Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả của chè tan bổ trung ích khí gia vị điều trị trĩ nội chảy máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.83 KB, 27 trang )


Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế
Trờng đại học y H Nội
[\





Trần thị hồng phơng





Nghiên cứu TíNH AN TON V HIệU QUả
CủA CHè TAN Bổ TRUNG íCH KHí GIA Vị
ĐIềU TRị TRĩ NộI CHảY MáU


Chuyên ngành : Y HọC Cổ TRUYềN
Mã số : 62.72.60.01







Tóm tắt luận án tiến sỹ y học






H Nội 2009

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
- Bệnh viện YHCT Hà Nội – Sở Y tế Hà Nội
- Bộ môn Dược lý - trường Đại học Y Hà Nội
- Bộ môn Giải phẫu bệnh - Trường Đại học Y Hà Nội.
- Bệnh viện Việt Đức
- Công ty liên doanh BV Pharma.

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Nhâm
Phản biện 1: GS. Hoàng Bảo Châu
Phản biện 2: GS.TS. Đào Văn Phan
Phản biện 3: GS.TS. Nguyễn Khánh Trạch


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
họp tại Trường Đại học Y Hà Nội
Vào hồi 08 giờ 30 ngày 07 tháng 10 năm 2009.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư việ
n Đại học Y Hà Nội
- Thư viện Quốc gia Việt Nam



CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Trần Thị Hồng Phương (2009), “Nghiên cứu ảnh hưởng của bài
thuốc bổ trung ích khí gia vị lên chức năng và hình thái gan và thận
trên động vật thực nghiệm”. Tạp chí Y học Thực hành Số 2, Bộ Y tế
xuất bản, tr. 84-87.
2. Trần Thị Hồng Phương, Nguyễn Trọng Thông, Nguyễn Nhược
Kim (2009), “Nghiên cứu tác dụng giảm đau và chống viêm của chè
tan BTIKGV trên thực nghiệm”. Tạ
p chí Y học thực hành Số 3, Bộ Y
tế xuất bản, tr: 17-20.
3. Trần Thị Hồng Phương (2009), “Tác dụng điều trị trên lâm sàng của
chè tan Bổ trung ích khí gia vị”. Tạp chí Y học thực hành Số 8 (669),
Bộ Y tế xuất bản, tr: 61-63.


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh trĩ hậu môn (bệnh trĩ) là một bệnh thường gặp với tỷ lệ mắc cao
trong cộng đồng và là bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh lý hậu môn trực
tràng. Ở Pháp Denis (1991) đã công bố tỷ lệ mắc bệnh trĩ từ 25-42% dân số
tuỳ theo từng thống kê. Ở Anh Goligher (1984) cho biết hơn 50% số người ở
độ
trên 50 tuổi bị bệnh trĩ. Ở Mỹ hàng năm có tới 11 triệu người điều trị trĩ.
Theo Netter, 35% dân số Mỹ mắc bệnh trĩ.
Các phương pháp điều trị trĩ hiện nay cũng rất phong phú. YHHĐ có
các phương pháp điều trị bao gồm: điều trị nội khoa, điều trị bằng thủ thuật,

điều trị bằng phẫu thuậ
t. Các phương pháp điều trị bằng YHCT chủ yếu là
dùng thuốc uống trong và thuốc dùng ngoài. Bài Bổ trung ích khí thang là
một trong các bài thuốc cổ phương được giới thiệu trong y văn dùng điều trị
trĩ thông qua tác dụng ích khí thăng đề (làm co búi trĩ) và làm giảm ứ huyết ở
búi trĩ và trực tràng. Nhằm tăng cường tác dụng điều trị triệu chứng viêm và
chảy máu là hai triệu chứng lâm sàng thường gặp trong bệ
nh trĩ, dựa trên kết
hợp giữa lý luận của YHCT trong phương pháp điều trĩ là ích khí thăng đề
(làm co búi trĩ), hoạt huyết (chống ứ huyết), chỉ huyết (cầm máu) và chỉ
thống (chống đau), kết hợp với việc dựa trên các cơ sở nghiên cứu khoa học
về tác dụng dược lý của các vị thuốc theo YHHĐ, bài thuốc Bổ trung ích khí
trong nghiên cứu này được gia thêm các vị thuố
c là Hòe hoa, Kim ngân hoa,
Cỏ nhọ nồi và Đào nhân là những vị thuốc có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết,
chống viêm để làm tăng hiệu quả trong điều trị trĩ nội cấp tính, đồng thời để
có thể ứng dụng bài thuốc rộng rãi trong cộng đồng nghiên cứu này cải dạng
bài thuốc dưới dạng chè tan nhằm tiện lợi cho việc sử dụng và dễ bảo quản.
Để đánh giá tính an toàn và hiệu quả điều trị của bài thuốc, đề tài tiến hành
nhằm mục tiêu:
- Đánh giá tính an toàn của thuốc trên thực nghiệm (độc tính cấp,
độc tính bán trường diễn).
- Đánh giá tác dụng của thuốc về cầm máu, chống viêm và giảm đau
trên thực nghiệm .
- Đánh giá tác dụng điều trị của thuốc trên bệnh nhân trĩ nội có
chảy máu, viêm đau so sánh với viên Daflon.
2. Nh
ững đóng góp mới của luận án.
2.1. Bài thuốc “Bổ trung ích khí thang gia Hòe hoa, Kim ngân hoa, Cỏ nhọ
nồi, Đào nhân” là bài thuốc cổ phương gia vị có tác dụng ích khí thăng đề

làm khí thăng lên, huyết không ứ ở giang môn nên có thể điều trị hiệu quả
bệnh trĩ, các vị thuốc gia thêm Hòe hoa, Cỏ nhọ nồi sao đen có tác dụng
cầm máu, Kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Đào nhân là vị

2
thuốc họat huyết làm giảm quá trình huyết ứ ở giang môn góp phần làm
giảm quá trình viêm trong bệnh trĩ. Vì vậy bài thuốc vừa điều trị tận gốc
bệnh, vừa điều trị triệu chứng bệnh.
2.2. Chè tan Bổ trung ích khí gia vị là bài thuốc được chuyển dạng bào chế
có ưu điểm là dễ uống, chia liều chính xác, có thể sản xuất hàng loạt với
quy mô lớn, sử dụ
ng thuận tiện, hiệu quả kinh tế cao.
3. Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
3.1. Ý nghĩa khoa học:
Bằng các phương pháp nghiên cứu tính an toàn của thuốc trên thực
nghiệm cho thấy: thuốc có ít độc tính cấp, phạm vi an toàn rộng, không
có độc tính bán trường diễn. Thuốc có tác dụng cầm máu, chống viêm và
giảm đau trên thực nghiệm. Nghiên cứu trên lâm sàng: nghiên cứu mở,
so sánh với nhóm đối chứng cho thấy: Thuốc có tác dụng tốt đố
i với các
triệu chứng về khả năng cầm máu, thu nhỏ búi trĩ, giảm rỉ ướt hậu môn,
giảm đau và giảm táo bón.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Đây là bài thuốc mới, được cải tiến từ bài thuốc cổ phương nên có
hiệu quả điều trị rõ rệt, góp phần chứng minh hiệu quả của thuốc YHCT
trong điều trị bệnh. Thuốc được sả
n xuất trong nước sẽ tiết kiệm chi phí
cho đợt điều trị đối với bệnh nhân trĩ, tạo nên hiệu quả kinh tế cao. Thuốc
được bào chế dưới dạng chè tan nên dễ phân liều, rất thuận tiện cho người
sử dụng, hiệu quả điều trị cao.

4. Bố cục của luận án:
Luận án được trình bày trên 125 trang, không kể phụ lục và được
chia ra: Đặt vấn đề
2 trang, Chương 1: Tổng quan 35 trang, Chương 2: Đối
tượng và phương pháp nghiên cứu 19 trang, Chương 3: Kết quả nghiên
cứu 41 trang, Chương 4: Bàn luận 20 trang, Kết luận: 2 trang, Kiến nghị: 1
trang. Luận án gồm 38 bảng, 14 biểu đồ, 6 ảnh, 2 sơ đồ. Phần phụ lục gồm
135 tài liệu tham khảo (84 tiếng Việt, 42 tiếng Anh, 8 tiếng Trung), danh
sách 100 bệnh nhân, Hồ sơ theo dõi bệnh nhân, phiếu theo dõi bệnh nhân,
các hình ảnh trong nghiên cứu, bảng theo dõi tình trạng chuột.





