Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu một sô đặc điểm cấu trúc trạng thái rừng phục hồi IIA tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.17 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

PHẠM ĐỨC HIỂN

NGHIÊN CỨU MỘT SÔ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TRẠNG THÁI
RỪNG PHỤC HỒI IIA TẠI XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : 1. TS. Nguyễn Thanh Tiến
2. ThS. Đặng Văn Cường


Thái Nguyên – 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kì nghiên
cứu khoa học nào.

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 05 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả

Người viết cam đoan

trước Hội đồng khoa học

Phạm Đức Hiển

TS. Nguyễn Thanh Tiến

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu.
(Ký, họ và tên)


ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên em đã nhận được sự dạy bảo ân cần của các thầy cô trong khoa
Lâm Nghiệp và các thầy cô giáo khác trong trường, đã tạo dựng cho em
những kiến thức cơ bản giúp em có lòng tin bước vào cuộc sống.
Có được kết quả như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là TS. Nguyễn Thanh Tiến đã tận
tình giúp đỡ em trong đợt thực tập vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình bác Liên nơi em thực tập. Kính chúc
gia đình bác luôn mạnh khỏe và thành đạt.
Em xin cảm ơn tới UBND xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình em thực hiện khóa luận.
Cuối cùng em xin kính chúc toàn thể các thầy cô giáo sức khỏe, hạnh
phúc và thành đạt trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Phạm Đức Hiển


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tổ thành tầng cây gỗ trạng thái rừng IIA tại xã La Bằng, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 26
Bảng 4.2. Mật độ tầng cây gỗ ở trạng thái rừng IIA tại xã La Bằng, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 28
Bảng 4.3. Chỉ số đa dạng sinh học của tầng cây gỗ ở trạng thái rừng IIA tại

xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .............................. 30
Bảng 4.4. Phân bố số cây gỗ theo cấp đường kính ở trạng thái rừng IIA tại xã
La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .................................. 32
Bảng 4.5. Phân bố loài cây theo cấp đường kính ở trạng thái rừng IIA tại xã
La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .................................. 34
Bảng 4.6. Một số loài chủ yếu ở các cấp đường kính theo các ô tiêu chuẩn ở
trạng thái rừng IIA tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên .......................................................................................... 35
Bảng 4.7. Phân bố số cây theo cấp chiều cao ở trạng thái rừng IIA tại xã La
Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ........................................ 36
Bảng 4.8. Phân bố số loài cây theo cấp chiều cao tầng cây gỗ trạng thái rừng
IIA tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .................. 38


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Cách bố trí các ô đo đếm trong ô tiêu chuẩn diện tích 2500 m2 ... 19
Hình 3.2. Xử lý các cây trên đường ranh giới ô đo đế́m............................... 20
Hình 4.1. Biểu đồ số loài ưu thế ở trạng thái rừng IIA tại xã La Bằng, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 27
Hình 4.2. Biểu đồ phân bố mật độ tầng cây gỗ ở trạng thái rừng IIA tại xã La
Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ........................................ 29
Hình 4.3. Biểu đồ phân bố số cây gỗ theo cấp đường kính ở trạng thái rừng
IIA tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .................. 33
Hình 4.4. Biểu đồ phân bố số loài theo cấp đường kính ở trạng thái rừng IIA
tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên......................... 35
Hình 4.5. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở trạng thái rừng IIA tại
xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .............................. 37
Hình 4.6. Biểu đồ phân bố số loài cây theo cấp chiều cao trạng thái rừng IIA

tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên......................... 39


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Hvn

Chiều cao vút ngọn

D1.3

Đường kính thân cây tại ví trí 1,3m

OTC

Ô tiêu chuẩn

ODB

Ô dạng bản

OĐĐ

Ô đo đếm

N/ha

Mật độ cây/ha


N%

Tỷ lệ mật độ

G/ha

Tiết diện ngang/ha

G%

% tiết diện ngang

IVI

Chỉ số mức độ quan trọng

Shanon

Chỉ số đa dạng sinh học

C

Các bon níc

QL

Quốc lộ

[1]


