Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Nghiên cứu để triển khai bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển (IMDG CODE) đạt yêu cầu về an toàn và hiệu quả tại các cảng biển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------- oOo --------

BÙI THẾ ANH
NGHIÊN CỨU ĐỂ TRIỂN KHAI BỘ LUẬT
QUỐC TẾ VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
NGUY HIỂM BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (IMDG
CODE) ĐẠT YÊU CẦU VỀ AN TOÀN VÀ HIỆU
QUẢ TẠI CÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH

: KHOA HỌC HÀNG HẢI

MÃ SỐ

: 60840106

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN TY

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 07 - 2015


LUẬN VĂN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Cán bộ hướng dẫn khoa học

: TS. Lê Văn Ty

Cán bộ chấm nhận xét 1

: TS. Nguyễn Xuân Phương

Cán bộ chấm nhận xét 2

: TS. Trần Văn Lượng

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Giao thông vận tải Tp.
HCM ngày 17 tháng 07 năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Trần Cảnh Vinh

Chủ tịch Hội đồng;

2. TS. Nguyễn Xuân Phương

Ủy viên, phản biện;

3. TS. Trần Văn Lượng

Ủy viên, phản biện;

4. TS. Chu Xuân Nam

Ủy viên;


5. PGS.TS Nguyễn Phùng Hưng

Ủy viên, thư ký;

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. TRẦN CẢNH VINH

TRƯỞNG KHOA

PGS.TS NGUYỄN PHÙNG HƯNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 07 - 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình Cao học và viết Luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của Quý thầy cô trường Đại
học Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cô
đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Lê Văn Ty đã dành rất nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Quý Công ty Cổ phần Giải pháp
Công nghệ Thông tin Tân Cảng – Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Tập thể
Cán bộ - Công nhân viên của trung tâm điều độ Tân Cảng Cát Lái đã tạo điều
kiện cho tôi được khảo sát, lấy số liệu thông kê để có dữ liệu viết luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt

tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được những đóng góp quí báu của Quý thầy cô và các bạn.
Học viên

Bùi Thế Anh


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ “ Nghiên cứu triển khai Bộ luật Quốc tế về vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển (IMDG Code) đạt yêu cầu
về an toàn và hiệu quả tại các cảng biển Việt Nam” là kết quả của một quá
trình làm việc nỗ lực hết mình của bản thân tôi từ khâu tìm ý tưởng, triển khai
đề tài, khảo sát, phân tích số liệu…
Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu cũng như nội dung trong
luận văn này do tôi biên soạn, tham khảo các tài liệu khoa học (được trích
dẫn), nghiên cứu thực tiễn để hoàn thành, những thông tin dữ liệu được sử
dụng có nguồn rõ ràng và hoàn toàn trung thực.
Cuối cùng, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, hình
thức, tính chính xác, và khách quan của Luận văn nghiên cứu để đem đến
một đề tài chất lượng phục vụ công tác bố trí hàng hóa nguy hiểm trong các
kho bãi, cảng biển Việt Nam.
Tp. HCM, ngày 29 tháng 07 năm 2015
Học viên

Bùi Thế Anh


MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt:

Danh mục hình vẽ
Danh mục bảng biểu
Mở đầu
Chương I - Tổng quan và cơ sở lý thuyết
1
Tổng quan về Bộ luật vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường

iii
vi
vii
ix
1
5
5

biển
1.1 Định nghĩa và phân loại Hàng hóa nguy hiểm
1.1.1 Định nghĩa hàng hóa nguy hiểm:
1.1.2 Phân loại hàng hóa nguy hiểm:
1.2 Bộ luật Quốc tế về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường

5
5
5
6

biển (IMDG CODE)
1.2.1 Sự ra đời và phát triển của bộ luật IMDG Code
1.2.2 Cấu trúc của Bộ luật IMDG Code
1.2.3 Mã số hàng nguy hiểm theo bộ luật IMDG Code

1.2.4 Cấu trúc của danh mục hàng nguy hiểm
1.2.5 Công tác cập nhật Bộ luật vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

7
8
11
22
28

bằng đường biển (IMDG Code)

