Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.21 KB, 79 trang )

MỤC LỤC
1.4.Hoạt động kiểm soát chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số
nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.................................................................26
Kinh nghiệm từ các nước cũng cho thấy sự cần thiết phải xây dựng hệ thống hạch toán kế
toán minh bạch và phù hợp với chuẩn mực quốc tế, các doanh nghiệp cần nghiêm túc đầu tư
hệ thống lưu trữ thông tin, hạch toán kế toán của mình..........................................................32

i


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ALP:

Nguyên tắc căn bản giá thị trường

APA:

Thỏa thuận định giá trước

ASEAN:

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

EU:

Thị trường chung Châu ÂU

FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


MNC:

Công ty đa quốc gia

OECD:

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

TNDN:

Thu nhập doanh nghiệp

UNCTAD :

Diễn đàn thương mại và phát triển

USAID:

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

VCCI:

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới

ii



DANH MỤC CÁC BẢNG

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá,
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng lên rất mạnh, đóng góp vai trò
rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh
vực ngành công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, khu vực kinh tế
này không kém phần phức tạp. Số lượng các giao dịch thương mại xuyên biên giới
diễn ra giữa các công ty liên kết ngày một tăng. Với môi trường cạnh tranh ngày càng
gay gắt, khốc liệt, vấn đề tối đa hoá lợi nhuận cho tổng thể tập đoàn luôn là mục tiêu
quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài việc nỗ lực nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp đầu tư, chuyển giá được xem là một trong những
phương pháp mà các nhà đầu tư thường áp dụng nhằm mục đích tránh thuế, từ đó tổng
lợi ích cuối cùng sẽ được gia tăng. Việc mở cửa của mỗi quốc gia kéo theo việc thu
hút đầu tư làm xuất hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước sở tại dành cho nhà
đầu tư. Đặc biệt ưu đãi về thuế ảnh hưởng đến quá trình phân phối lợi ích. Sự khác biệt
trong chính sách ưu đãi, hỗ trợ là cơ sở cho phép hình thành các thủ thuật nhằm hưởng
lợi một cách tối ưu từ việc chuyển hóa quyền sở hữu lợi ích từ chủ thể này sang chủ
thể khác.
Chuyển giá có thể gia tăng lợi ích của chủ thể kinh doanh nhưng không xuất
phát từ quá trình tạo ra lợi ích, đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong nhiều
giao dịch của các chủ thể có quan hệ liên kết. Gia tăng lợi ích không do hình thành giá
trị mới, nên chuyển giá có thể làm thiệt hại đến lợi ích của các chủ thể khác do lợi ích
đó được chuyển sang cho chủ thể khác hưởng lợi từ chuyển giá. Vì thế, nhiều quốc gia
đã thực hiện nhiều giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá để bảo vệ lợi ích của các

chủ thể liên quan.
Không nằm ngoài xu thế của thế giới và khu vực, đặc biệt từ khi gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam cũng đã và đang tiếp nhận khối lượng
ngày càng gia tăng giữa các tập đoàn đa quốc gia với các công ty con tại Việt Nam. Và
dĩ nhiên Việt Nam cũng không tránh khỏi việc các tập đoàn đa quốc gia lợi dụng giá
chuyển nhượng để tránh thuế. Việt Nam cũng đã có những qui định về việc chống

1


chuyển giá từ năm 1997 (Thông tư số 74/TC-TCT ngày 20/10/1997 của Bộ Tài chính).
Sau nhiều lần sửa đổi, pháp luật về điều chỉnh chuyển giá ở Việt Nam về cơ bản tương
đồng với hướng dẫn của OECD về giá chuyển nhượng. Nhưng pháp luật kiểm soát
chuyển giá Việt Nam vẫn chưa hình thành các quan hệ phối hợp giữa các chủ thể quản
lý và các chủ thể liên quan (bị thiệt hại, chuyển giá). Đồng thời, thực tiễn kiểm soát
chuyển giá chưa đạt hiệu quả mong muốn do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách
quan.
Vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Kiểm soát hoạt động chuyển giá
của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” là thực sự cần
thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này là đánh giá thực trạng hoạt động chuyển giá và công
tác kiểm soát chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam trong những năm gần đây. Từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm
soát chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời
gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động chuyển giá và kiểm soát hoạt
động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu về không gian là ở Việt Nam dưới góc độ chức năng,

nhiệm vụ của cơ quan thuế.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian đối với nghiên cứu thực tiễn là giai đoạn 2004
– 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Ngoài ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Thống kê, suy
luận logic, phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu…
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Chuyển giá được Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD- Organization
for Economic Cooperation and Development) đã đưa ra hướng dẫn chung về chuyển

2


giá đối với các công ty đa quốc gia vào năm 1979, và sau đó là được cập nhật nhiều
lần. Hàng năm OECD đều có diễn đàn thảo luận chuyên sâu về vấn đề này. Chuyển
giá cũng được Diễn đàn thương mại và phát triển – UNCTAD (United Nations
Conference on Trade and Development) của Tổ chức Liên hiệp quốc lưu tâm qua ấn
phẩm “Transfer Pricing” (1999).
Chuyển giá được nhiều chuyên gia kinh tế trên thế giới đề cập như Clive
Emmanuel và Jame Ellioit với chuyên đề “International Tranfer Pricing”(2002), hoặc
Richard R.Sylvester với “International transfer pricing: Strategic planing”(1993), Juan
Martin Jovanovich với “Customs valuation and Transfer Pricing- is it Posible to
Hamonize Customs and tax Rules”(2002), Robert Feinschreiber với “Transfer Pricing
Methods”(2004,2008), Elizabeth King với “Transfer Pricing and Coparation taxation:
Problem,Practice and Solution”(2009) và nhiều chuyên đề nghiên cứu khác.
Ở Việt Nam, vấn đề chuyển giá và kiểm soát chuyển giá đã được nghiên cứu và
công bố trong nhiều công trình khoa học. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau:
- Phan Hiển Minh (2002): Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện phương pháp định giá

chuyển giao trong chính sách thuế của Việt Nam” thuộc chuyên ngành Tài chính –
Lưu thông tiền tệ - Tín dụng.
- Nhóm tác giả do TS. Nguyễn Ngọc Thanh (1999) làm chủ biên đề tài nghiên
cứu về “Chuyển giá trong doanh nghiệp FDI ở TP. Hồ Chí Minh” trong dự án nghiên
cứu của UBND TP Hồ Chí Minh là cơ sở cho việc ra đời sách chuyên khảo “Định giá
chuyển giao và thủ thuật chuyển giá của các công ty đa quốc gia ở Việt Nam”.
- Phan Thị Thành Dương (2010): Luận án tiến sĩ “Pháp luật về kiểm soát
chuyển giá ở Việt Nam”, Trường Đại học Luật T.P. Hồ Chí Minh.
- Hồng Phương (2011): Kiểm soát và chống chuyển giá đối với các doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
- Huỳnh Thị Ngọc Diệp (2007): Các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá
của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh
tế TP Hồ Chí Minh.
- Trần Lê Dũng (2003): Định giá chuyển giao và chuyển giá trong các MNC'S
tại Việt Nam các giải pháp khắc phục, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
3


- Nguyễn Trí Thành (2004): Các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá tại
Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Quang Trung (2000): Định giá chuyển giao và chuyển giá của các
công ty đa quốc tại Việt Nam và các giải pháp khắc phục, Trường Đại học Kinh tế TP
Hồ Chí Minh.
Các nghiên cứu về chuyển giá ở Việt Nam đã nhận diện được sự chuyển giá ở
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, giới thiệu những phương
pháp xác định giá thị trường đối với giao dịch giữa các bên liên kết có thể áp dụng
trong điều kiện, hoàn cảnh ở Việt Nam, nghiên cứu chuyển giá trong các mối quan hệ
pháp luật.
Các nghiên cứu trên đây đã làm rõ nhiều vấn đề lý luận về kiểm soát chuyển giá
và đánh giá ở những mức độ nhất định việc thực trạng hoạt động kiểm soát chuyển giá

trong giai đoạn nghiên cứu những đề tài đó và giải pháp tăng cường hoạt động kiểm
soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam trong thời gian tới.
6. Kết cấu đề tài
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần mở đầu kết luận luận
văn có kết cấu như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động chuyển giá và kiểm soát hoạt
động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá của doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát hoạt động chuyển
giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.