Trích dẫn tài liệu


vi

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của chuyên đề ............................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất....................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 4
2.1.1. Các khái niệm có liên quan ..................................................................... 4
2.1.2 Những nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 6
2.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................... 7
2.1.4. Khái quát rừng phục hồi .......................................................................... 9
2.1.5. Đánh giá chung ..................................................................................... 10
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 10
2.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................ 10
2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ..................................... 12
2.2.3. Tiềm năng phát triển về văn hóa - xã hội.............................................. 14
2.2.4. Tiềm năng phát triển du lịch ................................................................. 15
2.2.5. Về phát triển quốc phòng, an ninh ..................................................... 15
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 16
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 16

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 16
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 16


vii

3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
3.4.1. Nghiên cứu tài liệu ................................................................................ 17
3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp.................................................................... 17
3.4.3. Phương pháp nội nghiệp ....................................................................... 21
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 25
4.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái và mật độ cây gỗ của trạng thái rừng
phục hồi IIA tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên......................... 25
4.1.1. Kết quả nghiên cứu về cấu trúc tầng cây gỗ ...................................... 25
4.1.2. Kết quả nghiên cứu mật độ tầng cây gỗ trạng thái rừng IIA tại xã La
Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .......................................................... 28
4.2. Đặc điểm cấu trúc ngang .......................................................................... 31
4.2.1. Phân bố số cây theo cấp đường kính ..................................................... 31
4.2.2. Phân bố loài cây theo cấp đường kính .................................................. 33
4.3. Đặc điểm cấu trúc đứng ........................................................................... 36
4.3.1. Phân bố số cây theo cấp chiều cao ........................................................ 36
4.3.2. Phân bố loài cây theo cấp chiều cao ..................................................... 38
4.4. Đề xuất giải pháp kĩ thuật lâm sinh nhằm nâng cao hiệu quả rừng phục
hồi IIA tại xã La Bằng,huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................... 40
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 42
5.1. Kết luận .................................................................................................... 42
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến
đổi khí hậu toàn cầu, cung cấp ôxy cho khí quyển và giữ lại lượng lớn CO2
thải ra ngoài khí quyển. Là hệ sinh thái có khả năng tự tái tạo, tự phục hồi và
luôn vận động phù hợp với điều kiện ngoại cảnh. Nước ta có trên 330 nghìn
km2 với 2/3 diện tích đất là đồi núi lại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên
nguồn tài nguyên rừng nước ta rất giàu có, đa dạng và phong phú.
Rừng là tài sản quý báu bậc nhất mà thiên nhiên đã ban tặng cho con
người. Rừng còn được ví như lá phổi xanh của trái đất, cung cấp các dịch vụ
thiết yếu và duy trì sự sống trên hành tinh. Rừng mang lại nhiều lợi ích to lớn
như: Cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và dược liệu quý cần thiết cho cuộc sống.
Ngoài ra rừng có vai trò điều tiết nguồn nước, duy trì độ phì nhiêu của đất;
điều chỉnh tác động tiêu cực của thiên tai như lũ lụt, hạn hán... Tầm quan
trọng của rừng còn thể hiện ở chỗ, rừng là hệ sinh thái có giá trị đa dạng lớn
nhất và là nơi sinh sống của hơn một nửa các loài động vật, thực vật và côn
trùng trên cạn. Tuy nhiên trên thực tế thì rừng đang trong tình trạng “kiệt
quệ”, chất lượng cây rừng, động vật rừng vv.. đang bị suy giảm mạnh cả về
chất lượng cũng như số lượng. Theo số liệu thống kê của Viện điều tra quy
hoạch rừng, năm 1945 tổng diện tích rừng tự nhiên của nước ta là 14 triệu ha,
tương đương với độ che phủ là 43%, đến năm 1990 tổng diện tích rừng nước
ta chỉ còn là 9,175 triệu ha, tương đương với độ che phủ là 27,2%. Nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng là do chiến tranh, khai thác bừa bãi, đốt
nương làm rẫy. Từ khi Chính phủ có chỉ thị 286/TTg (năm 1996) cấm khai
thác rừng tự nhiên, tốc độ phục hồi rừng đã trở nên khả quan hơn. Năm



