PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt
Nam bắt buộc phải thay đổi, phát triển hệ thống pháp luật, nhất là pháp
luật về đầu tư và thương mại. Năm 1987 Quốc hội Việt Nam đã ban
hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, và sau đó được sửa đổi bổ
sung nhiều lần. Đến năm 1996, Quốc hội Việt nam đã ban hành mới
Luật Đầu Tư Nước Ngoài tại Việt Nam, thay thế Luật đầu tư nước ngoài
1987 và cũng được sửa đổi bổ sung vào năm 2000. Trong khi đó, vào
cùng thời điểm đầu thập niên 90, các hoạt động đầu tư do các nhà đầu tư
trong nước thực hiện lại được điều chỉnh bởi Luật Công ty và Luật
Doanh nghiệp tư nhân (1990), sau đó được thay thế bởi Luật Doanh
nghiệp (1999). Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt
Nam thấy cần thiết phải ban hành một bộ luật thống nhất có thể điều
chỉnh và chi phối các hoạt động đầu tư trong nước lẫn nước ngoài. Do
vậy, năm 2005 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Doanh Nghiệp và
Luật Đầu tư, cùng có hiệu lực từ 1 tháng 7 năm 2006. Các luật này thay
thế Luật Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam và Luật Doanh nghiệp 1999.
Bên cạnh đó, nhằm tăng cường thể chế và mơi trường kinh doanh, Quốc
hội Việt Nam đã thông qua rất nhiều bộ luật quan trọng như Bộ luật Dân
sự 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Bảo hiểm, Luật các tổ chức tín
dụng, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật chứng khốn v.v… Hệ thống
pháp luật kinh doanh ngày càng hoàn thiện và là cơ sở pháp lý vững
chắc để tạo nền tảng cho hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài
phát triển, cất cánh.
I TỔNG QUAN VỀ LUẬT ĐẦU TƯ
1. Khái niệm về đâu tư và luật đầu tư
1
1.1.Góc độ kinh tế: là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm
đem lại cho nền kinh tế những hiệu quả trong tương lai lớn hơn nguồn
lực đã sử dụng. Các nguồn lực đầu tư có thể là: tiền, tài ngun, sức lao
động, trí tuệ
1.2. Góc độ pháp lý: là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình
thức do pháp luật qui định để thực hiện các hoạt động nhằm mục đích lợi
nhuận hoặc mục đích khác.
=> Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình
hoặc vơ hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo
quy định của pháp luật
2, Luật đầu tư là những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận , điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh
2. Khái niệm về nhà đầu tư.
Nhà đầu tư có thể là một công ty, một tổ chức hoặc một cá nhân đơn
lẻ nắm trong tay một lượng tiền nhất định. Những người này sẽ đầu tư
vào những dự án, sản phẩm khởi nghiêp khác nhau và mong muốn thu
lại lợi nhuận khi dự án đó thành cơng trong tương lai. Đối với nhà đầu
tư, rủi ro lớn nhất là dự án không thành công hoặc sản phẩm không được
khách hàng chấp nhận. Thơng thường, những dự án có độ rủi ro càng
cao thì tỷ lệ lợi nhuận càng lớn
- Các loại nhà đầu tư:
+Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo luật
doanh nghiệp
+Hợp tác xã , liên hiệp hợp tác xã theo luật hợp tác xã.
+Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi
Luật đầu tư có hiêu lực.
+Hộ kinh doanh, cá nhân.
+Tổ chức cá nhận nước ngoài; người Việt Nam định cư nước
ngoài;Người nước ngoài định cư tại Việt Nam.
+các tổ chức khác theo quy định của luật đầu tư Việt Nam.
3.Vốn đầu tư.
2
Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt
động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.
1, Vốn đầu tư là tiền bao gồm đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển
đổi.
2, Vốn đầu tư là tài sản hợp pháp gồm:
a) Cổ phần, cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác.
b) Trái phiếu, khoản nợ và các hình thức vay nợ khác.
c) Các quyền theo hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng chìa khóa trao tay,
hợp đồng xây dựng, hợp đồng quản lý, hợp đồng phân chia sản phẩm
hoặc doanh thu.
d) Các quyền đòi nợ và quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng.