Chương II - Phân tích tình hình thực tiễn các vấn đề về chất xếp và
vận chuyển hàng hóa nguy hiểm tại kho bãi, cảng biển.
2.1 Một số thiệt hại thực tế mà hàng hóa nguy hiểm đã gây ra tại các

32

kho bãi, cảng biển.
2.2 Phân tích các nguyên nhân sự cố do hàng hóa nguy hiểm gây ra
2.2.1 Chưa có quy hoạch chi tiết cho chất xếp, vận chuyển hàng

36
37

hóa nguy hiểm tại các khu vực kho bãi, cảng biển nhận và
chứa hàng nguy hiểm.
2.2.2 Chưa xây dựng quy trình/hướng dẫn ứng phó sự cố khẩn

39


cấp khi sảy ra sự cố đối với hàng hóa nguy hiểm trong cảng.
2.2.3 Nguồn nhân lực thực hiện việc khai thác hàng hóa nguy

40

hiểm trong cảng. Công tác đào tạo, huấn luyện theo luật


định.
Chương III - Xây dựng phương án quy hoạch vị trí chất xếp hàng hóa
nguy hiểm kết hợp với các loại hàng hóa khác trong cảng theo kiến nghị
của ủy ban an toàn hàng hải áp dụng đối với cảng cát lái thuộc tổng công
ty tân cảng sài gòn.
3.1 Lý do lựa chọn cảng Tân cảng cát lái làm mô hình phân tích cho đề

44

tài
3.2 Giới thiệu về Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn và cảng Cát Lái trực

45

thuộc đơn vị
Thông tin Cảng Tân Cảng – Cát Lái và khu vực chứa hàng nguy

50

hiểm
3.3.1


Nghiên cứu địa hình tổng thể cảng Cát Lái để xác định

53

3.3.2

khu vực chứa hàng phù hợp
Thống kê các loại hàng hóa nguy hiểm chủ yếu qua cảng

56

3.3.3

Cát Lái từ năm 2011 đến năm 2014.
Bố trí hàng hóa nguy hiểm theo phân loại các chất trong

58

3.3

bộ luật IMDG Code trên sơ đồ bố trí chung của cảng Cát
Lái.
định.
- Đính kèm bản vẽ quy hoạch cảng Cát Lái
- Mặt bằng quy hoạch bãi hàng hóa nguy hiểm
- Bản vẽ quy hoạch Depot 6 - hệ thống cấp thoát nước
và cứu hỏa
- Bảng bố trí vị trí các loại hàng nguy hiểm theo quy
3.3.4


hoach
Phầm mềm tra cứu hàng hóa nguy hiểm IMDG 36-12 của

68

3.3.5

IMO ứng dụng trong khai thác cảng.
Các Bộ luật quốc tế, Công ước liên quan đến việc vận

71

chuyển, chất xếp hàng hóa nguy hiểm trong cảng.


3.3.6
3.3.7

Phương pháp gửi hàng bằng container
Xây dựng Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp và các

74
78

biện pháp phòng chống cháy nổ trong kho bãi hàng nguy
hiểm tại Tân Cảng – Cát Lái
3.3.5.1 Mục đích
3.3.5.2 Phạm vi áp dụng
3.3.5.3 Nhiệm vụ của bộ phận phụ trách khu vực hàng hóa
nguy hiểm

