ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN QUANG NGÁT
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN QUANG NGÁT
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC.
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 44 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Minh Hương
PGS.TS. Đỗ Thị Lan
Thái Nguyên, năm 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích trong luận văn đều đã
được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Trần Quang Ngát
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Trần Thị Minh Hương và
PGS.TS.Đỗ Thị Lan, đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, đôn đốc cho tôi hoàn thành
luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự động viên, ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi của Ban giám hiệu nhà trường nơi tôi đang công tác đặc biệt là thầy Tạ Quang
Thảo, Hiệu trưởng nhà trường. Các thầy, cô trong khoa Kỹ thuật nông nghiệp và các
bạn đồng nghiệp của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các cơ quan, đơn vị trong huyện Bình Xuyên
và tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt là: Trung tâm NS & VSMTNT tỉnh Vĩnh Phúc, Chi cục
bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Xuyên
và các hộ dân thuộc các xã và thị trấn đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cho luận văn
của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Quản lý đào tạo sau đại
học, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường cùng các thầy, cô giáo trường
Đại học Nông – Lâm Thái Nguyên đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự động viên to lớn của gia đình và bạn bè thân
thiết đã dành cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài./.
Thái nguyên, ngày 10 tháng 8 năm 2015
Trần Quang Ngát
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ............................................................................................. 2
2.1. Mục đích tổng quát .......................................................................................... 2
2.2. Mục đích cụ thể................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của để tài ............................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài ................................................................................... 4
1.2. Tổng quan về nước sinh hoạt ........................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm, vai trò của nước sinh hoạt ...................................................... 7
1.2.2. Nguồn nước .............................................................................................. 8
1.2.3. Bảo vệ nguồn nước. .................................................................................. 8
1.3. Tổng quan về tài nguyên nước......................................................................... 9
1.3.1. Trên Thế giới ............................................................................................ 9
1.3.2. Ở Việt Nam............................................................................................. 11
1.3.3.Các chỉ tiêu về chất lượng nước .............................................................. 14
1.2.4. Tiêu chuẩn dùng nước: ........................................................................... 19
1.2.5. Chất lượng nước sinh hoạt tại nông thôn Việt Nam ............................... 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 25
2.1. Đối tượng, địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 25
2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 25
- Đề xuất và giải pháp để cải thiện, cung cấp nước sạch cho người dân huyện
Bình Xuyên. .......................................................................................................... 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 25
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................... 25
2.3.2. Địa điểm và thời gian lấy mẫu. .............................................................. 26
iv
2.3.3. Phương pháp đánh giá chất lượng nước sinh hoạt................................. 30
2.3.4. Phương pháp phân tích........................................................................... 30
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 32
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bình Xuyên ............................ 32
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên .............................................................. 32
3.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội................................................... 34
3.2. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên ............. 40
3.3. Chất lượng một số nguồn nước sinh hoạt của huyện Bình Xuyên ................ 41
3.3.1. Chất lượng nước mặt tại huyện Bình Xuyên. ......................................... 41
3.3.2. Chất lượng nước ngầm tại huyện Bình Xuyên ....................................... 45
3.3.2. Chất lượng nước sinh hoạt (nước máy) tại huyện Bình Xuyên.............. 52
3.4. Kết quả điều tra nguồn cấp nước, nhu cầu và ảnh hưởng của người dân
để sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên ................................. 53
3.4.1. Điều tra các trạm cấp nước trên địa bàn huyện Bình Xuyên.................. 53
3.4.2. Đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt (nước giếng)
trên địa bàn huyện Bình Xuyên ........................................................................ 54
3.4.3. Điều tra nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. ................................................................. 55
3.5. Đề xuất và giải pháp để cải thiện, cung cấp nước sạch cho người dân
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. ..................................................................... 57
3.5.1. Hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt cho các hộ dân trên địa
bàn huyện Bình Xuyên. .................................................................................... 57
3.5.2. Chất lượng một số nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình
xuyên. ............................................................................................................... 58
3.5.3. Thực trạng nguồn cấp nước, nhu cầu và ảnh hưởng của người dân để
sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên.................................. 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 59