đ) Cơng nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả nhãn hiệu thương
mại, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, tên thương mại, nguồn gốc hoặc
tên gọi xuất xứ.
e) Các quyền chuyển nhượng, bao gồm cả các quyền đối với thăm dò
và khai thác tài nguyên.
g) Bất động sản; quyền đối với bất động sản, bao gồm cả quyền cho
thuê, chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp hoặc bảo lãnh.
h) Các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư, bao gồm cả lợi
nhuận, lãi cổ phần, cổ tức, tiền bản quyền và các loại phí.
i) Các tài sản và quyền có giá trị kinh tế khác theo quy định của pháp
luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
II. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
Nhà đầu tư nước ngồi và nhà đầu tư trong nước có thể lựa chọn hình
thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp khi thực hiện các hoạt động đầu tư
tại Việt Nam. Đối với nhà đầu tư nước ngoài nếu đầu tư vào một số lĩnh
vực có điều kiện theo cam kết WTO của Việt Nam thì một số hạn chế có
thể được áp dụng. Các hạn chế đó có thể bao gồm hạn chế tỷ lệ sở hữu
phần vốn góp, ngành nghề không được phép đầu tư… Tuy nhiên, những
hạn chế này cũng đang dần được tháo bỏ theo lộ trình mở cửa mà Việt
3
Nam đã cam kết.. Theo quy định của pháp luật đầu tư hiện hành, có hai
hình thức đầu tư là đầu tư “trực tiếp” và đầu tư “gián tiếp”.
1.Hình thức đầu tư trực tiếp
Các hình thức đầu tư trực tiếp
1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước
hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong
nước và nhà đầu tư nước ngồi.
3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng
BTO, hợp đồng BT.
4. Đầu tư phát triển kinh doanh.
5. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập và mua lại
doanh nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
6. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong
nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
1.1 Nhà đầu tư được đầu tư để thành lập các tổ chức kinh tế sau đây:
- Doanh nghiệp tổ chức theo mơ hình cơng ty hoặc doanh nghiệp tư
nhân;
- Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và
các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật;
4
- Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ
sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;
- Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, nhà đầu tư trong nước được đầu tư để thành lập hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo Luật hợp tác xã; hộ kinh
doanh.
1.2 Tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài
- Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành
lập cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh,
doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu
tư và pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam
được hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập
doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới.
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi có tư cách pháp nhân theo
pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy
chứng nhận đầu tư.
2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong
nước và nhà đầu tư nước ngoài.
- Nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước
để đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên,
công ty cổ phần, công ty hợp danh
- Doanh nghiệp đã thành lập được liên doanh với nhà đầu tư trong
nước và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
mới.
- Doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cách
pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ
ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
5
3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp
đồng BTO, hợp đồng BT.
3.1 Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
- Khái niệm: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC Business Cooperation Contract) là hình thức hợp đồng hợp tác giữa một
hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong
nước hoặc giữa những nhà đầu tư trong nước với nhau, quy định về
quyền lợi, phân chia kết quả kinh doanh trách nhiệm cùng chịu rủi ro
trong q trình đầu tư mà khơng phải thành lập một pháp nhân mới
- Ưu điểm:
+ Nhà đầu tư và đối tác có thể thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa
vụ thông qua hợp đồng với tư cách là nhà đầu tư độc lập mà không bị
ràng buộc bởi một pháp nhân chung.
+ Nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc thành lập
và vận hành một pháp nhân mới
+ Không phải phụ thuộc vào quyết định của đối tác khi nhà đầu tư
muốn chuyển nhượng hoặc bán đi phần của mình trong một số trường
hợp cụ thể
* Đầu tư theo hình thức Hợp đồng BCC cũng là một trong những lựa
chọn tối ưu cho các nhà đầu tư nước ngồi khi có ý định đầu tư vào một
thị trường mới nhưng vẫn nhanh chóng tiếp cận được thông tin dưới sự
am hiểu về thị trường thông qua những đối tác trong nước. Đồng thời,
nhà đầu tư trong nước cũng được đối tác hỗ trợ về vốn, công nghệ hiện
đại trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay phát triển dự án đầu tư.
Hình thức đầu tư này phù hợp với các dự án đầu tư ngắn hạn và tiến độ
thực hiện nhanh.
