Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp kinh doanh rừng trồng Thông nhựa tại xã Trung Thành, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.38 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ NGỌC

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ SINH TRƯỞNG LÀM CƠ SỞ
KHOA HỌC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KINH DOANH RỪNG THÔNG NHỰA
(PINUS MERKUSII JUNGH.&DE VRIES) TẠI XÃ TRUNG THÀNH,
HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ NGỌC

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ SINH TRƯỞNG LÀM CƠ SỞ
KHOA HỌC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KINH DOANH RỪNG THÔNG NHỰA
(PINUS MERKUSII JUNGH.&DE VRIES) TẠI XÃ TRUNG THÀNH,
HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Quản lý tài nguyên rừng
Khoa
: Lâm nghiệp
Lớp
: K43 - QLTNR - N01
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : 1. ThS. Mai Quang Trường
2. TS. Nguyễn Công Hoan

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ NGỌC


NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ SINH TRƯỞNG LÀM CƠ SỞ
KHOA HỌC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KINH DOANH RỪNG THÔNG NHỰA
(PINUS MERKUSII JUNGH.&DE VRIES) TẠI XÃ TRUNG THÀNH,
HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Quản lý tài nguyên rừng
Khoa
: Lâm nghiệp
Lớp
: K43 - QLTNR - N01
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : 1. ThS. Mai Quang Trường
2. TS. Nguyễn Công Hoan

Thái Nguyên, năm 2015


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường học đi đôi với hành,
mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình lượng kiến thức chuyên môn
vững vàng cùng với những kỹ năng chuyên môn cần thiết. Và thời gian thực tập tốt
nghiệp là khoảng thời gian cần thiết để mỗi người vận dụng lý thuyết vào thực tiễn,

xây dựng phong cách làm việc khoa học của một kỹ sư Lâm nghiệp.
Được sự giúp nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và giáo viên hướng
dẫn, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng làm cơ sở
khoa học đề xuất biện pháp kinh doanh rừng trồng Thông nhựa (Pinus Merkusii
Jungh. &de Vries) tại xã Trung Thành, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn”.
Sau thời gian thực tập được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa
Lâm nghiệp, UBND xã Trung Thành, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn cùng với
sự cố gắng của bản thân khóa luận tốt nghiệp đã được hoàn thành. Tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới Ths. Mai Quang Trường và TS. Nguyễn Công Hoan đã hướng
dẫn tôi hoàn thành khóa luận. Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa
lâm nghiệp cùng UBND xã Trung Thành, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài thực tập tốt nghiệp.
Do trình độ còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên bài luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô trong khoa cùng toàn thể các bạn sinh viên.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 29 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nông Thị Ngọc


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố dân cư - tỷ lệ lao động ................................................................17
Bảng 2.2. Cơ cấu thành phần dân tộc của xã Trung Thành năm 2013 .....................17
Bảng 4.1. Kết quả mô hình phân hóa phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull cho lâm
phần Thông nhựa tại Trung Thành ..........................................................29
Bảng 4.2. Kết quả mô hình hóa phân bố N/Hvn theo hàm Weibull cho lâm phần

Thông nhựa ..............................................................................................31
Bảng 4.3. Tập hợp các dạng phương trình tương quan Hvn/D1.3..............................34
Bảng 4.4. Tập hợp các dạng phương trình tương quan Dt/D1.3 .................................34
Bảng 4.5. Tập hợp các dạng phương trình tương quan Hvn/Hdc ................................35
Bảng 4.6. Cây bình quân theo tuổi Thông nhựa tại khu vực nghiên cứu .................36
Bảng 4.7. So sánh sự phù hợp của hàm lý thuyết mô tả quy luật sinh trưởng D, H,
V bằng tiêu chuẩn R2 ...............................................................................37
Bảng 4.8. Mô hình sinh trưởng

rừng trồng Thông bằng hàm Schumacher ..........38

Bảng 4.9. Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính rừng trồng Thông ......................39
Bảng 4.10. Mô hình sinh trưởng

rừng trồng Thông bằng hàm Schumacher ........41

Bảng 4.11. Sinh trưởng và tăng trưởng chiều cao rừng trồng Thông .......................42
Bảng 4.12. Mô hình sinh trưởng

rừng trồng Thông bằng hàm Schumacher .........43

Bảng 4.13. Sinh trưởng và tăng trưởng thể tích rừng trồng Thông ..........................44
Bảng 4.14. Số lượng cây chặt,cây chừa trong 20 ô tiêu chuẩn .................................46
Bảng 4.15. Cường độ tỉa thưa lâm phần Thông nhựa tại địa bàn nghiên cứu ..........47


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ ô tiêu chuẩn .....................................................................................22

Hình 4.1. Phân bố N/D1.3 có dạng lệch trái ...............................................................30
Hình 4.2. Phân bố N/D1.3 có dạng tiệm cận phân bố chuẩn ......................................30
Hình 4.3. Phân bố N/D1.3 có dạng hơi lệch phải .......................................................30
Hình 4.4. Quy luật phân bố N/Hvn có dạng lệch trái, hơi lệch trái ..........................32
Hình 4.5. Quy luật phân bố N/Hvn có dạng đối xứng ..............................................32
Hình 4.6. Quy luật phân bố N/Hvn có dạng lệch phải ..............................................33
Hình 4.7. Đường cong sinh trưởng

rừng trồng Thông nhựa ....................................39

Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn Zd và ∆d ........................................................................40
Hình 4.9. Đường cong sinh trưởng

rừng trồng Thông nhựa....................................41

Hình 4.10. Biểu đồ biểu diễn Zh và ∆h ......................................................................42
Hình 4.11. Đường cong sinh trưởng

rừng trồng Thông nhựa ..................................43

Hình 4.12. Biểu đồ biểu diễn Zv và ∆v ......................................................................45


