ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------
NÔNG XUÂN THẮNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP RUỘT BẦU ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY NGÂU (AGLAIA DUPERREANA) TẠI VƯỜN
ƯƠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Quản lý tài nguyên rừng
Khoa
: Lâm nghiệp
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lương Thị Anh
Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên - 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các số
liệu được điều tra thu thập khách quan và trung thực. Kết quả nghiên cứu
chưa được sử dụng công bố trên tài liệu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm!
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 5 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Ths. Lương Thị Anh
Người viết cam đoan
Nông Xuân Thắng
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu
của Hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp!
ii
LỜI CẢM ƠN
Cuối cùng bốn năm đại học cũng đã trôi qua, trong suốt khoảng thời gian
đó không chỉ tôi mà tất cả các bạn sinh viên đã được học tập và rèn luyện, đã
được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản để chuẩn bị hành trang bước vào
cuộc sống, góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào xây dựng đất nước.
Nhưng những kiến thức trong thực tế còn rất hạn chế và học phải đi đôi với
hành, chính vì vậy mà giai đoạn thực tập tốt nghiệp là rất quan trọng và không
thể thiếu đối với mỗi sinh viên. Đây cũng là giai đoạn để cho sinh viên tiếp
xúc với thực tiễn sản xuất, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho
bản thân có tác phong làm việc nghiêm túc, đúng đắn, phát huy được tính
sáng tạo của bản thân để tích lũy được kinh nghiệm cần thiết cho sau này.
Để đạt được các mục tiêu trên, được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ
nhiệm khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi đã tiến hành
thực tập tốt nghiệp với đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu
đến sinh trưởng của cây Ngâu (Aglaia duperreana) tại vườn ươm Trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên ’’.
Hoàn thành được khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
cán bộ công nhân viên vườn ươm Trung tâm nghiên cứu và phát triển Lâm
Nghiệp vùng núi phía Bắc, trường Đại học Nông Lâm, cùng các thầy cô giáo
trong khoa Lâm Nghiệp đặc biệt hơn là sự hướng dẫn chỉ đạo tận tình của cô giáo
hướng dẫn: ThS. Lương Thị Anh đã chỉ bảo tôi suốt trong quá trình làm đề tài.
Qua đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và tất cả các thầy cô giáo cùng toàn thể
gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi để hoàn thành khóa luận này.
Vì năng lực của bản thân và thời gian có hạn, bước đầu làm quen với
thực tế và phương pháp nghiên cứu nên bản khoá luận tốt nghiệp của tôi
không thể tránh khỏi những thiếu xót. Chính vì vậy rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để bản khoá luận tốt
nghiệp của tôi được hoàn chỉnh và hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, năm 2015
Sinh viên
Nông Xuân Thắng
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:
Kết quả phân tích mẫu đất .......................................................... 11
Bảng 3.1:
Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm........................................ 14
Bảng 3.2:
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn và D00 và chất lượng của
cây Ngâu (trong đó chỉ tiêu D00 chỉ đo ở lần đo cuối ) .............. 15
Bảng 4.1:
Tỷ lệ sống của cây Ngâu các công thức thí nghiệm ................... 24
Bảng 4.2:
Kết quả sinh trưởng Hvn của cây Ngâu ở cuối đợt thí nghiệm...... 26
Bảng 4.3:
Sắp xếp các chỉ số quan sát Hvn trong phân tích phương sai một
nhân tố ........................................................................................ 28
Bảng 4.4
Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố đối với sinh trưởng Hvn . 28
Bảng 4.5:
Bảng sai dị từng cặp
xi - xj
về chiều cao của cây Ngâu giai
đoạn vườn ươm ........................................................................... 30
Bảng 4.6:
Kết quả sinh trưởng Doo của cây Ngâu ở cuối đợt thí nghiệm...... 31
Bảng 4.7:
sắp xếp các chỉ số quan sát
trong phân tích phương sai một
nhân tố ........................................................................................ 33
Bảng 4.8:
Phân tích phương sai một nhân tố đối với đường kính của cây
Ngâu............................................................................................ 33
Bảng 4.9:
Bảng sai dị từng cặp
xi
- xj
cho sinh trưởng đường kính cây
Ngâu giai đoạn vườn ươm .......................................................... 35
Bảng 4.10: Dự kiến tỷ lệ xuất vườn của cây Ngâu ....................................... 36
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ sống của cây Ngâu ở các công thức thí
nghiệm về hỗn hợp ruột bầu.......................................................... 25
Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng H vn (cm)của cây Ngâu ở các công
thức thí nghiệm về hỗn hợp ruột bầu ............................................ 26
Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng Doo (cm) của cây Ngâu ở các công
thức thí nghiệm về hỗn hợp ruột bầu ............................................ 31
Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần % cây tốt, trung bình và xấu của cây
Ngâu ở các công thức thí nghiệm ................................................. 37
Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần % cây con xuất vườn của cây Ngâu ở
các công thức thí nghiệm .............................................................. 37