- Hạn chế:
+ Việc thực hiện những hợp đồng, giao dịch bên lề nhằm phục vụ cho
Hợp đồng BCC cũng sẽ gây phân vân cho bên thứ ba khi không tồn tại
một đại diện – một công ty liên doanh giữa các nhà đầu tư
6
+ Khó khăn trong việc lựa chọn con dấu để dùng cho việc ký kết hợp
đồng với bên thứ ba
3.2 Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển
giao (BOT) hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) hợp
đồng xây dựng - chuyển giao (BT)
Đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng là hoạt động quan trọng đối
với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và được xem là nhiệm vụ của nhà
nước. Tuy nhiên sử dụng nguồn vốn nhà nước cho hoạt động này không
phải là giải pháp duy nhất và hiệu quả. Việc ban hành các quy định về
đầu tư theo hợp đồng BOT BTO BT là cách để huy động vốn đầu tư
ngoài ngân sách, đặc biệt là tự vốn đầu tư nước ngoài.
- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) là hình thức
đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để
xây dựng, kinh doanh cơng trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất
định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hồn cơng trình đó
cho Nhà nước Việt Nam.
- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) là hình thức
đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để
xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư
chuyển giao cơng trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho
nhà đầu tư quyền kinh doanh cơng trình đó trong một thời hạn nhất định
để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) là hình thức đầu tư được ký
giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng cơng
trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao
cơng trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà
đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc
thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.
4. Đầu tư phát triển kinh doanh.
7
Đầu tư phát triển kinh doanh là hình thức đầu tư mà theo đó, nhà đầu
tư bỏ vốn để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực hoạt động của cơ sở
kinh doanh. Đầu tư phát triển kinh doanh có vai trò quan trọng trong
việc phát huy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hiện có, đồng thở bổ sung
vốn dầu tư mới, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển bề vững
của cơ sở kinh doanh
Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức
sau đây:
- Mở rộng quy mơ, nâng cao năng suất, năng lực kinh doanh
- Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm
môi trường
5. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập và mua
lại doanh nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
- Theo Luật pháp:
+ Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các cơng ty, chi nhánh
tại Việt Nam.
+ Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh
- - Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh
nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Tỷ lệ góp vốn mua cổ phần
của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề do
chính phủ quy định
- Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức đầu tư được thực hiện thơng
qua việc chuyển toàn bộ tài sảnh, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp
của một hoặc một số cơng ty cùng loại (công ty sáp nhập) vào một công
ty khác (công ty nhận sáp nhập), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công
ty bị sáp nhập
- Mua lại doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp là hình thức đầu tư
theo đó nhà đầu tư nhận chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp, chi
nhánh doanh nghiệp có thanh tốn.
8
- Nhà đầu tư khi góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh
nghiệp tại Việt Nam phải: thực hiện các quy định của điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình
mở cửa thị trường; tuân thủ các quy định về điều kiện tập trung kinh tế;
đáp ứng điều kiện đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực
đầu tư có điều kiện.
2.Đầu tư gián tiếp
Nhà đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức
sau đây:
- Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác
- Thơng qua quỹ đầu tư chứng khốn
- Thơng qua các định chế tài chính trung gian khác
Sự khác nhau cơ bản giữa các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp là
mức độ, phạm vi quản lý và kiểm soát của chủ đầu tư đối với hoạt động
kinh doanh. Trong các hình thức đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư không trực
tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và sử dụng các nguồn
lực đầu tư. Nhà đầu tư gián tiếp về cơ bản chỉ được hưởng các lợi ích kinh
tế từ hoạt động đầu tư.
III. THỦ TỤC CẤP PHÉP ĐẦU TƯ
Theo quy định của pháp luật về đầu tư, tất cả các hình thức đầu tư
trực tiếp nước ngồi dù là dưới hình thức cơng ty 100% nước ngồi,
cơng ty liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hình thức đầu tư
trực tiếp khác đều phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu
tư. Giấy chứng nhận đầu tư quy định rõ tên, loại hình cơng ty, phạm vi
được phép hoạt động, người đại diện theo pháp luật, tổng số vốn đăng
ký. Cần lưu ý thêm rằng, Giấy chứng nhận đầu tư được xem là giấy đăng
ký kinh doanh của doanh nghiệp cho phép công ty thành lập và hoạt
động. Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, trong quá trình hoạt động,
9
cơng ty có thể phải xin các loại giấy phép, phê chuẩn từ những cơ quan
khác nhau để thực hiện dự án.
