Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, thành phần hóa học tình dầu của một số loài trong chi riềng (alpinia roxb ) và sa nhân (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.64 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

.....................................

LÊ THỊ HƢƠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, THÀNH PHẦN
HÓA HỌC TINH DẦU CỦA MỘT SỐ LOÀI TRONG
CHI RIỀNG (ALPINIA Roxb.) VÀ SA NHÂN (AMOMUM Roxb.)
THUỘC HỌ GỪNG (ZINGIBERACEAE Lindl.) Ở BẮC TRUNG BỘ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 62.42.01.11

HÀ NỘI, 2016


Luận án được hoàn thành tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Thế Bách
2. PGS. TS. Trần Đình Thắng

Người phản biện 1: PGS. TS. Trần Huy Thái
Người phản biện 2: GS. TSKH. Trần Văn Sung


Người phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Trung Thành

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Viện, họp tại tầng 6 Viện
Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Vào hồi 9 giờ, ngày 30 tháng 03 năm 2016

Có thể tìm luận án tại, Thư viện Quốc gia Việt Nam,
Thư viện Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong ngành thực vật hạt kín thì họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) không phải là họ
lớn, chỉ có khoảng 52 chi, 1.500 loài. Các loài trong họ Gừng phân bố chủ yếu ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á. Việt Nam là nước
nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lại có địa hình phức tạp với nhiều vùng địa lí,
khí hậu khác nhau, do đó rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật
nói chung và các cây họ Gừng nói riêng.
Trong các nhóm cây tài nguyên thực vật thì nhóm cây cho tinh dầu có vị trí quan
trọng. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu tự nhiên cho nhiều ngành công nghiệp như
hương liệu, mỹ phẩm, dược phẩm. Vì vậy, việc điều tra nghiên cứu, khai thác, phát
triển, sử dụng bền vững và đạt hiệu quả tối ưu nguồn tài nguyên có tinh dầu là nhiệm
vụ đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết.
Theo điều tra chưa đầy đủ của các nhà khoa học thì ở nước ta hiện có khoảng 635
loài cây có tinh dầu thuộc 116 họ thực vật. Các họ có nhiều loài cây chứa tinh dầu
gồm: Cúc (Asteraceae), Cam (Rutaceae), Na (Annonaceae), Long não (Lauraceae),
Bạc hà (Lamiaceae), Hoa tán (Apiaceae), Hoa hồng (Rosaceae), Cà phê (Rubiaceae),
Dầu (Dipterocarpaceae), Nhài (Oleaceae), Lúa (Poaceae), Thông (Pinaceae), Hoàng

đàn (Cupressaceae), Sim (Myrtaceae), Gừng (Zingiberaceae),.... Trong họ Gừng thì
chi Riềng (Alpinia Roxb.) và Sa nhân (Amomum Roxb.) là 2 chi có hầu hết các loài cho
tinh dầu với những giá trị sử dụng như làm thuốc, làm gia vị, làm hương liệu…. Nhiều
loài trong hai chi này đã trở thành hàng hóa có giá trị và được buôn bán với số lượng
tương đối lớn ở trong nước cũng như trên thế giới.
Khu vực Bắc Trung Bộ được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng
sinh học của Việt Nam, với 5 VQG là Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha - Kẻ
Bàng, Bạch Mã và nhiều khu BTTN như Xuân Liên, Pù Luông, Pù Hu, Pù Huống,
Pù Hoạt, Kẻ Gỗ, Bắc Hướng Hoá, Phong Điền,… Tuy nhiên, hiện nay, công tác
nghiên cứu đa dạng tài nguyên thực vật nói chung và 2 chi trong họ Gừng nói riêng
ở đây chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống. Vì vậy, việc thu thập
các dữ liệu về các đặc điểm sinh học, sinh thái và tinh dầu của các loài trong chi


2

Riềng (Alpinia Roxb.) và chi Sa nhân (Amomum Roxb.) của họ Gừng
(Zingiberaceae Lindl.) nhằm tìm hiểu khả năng ứng dụng chúng là công việc có ý
nghĩa cả về khoa học lẫn thực tiễn. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi chọn đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, thành phần hóa học tinh dầu của một
số loài trong chi Riềng (Alpinia Roxb.) và Sa nhân (Amomum Roxb.) thuộc họ
Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở Bắc Trung Bộ”.
2. Mục tiêu
Mô tả được đặc điểm sinh học, sinh thái và xác định được hàm lượng tinh dầu,
thành phần và hàm lượng các cấu tử tinh dầu một số loài trong 2 chi Riềng (Alpinia
Roxb.) và Sa nhân (Amomum Roxb.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở Bắc
Trung Bộ góp phần công tác điều tra nghiên cứu cơ bản, đánh giá tiềm năng nguồn tài
nguyên thực vật ở các tỉnh phía Bắc Trung Bộ.
3. Ý nghĩa của đề tài luận án
Các kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp vào số liệu điều tra tính đa dạng

