Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiểu luận môn đường lối cách mạng phân tích quan điểm của đảng về lĩnh vực kinh tế của nước ta thời kỳ trước đổi mới 1975 1986

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.77 KB, 25 trang )

1

Đại học Kinh Tế Quốc Dân
-Môn học Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam-

Bài thuyết trình nhóm 1
Đề bài :
1. Phân tích quan điểm của Đảng về lĩnh vực kinh tế của nước ta thời kỳ trước đổi mới
1975-1986.
2.Trình bày suy nghĩ của giới trẻ về "thời bao cấp".


2

Lời mở đầu.
Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, miền Nam hoàn toàn giải
phóng, đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Hòa bình đã được lập lại, tuy nhiên
đất nước phải đương đầu với vô vàn khó khăn do tàn dư của cuộc chiến tranh để lại.
Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho cả nước là hoàn thành thống nhất về mặt Nhà
nước, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế hai miền Nam –
Bắc.
Trong thời kì 1975 – 1986, Đảng ta đã đưa ra nhiều đường lối và lãnh đạo nhân dân ra
sức thực hiện công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế trên phạm vi cả nước. Đây là
giai đoạn áp dụng mô hình kinh tế cũ ở miền Bắc – kế hoạch hóa tập trung cho cả nước
và đồng thời cũng là giai đoạn tìm tòi để thoát khỏi mô hình này. Trước năm 1975,
trong những năm tháng chiến tranh, nhân dân ta đã phải ra sức động viên, tập trung sức
mạnh toàn dân tộc để vừa xây dựng đất nước, vừa thực hiện cuộc chiến tranh gian khổ
để bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Với hoàn cảnh như vậy, việc áp dụng
mô hình này đã mang lại những kết quả to lớn, là một trong những yếu tố quyết định
đến thắng lợi trong cuộc chiến giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, tạo lập cơ sở vật chất kỹ
thuật ban đầu của xã hội chủ nghĩa, giúp cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần


cho nhân dân. Kế hoạch hóa tập trung là mô hình chung ở các nước xã hội chủ nghĩa.
Cùng với cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, công nghiệp hóa cũng là một
trong những đường lối tiêu biểu của Đảng để khôi phục và phát triển kinh tế trong giai
đoạn 1975 – 1986. Xuất phát là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đất nước ta tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, đó là một quá
trình gian nan. Vì vậy, muốn cải biến tình trạng kinh tế lạc hậu của nước ta, không còn
con đường nào khác ngoài con đường công nghiêp hóa xã hội chủ nghĩa. Ngay từ đầu
quá trình công nghiệp hóa, Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là
nhiệm vụ trung tâm trong suốt quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Với đề tài “ quan điểm của Đảng về lĩnh vực kinh tế nước ta thời kỳ trước đổi mới
1975- 1986”, nhóm chúng em lựa chọn trình bày hai nội dung – đặc trưng tiêu biểu của
nền kinh tế trước đổi mới: công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới và cơ chế quản lý
kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Đây cũng chính là những đường lối
trọng yếu của Đảng để khôi phục và phát triển kinh tế theo con đường xã hội chủ nghĩa
sau khi đã thống nhất được đất nước.


3

Nội dung của bài nằm trong phần I chương 4 (Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới),
phần I.1 chương 5 (Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới) của giáo trình Đường
lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Hồng Thuận đã tận tình hướng dẫn
và truyền đạt kiến thức để nhóm chúng em hoàn thành tốt bài tập này

Phần A.Quan điểm của Đảng về lĩnh vực kinh tế của nước ta thời kỳ trước đổi mới
1975-1986
I. Công nghiệp hóa
1. Khái niệm, mục đích
Lịch sử công nghiệp hóa thế giới cho đến nay đã trải qua hơn 200 năm, kể từ cuộc cách

mạng công nghiệp cuối thế kỷ thứ XVIII ở nước Anh. Cuộc cách mạng công nghiệp này
sau đó nhanh chóng lan rộng sang các nước Tây Âu và các nước khác. Tùy thuộc vào
đặc điểm kinh tế, chính trị , xã hội mà quá trình công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia có
những sự khác biệt. Ở Việt Nam, trước thời kỳ đổi mới, nước ta đã có khoảng 25 năm
tiến hành công nghiệp hóa qua hai giai đoạn: tử năm 1960 – 1975 triển khai ở miền Bắc
và từ năm 1975 – 1985 thực hiện trên phạm vi cả nước.
Có nhiều khái niệm về công nghiệp hóa. Theo cách hiểu đơn giản, công nghiệp hóa đơn
thuần chỉ là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc,
nhằm biến một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp phát triển. Cụ
thể hơn, công nghiệp hóa là quá trình nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong toàn bộ các
ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Những quốc gia đã hoàn thành
công nghiệp hóa được gọi là những nước công nghiệp. Công nghiệp hóa ở Việt Nam là
quá trình chuyền đổi nền kinh tế Việt Nam dựa vào nông nghiệp và thủ công nghiệp
sang công nghiệp là chính.