Hình 4.6 Công thức 1 ................................................................................... 39
Hình 4.7 Công thức 2 ................................................................................... 39
Hình 4.8 Công thức 3 ................................................................................... 39
Hình 4.9 Công thức 4 ................................................................................... 39
Hình 4.10 Công thức 5 ................................................................................... 39
Hình 4.11 Công thức 6 ................................................................................... 39
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Hvn
: Chiều cao cây
: Đường kính cây
CTTN
: Công thức thí nghiệm
OTC
: Ô tiêu chuẩn
TB
: Trung bình
CT
: Công thức
STT
: Số thứ tự
vi
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 7
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 8
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 10
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 13
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 13
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 13
3.2.1. Địa điểm ................................................................................................ 13
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 13
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 13
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các bước tiến hành ..................................... 13
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 14
3.4.2. Phương pháp theo dõi và thu tập số liệu ............................................... 15
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 17
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ..................................... 24
4.1. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ sống của Ngâu dưới ảnh hưởng của các công
thức hỗn hợp ruột bầu ..................................................................................... 24
4.2. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng về chiều cao của cây Ngâu dưới ảnh
hưởng của các công thức ruột bầu .................................................................. 25
vii
4.3. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của đường kính cổ rễ D 00 ở lần đo
cuối .................................................................................................................. 30
4.4. Dự kiến tỷ lệ xuất vườn của cây Ngâu gieo ươm từ hạt ở các công thức
thí nghiệm. ....................................................................................................... 35
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 40
5.1. Kết luận .................................................................................................... 40
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của con người, nếu chúng ta biết
khai thác và sử dụng, bảo vệ một cách hợp lý. Rừng không chỉ cung cấp
những vật dụng thực phẩm lâm đặc sản như: thuốc men, gỗ củi, tre, nứa…mà
rừng còn là lá phổi xanh của nhân loại, điều hòa khí quyển, hấp thu chất độc
hại như: CO2, SO2 và làm cân bằng môi trường sinh thái đem lại cuộc sống
trong lành cho con người và mọi sinh vật.
Trong những năm qua của thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân rừng nước
ta vẫn trong tình trạng suy giảm về chất lượng, diện tích rừng ngày càng bị
thu hẹp. Theo số liệu điều tra của viện điều tra quy hoạch rừng, Năm
1945diện tích rừng tự nhiên của nước ta là 14triệu ha tương đương với độ che
phủ là 43% đến năm 1990 diện tích rừng tự nhiên nước ta chỉ còn 9,175triệu
ha, tương đương với độ che phủ là 27,2% Nguyên nhân chủ yếu là do chiến
tranh, đốt nương làm rẫy, khai thác rừng bừa bãi.Từ khi chính phủ có chỉ thị
268/TTg (1996) cấm khai thác rừng tự nhiên nên tốc độ rừng phục hồi đã trở
nên khả quan hơn. Đến Năm 2003 tổng diện tích rừng của cả nước ta là
12triệu ha, với độ che phủ là 36,1%. Trong đó rừng tự nhiên chiếm 10triệu ha
và rừng trồng là 2triệu ha. Từ đó nó cũng dần dần cung cấp cho con người rất
nhiều sản phẩm, duy trì sự phát triển của động thực vật có giá trị kinh tế cao
đồng thời rừng còn là một trong những thế mạnh của khu vực miền núi trung
du. Rừng giữ vai trò to lớn đối với an ninh quốc phòng, có giá trị kinh tế quốc
dân. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, là nguyên liệu
đồ da dụng, nó còn cung cấp những cây thuốc hiếm làm tăng tuổi thọ cho
nhân loại.
ii
LỜI CẢM ƠN
Cuối cùng bốn năm đại học cũng đã trôi qua, trong suốt khoảng thời gian
đó không chỉ tôi mà tất cả các bạn sinh viên đã được học tập và rèn luyện, đã
được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản để chuẩn bị hành trang bước vào
cuộc sống, góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào xây dựng đất nước.
Nhưng những kiến thức trong thực tế còn rất hạn chế và học phải đi đôi với
hành, chính vì vậy mà giai đoạn thực tập tốt nghiệp là rất quan trọng và không
thể thiếu đối với mỗi sinh viên. Đây cũng là giai đoạn để cho sinh viên tiếp
xúc với thực tiễn sản xuất, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho
bản thân có tác phong làm việc nghiêm túc, đúng đắn, phát huy được tính
sáng tạo của bản thân để tích lũy được kinh nghiệm cần thiết cho sau này.
Để đạt được các mục tiêu trên, được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ
nhiệm khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi đã tiến hành
thực tập tốt nghiệp với đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu
đến sinh trưởng của cây Ngâu (Aglaia duperreana) tại vườn ươm Trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên ’’.