1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Để xin được Giấy chứng nhận đầu tư, tùy thuộc vào quy mô vốn đầu
tư và lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư phải tuân theo một trong hai thủ tục: (i)
thủ tục đăng ký đầu tư; hoặc (ii) thủ tục thẩm tra dự án. Trên thực tế, thủ
tục đăng ký đầu tư đơn giản hơn rất nhiều.
a. Thủ tục đăng ký đầu tư:
Được áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mơ vốn đầu tư dưới 300 tỷ
đồng (tương đương 17.5 triệu USD) và không thuộc danh mục đầu tư có
điều kiện. Theo quy định của pháp luật, thời hạn cấp Giấy chứng nhận
đầu tư theo thủ tục này là 15 ngày làm việc
b. Thủ tục thẩm tra dự án:
được áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mơ vốn đầu tư từ 300 tỷ trở
lên hoặc dự án thuộc danh mục đầu tư có điều kiện. Theo quy định của
pháp luật, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo thủ tục này là 45
ngày làm việc.
2. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư theo thủ tục đăng ký đầu tư gồm: (i)
Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư; (ii) Báo cáo năng lực tài
chính của nhà đầu tư; (iii) Hợp đồng liên doanh hoặc Hợp đồng hợp tác
kinh doanh, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
Đối với dự án đầu tư phải thẩm tra thì nhà đầu tư phải bổ sung thêm tài
liệu sau: (i) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư; (ii) Giải
trình kinh tế - kỹ thuật. Tuy nhiên, trên thực tế, tùy vào từng dự án, nhà
đầu tư phải bổ sung thêm một số tài liệu khác như Đánh giá tác động
môi trường, các tài liệu liên quan đến đất đai, dự án hoặc bổ sung các
loại giấy phép, phê chuẩn cần thiết khác.
3.Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư
10
Trừ khi các luật chuyên ngành có quy định khác, Giấy chứng nhận
đầu tư thường do Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh hoặc Trưởng Ban
Quản lý Khu Công nghiệp nơi thực hiện dự án đầu tư cấp. Tuy nhiên,
đối với một số dự án đầu tư có điều kiện, có quy mơ lớn hoặc quan trọng
thì Giấy chứng nhận đầu tư chỉ được cấp cho nhà đầu tư sau khi có ý
kiến chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan đến dự án. Lưu ý rằng Ủy ban
chứng khốn, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước là các cơ quan cấp
phép đối với các dự án trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, ngân
hàng hoặc lĩnh vực tương ứng.
4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Thông thường thời hạn để cơ quan cấp phép đầu tư xem xét và cấp
giấy chứng nhận đầu tư khoảng từ 15 đến 45 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được hồ sơ hợp lệ. Trên thực tế, thời hạn cấp phép đầu tư này có
thể rút ngắn hay kéo dài tùy thuộc vào từng dự án cụ thể và cơ quan cấp
phép của mỗi địa phương.
IV.Các biện pháp khuyến kích và đảm bảo đầu tư
1. Các biện pháp khuyến kích đầu tư
a. Biện pháp khuyến khích đầu tư về kinh tế .
Luật đầu tư quy định cụ thể lĩnh vực và địa bàn được ưu đãi đầu tư.
Cụ thể:
Lĩnh vực đầu tư
Luật đầu tư quy định cụ thể về lĩnh vực đầu tư. Luật đầu tư phân lĩnh
vực đầu tư thành ba loại: lĩnh vực ưu đãi đầu tư, lĩnh vược đầu tư có
điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư.
* Lĩnh vực ưu đãi đầu tư .
Gồm 8 lĩnh vực sau:
1.
Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công
nghệ cao, công nghệ sinh học, cơng nghệ thơng tin; cơ khí chế tạo.
11
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; làm muối; sản xuất
giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới.
Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh
thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao.
Sử dụng nhiều lao động.
Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có
quy mơ lớn.
Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và
văn hóa dân tộc.
Phát triển ngành, nghề truyền thống.
Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích.
Đó là các lĩnh vực, ngành nghề mà Việt Nam có thế mạnh, có tiềm
năng chưa được khai thác hoặc ngành mà Việt Nam chưa đủ trình độ
khoa học để phát triển. Các nhà đầu tư khi đầu tư vào các lĩnh vực đó sẽ
được hưởng ưu đãi. Chính phủ quy định cụ thể danh mục khuyên skhích
đầu tư nhằm phát triển một số ngành nghề, sản phẩm quan trọng.
Căn cứ vào danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư, có thể chia thành
3 lĩnh vực chủ yếu:
Thứ nhất, Công nghiệp và xây dựng.
Đây là lĩnh vực địi hỏi vốn lớn, trình độ khoa học kỹ thuật cao nên
nên ta đã huy động mọi nguồn lực để phát triển. Điều đó thể hiện qua
việc kêu gọi khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp- xây
dựng như: Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm
công nghệ cao, công nghệ sinh học, cơng nghệ thơng tin; cơ khí chế tạo;
Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái;
nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao. .. Lĩnh vực này đã
giành được quan tâm đặc biệt của Chính phủ.