4

Tùy từng thời kỳ, công nghiệp hóa mang những mục đích khác nhau, song mục tiêu
chung và cơ bản là cải biến đất nước trở thành một nước công nghiệp với cơ sở vật chất
– kỹ thuật ngày càng hiện đại, nền công nghiệp và kinh tế phát triền.
Đại hội III (tháng 9/1960) của Đảng đã xác định mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa
xã hội chủ nghĩa là xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại; bước
đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu cơ bản,
lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn.
Đại hội IV (tháng 12/1976) của Đảng cũng đã đưa ra đường lối công nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa, trong đó thể hiện được mục tiêu là xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa.
Đường lối công nghiệp hóa đất nước đã được hình thành từ Đại hội III của

Đảng(9/1960).
2. Các yếu tố tác động


Thuận lợi:
 Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, miền Nam hoàn toàn được
giải phóng, cả nước độc lập thống nhất và quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta có thêm nhiều năng lực sản xuất mới rất phong phú; kinh tế hai
miền hỗ trợ và bổ sung cho nhau; tiềm lực kinh tế và tiềm lực mọi mặt của


nước ta tăng lên.
Miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, nhân dân ta đã xây dựng một
cách vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa với quan hệ sản xuất xã hội chủ





nghĩa, với cơ sở vật chất - kỹ thuật bước đầu của chủ nghĩa xã hội.
Kế thừa những bài học và những kinh nghiệm của miền Bắc ở giai đoạn

trước.
Khó khăn
 Đất nước bị chia làm 2 miền Bắc - Nam
 Hậu quả chiến tranh để lại vô cùng nặng nề. Nhiều làng mạc, đồng ruộng
bị tàn phá, bỏ hoang , chất độc hóa học và bom mìn còn bị vùi lấp nhiều
nơi, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế – xã hội.



5

3.



Không tranh thủ được những thành tựu của cuộc cách mạng KH-KT Công




nghệ trên thế giới.
Mĩ cấm vận Việt Nam khiến nước ta gặp nhiều khó khăn về mọi mặt.
Sự giúp đỡ của khối XHCN cũng sụt giảm rất nhanh sau chiến tranh.

Chủ trương của Đảng

a. Ở miền Bắc (1960 – 1975).
 Điểm xuất phát:
• Kinh tế miền Bắc

xuất phát với đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc

hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa.
• Đất nước đang tạm thời chia làm hai miền.
 Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa đã được đại hội III của Đảng




xác định:
Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại.
Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
 Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn.


-

Hội nghị Trung Ương lần thứ 7 khóa III nêu ra phương hướng chỉ đạo xây
dựng và phát triển công nghiệp:
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí.
Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp.
Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với ưu tiên phát triển công

nghiệp nặng.
- Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển
công nghiệp địa phương.
b.Trên phạm vi cả nước.(1975 – 1985).


Đại hội IV(12/1976) đã đưa ra mục tiêu: “ Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế


-

nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”.
Với nội dung:
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí, trên cơ sở phát triển nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ.



6
-

Kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế
công- nông nghiệp

-

Xây dựng kinh tế trung ương, đồng thời phát triển kinh tế địa phương; kết hợp
kinh tế trung ương với kinh tế địa phương.



Làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công nông nghiệp hiện đại



Nhận xét về nội dung đường lối được đề ra ở đại hội IV
Về cơ bản giống với đường lối công nghiệp hóa ở miền Bắc trước đây,
nhưng có sự phát triển thêm, và áp dụng trên cả nước
Lần đầu tiên đưa thuật ngữ: từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa
Thấy được các ngành kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Tuy nhiên, nội dung đại hội IV đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu quá cao, không
tính đến khá năng thực hiện và điều kiện cụ thể của đất nước sau thống nhất =>




không phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam lúc bấy giờ.
Qua thực tiễn 5 năm(1976-1981), Đảng rút ra kết luận: từ một nền sản xuất nhỏ
đi lên, điều quan trọng là phải xác định đúng bước đi của công nghiệp hóa cho
phù hợp với mục tiêu và khả năng của mỗi chặng đường.



Đại hội V(tháng 3/1982) xác định, đưa ra sự điều chỉnh về mục tiêu và bước đi
của công nghiệp hóa:

-

Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu

-

Phát triển công nghiệp sản xuất và tiêu dùng

-

Xây dựng và phát triển công nghiệp nặng cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm
phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.



Đại hội V coi đó là nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường
trước mắt. Đây là sự điều chỉnh rất đúng đắn mục tiêu và bước đi của công


7


nghiệp hóa, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhưng trên thực tế chúng ta đã
không làm được.
4. Đánh giá sự thực hiện đường lối công nghiệp hóa.
4.1. Kết quả Công nghiệp hóa


Những thay đổi trong chính sách CNH dù còn chưa thật rõ nét song cũng đã tạo
một sự thay đổi nhất định trong phát triển:

+ Số xí nghiệp công nghiệp quốc doanh tăng từ 1913 cơ sở năm 1976  2627 cơ sở
năm 1980  3220 cơ sở năm 1985.
+ 1976 – 1978 công nghiệp phát triển khá. Năm 1978 tăng 118,2% so với năm 1976.
Tuy nhiên, do trên thực tế chúng ta chưa có đủ điều kiện để thực hiện (nguồn viện trợ từ
nước ngoài đột ngột giảm, cách thức quản lý nền kinh tế nặng tính quan liêu, bao cấp,
nhiều công trình nhà nước xây dựng dở dang vì thiếu vốn, công nghiệp trung ương
giảm, nhiều mục tiêu không đạt được…) nên đây vẫn là sự biểu hiện của tư tưởng nóng
vội trong việc xác định bước đi, và sai lầm trong việc lựa chọn ưu tiên giữa công
nghiệp và nông nghiệp. Kết quả là thời kỳ 1975 – 1980 nền kinh tế lâm vào khủng
hoảng, suy thoái, cơ cấu kinh tế mất cân đối nghiêm trọng.


Đại hội lần thứ V của Đảng (3-1982) đã xác định trong chặng đường đầu tiên
của thời kỳ quá độ ở nước ta phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức
phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; việc xây dựng và phát triển công
nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ
thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đại hội V coi đó là
nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt. Đây là bước
điều chỉnh rất đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhờ vậy, nền kinh tế
quốc dân trong thời kỳ này đã có sự tăng trưởng khá hơn so với thời kỳ 5 năm

trước đó.