Biện pháp phòng chống cháy nổ
Sơ đồ bố trí tổ chức trong các tình huống khẩn cấp

3.3.5.4
3.3.5.5
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ THAM KHẢO

Danh mục các từ viết tắt:
DG

Dangerous Goods

DGL

Dangerous Goods List

ERP

Emergency Response Plan

EmS

Emergency Schedule

IBC

Intermediate Bulk Containers


INF

Intermediate Range Nuclear Forces

IMDG

International Maritime Dangerous Goods

79
79
80
81
84
86
87
89


IMO

International Maritime Organization

MARPOL

International Convention for the Prevention of Pollution from
Ships

MSC

Maritime Safety Committee


SOLAS

International Convention for the Safety of Life at Sea

UN

United Nations

SP

Special Provision

UNCOE

United Nations Committee of Experts

Danh mục hình vẽ
1

Hình 1.1 - Các dán mác của hàng hóa nguy hiểm

6

2

Hình 1.2 - Dán mác hàng nguy hiểm Loại 1

12


3

Hình 1.3 - Dán mác hàng nguy hiểm Loại 2- nhóm 2.1

15

4

Hình 1.4 - Dán mác hàng nguy hiểm Loại 2- nhóm 2.2

15

5

Hình 1.5 -Dán mác hàng nguy hiểm Loại 2- nhóm 2.3

16

6

Hình 1.6 - Dán mác hàng nguy hiểm Loại 3

16

7

Hình 1.7 - Dán mác hàng nguy hiểm Loại 4- nhóm 4.1

17



8

Hình 1.8 - Dán mác hàng nguy hiểm Loại 4- nhóm 4.2

18

9

Hình 1.9 - Dán mác hàng nguy hiểm Loại 4- nhóm 4.3

18

10

Hình 1.10 - Dán mác hàng nguy hiểm Loại 5

19

11

Hình 1.11 - Dán mác hàng nguy hiểm Loại 6- nhóm 6.1

19

12

Hình 1.12 - Dán mác hàng hàng nguy hiểm Loại 6- nhóm 6.2

20


13

Hình 1.13 - Dán mác hàng nguy hiểm Loại 7

20

14

Hình 1.14 - Dán mác hàng nguy hiểm Loại 8

21

15

Hình 1.15 - Dán mác hàng nguy hiểm Loại 9

22

16

Hình 1.16 - Dán mác các chất gây ô nhiễm biển

22

17

Hình 1.17 - Những sửa đổi định kỳ của Bộ luật IMDG

29


18

Hình 2.1 - Khói bốc lên từ vụ cháy tại cảng Metro Vancouver.

33

19

Hình 3.1 - Trụ sở chính của TCT Tân Cảng Sài Gòn

46

20

Hình 3.2 - Văn phòng công ty Tân cảng Cát Lái

50

21

Hình 3.3 - Mặt bằng cầu tàu của Tân Cảng – Cát Lái

52

22

Hình 3.4 - Mặt bằng tổng thể Tân Cảng – Cát Lái

54


23

Hình 3.5 - Bản vẽ quy hoạch cảng Cát Lái

24

Hình 3.6 - Mặt bằng quy hoạch bãi hàng hóa nguy hiểm

Đính
rời


25

Hình 3.8 - Bản vẽ quy hoạch Depot 6 - hệ thống cấp thoát nước
và cứu hỏa

26

Hình 3.9 - Bảng bố trí vị trí các loại hàng nguy hiểm theo quy
hoach

27

Hình 3.10 – Phần mềm tra cứu hàng hóa nguy hiểm IMDG 36-12

68

28


Hình 3.11 – Tra cứu tên hàng hóa và các đặc tính qua số UN

69

29

Sơ đồ A : Tổ chức chỉ huy trong tình huống khẩn cấp

84

30

Sơ đồ B. Tổ chức thông tin PCCN.

85

Danh mục các bảng
1

Bảng 1.1 - Các nhóm tương đồng và mã phân loại nhóm 1:

12

2

Bảng 1.2 - Danh mục hàng hóa nguy hiểm theo IMO mẫu

23


3

Bảng 3.1 - Các quy định về cách ly hàng hóa nguy hiểm

61

4

Bảng 3.2 - Hướng dẫn cách ly các chất trong kho bãi

65

Danh mục các biểu đồ
1

Biểu đồ 3.1 - Sản lượng và thị phần của TCT Tân Cảng qua các

47

2

năm
Biểu đồ 3.2 - Thị phần của TCT Tân Cảng năm 2014

48

3

Biểu đồ 3.3 - So sánh sản lượng qua cảng Cát Lái năm 2013 và


48

4

2014
Biểu đồ 3.4 - Tthông kê lưu lượng hàng nguy hiểm qua cảng Cát

57

lái từ năm 2011 đến năm 2014


5

Biểu đồ 3.5 – Thống kê trung bình lượng hàng nguy hiểm theo
các nhóm qua cảng Cát Lái ( đơn vị tính: phần trăm