Hoàn thành được khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
cán bộ công nhân viên vườn ươm Trung tâm nghiên cứu và phát triển Lâm
Nghiệp vùng núi phía Bắc, trường Đại học Nông Lâm, cùng các thầy cô giáo
trong khoa Lâm Nghiệp đặc biệt hơn là sự hướng dẫn chỉ đạo tận tình của cô giáo
hướng dẫn: ThS. Lương Thị Anh đã chỉ bảo tôi suốt trong quá trình làm đề tài.
Qua đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và tất cả các thầy cô giáo cùng toàn thể
gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi để hoàn thành khóa luận này.
Vì năng lực của bản thân và thời gian có hạn, bước đầu làm quen với
thực tế và phương pháp nghiên cứu nên bản khoá luận tốt nghiệp của tôi
không thể tránh khỏi những thiếu xót. Chính vì vậy rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để bản khoá luận tốt
nghiệp của tôi được hoàn chỉnh và hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, năm 2015
Sinh viên
Nông Xuân Thắng
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tạo ra đủ số lượng và chất lượng cây con cung cấp giống phục vụ cho
công tác trồng cây phong cảnh, đẹp trong công viên, khuôn viên, đô thị hiện nay.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được công thức hỗn hợp ruột bầu phù hợp cho sự sinh trưởng
cuả cây Ngâu ở giai đoạn vườn ươm .
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu
-Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất biết áp dụng lý
thuyết vào thực tế, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân để áp dụng vào phát
triển sản xuất.
+ Các kết quả nghiên cứu là cơ sở nghiên cứu khoa học cho các nghiên
cứu tiếp theo và xây dựng quy trình kỹ thuật gieo ươm cây Ngâu.
+ Học được cách sắp xếp, bố trí công việc trong học tập nghiên cứu
một cách khoa học.
+ Tạo cho sinh viên một tác phong làm việc làm tự lập khi ra thực tế.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
+ Kết quả nghiên cứu vận dụng vào sản xuất để tạo hỗn hợp ruột bầu
phù hợp khi gieo ươm Ngâu.
+ Thành công của đề tài sẽ có ý nghĩa quan trọng trong thực tế sản
xuất, qua đây ta tìm được công thức hỗn hợp ruột bầu thích hợp cho sinh
trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm.
+ Đề xuất xây dựng những biện pháp chăm sóc tạo giống cây con ở giai
đoạn vườn ươm. Tạo cây con đảm bảo có chất lượng tốt.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Theo bộ Lâm nghiệp, cây con được tạo ra từ các vườn ươm phải đảm
bảo cây giống được lựa chọn có những phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện tự
nhiên, khí hậu, đất đai để giảm bớt sự cạnh tranh của các loài cây khác với
chúng. Việc chăm sóc cây con sẽ đảm bảo cho sự phát triển của cây con trong
tương lai.
Các loài phân hóa học được sử dụng chăm sóc cây con trong thời gian
ngắn. Bón phân này cần kết hợp với các biện pháp lâm sinh như: Nhổ cỏ, tưới
nước, phòng trừ sâu bệnh phải thường xuyên phát huy tối đa hiệu lực của
phân bón [4]
Trong sản xuất nông nghiệp: Đất là giá thể, môi trường sinh sống trực
tiếp của bộ rễ và là nguồn cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây. Đất tốt,
cây sinh trưởng tốt ra hoa kết quả sớm, sản lượng - chất lượng quả, hạt cao
chu kỳ sai quả ngắn và ngược lại. Đất tốt là đất giàu dinh dưỡng chủ yếu là N,
P, K ... và các nguyên tố vi lượng cần thiết đồng thời các thành phần đó có
một tỉ lệ thích hợp [1].
Trong gieo ươm [8]:
- Điều kiện đất đai:
Đất là hoàn cảnh để cây con sinh trưởng, phát triển sau này, cây con
sinh trưởng, phát triển tốt hay sấu là do đất cung cấp chất dinh dưỡng, nước
và không khí cho cây có được đầy đủ hay không quyết định.
Chất dinh dưỡng, nước và không khí trong đất có đầy đủ cho cây hay
không chủ yếu là do: Thành phần cơ giới, độ ẩm, độ pH… của đất quyết định.
+ Thành phần cơ giới của đất: Đất vườn ươm nên chọn thành phần cơ
giới cát pha có kết cấu tơi xốp, thoáng khí, khả năng thấm nước và giữ nước
5
tốt, loại đất này thuận lợi cho hạt nảy mầm, sinh trưởng của cây con, dễ làm
đất và chăm sóc cây con hơn… Tuy nhiên chọn đất xây dựng vườn ươm cũng
cần căn cứ vào đặc tính sinh học loài cây, ví dụ: Gieo ươm cây Mỡ ưa đất thịt
trung bình, đất tơi xốp, thoáng khí và ẩm. Gieo ươm cây Thông ưa đất cát
pha, thoát nước tốt.