Cụ thể là:


8

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1981: 2,3%  1985: 5,7%
+ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 1981: 9,5%
+ Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 1981: 5,3%  1985: 3%
+ Tỷ trọng công nghiệp tăng từ 20,2%/1980 lên 30%/1985.
+ Nhập khẩu lương thực giảm hẳn so với 5 năm trước (từ 5,6 triệu tấn thời kỳ 19761980 xuống 1 triệu tấn thời kỳ 1981-1985).
+ Đã có hàng chục trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đã
đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật xấp xỉ 43 vạn người, tăng 19 lần so
với 1960 là thời điểm bắt đầu công nghiệp hóa.
Trong điều kiện đi lên từ điểm xuất phát thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thì
những kết quả đạt được trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng - tạo cơ sở ban đầu để
nước ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, trên thực tế chính sách này vẫn không có mấy thay đổi so với trước. Mặc dù
nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu nhưng Đại hội vẫn xác định “Xây
dựng cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp hiện đại, lấy hệ thống công nghiệp nặng tương
đối phát triển làm nòng cốt”. Sự điều chỉnh không dứt khoát đó đã khiến cho nền kinh
tế Việt Nam không tiến xa được bao nhiêu, trái lại còn gặp nhiều khó khăn và khuyết
điểm mới, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân sau 5 năm không những
không ổn định được mà còn lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

4.2. Hạn chế
Đặc điểm khi tiến hành CNH: nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, tiến thẳng lên CNXH
không kinh qua giai đoạn TBCN



9


Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát
triển công nghiệp nặng: hoạt động kinh tế không tương tác với bất kì nền kinh tế
nào khác. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng vì:

+ Sau nhiều năm chiến tranh, Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu và phụ thuộc.
Do đó khi giành được độc lập hòa bình chúng ta chọn đường lối CNH, phát triển CN
nặng, làm nền tảng vật chất cho nền độc lập tự chủ.
+ Trong mô hình CNH XHCN cổ điển, công nghiệp đc coi trọng như xương sống của
hệ thống kinh tế, được tập trung cao độ vào tay Nhà nước và nguyên nhân sâu xa là do
cuộc chiến tranh lạnh và phong tỏa từ các nước tư bản.


Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hết sức lạc hậu. Những ngành công nghiệp then chốt
còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng vững



chắc cho nên kinh tế quốc dân.
Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của
các nước xã hội chủ nghĩa: trong hoàn cảnh hậu chiến tranh với xuất phát điểm là
một nền kinh tế thấp kém, chúng ta phát triển công nghiệp theo mô hình kinh tế
khép kín do đó chỉ có thể dựa vào lợi thế nguồn lực sẵn có và nguồn viện trợ từ



các nước XHCN.

Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển, nông nghiệp
chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội. Đất nước vẫn
trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế -



xã hội.
Chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước,
không quan trọng tới các thành phần bên ngoài Nhà nước; việc phân bổ nguồn
lực để công nghiệp hóa chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu,
bao cấp, không tôn trọng các quy luật của thị trường: suy nghĩ phát triển công
nghiệp nặng cần vốn lớn nhưng chậm sinh lợi và chậm thu hồi vốn vì thế nguồn



lực to lớn chỉ có thể huy động từ Nhà nước.
Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan
tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội.


10

 Trong điều kiện chiến tranh phá hoại, tiếp theo lại bị bao vây, cô lập, những hạn
chế, sai lầm trên đã trở thành một nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh
tế - xã hội kéo dài nhiều năm
4.3. Nguyên nhân


Về khách quan, chúng ta tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kinh tế lạc hậu,
nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa

không thể tập trung sức người sức của cho công nghiệp hóa.

- Ta tiến hành CNH với xuất phát điểm thấp, sản xuất nhỏ là phổ biến, tích lũy từ nội bộ
nền kinh tế không đáng kể
- Chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ và một số nước phương Tây gây thêm những
khó khăn gay gắt cho quá trình CNH
- Phải dồn nguồn lực vào khắc phục những hậu quả của chiến tranh, làm giảm sự cải
thiện đời sống nhân dân và quá trình tích lũy tái đầu tư



Về chủ quan, chúng ta mắc những sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục
tiêu, bước đi về cơ sở vật chất kỹ thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư…
Đó là những sai lầm xuất phát từ tư tưởng tả khuynh, chủ quan, duy ý chí trong
nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa:

- Xác định mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất kĩ thuật chú trọng phát triển công nghiệp
nặng trong khi cơ sở về khoa hoc ki thuật thì yếu kém, mô hình phát triển hướng nội
khép kín.
- Không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của đại hội lần thứ V (1982) như vẫn chưa
coi trọng nong nghiệp là mặt trận hang đầu , công ngiệp năng không phục vụ kịp thời
công nghiệp nhẹ và nông nghiệp
- Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế trước hết là cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư…: không
kết hợp giữa công nghiệp và nông nghiệp, thiên về phat triển công nghiệp nặng trong


11

khi vấn đề lương thực, thưc phẩm tiêu dung là vấn đề trước mắt đăc biệt quan trọng
sau chiến tranh thì chưa được chú ý

- Trước đổi mới, do chưa thừa nhận cơ chế thị trường, chúng ta xem kế hoạch hóa là
đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, phân bổ mọi nguồn lực theo kế
hoạch là chủ yếu; coi thị trường chỉ là công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch. Không
thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ,
lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng xóa sở hữu tư nhân và
kinh tế cá thể tư nhân; xây dựng nền kinh tế khép kín. Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì
trệ, khủng hoảng. Không thừa nhận kinh tế thị trường với tư cách là kinh tế hàng hóa ở
trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát
tri ển chung của nhân loại.
- Cơ chế quản lý hành chính, quan liêu bao cấp, chậm thay đổi các chính sách...