4


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN
GIÁ VÀ KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình doanh nghiệp
được hình thành do nhà đầu tư nước ngoài đóng góp một phần hoặc toàn bộ vốn bằng
tiền hay bất kỳ tài sản nào để được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát
doanh nghiệp đó với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 Về vốn góp: các chủ đầu tư nước ngoài phải góp một lượng vốn “đủ lớn” để
họ có quyền trực tiếp tham gia điều phối và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mức độ “đủ lớn” của nguồn vốn tùy theo quy định của từng quốc gia.
 Về quyền kiểm soát: quyền kiểm soát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn. Nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu

tư 100% vốn thì quyền điều hành hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài, có thể
trực tiếp hoặc thuê người quản lý. Nếu thành lập liên doanh thì chủ đầu tư nước ngoài
tham gia điều hành tùy theo mức vốn góp của mình.
 Về tỷ lệ phân chia lợi nhuận: dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lợi
nhuận được phân chia dựa trên tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định sau khi đã trừ đi các
khoản đóng góp khác. Do vậy, thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài thường không ổn
định.
 Quyền kiểm soát chủ yếu về đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh thuộc về
những công ty mẹ ở nước ngoài. Giữa các doanh nghiệp FDI với công ty mẹ hoặc với
các công ty con khác trong các MNC thường xuyên diễn ra các nghiệp vụ mua bán,
trao đổi, giao dịch nội bộ như:
- Các nghiệp vụ mua bán nội bộ liên quan đến nguyên, nhiên vật liệu, hàng hóa.
- Các giao dịch liên quan việc dịch chuyển một lượng lớn máy móc, thiết bị cho
sản xuất mà đặc biệt hơn là điểm đến của các giao dịch này là các quốc gia đang phát
triển.
- Các giao dịch liên quan đến các tài sản vô hình như nhượng quyền, bản quyền,
thương hiệu, nhãn hàng, các chi phí liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
- Cung cấp các dịch vụ quản lý, dịch vụ tài chính hay chi phí cho các chuyên gia
vào làm việc tại nước nhận chuyển giao.
- Tài trợ và nhận tài trợ về các nguồn lực như tài lực và nhân lực.

5


- Đi vay và cho vay nội bộ các công ty con của MNC hay giữa công ty mẹ và các
công ty con.
1.1.3. Các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
a) Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác
thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính

phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc là
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do
doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên
doanh.
Hợp đồng liên doanh là văn bản ký kết giữa các bên Việt Nam với các bên nước
ngoài để thành lập doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam.
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm
hữu hạn, có tư cách pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam. Mỗi bên liên doanh chỉ chịu
trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định doanh nghiệp.
Như vậy, có thể hiểu doanh nghiệp liên doanh là một hình thức tổ chức kinh
doanh có tính chất quốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc
tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hóa, hoạt động trên cơ sở có
sự đóng góp của các bên về vốn, quản lý lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi
nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt
động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên
cứu triển khai.
b) Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài:
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư 100% vốn, là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và chịu trách nhiệm vầ kết quả kinh doanh.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo sự điều chỉnh quản
lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tùy thuộc vào các điều kiện và môi
trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, luật pháp,
văn hóa, mức độ cạnh tranh,...
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân là một thực
thể pháp lý độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại. Thành lập dưới dạng công ty
trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
1.2.
Một số vấn đề lý luận về chuyển giá ở các doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài

1.2.1. Khái niệm chuyển giá
6


Khi các quan hệ kinh tế được thiết lập đa dạng, có sự liên kết, phối hợp giữa
các chủ thể kinh doanh, thì việc xác định lợi ích kinh tế đã vượt ra ngoài phạm vi của
một chủ thể riêng lẻ, mà được tính trong lợi ích chung của cả tập đoàn hay nhóm liên
kết. Để lợi ích tổng thể đạt tối ưu, các doanh nghiệp thường sử dụng công cụ chuyển
giá, vì nó giúp họ làm giảm tổng nghĩa vụ thuế và từ đó lợi nhuận sau thuế sẽ tăng.
Chuyển giá đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định tài chính của
doanh nghiệp, nó có khả năng điều chỉnh lợi nhuận, tạo luồng chảy của vốn đầu tư,
tăng khả năng thanh toán.... Vì vậy, chuyển giá là công cụ hữu ích của doanh nghiệp
để tạo ra khả năng cạnh tranh trên thị trường, tiết kiệm chi phí thuế, kiểm soát lưu
chuyển tiền tệ và phân bổ các nguồn lực.
Một số học giả cho rằng, chuyển giá chỉ là hành vi liên quan đến các tập đoàn
kinh tế đa quốc gia. Theo đó, “Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá
đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập
đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công
ty đa quốc gia trên toàn cầu”1.
Tuy nhiên, trên thực tế, chuyển giá không chỉ được thực hiện bởi các công ty đa
quốc gia, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI), nó
còn được thực hiện bởi các công ty có nhiều công ty con chỉ hoạt động kinh doanh
trong nước hoặc thậm chí được thực hiện bởi các công ty là các chủ thể kinh tế độc lập
song chủ sở hữu của chúng lại có mối quan hệ thân nhân với nhau. Như vậy, cần hiểu
hành vi chuyển giá theo một nghĩa rộng hơn. Theo đó, chuyển giá được hiểu là hành vi
thực hiện bởi các chủ thể kinh doanh nhằm thay đổi giá của hàng hóa, dịch vụ, tài sản
so với giá thị trường trong giao dịch với các bên liên kết. Các đối tác liên kết ở đây có
thể là: (i) Các công ty thành viên trong một công ty đa quốc gia; (ii) Các công ty hoặc
đơn vị thành viên trong một tổng công ty, công ty; (iii) Các công ty độc lập mà chủ sở
hữu của chúng có mối quan hệ đặc biệt, thường làm mối quan hệ thân nhân. Giá thị

trường là giá giao dịch giữa các bên không có quan hệ liên kết (còn gọi là các bên độc
lập), giá giao dịch nội bộ có thể định cao hay thấp tùy vào lợi ích đạt được từ những
giao dịch này.
1

Nguyễn Thị Thành Dương: “Chống chuyển giá ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học
Pháp lý, số 2 (33) 2006
7


Đối tượng để thực hiện hành vi chuyển giá là giá cả. Các chủ thể liên kết có thể
thảo thuận với nhau nhằm tăng hoặc giảm giá tùy theo lợi ích chung của các đơn vị
liên kết. Các cơ sở của hành vi chuyển giá2 gồm có:
- Xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có
quyền định giá cả của một giao dịch. Do đó, họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng
hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn.
- Xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giũa hóm liên kết nên sự
khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích
không làm thay đổi lợi ích toàn cục.
- Việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên
kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế
của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao
sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Tồn tại sự khác nhau về chính sách thuế
của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính sách kinh tế - xã hội của họ không
thể đồng nhất, cũng như sự hiện hữu của các quy định ưu đãi thuế là điều tất yếu.
Chênh lệch mức độ điều tiết thuế vì thế hoàn toàn có thể xảy ra.
Như vậy, chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng
hóa, dịch vụ được chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết (các bên liên kết)
không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của tất cả các bên
liên kết đó.