2

2003 tổng diện tích rừng nước đã là 12 triệu ha, tương đương với và độ che phủ
là 36,1%, trong đó rừng tự nhiên chiếm 10 triệu ha và rừng trồng chiếm 2 triệu ha.
Nhưng do tình trạng khai thác và sử dụng rừng một cách bừa bãi nên
thảm thực vật đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng. Cứ mỗi 1 phút trôi đi thì
có tới hơn 22ha rừng nhiệt đới bị phá hủy. Đó là sự mất mát quá lớn từ rừng
cùng với đó kéo theo là sự nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần các loài
động vật quý hiếm, trái đất nóng dần lên do hàm lượng cacbonic trong khí
quyển tăng cao – một trong những chất gây ra “hiệu ứng nhà kính”. Mặt khác,
rừng sau khai thác hầu như bị đảo lộn toàn bộ về cấu trúc, quá trình tái sinh
diễn thế theo chiều hướng thoái bộ so với ở tình trạng nguyên sinh hoặc trước
khi khai thác, nhất là ở các lâm phần không được quản lý tốt.
Thực tiễn đã chứng minh rằng các giải pháp nhằm phục hồi rừng, quản
lý rừng bền vững chỉ có thể giải quyết thoả đáng một khi có sự hiểu biết đầy
đủ về bản chất quy luật sống của hệ sinh thái rừng. Do đó nghiên cứu cấu trúc
rừng được xem là cơ sở quan trọng nhất, giúp các nhà lâm nghiệp có thể chủ
động trong việc xác lập các kế hoạch và biện pháp kỹ thuật tác động chính
xác vào rừng, góp phần quản lý và kinh doanh rừng lâu bền.
Vì lý do đó, được sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một sô đặc điểm cấu trúc trạng thái rừng phục hồi IIA tại xã
La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được cấu trúc của trạng thái rừng phục hồi IIA và đề xuất một
số biện pháp kỹ thuật nhằm đẩy nhanh quá trình diễn thế đi lên phục hồi tại xã
La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.



3

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra và phân tích được một số đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ
của rừng phục hồi trạng thái IIA ở xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phục hồi rừng ở xã La Bằng,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa của chuyên đề
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
Quá trình nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên có thể củng cố lại kiến
thức đã học trên lớp và vận dụng vào trong quá trình thực tiễn sản xuất. Được
tiếp cận với một số phương pháp mới sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề
tài. Nâng cao kỹ năng cũng như kinh nghiệm thực tế được áp dụng trong thực
tiễn tại địa bàn nghiên cứu.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất
Việc nghiên cứu giúp chúng ta có cái nhìn khái quát hơn về quá trình
phục hồi tự nhiên của rừng, từ đó làm cơ sở để đề ra các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh phù hợp cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng, làm giàu rừng nhằm
tận dụng tối đa các lợi ích từ rừng, nâng cao đời sống người dân cũng như cải
tạo môi trường, tăng mức độ đa dạng sinh học.


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên em đã nhận được sự dạy bảo ân cần của các thầy cô trong khoa
Lâm Nghiệp và các thầy cô giáo khác trong trường, đã tạo dựng cho em
những kiến thức cơ bản giúp em có lòng tin bước vào cuộc sống.

Có được kết quả như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là TS. Nguyễn Thanh Tiến đã tận
tình giúp đỡ em trong đợt thực tập vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình bác Liên nơi em thực tập. Kính chúc
gia đình bác luôn mạnh khỏe và thành đạt.
Em xin cảm ơn tới UBND xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình em thực hiện khóa luận.
Cuối cùng em xin kính chúc toàn thể các thầy cô giáo sức khỏe, hạnh
phúc và thành đạt trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Phạm Đức Hiển


5

các loài tham gia tổ thành. Một số cách phân chia tầng tán; Tầng vượt tán:
Các loài cây vươn cao trội hẳn lên, không có tính liên tục; Tầng chính tán
(Tầng ưu thế sinh thái): Cấu tạo nên tầng rừng chính, có tính liên tục; Tầng
dưới tán: Gồm những cây tái sinh và những cây gỗ ưa bóng; Tầng thảm tươi:
Chủ yếu là các loài thảm tươi và thực vật ngoại tầng: Chủ yếu là các loài thân dây leo.
Cấu trúc tổ thành:
Tổ thành là nhân tố diễn tả số loài tham gia và số cá thể của từng loài
trong thành phần cây gỗ của rừng.
Tổ thành của các khu rừng nhiệt đới thường phong phú về loài hơn là tổ
thành các loài cây của rừng ôn đới.
Trong một khu rừng nếu một loài cây nào đó chiếm trên 95% thì rừng đó
được coi là rừng thuần loài, còn rừng có từ 2 loài cây trở lên với tỷ lệ sấp xỉ