II. Cơ chế quản lý kinh tế.
1. Khái niệm
Bộ máy quản lí nhà nước về kinh tế là hệ thống tổ chức bao gồm nhiều cơ quan,
nhiều bộ phận có những chức năng quyền hạn khác nhau nhằm bảo đảm tổ chức và
quản lí có hiệu quả các lĩnh vực kinh tế, các hoạt động kinh tế trong xã hội. Cơ chế
quản lý kinh tế là các quy tắc điều chỉnh các hành vi, hoạt động kinh tế của các cá
nhân và tổ chức kinh tế; là hệ thống các biện pháp, hình thức, cách thức tổ chức, điều
khiển nhằm duy trì các mối quan hệ kinh tế phát triển phù hợp với những quy luật kinh
tế khách quan theo mục tiêu đã xác định trong những điều kiện kinh tế xã hội của từng
giai đoạn phát triển. Cơ chế quản lý kinh tế tác động sâu sắc đến hiệu quả phát triển
của nền kinh tế quốc dân; do vậy, hiệu quả kinh tế xã hội là một trong những tiêu chuẩn


12

quan trọng đánh giá tính đúng đắn của cơ chế quản lý kinh tế. Các cơ chế kinh tế gồm
cơ chế kinh tế thị trường, cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung và cơ chế kinh tế hỗn
hợp. Cơ chế quản lý kinh tế có thể được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau: trong hệ
thống kinh tế vĩ mô tồn tại khái niệm cơ chế thị trường và cơ chế kế hoạch tập trung, cơ

chế điều tiết vĩ mô; tầm vi mô tồn tại cơ chế tự điều tiết…
2. Cơ chế Kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp.
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung (kinh tế mệnh lệnh): cơ chế mà theo đó chính quyền
trung ương sẽ điều khiển toàn bộ các khu vực kinh tế và đưa ra mọi quyết định về quá
trình sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ. Nhà chức trách quyết định các loại
hàng hóa cần sản xuất, điều hành các cơ quan cấp dưới để sản xuất theo mục tiêu quốc
gia và xã hội. Các nền kinh tế kế hoạch hoá quan trọng đã từng xuất hiện như Liên
Bang Xô-Viết (cũ), Trung Quốc trước 1978 và Ấn Độ trước 1991… Ở nước ta từ sau
cách mạng và thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa, cả dân tộc trở thành một khối, nhà
nước nắm giữ toàn bộ tư liệu sản xuất và đưa ra các kế hoạch lớn cho cả nước như kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980), kế
hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985).
Trước đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung với
những đặc điểm chủ yếu là:
Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa
trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp
hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ
tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn; định
giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương... đều do các cấp có thẩm quyền
quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp,
doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước
thu.
Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp nhưng lại chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối


13

với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định không gây ra
thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản

xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh
doanh.
Thứ ba, quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là
chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ "cấp phát - giao nộp". Vì vậy, rất
nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan
trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý.
Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động, vừa
sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu nhưng lại được
hưởng quyền lợi cao hơn người lao động.

Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:
Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp
hơn nhiều lần so với giá trị thực với chúng trên thị trường. Do đó, hạch toán kinh tế chỉ
là hình thức.
Bao cấp qua chế độ tem phiếu: Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu
dùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tem
phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương
hiện vật, thủ tiêu động lực tích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối
theo lao động.
Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng không có chế tài ràng buộc
trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng
đối với ngân sách, vừa làm cho việc sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế "xin cho".
3. Đánh giá thực hiện
3.1 Kết quả


14

Nước ta hình thành nền kinh tế bao cấp, tên gọi khác là kinh tế kế hoạch hóa tập
trung. Đây là nền kinh tế chỉ bao gồm các thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể và cá

thể, mà giữ vai trò chủ đạo là kinh tế quốc doanh. Trong thời kì này, không tồn tại kinh
tế tư nhân, không có các hoạt động thương mại buôn bán tự do trên thị trường. Kinh tế
bao cấp hoạt động theo kiểu toàn dân làm cho nhà nước và nhà nước bao cấp cho toàn
dân, mọi người làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu.
Trong giai đoạn này khi đất nước vừa bước ra từ chiến tranh và còn chịu nhiều hậu
quả nặng nề, nhà nước đang cố gắng phát triển nền kinh tế theo bề ngàng thì phương
thức quản lý này cũng mang lại một số hiệu quả nhất định
Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và các pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất, vật tư, nguồn
vốn, định giá sản phẩm… đều do nhà nước quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế
hoạch, bao cấp vốn, vật tư, đầu ra. Lãi thì nhà nước hưởng, lỗ thì nhà nước chịu. Không
chỉ vậy, nhà nước còn trực tiếp tham gia sâu vào quá trình quản lý doanh nghiệp bằng
cách cử cán bộ về làm lãnh đạo các doanh nghiệp.
Nhà nước coi nhẹ quan hệ hàng-tiền, trao đổi được thực hiện chủ yếu qua hiện vật
hoặc tem phiếu. “Dưới thời bao cấp, tem phiếu chiếm địa vị quan trọng hơn tiền vì có
tiền mà không có tem phiếu cũng không được phép mua hàng. Mua hàng gì thì có tem
phiếu hàng đó. Một phần tiêu biểu của thời kỳ bao cấp là đồng tiền Việt Nam bị mất
giá. Lương công nhân đôi khi cũng được trả bằng hiện vật vì giá trị đồng tiền cứ sụt
dần. Nếu lấy đồng lương năm 1978 làm chuẩn thì số tiền đó năm 1980 chỉ là 51,1%.
Đến năm 1984 thì còn 32,7%.”-Wikipedia3.2 Hạn chế
Thủ tiêu cạnh tranh kìm hãm tiến bộ khoa học kỹ thuật, triệu tiêu động lực sản xuất
của người lao động, không kích thích tính năng động sáng tạo của các đơn vị sản xuất
kinh doanh.