1.2.2. Đặc điểm của chuyển giá
a) Chuyển giá gắn liền với các giao dịch giữa các bên có mối quan hệ liên kết
Do chuyển giá là thủ thuật hướng đến việc tăng lợi ích cho các chủ sở hữu
bằng cách thay đổi các giá trị giao dịch, nên nếu không có quan hệ liên kết thì các bên
giao dịch khó có thể chấp nhận giao dịch diễn ra trong tương quan không bình đẳng,
theo đó một trong hai bên sẽ chịu bất lợi. Do đó, giao dịch chuyển giá phải thực hiện
trong nội bộ nhóm liên kết – có cùng lợi ích để đảm bảo rằng lợi ích không dịch
chuyển khỏi tầm kiểm soát của chủ sỡ hữu mà chỉ dịch chuyển từ “túi đựng tiền này”
sang “túi đựng tiền khác”. Chuyển giá vì thế gắn liền với yếu tố liên kết. Không có
quan hệ liên kết được xác lập cũng có nghĩa rằng chuyển giá đã được loại trừ. Dù cho
có hình thành những dấu hiệu bất ổn trong giao dịch thì điều đó sẽ là đối tượng điều
chỉnh của quan hệ pháp luật khác mà không phải là pháp luật kiểm soát chuyển giá.
2

“Chuyển giá trong các công ty đa quốc gia ở Việt Nam” (2010) – Luận văn Thạc sĩ
kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP.HCM - Nguyễn Thị Quỳnh Giang, trang 5
8


b) Chuyển giá có thể không phản ánh giá trị thực của giao dịch
Chuyển giá được phản ánh trên chứng từ kế toán ghi nhận các thông số về sự
chuyển dịch đầu vào, đầu ra của các dạng lợi ích mà không phản ánh đúng thực chất
của giá trị giao dịch. Các giá trị được chuyển giao là qua giá, bên thụ hưởng hưởng lợi
qua giá thanh toán đối với giao dịch. Điều đó có nghĩa là giá xác định trong trường
hợp này chỉ mang tính hình thức mà không phản ánh giá trị thực sự của giao dịch,
trong đó cái được chuyển đi hay giữ lại không thể hiện trên con số được phản ánh.
Thông thường, các số liệu thể hiện trong hệ thống sổ sách, chứng từ chính là cơ sở
phản ánh thực chất của giao dịch. Tuy nhiên, trong trường hợp giao dịch được thực
hiện giữa các các bên liên kết thì không hoàn toàn như vậy. Vì vậy điều chỉnh chuyển
giá phải căn cứ chủ yếu vào việc lưu trữ các dữ liệu về giao dịch giữa các bên liên kết

và các giao dịch tương tự giữa các bên độc lập.
c) Chuyển giá có thể diễn ra trong các giao dịch liên kết xuyên biên giới hoặc trong
phạm vi một quốc gia
Chuyển giá làm lợi ích tập trung tại những nơi khác nhau. Một nơi có thể tích
tụ được giá trị nhiều hơn nơi khác tùy thuộc vào chính sách điều tiết của nhà nước,
vùng lãnh thổ hoặc địa phương. Do đó, chuyển giá có thể chỉ được thực hiện một
chiều, ở một nơi để tập trung lợi ích về nơi khác ít bị điều tiết hơn. Việc ngăn chặn
hành vi này, thường xảy ra ở các quốc gia, địa phương bị thiệt hại do hành vi này gây
ra. Để thực hiện điều này đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các quốc gia, địa phương
trong việc cung cấp các thông tin về giá làm căn cứ điều chỉnh phù hợp.
d) Không làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế của toàn tập đoàn chỉ là sự chuyển dịch
từ chủ thể này sang chủ thể khác trong phạm vi tập đoàn
Như vậy về lợi ích thì tổng lợi ích được hình thành vẫn thuộc sở hữu công ty
mẹ, nhưng với từng cá thể riêng lẻ hợp thành thì phần lợi ích do họ được quản lý và
nắm giữ có thể thay đổi. Điều này có nghĩa là thông qua chuyển giá công ty mẹ chỉ
phải chia sẻ ít hơn lợi ích của mình làm ra cho chủ thể khác như nhà nước hoặc đối tác
trong liên doanh, liên kết, cổ đông hay với người lao động. Trong quá trình phân phối
lợi ích xã hội, hành vi chuyển giá làm ảnh hưởng đến lợi ích của chủ thể khác như :
Nhà nước, đối tác, người lao động... Pháp luật kiểm soát chuyển giá có nhiệm vụ trả
lại sự bình thường cho các giá trị chuyển giao phù hợp với quan hệ thị trường.
Tóm lại, chuyển giá xuất hiện như một tất yếu khách quan khi xã hội phát triển
đến một giai đoạn nhất định. Những phương thức làm gia tăng lợi ích luôn được phát
9


triển như một động lực phát triển xã hội. Trong đó, chuyển giá hình thành để gia tăng
lợi ích do quá trình hội nhập kinh tế mang lại, bằng cách tìm kiếm những điểm đầu tư
khác nhau, xác lập các thực thể pháp lý khác nhau nhưng từ một nguồn sở hữu để tạo
ra những lợi ích khổng lồ hơn từ quá trình tạo lập những cấu thành này.
1.2.3. Các dấu hiệu nhận biết hiện tượng chuyển giá

Thứ nhất, biểu hiện cụ thể của hành vi chuyển giá là giao kết về giá. Giá giao
kết là cơ sở để xem xét hành vi chuyển giá. Chúng ta có thể đánh giá một giao dịch có
chuyển giá hay không khi so sánh giá giao kết với giá thị trường. Nếu giá giao kết
không tương ứng với giá thị trường thì có nhiều khả năng giao dịch này có biểu hiện
chuyển giá.
Thứ hai, hành vi chuyển giá được thể hiện qua kết quả sản xuất – kinh doanh
của một doanh nghiệp thường bị thua lỗ liên tục trong vài năm. Doanh nghiệp kê
khống giá nhập khẩu nguyên liệu máy móc thiết bị từ công ty mẹ ở nước ngoài làm
cho chi phí đầu vào tăng lên. Hậu quả của việc này là giá thành sản phẩm do các
doanh nghiệp này sản xuất ra trở nên đắt hơn. Giá thành cao là cơ sở để các doanh
nghiệp báo cáo lỗ để không phát sinh thu nhập chịu thuế; hoặc doanh nghiệp kinh
doanh có mặt hàng có giá bán thấp hơn rất nhiều so với mặt hàng có cùng chức trên thị
trường, mặc dù doanh nghiệp có thể có lãi nhưng đây cũng là phương pháp chuyển giá
hạ thấp đầu vào để giảm giá thành, giảm giá bán nhằm cạnh tranh thị trường.
Thứ ba, các doanh nghiệp kê khai hoạt động kinh doanh lỗ, song các doanh
nghiệp không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh, tăng quy mô hoạt
động. Thực tế này là do các công ty mẹ ở nước ngoài đã thực hiện chuyển giá, tìm mọi
cách để công ty con không có lãi và toàn bộ số lãi của công ty con được chuyển về
công ty mẹ, làm thất thu cho ngân sách nhà nước.
Thứ tư, các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận nhỏ hơn nhiều so với các doanh
nghiệp khác trong cùng ngành hoặc các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lợi
nhuận của các doanh nghiệp khác trong cùng tập đoàn.
1.2.4. Phạm vi chuyển giá3
Chuyển giá với ý nghĩa chuyển giao giá trị trong quan hệ nội bộ nên hành vi
phải được xem xét trong phạm vi giao dịch của các chủ thể liên kết. Điều 9 Công ước
mẫu của OECD năm 2009 về định giá chuyển giao ghi nhận “Hai doanh nghiệp được
xem là liên kết khi: (i) Một doanh nghiệp tham gia vào quản lý, điều hành hay góp vốn
3