3
Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRĨ
1.1.1. Các phương pháp điều trị trĩ theo y học hiện đại.
Điều trị bảo tồn là sự lựa chọn ban đầu trong điều trị trĩ bao gồm chế
độ ăn nhiều chất xơ, chế độ sinh hoạt vừa sức. Các phương pháp dùng
dụng cụ: mục tiêu chính là ngăn chặn đường máu nuôi dưỡng, cố định trĩ
vào ống hậu môn, để bảo tồn đệm hậu môn như tiêm xơ búi trĩ, thắt búi trĩ
bằng vòng cao su và điện từ trưòng. Điều trị phẫu thuật là phương pháp
điều trị tiệt căn nhất, bao gồm phẫu thuật dưới đường lược và phẫu thuật
trên đường lược
1.1.2. Các phương pháp điều trị trĩ theo Y học cổ truyền
Đi

ều trị nội khoa sử dụng một số bài thuốc như “Hoạt huyết địa hoàng
thang”, “Chè trĩ số 9 của Viện Y học cổ truyền Việt Nam”, “Hoè hoàn tán
gia vị”, “Chỉ thống thang gia giảm”, “Chè trĩ số 8”, “Giải độc thang gia vị”,
“Bổ trung ích khí thang”. Điều trị thủ thuật như thắt trĩ bằng “Nguyên hoa
tuyến”, thủ thuật thắt và tiêm bôi dung dịch khô trĩ vào búi trĩ nội. Đ
iều trị
kết hợp YHCT- YHHĐ là phối hợp sử dụng các bài thuốc YHCT và các thủ
thuật của YHHĐ. Phương pháp không dùng thuốc như châm cứu.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHÈ TAN BỔ TRUNG ÍCH KHÍ GIA VỊ
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ
1.2.1. Bài thuốc Bổ trung ích khí gia vị
Thành phần vị thuốc trong BTIKG được xây dựng từ bài “Bổ trung
ích khí thang” còn gọi là “Điều trung ích khí thang” nằm trong sách “Tỳ vị
luận” của Lý Đông Viên, m
ột danh y Trung quốc đời Kim, thế kỷ XIII. Dựa
trên cơ sở lý luận và kinh nghiêm thực tiễn của mình ông cho rằng trong
ngũ tạng lục phủ thì tỳ vị đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động chức
năng của các tạng phủ trong cơ thể con người. Ông đưa ra nhận định là trăm
bệnh đều do tỳ vị bị tổn thương. Trong bài, các vị thuốc có tác dụng: “Ôn
bổ t
ỳ vị, thăng cử trung khí” giúp cho điều trị mọi chứng sa, khí hư hạ hãm
có hiệu quả tốt. Hải Thượng Lãn Ông sử dụng bài thuốc này điều trị các
bệnh về hậu thiên trong quyển I “Khôn hoá thái chân”. Mục đích chủ chốt
của bài này là “thăng đề dương khí” điều trị chứng tỳ khí hư hạ hãm gây sa
nội tạng như sa dạ dầy, sa sinh dục, sa trực tràng, trĩ
. Thành phần: Nhân
sâm 06g, Chích hoàng kỳ 12g, Xuyên qui12g, Bạch truật 12g, Thăng ma
12g, Sài hồ 10g, Trần bì 08g, Chích cam thảo 06g. Công dụng: ích khí
thăng dương, điều bổ tỳ vị. Ứng dụng lâm sàng: Chữa tỳ vị khí hư, ăn kém


4
mệt mỏi, tự ra mồ hôi hoặc thấy phát sốt, mạch hữu vô lực; chữa chứng tỳ
khí hư hạ hãm gây sa nội tạng như sa dạ dầy, sa sinh dục, sa trực tràng, trĩ;
chữa các chứng chảy máu kéo dài do rong kinh, rong huyết, do tỳ khí hư
không nhiếp huyết; chữa sốt kéo dài, người mệt mỏi, chân tay vô lực, bụng
đầy khát, đại tiện lỏng, nôn.
1.2.2. Thuốc Daflon
Daflon có nguồn gốc thực vật cho nên dùng
để làm nhóm chứng và so
sánh với thuốc BTIKG. Viên thuốc Daflon 500mg do hãng Laboratoires
Servier sản xuất dưới dạng viên bao. Thành phần mỗi viên gồm có 450mg
diosmin và 50mg hespenidine. Diosmin là một bioflavonoid, hiện nay đã
tổng hợp được dưới dạng bột vàng, không tan trong nước. Làm giảm sức
thẩm thấu của mạch đồng thời tăng cường sức chịu đựng cơ học của mao
mạch. Diosmin còn bảo vệ cho các mao mạch khỏi bị histamin làm tổn
thương, làm tăng nhanh s
ự hồi phục các mao mạch đã bị tia cực tím và tia X
làm tổn hại. Hesperidin: thuộc nhóm các Flavonoid, có hoạt tính vitamin P.
Tác dụng: Ở tĩnh mạch (TM) cải thiện trương lực hệ TM, làm giảm căng
tính giãn của TM và làm giảm ứ trệ ở TM. Ở vi tuần hoàn: Thuốc làm bình
thường hóa tính thấm của mao mạch và tăng cường sức bền mao mạch.
Làm tăng lưu thông các hệ bạch mạch. Chỉ định trong suy tuần hoàn TM và
các
đợt trĩ cấp tính.

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Công thức chè tan Bổ trung ích khí gia vị:

- Nhân sâm ( Radix Ginseng)…………………………………03g
- Chích hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei)…… 06g
- Đương quy ( Radix Angelicae sinensis ) …………………. 06g
- Bạch truật ( Rhizoma Atratylodis macrocephalae) ……… 06g
- Thăng ma ( Rhizoma Cimicifugae) ……………………… 04g
- Sài hồ ( Radix Bupleuri ) ………………………………… 04g
- Trần bì ( Pericarpium Citri reticulate perenne ) ……………03g
- Chích cam thảo ( Radix Glycyrrhizae ) ………… 03g
- Hắc hòe hoa ( Flos Styphnolobium japonici ) …… 08g
- Cỏ nhọ nồi sao đen ( Herba Ecliptae ) ………… 08g
- Kim ngân hoa ( Flos Lonicerae ) ……………… 06g
- Đào nhân ( Semen Pruni) ……………………………… 05g

5
Các dược liệu đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam III, được chiết suất
và bào chế dưới dạng phun sương tạo thành chè tan và đóng trong gói thiếc
trọng lượng 15 gam. Mỗi gói được có hai lớp bao: lớp trong là nilon, lớp
ngoài bằng vỏ nhôm hàn kín có dán nhãn. Thuốc được sản xuất tại Công
ty liên doanh BV PHARMA với dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP/-
ASEAN, GMP-WHO.
2.1.2. Thuốc đối chứng:
Viên Daflon 500mg do hãng Les Laboratoires Servier (France) sản
xuất dưới dạng viên bao. Cách dùng: Viên Daflon 500mg, đi
ều trị trong 14
ngày liền.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Cho nghiên cứu thực nghiệm
Chuột nhắt trắng (chủng Swiss) cả 2 giống, trọng lượng 20 ± 2g khỏe
mạnh. Chuột cống trắng cả 2 giống cân nặng 150-180g. Chọn chuột khoẻ
mạnh, nhốt riêng đực – cái, nuôi dưỡng và thí nghiệm trong cùng điều

kiện. Thỏ chủng Newzeland White, lông trắng, trọng lượng 1,8 – 2,5 kg.
2.2.2. Cho nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
2.2.2.1. Chọ
n mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu tính theo công thức:
[]
2
21
2
22111
2/1
2
21
)(
)1()1()1(2
PP
PPPPZPPZ
nn