1. Kết luận ............................................................................................................. 59
2. Kiến nghị........................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 62
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích trong luận văn đều đã
được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Trần Quang Ngát
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn nước ăn uống của Bộ Y tế ..................................................... 16
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y tế.................................................... 18
Bảng 1.3: Nhu cầu dùng nước sinh hoạt cho hộ gia đình ......................................... 20
Bảng 2.1: Lấy mẫu nước tại một số sông trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc ................................................................................................ 27
Bảng 2.2: Lấy mẫu nước tại một số hồ trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc ................................................................................................ 27
Bảng 2.3: Lấy mẫu nước ngầm (giếng đào) tại một số hộ dân thuộc thị trấn
của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc .................................................. 27
Bảng 2.4: Lấy mẫu nước sinh hoạt (giếng khoan) tại một số hộ dân thuộc xã
của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc .................................................. 28
Bảng 2.5: Lấy mẫu nước sinh hoạt (giếng đào) tại các hộ dân trên địa bàn
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc ........................................................ 29
Bảng 2.6: Lấy mẫu nước sinh hoạt (nước máy) tại vòi chảy của các hộ gia
đình trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc ............................ 29
Bảng 3.1. Dân số và cơ cấu dân số 2011-2014 của huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc................................................................................................. 38
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của các hộ dân huyện Bình
Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................................. 40
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng nước của một số sông trên địa bàn
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh phúc ......................................................... 42
Bảng 3.4 : Kết quả phân tích chất lượng nước của một số hồ trên địa bàn ............. 44
Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm (nước giếng đào) tại một số
xã và thị trấn của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. ........................... 46
Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt (giếng đào) tại một số
thị trấn của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. ..................................... 48
Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt (nước giếng khoan) tại
một số xã của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. ................................. 49
vii
Bảng 3.8: Chất lượng nước sinh hoạt (nước máy) tại huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc................................................................................................. 52
Bảng 3.9: Thống kê công suất các trạm câp nước tại huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc ................................................................................................ 53
Bảng 3.10: Kết quả điều tra đánh giá chất lượng nước sinh hoạt (nước giếng)
của người dân trên địa bàn ....................................................................... 54
Bảng 3.11: Kết quả điều tra nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên
địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc ............................................ 56
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Kết quả phân tích chất lượng nước của một số sông trên địa bàn
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc ........................................................ 43
Hình 3.2: Kết quả phân tích chất lượng nước của một số hồ trên địa bàn huyện
Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................... 45
Hình 3.3: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm (nước giếng đào) tại một số
xã và thị trấn của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc ............................ 47
Hình 3.4: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm (nước giếng khoan) tại một
số xã của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc ......................................... 50
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước sạch là tài nguyên thiên nhiên, là một phần quan trọng của hoạt động
hàng ngày để đảm bảo chất lượng cuộc sống. So với các quốc gia trong khu vực, Việt
Nam có nguồn nước dồi dào và đa dạng. Nguồn nước phục vụ cuộc sống hàng ngày
của con người lấy từ hai dạng chính là nguồn nước mặt và nước ngầm. Từ xưa những
nơi có mạch nước tốt, được đào các giếng nước (giếng khơi) phục vụ cho ăn uống,
sinh hoạt hàng ngày. Ngày nay ngoài giếng khơi, nguồn nước cung cấp cho ăn uống
ngày càng đa dạng hơn như nước máy, nước giếng khoan, nước mưa. Tuy nhiên chất
lượng nước của mỗi nguồn nước cũng đang là mối lo ngại không của riêng ai. Nước
sạch là một nhu cầu hết sức cấp thiết trong đời sống hàng ngày của mọi người. Hiện
nay, nó đang trở thành một đòi hỏi hết sức cấp thiết trong việc bảo vệ sức khoẻ và cải
thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân.
Việt Nam là một nước tăng dân số nhanh là quốc gia tính đến tháng 7 năm
2014 có 54 dân tộc (53 dân tộc thiểu số chiếm 14% tổng dân số cả nước), có 58 tỉnh
và 5 thành phố trực thuộc trung ương với dân số 93.421.835 người = 1,32% tổng dân
số thế giới, đứng thứ 14, trong đó khoảng 30% sống ở khu vực thành thị, 60% sống
ở nông thôn . Song tỉ lệ tăng dân số tập trung tại các thành phố lớn nên nhu cầu sử
dụng nước sinh hoạt ở các thành phố và các khu công nghiệp là rất lớn. Trong đó,
Huyện Bình Xuyên là một điển hình nhưng nhu cầu sử dụng nước sạch của người
dân ở một số xã chưa được đáp ứng đủ. Nhiều nơi nước sạch chưa tới thì người dân
phải sử dụng nước giếng cho dù chất lượng nguồn nước không đảm bảo, nước giếng
nhiễm bẩn nặng, mà nước máy thì yếu hay chưa tới thì người dân phải mua nước máy
với giá rất cao, và thời gian được cấp nước máy cũng rất ngắn.