thành phần loài và cung cấp những dẫn liệu mới về thành phần loài, thành phần hoá
học tinh dầu của một số loài trong 2 chi Riềng (Alpinia Roxb.) và Sa nhân (Amomum
Roxb.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng và
Việt Nam nói chung.
4. Những điểm mới của luận án
- Bổ sung 2 loài trong chi Riềng (Alpinia Roxb.) cho hệ thực vật Việt Nam là Riềng
nhiều hoa (Alpinia polyantha D. Fang) và Riềng lá nhăn (Alpinia rugosa S. J. Chen & Z.
Y. Chen).
- Ghi nhận thêm vùng phân bố của 6 loài trong khu vực Bắc Trung Bộ là Alpinia
blepharocalyx K. Schum., Alpinia macroura K. Schum., Alpinia malaccensis
(Burm.f.) Rosc., Alpinia menghaiensis S.Q. Tong & Y.M. Xia, Amomum aromaticum
Roxb. và Amomum muricarpum Elmer.
- Cung cấp những dẫn liệu về hàm lượng, thành phần hóa học trong tinh dầu ở
các bộ phận lá, thân giả, thân rễ, hoa và quả của 12 loài với các hợp chất chủ yếu là
monotecpen và sesquitecpen.


3

- Lần đầu tiên cung cấp những dẫn liệu về tinh dầu của các loài: Alpinia
menghaiensis, Alpinia polyantha, Amomum maximum, Amomum muricarpum,
Amomum gagnepainii.
5. Bố cục của luận án
Luận án bao gồm 112 trang; Mở đầu - 3 trang (1-3); Chương 1 - Tổng quan tài
liệu - 24 trang (4-27); Chương 2 - Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 5 trang (28-32); Chương 3 - Kết quả nghiên cứu và thảo luận - 78 trang (33-110); Kết
luận và kiến nghị - 2 trang (111-112); Danh mục các công trình công bố của tác giả
liên quan đến luận án; Tài liệu tham khảo; Phụ lục 1; Còn có 17 bảng, 26 hình và 38
trang ảnh màu.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nghiên cứu về họ Gừng (Zingiberaceae)
1.1.1. Trên thế giới
C. Linnaeus (1753) là người đầu tiên nghiên cứu về họ Gừng dựa trên các mẫu
vật của Engelbert Kaempfer, ông đã mô tả và đặt tên 2 loài thuộc họ Gừng
(Zingiberaceae) là Kaempferia galanga và Kaempferia rotunda. Sau này có các công
trình của J. G. Koenig (1783), W. Roxburgh (1815), C. L. Blume (1823), Lindley
(1835), G. Bentham & J. D. Hooker (1883), J. G. Baker (1892), R. E. Holttum (1950),
T. L. Wu & S. J. Chen (1981, 2000).
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, công trình đầu tiên đề cập đến các taxon họ Gừng là của Loureio J.
(1793), tác giả đã mô tả 3 chi với 13 loài có ở Miền Nam Việt Nam. Những nghiên
cứu về họ Gừng ở Việt Nam đáng kể nhất phải kế đến công trình nghiên cứu của
Gagnepain (1908), Lê Khả Kế và cs (1975), Phạm Hoàng Hộ (1972), Phạm Hoàng
Hộ (1993, 2000), Theilade & Mood J. (1999), Larsen K. & Newman M.F. (2001),
Rehse T. & Kress J. (2003). Nghiên cứu đầy đủ và có tính hệ thống nhất về họ Gừng


4

ở Việt Nam có công trình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Bình (2011), tác giả đã công
bố ở Việt Nam có 19 chi với 144 loài và thứ.
1.2. Nghiên cứu về chi Riềng (Alpinia Roxb.) và Sa nhân (Amomum Roxb.)
1.2.1. Nghiên cứu chi Riềng (Alpinia Roxb.)
Chi riềng (Alpinia) là chi lớn nhất của họ gừng (Zingiberaceae) với khoảng 250
loài, được mô tả đầu tiên bởi W. Roxburgh vào năm 1810, các loài trong chi này chủ
yếu phân bố ở rừng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, Australia và một số đảo
Thái Bình Dương. Các công trình nghiên cứu điển hình là Ridley (1924), Wu và
Larsen (2000), Saensouk et al., (2003), Phạm Hoàng Hộ (1993, 2000). Công trình đầy
đủ và tương đối hoàn thiên về họ Gừng (Zingiberaceae) nói chung và chi Riềng
(Alpinia) rói riêng của tác giả Nguyễn Quốc Bình. Tác giả đưa ra hệ thống phân loại

các loài trong chi này, theo tác giả thì chi Riềng (Alpinia) hiện biết 31 loài phân bố
khắp các vùng trong cả nước, trong đó có nhiều loài là loài đặc hữu của Việt Nam.
Trong số 31 loài nghiên cứu tác giả đã công bố 1 loài mới cho khoa học (Alpinia
calcicola Q. B. Nguyen & M. F. Newman) và bổ sung 7 loài cho hệ thực vật Việt Nam.
1.2.2. Chi Sa nhân (Amomum Roxb.)
Linnaeus (1753) là người đầu tiên nghiên cứu về các loài thuộc chi sa nhân, trong
nghiên cứu của mình ông đã ghi nhận 4 loài thuộc chi Amomum. Kế tiếp các công
trình nghiên cứu của Linnae, là Konig (1823), Bentham G. & Hooker J.D. (1883),
Holtum (), Backer C.A. (1968), Smith R.S. (1985), Gagnepain (1908), Wu & Larsen
(2000), Phạm Hoàng Hộ (1993, 2000), Wittaya K. (2006). Năm 2011, tác giả Nguyễn
Quốc Bình với công trình nghiên cứu đầy đủ, chi tiết và có hệ thống về họ Gừng đã công
bố ở Việt Nam chi Amomum có 21 loài phân bố khắp các vùng trong cả nước.
1.3. Giá trị sử dụng trong 2 chi Riềng (Alpinia Roxb.) và Sa nhân (Amomum Roxb.)
Phần này nêu lên giá trị sử dụng của các loài trong 2 chi được nghiên cứu ở trên thế
giới và Việt Nam.
1.4. Tìm hiểu về tinh dầu
Phần này nêu lên khái niệm về tinh dầu, đặc tính của tinh dầu và sắp xếp tinh dầu
vào các nhóm khác nhau.