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
D1.3

: Đường kính ngang ngực


Dt

: Đường kính tán

H dc

: Chiều cao dưới cành

H vn

: Chiều cao vút ngọn

UBND

: Uỷ ban nhân dân

OTC

: Ô tiêu chuẩn

ODB

: Ô dạng bản

In

: Cường độ tỉa thưa

N/otc; N/ha


: Số cây trên ô tiêu chuẩn; số cây trên ha

Nopt; Nc; Nnd : Mật độ tối ưu; số cây chặt; số cây nuôi dưỡng
Pd

: Suất tăng trưởng đường kính

Pv

: Suất tăng trưởng thể tích

Ph

: Suất tăng trưởng chiều cao

∆h

: Tăng trưởng bình quân chung của chiều cao

∆d

: Tăng trưởng bình quân chung của đường kính

Zv

: Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của thể tích

Zh

: Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của chiều cao


Zd

: Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của đường kính


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................. v
MỤC LỤC................................................................................................................................ vi
Phần 1. MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
1.4.1. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn .........................................................................3
1.4.2. Ý nghĩa học tập .................................................................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 4
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..............................................................................4
2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu .............................................................4
2.1.2. Tên, đặc điểm hình thái thực vật của loài nghiên cứu ......................................4
2.1.3. Những nghiên cứu về cấu trúc và sinh trưởng trên Thế giới ............................6
2.1.4. Những nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng ở Việt Nam ...................................9
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..........................................................................14
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................14

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................16
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............20
3.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu .....................................................20
3.1.1. Đối tương nghiên cứu......................................................................................20
3.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................................20
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................20
3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trồng Thông nhựa ..................................20


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung
thực, khách quan, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.

Thái Nguyên, ngày tháng

năm 2015

Người viết cam đoan

XÁC NHẬN CỦA GVHD

Th.s Mai Quang Trường

Nông Thị Ngọc

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN

Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu.
(Ký, họ và tên)


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Vốn được xem là "lá phổi" của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong
việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta. Bởi
vậy bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một yêu cầu, nhiệm vụ
không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Đó là một thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức thuộc các cấp
trong một quốc gia và trên thế giới nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của mình
trong công tác phục hồi và phát triển rừng.
Vai trò của rừng là rất to lớn, thế nhưng trong những năm vừa qua diện tích
rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất lượng. Theo
thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có 11 triệu ha rừng bị phá huỷ,
riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương hằng năm có 1,8 triệu ha rừng bị phá huỷ,
tương đương mỗi ngày mất đi 5000 ha rừng nhiệt đới. Ở Việt Nam, trong vòng 50
năm qua, diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Năm 1943 độ che phủ của rừng
là 43%, đến năm 1993 chỉ còn 26%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng là do
chiến tranh, khai thác bừa bãi, đốt nương làm rẫy [1].
Sự suy giảm cả về số lượng và chất lượng nguồn tài nguyên rừng đã và đang
là vấn đề cấp bách được đặt ra cần giải quyết và đòi hỏi sự chung tay góp sức của cả
cộng đồng.
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình bảo vệ và phát triển
rừng như chương trình 327. Chương trình trồng mới 5 triệu ha, và các chương trình

khác… nhằm phát triển tài nguyên rừng và đã đem lại kết quả cao. Tiếp tục với
chiến lược Lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 đã xác định nhiệm vụ kinh tế về trồng
rừng phải đảm bảo diện tích rừng trồng sản xuất ổn định ở mức 2,4 - 2,6 triệu ha
rừng trồng nguyên liệu công nghiệp.


2

Cây Thông nhựa (Pinus Merkusii Jungh. &de Vries) là loài một trong những
loài cây có giá trị kinh tế cao, ngoài gỗ cho xây dựng, làm giấy, nhựa thông còn
được dùng trong nhiều ngành công nghiệp như: sơn, vecni, vật liệu cách điện và các
mặt hàng tiêu dùng khác. Cây Thông nhựa dễ trồng, sinh trưởng nhanh, biện pháp
lâm sinh đơn giản dễ áp dụng trồng một lần cho thu nhập hàng năm, giá trị kinh tế
cao, ổn định. Cây Thông nhựa còn có giá trị trong kinh tế vùng đồi do những đặc
tính sinh thái đặc biệt thích ứng với điều kiện lập địa cằn cỗi. Chính vì vậy Thông
nhựa được sử dụng nhiều để phủ xanh đất trống đồi núi trọc trong các chương trình
trồng rừng ở nước ta.[10].
Cây Thông nhựa cung cấp gỗ, nhựa Thông, củi đốt đặc biệt là cung cấp nhựa
Thông. Hai thành phần chính của nhựa Thông là tinh dầu Thông (turpetine) và tùng
hương (colophony) được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến sơn, mỹ
phẩm, hóa chất tẩy rửa… Trong số các loài Thông đang được trồng ở nước ta,
Thông nhựa (Pinus Merkusii Jungh. &de Vries) là loài có giá trị kinh tế cao và được
trồng với diện tích lớn nhất. [9].
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có diện tích trồng cây
Thông nhựa lớn. Hiện nay vấn đề làm thế nào để phát triển cây Thông nhựa là vấn
đề đang được quan tâm. Từ đó phát huy được hiệu quả, lợi ích mà cây Thông nhựa
đem lại cho cả về lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường. Vài năm gần đây cây Thông
nhựa được xem là cây xóa đói, giảm nghèo của người dân nơi đây.
Trung Thành là xã vùng cao của huyện Tràng Định, cách trung tâm huyện 20
km, cách thành phố Lạng sơn 60 km. Tỉnh Lạng Sơn có diện tích rừng trồng cây

Thông nhựa là chủ yếu, người dân vẫn còn phụ thuộc vào rừng. Trong những năm
gần đây cây Thông nhựa mang lại hiệu quả cao cho người dân về kinh tế, xã hội và
môi trường.
Xuất phát từ thực tế, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc và
sinh trưởng làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp kinh doanh rừng trồng Thông
nhựa (Pinus Merkusii Jungh. &de Vries) tại xã Trung Thành, huyện Tràng Định,
tỉnh Lạng Sơn”.