Cùng với tốc độ tăng dân số là lượng chất thải sinh hoạt cũng tăng lên và chất
thải của các khu công nghiệp được dẫn ra sông, kênh rạch làm cho tình hình thiếu
nước sạch đã thiếu càng thêm thiếu. Những câu chuyện liên quan đến nhu cầu tối
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Trần Thị Minh Hương và
PGS.TS.Đỗ Thị Lan, đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, đôn đốc cho tôi hoàn thành
luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự động viên, ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi của Ban giám hiệu nhà trường nơi tôi đang công tác đặc biệt là thầy Tạ Quang
Thảo, Hiệu trưởng nhà trường. Các thầy, cô trong khoa Kỹ thuật nông nghiệp và các
bạn đồng nghiệp của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các cơ quan, đơn vị trong huyện Bình Xuyên
và tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt là: Trung tâm NS & VSMTNT tỉnh Vĩnh Phúc, Chi cục
bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Xuyên
và các hộ dân thuộc các xã và thị trấn đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cho luận văn
của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Quản lý đào tạo sau đại
học, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường cùng các thầy, cô giáo trường
Đại học Nông – Lâm Thái Nguyên đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự động viên to lớn của gia đình và bạn bè thân
thiết đã dành cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài./.
Thái nguyên, ngày 10 tháng 8 năm 2015
Trần Quang Ngát
3
- Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác xây dựng kế hoạch quản lý nguồn
nước sinh hoạt một cách hiệu quả trong giai đoạn mới, nhằm hướng tới mục tiêu
phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trường trong huyện Bình Xuyên.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được nhu cầu sử dụng và xác định được chất lượng các nguồn
nước hiện tại mà người dân đang sử dụng;
- Xây dựng được một số giải pháp phục vụ công tác quản lý và cung cấp
nước sạch cho người dân huyện Bình Xuyên.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012. Luật
có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Luật này quy định về quản lý,
bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác
hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Luật bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014. Luật có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Luật này quy định về hoạt động
bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường;
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong
bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước. Nghị định có hiệu lực thi hành
từ ngày 01 tháng 02 năm 2014. Nghị định này quy định việc lấy ý kiến đại diện
cộng đồng dân cư trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn
nước; điều tra cơ bản tài nguyên nước; cấp phép về tài nguyên nước; tiền cấp quyền
khai thác tài nguyên nước và chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước; tổ
chức lưu vực sông và việc điều phối giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ
tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên
lưu vực sông.
- Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sản
xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20
tháng 02 năm 2012
- Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ
về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2008. Nghị định này quy định việc
thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về đất đai, tài nguyên nước, địa chất
5
và khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, tài nguyên môi
trường biển và đảo; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường.
- Văn bản số 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16 tháng 01
năm 2013. Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách
Nhà nước chi cho chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn giai đoạn 2012-2015. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng
3 năm 2013.
- Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 06 năm 2009 ban hành Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống. Thông tư có hiệu lực từ ngày
01/12/2009 kèm theo QCVN 01:2009/BYT. Quy chuẩn này quy định mức giới hạn
các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở để
chế biến thực phẩm.
Quy chuẩn 01:2009/BYT áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và
hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước ăn uống, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập
trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1000m3/ ngày đêm trở lên.
- Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 06 năm 2009 ban hành Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. Thông tư có hiệu lực từ ngày
01/12/2009 kèm theo QCVN 02:2009/BYT. Quy chuẩn này quy định mức giới hạn
các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường
không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở
chế biến thực phẩm.
Quy chuẩn 02:2009/BYT áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và
hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt, bao gồm cả các cơ sở cấp nước
tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới1000m3/ ngày đêm
- Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 04 năm 2006. Phê duyệt
chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020. Quyết định có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 05 năm 2015. Quy định lập,
quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 7 năm 2015
6
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014. Thoát nước và xử
lý nước thải. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Nghị định
này quy định về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị, các khu
công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu dân cư nông thôn
tập trung; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có hoạt động liên
quan đến thoát nước và xử lý nước thải trên lãnh thổ Việt Nam.
- Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22 tháng 10 năm 2012. Phê
duyệt điều chỉnh bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn triển khai công tác theo dõi - đánh
giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký.
- Công văn số 2411/BYT-MT năm 2015 tăng cường kiểm tra giám sát chất
lượng nước sinh hoạt do Bộ Y tế ban hành.
Các văn bản của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Bình Xuyên đã ban hành có
liên quan tới tài nguyên nước.
Quyết định số 1087/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2014 của UBND tỉnh
về phê duyệt Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông
thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Quyết định số 523/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Phúc. Phê duyệt kế hoạch điều tra, theo dõi – đánh giá nước sạch và VSMT
nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012.
Quyết định số 1285/QĐ-CT ngày 14 tháng 6 năm 2012 của Chủ tịch UBND
tỉnh Vĩnh Phúc về việc phân bổ chi tiết các Chương trình mục tiêu Quốc gia năm
2012(13)
Kế hoạch số 08/TTNS&VSMTNT-KH ngày 10 tháng 2 năm 2012 của Trung
tâm Nước sạch và VSMT nông thôn về việc điều tra theo dõi – đánh giá Nước sạch
& VSMT tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012.
Kế hoạch số 13/KH-STNMT ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc về Kế hoạch thực hiện quan trác hiện
trạng môi trường năm 2012[14]
7
1.2. Tổng quan về nước sinh hoạt
1.2.1. Khái niệm, vai trò của nước sinh hoạt
1.2.1.1. Một số khái niệm về nước sinh hoạt
a, Khái niệm nước sạch
Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nước trong không màu;
- Nước không mùi vị lạ, không có tạp chất;
- Nước không chứa chất tan có hại;
- Nước không gây mầm bệnh.
b, Khái niệm nước hợp vệ sinh
Nước hợp vệ sinh là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các
thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, có thể dùng để uống sau
khi đun sôi
c, Khái niệm nước sinh hoạt
Nước sinh hoạt dùng để uống cần đạt tiêu chuẩn về màu sắc (không quá 15 độ
màu, không có màu lạ); độ đục (không quá 5 độ); mùi (không có mùi), không có váng
cặn, độ pH thích hợp (pH = 6,6 – 8,5), độ cứng phù hợp (không quá 300mg CaCO3/
lít), Fe (không quá 0,3mg/lít), Mn, Cu, Pb và florua (không quá 0,1mg/lít), Zn (không
quá 3,0mg/lít), As, Cr, Xianua (không quá 0,05mg/lít), Hg (không quá 0,001mg/lít),
vi khuẩn nhóm E.coli (không quá 3 vi khuẩn/lít).[8]
1.2.1.2. Vai trò của nước sạch đối với cuộc sống
- Nước là một thành phần tất yếu trong sinh hoạt và ăn uống của chúng ta .
Nó cần thiết cho sự phát triển và duy trì mọi hoạt động trong cơ thể chúng ta .
- Nước là mẹ của sự sống vì con người ta không thể nào sống mà không có nước .
- Trong những điều kiện mát mẻ không uống nước con người có thể tồn tại
được 7 ngày, nhưng con người có thể sống trên 60 ngày không ăn .
- Nước chiếm khoảng 75% cơ thể lúc mới sinh và khoảng 60% khi con người
trưởng thành .
- Nước được hiện diện ở tất cả các cơ quan trong con người với tỷ lệ khác nhau .
- Cơ thể thiếu nước không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tạo ra những
biểu hiện như mất ngủ ,mệt mỏi ,kém tập trung ...
8
- Nước trong cơ thể chúng ta có thể có nguồn gốc từ mọi loại chất lỏng uống
được và thức ăn ,nước cũng xuất hiện do kết quả trao đổi chất đạm ,chất béo .
- Các nhà khoa học đã khuyến cáo nên uống nước thường xuyên ,không nên
đợi đến khi khát mới uống .
- Nước là một nguồn tài nguyên quý giá đối với con người ,ngày nay đây quả
là một vấn đề đáng quan tâm .
- Nước là một hợp chất bao gồm hydro và oxi,nước tinh khiết không có
màu,không mùi ,không vi và chúng tồn tại ở ba dạng chính đó là lỏng,rắn ,khí .