nhau thì được gọi là rừng hỗn loài.
Cấu trúc mật độ: Phản ánh số cây trên một đơn vị diện tích. Phản ánh
mức tác động giữa các cá thể trong lâm phần. Mật độ ảnh hưởng đến tiểu
hoàn cảnh rừng, khả năng sản xuất của rừng. Theo thời gian, cấp tuổi của
rừng thì mật độ luôn thay đổi, là cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp lâm
sinh trong kinh doanh rừng.
Cấu trúc tuổi: Cấu trúc về mặt thời gian, trạng thái tuổi tác của các loài
cây tham gia hệ sinh thái rừng, sự phân bố này có mối liên quan chặt chẽ với
cấu trúc về mặt không gian. Trong nghiên cứu và kinh doanh rừng người ta
thường phân tuổi lâm phần thành các cấp tuổi. Thường thì mỗi cấp tuổi có
thời gian là 5 năm, cũng có thể là 10 năm, 15 năm hoặc 20 năm tùy theo đối
tượng và mục đích sử dụng rừng.
Loài ưu thế: Là một loài hoặc các nhóm có ảnh hưởng xác định lên quần
xã, quyết định số lượng, kích thước, năng suất và các thông số của chúng.
Loài ưu thế tích cực tham gia vào sự điều chỉnh, vào quá trình trao đổi vật


6

chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường xung quanh. Chính vì vậy,
nó có ảnh hưởng đến môi trường, từ đó ảnh hưởng đến các loài khác trong
quần xã.
2.1.2 Những nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, có rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng nghiên cứu về tất cả các
vấn đề về rừng, trong đó đã có những công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng
nhằm xác định cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động
vào rừng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng.
Odum E.P (1971) [19] đã hoàn chỉnh học thuyết hệ sinh thái trên cơ sở
thuật ngữ hệ sinh thái (Ecosystem) của Tansley A.P (1935). Khái niệm hệ
sinh thái làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan

điểm sinh thái học.
Baur G.N.(1976) [1] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói
chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong
đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm
sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên.
Richards P.W (1970) [11] đã phân biệt tổ thành rừng mưa nhiệt đới làm
hai loại là rừng mưa hỗn hợp và rừng mưa đơn ưu có tổ thành loài cây đơn
giản. Cũng theo tác giả thì rừng mưa thường có nhiều tầng (Thường có 3 tầng,
trừ tầng cây bụi và tầng cây cỏ).Trong rừng mưa nhiệt đới, ngoài cây gỗ lớn,
cây bụi và các loài thân thảo còn có nhiều loại dây leo cùng nhiều loài thực
vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây.
H. Lamprecht (1969) [20] mô tả chi tiết về phương pháp phân tích lâm
sinh. Các tác giả nghiên cứu rừng tự nhiên vùng nhiệt đới sau đó đã vận dụng
phương pháp này và mở rộng thêm những chỉ tiêu định lượng mới cho phân
tích cấu trúc rừng tự nhiên như Kammesheidt, L.(1994) [21].


7

Catinot (1965) [2] đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ
rừng, nghiên cứu các tác nhân tố cấu trúc sinh thái thong qua việc mô tả phân
loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến…
Tóm lại, trên thế giới các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc
rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, có nhiều công trình
nghiên cứu công phu đã đem lại hiệu quả cao trong bảo vệ rừng.
2.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu cấu trúc rừng là cơ sở để định hướng phát triển rừng và đề ra
biện pháp lâm sinh hợp lý. Bởi vậy, trong những năm gần đây, việc nghiên
cứu cấu trúc rừng được các tác giả đặc biệt quan tâm nghiên cứu.
Để đánh giá vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên ở các vùng miền