3

1.2. Mục đích nghiên cứu
Xác định một số đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc rừng trồng Thông làm cơ sở
khoa học đề xuất kinh doanh rừng trồng Thông nhựa tại khu vực nghiên cứu.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được các quy luật phân bố giữa mật độ và đường kính thân cây
(N/D1.3); Mật độ và chiều cao vút ngọn (N/Hvn); Tương quan giữa chiều cao và
đường kính thân cây H/D1.3.
- Xác định được đặc điểm sinh trưởng và mật độ tối ưu của rừng thông.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất được các biện pháp kinh doanh rừng
trồng Thông nhựa hiệu quả tại xã Trung Thành, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn để
cải thiện, nâng cao đời sống người dân trong khu vực nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn
- Góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện dữ liệu
về các quy luật cấu trúc và kết cấu lâm phần rừng trồng Thông làm căn cứ xây
dựng chương trình chặt nuôi dưỡng, chăm sóc và dự đoán sản lượng rừng, đưa kinh
doanh rừng phát triển theo hướng bền vững.
- Xác định các đặc trưng sinh trưởng, những quy luật cấu trúc, phân
hoá và tỉa thưa rừng trồng Thông làm căn cứ xây dựng phương thức nuôi dưỡng

trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh rừng trồng
Thông nhựa trên địa bàn.
1.4.2. Ý nghĩa học tập
+ Giúp cho sinh viên củng cố được những kiến thức đã được học trên lớp
+ Giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tế, tích lũy và học hỏi
thêm kinh nghiệm về công tác điều tra nghiên cứu, biết cách phân tích, tổng hợp số
liệu và viết báo cáo


4

Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần
thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX,
đã có nhiều nghiên cứu về cấu trúc rừng, những nghiên cứu trước đây chủ yếu mang
tính định tính, mô tả thì nay đã đi sâu vào nghiên cứu định lượng chính xác. Việc
nghiên cứu quy luật cấu trúc là để tìm ra dạng tối ưu theo quan điểm kinh tế, nghĩa
là các kiểu cấu trúc cho năng suất gỗ cao nhất, chất lượng phù hợp nhất, với nhu cầu
sử dụng gỗ và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở quy luật cấu trúc, các nhà lâm sinh
học có thể xây dựng phương pháp khai thác hợp lý như: chặt trắng, chặt chọn, chặt
dần. Các phương pháp kinh doanh rừng đều tuổi hay nhiều thế hệ tuổi.
Sinh trưởng là sự tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hóa
của một vật sống (theo V.Bertalanfly) hoặc sự biến đổi của nhân tố điều tra theo
thời gian (theo Vũ Tiến Hinh-Phạm Ngọc Giao, 1997) [4]. Do sinh trưởng gắn liền
với thời gian nên được gọi là quá trình sinh trưởng. Các đại lượng sinh trưởng được xác
định trực tiếp và gián tiếp qua chỉ tiêu nào đó của cây ví dụ chiều cao, đường kính, thể

tích. Sự biến đổi theo thời gian của các đại lượng này đều có quy luật. Sinh trưởng của
cây rừng và lâm phân là trọng tâm nghiên cứu của sản lượng rừng và là vấn đề có tính
chất nền tảng để nghiên cứu các phương pháp dự đoán sản lượng cũng như xác định hệ
thống biện pháp tác động nhằm nâng cao năng suất rừng.
2.1.2. Tên, đặc điểm hình thái thực vật của loài nghiên cứu
Thông nhựa
Tên khác: Thông 2 lá, Thông bắc bộ, Thông yên lập, Thông hoàng mai
Họ: Thông - Pinaceae
Tên thương phẩm: Merkus pine, gum rosin tall oil, turpentine oil, colophan.
* Hình thái Thông nhựa
Thông nhựa là cây gỗ lớn, cao 20-30, thân thẳng, tròn; vỏ ngoài màu nâu đỏ,
nhưng ở phía gốc lại có màu nâu đen, khi già thường bong ra từng mảng. Cành non


5

màu hung hoặc màu vàng nhạt, nhẵn. Lá hình kim, màu xanh nhạt, tập trung ở đầu
cành, mềm, rủ xuống, thường 2 (rất ít khi 3) lá trong một bẹ, dài 12-20 cm.
Nón cái có dạng gần hình cầu khi còn non, nhưng khi già lại có dạng hình
trứng, dài 4-7 cm, đường kính 2,5-4 cm; khi chín có màu hạt dẻ.
Hạt thông nhựa màu nâu nhạt, có cánh mỏng dài khoảng 1,5 cm.
* Đặc điểm hình thái thực vật
Thông nhựa là loài cây lá kim gỗ lớn. Thông nhựa thích hợp với điều kiện
nóng ẩm mưa nhiều của khí hậu vùng thấp. Nói chung Thông nhựa ở Việt Nam có
phân bố từ 110-210 vĩ độ bắc, độ cao từ dưới 1000 mét. Càng lên phía bắc, độ cao
thích hợp càng xuống thấp. Ở các tỉnh phía bắc nước ta, độ cao thích hợp chỉ dưới
300 m và ở tương đối gần biển.
Nhiệt độ trung bình năm thích hợp cho Thông nhựa từ 23-270C, trung bình
tháng lạnh nhất không dưới 180C. Lượng mưa trung bình năm thích hợp khoảng
1500 - 3000 mm.