- Trên trái đất có trên 70% diện tích bề mặt trái đất là nước nhưng có khoảng
97% sô nước trên tồn tại ở các Đại dương
1.2.2. Nguồn nước
-Nguồn nước sạch cung cấp cho cơ thể duy trì sự sống vậy nên con người
sông không thể thiếu nước. Nước cần cho hoạt động sinh hoạt ,sản xuất công
nghiệp,nông nghiệp luôn gắn chặt với nguồn nước.
- Thiếu nước đất đai sẽ khô cằn cây cối , động vật và muôn loài đều không
thể tồn tại . Vai trò của nước sạch rất quan trọng tới đời sông sinh hoạt của chúng ta
,chúng duy trì cân bằng của bầu khí quyển đem lại cho con người bầu không khí
trong lành .Nhưng đáng tiếc hiện nay sự phát triển một cách bùng nổ của các ngành
công nghiệp hóa hiện đại hóa đã kéo theo các nguồn nước sạch ngày càng bị đe dọa
- Nguồn nước sạch có nguy cơ cạn kiệt cùng với sự gia tăng dân số,lũ lụt
,hạn hán và đặc biệt là sự nóng lên của bầu khí quyển .3/4 diện tích bề mặt trái đất
là nước nhưng 80% là nước mặn ,lượng nước ngọt chủ yếu ở bắc cực và nam cực ở
những tảng băng khổng lồ , chiếm tỷ lệ rất nhỏ ở ao hồ ,sông ,suối và mạch nước
ngầm ..Đây là nguồn nước cho con người xử dụng nhưng trên thực tế các nguồn
nước này đều bị ô nhiễm bởi nước thải ,chất thải trở thành những dòng sông chết .
1.2.3. Bảo vệ nguồn nước.
- Thiếu nước sạch sẽ đe dọa sự sống của con người và muôn loài động vật
trên trái đất, ảnh hưởng tới đời sống con người và sẽ có rất nhiều các làng ung thư
,các bệnh hiểm nghèo, các dịch bệnh về mắt ....Các thảm thức vật hệ sinh thái sẽ
mất dần đi nếu thiếu nước. Vậy cho nên đứng trước thực trạng đó chúng ta phải bảo
vệ nguồn nước như chính bảo vệ cuốc sống của chúng ta.
9
1.3. Tổng quan về tài nguyên nước
1.3.1. Trên Thế giới
Khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần phát
triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông lớn. Lúc đầu cư dân
còn ít và nước thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có gặp thời gian khô
hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư không xa lắm là tìm được nơi ở mới tốt đẹp
hơn. Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên vô tận và cứ như thế qua một thời
gian dài, vấn đề nước chưa có gì là quan trọng.
Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện
và càng ngày càng phát triển như vũ bão. Hấp dẫn bởi nền công nghiệp mới ra đời,
từng dòng người từ nông thôn đổ xô vào các thành phố và khuynh hướng này vẫn
còn tiếp tục cho đến ngày nay. Ðô thị trở thành những nơi tập trung dân cư quá
đông đúc, tình trạng này tác động trực tiếp đến vấn đề về nước càng ngày càng trở
nên nan giải.
Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công nghiệp,
nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự ước tính, bình quân
trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp được sử dụng cho
công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10%cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nhu cầu nước
sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia.