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện này, dịch vụ vận chuyển hàng hải đóng

vai trò rất quan trọng, liên kết các nên kinh tế, rút ngắn khoảng cách về không
gian địa lý nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm và thúc đẩy thương
mại phát triển.
Ngành kinh doanh dịch vụ hàng hải bao gồm 2 mảng: khai thác dịch vụ
cảng và dịch vụ vận tải. Ở Việt Nam, ngành này đang hỗ trợ khoảng 80% việc
lưu chuyển hàng hóa thương mại. Nền kinh tế đất nước hội nhập là cơ hội
phát triển lớn ngành hàng hải. Sản lượng xuất nhập khẩu cũng như sản lượng

hàng hải đều tăng trưởng trên dưới 20% trong 10 năm qua.
Chính phủ đã đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng cảng biển, đồng thời
khuyến khích đầu tư vận tải biển. Trong hơn 10 năm phát triển, năng lực cảng
cũng như năng lực đội tàu đã tăng gấp nhiều lần. Tuy nhiên, tốc độ tăng
trưởng của cơ sở hạ tầng ngành hiện đang chậm hơn một bước so với phát
triển kinh tế và vận tải biển vẫn đang nhường lại sân cho các doanh nghiệp
nước ngoài.

58


Trong những năm gần đây vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng
đường biển và đường bộ đang tăng trưởng một cách đáng kể. Với sự gia tăng
của hàng hóa nguy hiểm vận chuyển ở Việt Nam, nó đã trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết, chính vì vậy tất cả các khâu tham gia vào chuỗi cũng ứng
vận chuyển phải hiểu các khái niệm cơ bản của vận chuyển, lưu trữ và xử lý
hàng nguy hiểm một cách thích hợp để giảm thiểu rủi ro liên quan đến các
hoạt động này. Bên cạnh đó các Cảng biển Việt Nam phải quy hoạch được
các kho bãi lưu trữ hàng nguy hiểm phù hợp với và vận chuyển giao nhận và
đảm bảo an toàn kỹ thuật.
Bộ luật Quốc tế về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển
do Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) phát triển như là một mã Quốc tế thống
nhất cho việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển. Kể từ tháng
Giêng năm 2014, với việc thông qua sửa đổi 36-12, Bộ luật Quốc tế về vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển mở rộng yêu cầu đào tạo của
mình bao gồm cả nhân viên trên bờ cũng tham gia vào việc xử lý và lưu trữ
hàng hóa nguy hiểm.
2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài

Hiện nay các cảng biển, kho bãi của chúng ta chưa đầu tư nhiều cho các

kho bãi chữa hàng hóa nguy hiểm vì vậy các kho bãi, cảng đều chưa được quy
hoạch đồng bộ, bố trí chất xếp hàng hóa nguy hiểm chưa tuân thủ theo các
hướng dẫn an toàn trong Bộ luật IMDG, và theo các hưỡng dẫn chất xếp hàng
hóa của các Ủy ban An toàn Hàng hải đưa ra, gây ra nguy hiểm cho người
khai thác trong cảng, trong trường hợp có sự cố sẽ không kiểm soát được gây
nên hậu quả lớn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những người dân sống
cạnh bãi hàng, gây ô nhiễm mỗi trường, thải ra không khí các loại khí độc hại,
và gây nên tổn hại đến tài chính kinh tế của doanh nghiệp, cảng bến.


Việc nghiên cứu nghị quyết Bộ luật vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
bằng đường biển đưa ra các phương án bố trí hàng, các quy trình ứng cứu
trong trường hợp khẩn cấp áp dung cho các cảng biển, kho bãi của Việt Nam.
Góp phần xây dựng một cách khoa học cho các bãi chưa hàng container tại
cách cảng để giảm thiểu các rủi ro bởi hàng hóa nguy hiểm gây ra môi trường,
con người.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-

Bộ luật vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển 2012.

-

Thông tư số 1/2126 ngày 26 tháng 2 năm 2008 ( MSC.1/Circ.2126) của
Ủy ban an toàn hàng hải IMO (MSC).


-

Hướng dẫn xếp hàng và xử lý hàng nguy hiểm của German Technical
Cooperation.

-

Phần mềm tra cứu danh mục hàng hóa nguy hiểm IMDG 36-12.