Thông nhựa thích hợp với tầng đất nhẹ, dễ thoát nước, phong hoá từ sa
thạch, sa phiến thạch, sống được trên vùng đồi núi trọc, sỏi sạn, cằn cỗi. Thông
nhựa khó sống trên đất úng, đất bí, sét nặng, kiềm, đá vôi.
Thông nhựa ưa sáng, ưa nóng ấm và không chịu được bóng. Hệ rễ của cây
phát triển nhanh và ăn sâu vào đất. Chúng sinh trưởng tốt ở những khu vực có tầng
đất mặt sâu, chua (pH 4,5-6) và thoát nước. Tuy vậy, thông nhựa vẫn có thể mọc
trên các vùng đất bạc màu, với tầng đất mặt mỏng, chua và khô hạn. Trên các đồi
núi, đất bạc màu với thảm thực vật ưu thế là sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.)
Hass.), chổi xuể (Baeckea frutescens L.), mua (Melastoma spp.), Tế guột
(Dicranopteris linearis (Burm.) Underw)… đều có thể trồng thông nhựa..
*Phân bố tự nhiên và yêu cầu sinh thái của loài Thông
Thông nhựa đã được trồng tại Lạng Sơn (Lộc Bình, Tràng Định), Quảng Ninh,
Hà Giang, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An.
Thông nhựa là cây nguyên sản ở miền Nam Trung Quốc (Quảng Đông,
Quảng Tây).


6

*Công dụng:
Thông nhựa là nguồn cung cấp tùng hương (colophan) và tinh dầu thông
(turpentine oil) chủ yếu. Tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong công nghệ hoá mỹ
phẩm, là nguyên liệu để chế terpineol, terpin, borneol, camphor tổng hợp, sản xuất
sơn, véc ni, xi… Colophan được dùng nhiều trong công nghiệp cao su, hoá dẻo, vật
liệu cách điện, keo dán, sản xuất các chất tẩy rửa…, đặc biệt là trong công nghiệp
sản xuất giấy. Trong y dược, tinh dầu thông được sử dụng làm thuốc chữa viêm
thấp khớp, ho, làm thuốc kích thích, giảm mệt mỏi, thuốc diệt khuẩn, sát trùng…
2.1.3. Những nghiên cứu về cấu trúc và sinh trưởng trên Thế giới
2.1.3.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trồng
a, Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo đường kính

Balley (1973) [29] sử dụng hàm Weibull, Schiffel biểu thị đường cong cộng
dồn phần trăm số cây bằng đa thức bậc ba. Naslund M (1936, 1937) đã xác lập luật
phân bố Charlier cho phân bố đường kính của lâm phần thuần loài, đều tuổi sau
khép tán.
Prodan, M và Patatseasse A. l (1964), Bliss, C. L và Reinker,K. A (1964).
Ngoài các hướng nghiên cứu trên còn có quan điểm cho rằng đường kính cây
rừng là một đại lượng ngẫu nhiên phụ thuộc vào thời gian và quá trình biến đổi của
phân bố đường kính theo tuổi là quá trình ngẫu nhiên. Theo hướng nghiên cứu này
có tác giả Suzuki (1971) [34]. Theo tác giả trên, quá trình đó biểu thị một tập hợp
các đại lượng ngẫu nhiên (x1) với thời gian (t) và lấy trong một khoảng thời gian
nào đó. Nếu trị số của đường kính tại thời điểm t chỉ phụ thuộc vào trị số ở thời
điểm t -1 thì đó là quá trình Markov, tức là mỗi trị số của t ứng với một số tự nhiên.
Tiếp theo, từ các mô hình toán học thu được, các nhà khoa học đã nghiên
cứu sự biến đổi của quy luật phân bố số cây theo thời gian mà điều tra rừng gọi là
động thái phân bố đường kính.
Clutter, J. L và Allison, B. J (1973) [30] dùng đường kính bình quân cộng,
sai tiêu chuẩn đường kính và đường kính nhỏ nhất để tích các tham số của phân bố
Weibull với giả thiết các đại lượng này có quan hệ với tuổi, mật độ lâm phần.


7

b, Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo chiều cao
Quy luật cấu trúc bao gồm nhiều quy luật tồn tại khách quan trong lâm phần
nhưng quan trọng nhất là các quy luật: Cấu trúc đường kính, cấu trúc chiều cao
phân bố lâm phần, quan hệ giữa đường kính tán (Dt) và đường kính ngang ngực
(D1.3)… A Schiffel (1902-1922), A.V. Chiruin (1923-1927), V.K.Zakharov (1961)
đều có chung kết luận là các quy luật phân bố về chiều cao, đường kính, thể tích đều
hoàn toàn ổn định với lâm phần thuần loài, đều tuổi. [9].
Krauter, G (1985) và Tiourin, A.V (1931), nghiên cứu tương quan giữa chiều