“Chuyển giá trong các công ty đa quốc gia ở Việt Nam” (2010) – Luận văn Thạc sĩ

kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP.HCM - Nguyễn Thị Quỳnh Giang, trang 8
10


vào doanh nghiệp kia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian; (ii) Hai
doanh nghiệp có cùng một hoặc nhiều người hay thực thể khác tham gia quản lý, điều
hành hay góp vốn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian”.
Yếu tố quản lý, điều hành hay góp vốn chính là điều kiện quyết định sự ảnh
hưởng, sự giao hòa về mặt lợi ích của các chủ thể này nên cũng là cơ sở để xác định
mối quan hệ liên kết. Tính chất của những biểu hiện này không mang tính quyết định.
Như thế các doanh nghiệp liên kết có thể được hình thành trong cùng một quốc gia
hoặc có thể ở nhiều quốc gia khác nhau. Từ đó, chuyển giá không chỉ diễn ra trong các
giao dịch quốc tế mà có thể cả trong những giao dịch quốc nội.
Trên thực tế, chuyển giá thường được quan tâm đánh giá đối với các giao dịch
quốc tế hơn do sự khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia được thể hiện rõ hơn.
Trong khi đó, do phải tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia nên các nghĩa vụ thuế hình
thành từ các giao dịch trong nước ít có sự cách biệt. Vì thế, phần lớn các quốc gia hiện
nay thường chỉ quy định về chuyển giá đối với giao dịch quốc tế. Theo đó, giao dịch
quốc tế được xác định là giao dịch giữa hai hay nhiều doanh nghiệp liên kết mà trong
số đó có đối tượng tham gia là chủ thể không cư trú. Sự khác biệt chính yếu nằm ở sựu
cách biệt về mức thuế suất thuế TNDN của các quốc gia. Một giá trị lợi nhuận chuyển
qua giá từ doanh nghiệp liên kết cư trú tại quốc gia có thuế suất cao sang doanh nghiệp
liên kết ở quốc gia có thuế suất thấp. Ngược lại, một lượng chi phí tăng lên qua giá
mua sẽ làm giảm thu nhập cục bộ ở quốc gia có thuế suât thuế thu nhập cao. Trong hai
trường hợp đều cho ra những kết quả tương tự là làm tổng thu nhập sau thuế của toàn
bộ nhóm liên kết tăng lên.
Khía cạnh khác, các giao dịch trong nước có thể hưởng lợi từ chế độ ưu đãi,
miễn giảm thuế. Thu nhập sẽ lại dịch chuyển từ doanh nghiệp liên kết không được
hưởng ưu đãi hoặc ưu đãi với tỷ lệ thấp sang doanh nghiệp liên kết có lợi thế hơn về
điều này.

1.2.5. Các phương thức chuyển giá phổ biến
 Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn
Đầu tư dưới dạng liên doanh: việc nâng giá trị tài sản đống góp sẽ làm cho
phần vốn góp của bên phía có ý nâng giá trị góp vốn tăng, nhờ đó, sự chi phối trong
các quyết định liên quan đến hoạt động của dự án liên doanh sẽ gia tăng và mức lời
được chia sẽ tăng. Ngoài ra, khi dự án kết thúc hoạt động thì tỷ lệ giá trị tài sản được
chia cao hơn.

11


Đối với các công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài thì việc nâng cao giá trị tài
sản góp vốn sẽ giúp họ tăng mức khấu hao trích hàng năm, làm tăng chi phí đầu vào.
Việc tăng mức khấu hao tài sản cố định sẽ giúp chủ đầu tư đạt được các lợi ích sau: (i)
Nhanh hoàn vốn đầu tư cố định, nhờ đó giảm thiểu rủi ro đầu tư; (ii) Giảm mức thuế
thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải đóng cho nước tiếp nhận đầu tư.
 Chuyển giá bằng cách nâng khống giá trị tài sản vô hình:
Một hình thức góp vốn khác phổ biến của các nhà đầu tư nước ngoài là góp vốn
bằng các tài sản vô hình: phần mềm công nghệ, thương hiệu, công thức pha chế,...
Trong thực tế có hai hình thức chuyển giá:

Thứ nhất, mật thành viên trong tập đoàn (thường là công ty mẹ) tiến
hành nghiên cứu phát triển một công nghệ nào đó một cách độc lập rồi bán cho các
thành viên khác trong tập đoàn. Về nguyên tắc, giá chuyển giao phải tuân thủ theo giá
thị trường. Tuy nhiên, bản chất việc sở hữu tài sản vô hình là độc quyền, việc định giá
đối với loại tài sản vô hình mang tính đặc thù này thường rất khó khăn, do đó khó có
thể tìm thấy một giao dịch tương đương để so sánh. Các công ty đa quốc gia thường
lợi dụng đặc điểm này để thực hiện chuyển lợi nhuận cho nhau nhằm trốn thuế thông
qua thủ đoạn chuyển giá giữa các thành viên trong nội bộ công ty.


Thứ hai các thành viên trong tập đoàn cùng chia sẽ rủi ro của quá trình
nghiên cứu và phát triển thông qua một hợp đồng tài trợ cho những chi phí nghiên cứu
và phát triển giữa các công ty thành viên trong tập đoàn. Nói chung, trong hợp đồng
này các thành viên đều phải gánh chịu chi phí và rủi ro đồng thời cùng nhau được
hưởng các kết quả nghiên cứu theo tỷ lệ chi phí đóng góp. Theo luật thuế thu nhập
doanh nghiệp của nhiều nước, tỷ lệ đóng góp chi phí trực tiếp, chi phí tổ chức quản lý
của quá trình nghiên cứu, phát triển được trừ khi tính thu nhập chịu thuế. Lợi dụng quy
định này, các công ty có thể nâng tỷ lệ chi phí đóng góp để giảm nghĩa vụ thuế.
 Nhập khẩu nguyên,nhiên, vật liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài, từ các chi
nhánh trong tập đoàn, từ các bên liên doanh, từ các đơn vị liên kết khác với giá cao
hơn giá thị trường thông thường
Đây là một trong những cách thức giúp các công ty chuyển lợi nhuận ra nước
ngoài thông qua thanh toán tiền hàng nhập khẩu với công ty mẹ hoặc chi nhánh khác
trong các MNC. Việc nhập khẩu các nguyên vật liệu từ nước ngoài của các doanh
nghiệp FDI cũng là một nhân tố dẫn tới việc các quốc gia nhận đầu tư là có cán cân
thanh toán nghiêng về nhập siêu. Ngoài ra, việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty

12


mẹ hay chi nhánh khác ở nước ngoài với giá cao còn làm tăng chi phí đầu vào của
doanh nghiệp, từ đó giảm bớt số thuế phải nộp.
 Chuyển giá thông qua điều tiết giá mua bán hàng hóa giữa các chi nhánh
Khi thuế nhập khẩu cao thì công ty mẹ bán nguyên liệu, hàng hóa với giá thấp
nhằm tránh nộp thuế nhập khẩu nhiều. Trong trường hợp này, công ty mẹ sẽ tăng
cường hoạt động tư vấn, huấn luyện, hỗ trợ tiếp thị với giá cao để bù đắp lại hoặc mua
lại sản phẩm với giá thấp. Đối với hàng hóa nhập khẩu thuế suất thấp, thì công ty ký
hợp đồng nhập khẩu với giá cao nhằm nâng chi phí để tránh thuế.
Cách thức này cũng có thể được các MNC áp dụng trong giao dịch giữa các chi
nhánh ở cùng một quốc gia nhằm tối thiểu hóa sự điều tiết của thuế tiêu thụ đặc biệt,

thuế thu nhập doanh nghiệp (như tách riêng giữa sản xuất-kinh doanh, lợi dụng ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp mới thành lập...).
 Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và
quản lý
Các công ty mẹ thường sử dụng các hợp đồng tư vấn hay thuê trung gian. Một
số đối tác liên doanh còn bị ép nhận chuyên gia với chi phí rất cao nhưng hiệu quả
thấp. Chi phí này phía liên doanh nước chủ nhà gánh chịu.
Một số công ty thuê người quản lý doanh nghiệp FDI với lương cao, ngoài ra
còn phải trả một khoản tiền lớn cho công ty nước ngoài cung cấp nhà quản lý. Ở một
số trường hợp cũng có hiện tượng chuyển giá ở khâu này khi công ty cung cấp nguồn
nhân lực cũng là công ty con của cùng một tập đoàn.
Một số trường hợp còn thực hiện chuyển giá thông qua hình thức đào tạo ở
nước ngoài: cử chuyên viên, công nhân sang học tập, thực tập tại công ty mẹ với chi
phí cao.
Một hình thức chuyển giá của công ty có vốn FDI là trả lương, chi phí cho
chuyên gia tư vấn được gửi đến từ công ty mẹ. Loại hình tư vấn này rất khó xác định
số lượng và chất lượng để xác định chi phí cao hay thấp. Lợi dụng điều này, nhiều
doanh nghiệp FDI thực hiện hành vi chuyển giá mà thực chất là chuyển lợi nhuận về
nước dưới danh nghĩa là phí dịch vụ tư vấn.
 Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ vay từ công ty mẹ
Bằng hình thức này, các công ty con tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn bất hợp lý
như dùng nguồn vốn vay từ công ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản đầu tư
dài hạn mà không tăng vốn góp và vốn chủ sở hữu nhằm đẩy chi phí hoạt động tài
chính lên cao như chi phí chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay... và chuyển một phần lợi
nhuận về nước dưới dạng lãi vay, chi phí bảo lãnh vay vốn để tránh thuế, tránh lỗ do

13


chênh lệch tỷ giá về sau. Các MNC thường áp dụng hình thức này trong hai trường

hợp:
 Khi một chi nhánh kinh doanh có lãi ở quốc gia có thuế suất thuế TNDN cao,
chi nhánh này sẽ tiến hành cho công ty mẹ hoặc các chi nhánh khác vay với lãi suất
thấp (thậm chí không lãi suất) nhằm giúp toàn các MNC có vốn mở rộng thị trường.
 Khi chi nhánh đặt ở quốc gia có thuế suất thuế TNDN cao, họ có thể tiến hành
đi vay của công ty mẹ hoặc các chi nhánh khác với lãi suất rất cao, từ đó làm cho lợi
nhuận trước thuế (đã trừ đi lãi vay) âm, tránh được việc nộp thuế TNDN, đồng thời lại
được Nhà nước thực hiện hoàn thuế. Bên cho vay thường có trụ sở ở nơi có thuế suất
đối với tiền lãi thấp, từ đó tổng lợi nhuận của các MNC đạt được là lớn nhất.
1.2.6. Động cơ chuyển giá của các doanh ngiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài
a) Động cơ bên trong4
 Tối đa hóa lợi nhuận: doanh nghiệp nói chung, các tập đoàn đa quốc gia nói
riêng không bao giờ từ bỏ các cơ hội, các biện pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận, kể cả
các hành vi chuyển giá, gian lận giá, gian lận thương mại,... Chuyển giá thông qua các
giao dịch hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư qua biên giới sẽ khó bị phát hiện hơn so với
các gian lận khác và kể cả trong trường hợp bị phát hiện thì việc xử lý cũng không hề
đơn giản bởi chính phủ mỗi nước thường có thiên hướng bảo vệ doanh nghiệp của
mình vì lợi ích quốc gia.
 Tạo hình ảnh đẹp về tình hình tài chính: Trong một số trường hợp khi các
MNC phạm phải các sai lầm trong kế hoạch kinh doanh, sai lầm trong việc nghiên cứu
và đưa sản phẩm mới vào thị trường, các chi phí quảng cáo, quảng bá sản phẩm quá
cao và hậu quả là tình trạng thua lỗ. Vì thế, để có một hình ảnh đẹp về tình hình tài
chính trước các cổ đông và các bên hữu quan khác, thì chuyển giá là một niện pháp để
có thể thực hiện được ý đồ trên. Chuyển giá giúp cho các MNC chia sẻ việc thua lỗ với
các thành viên, nhờ vậy các khoản thuế phải nộp giảm xuống và tình hình kinh doanh
trở nên sáng sủa hơn một cách giả tạo vi phạm pháp luật các quốc gia.
 Chiếm lĩnh thị trường: MNC sẽ đánh bật đối thủ, đối tác, đồng thời chiếm
toàn bộ quyền kiểm soát và quyền sở hữu công ty. MNC thực hiện việc này bằng cách
tăng cường các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm trong giai đoạn mới thâm

nhập thị trường, làm cho MNC bị lỗ nặng và kéo dài. Bằng nguồn lực tài chính dồi dào
4

Kỷ yếu hội thảo khoa học hoạt động chuyển giá – những vấn đề lý luận, thực tiễn và
biện pháp hạn chế - Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, tháng 8/2012
14


của mình, các MNC thực hiện hành vi chuyển giá để kéo dài tình trạng thua lỗ nhằm
chiếm lấy quyền kiểm soát và quyền quản lý công ty. Tồi tệ hơn là đẩy các đối tác ra
khỏi hoạt động kinh doanh và chiếm toàn bộ quyền kiểm soát cũng như sở hữu công
ty. Sau khi chiếm lĩnh được thị trường, các MNC thực hiện nâng giá sản phẩm để bù
đắp cho phần lỗ lúc trước. Tình trạng này thường thấy ở các nước đang phát triển, khi
mà trình độ quản lý còn yếu kém.
b) Động cơ bên ngoài:
 Sự khác biệt về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:
Đối với người nộp thuế và cơ quan thuế thì giá chuyển nhượng có ý nghĩa quan
trọng bởi vì giá chuyển nhượng quyết định phần lớn thu nhập và chi phí dẫn đến kết
quả là giảm thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp liên kết. Sự khác biệt trong chính
sách thuế giữa các quốc gia là cơ sở để các nhóm liên kết hoạch định về giá sao cho có
thể tối đa hóa lợi nhuận trong các công ty đa quốc gia và tối thiểu hóa thuế thu nhập
doanh nghiệp bằng cách chuyển lợi nhuận sang các nước có thuế suất thấp hơn hoặc
bằng không; trong phạm vi một quốc gia thì chuyển lợi nhuận từ các bên không được
hưởng ữu đãi sang bên được ưu đãi.
Chẳng hạn như, công ty B và C đều là công ty con của tập đoàn A. Công ty B
áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Công ty C kinh doanh ở địa
bàn kinh tế - xã hội khó khăn nên được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp 10%. Khi B cung cấp vật tư cho C với giá thấp hơn giá thị trường giao dịch
sòng phẳng thì làm cho lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của B giảm đi, còn
lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của C tăng lên tương ứng. Phần lợi nhuận