-

Bãi chữa hàng nguy hiểm của cảng Tân cảng – Cát Lái thuộc Tổng
công ty Tân Cảng Sài Gòn

-

Hướng dẫn ứng cứu trong các trường hợp khẩn cấp của đội khai thác
quản lý hàng hóa cảng Tân cảng – Cát Lái

4.
-

Phương pháp nghiên cứu
Phân tích tổng hợp: Phân tích tổng hợp lượng hàng hóa nguy hiểm qua
Tân cảng – Cát lái, và các yêu cầu kỹ thuật của kho bãi chứa hàng nguy
hiểm.

-


Thống kê: Các vụ tai nạn do hàng hóa nguy hiểm gây ra đối với các
cảng biển quốc tế, các tai nạn tại khu vực chưa hàng ở Việt Nam để đưa


ra các phương án phù hợp trong chất xếp, cách ly hàng hóa thỏa mãn
yêu cầu của Bộ luật IMDG.
5.

Ý nghĩa khoa học thực tiễn



Ý nghĩa khoa học:
Đây là hướng nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở của Bộ luật vận

chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển do IMO ban hành. Và Thông tư
số 1/2126 ngày 26 tháng 2 năm 2008 ( MSC.1/Circ.2126) của Ủy ban an toàn
hàng hải IMO (MSC).



Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài đưa ra phương án quy hoạch lại bãi chứa hàng nguy hiểm và đưa

ra các hướng dẫn cơ bản và cần thiết trong quy trình ứng cứu tình huống khẩn
cấp đạt yêu cẩu của Bộ luật IMDG.
Giúp cảng biển, kho bãi chưa hàng nguy hiểm của Việt Nam có một định
hướng trong việc triển khai, thiết kế kho bãi trước khi tiến hành xây dựng, và
giúp người khai thác cảng, kho bãi có các quy trình ứng cứu trong các tình
huống khẩn cấp.



CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.

Tổng quan về Bộ luật vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường
biển

1.1. Định nghĩa và phân loại Hàng hóa nguy hiểm
1.1.1. Định nghĩa hàng hóa nguy hiểm:
Theo Bộ luật này thì Hàng hóa nguy hiểm Là hàng hóa có chứa các
chất nguy hiểm, khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng,
sức khỏe con người, môi trường và tài sản.
1.1.2. Phân loại hàng hóa nguy hiểm:
Hàng nguy hiểm được phân chia thành các loại khác nhau, và trong mỗi
loại lại chia thành nhóm nhỏ theo các tính chất cơ bản và nguy cơ mà nó
gây ra.
Theo Bộ luật Quốc tế về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường
biển (IMDG Code), người ta phân hàng nguy hiểm thành 9 loại và có hướng


dẫn cụ thể về cách vận chuyển, bốc dỡ, đóng gói, bảo quản và xử lý khẩn
cấp…
− Loại 1: Chất nổ (Explosive Subtances ỏ Articles)
− Loại 2: Các chất khí (Gases)
− Loại 3: Chất lỏng dễ cháy (Flammable Liquids)
− Loại 4: Chất rắn nguy hiểm (Dangerous Solid)
− Loại 5: Các chất Ôxít và peroxit hữu cơ (Oxidizing Substances and
Organic Peroxides)

− Loại 6: Các chất độc hoặc chất gây nhiễm bệnh (Toxic Substances or
Infectious).
− Loại 7: Các chất phóng xạ (Radio active Materials)
− Loại 8: Các chất ăn mòn (Corrosive Substances)
− Loại 9: Các chất và vật phẩm nguy hiểm khác (Miscellenious Dangerous
Substances and Article).