cao và đường kính dựa trên cơ sở cấp tuổi. Kết quả cho thấy khi đã phân hóa thành
các cấp chiều cao thì mối quan hệ này không cần xét đến tác động của hoàn cảnh,
đến tuổi sinh trưởng của cây rừng và lâm phần, vì những nhân tố này đã được phản
ánh kích thước của cây, nghĩa là đường kính và chiều cao trong quan hệ bao hàm
tác động của hoàn cảnh và tuổi.
c, Nghiên cứu quy luật tương quan
* Quy luật tương quan H/D
Khi sắp xếp cây rừng cùng một lúc theo hai đại lượng đường kính ngang
ngực và chiều cao thân cây sẽ được quy luật phân bố hai chiều và có thể định lượng
thành quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính thân cây.
Tương quan giữa chiều cao với đường kính thân cây rừng là một trong những
quy luật cơ bản và quan trọng trong hệ thống các quy luật cấu trúc lâm phần và
được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Việc nghiên cứu tìm hiểu và nắm vững quy luật này là sự cần thiết đối với
công tác điều tra, kinh doanh và nuôi dưỡng rừng. Bởi lẽ, chiều cao cũng là một
trong những nhân tố cấu thành thể tích thân cây và trữ lượng lâm phần, nó không
thể thiếu được trong công tác lập các biểu chuyên dụng phục vụ điều tra và kinh
doanh rừng.
Đối với những lâm phần thuần loài đều tuổi, cho dù có tìm được phương
trình toán học biểu thị H/D theo tuổi thì cũng không đơn giản vì chiều cao cây rừng
ngoài yếu tố tuổi còn phụ thuộc rõ nét vào mật độ, cấp đất, biện pháp tỉa thưa… Khi


8

đối tượng nghiên cứu là những lâm phần chưa được tạo lập và dẫn dắt bằng một hệ
thống kỹ thuật thống nhất thì phương pháp hàm toán học để mô phỏng sự phụ thuộc
của chiều cao và đường kính vào tuổi sẽ không thích hợp. Khi đó lên dùng phương
pháp mà Kennel gợi ý, nghĩa là tìm ra một dạng phương trình biểu thị mối quan hệ
giữa chiều cao với đường kính, sau đó nghiên cứu xác lập mối quan hệ của các tham

số phương trình trực tiếp hoặc gián tiếp theo tuổi lâm phần.
* Quy luật tương quan Dt/D
Tán cây là bộ phận quyết định đến sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng, là chỉ
tiêu quan trọng để xác định không gian dinh dưỡng của từng cây riêng lẻ. Từ việc
xác định được không gian dinh dưỡng của cây rừng có thể xác định được hệ số khép
tán cho loài cây và lâm phần. Các tác giả Cromer O. A; Ahken J. D (1948),
Wiilingham (1948), sau khi nghiên cứu mối quan hệ giữa đường kính tán với đường
kính ngang ngực đã đi đến kết luận giữa đường kính tán với đường kính ngang ngực
tồn tại mối quan hệ mật thiết. Tùy theo từng loài cây và điều kiện cụ thể, mối liên
hệ này được thể hiện dưới các dạng phương trình khác nhau, nhưng phổ biến nhất là
dạng phương trình đường thẳng:
Dt = a + b*D1,3

(2.1)

2.1.3.2. Những nghiên cứu về sinh trưởng rừng trồng
Trước đây, để nghiên cứu sinh trưởng của cây rừng hay lâm phần các nhà
khoa học đã đi tìm các nhân tố có tính chất tác động rõ rệt đến quá trình sinh trưởng
của cây rừng như khí hậu, đất đai, nước, không khí… Ở Phần Lan, Canada nhiều
tác giả đã phân chia mức độ tốt xấu cuả các dạng rừng dựa vào hoàn cảnh sinh thái
của lâm phần thông qua những chỉ thị của thực vật. [13].
Sinh trưởng của cây rừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố di truyền: Loài cây,
môi trường sống, thời gian… Vì vậy sinh trưởng của cây rừng là một hàm số biến
đổi theo thời gian. Các nhà khoa học đã mô phỏng quá trình sinh trưởng của cây
rừng bằng các hàm toán học. Như các nhà khoa học Đức Thommasius, Gompezt…
đã mô hình hóa toán học sinh trưởng của các loài cây gỗ là hàm đồng biến giới hạn
theo thời gian. [13].
Mặc dù các tác giả đều có hướng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề khác
nhau nhưng đều có chung một mục đích chính là tìm hiểu những quy luật kết cấu



9

lâm phần, kết hợp với những thành tựu khoa học tự nhiên để mô phỏng những quy
luật đó bằng những mô hình toán học chặt chẽ, như các công trình xây dựng biểu
đầu tiên của Châu Âu của Harting (1850), Cotta (1821), Fis (1866), Chumacher
(1823), Meyer và Stevenson (1994). [13].
2.1.4. Những nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng ở Việt Nam
2.1.4.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trồng
a, Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo đường kính
Theo Nguyễn Ngọc Lung (1999) [20] khi nghiên cứu về phân bố đường kính
của rừng Thông ba lá ở Việt Nam đã nhận xét: Việc dùng hàm này hay hàm khác để
biểu thị dãy phân bố kinh nghiệm N/D1.3 phụ thuộc vào kinh nghiệm từng tác giả và
bản chất quy luật đo đạc được. Một dãy phân bố kinh nghiệm có thể chỉ phù hợp
cho một dạng hàm số, cũng có thể phù hợp cho nhiều hàm số ở các mức xác suất
khác nhau.
Với rừng tự nhiên nước ta, các tác giả tiêu biểu như: Đồng Sỹ Hiền (1974)
[7] đã chọn hàm Mayer, trong khi đó Nguyễn Hải Tuất (1982) [26] chọn hàm
khoảng cách…
Với lâm phần thuần loài, đều tuổi giai đoạn còn non và giai đoạn trung niên
các tác giả Phạm Ngọc Giao (1989,1996) [3], Trịnh Đức Huy (1978, 1988) [16], Vũ
Nhâm (1988) [21], … đều nhất trí đường biểu diễn quy luật phân bố N/D1.3 có dạng
lệch trái và tùy từng đối tượng cụ thể, có thể sử dụng các hàm toán học khác nhau
để biểu thị như hàm Scharlier, hàm Weibull…
Phạm Ngọc Giao (1996) [4] khi nghiên cứu quy luật N/D1.3 cho thông đuôi
ngựa vùng Đông Bắc đã chứng minh tính thích ứng của hàm Weibull và xây dựng
mô hình cấu trục đường kính cho lâm phần Thông đuôi ngựa. Kết quả này cũng
được Vũ Tiến Hinh (1990) [9] và Vũ Văn Nhâm (1988) [22] khẳng định, vận dụng
phân bố Weibull để nắn phân bố N/D1.3 Thông ba lá ở Đà Lạt Lâm Đồng.
Đối với cây rừng khi bước vào thời kỳ khép tán giữa chúng xảy ra sự cạnh