Không nên chọn đất sét chặt bí hoặc đất cát tơi rời, không thích hợp với
nhiều loài cây
+ Độ phì của đất: Đất có độ phì tốt là đất có hàm lượng cao các chất
dinh dưỡng khoáng chủ yếu cho cây như: N, P, K, Mg, Ca và các chất vi
lượng khác… Đồng thời tỷ lệ các chất phải cân đối và thích hợp. Gieo ươm
trên đất tốt cây con sinh trưởng càng nhanh, khỏe mập, các bộ phận rễ, thân,
cành, lá phát triển cân đối. Mặt khác cây con đem trồng rừng có tỷ lệ sống và
sức đề kháng cao với hoàn cảnh khắc nghiệt nơi trồng, giảm được công chăm
sóc và phòng trừ sâu bệnh hại… Vì vậy chọn đất vườn ươm cần có độ phì
cao.
+ Độ ẩm của đất: Có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển cân
đối giữa các bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất của cây con. Đất quá khô
hoặc quá ẩm đều không tốt. Mực nước ngầm trong đất cao hay thấp có liên
quan đến độ ẩm của đất, mực nước ngầm thích hợp cho loại đất cát pha ở độ
sâu là 1,5 - 2m; Đất sét là trên 2,5m.
Chọn đất vườn ươm không nên chỉ dựa vào độ ẩm của đất, mực nước
ngầm cao hay thấp mà còn tùy thuộc vào đặc tính sinh vật học của từng loài
cây ươm. Ví dụ: Gieo ươm cây Phi lao nên chọn đất thường xuyên ẩm, song
gieo ươm cây Thông cần phải chọn đất nơi cao ráo, thoát nước.
+ Độ pH của đất: Có ảnh hưởng tới tấc độ nẩy mầm của hạt giống và
sinh trưởng của cây con, đa số các loài cây thích hợp với độ pH trung tính, cá
biệt có loài ưa chua như cây Thông, ưa kiềm như Phi lao.
6
- Sâu bệnh hại
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều nên hầu
hết các vườn ươm đều có nhiều sâu, bệnh hại, làm ảnh hưởng đến sản lượng và
chất lượng cây con, tăng giá thành sản xuất cây con, thậm chí có nơi còn dẫn đến
thất bại hoàn toàn. Cho nên trước khi xây dựng vườn ươm cần điều tra mức độ
nhiễm sâu bệnh hại của đất, để có biện pháp sử lý đất trước khi gieo ươm hoặc
không xây dựng vườn ươm ở những nơi bị nhiễm sâu bệnh nặng.
Theo Sở nghiên cứu đất thuộc viện khoa học Nông Nghiệp Trung
Quốc: Mục đích của việc bón phân là nhằm làm cho cây phát triển và đạt
năng suất cao, có phẩm chất tốt, cho nên bón phân phải phù hợp với yêu cầu
sinh trưởng và phát triển của cây trồng mới phát huy tối đa tác dụng của phân
bón. Sinh trưởng và phát triển của cây trồng có quan hệ mật thiết với điều
kiện bên ngoài.
Phân bón là chất dùng để cung cấp một trong nhiều chất cần thiết cho
cây. Phân bón có thể là sản phẩm thiên nhiên hoặc được chế tạo trong công
nghiệp. Trong cả hai cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như
nhau và tác dụng như nhau đối với sinh trưởng của cây [11].
Một trong nhiều phương pháp đang được sử dụng nhiều hiện nay là
nhân giống từ hạt. Để cây con phát triển tốt trong giai đoạn vườn ườm nhân tố
rất quan trong tới sinh trưởng của cây đó là hỗn hợp ruột bầu.
Ruột bầu : Là môi trường trực tiếp nuôi cây, thành phần ruột bầu gồm
đất và phân bón. Đất làm ruột bầu thường sử dụng loại đất có thành phần cơ
giới nhẹ hoặc trung bình, phân bón là phân hữu cơ đã ủ hoai mục (phân
chuồng, phân xanh), phân vi sinh và phân vô cơ. Tùy theo tính chất đất, đặc tính
sinh thái học của cây con mà tỷ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp [5].
7
Theo Nguyễn Văn Sở (2003), thành phần hỗn hợp ruột bầu là một
trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cây con
trong vườn ươm. Hỗn hợp ruột bầu tốt phải đảm bảo những điều kiện lý tính
và hóa tính giúp cây sinh trưởng khoẻ mạnh và nhanh. Một hỗn hợp ruột bầu
nhẹ, thoáng khí, khả năng giữ nước cao nhưng nghèo chất khoáng cũng
không giúp cây phát triển tốt. Ngược lại, một hỗn hợp ruột bầu chứa nhiều
chất khoáng, nhưng cấu trúc đất nặng, khó thấm nước và thoát nước cũng ảnh
hưởng xấu đến cây con.
Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm đất, phân bón (hữu cơ, vô cơ) và
chất phụ gia để đảm bảo điều kiện lý hóa tính của ruột bầu. Đất được chọn làm
ruột bầu là đất tốt, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, thành phần cơ giới từ
cát pha đến thịt nhẹ, PH trung tính, không mang mầm mống sâu bệnh hại.
Theo Nguyễn Xuân Quát (1985), để giúp cây con sinh trưởng và phát
triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất khoáng và cải thiện tính chất của ruột bầu
bằng cách bón phân là rất cần thiết. Trong giai đoạn vườn ươm, những yếu tố
được đặc biệt quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia.
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Từ lâu phân bón lá đã được sử dụng trên thế giới. Hàng năm trên thế
giới tiêu thụ khoảng 130 triệu tấn phân bón. Phân bón được phát hiện sớm từ
giữa thế kỷ XVII (1676) lúc mà ông E. Mariotte (người Pháp) đã tìm thấy lá
cây có thể hấp thụ nước từ bên ngoài. Nhưng phải đến thế kỷ XIX vào thập kỷ
niên 70-80, các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới mới công nhận phân
bón lá có hiệu quả cao hơn, nhanh hơn, kinh tế hơn và tránh được nạn chai
cứng đất và ô nhiễm môi trường bằng cách dùng Igionop phóng xạ trộn vào
phân bón phun qua lá. Sau nhiều lần làm thí nghiệm ở nhiều nơi, phân bón lá
được đánh giá có hiệu lực, tác dụng và hiệu quả kinh tế nhất. Năm 1916 ông
8
M. ÔJonhson (Mỹ) phun chất sunfat lên cây dứa có lá vàng làm cho cây này
có lá màu xanh trong vài tuần lễ.
Phân bón còn giúp cây chống chịu được với hạn hán, sâu bệnh. Việc
dùng phân bón lá còn có ưu điểm không làm chai cứng đất do phân bón lá sử
dụng chế phẩm sinh học được chú trọng đầu tư. Phân bón sinh học trở thành
phân bón phổ biến và không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp.
Ở Mỹ, Canada, Braxin,…những cánh đồng rau nhờ áp dụng phương
pháp bón phân đã tăng năng xuất từ 6,5 tấn/ha lên 25 tấn/ha. Do đó tính ưu việt
của chế phẩm sinh học có khả năng nhanh chóng cung cấp cho cây dưỡng chất
phát huy hiệu lực phân đa lượng giữ cân bằng sinh thái và đạt hiệu quả cao. Nên
trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển việc nghiên cứu, sử dụng các chế
phẩm sinh học rất được chú trọng đầu tư. Phân bón sinh học trở thành loại phân
phổ biến và không thể thiếu được trong sản xuất, nông lâm nghiệp hiện đại [6].
Việc bón phân có tác dụng tích cực đó là:
- Đẩy mạnh sinh trưởng ban đầu của cây.
- Tăng lượng gỗ sản xuất được trung bình từ 0,5 – 1,5m3/ha/năm.
Nhiều nước đã tập trung vào nghiên cứu ra các loại phân để ứng dụng
vào trong sản xuất như phân hóa học, phân vi sinh, phân hữu cơ,…
Phân vi sinh được sản xuất đầu tiên do người Noble Hiltner sản xuất tại
Đức vào năm 1896 và được đặt tên là Nitragen. Sau đó phát triển sản xuất tại
một số nước lân cận như: Mỹ (1896), Canada (1905), Nga (1907), Anh
(1910), Thụy Điển (1914),… [9].
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước. Vì vậy mà trong tất cả các lĩnh vực sản xuất chúng ta luôn tìm tòi
nghiên cứu để tìm ra các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây trồng và
chất lượng môi sinh giúp cho nền nông nghiệp của chúng ta phát triển một
9
cách bền vững và tiến tới một nền nông nghiệp sạch. Một trong các biện pháp
kỹ thuật đó là dựa vào tính ưu việt của các chế phẩm sinh học có khả năng
cung cấp một cách nhanh chóng dưỡng chất cho cây, phát huy hiệu lực của
phân đa lượng, giữ cân bằng sinh thái và đạt hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy các
nhà nghiên cứu, các nhà sản xuất nông nghiệp đã chú trọng đầu tư nghiên cứu
sử dụng các chế phẩm sinh học.
Hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch, các cơ quan nghiên cứu, các
công ty thuộc mọi thành phần kinh tế đã và đang sản xuất ra nhiều sản phẩm
phân bón đa dạng, phân bón sinh học trở thành phân bón không thể thiêu
trong sản xuất nông nghiệp do đó: Phân vi sinh, phân bón lá, phân hữu cơ
cũng được ra đời và đã được sản xuất tại Việt Nam như: Công ty xuất nhập
khẩu vật tư kỹ thuật Henco, công ty sinh hóa nông nghiệp và thương mại
Thiên Sinh… đã cho ra thị trường nhiều loại phân bón có tác dụng đối với
nhiều loại cây trồng như: NPK Lâm Thao, đạm Hà Bắc… khi chúng ta sử
dụng phân bón vào sản xuất nông nghiệp đã thu được nhiều kết quả khả quan.
Đi đầu trong lĩnh vực này có thể kể đến Nguyễn Hữu Thước (1963),
Nguyễn Ngọc Tân, Nguyễn Xuân Quát, Trần Gia Biển (1985)…. Các tác giả
đề đi đến kết luận chung cho rằng mỗi loại cây trồng đều có yêu cầu về loại
phân, nồng độ, phương thức bón, tỷ lệ hỗn hợp hoàn toàn khác nhau.
Theo Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006), khi gieo ươm cây Huỷnh liên
(Tecoma stans (L.) H.B.K), hỗn hợp ruột bầu thích hợp bao gồm đất, phân
chuồng hoai, xơ dừa, tro, trấu theo tỷ lệ 90:5:2: 2,1 và 0,3% kali clorua, 0,5%
super lân và 0,1% vôi.
Thực vật tiếp nhận được 95% phân bón và được đánh giá với 1 tấn
phân bón lá có hiệu suất bằng 20 tấn phân bón vào đất. Do trên mỗi lá có
hàng triệu khí khổng có khả năng hấp thụ ánh sáng, không khí, nước và chất
khoáng. Phân được xâm nhập trực tiếp, di chuyển nhanh chóng trong cây nên
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:
Kết quả phân tích mẫu đất .......................................................... 11
Bảng 3.1:
Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm........................................ 14
Bảng 3.2:
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn và D00 và chất lượng của
cây Ngâu (trong đó chỉ tiêu D00 chỉ đo ở lần đo cuối ) .............. 15
Bảng 4.1:
Tỷ lệ sống của cây Ngâu các công thức thí nghiệm ................... 24
Bảng 4.2:
Kết quả sinh trưởng Hvn của cây Ngâu ở cuối đợt thí nghiệm...... 26
Bảng 4.3:
Sắp xếp các chỉ số quan sát Hvn trong phân tích phương sai một
nhân tố ........................................................................................ 28
Bảng 4.4
Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố đối với sinh trưởng Hvn . 28
Bảng 4.5:
Bảng sai dị từng cặp
xi - xj
về chiều cao của cây Ngâu giai
đoạn vườn ươm ........................................................................... 30
Bảng 4.6:
Kết quả sinh trưởng Doo của cây Ngâu ở cuối đợt thí nghiệm...... 31
Bảng 4.7:
sắp xếp các chỉ số quan sát
trong phân tích phương sai một
nhân tố ........................................................................................ 33
Bảng 4.8:
Phân tích phương sai một nhân tố đối với đường kính của cây
Ngâu............................................................................................ 33
Bảng 4.9:
Bảng sai dị từng cặp
xi
- xj
cho sinh trưởng đường kính cây
Ngâu giai đoạn vườn ươm .......................................................... 35
Bảng 4.10: Dự kiến tỷ lệ xuất vườn của cây Ngâu ....................................... 36
11
• Địa hình
Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung
bình 10 - 15°, độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam.
Vườn ươm của khoa Lâm Nghiệp thuộc khu trung tâm thực hành thực
nghiệm của Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Nằm ở khu vực chân
đồi, hầu hết đất ở đây là loại đất feralit phát triển trên đá sa thạch. Do vườn
ươm mới chuyển về đây nên đất lấy để hoạt động đóng bầu gieo cây là đất
mặt ở đồi tương đối tốt. Theo kết quả phân tích mẫu đất của trường thì ta
nhận thấy:
- Độ pH của đất thấp điều đó chứng tỏ đất ở đây chua.
- Đất nghèo mùn, hàm lượng N, P2O5 ở mức thấp. Chứng tỏ đất nghèo
dinh dưỡng.
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất
Độ sâu
tầng đất
(cm)
Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất
Chỉ Tiêu
Mùn
N
P2O5
K2O
N
P2O5
K2O
PH
1 -10
1.766 0.024 0.241 0.035 3.64
4.56
0.90
3.5
10 - 30
0.670 0.058 0.211 0.060 3.06
0.12
0.12
3.9
30 - 60
0.711 0.034 0.131 0.107 0.107 3.04
3.04
3.7
(Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNL Thái Nguyên)
2.5. Một số thông tin về cây Ngâu
* Phân loại
Ngâu có tên khoa học (Aglaia duperreana) thuộc họ Xoan(Meliaceae)
• Đặc điểm nhận biết
Ngâu hay Ngâu ta (danh pháp khoa học: Aglaia duperreana) là loài cây
bụi nhỏ thuộc chi Gội. Xuất xứ loài này là từ Việt Nam, nhưng hiện tại nó đã
12
xuất hiện khắp vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, người ta buộc phải gọi nó
bằng cái tên Ngâu ta hay Ngâu Việt để phân biệt khi loài Ngâu ngoại lai từ
Trung Quốc tràn sang.