5

1.5. Nghiên cứu về tinh dầu của 2 chi Riềng (Alpinia Roxb.) và Sa nhân
(Amomum Roxb.) trên thế giới và ở Việt Nam
Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu thành phần hóa
học tinh dầu từ các bộ phận lá, thân, thân rễ, hoa, quả của một số loài trong 2 chi
Riềng và Sa nhân. Tuy nhiên, các công trình chỉ được nghiên cứu riêng lẻ chưa có
tính hệ thống. Như vậy, nghiên cứu về 2 chi này đang còn ít chưa xứng với tiềm năng
và sự đa dạng của chúng.
1.6. Điều kiện tự nhiên xã hội ở Bắc Trung Bộ

Phần này nêu lên vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, đặc điểm khí hậu, đặc điểm
kinh tế xã hội, đặc điểm hệ thực vật của khu vực nghiên cứu.
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các loài trong 2 chi Riềng (Alpinia Roxb.) và Sa nhân
(Amomum Roxb.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) phân bố ở Bắc Trung Bộ.
Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu là các Vườn Quốc Gia (Bến En, Pù Mát, Vũ Quang,
Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã) và các Khu bảo tồn thiên nhiên (Xuân Liên, Pù
Luông, Pù Hoạt, Pù Huống, Kẻ Gỗ) ở Bắc Trung Bộ. Ngoài ra còn thu mẫu ở một số
địa điểm của các huyện: Nghi Lộc, Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong
(Nghệ An), Hương Sơn, Thạch Hà (Hà Tĩnh), Nam Đông, Phú Lộc (Thừa Thiên Huế).
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tính đa dạng thực vật của 2 chi Riềng (Alpinia Roxb.) và Sa nhân
(Amomum Roxb.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) phân bố ở Bắc Trung Bộ.
- Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài trong 2 chi Riềng
(Alpinia Roxb.) và Sa nhân (Amomum Roxb.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.)
ở Bắc Trung Bộ.
- Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài nói trên.


6

- Xác định hàm lượng, thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong 2 chi
Riềng (Alpinia Roxb.) và Sa nhân (Amomum Roxb.) của họ Gừng (Zingiberaceae
Lindl.) ở Bắc Trung Bộ.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu sinh học
2.3.1.1. Phƣơng pháp kế thừa số liệu
Các số liệu về điều kiện tự nhiên, xã hội ở khu vực nghiên cứu, các mẫu vật lưu ở

bảo tàng trong nước và nước ngoài, các công trình công bố liên quan.
2.3.1.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa
Ở mỗi địa điểm nghiên cứu chúng tôi chọn các tuyến điều tra chính để nghiên cứu:
+ VQG Bến En: tuyến Sông Tràng - Bãi Trành; tuyến Đồng Mười – Hồ Sông
Mực - Điện Ngọc; tuyến Đồng Mười - Xuân Thái; tuyến Xuân Khang – Bình Lương.
+ VQG Pù Mát: tuyến Lục Dạ - Môn Sơn; tuyến Khe Bu; tuyến Khe Kèm; tuyến
Tam Đình - Tam Hợp.
+ VQG Vũ Quang: tuyến Hương Quang - Dốc Dẻ; tuyến Hương Đại
+ VQG Phong Nha – Kẻ Bàng: tuyến Đèo Đá Đẻo; tuyến ngã ba Đông và Tây
đường Trường Sơn - U Bò.
+ VQG Bạch Mã: tuyến Trung tâm Vườn - Thác Thủy Điện - thác Đá Dựng;
tuyến Trĩ Sao - Đỉnh Bạch Mã - Đỗ Quyên; tuyến Nam Đông (Hương Phú, Thượng
Nhật, Hưng Lộc).
+ Khu BTTN Xuân Liên: tuyến Yên Nhân – Bát Mọt.
+ Khu BTTN Pù Luông: tuyến Phú Lệ; tuyến Cổ Lũng – Lũng Cao.
+ Khu BTTN Pù Huống: tuyến Châu Thái- Nam Sơn – Bắc Sơn – Bình Chuẩn;
tuyến Châu Hoàn – Diên Lãm – Quang Phong.
+ Khu BTTN Pù Hoạt: Tri Lễ - Nậm Giải; Hạnh Dịch – Thông Thụ.
+ Khu BTTN Kẻ Gỗ: Trung tâm du lịch đến các khu vực chạy theo phía Nam Bắc.
2.3.1.3. Phƣơng pháp thu mẫu và định loại
Mỗi cây ít nhất thu 2-3 mẫu tiêu bản ở cùng 1 địa điểm. Sau khi thu mẫu đánh số
hiệu vào mẫu. Khi thu mẫu thì ghi chép tỉ mỉ ngay những đặc điểm dễ bị mất khi mẫu
khô hoặc ngâm trong dung dịch như: màu sắc, hình dạng tự nhiên của hoa, quả, lá ...
Đặc biệt, hoa của loài này thường mọng nước, do đó nếu ép khô thường dính lại với