15

Năng suất lao động và thu nhập quốc dân còn thấp, các nhu yếu phẩm cơ bản như
lương thực, vải may mặc thiếu thốn trong khi dân số ngày càng tăng nhanh là nguyên
nhân khiến cho đời sống nhân dân càng khó khăn.

Thị trường tài chính, tiền tệ, vật giá không ổn định. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá
nghiêm trọng.
Các nguồn tài nguyên của đất nước bị khai thác dàn trải không có kế hoạch tập
trung lại bị sử dụng lãng phí nhất là tài nguyên rừng, khoáng sản và đất nông nghiệp
vừa không đạt được hiệu quả tương xứng vừa tàn phá môi trường.

3.3 Nguyên nhân
Giai đoạn 1954-1975 hay còn gọi là thời bao cấp là giai đoạn kinh tế Việt Nam thất
bại nhất, đen tối nhất trong thế kỷ 20. Mà nguyên nhân chính dần đến thất bại này là do
cơ chế quản lý không đúng đắn. Không thừa nhận thực tế tồn tại của nền kinh tế nhiều
thành phần vốn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ. Nôn nóng muốn thủ tiêu nhanh
chóng sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể tư nhân, xây dựng nền kinh tế khép kín, chỉ tập
trung vào kinh tế quốc doanh và tập thể. Từ đó gây ảnh hưởng lớn đến toàn đất nước
đặc biệt kéo chậm lại nền kinh tế miền Nam vốn đang khá phát triển.
Dần dần, nhà nước ngày càng can thiệp sâu vào bộ máy quản lý doanh nghiệp, khiến
cho bộ máy quản lý nhà nước càng thêm nặng nề. Cùng với đó, doanh nghiệp vừa
không được quyền tự chủ, bị trói buộc với những nguyên tắc đã đi vào lối mòn của nhà
nước, vừa trở nên ỷ lại vào cấp trên, mất đi động lực phát triển sáng tạo do không phải
chịu trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh. Thành phần kinh tế quan trọng
nhất là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể lại luôn thua lỗ
Hình thức sản xuất tập thể (làm chung ăn chung) khiến nông dân trở nên ỷ lại, tuy
sản lượng có tăng hơn trước nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng,
Bộ máy quản lý còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm lại nôn nóng. Cán bộ quản lý
còn cung cách quan liêu, trịnh thượng gây khó khăn cho hoạt động của người dân.


16

Phần B. Quan điểm của giới trẻ về “thời bao cấp”.
I. Khái quát về thời bao cấp

Thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai
đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986 trên toàn quốc, tức là trước thời kỳ Đổi mới.
Đây được coi như một giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ
XX.
Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh
hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa. Trong thời bao cấp kinh tế tư nhân
dần bị xóa bỏ, nhường chỗ cho kinh tế do nhà nước chỉ huy. Hàng hóa được nhà nước
phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường,
không được phép vận chuyển tự do hàng hóa từ địa phương này sang địa phương khác.
Phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập
trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất
là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng được phép mua. Lương đôi khi cũng được trả
bằng hiện vật.
1.1.Đời sống vật chất.
 Hòa bình lập lại năm 1954, sau đó cuộc cải cách công thương nghiệp tư doanh

bắt đầu. Những nhà sản xuất và thương mại cũ phải hiến những tài sản của mình
cho Nhà nước theo hình thức công tư hợp doanh. Kinh tế tư nhân dần dần bị xóa
bỏ và tài sản cá nhân cũng dần dần biến vào sở hữu công cộng. Tất cả mọi thứ
đều như vậy. Cán bộ đi làm bình quân được mua 13 kg gạo một tháng, giá 4
hào/kg không thay đổi cho đến suốt thời bao cấp. Người không đi làm và tuổi
nhỏ hơn, được tiêu chuẩn gạo từ 13 kg trở xuống tùy theo, ví dụ một tuổi sẽ được
mua 3 kg. Những người làm việc nặng nhọc, độc hại sẽ được mua trên 13 kg, từ


17

14 - 19 kg, còn bộ đội sẽ được mua 21 kg và được cấp 6,8 hào tiền ăn một ngày,
cho binh lính thông thường. Nông dân tùy theo vùng, được cấp thóc theo đầu
người như vậy, tính ra gạo cũng từ 11 - 15 kg, về cơ bản lương thực gạo của nông

dân thấp hơn dân thành phố, nhưng họ có thể tăng gia hoa màu, ngô khoai và mót
thóc.
 Ở Hà Nội, xếp hàng mua gạo là vấn đề lớn, đến mức có người chầu chực cả tuần

mà không mua nổi gạo, từ đó sinh ra những người đong gạo thuê, hầu hết là
những bà già còn khỏe mạnh, rỗi việc, nhận sổ gạo của rất nhiều gia đình, hàng
tháng tìm cách mua gạo cho người ta, rồi nhận ít tiền công, có thể là chính một
vài cân gạo.
 Xếp hàng lấy nước là cả một vấn đề, không có nước thì gay go, hơn cả cơm gạo,