tăng lên ở công ty C chỉ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 10%. Nếu
bán đúng giá thị trường thì phần lợi nhuận này nằm ở công ty B và phải chịu thuế suất
25%. Như vậy, nếu xét riêng biệt thì công ty B thiệt, còn công ty C được lợi. Nhưng
xét tổng thể thì cả hai công ty này cùng được lợi về thuế.
Ví dụ trên cho thấy chuyển giá xuất hiện khi có những điều kiện nhất định. Đó
là: (i) Sự chênh lệch về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các quốc gia khác
nhau; (ii) Có quy định nhiều mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với những đối
tượng khác nhau trong một quốc gia, chẳng hạn như quy định các mức thuế suất ưu đãi
thấp hơn thuế suất phổ thông; (iii) Có các quy định về miễn, giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp có thời hạn.

15


 Vô hiệu hóa các qui định kiểm soát ngoại hối. Nếu một quốc gia có những
qui định hạn chế việc chuyển lợi nhuận từ một công ty con về công ty mẹ ở nước
ngoài thì có thể vượt quá rào cản này bằng cách công ty mẹ định giá cao các khoản
thanh toán thương mại như tiền bản quyền, lãi cho vay, chi phí quản lý...
 Với mục tiêu bảo toàn vốn ban đầu theo nguyên tệ, các MNC rút vốn đầu
tư ở quốc gia mà họ kỳ vọng vào việc đồng tiền nước đó sẽ yếu đi trong tương lai.
Như vậy, lúc này ngoài lợi nhuận thu được, các MNC còn thu được một khoản lợi
nhuận chênh lệch do sự biến động có lợi về tỷ giá.
 Tránh yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa của nước nhận đầu tư, thông qua việc
định giá thấp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu làm giảm tỷ lệ vật tư nguyên liệu nhập
khẩu tăng tỷ lệ nội địa hóa.
 Sự thay đổi về mặt chính trị, pháp lý tại nước đầu tư nhà đầu tư sử dụng
công cụ chuyển giá để chuyển lợi ích của mình từ nơi kém an toàn về nơi an toàn.
 Đối phó với yêu cầu tăng lương của người lao động thông qua việc cố tình
che giấu lợi nhuận thực của công ty.
 Chi phí cơ hội cũng là một động lực để các công ty đa quốc gia thực hiện

hành vi chuyển giá. Các công ty đa quốc gia nhận ra rằng các khoản lợi nhuận của họ
chỉ có thể truyền về nước sau khi kết thúc năm tài chính và sau khi được kiểm tra của
cơ quan thuế và chịu sự kiểm soát ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối. Vì vậy, các
cơ hội đầu tư có thể sẽ bị bỏ lỡ. Do đó, các công ty đa quốc gia sẽ tiến hành thủ thuật
chuyển giá nhằm thu hồi nhanh vốn đầu tư và bắt lấy cơ hội đầu tư khác5.
 Do tình hình lạm phát của các quốc gia khác nhau, nếu quốc gia nào có tỷ
lệ lạm phát cao tức đồng tiền nước đó bị mất giá. Do đó, các công công ty đa quốc gia
sẽ tiến hành hoạt động chuyển giá nhằm bảo toàn lượng vốn đầu tư và lợi nhuận6.
 Hoạt động liên doanh liên kết: nhằm tăng cường tỷ lệ vốn góp trong hoạt
động liên doanh liên kết, MNC định giá thật cao các yếu tố đầu vào từ các công ty mẹ
để nắm quyền quản lý.
1.2.7. Tác động của chuyển giá và sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật
a) Đối với các công ty đa quốc gia
7
 Tác động tích cực :
5

“Chuyển giá trong các công ty đa quốc gia ở Việt Nam” (2010) – Luận văn Thạc sĩ
kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP.HCM - Nguyễn Thị Quỳnh Giang, trang 11
6
“Chuyển giá trong các công ty đa quốc gia ở Việt Nam” (2010) – Luận văn Thạc sĩ
kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP.HCM - Nguyễn Thị Quỳnh Giang, trang 12
7
“Chuyển giá trong các công ty đa quốc gia ở Việt Nam” (2010) – Luận văn Thạc sĩ
kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP.HCM - Nguyễn Thị Quỳnh Giang, trang 14
16


 Dựa vào lợi thế về tiềm lực tài chính, những ưu đãi mà các quốc gia đặc cách
cho các MNC khi kêu gọi thu hút đầu tư như thuế suât, hạn ngạch, lĩnh vực đầu tư,...

thì các MNC có thể thực hiện việc chuyển giá nhằm giảm thiểu việc thực hiện nghĩa
vụ về thuế đối với quốc gia mà mình đặt trụ sở.
 Thực hiện việc chuyển giá sẽ giúp cho các MNC dễ dàng chuyển lợi nhuận ra
nước ngoài và thực hiện những kế hoạch kinh doanh một cách nhanh chóng, không bỏ
lỡ các cơ hội kinh doanh. trường hợp này thường được các MNC thực hiện tại các
quốc gia có chính sách tiền tệ thắt chặt.
 Việc chuyển giá còn giúp cho các MNC nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội
địa, đánh bật và thâu tóm các công ty nhỏ lẻ trong nước dựa vào nguồn lực tài chính
dồi dào của mình. Khi thực hiện xâm chiếm thị trường thì chi phí sẽ được chia sẻ cho
các công ty con khác và cả công ty mẹ. Vì vậy, đứng trên phương diện tài chính thì các
MNC sẽ không bị áp lực nhiều về tình trạng thua lỗ.
 Các MNC sẽ xây dựng một kế hoạch về thuế trên quy mô tổng thể sao cho có
lợi nhất và từ đó dựa vào sự chênh lệch về mức lãi suất giữa các quốc gia để thực hiện
mua bán nội nộ, chuyển giá nếu cần thiết nhằm đạt mục tiêu về thuế.
 Thông qua việc bán các tài sản, thiết bị lỗi thời với giá cao thì một mặt giúp các
công ty tại chính quốc thay đổi được công nghệ với chi phí thấp, một mặt lại thu hồi
vốn đầu tư nhanh tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư.
 Thông qua việc mua bán qua lại thì các MNC có thể tránh được các rủi ro trong
hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm về các hoạt động này thường tốn nhiều
chi phí và khả năng thành công cũng không cao. Các MNC sẽ giảm được một số rủi
ro về tỷ giá, rủi ro về thị trường tiêu thụ sản phẩm, rủi ro về tính ổn định của nhà cung
cấp nguyên vật liệu và chất lượng nguyên vật liệu và một số rủi ro khác.
 Tác động tiêu cực: Nếu bị các quốc gia phát hiện và thực hiện các chế tài thì
các công ty đa quốc gia phải chịu một khoản phạt rất lớn, bị rút giấy phép kinh doanh
tại quốc gia đó hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng trên thương trường quốc tế dẫn tới sự
chú ý nhiều và chặt chẽ hơn của các cơ quan thuế ở những quốc gia mà công ty đa
quốc gia đi đầu tư sau đó.
b) Đối với quốc gia nhận đầu tư
 Tác động tích cực
Khi có hoạt động chuyển giá ngược, do nước thu hút đầu tư có mức thuế thu

nhập thấp làm tăng thu nhập cho nước tiếp nhận vốn.