Thứ hai, lĩnh vực nơng- lâm- ngư.
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trong q trình cơng nghiệp
háp- hiện đại hố, nhà nước Việt Nam chủ trượng phát triển nơng- lâmngư nghiệp. Trong chính sách thu hút đầu tư, lĩnh vực này được quan
tâm và được khuyến khích đầu tư.
12
Thứ ba, lĩnh vực dịch vụ
Nhà nước Việt Nam khuyến khíh các nhà đầu tư trong và ngồi nước
đầu tư vào các ngành dịch vụ như:Xây dựng và phát triển kết cấu hạ
tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn; Phát triển sự nghiệp giáo
dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc; Những lĩnh vực
sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích…Có thể nói, đây là một thị
trường tiềm năng của nước ta cần khai thác. Do đó, Chính phủ đã giành
nhiều sự quan tâm và ưu đãi cho nhành công nghiệp “khơng khói” này.
* Lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
Bên cạnh đó, Luật đầu tư cũng quy định lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
Lĩnh vực đầu tư có điều kiện bao gồm:
a) Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội;
b) Lĩnh vực tài chính, ngân hàng;
c) Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng;
d) Văn hóa, thơng tin, báo chí, xuất bản;
đ) Dịch vụ giải trí;
e) Kinh doanh bất động sản;
g) Khảo sát, tìm kiếm, thăm dị, khai thác tài nguyên thiên nhiên;
môi trường sinh thái;
h) Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo;
i) Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, ngoài các lĩnh vực quy định tại khoản
1 Điều này, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện cịn bao gồm các lĩnh vực
đầu tư theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế trong các điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
13
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã đầu tư trong các lĩnh vực
không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhưng trong q trình hoạt
động, lĩnh vực đã đầu tư được bổ sung vào Danh mục lĩnh vực đầu tư có
điều kiện thì nhà đầu tư vẫn được tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực đó.
Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư
trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51%
vốn Điều lệ của doanh nghiệp trở lên.
Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ và
phù hợp với các cam kết trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định Danh mục lĩnh vực
đầu tư có điều kiện, các điều kiện liên quan đến việc thành lập tổ chức
kinh tế, hình thức đầu tư, mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực đối
với đầu tư nước ngoài.
* Lĩnh vực cấm đầu tư.
Nhà đầu tư không được đầu tư vào những lĩnh vực mà pháp luật Việt
Nam cấm. Theo
Điều 30 Luật đầu tư thì những lĩnh vực cấm đầu tư bao gồm
1.
2.
3.
4.
Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi
ích cơng cộng.
Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hố, đạo đức,
thuần phong mỹ tục Việt Nam .
Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài
nguyên, phá hủy môi trường.
Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam ;
sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm
theo điều ước quốc tế.
- Địa bàn khuyến khích đầu tư:
* Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều
kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Theo quy định của Luật đầu tư thì có 49 tỉnh, thành phố là địa bàn có
điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và 33 thành phố, tỉnh thành
14
có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Các nhà đầu tư khi đầu tư vào
các địa bàn này sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế,
miễn giảm tiền thuê đất… Bởi trên thực tế, việc phân bổ các nguồn vốn
đầu tư giữa các vùng, các địa phương còn khá chênh lệch , tạo sự phát
triển không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Vônd đầu tư yhường
tập trung ở hầu hết các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế – xã hội phát
triển thuộc các vùng kinh tế trọng điểm như vùng kinh tế trọng điểm
phía nam hoặc phia Bắc, cịn các vùng khác thì số lượng vốn đầu tư rất
ít.
* Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Khu công nghiệp: Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh
giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
- Khu chế xuất: Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất
hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt
động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy
định của Chính phủ.
- Khu cơng nghệ cao: Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu
phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ
cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm
cơng nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy
định của Chính phủ.
- Khu kinh tế: Khu kinh tế là khu vực có khơng gian kinh tế riêng
biệt với mơi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà
đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của
Chính phủ.
Nhà đầu tư khi đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, khu kinh tế sẽ được hưởng các ưu đãi của nhà nước theo quy
định của Luật đầu tư năm 2005.
b. Biện pháp khuyến khích về tài chính.
