Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài dự thi Em yêu lịch sử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.19 KB, 5 trang )

Bài dự thi: “ EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM”
Câu 1: Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở
Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Anh (chị) hãy cho biết
đó là tín ngưỡng gì ? Nêu những điều mà anh (chị) tâm đắc nhất về thời đại là nguồn
gốc hình thành nên tín ngưỡng đó.
Trả lời: Ngày 6/12/2012, tại Hội nghị lần thứ 7 Ủy ban Liên Chính phủ Công ước
2003 về bảo tồn văn hóa phi vật thể diễn ra tại Paris (Pháp), UNESCO đã chính thức công
nhận Hồ sơ “Tín ngưỡng thờ, cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại.
Thời đại Hùng Vương có một ý nghĩa quan trọng trong lịch sử. Đây là thời đại hình
thành nên những giá trị về văn hóa để rồi trở thành những hằng số trong tiến trình phát
triển của dân tộc Việt Nam. Những thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương đã góp
phần chứng minh một sự thật lịch sử rằng mọi người dân sinh sống trên mảnh đất Việt
Nam đều có chung một nguồn cội, rằng chúng ta đều là dòng giống con Lạc cháu Hồng và
dòng máu Lạc Hồng luôn chảy trong huyết quản của mỗi người dân đất Việt. Đó là cũng là
yếu tố quan trọng hàng đầu giúp gắn kết toàn dân tộc thành một khối thống nhất, đưa đất
nước vượt qua muôn vàn thử thách để phát triển ngày một mạnh giàu. Và ngày giỗ Tổ
hằng năm đã trở thành một ngày hội lớn của toàn thể già trẻ gái trai từ miền núi đến miền
xuôi, từ miền nam ra miền bắc:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng Mười tháng Ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”./.

Như vậy, nhân dân Việt Nam thờ chung một vị Vua Tổ, thể hiện đạo lý "Uống nước
nhớ nguồn"; "Ăn quả nhớ người trồng cây" thuỷ chung son sắt là điều em tâm đắc nhất mà
thế hệ tiền nhân đã gửi lại cho hậu thế hôm nay và cả mai sau.
Câu 2 : Anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử trọng đại
của dân tộc.
Trả lời: Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) là một sự kiện lừng lẫy năm châu,
chấn động địa cầu. Một chiến thắng có ý nghĩa lịch sử to lớn là tác nhân quan trọng đưa


đến ký Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương. Trận Điện Biên
Phủ là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng
chảo Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ,
tỉnh Điện Biên), giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và quân đội Liên hiệp


Pháp (gồm lực lượng viễn chinh Pháp, lê dương Pháp, phụ lực quân bản xứ và Quân đội
Quốc gia Việt Nam). Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống
Pháp 1945 – 1954 của Việt Nam. Bằng thắng lợi quyết định này, lực lượng QĐNDVN
do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu
hàng vào tháng 5 năm 1954, sau suốt 2 tháng chịu trận. Giữa trận này, quân Pháp đã gia
tăng lên đến 16.000 người nhưng vẫn không thể chống nổi các đợt tấn công của
QĐNDVN. Thực dân Pháp đã không thể bình định Việt Nam bất chấp nhiều năm chiến
đấu và sự hỗ trợ ngày càng gia tăng của Hoa Kỳ và họ đã không còn khả năng để tiếp tục
ứng chiến sau thảm bại này.

Trên phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một
nước thuộc địa Châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc Châu
Âu. Được xem là một thảm họa bất ngờ đối với quân Pháp và cũng là một đòn giáng mạnh
với thế giới phương Tây , đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa của Pháp và buộc nước này
phải hòa đàm kí Hiệp định Giơ-ne-vơ và rút ra khỏi nước ta, các thuộc địa ở Châu Phi
được cổ vũ cũng đồng loạt nổi dậy. Chỉ riêng trong năm 1960, 17 nước Châu Phi đã giành
được độc lập và đến năm 1967, Pháp đã buộc phải trao trả độc lập cho tất cả các nước là
thuộc địa của Pháp.
Qua đó, đại thắng của QĐNDVN trong Chiến dịch Điện Biên Phủ còn được xem là
một thảm họa đánh dấu thất bại hoàn toàn của nước Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc
địa nói riêng và đế quốc thực dân của mình nói chung sau chiến tranh thứ hai kết thúc.
Câu 3: Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, anh (chị) yêu thích nhất nhân vật lịch sử
nào? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về nhân vật đó.
Trả lời: Lịch sử dân tộc Việt Nam có rất nhiều anh hùng yêu nước, dũng cảm hy