7

nhau, và dễ thối nên khó phân tích, Vì vậy, đối với mẫu của hoa chúng tôi thu riêng
và cho vào dung dịch cồn 45-55%, bởi vì khi cho vào dung dịch cồn thì mẫu nghiên

cứu có thể giữ được thời gian lâu mà không bị thối nát, cấu trúc, hình dạng và màu
sắc của hoa không bị thay đổi nên dễ dàng phân tích hơn. Ngoải ra còn chụp ảnh tổng
thể và chi tiết từng bộ phận của cây bằng máy ảnh kĩ thuật số Canon.
Sau khi mẫu được xử lý sơ bộ ở ngoài thực địa, tiếp tục xử lý khô tại phòng mẫu
thực vật của trường Đại học Vinh.
Phương pháp dùng để nghiên cứu phân loại là phương pháp hình thái so sánh. Đây
là phương pháp nghiên cứu truyền thống nhưng vẫn là phương pháp thông dụng được
sử dụng hiện nay. Trong phương pháp này chúng tôi dựa trên các đặc điểm của cơ
quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản để nghiên cứu trong đó chủ yếu dựa vào cơ quan
sinh sản như vị trí cụm hoa, cấu tạo của hoa, đặc điểm của lá bắc, đài hoa, đặc biệt là
đặc điểm của cánh môi, cấu tạo của nhị và nhị lép bên. Bởi vì đây là những đặc điểm ít
thay đổi dưới tác động của điều kiện sống.
Tổng số mẫu thu được là hơn 1.000 mẫu, số mẫu đã phân tích và xác định tên khoa
học là 600 mẫu. Mẫu hiện được lưu trữ ở phòng mẫu Thực vật, khoa Sinh học.
Các tài liệu chính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu mẫu là: Nguyễn Quốc
Bình (2011), Phân loại Họ Gừng ở Việt Nam; Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt
Nam, Quyển III; H. W. Li (1982), Flora of China; T. Wu và L. K. Larsen (2000), Flora
of China, Vol. 24, Zingiberaceae.
2.3.1.4. Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài trong chi Riềng (Alpinia Roxb.) và Sa
nhân (Amomum Roxb.) ở Bắc Trung Bộ
Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài trong 2 chi qua các tài liệu đã công bố trong
và ngoài nước về các loài nghiên cứu để bổ sung vào giá trị sử dụng tài nguyên của 2 chi
này trong họ Gừng: Võ Văn Chi (2012), Đỗ Tất Lợi (1995), Lê Trần Đức (1997), Triệu
Văn Hùng và cs (2007), Đỗ Huy Bích và cs (2004), Tushar B.S. et al., (2010). Hanh N.P
et al., (2015), Wongsatit C. (2003) và thông qua phỏng vấn người dân.
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu
2.3.2.1. Thu mẫu và chƣng cất tinh dầu
Mẫu để chưng cất tinh dầu là các bộ phận riêng biệt của cây (lá, thân giả, thân rễ,
hoa, quả). Mỗi mẫu thu từ 0,5-3 kg tươi. Mẫu được ghi số hiệu (số hiệu này trùng với
số hiệu mẫu để định loại) và ngày tháng thu. Sau khi thu hái, mẫu được cắt nhỏ và



8

chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước có hồi lưu trong thiết bị Clevenger
trong thời gian 2-4 giờ ở áp suất thường theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam (2002).
2.3.2.2. Phƣơng pháp định lƣợng tinh dầu
Tinh dầu của các bộ phận khác nhau được định lượng theo phương pháp I của
Dược điển Việt Nam II (2002). Hàm lượng tinh dầu được tính theo công thức.
X(%) =

a x 0,9
x 100%

(khi d<1)

b
Hoặc theo công thức
X(%) =

a
x 100%

(khi d>1)

b
Trong đó: a là thể tích của tinh dầu tính bằng ml
b là khối lượng của mẫu tính bằng gam.
Tinh dầu được làm khô bằng Na2SO4 khan, đựng trong các lọ tiêu chuẩn đậy kín,
bảo quản ở 0-5oC trước khi đem phân tích.

2.3.2.3. Phƣơng pháp phân tích thành phần hoá học tinh dầu
Chuẩn bị mẫu phân tích cho sắc ký khí : Hoà tan 1,5 mg tinh dầu đã được làm
khô bằng Na2SO4 khan trong 1ml hexan tinh khiết loại dùng cho phân tích sắc ký.
Sắc ký khí (GC) với đầu dò FID: Được thực hiện trên máy Agilent Technologies
HP 6890N Plus với detectơ FID, cột mao quản HP-5MS chiều dài 30 m, đường kính
trong (ID) = 0,25 mm, lớp phim mỏng 0,25m với khí mang là hydro. Nhiệt độ buồng
bơm mẫu là 250oC. Nhiệt độ Detectơ là 260oC. Chương trình nhiệt độ 60oC (2 min), tăng
4oC/phút cho đến 220oC, dừng ở nhiệt độ này trong 10 phút.
Sắc ký khí-khối phổ (GC/MS): Được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký khí khối
phổ liên hợp Agilent Technologies HP 6890N/ HP 5973 MSD với cột tách và các điều
kiện vận hành sắc ký như nêu ở trên và với Heli làm khí mang.
Việc xác định định tính các thành phần của tinh dầu được thực hiện bằng các
phương pháp sau:
- Dựa trên giá trị của chỉ số lưu giữ (Retention Index), xác định với một dãy các
đồng đẳng n-alkan trong cùng một điều kiện sắc ký.