Trong các biện pháp khuyến khích thì biện pháp khuyến khích tài
chính là biện pháp được các nước trên thế giới sử dụng phổ biến nhất,
15
cũng là biện pháp chính, chủ yếu được sử dụng nhằm tăng sức hấp dẫn
cho môi trường đầu tư.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã sử dụng khá thành công công cụ tổ
chức này để định hướng các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư theo
chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mình.
Các biện pháp khuyến khích về tài chính được Luật đầu tư và văn bản
hướng dẫn quy định cụ thể là:
Thứ nhất, Ưu đãi về thuế
Nhà đầu tư có dự án thuộc đối tượng quy định tại Điều 32 của Luật
này được hưởng thuế suất ưu đãi, thời hạn hưởng thuế suất ưu đãi, thời
gian miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế cho phần thu nhập được chia
từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế theo quy định
của pháp luật về thuế sau khi tổ chức kinh tế đó đã nộp đủ thuế thu nhập
doanh nghiệp. Nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật
tư, phương tiện vận tải và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư tại
Việt Nam theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ đối với các dự án
thuộc diện ưu đãi đầu tư được miễn thuế thu nhập theo quy định của
pháp luật về thuế.
Thứ hai, Về chuyển lỗ
Nhà đầu tư sau khi đã quyết tốn thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì
đựơc chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế
thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm.
Thứ ba, Khấu hao tài sản cố định
Dự án đầu tư trong lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư và dự án kinh
doanh có hiệu quả được áp dụng khấu hao nhanh đối với tài sản cố định;
16
mức khấu hao tối đa là hai lần mức khấu hao theo chế độ khấu hao tài
sản cố định.
Thứ tư, Ưu đãi đối với nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ và
các nguyên tắc quy định tại Luật này, Chính phủ quy định những ưu đãi
cho các nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, khu kinh tế.
c. Biện pháp khuyến khích về đất đai.
Một trong những biện pháp quan trọng góp phần khuyến khích các
nhà đầu tư tham gia đầu tư, đó là biện pháp khuyến khích về đất đai.
Luật đầu tư quy định về ưu đãi về sử dụng đất như sau:
Thời hạn sử dụng đất của dự án đầu tư không quá năm mươi năm; đối
với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào
địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh
tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao
đất, thuê đất không quá bảy mươi năm. Khi hết thời hạn sử dụng đất,
nếu nhà đầu tư chấp hành đúng pháp luật về đất đai và có nhu cầu tiếp
tục sử dụng đất thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét gia
hạn sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Nhà đầu tư đầu tư trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư
được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo
quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế.
Đối với các nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, khu kinh tế Luật đầu tư quy định những ưu đãi đối với
nhà đầu tư . Đó là:
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ và
các nguyên tắc quy định tại Luật này, Chính phủ quy định những ưu đãi
cho các nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, khu kinh tế.
17
d. Các biện pháp khuyến khích khác
Ngồi việc bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các nhà đầu tư, khuyến
khích đầu tư, Luật đầu tư còn quy định về hỗ trợ đầu tư. Đây cũng được
coi như là biện pháp khuyến khích đầu tư mà nhà nước Việt Nam quy
định cho các nhà đầu tư.
Theo quy định của Luật đầu tư, việc hỗ
trợ đầu tư bao gồm các biện pháp:
1.
Hỗ trợ chuyển giao công nghệ.
Điều 40 Luật đầu tư quy định: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chuyển giao cơng nghệ,
bao gồm cả việc góp vốn bằng cơng nghệ, để thực hiện các dự án đầu tư
tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Nhà nước khuyến khích việc chuyển giao vào Việt Nam công nghệ
tiên tiến, công nghệ nguồn và các công nghệ để tạo ra sản phẩm mới,
nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm,
tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, tài
nguyên thiên nhiên.
2.
Hỗ trợ đào tạo
Nhà nước khuyến khích lập quỹ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực từ
nguồn vốn góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngồi. Chi phí đào tạo của doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý
làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.Nhà
nước hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho việc đào tạo lao động trong các
doanh nghiệp thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo.
3 Hỗ trợ và khuyến khích phát triển dịch vụ đầu tư
Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiến hành các
dịch vụ hỗ trợ đầu tư sau đây:
1.
2.
3.
4.
Tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý;
Tư vấn về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ;
Dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý;
Cung cấp thông tin về thị trường, thông tin khoa học – kỹ thuật,
công nghệ và các thông tin kinh tế, xã hội khác mà nhà đầu tư yêu cầu;
18
5.