hàng hóa. Những máy nước công cộng ngoài phố liên tục hàng dãy xô chậu kéo
dài vài trăm thước từ bốn giờ sáng .Xếp hàng thời Bao cấp là những cuộc chiến
căng thẳng cho đến khi nào về tay không hoặc mua được hàng hóa. Trong dãy
người xếp hàng, có đến hàng trăm người, phần nhiều là phụ nữ trung niên và trẻ
con, số ít là thanh niên và các ông bà già.
 Một người dân tự do được tiêu chuẩn 1,5 lạng (150gr) thịt/tháng, tương đương

với mức tiêu thụ thịt trung bình trong 1 ngày hiện nay của người trưởng thành.
Các cấp bậc cán bộ nhà nước được tiêu chuẩn cao hơn, từ 3-5 lạng (300gr-500gr)
1 tháng tùy cấp bậc.
 Rau có tiêu chuẩn từ 3-5kg/người/tháng, trong khi nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

cần từ 300gr-500gr/ngày.
 Em bé dưới 1 tuổi cũng đói, vì tiêu chuẩn của em tất cả là 4 lon sữa đặc có đường

“Ông Thọ” trong 1 tháng. Nếu mẹ của các em có giấy tờ chứng minh mất sữa
hoàn toàn, thì em bé có khả năng sẽ nhận được 8 lon.
 Không những đói mà thế hệ thời đó còn chịu rét vì 1 năm tiêu chuẩn của 1 người

được 5-7m vải để may quần áo, tương đương với định mức 2-3 bộ quần áo/năm.

Nên cảnh mặc quần áo vá chằng vá đụp là điều hết sức thông thường.


18

 Phương tiện đi lại chủ yếu trong thời bao cấp là xe đạp, có rất ít xe máy và ô tô.

Gia đình nào khá giả lắm mới sắm cho mình được chiếc xe máy. Vào thời này,
mỗi chiếc xe được coi là cả một gia tài.
1.2.Đời sống tinh thần.
1.2.1. Văn hóa thời bao cấp:

Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội những năm 1960 đã có vẻ tạm chữa lành
các vết thương, dù gì sau chín năm kháng chiến gian khổ, người ta cũng muốn
quên đi gian khó và làm lại cuộc đời.
 Ở Hà Nội, các rạp xem phim và kịch được mở lại, thứ Bảy, Chủ nhật khán giả

đông nghìn nghịt, thậm chí rất khó có thể mua được vé. Phim chiếu làm nhiều
đợt, trung bình hai tiếng một buổi, buổi 5 - 7 giờ tối thường vắng hơn, và đông
nhất là hai buổi 7 - 9, 9 - 11 giờ. Các rạp Công Nhân ở phố Tràng Tiền, Tháng 8 ở
phố Hàng Bài, Dân Chủ phố Cửa Nam… đều đông khán giả. Nhà hát Lớn thì
thường có những vở kịch các đoàn kịch và hát trung ương, nhạc giao hưởng do
chỉ huy người nước ngoài, rạp Chuông Vàng thì diễn tuồng và chèo. Tối thứ Bảy,
Chủ nhật các gia đình cho trẻ con ra Bờ Hồ ăn kem, dạo mát, và xem phim ở rạp
Kim Đồng (Hàng Bài). Quanh Bờ Hồ, để tưởng nhở miền Nam người ta trồng
nhiều cây dừa và có những quán nước thanh lịch, nhà Khai Trí Tiến Đức cũ được
cải biến thành Câu lạc bộ Thống Nhất, dành riêng cho anh em miền Nam tập kết,
hàng tuần đều chiếu phim miễn phí và tổ chức thi đấu cờ tướng treo bảng và bóng
bàn rất sôi nổi. Phim chiếu bấy giờ chủ yếu của Việt Nam, như Chị Tư Hậu, Nổi
gió, Cù Chính Lan, Đường ra mặt trận, Con chim vành khuyên… kịch thì có Chị

Muội, Bắc Sơn, Cửu Trùng đài. Các vở tuồng cũ như Đào Tam Xuân loạn trào,
Sơn Hậu, Tống Trân Cúc Hoa, chèo cũ như Quan Âm Thị Kính… được phục
dựng rất đông khán giả.
 Triển lãm mỹ thuật thì 5 năm mới có một lần, nhưng triển lãm tranh cổ động thì

hàng năm, nhất là với chủ đề xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất


19

nước nhà, tranh về người tốt việc tốt và đả kích tệ nạn cũng được bày thưởng
xuyên. Sách báo thì hầu hết là sách trong nước và sách dịch của các nhà văn nổi
tiếng. Chất lượng dịch thuật các tác phẩm kinh điển lúc đó cho đến nay vẫn khó
vượt qua được, và văn học dịch đã trở thành một đời sống và ngôn ngữ trong văn
nghệ bây giờ. Lúc đó đơn thuần chỉ có một số tờ báo như Nhân Dân, Quân Đội
và Hà Nội mới, Văn Nghệ… không ai thống kê, nhưng có lẽ chưa đến chục tờ.
Họa báo Liên Xô và Trung Quốc bán hàng tháng rất khó mua, vì chỉ có vài chục
bản, dường như là hai tờ báo nước ngoài bằng tiếng Việt có ảnh chụp sinh động.
Chiều Chủ nhật, trên đài phát thanh hàng tuần đều có chương trình nhạc cổ điển
kéo dài với phân tích giới thiệu rất tỉ mỉ. Có lẽ văn hóa đỉnh cao của nhân loại
được phổ biến tốt nhất vào thời bao cấp.