−+−+−
==


β
α

Trong ®ã:
n
1
: Cỡ mẫu trong nhóm nghiên cứu

n
2
: Cỡ mẫu trong nhóm đối chứng
Z
(1-α/2)
: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% (=1,96)
Z
(1-β)
: Lực mẫu (=80%)
p
1
: Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt ở nhóm nghiên cứu (p = 90%)
p
2
: Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt ở nhóm đối chứng (p = 65%)
P: (p
1
+p
2
)/2
Cỡ mẫu tính được là: n
1
= n
2
= 50 bệnh nhân. 100 bệnh nhân được
lựa chọn ngẫu nhiên và chia làm 2 nhóm nghiên cứu.
2.2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
- Bệnh nhân không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp, chỗ ở, được chẩn
đoán đợt cấp trĩ nội độ 1,2,3
- Bệnh nhân được điều trị tại BV YHCT Hà Nội và BV Việt Đức


6
- Thời gian: từ tháng 5/2009 – 12/2009.
- Bệnh nhân tình nguyện tham gia nghiên cứu.
2.2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:
- Bệnh có một số bệnh như ung thư, tăng huyết áp, mắc các bệnh cấp
tính hoặc mạn tính nặng khác, bệnh nhân trĩ hỗn hợp, nội độ 4 hoặc
tình trạng phải đòi hỏi can thiệp phẫu thuật ngay như tụ máu hoặc nhồi
máu trĩ.
- Bệ
nh nhân không tuân thủ theo các chế độ điều trị đã được phổ biến
hoặc tự động dùng phối hợp với các thuốc khác.
- Bệnh nhân mới dùng thuốc điều trị trĩ khác dưới 7 ngày.
- Bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nghiên cứu độc tính trên súc vật thí nghiệm: Tiến hành tại Bộ
môn Dược lý, Trường ĐHY Hà Nộ
i nhằm xác định độc tính cấp và tính
LD 50 của chè tan BTIKG trên chuột nhắt trắng bằng đường uống theo
phương pháp Litchfield – Wilcoxon. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn
trên thỏ theo đường uống. Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc trên thực
nghiệm: bao gồm đánh giá tác dụng cầm máu của thuốc, đánh giá tác dụng
chống viêm của thuốc, đánh giá tác dụng giảm đau của thuốc
2.3.2. Nghiên cứu trên lâm sàng: Là một thử nghi
ệm lâm sang ngẫu
nhiên có đối chứng. Bệnh nhân nghiên cứu bao gồm 100 người được chia
làm 2 nhóm nhóm đối chứng và nhóm nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu gồm
50 bệnh nhân được điều trị bằng BTIKG và nhóm chứng gồm 50 bệnh
nhân được điều trị bằng Daflon. Nhóm đối chứng uống Daflon 500mg tổng
liềulà 50viên, uống trong 14 ngày, Nhóm nghiên cứu: Chè tan BTIKG uống

ngày 2 gói (30g) trong 14 ngày. Các chỉ tiêu quan sát bao gồm:
- Chảy máu nặng, vừa và nhẹ
- Mức độ của búi trĩ
nặng, vừa và nhẹ
- Đau: chia 3 mức độ nặng, vừa và nhẹ
- Chảy dịch: Chia 3 mức độ nặng, vừa và nhẹ
- Táo bón: chia 3 mức độ nặng, vừa và nhẹ
- XN Huyết học: CTM, Thời gian máu chảy, Thời gian máu đông
- XN sinh hóa máu: AST (GOT), ALT (GPT), Creatinin, Ure
- Soi hậu môn: Quan sát màu sắc, vị trí búi trĩ, phân độ trĩ.
- Tác dụng không mong muốn của thuốc: mệt, khó chịu, nôn hoặc buồn
nôn, đau đầu, đau bụng, ỉa l
ỏng, tăng huyết áp,ngứa, mẩn đỏ…
Sau 14 ngày điều trị đánh giá kết quả theo mức độ: A (tốt), B (trung
bình), C (không kết quả):

7
- Tốt: Hết chảy máu, hết hoàn toàn các triệu chứng cơ năng, bệnh nhân
thấy hài lòng với phương pháp điều trị, nội soi các búi trĩ hết sung huyết,
màu sắc trở lại bình thường.
- Trung bình: Hết chảy máu, còn một vài triều chứng cơ năng nhẹ, bệnh
chấp nhận với phương pháp điều trị, khi soi thấy búi trĩ đỡ sung huyết.
- Không kết quả: Bệnh không thuyên giảm, vẫ
n còn chảy máu, bệnh nhân
không hài lòng với phương pháp điều trị, soi búi trĩ vẫn thấy sung huyết mạnh.
Khả năng dung nạp thuốc: chia 3 mức độ
- Khả năng dung nạp thuốc tốt : Bệnh nhân không có biểu hiện của các
triệu chứng không mong muốn liên quan đến thuốc.
- Khả năng dung nạp thuốc trung bình : Bệnh nhân có các biểu hiện một số
tác dụng không mong muốn của thuốc nhưng ở m

ức độ nhẹ không phải
ngừng thuốc.
- Không có khả năng dung nạp thuốc : Bệnh nhân có một trong các biến
chứng nặng phải ngừng thuốc.
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các số liệu nghiên cứu được nhập và làm sạch trên phần mềm SPSS 10.0.
Kết quả nghiên cứu được phân tích đơn biến, đôi biến và được trình bày dưới
dạng bảng, biểu đồ. Kết quả số liệu
định lượng cũng được biểu diễn dưới
dạng :
SEX ± . Các test thống kê χ
2
, t-test Student và test “trước – sau” được
sử dụng để tính sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê khi p <0,05. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi p>0,05.
2.5. NƠI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Tại Bệnh viện YHCT Hà Nội, Bộ môn Dược lý, Bộ môn Giải phẫu bệnh,
Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Việt Đức và Công ty BV Pharma.

2.6. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Từ tháng 5/2007 đến tháng 12/2008
2.7. ĐẠ
O ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được Hội đồng chấm đề cương nghiên cứu sinh Trường
Đại học Y Hà Nội, Hội đồng khoa học Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện
YHCT Hà Nội đồng ý. Các bệnh nhân tự nguyện hợp tác nghiên cứu.
Trong quá trình theo dõi nếu BN có biến chứng hoặc chảy máu nặng lên,
hoặc BN kết quả loại D chuyển BN sang khoa ngoại nếu có chỉ định mổ
hoặc chuyển sang loạ
i thuốc điều trị có hiệu quả hơn.



8
sChương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH TRÊN SÚC VẬT CỦA CHÈ TAN BỔ
TRUNG ÍCH KHÍ GIA VỊ
3.1.1. Nghiên cứu độc tính cấp
Cho chuột uống chè tan BTIKG từ liều 30g/kg đến 52,5g/kg, chuột
không có biểu hiện gì đặc biệt. Từ liều 60g/kg đến 75g/kg, chuột có một
số biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa và hệ thần kinh trong vòng 24 giờ
sau khi uống thuốc nhưng không có chuột nào chết sau 7 ngày theo dõi.
Liều 90g/kg chuộ
t có những biểu hiện bất thường nặng, có 7/10 chuột co
giật, co cứng và chết trong 24 giờ đầu tiên sau khi uống thuốc thử. Đây là
liều cao nhất có thể cho chuột uống được. Vì không thể cho chuột uống
được liều cao hơn nên không tìm được liều chết 100% số chuột và chưa
tính được LD
50
của chè tan BTIKG trên chuột nhắt trắng theo đường uống.
Theo nhãn thuốc, liều dùng dự kiến trên người nặng trung bình 50 kg là
15g x 2,0 gói/ngày, tương đương 0.6g/kg/ngày. Chuyển sang liều có tác
dụng tương đương trên chuột nhắt trắng là 7.2g/kg. Liều dung nạp tối đa ở
chuột nhắt trắng là 52,5g/kg, liều này gấp 7,29 lần liều dùng có tác dụng
tương đương trên người. Liều cao nhất không gây chết chuột nhắt trắng là
75g/kg/ngày, liều này gấp 10,4 lần li
ều có tác dụng tương đương trên người.
3.1.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn
3.1.2.1. Tình trạng chung và sự thay đổi thể trọng của thỏ:

Sau 2 tuần và 4 tuần uống thuốc, trọng lượng thỏ ở cả 3 lô chứng và
lô trị 1 (uống chè tan BTIKG liều 1,8g/kg/ngày) và lô trị 2 (uống chè tan
BTIKG liều 5,4g/kg/ngày) đều tăng so với trước khi nghiên cứu. Không có
sự khác biệt về mức độ gia tăng trọng lượng thỏ giữa lô chứ
ng và các lô
dùng thuốc (p > 0,05).
3.1.2.2. Đánh giá chức năng tạo máu:
Sau 2 tuần và 4 tuần uống chè tan BTIKG, số lượng hồng cầu và thể
tích trung bình hồng cầu ở cả lô trị 1 và lô trị 2 đều không có sự khác biệt
có ý nghĩa so với lô chứng và so sánh giữa hai thời điểm trước và sau khi
uống thuốc (p > 0,05). Sau 2 tuần và 4 tuần uống chè tan BTIKG số lượng
huyết sắc tố và hematocrit ở cả lô trị 1 (uống chè tan BTIKG liều
1,8g/kg/ngày) và lô trị 2 (u
ống chè tan BTIKG liều 5,4g/kg/ngày) đều
không có sự khác biệt có ý nghĩa so với lô chứng và so sánh giữa hai thời
điểm trước và sau khi uống thuốc (p > 0,05). Sau 2 tuần và 4 tuần uống
chè tan BTIKG số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu ở cả lô trị 1 (uống
chè tan BTIKG liều 1,8g/kg/ngày) và lô trị 2 (uống chè tan BTIKG liều
5,4g/kg/ngày) đều không có sự khác biệt có ý nghĩa so với lô chứng và so

9
sánh giữa hai thời điểm trước và sau khi uống thuốc (p > 0,05). Sau 2 tuần
và 4 tuần uống chè tan BTIKG công thức bạch cầu ở cả lô trị 1 (uống chè
tan BTIKG liều 1,8g/kg/ngày) và lô trị 2 (uống chè tan BTIKG liều
5,4g/kg/ngày) đều không có sự khác biệt có ý nghĩa so với lô chứng và so
sánh giữa hai thời điểm trước và sau khi uống thuốc (p > 0,05).
Sau 2 tuần và 4 tuần uống chè tan BTIKG xét nghiệm đánh giá chức
năng gan cho thấy hoạt độ AST và hoạt độ ALT ở c
ả lô trị 1 (uống chè tan
BTIKG liều 1,8g/kg/ngày) và lô trị 2 (uống chè tan BTIKG liều

5,4g/kg/ngày) đều không có sự khác biệt có ý nghĩa so với lô chứng và so
sánh giữa hai thời điểm trước và sau khi uống thuốc (p > 0,05). Hàm lượng
bilirubin, albumin toàn phần ở cả lô trị 1 (uống chè tan BTIKG liều
1,8g/kg/ngày) và lô trị 2 (uống chè tan BTIKG liều 5,4g/kg/ngày) đều
không có sự khác biệt có ý nghĩa so với lô chứng và so sánh giữa hai thời
điểm trước và sau khi uống thuốc (p > 0,05). Hàm lượng cholesterol ở cả lô
trị 1 (u
ống chè tan BTIKG liều 1,8g/kg/ngày) và lô trị 2 (uống chè tan
BTIKG liều 5,4g/kg/ngày) đều không có sự khác biệt có ý nghĩa so với lô
chứng và so sánh giữa hai thời điểm trước và sau khi uống thuốc (p > 0,05).
3.1.2.3. Đánh giá chức năng thận:
Sau 2 tuần và 4 tuần uống chè tan BTIKG, ở cả lô trị 1 (uống chè tan
BTIKG liều 1,8g/kg/ngày) và lô trị 2 (uống chè tan BTIKG liều
5,4g/kg/ngày), lượng creatinin trong máu thỏ không có sự thay đổi khác biệt so
với lô chứng và so sánh giữa hai thời điểm trước và sau khi uống thuốc
(p>0,05). Sau 2 tuần và 4 tuần uống chè tan BTIKG, ở cả lô trị 1 (uống chè tan
BTIKG liều 1,8g/kg/ngày) và lô trị 2 (uống chè tan BTIKG liều 5,4g/kg/ngày),
lượng creatinin trong máu thỏ không có sự thay đổi khác biệt so với lô chứng
và so sánh giữa hai thời điểm trước và sau khi uống thuốc (p>0,05).
3.1.2.4.Thay đổi về hình thái:
Lô chứng: tế bào gan bình thường, không thoái hoá, không hoại tử.
Tĩnh mạch trung tâm và xoang mạch không sung huyết. Khoảng cửa
không có xâm nhập viêm. Lô trị 1 (uống chè tan BTIKG 1,8g/kg/ngày): tế
bào gan không thoái hoá, hoại tử. 1/3 mẫu bệnh ph
ẩm có tĩnh mạch trung
tâm và xoang mạch sung huyết nhẹ. Lô trị 2 (uống chè tan BTIKG liều
5,4g/kg/ngày): hình ảnh vi thể gan bình thường, tế bào gan không có tổn
thương thoái hóa, hoại tử. 1/3 mẫu bệnh phẩm có sung huyết nhẹ ở các
xoang mạch và tĩnh mạch trung tâm. Khoảng cửa không viêm. Lô chứng:
đa số cầu thận bình thường, không sung huyết. Các ống thận bình thường,

không thoái hoá long tế bào, trong lòng ống thận không có hình trụ. 2/3
mẫu bệnh phẩm có viêm thận kẽ m
ạn nhẹ. Lô trị 1 (uống chè tan Bổ trung
ích khí liều 1.8g/kg/ngày): cầu thận kích thước đều, không sung huyết; ống
thận không có tổn thương, không thoái hoá long tế bào biểu mô, không có
trụ niệu; mô kẽ không viêm, không sung huyết. Lô trị 2 (uống chè tan Bổ

10
trung ích khí liều 5,4g/kg/ngày): cầu thận kích thước bình thường, không
sung huyết; ống thận bình thường, không thoái hoá long tế bào biểu mô,
trong lòng không có trụ; mô liên kết bình thường.
3.2. THỬ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CHÈ TAN BỔ TRUNG ÍCH
KHÍ GIA VỊ TRÊN THỰC NGHIỆM
3.2.1. Tác dụng cầm máu của chè tan Bổ trung ích khí gia vị
3.2.1.1. Tác dụng của chè tan BTIKG lên thời gian chảy máu
Bảng 3.1. Tác dụng của chè tan BTIKG lên thời gian chảy máu
Thời gian chảy máu(giây)
Lô nghiên cứu n
Trước Sau
p

BTIKG 7,2g/kg 10 104,8 ± 15,0 79,2± 11,2 < 0,05
BTIKG 14,4g/kg 10 108,0 ± 11,7 75,2 ± 6,7 < 0,05
Chè tan BTIKG cả hai liều 7,2g/kg và 14,4g/kg uống trong 4 ngày
đều làm giảm thời gian chảy máu trên chuột thí nghiệm một cách có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2.1.2. Ảnh hưởng của chè tan BTIKG đến tỷ lệ prothrombin
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chè tan BTIKG đến tỷ lệ prothrombin trong
máu thỏ
Lô nghiên cứu n Tỷ lệ prothrombin (%) p

Chứng 8 100,0 ± 7,1
BTIKG 8 96,2 ± 3,2

> 0,05
Chè tan BTIKG liều 1,8g/kg/ngày, uống trong 7 ngày không ảnh
hưởng tới tỷ lệ prothrombin trong máu thỏ.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của chè tan BTIKG đến tác dụng của
Sintrom(acenocoumarol) trên tỷ lệ prothrombin máu thỏ
Tỷ lệ prothrombin (%)
Lô nghiên cứu n
Sau 18 giờ Sau 24 giờ

Chứng 8 100,0 ± 8,7 100,0 ± 7,4

Sintrom 8 30,6 ± 4,8 27,5 ± 1,7

BTIKG + Sintrom 8 32,6 ± 6,4 26,7 ± 7,5
p (2-3)
> 0,05 > 0,05
Chè tan BTIKG liều 1,8g/kg/ngày, uống trong 7 ngày không ảnh
hưởng tới tác dụng của Sintrom trên tỷ lệ prothrombin trong máu thỏ.