Thí dụ: Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sử dụng cho công nghiệp, 47% sử
dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt và giải trí. Ở Trung Quốc thì 7% nước
được dùng cho công nghiệp, 87% cho công nghiệp, 6% sử dụng cho sinh hoạt và
giải trí.[22]
- Nhu cầu về nước trong công nghiệp:
Sự phát triển càng ngày càng cao của nền công nghiệp trên toàn thế giới càng
làm tăng nhu cầu về nước, đặc biệt đối với một số ngành sản xuất như chế biến thực
phẩm, dầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa chất..., chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ
ngót 90% tổng lượng nước sử dụng cho công nghiệp. Thí dụ: cần 1.700 lít nước để
sản xuất một thùng bia chừng 120 lít, cần 3.000 lít nước để lọc một thùng dầu mỏ
chừng 160 lít, cần 300.000 lít nước để sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép, cần
2.000.000 lít nước để sản xuất 1 tấn nhựa tổng hợp. Theo đà phát triển của nền công
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ............................................................................................. 2
2.1. Mục đích tổng quát .......................................................................................... 2
2.2. Mục đích cụ thể................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của để tài ............................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài ................................................................................... 4
1.2. Tổng quan về nước sinh hoạt ........................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm, vai trò của nước sinh hoạt ...................................................... 7
1.2.2. Nguồn nước .............................................................................................. 8
1.2.3. Bảo vệ nguồn nước. .................................................................................. 8
1.3. Tổng quan về tài nguyên nước......................................................................... 9
1.3.1. Trên Thế giới ............................................................................................ 9
1.3.2. Ở Việt Nam............................................................................................. 11
1.3.3.Các chỉ tiêu về chất lượng nước .............................................................. 14
1.2.4. Tiêu chuẩn dùng nước: ........................................................................... 19
1.2.5. Chất lượng nước sinh hoạt tại nông thôn Việt Nam ............................... 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 25
2.1. Đối tượng, địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 25
2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 25
- Đề xuất và giải pháp để cải thiện, cung cấp nước sạch cho người dân huyện
Bình Xuyên. .......................................................................................................... 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 25
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................... 25
2.3.2. Địa điểm và thời gian lấy mẫu. .............................................................. 26
11
1.3.2. Ở Việt Nam
1.3.2.1. Khái quát chung về tài nguyên nước.
Tài nguyên nước ở Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và phong phú, bao
gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và nhân tạo như
sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, hồ đập, ao, đầm phá và các túi
nước ngầm.
Trữ lượng dồi dào nhưng phân bố không đều:
Theo Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020, Việt Nam có
khoảng 2.372 con sông lớn nhỏ có chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 109 sông
chính. Trong số này có 9 sông là sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang-Kỳ
Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia-Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, sông
Cửu Long và bốn nhánh sông là sông Đà, sông Lô, sông Sê San, sông Srê Pok đã
tạo nên một lưu vực trên 10.000km2, chiếm khoảng 93% tổng diện tích của mạng
lưới sông ngòi Việt Nam.[23]
Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều các loại hồ tự nhiên, hồ đập, đầm phá, vực
nước có kích thước khác nhau tùy thuộc vào mùa. Một số hồ lớn được biết đến như
hồ Lắk rộng 10km2 tại tỉnh Đắk Lắk, Biển Hồ rộng 2,2km2 ở Gia Lai, hồ Ba Bể
rộng 5km2 tại Bắc Kạn và hồ Tây rộng 4,5km2 tại Hà Nội. Các đầm phá lớn thường
gặp ở cửa sông vùng duyên hải miền Trung như Tam Giang, Cầu Hai và Thị Nại.
Việt Nam còn có hàng ngàn hồ đập nhân tạo với tổng sức chứa lên đến 26 tỷ
m3 nước. Sáu hồ lớn nhất có sức chứa trên 1 tỷ m3 đang được sử dụng để khai thác
thủy điện là hồ Hòa Bình, Thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ và Ya Ly. Nhiều
hồ và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục vụ tưới tiêu như Cấm Sơn-Bắc Giang,
Kể Gỗ-Hà Tĩnh và Phú Ninh-Quảng Nam.[23]
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước hiện có hơn
3.500 hồ chứa lớn nhỏ và khoảng 650 hồ chứa cỡ lớn và trung bình dùng để sản
xuất thủy điện, kiểm soát lũ lụt, giao thông thủy, thủy lợi và nuôi trồng thủy sản.
Nước ngầm là nguồn nước có tiềm năng trữ lượng lớn, đặc biệt là ở Đồng
bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Tài nguyên nước ven biển và các vùng đất ngập nước nội
địa có tầm quan trọng cao cho việc bảo tồn, duy trì chức năng sinh thái và đa dạng
12
sinh học đất ngập nước. Tiêu biểu như hồ Ba Bể, đất ngập nước Xuân Thủy, Tiền
Hải, Bàu Sấu, Cần Giờ và Chàm Chim.
Mặc dù tài nguyên nước của Việt Nam có trữ lượng dồi dào, nhưng trên
thực tế nguồn nước có thể sử dụng ngay lại có hạn vì phân bố không đều. Nhiều
vùng bị thiếu nước sạch để sinh hoạt do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán và
các tác nhân khác.