9

- Dựa trên sắc ký nội chuẩn (co-injection) với các chất chuẩn thương mại (của hãng
Sigma-Aldrich, St. Louis, MO, USA) hoặc với các thành phần tinh dầu đã biết.
- Dựa trên phổ khối lượng, so sánh với phổ khối lượng tìm thấy trong các ngân
hàng dữ liệu (NIST 08 và Wiley 9th Version) hoặc so sánh với các dữ liệu của các tài
liệu tham khảo.
Tỉ lệ % các thành phần trong tinh dầu được tính toán dựa trên diện tích hoặc chiều
cao của pic sắc ký (detector FID) mà không sử dụng các yếu tố điều chỉnh.
2.4. Phƣơng pháp xử lí số liệu
Số liệu được xử lí trên phần mềm Microsoft Office Excel 2007.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm sinh học của các loài trong 2 chi Riềng (Alpinia Roxb.) và Sa nhân
(Amomum Roxb.) phân bố ở Bắc Trung Bộ
3.1.1. Đặc điểm chung của chi Riềng (Alpinia Roxb.) và Sa nhân (Amomum Roxb.)
* Chi Riềng (Alpinia Roxb.)
+ Thân: Thân là thân giả (thân được tạo thành do các bẹ lá ôm lấy nhau), thân cao từ
0,5-3 m thậm chí cao đến 4 m (A. polyantha), thân rễ to, nằm ngay dưới mặt đất, thân
cây có mùi thơm.
+ Lá: Lá đơn mọc cách, lá có cấu tạo gồm phiến lá, cuống lá, lưỡi lá và bẹ lá.
- Phiến lá: Dạng mác (A. blepharocalyx, A. conchigera, A. gagnepainii, A. galanga,
A. globosa,…) hoặc dạng thuôn (A. breviligulata, A. intermedia, A. kwangsiensis, A.
maclurei, A. macroura, A. malaccensis,…); có kích thước rất thay đổi; có lông cả 2
mặt hay chỉ có lông một mặt, thường có lông ở mặt dưới (A. conchigera, A.
kwangsiensis, A. menghaiensis, A. pinnanensis, A. strobiliformis,…), hoặc có lông ở
hai mép phiến lá và gân giữa (A. mutica) hay nhẵn không lông (A. breviligulata, A.
globosa,...); có mũi nhọn.
- Cuống lá: Lá có thể không cuống (A. breviligulata, A. galanga, A. officinarum,…)
hay có cuống ngắn hơn 1 cm (A. conchigera, A. strobiliformis, ...) hoặc dài từ 1-9 cm


10

(A. intermedia, A. kwangsiensis, A. maclurei, A. pinnanensis, A. polyantha, A.
tonkinensis,...).
- Lƣỡi lá: Đa số các loài trong chi này có lưỡi lá xẻ làm 2 như: A. intermedia, A.
kwangsiensis, A. maclurei, A. pinnanensis, A. polyantha, A. tonkinensis, …), một số
loài có lưỡi lá nguyên (A. breviligulata, A.conchigera), lưỡi lá có thể dài hơn cuống lá
(A. gagnepainii, A. galanga, A. officinarum) nhưng thường ngắn hơn cuống lá.
- Bẹ lá: Bẹ lá ôm lấy nhau tạo thân giả ở tất cả các loài.
+ Hoa: Cụm hoa mọc ở ngọn thân có lá, hình bông (A. pinnanensis, A. strobiliformis),
chùm đơn (cụm hoa không phân nhánh: A. kwangsiensis, A. malaccensis, A.

menghaiensis) hoặc chùm kép (hình chùy) (cụm hoa phân nhánh: A. breviligulata, A.
macroura, A. oblongifolia, A. polyantha,…). Hoa thường có cuống ngắn. Lá bắc chính
sớm rụng, hình trứng hoặc hình trứng rộng. Lá bắc con dạng ống, mở đến gốc (A.
menghaiensis, A. macroura, A. malaccensis) hay không (A. conchigera). Đài hoa dạng
ống (A. breviligulata, A. galanga) hay dạng phễu (A. mutica); các cánh hoa thường có
màu trắng; cánh môi có kích thước to hơn các cánh bên, hình trứng ngược (A.
conchigera), hình trái xoan (A. menghaiensis, A. macroura), hình chữ nhật (A.
galanga); có màu sắc sặc sỡ như màu vàng, hồng; chia thùy ở phía trên đầu (A.
menghaiensis, A. polyantha,…). Nhị có bao phấn kéo dài thành mào (A. oblongifolia,
A. intermedia, A. tonkinensis, A. latilabris, A. maclurei) hay không (A. globosa, A.
officinarum, A. mutica).
+ Quả: kích thước từ 0,5 - 3 cm, hình cầu hay bầu dục, đặc biệt quả loài Riềng nếp (A.
galanga) có hình bầu dục nhưng thắt eo ở giữa, đây là đặc điểm để nhận biết loài này;
quả khô không mở; có nhiều hạt, hạt thường có góc cạnh và được bao bởi lớp áo hạt
màu trắng.
* Chi Sa nhân (Amomum Roxb.)
+Thân: Là thân giả, do các bẹ lá ôm nhau tạo thành. Cao từ 0,5-4 m. Thân cây có
mùi thơm.
+ Lá: có cấu tạo gồm phiến lá, cuống lá, lưỡi lá và bẹ lá.
- Phiến lá: Dạng thuôn dài (A. aromaticum), dạng bầu dục (A. maximum, A. repoense),
dạng mũi mác (A. gagnepainii, A. muricarpum, A. villosum), kích thước rất thay đổi,
phiến lá nhẵn (A. gagnepaininii, Amomum sp., A. muricarpum,…) hoặc có lông mặt
dưới (A. maximum, A. repoense).