 Ở nông thôn, từ năm 1955 - 1970, các di tích văn hóa nếu được xếp hạng thì

được bảo vệ, còn không bị xâm hại nặng nề, nhất là trong các cuộc bài trừ mê tín
dị đoan quá tả. Nhiều ngôi đình được dỡ bỏ trong thời gian này, nhiều ngôi chùa
bị bỏ hoang. Phương tiện thông tin duy nhất ở nông thôn là đài phát thanh Tiếng
nói Việt Nam. Nên mốt đàn ông nông thôn ra đường đi xe đạp và đeo đài rất
thịnh hành. Mỗi huyện có một hiệu sách quốc doanh, cũng là một trung tâm văn
hóa. Hàng tháng các đoàn phim và kịch chèo lưu động về diễn xuất tại sân đình là

dịp nông dân được tụ họp không thể bỏ lỡ. Những đoàn phim, kịch này hoặc có
ô-tô, hoặc đi bằng xe đạp thồ len lỏi từ đồng bằng đến miền núi không biết mệt
mỏi. Họ phải đem theo cả phông màn, nhạc cụ, máy chiếu phim đơn (quay từng
cuốn một), máy nổ… lưu chiếu và lưu diễn suốt trong chiến tranh. Ở các làng,
người ta có khi phải đi bộ hàng chục cây số để đến bãi chiếu phim. Tranh cổ động
được chép tay hoặc in lưới phát về văn hóa xã, và họa sĩ nghiệp dư của làng sẽ kẻ
vẽ lại trên bảng thông tin đầu làng.
1.2.2. Đời sống văn hóa:


20

 Phong trào bình dân học vụ xóa nạn mù chữ vốn được phát động ngay sau Cách

mạng tháng 8/1945, vẫn được tiếp tục sau năm 1954, dưới tên gọi mới bổ túc văn
hóa.
Ở khắp các nơi người ta tổ chức các lớp học ban đêm cho mọi đối tượng, nhất là học
phổ thông cơ sở từ lớp một đến lớp mười. Giáo viên có thể lấy từ các trường phố
thông cơ sở địa phương hoặc bất kỳ ai có trình độ, người học cấp hai dạy người học
cấp một, người học cấp ba dạy người học cấp hai. Tuổi tác của giáo viên cũng không
câu nệ gì cả, 15, 16, 17 tuổi đều có thể đi dạy, học sinh cũng vậy 30, 40, 60 tuổi đều
có thể đi học.
Sau này bổ túc văn hóa được chính quy dần, dạy cho các đối tượng là bộ đội, cán bộ,
công nhân, nông dân đã đi làm nhưng thiếu bằng cấp. Rồi đến phong trào học ngoại
ngữ ban đêm bắt đầu từ những năm 1970, nhất là tiếng Anh và tiếng Pháp.
Sau năm 1954, nhiều công trường và nông trường XHCN được mở ra trong kế hoạch
xây dựng XHCN 5 năm một. Ví dụ Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, tuyến đường
sắt Hà Nội - Lào Cai, đại thủy nông Bắc Hưng Hải… thu hút hàng vạn công nhân và
kỹ sư. Các văn nghệ sĩ cũng được điều đến đó theo hai dạng: dạng đi làm hoàn toàn
như công nhân, nông dân và hưởng chế độ như thế, để cải tạo tư tưởng; dạng ba

cùng - cùng ăn, cùng ở, cùng làm, hưởng theo chế độ văn nghệ sĩ mà mình công tác,
thời gian làm ở địa phương vừa sáng tác vừa lao động, từ vài tháng đến vài năm, tùy
theo, và có thể chuyển đổi địa bàn.
 Đây là thời gian không may hay may cho nghệ sĩ, vì không ít người trưởng thành từ

gian khó trong thực tế, không ít tác phẩm tốt ra đời từ đó, cũng như không ít người
bị đánh quỵ hoàn toàn không vẽ vời được gì cả.
Do tình hình chiến tranh và buổi đầu của CNXH ở miền Bắc, đời sống văn hóa được
quản lý chặt chẽ. Các tệ nạn mại dâm, bạo lực, trộm cắp đều được khống chế ở mức tối
đa và luôn được đưa ra dư luận lên án. Thông tin xã hội cũng đơn thuần, ngoài ít báo
chí, đài phát thanh, đến mãi năm 1971, mới có đài truyền hình và trong vài năm đầu


21

chương trình rất nghèo nàn với hai buổi phát sóng hàng tuần, sau nâng thành ba buổi, và
chỉ có một kênh duy nhất.
Năm 1976, người Việt mới được xem bóng đá quốc tế khi truyền hình phát lại giải bóng
đá thế giới năm 1974. Ti-vi những năm đó là vô cùng quý hiếm, nên thường được mở
vào buổi tối ở ngoài đường, trước cửa đồn công an, hoặc trụ sở phường. Mọi người
thưởng đến sớm, ngồi chật kín trước máy phát hình to tướng, nên trước giờ xem ti-vi
người ta cho đọc báo Nhân Dân và Quân Đội nửa tiếng.
II. Quan điểm của giới trẻ về thời kì bao cấp.
 Đối với giới trẻ hiện nay được nghe kể lại từ đời ông bà cha mẹ , định nghĩa về

bao cấp đơn giản chỉ là:
• Bao cấp là tất cả đều do nhà nước đứng ra bao hết, từ cây kim, sợi chỉ, que diêm

cho đến lương thực hằng ngày… Lương hàng tháng của công chức nhà nước chỉ
nhận được một phần tiền rất nhỏ, còn lại quy vào hiện vật