Cây dạng bụi có thể cao tới 3,6 mét. Tán dạng tròn, phân cành nhiều.
Lá dạng lá kép lông chim 1 lần lẻ. Lá kép có từ 5-7 lá chét; lá chét dạng trứng
ngược có đầu tròn, đuôi nhọn hoặc nêm. Hoa nhỏ li ti màu vàng, tự bông dạng
chùm mọc ở nách lá, cho mùi thơm dịu thanh khiết.
Khác với ngâu Tàu với mũi lá nhọn, ngâu ta có đầu lá tròn và dáng cây
mọc thành bụi lớn hơn.
Sinh thái:
Cây ưa đất hơi ẩm, có thành phần cơ giới từ sét tới cát pha, dinh dưỡng
đất trung bình. Ngâu ưa ánh nắng trực tiếp, nhưng cũng có thể chịu bóng râm
bán phần.
Sử dụng:
Trong văn hóa người Việt, ngâu là 1 trong 3 loài gắn liền với nghệ
thuật thưởng thức trà hương của người xưa. Đôi khi hoa Ngâu cũng được
dùng làm hoa cúng, hay là dùng như hương thơm ướp vào quần áo.
Cây ngâu gắn liền với kiến trúc Việt cổ. Nhà dân dã thuần Việt thường
có cây ngâu trước sân. Đình chùa và các công trình văn hóa tín ngưỡng của
người Việt cũng luôn có bóng dáng và hương thơm của hoa ngâu.
- Trong kiến trúc hiện đại ở Việt Nam cũng như Đông Nam Á, thì Ngâu
được sử dụng nhiều trong cảnh quan làm cây cảnh, có thể xén cắt hình khối
dễ dàng (tròn đều, vuông góc).
13
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng là cây con Ngâu trong giai đoạn
vườn ươm
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Ảnh hưởng hỗn hợp ruột bầu của 6
công thức có tỷ lệ phân Lân và phân chuồng khác nhau đến sinh trưởng của
cây Ngâu giai đoạn vườn ươm.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành tại vườn ươm Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng : 18/1-5/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1 : Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống của cây Ngâu
Nội dung 2 : Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng về chiều cao
(Hvn) của cây Ngâu ở các công thức thí nghiệm.
Nội dung 3 : Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng về đường kính
(Doo) của cây Ngâu ở các công thức thí nghiệm.
Nội dung 4 : Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ cây xuất vườn.
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các bước tiến hành
- Sử dụng phượng pháp nghiện cứu kế thừa các tài liệu, số liệu, kết quả
đã nghiên cứu trước.
- Sử dụng phương pháp bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu.
14
- Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu điều tra: Từ
những số liệu thu thập qua các mẫu biểu điều tra ngoại nghiệp, tôi tiến hành
tổng hợp và phân tích kết quả thí nghiệm bằng các phương pháp thống kê
toán học trong Lâm nghiệp.
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Để theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng tôi bố trí thí nghiệm là một luống
với 540 bầu (mỗi hàng 10 cây). Mỗi thí nghiệm này tôi bố trí thành 6 công
thức và 3 lần nhắc lại, tất cả là 18 ô thí nghiệm, các công thức thí nghiệm được
bố trí cách nhau 0,5m. Mỗi công thức thí nghiệm có 90 cây, dung lượng mẫu quan
sát là 30 cây trong 1 ô. Có 6 công thức trong đó có 5 công thức sử dụng 2 loại
phân bón, và tỉ lệ phân bón ở mỗi công thức là khác nhau, một công thức không
sử dụng phân bón dùng làm mẫu đối chứng.