11

- Cuống lá: Lá có thể không cuống (A. aromaticum, A. xanthioides), có cuống ngắn
dưới 1 cm (A. aculeatum, A. longiligulare, A. muricarpum, A. ovoideum), cuống dài
đến 5 cm (A. gagnepainii, Amomum sp., A. truncatum) thậm chí dài đến 20 cm (A.

maximum, A. repoense, A. mengtzense,…).
- Lƣỡi lá: Lưỡi lá nguyên (A. aromaticum, A. gagnepainii, A. longiligulare, A.
ovoideum,) hay xẻ làm 2 (A. maximum, A. muricarpum, A. repoense), một số ít loài có
lưỡi lá dài hơn cuống lá (A. aculeatum, A. aromaticum, A. longiligulare), còn đa số các
loài có lưỡi lá ngắn hơn cuống lá (A. gagnepainii, A. maximum, A. repoense, Amomum
sp., A. truncatum,…).
- Bẹ lá: Bẹ lá ôm lấy nhau tạo thành thân giả (A. aculeatum, A. gagnepainii, A.
longiligulare, A. muricarpum, A. truncatum,…).
+ Hoa: Cụm hoa mọc từ thân rễ, sát mặt đất, riêng với thân có lá; hay mọc từ sát gốc
của thân, các hoa xếp dọc theo trục cụm hoa. Các lá bắc xếp lợp lên nhau, đôi khi sớm
rụng; lá bắc con hình ống. Hoa có phần dưới đài hình ống, phần trên xẻ thành 3 răng
ngắn. Cánh môi có hình gần tròn (A. villosum, A. xanthioides), hình trứng (A.
maximum, A. repoense, A. muricarpum); nguyên (A. maximum) hay chia thùy (A.
muricarpum, A. repoense). Nhị có chỉ nhị dạng bản, ở tất cả các loài bao phấn có phần
phụ trung đới kéo dài thành mào. Chỉ nhị có thể dài hơn bao phấn (A. longiligulare, A.
ovoideum), dài bằng bao phấn (A. gagnepainii, A. aculeatum) hoặc ngắn hơn bao phấn
(A. muricarpum, A. aromaticum). Nhị lép 2, dạng dùi nhỏ (A. aculeatum, A.
longiligulare, A. maximum) hay tiêu giảm ( A. ovoideum, A. truncatum), số ít có dạng
răng ngắn (A. vespertilio), dạng chóp (A. repoense, A. xanthioides).
+ Quả: Quả hình cầu (A. muricarpum, A. truncatum, A. repoense), hình trứng (A.
ovoideum, A. gagnepainii, A. longiligulare), có gai mềm (A. muricarpum, A.
gagnepainii,…), có cánh (A. maximum, A. repoense, A. mengtzense) hoặc trơn nhẵn (A.
aromaticum). Hạt có góc cạnh, áo hạt mỏng.
3.1.2. Đặc điểm sinh thái, phân bố của 2 chi Riềng (Alpinia Roxb.) và Sa nhân
(Amomum Roxb.)
* Chi Riềng (Alpinia Roxb.)
- Nơi sống: Chủ yếu mọc ở rừng thường xanh trên núi đất, núi đá vôi, rừng thứ sinh, nơi
ẩm, ven suối, trảng cây bụi. Mọc ở đai thấp (dưới 900m) có các loài như: Riềng lưỡi
ngắn (Alpinia breviligulata), Sẹ (Alpinia globosa), Riềng hải nam (Alpinia