• Nhà nước phân phối vài chục mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống như gạo, thực

phẩm, chất đốt, vải vóc, pin, cho đến các tiêu chuẩn phân phối được mua bổ sung
như xà phòng giặt, giấy dầu, xi măng, khung, săm, lốp xe đạp…
• Tất cả mọi hình thức kinh doanh đều được quản lý theo ‘mô hình xã hội chủ

nghĩa, hoàn toàn do nhà nước nắm giữ. Thời bao cấp, với cách gọi nôm na trong
người dân là “thời đặt gạch xếp hàng”, diễn ra từ năm 1957 tại miền Bắc, tới sau
4/1975 thì triển khai trên toàn quốc, mãi tới 4/1989 mới thực sự kết thúc. Giai
đoạn này nằm trong ký ức không thể quên của thế hệ đầu 8X, 7X, 6X… Đây là
một giai đoạn mà hầu hết hoạt động kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch
hóa do nhà nước kiểm soát, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng
sản, không chấp nhận kinh doanh tự do.
Ngoài những điểm tiêu cực mà ta có thể nhận thấy rõ ràng còn những mặt tích cực nhỏ
nhoi tồn tại ở cái thời kì bao cấp đói khổ này .


22

MẶT TIÊU CỰC
 Kinh tế kế hoạch dần loại bỏ tiểu thương
 Hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền

điều hành
 Hạn chế đến thủ tiêu việc mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng

hoá từ địa phương này sang địa phương khác.
 Nhà nước có độc quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt.
 Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực


phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng được
phép mua.
 Người Việt không được tiếp xúc với người ngoại quốc
 Thời bao cấp và sự thiếu thốn cũng nảy sinh ra nạn ăn cắp vặt.[2]

 Thế hệ trẻ thời nay sẽ không thể tưởng tượng nổi cảnh thìa nhôm ở cửa hàng

mậu dịch ngày xưa của ông cha mình phải bị đục lỗ, và đĩa nhôm ở cửa hàng
cũng phải bắt vít chết xuống bàn chứ không thể để tự do. Vì sao vậy?
Ở thời đó, người ta đã phải chấp nhận một nghịch cảnh của xã hội là: Cái đói dai dẳng,
thật tàn nhẫn, đã gặm nhấm mất lương tri của nhiều người. Nạn ăn cắp vặt trở nên
phổ biến toàn dân, nên các cửa hàng mậu dịch chỉ còn cách đó để tránh bị mất mát đồ
đạc.
Tóm lại, cái mà gọi là thời kì bao cấp được mấy bạn trẻ hiện nay hiểu hết được cái ý
nghĩa sâu xa của nó…Hiểu sao được cái gọi là ăn no mặc ấm thấm hơn ăn ngon mặc
đẹp .Học sinh ngày trước đi học là một niềm vinh dự hạnh phúc may mắn mới đc đi học
còn thời nay việc đó được coi như là thủ tục bắt buộc bắt ép do phụ huynh yêu cầu,
được mấy ai có niềm yêu thích, hứng thú với việc học. Phụ huynh thời ấy lo cơm no
mặc ấm cho con hơn là việc học hành của con cái. Cái thời mất sự cân bằng cung cầu,
không được tự do luân chuyển ấy nghĩ đến mà sợ, có tiền mà không mua bán được gì,


23

đâu có như bây giờ cứ có tiền là có hàng, mọi mặt hàng đều giao đến tận tay. Cũng từ
đó mà dẫn đến các tệ nạn trộm cắp nhưng trộm cắp lúc đó là do quá thiếu thốn k đủ ăn
để sinh tồn còn hiện nay là trộm cắp để tiêu hoang vào những cái khong trong sạch. Bên
cạnh những mặt tiêu cực ấy thì vẫn còn những điểm sáng ở thời kì ngày ấy và nay. Tình
thương con người luôn luôn tồn tại trong trái tim con người dân Việt Nam, tình thương
ấy càng mãnh liệt hơn ở hoàn cảnh khó khăn nghèo khổ, nó chân thật và chất phát hơn

tình thương bây giờ, đôi khi chỉ đơn giản là câu nói động viên, là việc trông con hộ
người hàng xóm , vá hộ cái lốp xe, xếp hàng hộ …v…v…tuy nhỏ mà ý nghĩa vậy đó.

MẶT TÍCH CỰC
 Phân hóa giàu nghèo thấp, ít tiếp xúc văn hóa phương Tây, văn học, phim ,

nhạc... đều được kiểm soát, được xem là "trong sạch", gần gũi quần chúng và có
giá trị nghệ thuật.
 Công an, bác sĩ, nhà giáo,...khá liêm khiết, gần gũi. Giáo dục, y tế được bao cấp

dù khá nghèo nàn về trang thiết bị.
 Tính cộng đồng trong dân cao.
 Nhưng một điểm sáng của thời đó so với thời nay mà người ta vẫn nhận thấy đó

là tình người, tuy có ganh tỵ và kèn cựa nhau vì miếng cơm manh áo, nhưng
người với người cũng vẫn thường hay đối xử tốt bụng, nâng đỡ nhau, sẵn lòng
giúp đỡ nhau và “coi việc của bạn như việc của mình…” Nhờ giữ chỗ xếp hàng,
nhờ đặt gạch, nhờ bơm xe vá xe đạp, nhờ trông hộ nhà, nhờ trông con nhỏ …vv,
nhiều cái nhờ vả thời bao cấp mà không còn tồn tại ở thời nay trong cuộc sống
hiện đại mà ai cũng quay cuồng với các vấn đề riêng của cá nhân….
 Đặc biệt cái thời kì bao cấp nó phù hợp với thời thế lúc bầy giờ. Xã hội còn lạc

hậu do chiến tranh vừa mới kết thúc , trình độ văn hóa kinh tế xã hội còn yếu
kém nên phải nói là thời kì bao cấp nó rất phù hợp với hoàn cảnh nước ta lúc bấy
giờ.


24

_HẾT_




×