11
3.2.2. Tác dụng chống viêm của chè tan Bổ trung ích khí gia vị
3.2.2.1. Tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù chân chuột bằng
carrageenin
Aspegic 150mg/kg có tác dụng ức chế phản ứng phù chân chuột rõ
nhất ở thời điểm 2 - 4 giờ sau tiêm carrageenin. BTIKG cả 2 liều 4,2g/kg
và 8,4g/kg có xu hướng ức chế phản ứng phù viêm ở cả 4 thời điểm quan
sát sau khi tiêm carrageenin nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.

3.2.2.2. Tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm màng bụng chuột
Bảng 3.4.
Ảnh hưởng của chè tan BTIKG đến thể tích dịch rỉ viêm

nghiên cứu
n
Dịch rỉ viêm
(ml/100g thể trọng)
p
1
p
2
p
3
Chứng 10 1,64 ± 0,17
Aspegic 10 0,78 ± 0,18 < 0,01
BTIKG 4,2g/kg 10 1,02 ± 0,22 < 0,01 > 0,05
BTIKG 8,4g/kg 10 0,90 ± 0,15 < 0,05 > 0,05 > 0,05
Chú thích: p
1
: So với lô 1; p
2
: So với lô 2; p
3
: So với lô 3
Chè tan BTIKG cả hai liều 4,2g/kg và 8,4g/kg đều làm giảm rõ rệt thể
tích dịch rỉ viêm trong ổ bụng chuột. Tác dụng chống viêm cấp trên mô hình
gây viêm màng bụng của hai liều BTIKG đã dùng và Aspegic 150mg/kg
tương đương nhau. So với lô chứng, cả 3 lô uống thuốc thử BTIKG và thuốc
chuẩn Aspegic đều có xu hướng làm giảm số lượng bạch cầu và hàm lượng

protein trong dịch rỉ viêm nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.
3.2.2.3. Tác dụng ch
ống viêm mạn
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chè tan BTIKG đến trọng lượng u hạt
Lô nghiên cứu n
Trọng lượng
u hạt (mg)
Tỷ lệ ức
chế (%)
p
1
p
2
p
3
Chứng 10 22,8 ± 3,2



Prednisolon 5mg 10 12,1 ± 1,2 46,93 < 0,01
BTIKG 7,2g/kg 10 15,2 ± 0,7 33,33 < 0,05 < 0,05
BTIKG 14,4g/kg 10 12,2 ± 1,0 46,49 < 0,01 > 0,05 < 0,05
Chú thích: p
1
: So với lô 1; p
2
: So với lô 2; p
3
: So với lô 3
Cả 3 lô uống Prednisolon liều 5mg/kg, chè tan BTIKG liều 7,2g/kg

và chè tan BTIKG liều 14,4g/kg đều thấy rõ sự giảm trọng lượng u hạt
theo thứ tự 46,93%, 33,33 % và 46,49 %. Chè tan BTIKG liều 14,4g/kg có
tác dụng giảm trọng lượng u hạt tương đương với prednisolon 5mg/kg và
mạnh hơn chè tan BTIKG liều 7,2g/kg với sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05).

12
3.2.3. Tác dụng giảm đau của chè tan Bổ trung ích khí gia vị
3.2.3.1. Phương pháp mâm nóng (hot plate)
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chè tan BTIKG lên thời gian phản ứng với
kích thích nhiệt
Thời gian phản ứng
(giây)
p
Lô nghiên cứu n
Trước Sau
Chứng 10
17,59 ±
2,30
13,55 ± 1,26 > 0,05
Morphin 10
19,20 ±
2,29
50,82 ± 2,66 < 0,001
BTIKG 7,2g/kg 10
17,46 ±
2,52
16,64 ± 1,29 > 0,05
BTIKG 14,4g/kg 10
18,18 ±

1,98
16,81 ± 1,69 > 0,05
Morphin clohydrat 10mg/kg tiêm màng bụng chuột có tác dụng
làm giảm rõ rệt thời gian phản ứng với kích thích nhiệt của chuột.
BTIKG cả hai liều 7,2g/kg và 14,4g/kg đều không có tác dụng giảm đau
trên mô hình này.
3.2.3.2. Phương pháp gây quặn đau bằng acid acetic
0
5
10
15
20
25
0-5 >5-10 >10-15 >15-20 >20-25 >25-30
Phút
Số lần trung bình quặn đau
Chứng Aspegic BTIKG 14.4g/kg BTIKG 7.2g/kg

Biểu đồ 3.1: Số cơn quặn đau của chuột sau khi tiêm acid acetic
Aspegic liều 100mg/kg có tác dụng giảm rõ rệt số cơn quặn đau
trong 15 phút đầu sau khi tiêm acid acetic. BTIKG liều 14,4g/kg có tác
dụng giảm rõ rệt số cơn quặn đau từ phút thứ 5 đến hết phút thứ 25 sau
khi tiêm acid acetic. BTIKG liều 7,2g/kg chỉ làm giảm số cơn quặn đau
trong 5 phút đầu sau khi tiêm acid acetic.

13
3.3. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
3.3.1. Kết quả nghiên cứu về tác dụng điều trị
3.3.1.1. Tác dụng điều trị trên lâm sàng:


70
8
67
71
89
26
58
29 29
11
4
34
5
00
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Chảy máu Độ trĩ Rỉ ướt hậu
môn
Đau Táo bón
Triệu chứng
%
A B C


Biểu đồ 3.2: Ảnh hưởng của BTIKG đến thay đổi triệu chứng lâm sàng
Thuốc BTIKG có tác dụng tốt với triệu chứng chảy máu trĩ. Có 96%
BN đạt kết quả cầm máu sau đợt điều trị trong đó có 70% cầm máu trong 4
ngày đầu dùng thuốc (mức A), 26% cầm máu trong những ngày dùng
thuốc tiếp theo (mức B). Sau đợt điều trị chỉ có 4% không đạt kết quả cầm
máu (mức C). Đối với tri
ệu chứng rỉ ướt hậu môn, đau, táo bón, thuốc
BTIKG cũng làm hết các và giảm các triệu chứng rất tốt (100%) Bn hết và
giảm các triệu chứng). Đối với tác dụng thu nhỏ búi trĩ thuốc BTIKG có
tác dụng thu nhỏ búi trĩkhá tốt, có 8% BN mất búi trĩ hoặc giảm tới 2 độ,
58% BN giảm độ trĩ. Số BN đạt kết quả cầm máu sau khi dùng thuốc
Daflon là 92% trong đó có 24% đạt kết quả cầm máu trong 4 ngày
đầu tiên
và 68% đạt kết quả trong những ngày dùng thuốc tiếp theo. Không có BN
nào mất búi trĩ sau điều trị Daflon, 16% BN giảm độ trĩ. Đối với triệu
chứng rỉ ướt hậu môn, đau, táo bón, thuốc có tác dụng khá tốt.
Thời gian cầm máu trung bình với các mức độ chảy máu của nhóm
BN điều trị BTIKG là 3,78 ngày. Số ngày cầm máu trung bình của BN
chảy máu nặng là 4,3 ngày.Số ngày cầm máu trung bình của BN chảy
máu vừa dài nhất là 3,6 ngày.S
ố ngày cầm máu trung bình của BN chảy
máu nhẹ là 3 ngày. Thời gian cầm máu trung bình với các mức độ chảy
máu của nhóm BN điều trị Daflon là 4,8 ngày. Số ngày cầm máu trung
bình của BN chảy máu nặng là 6,1 ngày. Số ngày cầm máu trung bình của
BN chảy máu vừa là 4,6 ngày. Số ngày cầm máu trung bình của BN chảy
máu nhẹ là 3,4 ngày


14

Bảng 3.7: Kết quả nghiên cứu điều trị cầm máu theo mức độ chảy máu của
nhóm điều trị BTIKG

Nặng Vừa Nhẹ Tổng số
Mức độ chảy
máu
Kết quả ĐT

n

%

n

%

n

%

n

%
p
A
9 50.00 20 76.92
6 100.0 35 70.0
B
8 44.44 5 19.23
0 0.0 13 26.0

C
1 5.56 1 3.85
0 0.0 2 4.0
Tổng cộng
18 100.0 26
100.0 6 100.0 50 100.0
>0,05
p
<0,01 <0,01
<0,01

Kết quả A,B,C của từng nhóm BN nặng, vừa, nhẹ là có sự khác biệt
rõ rệt với ý nghĩa thống kê p < 0,01. Thuốc có tác dụng cầm máu ở mọi
mức độ chảy máu khác nhau. Tỷ lệ đạt tác dụng cầm máu ( A + B ) ở 3
mức độ nặng, vừa, nhẹ không có sự khác biệt với p > 0,05.