12

hainanensis), Riềng quảng tây (Alpinia kwangsiensis), Ré (Alpinia latilabris), Riềng
maclure (Alpinia maclurei), Riềng đuôi nhọn (Alpinia macroura), Riềng malacca
(Alpinia malaccensis), Riềng meng hai (Alpinia menghaiensis), Riềng không mũi
(Alpinia mutica), Riềng (Alpinia napoensis), Riềng thuốc (Alpinia officinarum),
Riềng nhiều hoa (Alpinia polyantha), Riềng lá nhăn (Alpinia rugosa), Ré bắc bộ
(Alpinia tonkinensis). Một số loài phân bố ở cả đai thấp và đai cao như: Riềng dài lông
mép (Alpinia blepharocalyx), Riềng rừng (Alpinia conchigera), Riềng nếp (Alpinia
galanga), Riềng (Alpinia intermedia), Lương khương (Alpinia oblongifolia), Riềng
pinna (Alpinia pinnanensis). Riềng bông tròn (Alpinia strobiliformis) mới chỉ gặp phân
bố ở đai cao (trên 900 m).
- Mùa ra hoa, mùa quả: Tùy vào từng loài mà có mùa ra hoa, mùa quả khác nhau
nhưng chủ yếu ra hoa từ tháng 2 đến tháng 5 hoặc tháng 6 như: Riềng ấm (Alpinia
gagnepainii), Riềng quảng tây (Alpinia kwangsiensis), Riềng bông tròn (Alpinia
strobiliformis).
Hầu như các loài đều ra hoa từ tháng 3 đến tháng 6, có quả từ tháng 5 đến tháng
9, điển hình như: Riềng dài lông mép (Alpinia blepharocalyx), Sẹ (Alpinia globosa),
Riềng hải nam (Alpinia hainanensis), Riềng maclure (Alpinia maclurei), Riềng meng
hai (Alpinia menghaiensis), Lương khương (Alpinia oblongifolia), Ích trí (Alpinia
oxyphylla), Riềng lá nhăn (Alpinia rugosa). Một số loài ra hoa từ tháng 4 đến tháng 6,
có quả tháng 6 đến tháng 8(9) như Riềng (Alpinia intermedia), Ré (Alpinia latilabris),
Riềng malacca (Alpinia malaccensis), Riềng thuốc (Alpinia officinarum), Riềng nhiều
hoa (Alpinia polyantha).
Một số loài ra hoa từ tháng 4(5-6) đến tháng 7(8), có quả từ tháng 7 đến tháng
11(12) như Riềng lưỡi ngắn (Alpinia breviligulata), Riềng rừng (Alpinia conchigera),
Riềng (Alpinia napoensis), Riềng nếp (Alpinia galanga), Ré bắc bộ (Alpinia
tonkinensis), Riềng pinna (Alpinia pinnanensis).
Các loài ra hoa tháng từ tháng 8 đến tháng 12 hoặc từ tháng 12 đến tháng 1

năm sau, có quả từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có Riềng đuôi nhọn (Alpinia
macroura) và Riềng không mũi (Alpinia mutica).
* Chi Sa nhân (Amomum Roxb.)
- Nơi sống: Chủ yếu mọc ở rừng thường xanh trên núi đất, núi đá vôi, rừng thứ sinh,
trảng cây bụi, ven suối, dưới tán rừng, nơi đất ẩm. Mọc ở đai thấp (dưới 900m) có các


13

loài như: Sa nhân hoa thưa (Amomum gagnepainii), Sa nhân tím (Amomum
longiligulare), Sa nhân khế (Amomum mengtzense), Sa nhân miên (Amomum
repoense), Riềng cụt (Amomum truncatum), Sa nhân ké (Amomum xanthioides),,… Một
số loài phân bố ở cả đai thấp và đai cao như: Thảo quả (Amomum aromaticum), Đậu
khấu chín cánh (Amomum maximum), Sa nhân quả có mỏ (Amomum muricarpum), Sa
nhân (Amomum sp.), Sa nhân (Amomum villosum).
- Mùa ra hoa, mùa quả: Tùy vào từng loài mà có mùa ra hoa, mùa quả khác nhau
nhưng chủ yếu ra hoa từ tháng 4 đến tháng 6(7), có quả từ tháng 5 đến tháng 10, điển
hình như: Sa nhân cựa (Amomum aculeatum), Thảo quả (Amomum aromaticum), Sa
nhân hoa thưa (Amomum gagnepainii), Sa nhân tím (Amomum longiligulare), Đậu
khấu chín cánh (Amomum maximum), Sa nhân miên (Amomum repoense), Sa nhân
(Amomum villosum), Sa nhân ké (Amomum xanthioides). Một số loài ra hoa từ tháng
2(3) đến tháng 6, có quả từ tháng 5 đến tháng 8 như Sa nhân khế (Amomum
mengtzense) và Sa nhân trứng (Amomum ovoideum).
Đặc biệt một số loài ra hoa tháng 5 đến tháng 10 và có quả từ tháng 9 đến
tháng 1 năm sau như: Sa nhân quả có mỏ (Amomum muricarpum) và Sa nhân thầu
dầu (Amomum vesperilio).
3.1.3. Đánh giá đa dạng các loài trong 2 chi Riềng (Alpinia Roxb.) và Sa nhân
(Amomum Roxb.) ở Bắc Trung Bộ
Kết quả nghiên cứu 2 chi Riềng (Alpinia) và Sa nhân (Amomum) thuộc họ Gừng
(Zingiberaceae) ở Bắc Trung Bộ đã xác định được 40 loài (31 loài thu được mẫu và 9

loài được kế thừa từ các công bố của các tác giả trước). Trong đó chi Riềng (Alpinia) với
26 loài và chi Sa nhân (Amomum) với 14 loài (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Danh lục các loài thuộc 2 chi Riềng (Alpinia) và Sa nhân (Amomum)
TT

Tên khoa học

Tên Việt Nam

GTSD

1

Alpinia blepharocalyx K. Schum.*

2

Alpinia breviligulata (Gagnep.) Gagnep. Riềng lưỡi ngắn

THU,CTD

3

Alpinia conchigera Griff.

THU,CTD,

Riềng dài lông mép THU,CTD
Riềng rừng


CGV
4

Alpinia gagnepainii K. Schum.KT

Riềng gagnepain

5

Alpinia galanga (L.) Willd.

Riềng nếp

CTD
THU,CTD,


14

Tên khoa học

TT

Tên Việt Nam

GTSD
CGV

6


Alpinia globosa (Lour.) Horan

Sẹ

THU,CTD

7

Alpinia hainanensis K. Schum.

