
Chú ý tâm lý bệnh nhân
Xây dựng và ứng dụng các hướng dẫn điều trị bệnh
Phát triển hệ thống chăm sóc và phục vụ bệnh nhân đái tháo
đường tại bệnh viện và trung tâm y tế.


Điều trị đái tháo đường

(dự phòng cấp 2)
Yếu tố giúp chăm sóc tốt bệnh nhân đái tháo đường

• Chẩn đoán sớm đái tháo đường.
• Điều trị và theo dõi đường huyết thường xuyên.
• Tầm soát và phát hiện sớm biến chứng, điều trị
biến chứng.
• Giáo dục bệnh nhân ĐTĐ tự chăm sóc.


Điều trị đái tháo đường
(dự phòng cấp 2)
Chăm sóc và khám định kỳ bệnh nhân đái tháo đường

• Kiểm soát đường huyết
• XN chức năng thận
• Kiểm soát huyết áp
• Lipid máu
• Khám mắt
• Khám bàn chân


Điều trị đái tháo đường
Chăm sóc và khám định kỳ bệnh nhân đái tháo đường

Xét nghiệm
• ĐH: tùy theo bệnh nhân, mức độ kiểm soát bệnh
và theo yêu cầu của BS. Thường thử ĐH 1
tháng/lần, nếu ổn định 3 tháng/lần,
• HbA1c mỗi 3- 6 tháng , ít nhất 2 lần/ năm

• Kiểm tra tất cả biến chứng mạn ở bệnh nhân ĐTĐ
típ 2 mới chẩn đoán.


Điều trị đái tháo đường
Chăm sóc và khám định kỳ bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 chưa có biến chứng
• Ure ht, Creatinin ht, Albumin niệu lúc mới chẩn đoán
và sau đó ít nhất 1 lần/ năm
• Lipid máu mỗi 3-6- 12 tháng/ lần.
• Khám mắt /năm 1 lần
• Khám chân mỗi khi tái khám.
Khám lại hoặc làm XN mỗi khi bệnh nhân có triệu chứng
bất thường


Biến chứng thận
• Tầm soát khi mới chẩn đoán ĐTĐ típ 2 và ĐTĐ típ 1 sau 5
năm.
Sau đó XN nước tiểu tìm đạm niệu /năm,
XN creatinine máu và GFR /năm
- Điều trị biến chứng thận:
• ACEI hay ARB khi có albuminuria hay proteinuria
• Tư vấn BS Chuyên khoa thận (khi cần)
• HA mục tiêu <140/<80 mmHg, và HbA1C <7%
Diabetes Care. 2011;34(suppl 1)


Biến chứng võng mạc

- Tầm soát
• ĐTĐ típ 1 sau chẩn đoán 5 năm, hay trẻ > 10 tuổi, mỗi năm 1
lần
• ĐTĐ típ 2 : mỗi năm / lần, tùy bệnh nhân, có thể bắt đầu ngay
hay vài năm sau chẩn đoán.
- Điều trị:
HbA1c < 7%
Theo dõi điều trị tại BS Chuyên khoa mắt.
Diabetes Care. 2011;34(suppl 1)


Biến chứng thần kinh
Tầm soát b/c thần kinh ngoại biên ngay khi chẩn đoán
và mỗi năm sau đó.
- Chú ý Khám bàn chân và giáo dục chăm sóc chân
Sau đó:
- Khám bàn chân mỗi khi BN khám ĐTĐ
- Mỗi năm cần lặp lại : khám monofilament, rung âm
thoa (128 Hz), khám phản xạ…
American Diabetes Association. Diabetes Care. 2011;34(suppl 1)


Điều trị đái tháo đường
Chăm sóc và khám định kỳ bệnh nhân đái tháo đường

• Đối với bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đã có biến chứng :
thời gian tái khám, lập lại XN theo dõi và kiểm tra
thêm biến chứng tùy theo từng bệnh nhân và phác
đồ theo dõi.
• ĐTĐ típ 1 kiểm tra biến chứng mắt, thận sau 5

năm mắc bệnh.


Điều trị đái tháo đường
GIÁO DỤC bệnh nhân đái tháo đường



Giáo dục kiến thức cơ bản về bệnh ĐTĐ.



Giáo dục tự chăm sóc: chế độ ăn, tập thể dục, nhận
biết hạ (tăng) đường huyết, thuốc (tự chích Insulin),
chăm sóc bàn chân, tự theo dõi ĐH bằng máy thử cá
nhân



Giáo dục một số vấn đề khác:

-

Dậy thì – Hướng nghiệp - Lái xe – Khi du lịch - Ngừa
thai, mang thai ..


Kết luận



Phòng ngừa là phương pháp hiệu quả để ngăn
chặn sự gia tăng bệnh ĐTĐ, đặc biệt trên những
người có yếu tố nguy cơ.

• Phát hiện sớm cũng như kiểm soát tốt bệnh ĐTĐ
sớm giúp ngăn ngừa biến chứng.
• Giáo dục bệnh nhân ĐTĐ là một phần không thể
thiếu trong chiến lược kiểm soát tốt bệnh ĐTĐ.


Tài liệu tham khảo
1- IDF guidelines 2012
2- Standards of Medical Care in Diabetes 2015American diabetes association. DIABETES CARE,
vol 36, SUPPLEMENT 1, JANUARY 2015
3- KHUYẾN CÁO VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG –
Hội Nội tiết và đái tháo đường VN 2009.



×