Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Thực trạng pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và giải pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.21 KB, 10 trang )


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................1
NỘI DUNG.........................................................................................................................1
KẾT LUẬN........................................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................9

MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu thế chung trên thế giới là quá trình quốc tế hóa mọi mặt đời sống, đặc
biệt đời sống kinh tế ngày càng được đẩy mạnh; các nước đều phải thực hiện chính sách
mở cửa nhằm tranh thủ vốn, khoa học – kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiến
tiến của nước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mình hòa nhập với nền
kinh tế thế giới. Vì vậy, hoạt động của các pháp nhân nước ngoài ở mỗi nước sẽ ngày
càng sôi động. Và việc tìm hiểu hoạt động của pháp nhân nước ngoài để từ đó xây dựng
một quy chế pháp lý đầy đủ và thoáng hơn đối với pháp nhân nước ngoài là một vấn đề
rất quan trọng trong tư pháp quốc tế.
NỘI DUNG
I. Khái niệm pháp nhân, pháp nhân nước ngoài và quốc tịch của pháp nhân
Pháp nhân là một tổ chức nhất định của con người, được pháp luật Nhà nước quy
định có quyền năng chủ thể. Không phải bất kỳ tổ chức nào cũng được công nhận có tư
cách pháp nhân. Chỉ những tổ chức được thành lập theo trình tự, thủ tục và có đủ các điều
kiện do pháp luật của Nhà nước quy đinh hoặc tồn tại trên thực tế và được Nhà nước công
nhận thì mới có tư cách pháp nhân. Thông thường, một tổ chức được công nhận có tư
cách pháp nhân ở nước nơi mà nó được thành lập thì cũng được công nhận có tư cách
phâp nhân ở nước khác. Pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo
quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài. Đối với
Việt Nam, tất cả những pháp nhân không mang quốc tịch Việt Nam đều được coi là pháp
nhân nước ngoài.
Quốc tịch của pháp nhân là mối quan hệ pháp lý đặc biệt và vững chắc giữa Nhà
nước với một pháp nhân nhất định. Mối quan hệ đó được thể hiện trong hoạt động ở nước
ngoài, pháp nhân sẽ được Nhà nước bảo hộ về mặt ngoại giao, đồng thời việc sáp nhập,


chia, tách, giải thể, chấm dứt pháp nhân và thanh lý tài sản trong các trường hợp này sẽ
được tuân theo quy định của pháp luật nước nơi pháp nhân mang quốc tịch...Pháp luật của
các nước trên thế giới hiện nay không có sự thống nhất trong việc đưa ra tiêu chí để xác
định quốc tịch của pháp nhân, chính điều này dẫn đến xung đột pháp luật trong pháp luật
các nước. Các tiêu chí phổ biến được các nước trên thế giới sử dụng làm căn cứ xác định
quốc tịch pháp nhân đó là: theo trung tâm quản lý cả pháp nhân (Pháp, Đức,...); Theo nơi
đăng kí điều lệ của pháp nhân khi thành lập (Anh, Mỹ,...); Theo nơi thành lập (Nga, Đông
Âu,...)...
Đối với Việt Nam, pháp luật không có điều khoản nào quy định các nguyên tắc riêng
để xác định quốc tịch của pháp nhân, nhưng nếu xem xét các quy định khác của pháp luật
Bài tập nhóm tháng 1 1

như: tại khoản 1 Điều 765 Bộ luật dân sự 2005 quy định về căn cứ để xác định năng lực
pháp luật của pháp nhân nước ngoài “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước
ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập”; khoản
20 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 “Quốc tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước,
vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh”; và khoản 1 Điều 16 Luật
thương mại 2005 “Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng kí kinh
doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công
nhận”....Như vậy, pháp luật Việt Nam đã gián tiếp thừa nhận nguyên tắc xác định quốc
tịch của pháp nhân tùy thuộc vào nơi thành lập của pháp nhân. Do đó, doanh nghiệp có
vốn 100% nước ngoài hay doanh nghiệp liên doanh thành lập theo Luật đầu tư 2005 thì
đều mang quốc tịch Việt Nam. Ngoài ra những pháp nhân không có quốc tịch Việt Nam
thì đều coi là pháp nhân nước ngoài.
II. Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài
II.1. Đặc điểm quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài
Pháp nhân mang quốc tịch của một nước nhất định và được tổ chức và hoạt động
theo pháp luật của nước đó. Tuy nhiên, khi hoạt động với tư cách là pháp nhân nước
ngoài ở một nước nào đó, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân trên lãnh thổ nước sở
tại tuỳ thuộc vào quy định của pháp luật nước sở tại nhưng các vấn đề về tổ chức, nội bộ,