sinh quên mình vì lợi ích của quốc gia dân tộc. Trong đó, người mà em yêu quý và khâm
phục nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta. Cả cuộc đời Bác dành cho dân tộc, cho
sự hòa bình, độc lập, tự do, ấm no cho nhân dân cho đất nước Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ cách mạng vĩ đại và kính yêu của nhân dân Việt
Nam, mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ người Việt Nam noi theo. Có rất nhiều
nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, chính khách và người dân…trong nước cũng
như trên thế giới ngợi ca về tài năng, đạo đức cao cả trong sáng suốt đời của Người.
Nhưng có lẽ bao nhiêu giấy bút, bao nhiêu văn thơ hay nhất ngợi ca cũng vẫn là chưa đủ
về những cống hiến vô cùng to lớn của Người. Ở Người thể hiện rõ nét chủ nghĩa anh
hùng cách mạng, tinh thần đoàn kết chiến đấu, đức tính giản dị, khiêm tốn, đạo đức cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,..
Là nhà lãnh đạo được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của Người được
xây dựng ở Hà Nội, nhiều tượng đài, đền thờ của Người được xây dựng ỏ khắp mọi miền


đất nước Việt Nam và cả các nước ngoài. Hình ảnh của Bác được nhiều người treo trong
nhà, đặt trên bàn thờ và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Đồng thời Bác
còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng
Hán, tiếng Pháp,..

Hồ Chí Minh ( sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, mất 02 tháng 9 năm 1969), ngoài tên gọi
Hồ Chí Minh ( dùng từ năm 1942) và tên tự Nguyễn Tất Thành trong cuộc đời mình, Bác
còn có nhiều tên gọi và bí danh khác như: Paul Tất Thành (1912), Nguyễn Ái Quốc
( 1919), Văn Ba ( khi làm phụ bếp trên tàu biển 1911), Lý Thụy khi ở Quảng Châu
(1924), Hồ Quang (1938-1940),…
Câu 4: Ở tỉnh, thành phố quê hương anh (chị) có những di sản văn hóa ( vật thể
và phi vật thể ) tiêu biểu nào? Anh (chị) hãy giới thiệu về một di sản văn hóa của quê
hương mà anh (chị) ấn tượng nhất. Theo anh (chị) cần phải làm gì để bảo tồn và phát
huy giá trị của di sản văn hóa đó?
Trả lời: * Những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở Tỉnh Cà Mau: Đờn ca tài tử

ở Cà Mau, Lễ Hội nghinh ông ở Sông Đốc huyện Trần Văn Thời, truyện cười dân gian
Bác Ba Phi, Đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng, Hồng Anh Thư
Quán,...
* Giới thiệu Đảo Hòn Khoai: Hòn Khoai là tên một cụm đảo thuộc tỉnh Cà Mau.
Đảo cách đất liền 14,6 km, nằm về phía tây nam thị trấn Năm Căn thuộc huyện Ngọc
Hiển. Quần đảo bao gồm 5 hòn đảo sát nhau: Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá
Lẻ, Hòn Tương với tổng diện tích 4 km2. Đảo cao nhất có độ cao 318m. Hòn Khoai là đảo
đá, đồi và rừng nguyên sinh còn gần như nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quí, nhiều nhất là
gỗ sao và một quần thể động thực vật phong phú, phong cảnh thiên nhiên hoang dã lôi
cuốn du khách.
Thuở xưa, Hòn Khoai còn có tên là hòn Giáng Hương, hòn Độc Lập, thời Pháp
thuộc gọi là đảo Poulo Obi mà trên bản đồ hành chính Việt Nam, nó chỉ là một chấm nhỏ
nằm phía nam mũi Cà Mau. Tuy nhiên, người địa phương vẫn quen gọi là Hòn Khoai vì
hình dạng của nó trông giống như củ khoai khổng lồ.


Trên đảo có một tháp hải đăng. Cư dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Nếu đi tàu
90CV từ Rạch Gốc (cửa ngõ của huyện Ngọc Hiển ra biển Đông), thì chỉ sau 3 giờ vượt
biển, du khách đã có thể chiêm ngưỡng được Hòn Khoai - một trong những hòn đảo đẹp
nhất miền cực nam của Tổ quốc. Men theo các bãi bồi hoặc vòng qua bãi Lớn là những
vách núi cheo leo, những hòn đá cuội trầm tĩnh vô ngôn, xen kẽ những khóm hoa rừng.
Mọi thứ còn nguyên, chưa bị ai tàn phá.

* Để bảo tồn các di sản văn hoá cần phải triển khai, tuyên truyền phổ biến Luật Di
Sản Văn Hoá đến mọi người dân, đặc biệt là lớp trẻ, học sinh, sinh viên,… để mọi người
nhận thức được giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học… của di sản văn hoá và không quên về
cội nguồn dân tộc. Chính quyền phải ban hành các quy chế, quy định về việc bảo tồn, bảo
vệ các di sản văn hoá ở địa phương, nhanh chóng lập đề án công nhận các di sản văn hoá
chưa được Nhà nước công nhận, có chính sách đãi ngộ hợp lí đối với những người làm
công tác bảo tồn các di sản văn hoá; đồng thờitổ chức tham quan, học hỏi, tìm hiểu, nghiên