Bảng 3.8 : Kết quả nghiên cứu điều trị cầm máu theo mức độ trĩ của
nhóm
điều trị BTIKG
Độ I Độ II Độ III Tổng số
Mức độ
trĩ
Kết quả
ĐT

n

%

n


%

n

%

n

%
p
A
4 100.0 22 73.33 9 56.25
35 70.0
B
0 0.0
6 20.00 7 43.75
13 26.0
C
0 0.0
2 6.67
0 0.0 2 4.0
Tổng
cộng
4 100.0 30
100.0 16 100.0 50 100.0
>0,05
P
<0,01 <0,01
<0,01

Ở từng mức độ trĩ I,II,III đều có sự khác biệt rõ rệt giữa kết quả cầm
máu (A,B,C ) với mức thống kê p <0,01. Thuốc có tác dụng cầm máu ở
mọi mức độ trĩ khác nhau. Tỷ lệ đạt kết quả tác dụng cầm máu ở 3 mức độ
không có sự khác biệt với p > 0,05

15
p<0,001
70
26
4
24
38
8
0
10
20
30
40
50
60
70
80
ABC
Mức độ cầm máu
%
BTIKG Daflon

Biểu đồ 3.3: So sánh kết quả cầm máu của hai nhóm BN nghiên cứu
Kết quả cầm máu (mức độ A + B): ở nhóm BTIKG cao hơn nhóm
Daflon sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết quả không cầm

máu (mức độ C) ở nhóm BTIKG thấp hơn nhóm Daflon sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p < 0,001.
.
p<0,01
66.7
28.6
4.7
38.1
47.6
14.3
0
10
20
30
40
50
60
70
80
ABC
Mức độ
g
iảm rỉ ướt hậu môn
%
BTIKG Daflon

Biểu đồ 3.4: So sánh kết quả giảm ướt hậu môn của hai nhóm bệnh
nhân nghiên cứu
Kết quả làm giảm rỉ ướt hậu môn giữa hai nhóm BN điều trị BTIKG
cao hơn Daflon có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.



16
71
29
0
35.3
52.9
11.8
0
20
40
60
80
ABC
Mức độ giảm đau
%
BTIKG Daflon

Biểu đồ 3.5: So sánh kết quả giảm đau giữa hai nhóm BN nghiên cứu
Kết quả giảm đau theo các mức độ của nhóm BN điều trị BTIKG cao hơn
nhóm BN dùng Daflon, 100% BN điều trị BTIKG hết đau ở mức độ A + B.
p<0,01
89.5
7.9
2.6
34.3
62.9
2.8
0

20
40
60
80
100
ABC
Mức độ giảm táo bón
%
BTIKG Daflon

Biểu đồ 3.6: So sánh kết quả giảm táo bón của hai nhóm BN nghiên cứu
Kết quả giảm táo bón của nhóm BN điều trị BTIKG cao hơn Daflon
có ý nghĩa thống kê với P < 0,01.
3.3.1.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng điều trị biểu hiện ở các chỉ số cận
lâm sàng.
Số lượng tiểu cầu và thời gian đông máu trước và sau điều trị không có
sự thay đổi với ý nghĩa thống kê vớ
i p>0,05. Thời gian máu chảy trước và

17
sau điều trị có sự thay đổi với ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Ảnh hưởng
của BTIKG đến sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học (hồng cầu, bạch cầu,
hemoglobin) của nhóm bệnh nhân nghiên cứu trước và sau điều trị không
có sự thay đổi với ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Ảnh hưởng của BTIKG
đến sự thay đổi một số chỉ số sinh hoá máu (AST,ALT, Creatinin, Ure,
Đường huyế
t) của nhóm bệnh nhân nghiên cứu trước và sau điều trị không
có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Qua bảng 3.55 cho thấy
trong số 50 BN được theo dõi nước tiểu trước và sau điều trị thấy có 2 BN
trước điều trị có protein trong nước tiểu(+), sau điều trị không còn protein

trong nước tiểu (-). Có 2 BN trước điều trị có BC (+) sau điều tri không
thay đổi.
3.3.2. Kết quả điều trị chung
Bả
ng 3.9: So sánh kết quả điều trị chung của 2 nhóm BN nghiên cứu
BTIKG Daflon Tổng cộng
Nhóm
Kết quả
n Tỷ lệ %n Tỷ lệ %
Tốt 38 76 28 56 66
Trung bình 10 20 18 36 28
Không kết quả 2 4 4 8 6
Tổng cộng 50 100 50 100 100
Sau 14 ngày điều trị, nhóm dùng BTIKG kết quả đạt loại tốt nhiều
hơn nhóm dùng Daflon. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P<0,05.
3.3.3. Kết quả nghiên cứu khả năng dung nạp BTIKG trên lâm sàng
Tất cả 100% số BN điều trị bằng thuốc BTIKG sau đợt điều trị
không có biểu hiện bất cứ một tác dụng không mong muốn nào.
3.3.4. Kết quả nghiên cứu theo dõi chảy máu tái phát của 2 nhóm BN
điề
u trị BTIKG và Daflon:
Do bệnh nhân điều trị cùng 1 thời điểm trong thời gian 5 tháng chúng
tôi hẹn bệnh nhân tái khám sau thời gian từ 1 – 3 tháng không có bệnh
nhân nào bị tái phát hoặc bệnh nặng lên.








18
Chng 4
BN LUN

4.1. AN TON CA BI THUC B TRUNG CH KH GIA V
4.1.1. V c tớnh cp v LD 50
V kt qu th c tớnh cp ca BTIKG trờn sỳc vt thớ nghim: BTIKG
l mt bi thuc c phng cú gia v nờn cn tin hnh lm c tớnh cp (LD
50) xỏc nh liu c ca thuc trờn sỳc vt thớ nghim. T ú tỡm ra
phm vi an ton ca thuc. Kt qu th LD50 ca BTIKG cho thy: li
u
dung np ti a ca thuc trờn chut nht trng l liu 52,5g/kg/ngy gp
7,29 ln liu iu tr, liu cú biu hin c l liu 60g/kg/ngy gp 8 ln iu
tr chut cú biu hin i phõn t mu nõu en (30%), liu 90g/kg/ngy gp
12,5 ln iu tr tt c 100% s chut b i phõn t. liu th cng cao mc

i phõn t cng nng. Cng ti liu 90g/kg/ngy cú 7/10 s chut cht,
trc khi cht chut co git v cht trong tỡnh trng co cng nh vy thuc
BTIKG vi liu cao nht khụng gõy cht chut nht trng l 75g/kg/ngy,
liu ny gp 10,4 ln cú tỏc dng tng ng trờn ngi m khụng gõy cht
cho sỳc vt thớ nghim. Từ kết quả thử độc tính cấp trờn cho thy chut bt
u cú biu hin ục bng triu chng
i phõn t iu ny cú th lý gii
c do trong bi thuc BTIKG cú cỏc v thuc nh o nhõn l v thuc cú
tỏc dng phỏ , hnh huyt thụng tin, nhun tỏo, hot trng dựng liu t 4-
12g cú tỏc dng cha tỏo bún do tõn dch bt tỳc gõy ra, trong bi thuc
BTIKG liu dựng 8g/ngy l liu cú th chp nhn c theo kinh nghim
dõn gian cú tỏc dng chng tỏo bún m khụng gõy i tin phõn lng cho
BN. Ngoi ra trong bi thuc cũn cú cỏc v nh Hoố hoa, Kim ngõn hoa, C

nh ni l nh
ng v thuc cú tớnh hn lng khi dựng liu quỏ cao cng cú
th gõy ra phõn lng.
4.1.2. V c tớnh bỏn trng din
V kt qu th c tớnh bỏn trng din ca BTIKG trờn sỳc vt thớ
nghim: Mu thuc th chố tan B trung ớch khớ khụng gõy c tớnh bỏn
trng din trờn th khi cho th ung liu 1,8g/kg/ngy (liu tng ng
vi liu dựng ngi) v liu cao gp 3 ln (5,4g/kg/ngy) trong 4 tun.
Tt c
cỏc ch s theo dừi v tỡnh trng chung, cõn nng, chc nng to
mỏu, chc nng gan, chc nng thn v mụ bnh hc gan, thn u nm
trong gii hn bỡnh thng, khụng cú s khỏc bit so vi lụ chng. Từ kết
quả thử độc tính cấp và bán trờng diễn của chè tan Bổ trung ích khí, liều
dùng dự kiến 2gói/ngày cho ngời lớn nặng 50kg là có thể chấp nhận đợc.
Lu ý không dùng liều cao hơn liều dự kiến ở trên để tránh tình trạng ngộ
độc thuốc có thể xảy ra.