6.
7.
Tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại;
Thành lập, tham gia các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề
nghiệp;
Thành lập các trung tâm thiết kế, thử nghiệm để hỗ trợ phát triển
các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
d. Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao, khu kinh tế
Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao, khu kinh tế đã được Chính phủ phê duyệt, các bộ, cơ
quan ngang bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch đầu tư và tổ
chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngồi
hàng rào khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghệ cao, khu kinh tế
thuộc phạm vi quản lý.
Đối với một số địa phương có địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn và
địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, Nhà nước hỗ trợ một phần
vốn cho địa phương để cùng với nhà đầu tư đầu tư phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng trong hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy
định của Chính phủ.
Nhà nước dành nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và tín dụng ưu đãi để
hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội trong khu công nghệ cao, khu kinh tế và áp dụng một số phương
thức huy động vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghệ
cao, khu kinh tế.
đ. Thị thực xuất cảnh, nhập cảnh
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư, chuyên gia và lao động kỹ
thuật là người nước ngoài làm việc thường xuyên trong dự án đầu tư tại
Việt Nam và các thành viên gia đình họ được cấp thị thực xuất cảnh,
nhập cảnh nhiều lần. Thời hạn của thị thực tối đa là năm năm cho mỗi
lần cấp.
Bên cạnh việc quy định các biện pháp khuyến khích đầu tư, Luật đầu
tư còn quy định thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư. Cụ thể:
19
Thứ nhất, Đối với dự án đầu tư trong nước thuộc diện không phải
đăng ký đầu tư và dự án thuộc diện đăng ký đầu tư quy định tại Điều 45
của Luật đầu tư , nhà đầu tư căn cứ vào các ưu đãi và điều kiện ưu đãi
đầu tư theo quy định của pháp luật để tự xác định ưu đãi và làm thủ tục
hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 45 Luật
đầu tư quy định:
+ Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mơ vốn đầu tư dưới mười
lăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều
kiện thì nhà đầu tư khơng phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.
+ Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mơ vốn đầu tư từ mười lăm
tỷ đồng Việt Nam đến dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc
Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng
ký đầu tư theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh.
Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì cơ
quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Nội dung đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
b) Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
d) Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;
đ) Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
Nhà đầu tư đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.
Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì làm thủ
tục đăng ký đầu tư để cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư
vào Giấy chứng nhận đầu tư.
Thứ hai, Đối với dự án đầu tư trong nước thuộc diện thẩm tra đầu tư
quy định tại Điều 47 của Luật đầu tư đáp ứng điều kiện được hưởng ưu
20
đãi, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng
nhận đầu tư. Điều 47 của Luật đầu tư quy định về thẩm tra dự án đầu tư
như sau:
+ Đối với dự án đầu tư trong nước, dự án có vốn đầu tư nước ngồi có
quy mơ vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và dự án thuộc
Danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì phải thực hiện thủ tục thẩm tra
để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
+ Thời hạn thẩm tra đầu tư không quá ba mươi ngày kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp cần thiết, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng
không quá bốn mươi lăm ngày.
+ Đối với dự án quan trọng quốc gia thì Quốc hội quyết định chủ
trương đầu tư và quy định tiêu chuẩn dự án, Chính phủ quy định trình tự,
thủ tục thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Chính phủ quy định việc phân cấp thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận
đầu tư.
- Thứ ba, Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện
được hưởng ưu đãi, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư
vào Giấy chứng nhận đầu tư.
Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài, được
Luật đầu tư quy định như sau:
Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngồi có quy mô vốn đầu tư dưới
ba trăm tỷ đồng Việt
Nam và khơng thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà
đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư
cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Văn bản về các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật
này;
21
b) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
c) Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp
(nếu có).
Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu
tư trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký đầu
tư hợp lệ.
Trong trường hợp cần khuyến khích phát triển một ngành đặc biệt
quan trọng hoặc một vùng, một khu vực đặc biệt, Chính phủ trình Quốc
hội xem xét quyết định về các ưu đãi khác với các ưu đãi đầu tư đã quy
định.