Hình 1.1 – Các dán mác của hàng hóa nguy hiểm
1.2. Bộ luật Quốc tế về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển
(IMDG CODE)
Bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển
(IMDG Code) được xây dựng nhằm đưa ra các vấn đề liên quan đến vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển như việc đóng gói, vận chuyển
hàng bao kiện và xếp hàng, liên quan đến phân cách các loại hàng không
tương thích.
1.2.1. Sự ra đời và phát triển của bộ luật IMDG Code


Sự phát triển của bộ luật IMDG được bắt đầu với việc Công ước SOLAS
1960 đề nghị rằng các chính phủ cần thiết phải áp dụng thông nhất một bộ
luật về vận chuyển hàng nguy hiểm, như là một phụ lục của Công ước
Một nhóm làm việc của Ủy ban An toàn Hàng hải bắt đầu chuẩn bị bộ
luật vào năm 1961 trong sự hợp tác chặt chẽ với Ủy ban các chuyên gia Liên
hợp quốc về vận chuyển hàng nguy hiểm, nơi đã có một báo cáo đề ra các yêu
cầu tối thiểu về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tất cả các phương thức vận
chuyển vào năm 1956.
Cho đến khi được phê chuẩn tại Đại hội đồng IMO lần thứ tư năm 1965,
Bộ luật IMDG đã có nhiều sửa đổi nhằm đáp ứng sự phát triển công nghiệp.
Bộ luật được sửa đổi bổ sung và đưa ra theo chu kỳ hai năm một lần và áp

dụng cho hai năm sau đó kể từ khi được thông qua. Trong đó, cơ bản áp dụng
cho tất cả các loại hình vận tải nên đảm bảo không gặp khó khăn trong vận tải
đa phương thức.
Các sửa đổi không ảnh hưởng đến nội dung cơ bản của bộ Luật. Các sửa
đổi bắt nguồn từ hai nguồn, do các nước thành viên gửi đến trực tiếp hoặc do
IMO đưa ra khi xem xét đến các khuyến nghị của Liên hợp quốc về vận
chuyển hàng nguy hiểm.
Sửa đổi bổ xung chương VII Công ước SOLAS (vận chuyển hàng nguy
hiểm thông qua năm 2002 quy định bắt buộc thực hiện bộ luật IMDG từ ngày
01 tháng 01 năm 2004. Bản mới nhât của bộ luật IMDG là bản tháng 04/2014.
1.2.2. Cấu trúc của Bộ luật IMDG Code
Từ ngày 14/05/2014 đến ngày 23/05/2014 Ủy ban an toàn hàng hải của
IMO tiến hành họp và thông qua việc sửa đổi, cập nhật một số chất trong


danh mục hàng hóa nguy hiểm của bộ luật IMDG, theo đó bộ luật IMDG về
cơ bản vẫn bao gôm 03 tập – 07 chương
− Tập 01 bao gồm các chương 01, 02 và chương 04, 05, 06, 07
− Tập 02 là chương 3 – Danh mục hàng hóa nguy hiểm
− Tập 03: hướng dẫn các quy trình ứng phó khẩn cấp và các sửa đổi bổ
sung.

Nội dung của 07 chương như sau:

1.1

Chương I

Chương II


Các Quy định
chung

Phân Loại

Các
quy
định chung

2.0

Giới thiệu

Chương III
Danh mục hàng
nguy hiểm và Số
lượng giới hạng
3.
1

Chương IV
Quy định về đóng
gói (bao bì)

Phần chung
4.

Các đóng gói
bao gồm cả
container hàng



1.2

Định
nghĩa, các
đơn vị đo
và từ viết

2.1

2.2
1.3
1.4

Huấn
luyện
Quy đinh
về an ninh

2.3
2.4
2.5

2.6
2.7
2.8
2.9
2.1
0


Chương V

Quy trình gửi hàng

Loại 1 - Chất Nổ

3.
2

Loại 2 - Khí gas

3.
3

Loại 3 - Chất
lỏng dễ cháy
Loại 4 - Chất rắn
dễ cháy
Loại 5 - Chất oxy
hóa

chất
peroxise hữu cơ
Loại 6 - Chất độc
và chất nhiễm
độc
Loại 7 - Chất
phóng xạ
Loại 8 - Chất ăn

mòn
Loại 9 – Các chất
nguy hiểm khác

3.
4
3.
5

Danh mục
hàng nguy
hiểm
Các
quy
định
đặc
biệt
Số
lượng
giới hạn
Quy
định
đóng gói

4.
2
4.
3

Cách sử dụng

két di động và
container chở
ga nhiều thành
phần
Cách đóng gói
hàng rời

Ô nhiễm hàng hải

Chương VI
Kết cấu và kiểm tra đóng
gói của container hàng rời,
các cấu kiện lớn, két di
động và két đặt trên xe lăn
di động