tranh về không gian dinh dưỡng làm cho kích thước của cây rừng có sự phân hóa.
Tiêu biểu là đường kính thân cây. Tùy thuộc vào điều kiện lập địa mà quy luật này
diễn ra giống hay khác nhau. Quy luật này gọi là luật phân bố số cây theo đường


10

kính lâm phần (viết tắt là phân bố N/D1.3). Đây là một trong những quy luật cấu trúc
cơ bản nhất cuả lâm phần, vì thế nó là nội dung chính trong điều tra lâm phần. Từ
kết quả nghiên cứu quy luật này cho phép xác định các nhân tố điều tra cơ bản như:
Các loại đường kính bình quân, tổng tiết diện ngang, trữ lượng, mật độ hiện tại và là
cơ sở để dự đoán một số nhân tố điều tra cơ bản lâm phần ở thời điểm điều tra nào
đó. Để xác định phân bố N/D1.3, cần chọn phạm vi cỡ kính thích hợp, từ đó xác định
liệt số phân bố số cây theo cỡ kính cho từng lâm phần nghiên cứu.
Với lâm phần thuần loại có đường kính bình quân nhỏ hơn 20cm, nên chọn
cỡ đường kính là 2cm, còn với những lâm phần có đường kính bình quân lớn hơn
20cm, thì nên chọn cỡ kính là 4cm. Ở nước ta, theo kinh nghiệm khi điều tra rừng
trồng, cỡ đường kính nên chọn là 2cm, với những lâm phần có biến động lớn về
đường kính thì dùng 4cm Nguyễn Công Hoan [2014].
Phạm Ngọc Giao (1996) [4] khi nghiên cứu phân bố đường kính rừng Thông
đuôi ngựa khu Đông Bắc đã xác định cỡ kính là 2cm.Theo Hoàng Văn Dưỡng
(2001) [2], để xác định cỡ kính hợp lý thì phải thỏa mãn 3 yêu cầu.
- Không làm biến dạng quy luật phân bố N/D1.3 vốn có của lâm phần.
- Không mắc sai số hệ thống khi tính toán tổng diện ngang và sai số đó phải
nằm trong giới hạn sai số cho phép.
- Thuận lợi cho quá trình đo, ghi chép và tính toán.
Như vậy xu hướng mô hình hoá quy luật N/D1.3, nhìn chung các tác giả ở
nước ta thường dùng một trong hai phương pháp, đó là phương pháp biểu đồ và
phương pháp giải tích toán học. Phương pháp biểu đồ được dùng để phát hiện quy
luật, còn phương pháp giải tích toán học dùng để định lượng quy luật. Tuy nhiên,

việc dùng hàm này hay hàm khác để biểu thị dãy phân bố thực nghiệm N/D1.3 còn
phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng tác giả và bản chất quy luật đo đạc được.
Thời gian gần đây khi mô phỏng quy luật cấu trúc đường kính lâm phần nói
chung và cho đối tượng rừng trồng thuần loài đều tuổi ở nước ta nói riêng, nhiều tác
giả đã chọn phân bố Weibull để mô tả và xây dựng mô hình cấu trúc đường kính
cho lâm phần thuần loài, đều tuổi thuộc các đối tượng khác nhau, phục vụ yêu cầu
điều tra, điều chế và nuôi dưỡng rừng.


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường học đi đôi với hành,
mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình lượng kiến thức chuyên môn
vững vàng cùng với những kỹ năng chuyên môn cần thiết. Và thời gian thực tập tốt
nghiệp là khoảng thời gian cần thiết để mỗi người vận dụng lý thuyết vào thực tiễn,
xây dựng phong cách làm việc khoa học của một kỹ sư Lâm nghiệp.
Được sự giúp nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và giáo viên hướng
dẫn, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng làm cơ sở
khoa học đề xuất biện pháp kinh doanh rừng trồng Thông nhựa (Pinus Merkusii
Jungh. &de Vries) tại xã Trung Thành, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn”.
Sau thời gian thực tập được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa
Lâm nghiệp, UBND xã Trung Thành, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn cùng với
sự cố gắng của bản thân khóa luận tốt nghiệp đã được hoàn thành. Tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới Ths. Mai Quang Trường và TS. Nguyễn Công Hoan đã hướng
dẫn tôi hoàn thành khóa luận. Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa
lâm nghiệp cùng UBND xã Trung Thành, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài thực tập tốt nghiệp.
Do trình độ còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên bài luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý

kiến của các thầy cô trong khoa cùng toàn thể các bạn sinh viên.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 29 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nông Thị Ngọc