Chất lượng nước cũng bị suy giảm nghiêm trọng đã hủy hoại môi trường sống
và đẩy con người đến gần các rủi ro nguy hiểm. Ước tính khoảng 37% lượng nước
mất đi do lãng phí, thậm chí có nơi lên đến 50%. Nguyên nhân là một phần hệ thống
tưới tiêu của Việt Nam được xây dựng từ thập kỷ 60, 70 của thế kỷ trước đến nay đã
bị xuống cấp và hư hỏng nặng. Trong khi đó hệ thống tưới tiêu hiện tại chỉ có khả
năng cung cấp nước cho khoảng 50-60% theo yêu cầu thiết kế được tưới.[23]
Thực trạng quản lý
Trong những năm gần đây, việc quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam được cải
thiện đáng kể về mặt pháp lý, cấu trúc thể chế và các cơ chế, góp phần vào sự phát
triển kinh tế-xã hội của đất nước. Luật Tài nguyên nước đã được chính thức ban
hành từ năm 1998 và các văn bản hướng dẫn pháp quy tiếp theo, đã cung cấp các
quy định về quản lý, điều hành, lưu trữ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên
toàn quốc. Sự thay đổi về thể chế trong quản lý tài nguyên nước đã khuyến khích
được quá trình phi tập trung hóa, đẩy mạnh sự tham gia rộng rãi của các thành phần
ngoài nhà nước trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước, cung cấp nước
sinh hoạt và nước tưới tiêu.
Đặc biệt, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp
thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012. Luật này quy định việc điều tra cơ bản tài nguyên
nước; bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả
tác hại do nước gây ra; quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên lãnh thổ Việt
Nam. Tài nguyên nước quy định trong Luật này bao gồm nước mưa, nguồn nước
mặt và nguồn nước dưới đất. Riêng nước biển, nước khoáng và nước nóng thiên
nhiên được điều chỉnh bằng pháp luật khác.
13
Theo luật này, tài nguyên nước ở Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân, được nhà
nước thống nhất quản lý nhằm đảm bảo tất cả mọi người có quyền hưởng lợi từ các
nguồn nước. Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao trách nhiệm
quản lý nhà nước về tài nguyên nước nói chung, trong khi Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn và Bộ Công Thương... có trách nhiệm quản lý tài nguyên nước theo
hoạt động của ngành, cho các mục đích tương ứng như thủy lợi, nuôi trồng thủy sản
và sản xuất điện.
Gần đây, cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước tổng hợp và dựa trên lưu vực
đã được đẩy mạnh ở Việt Nam. Về nguyên tắc, tài nguyên nước không chỉ được
xem như “tài sản chung” mà còn là “hàng hóa có giá trị thương mại và kinh tế.” Do
đó, Chính phủ đã áp dụng một số cơ chế nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản
lý nước ở các khía cạnh khác nhau về chính sách, kỹ thuật thực hiện, năng lực và cơ
sở hạ tầng.
Kinh nghiệm quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam đã ghi nhận và đánh giá cao
vai trò quan trọng của cộng đồng địa phương, với tư cách vừa là người trực tiếp sử
dụng nước, vừa là người quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. Quản lý bởi cộng đồng
hay quản lý dựa vào cộng đồng, đã được giới thiệu và áp dụng ở nhiều vùng theo
các cách khác nhau trong lĩnh vực cấp nước sinh hoạt và thủy lợi. Mặc dù còn nhiều
bất cập về mặt pháp luật, thể chế và năng lực, nhưng cộng đồng địa phương đã
chứng minh được tài nguyên nước sẽ được quản lý tốt hơn, nếu có sự tham gia của
cộng đồng trong quá trình ra quyết định.
Tuy vậy, cho đến nay có rất ít nghiên cứu hoặc đánh giá toàn diện về quản lý
tài nguyên nước ở Việt Nam. Chính điều này đã hạn chế nỗ lực phát triển và quảng
bá hiểu biết về quản lý nước dựa vào cộng đồng, cũng như thúc đẩy việc áp dụng có
hiệu quả trong thực tiễn.