Bắc, Trần Xuân Thiệp (1995) [13] nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi về
lượng, chất lượng của tái sinh tự nhiên và rừng phục hồi. Qua đó, tác giả kết 7
8 luận: rừng phục hồi vùng Đông Bắc chiếm trên 30% diện tích rừng hiện có,
lớn nhất so với các vùng khác. Khả năng phục hồi hình thành các rừng vườn,
trang trại rừng đang phát triển ở các tỉnh trong vùng. Rừng Tây Bắc phần lớn
diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy, diễn thế rừng ở nhiều vùng xuất hiện
nhóm cây ưa sáng chịu hạn hoặc rụng lá, kích thước nhỏ và nhỡ là chủ yếu và
nhóm cây lá kim rất khó tái sinh phục hồi trở lại do thiếu lớp cây mẹ.
Thái Văn Trừng (1978) [16] khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh
mưa ẩm nhiệt đới nước ta đã đưa ra mô hình cấu trúc vượt tán, tầng ưu thế
sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết.
Vũ Tiến Hinh (1991) [4] khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại
Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận thấy rằng, hệ
số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên quan
chặt chẽ với nhau. Các loài có hệ số tổ thành ở tầng cây cao càng lớn thì hệ số
tổ thành ở tầng tái sinh cũng vậy.


8

Lê Sáu (1996) [12] dựa vào hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng kết
hợp với hệ thống phân loại của Loeschau, chia rừng ở khu vực Kon Hà Nừng
thành 6 trạng thái.
Trần Ngũ Phương (1970) [9] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa
mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác động của con
người khai thác hoặc làm nương rẫy lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng
là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã
tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ sẽ chuyển dần
lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối
cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới dạng gần giống rừng khí hậu ban đầu”.

Vũ Tiến Hinh (1992) [5] phương pháp phân chia các loại đất, rừng theo
hiện trạng thảm che hiện đang áp dụng trong phân loại rừng ở nước ta.
Trần Ngũ Phương (2000) [10] khi nghiên cứu các quy luật phát triển
rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh
của rừng tự nhiên như sau: “Trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầng
trên già cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế; trường hợp nếu
chỉ có một tầng thì trong khi nó già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện và
sẽ thay thế nó sau khi nó tiêu vong hoặc cũng có thể một thảm thực vật trung
gian xuất hiện thay thế, nhưng về sau dưới lớp thảm thực vật trung gian này
sẽ xuất hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tương lai và sẽ thay thế
thảm thực vật trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ được phục hồi”.
Đặng Kim Vui (2002) [18], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi
sau nương rẫy để làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở
huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, đã kết luận đối với giai đoạn phục hồi từ 1 - 2
(hiện trạng là thảm cây bụi) thành phần thực vật 72 loài thuộc 36 họ và 8 9 họ
Hòa thảo (Poaceae) có số lượng lớn nhất (10 loài), sau đó đến họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae) 6 loài, họ Trinh nữ (Mimosaceae) và họ Cà Phê (Rubiaceae)


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tổ thành tầng cây gỗ trạng thái rừng IIA tại xã La Bằng, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 26
Bảng 4.2. Mật độ tầng cây gỗ ở trạng thái rừng IIA tại xã La Bằng, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 28
Bảng 4.3. Chỉ số đa dạng sinh học của tầng cây gỗ ở trạng thái rừng IIA tại
xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .............................. 30
Bảng 4.4. Phân bố số cây gỗ theo cấp đường kính ở trạng thái rừng IIA tại xã
La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .................................. 32

Bảng 4.5. Phân bố loài cây theo cấp đường kính ở trạng thái rừng IIA tại xã
La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .................................. 34
Bảng 4.6. Một số loài chủ yếu ở các cấp đường kính theo các ô tiêu chuẩn ở
trạng thái rừng IIA tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên .......................................................................................... 35
Bảng 4.7. Phân bố số cây theo cấp chiều cao ở trạng thái rừng IIA tại xã La
Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ........................................ 36
Bảng 4.8. Phân bố số loài cây theo cấp chiều cao tầng cây gỗ trạng thái rừng
IIA tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .................. 38