17


 Tác động tiêu cực
 Thông qua hoạt động chuyển giá, các MNC định giá cao các yếu tố đầu vào từ
đó các MNC này rút ngắn thời gian thu hồi vốn, vì vậy mà các luồng vốn có xu hướng
chảy ngược ra khỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư. Các hành động chuyển giá nhằm thu hồi
vốn nhanh hơn so với kế hoạch đầu tư ban đầu sẽ làm thay đổi cơ cấu vốn của nền
kinh tế quốc gia tiếp nhận đầu tư. Hậu quả là tạo ra sự phản ánh sai lệch kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, tạo ra một bức tranh kinh tế không thực.
 Đối với các quốc gia coi là thiên đường về thuế, họ là người được hưởng lợi từ
hoạt động chuyển giá trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn họ phải đương đầu với các
khó khăn tài chính khi các MNC thoái vón do các thu nhập không bền vững trước đây
trong ngắn hạn không phản ánh chính xác sức mạnh của nền kinh tế.
 Thông qua chuyển giá nhằm xâm chiếm thị phần khi mới tham gia vào thị
trường, các MNC sẽ tiến hành các chiêu thức quảng cáo và khuyến mãi quá mức, và
hậu quả là lũng đoạn thị trường. Các doanh nghiệp trong nước không đủ tiềm lực tài
chính để cạnh tranh vì vậy mà dần sẽ bị phá sản hoặc buộc phải chuyển sang kinh
doanh trong các ngành khác. Các MNC sẽ dần độc quyền và thao túng thị trường trong
nước, kiểm soát giá cả và mất dần tính tự do cạnh tranh của thị trường tự do. Chính
phủ quốc gia này sẽ gặp khó khăn trong quá trình hoạch định các chính sách kinh tế vĩ
mô và không thể thúc đẩy ngành sản xuất trong nước phát triển.
 Sự thua lỗ của các liên doanh- của các công ty con làm giảm sự tham gia của
các đối tác trong nước dẫn đến tình trạng mất vốn, công ty mẹ thôn tính hoàn toàn.
Bằng cách đặt ra những giá giao dịch khác nhau khiến cho các liên doanh liên kết thua
lỗ, họ buộc các đối tác tham gia cùng tăng thêm vốn để bù lỗ, nếu không họ loại ra
bằng cách mua lại phần vốn liên doanh, liên kết với giá rẻ
 Trong dài hạn, chuyển giá sẽ làm thay đổi đầu tư trong nền kinh tế quốc dân,

làm giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế, tăng sự phụ thuộc của nước tiếp nhận đầu tư
vào các công ty đa quốc gia và ảnh hưởng tiêu cực đến các điều khoản thương mại và
cán cân thanh toán quốc gia. So với phá giá thì khả năng thôn tính thị trường của
chuyển giá thì được bộc lộ âm thầm nhưng lại có sức công phá mạnh mẽ hơn do
những thực thể tiến hành là những chủ thể có mối quan hệ liên kết.
c) Đối với quốc gia xuất khẩu đầu tư
 Tác động tích cực
Nước xuất khẩu vốn thu được ngoại tệ nhờ đó góp phần cải thiện cán cân
thương mại, cán cân thanh toán quốc tế. Sự hoạt động của các công ty mẹ tốt hơn

18


về hình thức thì cũng tác động tốt hơn đến hiệu quả kinh tế xã hội: đóng góp nhiều
thuế hơn cho nhà nước, tác động tốt tới tăng trưởng GNP của nước xuất khẩu vốn
đầu tư.
 Tác động tiêu cực
 Nếu thuế suất ở các quốc gia tiếp nhận đầu tư thấp hơn thuế suất ở chính quốc,
sẽ làm cho các nước xuất khẩu đầu tư bị mất cân đối trong kế hoạch thuế của nước này
do việc thất thu một khoản từ thuế.
 Mục tiêu quản lý nền kinh tế vĩ mô ở các quốc gia này sẽ gặp một số khó khăn
nhất định do việc các dòng vốn đầu tư dịch chuyển không theo ý muốn quản lý của
chính phủ.
Tóm lại, chuyển giá là hành vi chuyển lợi ích qua giá của các thành viên liên
kết có khả năng tác động làm giảm nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước nhưng lại làm
tăng lợi ích trong tổng thể từ đó tác động tiêu cực đến nền kinh tế và làm bất thường
các quan hệ kinh tế lành mạnh. Chính những hành vi bất thường này đòi hỏi các nhà
nước cần phải áp dụng pháp luật kiểm soát chuyển giá trong thực tiễn quản lý thuế thu
nhập doanh nghiệp.
1.3.Một số vấn đề lý luận về kiểm soát hoạt động chuyển giá

1.3.1. Khái niệm
Kiểm soát chuyển giá là việc điều chỉnh giá giao dịch giữa các bên liên kết
nhằm kiểm soát và duy trì trật tự xã hội bình đẳng trong quá trình phân phối lợi ích
qua giá, bảo đảm giao dịch liên kết phù hợp với giá thị trường và đảm bảo quyền thu
thuế của Nhà nước.
1.3.2.
Thiết lập nguyên tắc giá thị trường để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế
của OECD (The OECD Model Tax Convention) tại điều 9 có qui định “Khi điều kiện
được đưa ra hoặc áp đặt giữa.... hai xí nghiệp có liên kết trong mối quan hệ thương
mại hoặc tài chính khác với những điều kiện được đưa ra giữa các xí nghiệp độc lập,
lúc đó mọi khoản lợi tức mà một xí nghiệp có thể thu được nếu có những điều kiện
trên nhưng nay vì những điều kiện này mà xí nghiệp đó không thu được, sẽ bị tính vào
khoản lợi tức của xí nghiệp đó và bị đánh thuế tương ứng”.
Nguyên tắc giá thị trường là nguyên tắc xác định giá giao dịch liên kết tương
đương với mức giá nếu giao dịch đó được tiến hành theo thỏa thuận khách quan giữa
các bên không có quan hệ liên kết.
Nhiều quốc gia thừa nhận nguyên tắc giá thị trường do nguyên tắc này đảm bảo
tính công bằng trong việc xử lý thuế đối với các công ty đa quốc gia. Nguyên tắc giá