19
4.2. TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC TRÊN LÂM SÀNG
4.2.1. Tác dụng cầm máu.
Qua nghiên cứu trên 50 BN trĩ chảy máu điều trị bằng BTIKG, chúng
tôi thấy có 48 BN đạt kết quả về tác dụng cầm máu sau 10 ngày điều trị,
chiếm tỷ lệ 96%. So sánh kết quả dùng Daflon điều trị cho 50 BN thì có 45
BN đạt kết quả về tác dụng cầm máu (chiếm 90%) Kết quả tác dụng cầm
máu của BTIKG cao hơn so với kết quả c
ầm máu của Daflon, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Như vậy tác dụng cầm máu của
BTIKG trong điều trị trĩ cấp tính là cao hơn tác dụng cầm máu của Daflon.
Sau điều trị BTIKG (so với trước điều trị), triệu chứng lâm sàng chảy máu
đã giảm đi một cách rõ rệt với p < 0,05. Tác dụng cầm máu của BTIKG

trên cận lâm sàng còn được thể hiện sau điều trị BTIKG, thờ
i gian máu
chảy đã giảm đi một cách có ý nghĩa với p <0,01. Có thể nói, thuốc
BTIKG có tác dụng cầm máu tương đối cao trong điều trị trĩ chảy máu.
4.2.2. Tác dụng cầm máu theo mức độ chảy máu
Khi điều trị BTIKG, trong số 48 BN đạt kết quả cầm máu (chiếm tỷ
lệ 96%), có 35 BN đạt kết quả cầm máu ở mức độ A tức là cầm máu trong
4 ngày đầu dùng thuốc (chiếm 70,0%), 13 BN
đạt kết quả cầm máu ở mức
độ B, tức là cầm máu trong những ngày dùng thuốc tiếp theo (chiếm 26%).
Có 2 BN trĩ độ 3 sau điều trị có giảm chảy máu tuy nhiên ở mức độ nhẹ (
vì theo quy định biểu mẫu chấm điểm chúng tôi vẫn xếp loại C). So với
nhóm dùng Daflon, kết quả cầm máu trong số 46 BN đạt kết quả cầm máu
(chiếm tỷ lệ 92%), có 12 BN đạt kết quả cầ
m máu ở mức độ A tức là cầm
máu trong 4 ngày đầu dùng thuốc (chiếm 24%), 34 BN đạt kết quả cầm
máu ở mức độ B, tức là cầm máu trong những ngày dùng thuốc tiếp theo
(chiếm 68%). Có 4 BN sau điều trị không kết quả chuyển sang điều trị
phương pháp khác. Tác dụng cầm máu ở mức độ A và B của BTIKG cao
hơn của Daflon. Sự khác biệt này có ý nghĩa (p < 0,01). Điều này một lần
nữa ch
ứng tỏ kết quả cầm máu trong điều trị trĩ của BTIKG cao hơn
Daflon.
4.2.2.1. Thời gian cầm máu trung bình của BTIKG.
Thời gian cầm máu trung bình của nhóm BN dùng BTIKG là 3,78
ngày. Trong đó thời gian cầm máu trung bình của những BN chảy máu ở
mức độ nặng là 4,3 ngày, của những bệnh nhân ở mức độ vừa là 3,6 ngày.
Như vậy mức độ chảy máu càng nặng thì thời gian cầm máu càng dài, mức
độ chảy máu càng nhẹ thì thời gian cầ
m máu càng ngắn. Thời gian cầm

máu trung bình của nhóm BN dùng Daflon là 4,8 ngày. Trong đó thời gian
cầm máu trung bình của những BN chảy máu ở mức độ nặng là 6,1 ngày,
của những BN ở mức độ vừa là 4,6 ngày.

20
4.2.2.2. Kết quả cầm máu theo mức độ chảy máu và độ trĩ
Mức độ chảy máu nặng đạt kết quả cầm máu là 94,44%, mức độ
chảy máu vừa là 96,15%, mức độ nhẹ kết quả cầm máu là 100%. Kết quả
A, B, C của từng nhóm bệnh nhân có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<
0,01 cho thấy thuốc có tác dụng cầm máu khác nhau ở các mức độ chảy
máu khác nhau. Tỷ lệ đạt kết quả
cầm máu trung bình và không đạt kết
quả chủ yếu nằm ở trĩ độ II, III. Như vậy có thể trĩ càng to thì thời gian
cầm máu càng tăng. Như vậy, kết quả cầm máu với mức độ chảy máu và
độ trĩ có liên quan đến nhau có thể giải thích được do búi trĩ độ III luôn sa
ra ngoài hậu môn sau khi đi đại tiện xong phải lấy tay đẩy vào trong hậu
môn mới vào, búi trĩ có thể bị thắt nghẽn gây xung huy
ết hoặc bị cọ sát
gây viêm nhiễm tổn thương thành mạch. Sự chảy máu trên bệnh nhân
không chỉ do rối loạn huyết mạch mà còn do viêm nhiễm tổn thương thành
mạch. Mặt khác do búi trĩ thường sa ra ngoài hậu môn mỗi khi đi ngoài
hay gắng sức máu dồn xuống búi trĩ nhiều khi phản xạ đi ngoài hết cỡ thắt
hậu môn lại làm áp lực trong búi trĩ tăng mạnh do vậy, đối với những BN
này đi ngoài xong máu phun thành tia lên bãi phân. Như vậy so sánh kết
quả cầm máu trên bệnh nhân chảy máu trĩ với một số phương pháp khác
thì tác dụng cầm máu của BTIKG là rất tốt. Điều này khẳng định được tác
dụng điều trị của bài thuốc cổ phương Bổ trung ích khí gia vị.
4.2.3.Tác dụng thu nhỏ độ trĩ:
So sánh tác dụng thay đổi độ trĩ ở các mức độ giữa hai nhóm điều tr


BTIKG và Daflon cho thấy kết quả thu nhỏ búi trĩ của BTIKG tốt hơn. So
sánh trước và sau điều trị bằng BTIKG, độ trĩ của các bệnh nhân trĩ đã
giảm đi một cách có ý nghĩa với p < 0,05. Như vậy BTIKG có tác dụng
tương đối tốt trong việc thu nhỏ búi trĩ điều này được lý giải do bài “Bổ
trung ích khí thang” được xây dựng trên cơ sở 8 vị thuốc có tác dụng chủ
yế
u của bài thuốc là ích khí thăng đề chữa chứng khí hư hạ hãm như sa
trực tràng, trĩ, sa phủ tạng và các chứng chảy máu kéo dài do tỳ hư. Cho
nên bài Bổ trung ích khí này dùng Sâm, Kỳ, Quy, Truật là để ích khí kết
hợp với Thăng, Sài để thăng đề .Trong bài “Bổ trung ích khí” lấy Hoàng
kỳ là chủ dược, Hoàng kỳ là thuốc bổ khí phối hợp với Nhân sâm, Bạch
truật, Cam thảo kiện tỳ ích khí giải quyết các chứng khí hư
, Trần bì để
thuận khí, giúp cho sự thông lợi. Theo lý luận của YHCT tạng Tỳ chủ về
cơ nhục. Tỳ khí hư cơ nhục nhẽo theo YHHĐ trương lực cơ giảm gây ra
các chứng sa ( sa trực tràng, sa dạ con, trĩ ).
4.2.4. Tác dụng chống viêm, rỉ ướt hậu môn.
Tác dụng giảm rỉ ướt hậu môn của BTIKG tương đương tác dụng này
của Daflon. Như vậy trên lâm sàng BTIKG có tác dụng giảm chả
y dịch,
giảm rỉ ướt hậu môn rất rõ. Điều đó làm chúng tôi nghĩ đến tác dụng giảm