10

một cách khác, phục hồi rừng là quá trình tái tạo lại một hệ sinh thái, một
quần xã sinh vật mà trong đó cây gỗ là yếu tố cấu thành chủ yếu, nó chi phối
các quá trình biến đổi tiếp theo. Chỉ tiêu định lượng xác định rừng non thứ
sinh phục hồi đối với rừng gỗ sử dụng quan điểm của Trần Đình Lý (1995)
là: độ tàn che của cây gỗ có chiều cao từ 3m trở lên đạt 0,3.
2.1.5. Đánh giá chung
Nhìn chung các tác giả đều đã đưa ra các phương pháp luận, tiếp cận
và nghiên cứu cụ thể về đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi trạng thái IIA.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về cấu trúc rừng nhưng chưa được áp dụng
nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi trạng thái IIA tại xã La Bằng, huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.2.1.1. Vị trí địa lí
Xã La Bằng cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 35 km và
cách huyện lị Đại Từ khoảng 4 km. Xã có địa hình kéo dài theo chiều Đông
Bắc - Tây Nam.

+ Phía Đông giáp xã Bản Ngoại.
+ Phía Tây giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.
+ Phía Nam giáp xã Hoàng Nông.
+ Phía Bắc giáp xã Phú Xuyên.
2.2.1.2. Đất đai địa hình
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.213,88 ha, trong đó diện tích đất lâm
nghiệp 1.345,32 ha; diện tích đất nông nghiệp 453,56 ha, diện tích đất trồng
chè 220 ha, diện tích đất trồng lúa là 195 ha.
Đối với rừng và đất rừng lâm nghiệp trên địa bàn xã về cơ bản đã được
giao đất, giao rừng, có chủ rừng quản lý sử dụng theo nghị định số 02/NĐ-CP
của Chính phủ.


11

Là xã miền núi nằm dưới chân dãy núi Tam Đảo với địa hình chủ yếu là
đồi núi. Với địa hình không được thuận lợi nên rất khó khăn trong công tác
quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản.
2.2.1.3. Điều kiện khí hậu
La Bằng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa chia thành 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều.
+ Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió đông bắc
chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô.
Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số: Nhiệt độ
trung bình hàng năm khoảng 22,9 0C; tổng tích ôn từ 7.000 – 8.000 0C.
Lượng mưa phân bố không đều có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa
khô. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm tới gần 80% tổng lượng mưa
trong năm.
2.2.1.4. Tài nguyên
Tài nguyên đất đai: Tổng diện tích đất tựnhiên: 2213,88 ha.Trong đó:

Diện tích đất lâm nghiệp: 1.345,32ha; Diện tích đất nông nghiệp: 453,56 ha;
Đất trồng chè: 220 ha và đất trồng lúa:195 ha.
Tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng toàn xã hiện nay là 1.518 ha, trong
đó diện tích rừng đặc dụng thuộc vườn Quốc gia Tam Đảo quản lý là 1096 ha,
còn lại là 422 ha rừng sản xuất nằm rải rác tại các xóm. Rừng La Bằng là rừng
đầu nguồn, đa dạng sinh học...
Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt gồm có hệ thống suối La Bằng, hệ
thống mương nội đồng, ao hồ, đập nằm rải rác trong xã, tạo điều kiện thuận
lợi cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Nguồn nước ngầm tuy chưa được
khảo sát cụ thể, nhưng qua thực tế sử dụng của người dân cho thầy mực nước
ngầm có độ sâu từ 4 – 15m, chất lượng nước tốt; Diện tích mặt nước nuôi


12

trồng thủy sản khoảng 10 ha, nằm rải các xóm; Khu đầu nguồn suối La Bằng
dưới chân núi Tam Đảo có tiềm năng nuôi các nước lạnh.
Khoáng sản: Trên địa bàn xã La Bằng có một mỏ quặng thiếc nằm trong
vườn quốc gia Tam Đảo quản lý. Có nguồn tài nguyên khoáng sản đá, cát, sỏi
cấp phối cung cấp cho các công trình cơ sở hạ tầng cũng như phục vụ cho xây
dựng của nhân dân địa phương.
2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.2.2.1. Dân số và lao động
Tổng số toàn xã La Bằng có 943 hộ với 3769 nhân khẩu, trong đó số
khẩu trong độ tuổi lao động là 2264 người, trong đó nữ 1221 người. Dân cư
của xã phân bố tương đối tập trung ở 10 xóm, tỷ lệ lao động trong độ tuổi cao
so với tổng dân số 60%, lực lượng lao động trẻ, cần cù, sáng tạo, có tinh thần
học hỏi… Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động là: 28,6% (649
người).
2.2.2.1. Tiềm năng phát triển kinh tế