19


thị trường đặt các công ty liên kết và các công ty độc lập trên cơ sở quan hệ bình đẳng
hơn cho mục đích thuế, ngăn ngừa việc tạo ra các thuận lợi hơn hay bất lợi về thuế.
Hầu hết các nước phát triển đều có các điều luật qui định xác định giao dịch
giữa các bên liên kết đều phải trên cơ sở nguyên tắc giá thị trường như Mỹ, Đức, Anh,
Pháp, Canada,... Ở Châu Á, một số nước có qui định trong luật như Nhật, Trung Quốc,
hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam,...
1.3.3. Các phương pháp định giá chuyển giao8

a) Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập (Comparable Uncontrolled PriceCUP):
Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập là phương pháp so sánh giữa mức
giá trong các giao dịch liên kết và mức giá được sử dụng trong các giao dịch độc lập
trong các điều kiện tương đương có thể so sánh. Nếu có sự khác biệt trong hai mức giá
trên thì có thể cho thấy mối quan hệ thương mại hay tài chính của hai bên liên kết
không theo nguyên tắc thị trường.
Trong trường hợp này, giá của giao dịch độc lập sẽ được sử dụng để thay thế
cho giá giao dịch giữa các bên liên kết.
 Không có sự khác biệt giữa các giao dịch được so sánh hoặc giữa các
doanh nghiệp thực hiện các giao dịch đó gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ
suất lợi nhuận trên giá bán.
 Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận
gộp trên giá bán nhưng các khác biệt này đã loại trừ.
 Ưu điểm: Một khi có thể xác định được giao dịch độc lập để so sánh (thỏa
mãn một trong hai điều kiện trên) thì phương pháp CUP được xem là phương pháp
trực tiếp và tin cậy nhất khi áp dụng nguyên tắc giá thị trường. Vì vậy phương pháp
CUP được coi là phương pháp thích hợp hơn các phương pháp khác.
 Nhược điểm: Trong thực tế, rất khó có thể tìm kiếm các giao dịch độc lập
có điều kiện hoàn toàn tương đồng với giao dịch cần so sánh mà không có sự khác biệt
ảnh hưởng trọng yếu đến giá của giao dịch. Vì vậy cần có sự điều chỉnh các yếu tố
khác nhau trước khi xác định giá thị trường. Các điều chỉnh có thể thực hiện để loại trừ
sự khác nhau về điều kiện giao dịch, khối lượng sản phẩm giao dịch và thời điểm diễn
ra giao dịch; trong khi đó, các khác biệt về chất lượng sản phẩm, về vị trí địa lý của thị
trường, cấp độ thị trường, số lượng và loại tài sản vô hình liên quan đến giao dịch khó
không thể thực hiện điều chỉnh được.
b) Phương pháp giá bán lại (Resale Price Method – RPM)
8

Kỷ yếu hội thảo khoa học hoạt động chuyển giá – những vấn đề lý luận, thực tiễn và
biện pháp hạn chế - Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, tháng 8/2012

20


Phương pháp xác định giá bán lại dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản
phẩm do cơ sở kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá (chi phí) mua vào của
sản phẩm đó từ bên liên kết. Giá mua vào từ một giao dịch liên kết được xác định trên
cơ sở giá của sản phẩm bán ra trong giao dịch độc lập – lợi nhuận gộp – chi phí khác
có liên quan đến việc mua sản phẩm như chi phí vận chuyển, thuế, phí,... (nếu có). Lợi
nhuận gộp được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) và
giá bán ra (doanh thu thuần), phản ánh giá trị doanh nghiệp thu được để bù đắp chi phí
hoạt động kinh doanh và có mức lãi hợp lý.
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) được xác định bằng giá
trị chênh lệch giữa giá bán ra (doanh thu thuần) và giá vốn sản phẩm mua vào chia cho
giá bán ra (doanh thu thuần).
Một giao dịch độc lập được sử dụng để so sánh khi áp dụng phương pháp này
khi thỏa mãn một trong hai điều kiện:
 Không có sự khác biệt giữa các giao dịch được so sánh hoặc giữa các doanh
nghiệp thực hiện các giao dịch đó gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận trên
giá bán
 Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp
trên giá bán nhưng các khác biệt này đã loại trừ.
 Ưu điểm: So với phương pháp CUP, khi thực hiện phân tích so sánh với
giao dịch độc lập cần ít hơn để loại bỏ sự khác biệt của sản phẩm, bởi vì một sự khác
biệt nhỏ của sản phẩm ít có ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp hơn so với
mức độ ảnh hưởng giá sản phẩm . Khi áp dụng phương pháp RPM, việc phân tích so
sánh chú trọng đến sự khác biệt về chức năng hoạt động, tài sản sử dụng và rủi ro gánh
chịu.
 Nhược điểm: Tuy nhiên phương pháp này có thể không phù hợp trong
trường hợp giá bán sản phẩm được cộng thêm một giá trị đáng kể, đặc biệt là các giá
trị vô hình độc nhất bởi vì thường rất khó tìm được những người bán khác để thiết lập

tỷ lệ lợi nhuận gộp phù hợp.
c) Phương pháp giá vốn cộng lãi (Cost Plus Method-CPM)
Theo phương pháp này, giá thị trường được xác định bằng chi phí phát sinh của
nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong giao dịch liên kết với bên liên kết cộng với mức
lợi nhuận thích hợp. Giá bán ra của sản phẩm = giá vốn (hoặc giá thành) + lợi nhuận
gộp. Lợi nhuận gộp được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn ( hoặc giá thành)
sản phẩm bán ra và giá vốn ( hoặc giá thành) sản phẩm bán ra, phản ánh mức lợi

21


nhuận hợp lý tương ứng với chức năng hoạt động của doanh nghiệp và điều kiện thị
trường. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành) được xác định bằng giá trị
chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm chia cho giá
vốn (hoặc giá thành). Giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm bán ra bao gồm chi phí sản
xuất trực tiếp, gián tiếp.
Phương pháp này được áp dụng phù hợp cho các hoạt động mua bán thành
phẩm (semi-finished products), hoạt động cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết, hoặc
khi các bên ràng buộc, liên kết với nhau bởi các thỏa thuận mua bán dài hạn.
Một giao dịch độc lập được sử dụng để so sánh khi áp dụng phương pháp này
thỏa mãn một trong hai điều kiện:
 Không có sự khác biệt giữa các giao dịch được so sánh hoặc giữa các doanh
nghiệp thực hiện các giao dịch đó gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp
trên giá vốn.
 Trường hợp có sự khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên
giá vốn nhưng các khác biệt này đã được loại trừ.

Ưu điểm:
 Tương tự như phương pháp giá bán lại, khi thực hiện phân tích so sánh với giao
dịch độc lập cần ít hơn sự điều chỉnh liên quan đến sự khác biệt của sản phẩm, việc

phân tích so sánh chú trọng đến sự khác biệt về chức năng hoạt động, tài sản sử dụng
và rủi ro gánh chịu.
 Một điểm thuận lợi của phương pháp này là khi xác định tỷ suất lợi nhuận để
cộng vào giá vốn trong trường hợp phải có sự tương đương của hàng hóa p sản xuất
theo hợp đồng thì điều quan trọng là hình thức của các giao dịch có thể so sánh được
không cần phải có sự tương đương của hàng hóa chuyển dịch.

Nhược điểm: Một số khó khăn khi áp dụng phương pháp này:
 Vấn đề xác định tỷ suất lợi nhuận có thể so sánh và giá vốn có thể so sánh
được. Ví dụ như trường hợp nhà sản xuất thuê tài sản, máy móc để hoạt động thì giá
vốn của nhà cung cấp này không thể so sánh với giao dịch của nhà cung cấp sử dụng
tài sản, máy móc do bản thân công ty trang bị (đoạn 2.37, OECD Guidelines) chuyển
sang chú dẫn; hay trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo hợp đồng
với một bên liên kết dành hết công suất

oạt động của doanh nghiệp cho hợp đồng

này, thì khi sử dụng hết công suất bên liên kết sẽ phải chịu toàn bộ chi phí này dù họ
có sử dụng hay không.
 Cũng tương tự như phương pháp giá bán lại, phương pháp giá vốn cộng lãi dựa
vào việc so sánh giữa tỷ suất lợi nhuận cộng vào giá vốn của giao dịch liên kết với tỷ

22


×