12

(1940) được chọn do có hệ số tương quan cao nhất. Phương trình chung đã lập cho
cả đối tượng nghiên cứu là:
H= 38,88.(1 - e -0,043D)1,509)

(2.7)

R = 0,9567
Với Thông đuôi ngựa khu vực Đông Bắc, kết quả nghiên cứu bước đầu của
Vũ Văn Nhâm (1988) [22] về việc xây dựng mô hình đường cong chiều cao lâm
phần. Phạm Ngọc Giao (1995) [4] đã khẳng định tương quan H/D của các lâm phần
Thông đuôi ngựa tồn tại chặt chẽ dưới dạng phương trình logarit một chiều:
H = a + b*log*D1,3

(2.98)

Dựa vào phương pháp của Kennel đã gợi ý, tác giả đã xây dựng mô hình
động thái đường cong chiều cao cho lâm phần Thông đuôi ngựa khu Đông Bắc với
các tham số của phương trình tương quan H/D như sau:
a = H - b*lg*D1,3


(2.9)

H = 1,23 + 0,84*Ho

(2.10)

Bảo Huy (1993) [15] đã thử nghiệm ba phương trình tương quan H/D:
h = a + b*D1.3

(2.11)

h = a + b*log*D1.3

(2.12)

logh = a + b*log*D1.3

(2.13)

Cho từng loài cây ưu thế: Bằng lăng, Cẩm xe, Kháo và Chiêu liêu ở rừng
rụng lá và nửa rụng lá Bằng lăng khu vực Tây Nguyên, đã chọn được dạng thích
hợp nhất là:
Logh = a + b*log*D1.3

(2.14)

Hoàng Văn Dưỡng (2011) [2] đã thử nghiệm bốn phương trình tương quan
H/D cho loài KLT ở một số tỉnh miền Trung như sau:
h = a + b*D1.3


(2.15)

h = a + b*log*D1.3

(2.16)

logh = a + b*D1.3

(2.17)

logh = a + b*log*D1.3

(2.18)

Qua thử nghiệm, tác giả đã lựa chọn phương trình phù hợp nhất cho đối


13

tượng qua nghiên cứu là phương trình:

h = a b*log*D1.3

(2.19)

Với hệ số xác định biến động từ chặt đến rất chặt (R:0,82 - 0,97).
Ngoài ra còn rất nhiều tác giả khác, trong quả trình nghiên cứu cấu trúc, sinh
trưởng và sản lượng rừng cũng đề cập tới quy luật tương quan H/D.
* Quy luật tương quan Dt/D
Nghiên cứu tương quan giữa đường kính tán với đường kính ngang ngực cho

một số loài cây rừng tự nhiên như Lim xanh, Vạng trứng, Chò chỉ, Vũ Đình Phương
(1985) [24] đã rút ra kết luận: Giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực tồn
tại mối liên hệ chặt chẽ và được biểu thị bằng phương trình đường thẳng.
Qua tính toán tác giả cho thấy hệ số tương quan biến động từ chặt đến rất
chặt (R:0,86 đến 0,98), chứng tỏ có thể sử dụng quan hệ trên để xác định đường
kính tán bình quân cho từng cỡ kính với độ chính xác cao.
Hoàng Văn Dưỡng (2001) [2], tương quan giữa đường kính tán với đường
kính ngang ngực loài cây Keo lá tràm tại một số tỉnh khu vực miền Trung, có thể sử
dụng phương trình đường thẳng:
Dt = a + b*D1,3

(2.20)

2.1.4.2. Những nghiên cứu về sinh trưởng rừng trồng
Ở nước ta khoa học nghiên cứu về sản lượng rừng được hình thành tương đối
muộn so với các nước khác, nhưng việc nghiên cứu và và dự đoán sản lượng rừng
phục vụ công tác điều tra kinh doanh rừng ở nước ta đã được các nhà khoa học
thuộc Viện khoa học lâm nghiệp, Viện điều tra quy hoạch rừng, trường Đại học
Lâm Nghiệp và các trung tâm nghiên cứu trong cả nước tiến hành nghiên cứu, lúc
đầu chỉ là thăm dò, mô tả định tính. Cho đến nay thì mô hình toán học cũng đã dần
làm rõ ngành khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam.
Phùng Ngọc Lan (1985) [17] đã khảo nghiệm một số phương trình sinh
trưởng cho một số loài cây như: Thông đuôi ngựa, Mỡ… Tác giả cho thấy các
đường thực nghiệm và đường sinh trưởng về lý thuyết đa số gặp nhau tại một điểm,


14

từ đó chứng tỏ sai số của phương trình rất nhỏ, song có hai giai đoạn sai số ngược
dấu nhau một cách hệ thống. [9].