La Bằng là xã nằm ven chân dãy núi Tam Đảo nơi có điều kiện tiểu khí
hậu và nguồn nước rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo tiêu chuẩn
GAP, chất lượng cao đặc biệt là phát triển cây chè, trồng lúa, phát triển chăn
nuôi thuỷ sản, trồng dược liệu, rau đặc sản kết hợp với phát triển du lịch cộng
đồng, du lịch sinh thái.
La Bằng có nguồn lao động dồi dào, trẻ, người dân có truyền thống lao
động cần cù, sáng tạo là lời thế để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong
sản xuất và phát triển.
Hệ thống các công trình hạ tầng như giao thông liên xã, liên xóm; trụ sở
làm việc của Đảng uỷ - HĐND - UBND; trường học; trạm y tế... đã được xây
dựng khá đồng bộ.


13

2.2.2.2. Tiềm năng phát triển nông - lâm nghiệp
Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, nguồn nước thuận lợi, diện tích
rừng sản xuất lớn La Bằng có điều kiện để phát triển nông nghiệp theo hướng
công nghệ cao, hàng nông sản chất lượng, hàng đặc sản để phục vụ cho xã hội.
- Đối với cây lúa: Đất đai mầu mỡ, nguồn nước tưới tiêu thuận lợi, cánh
đồng tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc canh tác và đưa cơ giới hóa vào
sản xuất. Hệ thống các công trình thủy lợi đã từng bước được đầu tư xây
dựng, sửa chữa và nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông
nghiệp.
- Đối với cây rau màu: La Bằng có vùng tiểu khí hậu thuận lợi để phát
triển, trồng các loại rau đặc sản như rau sắng, bò khai và cây dược liệu...
- Đối với cây chè: Với diện tích 220 ha, cây chè được xác định là cây
mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp, năng suất cao, chất lượng tốt đó là lợi
thế để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong sản xuất và phát triển chè;
lịch sử trồng chè cũng như thương hiệu chè Đại Từ gắn liền với chè La Bằng;

sản phẩm chè La Bằng đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu chè
La Bằng đã và đang được quảng bá trên thị trường và đang từng bước khẳng
định uy tín trên thị trường.
Mặt khác cây chè cũng là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong
cơ cấu cây trồng của xã.Giải quyết việc làm cho một bộ phận nhân dân. Hiện
nay diện tích chè giống mới có năng suất chất lượng cao chiếm 60/5.
- Đối với phát triển lâm nghiệp: Với diện tích 422ha rừng sản xuất, La
Bằng có điều kiện để phát triển kinh tế đồi rừng gắn với du lịch sinh thái.
- Đối với ngành chăn nuôi: Trên địa bàn xã hiện nay đã được quy hoạch
01 khu chăn nuôi tập trung với tổng diện tích 50 ha; đây là điều kiện để La
Bằng phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại công nghiệp trong
tương lai. Thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp,


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Cách bố trí các ô đo đếm trong ô tiêu chuẩn diện tích 2500 m2 ... 19
Hình 3.2. Xử lý các cây trên đường ranh giới ô đo đế́m............................... 20
Hình 4.1. Biểu đồ số loài ưu thế ở trạng thái rừng IIA tại xã La Bằng, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 27
Hình 4.2. Biểu đồ phân bố mật độ tầng cây gỗ ở trạng thái rừng IIA tại xã La
Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ........................................ 29
Hình 4.3. Biểu đồ phân bố số cây gỗ theo cấp đường kính ở trạng thái rừng
IIA tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .................. 33
Hình 4.4. Biểu đồ phân bố số loài theo cấp đường kính ở trạng thái rừng IIA
tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên......................... 35
Hình 4.5. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ở trạng thái rừng IIA tại
xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .............................. 37
Hình 4.6. Biểu đồ phân bố số loài cây theo cấp chiều cao trạng thái rừng IIA

tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên......................... 39