giải thể…thì vẫn theo quy định của pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch.
Việc cho pháp nhân nước ngoài vào hoạt động hay không, cho phép vào để tiến
hành những hoạt động gì, trong lĩnh vực nào, ở phạm vi nào, cho pháp nhân đó hưởng
thêm những quyền gì và có những nghĩa vụ gì cụ thể, là quyền của nước sở tại ký kết
hoặc tham gia, ví dụ như : Theo Điều 16, Luật Thương mại 2005 thì pháp nhân nước
ngoài chỉ có thể hoạt động ở Việt Nam dưới hai hình thức: Chi nhánh và Văn phòng đại
diện. Cách thức thành lập và hoạt động của chi nhánh và văn phòng đại diện cho thương
nhân nước ngoài được quy định chi tiết tại: Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng
7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi
nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư số 11/2006/TT-BTM của
Bộ Thương mại ngày 28/09/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2006/NĐ-CP. J,
Như vây đặc điểm quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài còn được thể
hiện trước hết là cùng một lúc pháp nhân nước ngoài phải tuân theo hệ thống pháp luật
của hai quốc gia là pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch và pháp luật nơi
pháp nhân hoạt động, trước hết là tuân theo pháp luật của nước sở tại.
Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài thể hiện ở chỗ nếu quyền và lợi
ích hợp pháp của pháp nhân nước ngoài trên lãnh thổ nước sở tại bị xâm phạm thì pháp
nhân đó được nhà nước của mình bảo hộ về mặt ngoại giao.
Bài tập nhóm tháng 1 2

Do chế độ chính trị, chính sách kinh tế đối ngoại của nước sở tại, vai trò của vốn,
công nghệ, kĩ thuật nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước sở tại. Do đó
nội dung quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài ở các nước là không giống nhau.
Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài được xây dựng trên cơ sở chế độ
đãi ngộ quốc dân (đãi ngộ như pháp nhân nước sở tại), chế độ tối huệ quốc và chế độ đãi
ngộ đặc biệt. Việc áp dụng chế độ nào trong từng lĩnh vực cụ thể tuỳ thuộc quy định của
pháp luật nước sở tại ký kết hoặc tham gia. Thực tiễn cho thấy các nước thường xây dựng
quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài trên cơ sở chế độ đãi ngộ quốc; trong
các lĩnh vực khác trên cơ sở chế độ đãi ngộ tối huệ quốc hoặc đãi ngộ đặc biệt.
II.2. Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài ở Việt Nam

Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài ở Việt Nam được xác định trên cơ sở
pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia. Theo quy
định tại Khoản 1 – Điều 765 – Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2005 thì năng lực pháp luật
dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân
đó thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác: Trong trường hợp
pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực
pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam. Tuy
nhiên, nội dung cụ thể của quy chế pháp lý dân sự của các loại pháp nhân nước ngoài hoạt
động ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau.
II.2.1. Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam
II.2.1.1. Chủ thể và lĩnh vực đầu tư
Các tổ chức được khuyến khích đầu tư vào Việt Nam thuộc mọi quốc tịch và mọi
thành phần kinh tế, bao gồm cả các tổ chức quốc tế. Đối tác của nhà đầu tư nước ngoài là
các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, các doanh nghiệp được thành theo luật doanh
nghiệp, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam kí kết và thực hiện hợp đồng
xây dựng - kinh doanh chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh và
hợp đồng xây dựng - chuyển giao. Các pháp nhân nước ngoài được đầu tư vào lĩnh vực
của nền kinh tế quốc dân của Việt Nam.
II.2.1.2. Hình thức đầu tư
Các pháp nhân nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh như hợp tác sản xuất chia
sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác.
- Thành lập doanh nghiệp liên doanh trên cơ sở hợp đồng liên doanh, doanh nghiệp liên
doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Các pháp nhân nước
ngoài tham gia doanh nghiệp liên doanh được góp vốn pháp định bằng: tiền nước ngoài,
tiền Việt Nam có nguồn gốc từ đầu tư tại Việt Nam; nhà xưởng, công trình xây dựng
Bài tập nhóm tháng 1 3

khác, thiết bị, máy móc; giá trị quyền sở hữu công nghiệp…Phần góp vốn của bên nước
ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh không bị hạn chế về mức cao nhất

theo sự thỏa thuận của các bên, nhưng không dưới 30% vốn góp pháp định, trừ trường
hợp do Chính phủ quy định. Các bên chia lợi nhuận và chịu rủi ro của doanh nghiệp liên
doanh theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình
thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
- Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
được thành lập sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và chứng nhận
đăng ký điều lệ. Thời hạn hoạt động của xí nghiệp 100% vốn nước ngoài được giải quyết
như thời hạn hoạt động của doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài toàn quyền thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà
đầu tư nước ngoài tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, có các quyền lợi
và nghĩa vụ ghi trong giấy phép đầu tư. Và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được
thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp
luật Việt Nam, được tổ chức và hoạt động theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BOT): Là hợp
đồng ký kết giữa bên nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để
xây dựng, khai thác, kinh doanh công trình hạ tầng (Ví dụ như: Cầu, đường sân bay, bến
cảng, nhà máy điện…), trong một thời hạn nhất định. Và khi hết thời hạn, bên nước ngoài
chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Chính phủ Việt Nam.
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BTO): Là hợp
đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước
ngoài để xây dựng công trình kết cầu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước
ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam dành cho
nhà đầu tư nước ngoài quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để
thu hồi đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BT): Là hợp đồng được ký
kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây
dựng công trình kết cầu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển
giao cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước
ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao được thực hiện bằng 100% vốn

nước ngoài hoặc bằng vốn nước ngoài cộng với vốn của Chính phủ Việt Nam hoặc vốn
của tổ chức, cá nhân Việt Nam. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng, kinh
doanh công trình trong một thời hạn đủ thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.
Bài tập nhóm tháng 1 4

×