Nguyễn Ngọc Lung (1987) [18] nghiên cứu sinh trưởng và định lượng bằng các
mô hình toán học, hóa học. Tác giả cũng có nhận xét tương tự khi áp dụng hàm sinh
trưởng của Gompertz và một số hàm khác cho một số cây rừng ở Việt Nam, sử dụng hàm
Shumacher xây dựng mô hình sinh trưởng cho loài Thông ba lá tại Lâm Đồng. [10].
Vũ Tiến Hinh (1989-1998) đã xây dựng phương pháp xác định quy luật sinh
trưởng cho từng loài cây rừng tự nhiên và mô phỏng phương trình xây dựng động thái
phân bố đường kính trên cơ sở sinh trưởng định kì của lâm phần hỗn loài khác tuổi.
Những công trình nghiên cứu đã đề xuất được hướng giải quyết và phương
pháp luận trong nghiên cứu sinh trưởng. Từ đó có các biện pháp tác động hiệu quả
tốt nhất trong kinh doanh và nuôi dưỡng rừng.
Qua kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy việc
nghiên cứu tình hình sinh trưởng của một loài cây nào đó đều dựa vào các chỉ tiêu về
đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn, đường kính tán, tuổi của lâm phần và
vòng năm. Từ đó tính toán các chỉ tiêu về tăng trưởng và đưa ra những nhận xét, đánh
giá chính xác. Thông qua nghiên cứu có liên quan đến đề tài này có thể kế thừa những
kết quả nghiên cứu cho rừng trồng nói chung và rừng trồng Thông nhựa nói riêng.
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Trung Thành là một xã nằm ở phía Đông của huyện Tràng Định, cách trung
tâm huyện 15km, nằm dọc theo quốc lộ TL229.
+ Phía Bắc giáp xã Tân Minh
+ Phía Nam giáp xã Quốc Việt
+ Phía Đông giáp xã Đào Viên
+ Phía Tây giáp xã Đội Cấn
Diện tích tự nhiên của xã là 6500,72 ha, với 7 thôn. Là xã miền núi phía
Đông của huyện Tràng Định có điều kiện phát triển kinh tế còn kém so với các xã


15


giáp ranh, kinh tế địa phương chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp. Xã Trung Thành
là xã miền núi của huyện Tràng Định, bao gồm nhiều đồi núi và khe suối. Ảnh
hưởng đến giao thông đi lại và sản xuất nông nghiệp, độ phì của đất thường xuyên
bị rửa trôi.
b. Địa hình
Xã Trung Thành có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh có nhiều núi cao xen
kẽ các thung lũng hẹp ven sông, suối. Độ cao trung bình so với mực nước biển là
250-300m.
c. Điều kiện địa chất, thổ nhưỡng
* Địa chất: Tầng đất tương đối dày, hàm lượng dinh dưỡng thuộc loại trung
bình và khá. Đất được hình thành trên các loại đá mẹ là đá biến chất và đá trầm tích.
Nhóm đất đỏ vàng và vàng nhạt trên núi được hình thành trên độ cao từ 700-1800m
so với một vài loại đất như đất mùn đỏ vàng trên núi phát triển trên các loại đá mẹ
khác nhau (đá Gnai, đá phiến mica, sa thạch …).
* Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, nó vừa là tư
liệu lao động vừa là đối tượng lao động
- Đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất 89,39 ha trong đó: Đất sản xuất nông
nghiệp chiếm 7,75%, đất trồng cây hàng năm khác hiệu quả sử dụng đất không cao
chiếm 0,75%. Loại đất này có thể chuyển đổi sang trồng cây ăn quả lâu năm hoặc
trồng rừng sẽ cho hiệu quả sử dụng đất cao hơn.
Đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ thấp (0,07%), diện tích đất cây ăn quả cho
thấy đất nông nghiệp trên địa bàn xã đang ngày càng được sử dụng có hiệu quả. Sự
nhận thức của nhân dân trong xã đã và đang ngày càng được nâng cao, người dân đã
nhận thức được tầm quan trọng của đất đai và giá trị của đất. Vì vậy nhiều diện tích
đất trống đồi núi trọc đã được cải tạo để trồng cây, có giá trị kinh tế cao nâng cao
thu nhập cho người dân.
Đất lâm nghiệp: Chiếm tỷ lệ 81,63% đây là loại đất chiếm tỷ lệ cao nhất
trong các loại đất. Nhiều diện tích nương rẫy đang sử dụng không có hiệu quả hoặc



16

đất trống đồi núi trọc chưa sử dụng cần được nhân dân chuyển mục đích sử dụng
trong trồng rừng để tăng thêm diện tích đất có rừng, tăng hiệu quả sử dụng đất trên
địa bàn xã.
Đất nuôi trồng thủy sản: 0,01% đây là loại đất chiếm tỷ lệ thấp, tuy nhiên đó
chỉ là diện tích các ao nhỏ nằm rải rác trên địa bàn xã chuyên để nuôi cá.
Đất phi nông nghiệp: Chiếm tỷ lệ 10,51%
Đây là tỷ lệ khá cao tuy nhiên trong tổng số tỷ lệ 10,51% thì đất sản xuất phi
nông nghiệp chiếm tới 4,72%. Đất có mục đích công cộng chỉ có 0,42% điều này
cho thấy tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương còn chậm.
Đất chưa sử dụng chiếm 0,10%. Đất đồi núi chưa được sử dụng đã bị khai
thác đưa vào sử dụng hết còn lại những diện tích đất trơ trọi sỏi đá không có khả
năng khai thác.
d. Điều kiện khí hậu, thủy văn
Nhìn chung trên địa bàn xã khí hậu mang đặc trưng tương đối giống với khí
hậu toàn tỉnh, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa mang nét đặc trưng của
vùng núi phía Bắc, mùa đông lạnh và thời tiết khô hanh ít mưa, mùa hè nóng và
mưa nhiều, có năm chịu ảnh hưởng của bão.
Nhiệt độ chung bình năm là 19,80C, mưa trung bình năm là 1670 mm/năm.
Độ ẩm không khí là 85%, trên địa bàn xã ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn.
Vào các tháng 12, tháng 1 hàng năm, có xuất hiện hiện tượng sương muối.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Tình hình dân số, dân tộc
* Dân số
Theo số kiệu thống kê của xã Trung Thành tính đến tháng 6 năm 2013 toàn
bộ xã Trung Thành có 568 hộ với 2.106 nhân khẩu.



×