15

2.2.3.2. Về y tế
Hiện trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của trạm y tế đã và đang được
đầu tư xây dựng khá đồng bộ đạt chất lượng với đội ngũ y, bác sỹ đạt chuẩn.
Chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân từng bước
được nâng lên. La Bằng được đánh giá đạt chuẩn Quốc gia về y tế từ năm 2007.
2.2.3.3. Về văn hóa thể thao
La Bằng có truyền thống về phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể
thao, đã hình thành các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ và thể dục thể thao là
điều kiện thúc đẩy nâng cao đời sống vật chất, tinh thần trong cộng đồng dân
cư góp phần vào phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
mới ở khu dân cư, được tỉnh công nhận là xã tiên tiến về thể dục thể thao.
2.2.4. Tiềm năng phát triển du lịch
Xã La Bằng có hệ thống giao thông phát triển đồng bộ, trên địa bàn xã
có suối bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo, phong cảnh đẹp đây là điều kiện để
phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
2.2.5. Về phát triển quốc phòng, an ninh
Về quốc phòng: La Bằng là xã có vị trí địa lý quan trọng trong hệ
thống phòng thủ của huyện, một thao trường bắn của cụm xã. Lực lượng
vũ trang La Bằng thường xuyên được củng cố, hàng năm làm tốt công tác
quốc phòng quân sự địa phương xây dụng cơ sở vững mạnh toàn diện.
Về an ninh trật tự: Công tác an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội
cơ bản được giữ vững và ổn định; địa phương thực hiện tốt phong trào
toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, lực lượng công an xã, tổ an
ninh nhân dân thường xuyên được củng cố kiện toàn đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ về an ninh trật tự hiện nay.



16

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tầng cây gỗ thuộc trạng thái rừng phục hồi IIA
tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi xã La Bằng
của huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm
cấu trúc trạng thái của rừng phục hồi IIA trên địa bàn xã La Bằng, huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài thực hiện tại xã La Bằng, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ (Cấu trúc tổ thành sinh thái,
mật độ tầng cây gỗ; Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học (Shannon - Weaver)).
Nội dung 2: Đặc điểm cấu trúc ngang (Phân bố số cây theo cấp đường
kính; Phân bố loài cây theo cấp đường kính; Phân bố loài cây theo các nhóm tần
số xuất hiện trong quần hợp cây gỗ)
Nội dung 3: Đặc điểm cấu trúc đứng (Phân bố số cây theo cấp chiều cao;
Phân bố loài cây theo cấp chiều cao)
Nội dung 4: Đề xuất một số giải pháp (Giải pháp về kỹ thuật; Giải pháp về
quản lý).



17

3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài, xác định cấu trúc rừng
tự nhiên ở trên thế giới và ở Việt Nam. Các nguồn tài liệu, tạp chí tại Thư
viện Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Trung Tâm học liệu Đại học Thái
Nguyên và trên mạng Internet.
Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật
rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978) [16]. Chuyên đề đã sử dụng
phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn đại diện ở khu vực nghiên cứu, số liệu
đảm bảo tính đại diện, khách quan và chính xác. Chuyên đề sử dụng các
phương pháp phân tích số liệu truyền thống, phương pháp kế thừa các tư
liệu, số liệu có liên quan.
3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp
3.4.2.1. Phương pháp kế thừa
Đề tài có kế thừa một số tư liệu: Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí
hậu, thuỷ văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng; Tư liệu về điều kiện dân
sinh, kinh tế, xã hội; Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
3.4.2.2. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn
Để mô tả một quần xã thực vật, số liệu cần phải được thu thập trên một
số ô tiêu chuẩn (OTC) có diện tích đủ lớn. Việc áp dụng phương pháp điều tra
theo OTC ngẫu nhiên.
a. Cách lập ô tiêu chuẩn
Khảo sát sơ bộ trạng thái rừng IIA tại khu vực nghiên cứu. Tại xã tiến
hành xác định các khu có tập trung rừng IIA nhiều nhất để điều tra. ÔTC ngẫu
nhiên điển hình có diện tích 2500 m2 (50m x 50m). ÔTC phải là những ô đại
diện và mang tính chất điển hình cho khu vực.

Cách bố trí các ô đo đếm được thể hiện trong hình 3.1.


×