1.3.2.2. Nguyên nhân của sự ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước.
Trước sự phát triển mạnh của các khu công nghiệp, cũng như sự gia tăng dân
số thì yêu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng, trong khi tài nguyên nước có hạn
và ngày càng bị suy thoái, do nhiều nguyên nhân trong nguyên nhân chủ yếu nhất là
quản lý. Để đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu sự suy thoái đang
14
tác động tiêu cực đến tài nguyên nước. Có 5 nguyên nhân chính dẫn đến việc ô
nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam[11]:
- Do sự gia tăng về dân số: Sự gia tăng về dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về
nhu cầu về nước sạch trong ăn uống và lượng nước cần thiết đáp ứng cho sản xuất.
Đồng thời, tác động nhiều mặt của con người với môi trường tự nhiên nói chung và
tài nguyên nước nói riêng cũng ngày càng mạnh mẽ, có thể dẫn đến những hậu quả
rất nghiêm trọng.
- Do việc khai thác quá mức tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan đến
nước như đất, rừng khiến tài nguyên nước bị suy kiệt.
- Do chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng
cho các hệ thống thu gom, xử lý các chất thải lỏng, chất thải rắn.
Trong những năm vừa qua và trong thời gian tới, với tốc độ đô thị hóa, công
nghiệp hóa, làng nghề thủ công ngày càng được mở rộng, lượng chất thải lỏng, chất
thải rắn chưa được kiểm soát được thải vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm, suy thoái
nhanh các nguồn nước mặt, kéo theo ảnh hưởng nước dưới đất, làm gia tăng tình
trạng thiếu nước sạch và ô nhiễm nước nhất là về mùa khô. Bên cạnh đó việc lạm
dụng phân bón, thuốc trừ sâu, bệnh, diệt cỏ trong thâm canh sản xuất cây trồng,
cùng với việc nuôi trồng thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến các sản phẩm
nông nghiệp cũng làm ô nhiễm nguồn nước mặt, ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm
dưới đất.
- Do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu, khí hậu toàn cầu đang
nóng lên đã và đang gây tác động nhiều đến tài nguyên nước, như làm giảm tổng
lượng dòng chảy, làm băng tan khiến cho nước biển dâng cao, mặn sẽ xâm nhập sâu
hơn đối với những vùng đồng bằng thấp (đồng bằng sông Cửu Long) khiến nguồn
nước ngọt phân bổ trên các sông chảy ra biển sẽ bị đẩy lùi dần. Tất cả những điều
này sẽ làm suy thoái thêm nguồn nước, khiến không còn đủ nguồn nước ngọt để
phục vụ sản xuất và đời sống.
1.3.3.Các chỉ tiêu về chất lượng nước
- Độ pH: Đây là đo nồng độ các-ion hydro trong nước. Chỉ có định nghĩa về mặt
toán học : pH = - log[H+]. pH là một chỉ tiêu cần được xác định để đánh giá chất
iv
2.3.3. Phương pháp đánh giá chất lượng nước sinh hoạt................................. 30
2.3.4. Phương pháp phân tích........................................................................... 30
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 32
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bình Xuyên ............................ 32
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên .............................................................. 32
3.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội................................................... 34
3.2. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên ............. 40
3.3. Chất lượng một số nguồn nước sinh hoạt của huyện Bình Xuyên ................ 41
3.3.1. Chất lượng nước mặt tại huyện Bình Xuyên. ......................................... 41
3.3.2. Chất lượng nước ngầm tại huyện Bình Xuyên ....................................... 45
3.3.2. Chất lượng nước sinh hoạt (nước máy) tại huyện Bình Xuyên.............. 52
3.4. Kết quả điều tra nguồn cấp nước, nhu cầu và ảnh hưởng của người dân
để sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên ................................. 53
3.4.1. Điều tra các trạm cấp nước trên địa bàn huyện Bình Xuyên.................. 53
3.4.2. Đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt (nước giếng)
trên địa bàn huyện Bình Xuyên ........................................................................ 54
3.4.3. Điều tra nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. ................................................................. 55
3.5. Đề xuất và giải pháp để cải thiện, cung cấp nước sạch cho người dân
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. ..................................................................... 57
3.5.1. Hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt cho các hộ dân trên địa
bàn huyện Bình Xuyên. .................................................................................... 57
3.5.2. Chất lượng một số nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình
xuyên. ............................................................................................................... 58
3.5.3. Thực trạng nguồn cấp nước, nhu cầu và ảnh hưởng của người dân để
sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên.................................. 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 59
1. Kết luận ............................................................................................................. 59
2. Kiến nghị........................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 62