CT1 – 100% tầng đất mặt -Không có phân (Công thức đối chứng)
CT2 – 90% đất tầng mặt + 10% Phân chuồng hoai
CT3 – 89% đất tầng mặt + 10% Phân chuồng hoai + 1% Lân (15g P)
CT4 – 88% đất tầng mặt + 10% Phân chuồng hoai + 2% Lân (30g P)
CT5 – 87% đất tầng mặt + 10% Phân chuồng hoai + 3% Lân (45g P)
CT6 – 86% đất tầng mặt + 10% Phân chuồng hoai + 4% Lân (60g P)
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm
Công Thức Thí Nghiệm
Lần Lặp
1
CT1
CT2
CT3
CT4
CT5
CT6
2
CT6
CT5
CT4
CT3
CT2
CT1
3
CT4
CT3
CT2
CT1
CT6
CT5
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ sống của cây Ngâu ở các công thức thí
nghiệm về hỗn hợp ruột bầu.......................................................... 25
Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng H vn (cm)của cây Ngâu ở các công
thức thí nghiệm về hỗn hợp ruột bầu ............................................ 26
Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng Doo (cm) của cây Ngâu ở các công
thức thí nghiệm về hỗn hợp ruột bầu ............................................ 31
Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần % cây tốt, trung bình và xấu của cây
Ngâu ở các công thức thí nghiệm ................................................. 37
Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần % cây con xuất vườn của cây Ngâu ở
các công thức thí nghiệm .............................................................. 37
Hình 4.6 Công thức 1 ................................................................................... 39
Hình 4.7 Công thức 2 ................................................................................... 39
Hình 4.8 Công thức 3 ................................................................................... 39
Hình 4.9 Công thức 4 ................................................................................... 39
Hình 4.10 Công thức 5 ................................................................................... 39
Hình 4.11 Công thức 6 ................................................................................... 39
16
- Cuốc, xẻng, sàn đất
- Thước đo chiều cao thước dây, thước kẹp
- Bảng biểu, giấy, bút
- Phân bón NPK, phân vi sinh
- Bình phun nước
Bước 3: kỹ thuật tạo bầu
Vỏ bầu bằng polyetylen, có đáy đục lỗ hai bên
-Thành phần hỗn hợp ruột bầu:
Đất ruột bầu được đập nhỏ, sàng loại bỏ rễ cây, sỏi đá, tạp vật dồi trộn
đều với phân NPKvà phân vi sinh theo các công thức trên.
- Tạo luống đặt bầu:
Luống rộng 1,2m mặt luống được rẫy sạch cỏ dại, san phẳng, nền dặt
bầu là nền đất cố định.
- Làm đất đóng bầu:
+ Đất tầng A ở tầng mặt dưới rừng lấy sâu không quá 20-30cm đập nhỏ
sau đó sàng qua lưới thép.
+ Phân NPK và phân vi sinh tỉ lệ theo từng công thức, phân NPK cần
được đập nhỏ để cho cây dễ tiêu.
- Đóng bầu và xếp bầu:
Trộn đều hỗn hợp ruột bầu theo tỉ lệ từng công thức, hỗn hợp ruột bầu
vừa đủ ẩm. Cho đất vào 1/3 nén chặt để tạo đáy bầu, tiếp tục cho đất vào 2/3
bầu phía trên lỏng hơn, bầu được xếp theo từng công thức riêng biết, xếp sát
nhau trên một luống.
Vun đất xung quanh luống bầu, cao 2/3 thân bầu, để giữ bầu không bị
nghiêng ngả.
17
Bước 4: Tra hạt vào bầu
Trước khi tra hạt vào bầu tôi tưới nước đủ ẩm trên mặt luống, sau khi
tưới xong tôi dùng que cấy nhọn chọc giữa bầu một lỗ nhỏ 1.5cm và đồng
thời tra một đến 2 hạt vào bầu, lấp đất kín hạt, sau khi tra hạt xọng làm dàn
che dùng lưới đen che, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào luống bầu gây ảnh
hưởng đến nhú mần của hạt, trong quá trình này tôi luôn tưới đủ ẩm thường
xuyên cho luống cây không nên tưới quá sũng nước.
Bước 5; Chăm sóc cây con
-Tưới nước: Hàng ngày tôi tưới đủ ẩm cho cây con vào chiều mát. số lần
tưới tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và độ ẩm của đất trong bầu. Thí nghiệm
luôn giữ đủ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng.
- Cấy dặm: Nếu cây nào chết cấy dặm ngay đảm bảo mỗi bầu có một cây
sinh trưởng và phát triển tốt.
- Nhổ cỏ phá váng: Trước khi nhổ cỏ phá váng cho luống bầu cây tôi
tưới nước cho đủ ẩm trước khoảng 1-2 tiếng cho bầu ngấm dủ độ ẩm. Nhổ hết
cỏ trong bầu và quanh luống, kết hợp xới nhẹ, phá váng bằng một que nhỏ,
xới xa gốc, tránh làm cây bị tổn thương,trung bình 10-15 ngày /lần.
Khi cây sinh sinh trưởng ổn định sau một tháng bắt đầu theo dõi chỉ tiêu
sinh trưởng của cây Sa mộc dầu.
Khi cây con đạt chiều cao 5-10 cm, tiến hành dỡ dần dàn che.
- Sâu bệnh hại: Trong quá trình chăm sóc thí nghiệm định kỳ phun thuốc
phòng bênh cho cây.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dung phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu điều tra: từ những
số liệu thu thập qua các mẫu biểu điều tra ngoại nghiệp, em tiến hành tổng
hợp và phân tích kết quả thí nghiệm bằng các phương pháp thống kê toán học