Chương VII
Quy định liên quan đến
hoạt động vận tải


Quy định chung

5.1

6.
1

Nhãn mácbao 6.
kiện,

kể
cả 2
container hàng
rời

5.2

6.
3

5.3

Áp phích và
6.
nhãn mác của 4
đơn vị hàng hóa

5.4

6.
5

Các chứng từ
5.5

Các quy định 6.
6
đặc biệt khác
6.
7


Quy định về kết cấu
cà kiểm tra đóng gói 7.1
(ngoài loại 6.2)
Quy định về kết cấu
và kiểm tra thùng 7.2
chứa áp lực, đồ phun

Quy định về phân
cách hàng

Quy định về kết cấu
và kiểm tra cho hàng
loại 6.2
Quy định về kết cấu,
7.4
kiểm tra và áp dụng
cho đóng gói và vật
liệu của hang loại 7
7.5
Quy định về kết cấu
và kiểm tra các 7.6
container hàng rời
Quy định về kết cấu
và kiểm tra các cấu
7.7
kiện lớn
Quy định về thiết kế,
kết cấu, thanh tra và
7.8


6.
8

Quy định chung về
xếp hàng

Quy định về két đặt
7.9
trên xe lăn di động

Đóng gói và cách ly

trong
tàu
container
Đóng gói và cách ly
ở trên tàu Ro-Ro
Đóng gói và cách ly
trên tàu chở hàng
bách hóa
Các quy định đặc
biệt trong trường
hợp tai nạn và cháy
liên quan đến hàng
nguy hiểm
Các
yêu cầu đặc
biệt trong trường
hợp tai nạn và cháy

liên quan đến hàng
nguy hiểm
Xác nhận của chính
quyền có thẩm
quyền

1.2.3. Mã số hàng nguy hiểm theo bộ luật IMDG Code
Hàng nguy hiểm được phân chia thành các loại khác nhau, và trong mỗi
loại lại chia thành nhóm nhỏ theo các tính chất cơ bản và đặc tính của nó. Mỗi
loại hàng đều được nêu trong danh mục hàng nguy hiểm, với nhiểu loại và các
yêu cầu cụ thể.


Phù hợp với những tiêu chuẩn về lựa chọn chất ô nhiễm biển theo phụ
lục II, Công ước MARPOL 73/78, một số loại hàng nguy hiểm trong nhiều
loại được xem là hàng ô nhiểm môi trường biển.
Theo công ước SOLAS – 2010 và Bộ luật IMDG, người ta phân hàng
nguy hiểm làm 9 loại và có hướng dẫn cụ thể về cách đóng gói sắp xếp và vận
chuyển, bố dỡ bảo quản…
- Loại 1: Chất nổ (Explosive)
Chất nổ được chia thành các nhóm nguy hiểm sau:
• Nhóm 1.1: Bao gồm các chất, vật phẩm mà nguy cơ phát nổ khối là
tiềm tàng (phát nổ lớn)
• Nhóm 1.2: Bao gồm các chất, vật phẩm tạo ra nguy hiểm nhưng không
phải là nguy cơ phát nổ khối (Mass explosion hazard).
• Nhóm 1.3: Bao gồm các chất, vật phẩm có tiềm tàng nguy cơ cháy hoặc
nổ nhẹ, không phải là mối nguy hiểm gây nổ khối.
• Nhóm 1.4: Bao gồm các chất, vật phẩm không thể hiện mối nguy hiểm
nghiêm trọng.
• Nhóm 1.5: Bao gồm các chất có độ nhạy nổ thấp, nhưng lại tồn tại mối

nguy hiểm gây nổ khối.
• Nhóm 1.6: Bao gồm các chất có độ nhạy nổ kém và không tồn tại mối
nguy hiểm gây nổ khối.