21
viêm của bài thuốc. Nghiên cứu thực nghiệm còn chứng minh bài thuốc có
tác dụng chống viêm cấp. Tác dụng chống viêm cấp của bài thuốc làm cho
các búi trĩ giảm viêm, giảm phù nề xung huyết vì thế mà búi trĩ nhỏ đi. Trong
bệnh trĩ quá trình viêm thường biểu hiện ở các triệu chứng chảy dịch và đau.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm là do búi trĩ bị thắt nghẽn gây xung
huyết, phù nề, tắc nghẽn hoặc do bị cọ
sát nhiều gây xát làm tổn thương

thành mạch. Trong BTIKG có các vị như: Hòe hoa có chứa rutin. Thí nghiệm
trên chuột cống trắng, rutin và quercetin đều có tác dụng ức chế phù bàn
chân chuột do albumin, histamin, serotonin gây nên cũng như sưng khớp
khuỷu do men hyaluronidase tạo nên. Trên thỏ, rutin tiêm tĩnh mạch có thể
phòng ngừa viêm da dị ứng và hiện tượng Arthus (Arthus phenomenon)
trong động vật đã được gây mẫn. Trên chó gây viêm tắc tĩnh mạch thực
nghiệm bằng cách tiêm dầu thông, dùng rutin điều trị có tác d
ụng thúc đẩy
quá trình hồi phục bệnh. Cơ chế chống viêm của các Flavon dạng rutin hịên
có nhiều giả thuyết như kích thích thượng thận tiết adrenalin, làm tăng hàm
lượng adrenalin trong máu bằng cách ức chế men catecholamin-O-
methyltransferase hoặc monoamin, oxidase, hoặc ức chế men hyaluronidase.
Kim ngân hoa có tác dụng kháng viêm mạnh, kháng khuẩn, chống ô xi hoá,
theo nhiều công trình nghiên cứu cho thấy về tác dụng dược lý nó có tác
dụng kháng khuẩn mạnh đối với các loại tụ cầu khuẩn, liên cầu, khu
ẩn phế
cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, vi khuẩn, thương hàn. Theo YHCT thì Kim ngân
hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa ung nhọt, tiêu dinh độc, nhất thiết
phong thấp khí đều trừ kiêm chữa huyết lỵ, thủy lỵ. Cỏ nhọ nồi ngoài tác
dụng cầm máu còn có tác dụng kháng viêm, qua đó búi trĩ giảm viêm, giảm
phù nề sung huyết góp phần làm độ trĩ nhỏ đi.
4.2.5. Đối với triệu chứng đau:
So sánh trước và sau điều trị, triệu chứng đau của các BN trĩ đã giảm đi
nhiều. Kết quả giảm đau của bài thuốc BTIKG trên lâm sàng và thực nghiệm
trong nghiên cứu của chúng tôi cũng hoàn toàn phù hợp với lý luận YHCT.
Theo y học cổ truyền: “Thông thì không đau, đau do không thông ” (Khi khí
huyết lưu thông thì không có đau, đau là do khí huyết không lưu thông). Một
trong những nguyên nhân gây đau trong bệnh trĩ là do huyết ứ. Trong
BTIKG có vị Đào nhân là v
ị thuốc thường được dùng làm thuốc điều kinh và

có tác dụng cầm máu sau đẻ, theo tài liệu cổ Đào nhân có vị đắng tính bình
vào 2 kinh tâm và can. Có tác dụng phá huyết, hành ứ, nhuận táo, hoạt
trường, dùng chữa chứng huyết ứ, huyết bế, chữa ho, thông kinh nguyệt, sát
trùng, Kim ngân hoa là vị thuốc có tác dụng kháng khuẩn mạnh phối hợp với
Đào nhân làm tăng tác dụng tiêu viêm, giảm đau rất tốt.
4.2.6. Đối với triệu chứ
ng táo bón
Thuốc BTIKG điều trị táo bón tốt. Theo YHCT táo bón ở đây có thể do
tràng vị táo nhiệt làm hao tổn tân dịch dẫn đến đường ruột bị khô nóng, tân

22
dịch không thấm xuống gây đại tiện táo kết hoặc khí hư uất trệ khiến công
năng tiêu hóa thăng giáng đào thải thất thường do đó cặn bã tích lại gây nên,
hoặc là do khí huyết đều suy, khí hư thì sức đẩy kém, huyết hư thì chất nhờn
thiếu không nhuận được đại tràng gây nên táo bón. Trong bài “Bổ trung ích
khí” Hoàng kỳ, Nhân sâm, Bạch truật, Cam thảo kiện tỳ ích khí, Trần bì để
thuận khí, giúp cho sự thông lợ
i, Thăng ma,Sài hồ để thăng đề đưa khí lên,
Xuyên quy để dưỡng huyết, sinh tân, nhuận táo, Đào nhân để phá ứ, nhuận
táo. Trong thành phần hoá học của Đào nhân chứa tới hơn 50% dầu có tác
dụng nhuận táo và hoạt trường mạnh. Ngoài ra bài thuốc còn được ra thêm
những vị thuốc Hòe hoa, Cỏ nhọ nồi đều có tính lương có tác dụng thanh nhiệt
làm việc đại tiện được dễ dàng hơn. Do tác dụng của nhữ
ng vị thuốc có trong
thành phần bài thuốc như vậy nên BTIKG có tác dụng nhuận táo rất tốt.
4.2.7. Ảnh hưởng của BTIKG đối với huyết áp
Sự ổn định huyết áp ở trong nghiên cứu này cho này cho thấy đối với
bệnh nhân điều trị bằng BTIKG là BN tăng huyết áp vẫn có thể dùng được
thuốc này. Hơn nữa đối với những BN gầy yếu, suy nhược cơ thể, những BN
m

ắc bệnh mạn tính đều có thể dùng được thuốc này vì ngoài tác dụng điều trị
BTIKG còn có tác dụng bồi bổ cơ thể gần như có thể coi như một loại thuốc
bổ và tăng huyết áp ở những BN huyết áp thấp. Qua phân tích thành phần tác
dụng của bài thuốc cho thấy: Nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí phục
mạch cố thoát, bổ tỳ ích phế sinh tân, an thần làm cho tác dụng ích khí càng
mạnh, Hoàng kỳ có kh
ả năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tăng
cường tạo ra kháng thể bạch cầu và tăng cường sức lực. Hoàng kỳ là dương
dược vừa có thể thăng vừa có thể giáng, ích nguyên khí, lám ấm da thịt, giữ
được mồ hôi, phía ngoài làm cho khí lưu hành nơi bì phu, phía trong thì bổ
cho tỳ vị. Khi sâm và kỳ phối hợp với nhau thì làm cho tác dụng bổ trung ích
khí càng mạnh giúp nâng huyết áp. Cam thảo có vị ngọt tính bình vào 4 kinh
tỳ, vị, phế và tâm có tác dụng chính bổ trung tiêu làm hoà hoãn bớt tính
mãnh liệt của một số vị thuốc khác. Ngoài ra cam thảo còn có tác dụng giữ
muối và nước, góp phần tăng huyết áp.Đương quy có tác dụng cải thiện lưu
lượng máu nuôi dưỡng cơ tim, chống rối loạn nhịp tim, tăng khả năng nhận
oxi ở hồng cầu, tăng tốc độ lưu huyết, điều tiết trấn t
ĩnh hệ thống thần
kinh…là vị thuốc ngọt, cay, ấm vào 4 kinh can, tâm, tỳ và phế có tác dụng bổ
huyết điều kinh hoạt huyết chỉ thống… kết hợp với Hoàng kỳ thì bổ huyết
làm khí huyết được sung mãn.
4.3. KHẢ NĂNG DUNG NẠP CỦA THUỐC BTIKG
Kết quả nghiên cứu 50 bệnh nhân dùng thuốc BTIKG cho thấy: 100%
số bệnh nhân dùng thuốc BTIKG không có biểu hiện bất cứ một tác dụng
không mong mu
ốn nào của thuốc. Kết quả đó chứng tỏ khả năng dung nạp
thuốc BTIKG là rất tốt. Điều này cũng phù hợp với lý luận của YHCT và

×