cứu về các di sản văn hoá cho mọi tầng lớp nhân dân, đào tạo người thuyết minh di sản bài
bản, cuốn hút, có chiều sâu để lại ấn tượng tốt đẹp cho người nghe, đào tạo tầng lớp kế
thừa các di sản văn hoá phi vật thể, các nghệ nhân phải có truyền nhân thích hợp kế thừa
mình phát triển di sản văn hoá đó.Bên cạnh đó cần “xã hội hoá” công tác bảo tồn các di
sản văn hoá để có nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tồn di sản.
* Để phát huy giá trị các di sản văn hoá cần phải hoàn hiện cơ sở hạ tầng, các công
trình phụ, cảnh quan môi trường, các khu giải trí kèm theo các di sản văn hoá lớn; quảng
bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, internet, mạng xã hội,… về các
di sản văn hoá đặc trưng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng; mở rộng dịch vụ bán hàng lưu niệm,
đồ ăn nhanh, món ăn đặc sản vùng miền, … giá cả hợp lý; phát hành các ấn phẩm sách báo
về di sản văn hoá liên quan,…; phối hợp chặc chẽ với ngành du lịch tổ chức các chuyến
tham quan trật tự, nề nếp, an toàn hấp dẫn du khách và bạn bè quốc tế; đảm bảo công tác
an ninh, vệ sinh, cứu hộ tại các di sản. Thường xuyên tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm kịp
thời các biểu hiện sai trái, tiêu cực, vi phạm thuần phong mỹ tục…


Câu 5 : Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Anh (chị) hãy cho biết hai câu thơ trên là của ai. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ
đó. Theo anh (chị), cần phải làm gì để người học yêu thích môn Lịch sử ?
Trả lời: Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu và chiến công
huy hoàng rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc thân yêu của mình.
Lịch sử dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ
nước. Nội dung lịch sử dân tộc ta thật vô cùng rộng lớn, phong phú bao gồm các mặt hoạt
động khác nhau (kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội …) của xã hội và con người
Việt Nam trong quá khứ cũng như trong hiện tại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
“Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công

nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự
nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp
nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của
mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và
mai sau.Hơn thế nữa, đất nước đang bước vào thời kỳ xây dựng mới, thời kỳ của CHH –
HĐH theo định hướng XHCN, đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có một sự hiểu biết đầy
đủ hơn, mới mẻ hơn về toàn bộ lịch sử dân tộc theo tinh thần “ôn cố tri tân”, lấy xưa phục
nay. Lịch sử là “cô giáo của cuộc sống”, là “bó đuốc soi đường đi tới tương lai”. Vì vậy,
tìm hiểu, nghiên cứu và nắm vững tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, của nền văn hoá
Việt Nam không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người hiện nay mà còn có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Nắm vững lịch sử dân tộc ta không chỉ có được những hiểu biết về tổ tiên, đất nước,
dân tộc mình trong việc xây dựng “non sông gấm vóc như ngày nay” mà còn góp phần bồi
dưỡng tình yêu ông bà, cha mẹ, yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc. Có biết
được quá trình đấu tranh dựng và giữ nước đầy máu và nước mắt của ông cha mới biết ơn,
kính trọng những thế hệ đi trước và nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ
gìn và phát huy truyền thống dân tộc. Có hiểu được tường tận lịch sử dân tộc và mới hiểu
được giá trị của cuộc sống và mới có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống hiện tại, đặt cơ sở
cho sự phát triển tương lai.
Tuy nhiên, hiện nay việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông nói chung còn nhiều
thiếu sót về nhận thức bộ môn, về nội dung, phương pháp dạy học, về những phương tiện
cần thiết cho việc giáo dục. Do đó, chât lượng dạy học và thi Đại học môn lịch sử giảm sút
đến mức báo động. Tình trạng “mù lịch sử” khá phổ biến. Đó là tình trạng không biết lịch
sử, không hiểu lịch sử, nhớ sai, không ham thích, không hứng thú học lịch sử …
Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử trong nhà trường hiện
nay? Câu hỏi được cả xã hội đặt ra và đang từng bước được giải quyết. Song, theo tôi
nghĩ, trách nhiệm đâu phải chỉ của nhà trường, của giáo viên nói chung, của thầy cô giáo
dạy môn lịch sử nói riêng mà điều cốt yếu trước hết là mỗi người chúng ta cần có khát
khao nghiền ngẫm sử cũ để học được những điều bổ ích từ cuộc sống sinh động của tổ tiên
ta xưa mà giáo dục cho con cháu. Bởi, tổ tiên ta lẽ đâu chỉ giỏi đánh giặc, còn tư tưởng,

đạo đức, triết lý … và biết bao vấn đề cuộc sống mà ta chưa biết đến.
Bernard Shaw đã nói: “Bài học lớn nhất của lịch sử chính là ở chỗ người ta không
chịu rút ra từ lịch sử những bài học” có lẽ là vì vậy?



×