Hình 1.2 – Dán mác hàng nguy hiểm Loại 1
Bảng 1.1 - Các nhóm tương đồng và mã phân loại nhóm 1:
Mô tả các chất hoặc các
hàng hóa được phân loại
Chất nổ chính
Hàng hóa mà có chứa chất nổ chính và không có

Nhóm
tương
đồng
A

được từ hai phương thức bảo vệ hiệu quả trở lên.
Một số hàng hóa như ngòi nổ, ngòi nổ lắp cho

Mã phân
loại
1.1A
1.1B

B

mìn, kíp nổ có nắp đều được đề cập dù chúng

1.2B

1.3B

không chứa chất nổ chính
1.1C
Chất nổ đẩy hoặc chất nổ cháy khác hoặc các
hàng hóa có chứa nhiều chất nổ chính

C

1.2C
1.3C
1.4C


Chất nổ phụ hoặc bột màu đen, hoặc hàng hóa có

1.1D

chứa chất nổ phụ. Trong mỗi trường hợp đều

1.2D

không có phương tiện kích nổ và kích phóng,

D

1.3D

hoặc hàng hóa có chứa chất nổ chính và có hai


1.4D

phương thức bảo vệ hiệu quả trở lên.
Hàng hóa có chứa chất nổ phụ, không có phương

1.5D

tiện kích nổ, có phương tiện kích phóng (trừ hàng
hóa có chứa chất lỏng hoặc chất keo dễ cháy hoặc

1.1E
E

1.4E

chất lỏng tự cháy)
Hàng hóa chứa chất nổ phụ với phương tiện kích
nổ và 1 phương tiện phóng (trừ hàng hóa có chứa
chất lỏng hoặc chất keo dễ cháy hoặc chất lỏng tự

1.1F
F

cháy).
Thuốc làm pháo hoa, hoặc hàng hóa có chứa

1.2F
1.3F
1.4F


thuốc làm pháo hoa, hoặc hàng hóa có chứa cả

1.1G

chất nổ và chất phát sáng, bom cháy, chất tạo khói
hoặc chất gây chảy nước mắt (trừ các chất là chất

1.2E

G

bị kích hoạt bởi nước hoặc chất chứa phốt pho

1.2G
1.3G
1.4G

trắng, phốt phua, chất dẫn cháy, chất lỏng hoặc
chất keo dễ cháy, hoặc chất lỏng tự cháy)
Hàng hóa có chứa chất nổ và phốt pho trắng
Hàng hóa có chứa chất nổ và một chất lỏng hoặc
keo dễ cháy
Hàng hóa có chứa chất nổ và các tác nhân hóa học
độc hại

H

J

K


1.2H
1.3H
1.1J
1.2J
1.3J
1.2K
1.3K


Chất nổ hoặc hàng hóa có chứa chất nổ và có rủi
ro đặc biệt (chẳng hạn như do sự kích hoạt bởi
nước hoặc do sự có mặt của chất lỏng tự phát

1.1L
L

cháy, phosphides, hoặc một chất dẫn cháy) và cần
phải cách ly mỗi loại
Hàng hóa chỉ chứa các chất có độ nhạy nổ cực kỳ
kém.
Chất hoặc hàng hóa được đóng gói hoặc thiết kế

1.2L
1.3L

N

1.6N


S

1.4S

sao cho bất cứ ảnh hưởng nguy hiểm nào phát
sinh đều được giữ lại bên trong bao bì trừ khi bao
bì bị tan chảy do lửa, mà trong các trường hợp tất
cả các tác động do nổ hoặc phát nổ đều được hạn
chế mà không ảnh hưởng hoặc cản trở việc dập
cháy hoặc các nỗ lực ứng phó tình huống khẩn
cấp.
- Loại 2: Các chất khí (Gases)
Các chất khí là các chất co những đặc điểm sau:
• Tại nhiệc độ 50̊C có áp suất bay hơi lớn hơn 300kPa.
• Hoàn toàn ở thể khí ở nhiệt độ 20̊C tại áp suất tiêu chuẩn 101,3 kPa.
Chất khí nêu trên được chuyên chở trên tàu trong các dạng như: Khí nén,
khí hóa lỏng, khí hóa lỏng dưới áp suất cao, khí hóa lỏng dưới áp suất thấp và
khí được hòa tan trong dung dịch.
Các chất khí này có thể phân chia thành 3 loại cơ bản sau:
• Nhóm 2.1: Các loại khí dễ cháy (Flammable Gases)


×