22
2. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ
1. Bảo đảm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp
2. Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư
3. Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động
đầu tư
4. Đảm bảo việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của
nhà đầu tư ra nước ngoài
5. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về
chính sách, pháp luật
6. Những biện pháp bảo đảm đầu tư khác
A. KHÁI NIỆM
Các biện pháp bảo đảm đẩu tư là những biện pháp được thể hiện
trong
những quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích
chính đáng của các nhà đầu tư trong q trình thực hiện hoạt
động đầu tư với mục đích kinh doanh. Các biện pháp bảo đảm
đầu tư chính là những cam kết từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư
với các chủ đầu tư về trách nhiệm của nhà nước tiếp nhận đầu tư
trước một số quyền lợi cụ thể của nhà đầu tư.
B. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ
1. Bảo đảm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp
Tại điều 6 Luật đầu tư năm 2005 quy định:
“Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư khơng bị quốc
hữu hóa,
khơng bị tịch thu bằng biện pháp hành chính; trường hợp thật cần
thiết vì lý do quốc phịng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước
trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được
thanh tốn hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công
bố việc trưng mua, trưng dụng; việc thanh toán hoặc bồi thường
phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân
biệt đối xử giữa các nhà đầu tư”.
Biện pháp bảo đảm đầu tư này được áp dụng đối với tất cả các
23
nhà đầu tư
có hoạt động đầu tư theo pháp luật đầu tư của Việt Nam, không
phân biệt mức
độ bảo hiểm nhiều hay ít, dự trên bất kì một tiêu chí nào. Hơn
nữa, biện pháp
này bắt đầu có hiệu lực kể từ khi các nhà đầu tư bắt đầu triển khai
dự án đầu
tư mà không cần phải thông qua thêm bất cứ thủ tục hành chính
nào.
2. Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư
Từ Luật đầu tư 2005, Nhà nước Việt Nam đã xoá bỏ sự phân biệt
giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Về cơ bản
theo quy định của pháp luật đầu tư hiện hành, các biện pháp bảo
đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư, quyền và nghĩa vụ của cá nhà
đầu tư đều được quy định chung, khơng có sự khác biệt.
Nhà nước đảm bảo các nhà đầu tư được hưởng chế độ ưu đãi đầu
tư, hỗ trợ đầu tư như nhau và chỉ dựa trên tiêu chí lĩnh vực và địa
bàn đầu tư chứ khơng dựa trên tiêu chí nguồn gốc vốn đầu tư
hoặc quốc tịch của các nhà đầu tư.
3. Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt
động đầu tư
Luật đầu tư năm 2005 đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp áp
dụng chung cho các nhà đầu tư không phân biệt quốc tịch (Điều
12). Cơ chế này được xây dựng dựa trên nguyên tắc đảm bảo
quyền lợi hợp pháp cho các nhà đầu tư. Sự khác biệt giữa các chủ
thể của tranh chấp sẽ dẫn đến sự khác biệt về cơ quan giải quyết
tranh chấp, được này được qui định tại khoản 2, 3, 4 Điều 12.
Bên cạnh việc qui định rõ ràng về phuwong thức và cơ quan giải
quyết tranh chấp,
pháp luật Việt Nam còn qui định cụ thể về thẩm quyền giải quyết
tranh chấp
của các cơ quan giải quyết tranh chấp của Việt Nam.
4. Đảm bảo việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp
24
khác của nhà đầu tư ra nước ngoài
Xuất phát từ mục đích tất yếu của các nhà đầu tư, kinh doanh để thu
lợi nhuận, Nhà nước Việt Nam không những cam kết bảo đảm quyền sở
hữu hợp pháp đối với phần lợi nhuận mà các nhà đầu tư tạo ra trong q
trình đầu tư tại Việt Nam mà cịn cam kết bảo đảm quyền được chuyển
phần lợi nhuận đó ra nước ngoài.
Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt
Nam, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các khoản được
qui định
tại Điều 9 Luật đầu tư 2005.
5. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính
sách,
pháp luật
Theo tinh thần của Điều 11 Luật đầu tư 2005, trong mọi trường hợp, nếu
có sự thay đổi cề chính sách hay pháp luật của Nhà nước Việt Nam liên
quan trực tiếp đến quyền lợi của các nhà đầu tư thi nguyên tắc duy nhất
được thực hiện là cam kết đảm bảo tối đa quyền lợi của các nhà đầu tư.
Điều này được thể hiện cụ thể như sau:
- Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi
và ưu
đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước
đó
thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ
ngày
pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực.
- Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi
đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định
của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm
hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được
giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp qui định tại các điểm a),
b), c), d) Điều 11 Luật đầu tư.
6. Những biện pháp bảo đảm đầu tư khác
6.1. Mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại
Để phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước bảo đảm thực hiện
25