Riềng hải nam

THU,CTD

8

Alpinia intermedia Gagnep.

Riềng

9

Alpinia kwangsiensis T. L. Wu

Riềng quảng tây

CTD
THU,CTD,
ANĐ


10

Alpinia latilabris Ridl.



THU,CTD,
CGV

11

Alpinia maclurei Merr.

Riềng maclure

CTD

12

Alpinia macroura K. Schum.*

Riềng đuôi nhọn

CTD

13

Alpinia malaccensis (Burm.f.) Rosc.*

Riềng Malacca


14

Alpinia menghaiensis S.Q. Tong & Y.M. Riềng meng hai
Xia*

THU,CTD
THU,CTD,
ANĐ

15

Alpinia mutica Roxb.

Riềng không mũi

THU,CTD

16

Alpinia napoensis H.Dong & G.J.Xu

Riềng

THU,CTD

17

Alpinia oblongifolia Hayata


Riềng tàu

THU,CTD,
CGV

18

Alpinia officinarum Hance

Riềng thuốc

THU,CTD,
CGV

19

Alpinia oxyphylla Miq.KT

Ích trí

THU,CTD

20

Alpinia pinnanensis T. L. Wu & S.J.

Riềng pinna

THU,CTD,
ANĐ


Chen
21

Alpinia polyantha D. Fang**

Riềng nhiều hoa

THU,CTD

22

Alpinia rugosa S. J. Chen & Z. Y.

Riềng lá nhăn

THU,CTD

Chen**
23

Alpinia siamensis K. Schum.KT

Riềng xiêm

THU

24

Alpinia strobiliformis T. L. Wu & S.J.


Riềng bông tròn

CTD

Chen
25

Alpinia tonkinensis Gagnep.

Ré bắc bộ

26

Alpinia velutina Ridl.KT

Riềng lông

THU,CTD


15

Tên khoa học

TT

Tên Việt Nam

GTSD


27

Amomum aculeatum Roxb.KT

Sa nhân cựa

CTD,ANĐ

28

Amomum aromaticum Roxb.*

Sa nhân thơm

THU,CTD,
CGV

29

Amomum gagnepainii T. L. Wu, K. K.

Riềng ấm

THU,CTD,

Larsen &Turland
30

CGV


Amomum longiligulare T. L. WuKT

Sa nhân tím

THU,CTD,
CGV

Đậu khấu chín cánh THU,CTD

31

Amomum maximum Roxb.

32

Amomum mengtzense H. T. Tsai ex P. Sa nhân khế

ANĐ

S. ChenKT
33

Amomum muricarpum Elmer*

Sa nhân quả có mỏ

THU,CTD

34


Amomum ovoideum Pierre ex

Sa nhân trứng

THU,CTD,

Gagnep.KT

CGV

35

Amomum repoense Pierre ex Gagnep. Sa nhân mien

THU,CTD

36

Amomum sp.

Sa nhân

CTD

37

Amomum truncatum Gagnep.

Riềng cụt


CTD

38

Amomum vespertilio Gagnep.KT

Sa nhân thầu dầu

THU,ANĐ

39

Amomum villosum Lour.

Sa nhân

THU,CTD,
CGV

40

Amomum xanthioides Wall. ex Baker

Sa nhân ké

THU,CTD,
CGV

Ghi chú: * Loài ghi nhận phân bố cho khu vực Bắc Trung Bộ; **Loài ghi nhận mới cho hệ

thực vật Việt Nam; KT: Kế thừa từ các tài liệu; Giá trị sử dung (GTSD): THU: Cây làm
thuốc, ANĐ: Cây ăn được; CTD: cây tinh dầu, CGV: cây làm gia vị
Để thấy được tính đa dạng 2 chi của họ Gừng (Zingiberaceae) ở Bắc Trung Bộ,
kết quả được so sánh với Việt Nam (bảng 3.2).
Bảng 3.2. So sánh số loài trong các chi được nghiên cứu với Việt Nam
TT
1

Chi
Alpinia

Số loài

Việt

Tỷ lệ % giữa

nghiên cứu (1)

Nam (2)

(1) và (2)

26

31

83,87



16
2
(2)

Amomum

14

21

66,67

theo Nguyễn Quốc Bình (2011).

Như vậy, qua bảng 3.2 cho thấy, thành phần loài trong 2 chi được nghiên cứu
của họ Gừng (Zingiberaceae) ở Bắc Trung Bộ khá đa dạng (với 40 loài so với 52 loài
chiếm 76,92% tổng số loài hiện biết ở Việt Nam). Trong đó, chi Alpinia có 26 loài
chiếm 83,87% và chi Amomum với 14 loài chiếm 66,67%. Như vậy, tuy chỉ được
điều tra trên một diện tích nhỏ so với cả nước nhưng số loài là khá cao, điều này thể
hiện được tính đa dạng của hệ thực vật khu vực Bắc Trường Sơn, nơi đang còn tiềm
ẩn nhiều loài mới không chỉ trong 2 chi này mà còn các loài trong chi khác của họ
Gừng nói riêng và hệ thực vật Việt Nam nói chung.
3.1.4. Các loài trong 2 chi Riềng (Alpinia Roxb.) và Sa nhân (Amomum Roxb.)
đƣợc ghi nhận thêm vùng phân bố cho khu Hệ Thực vật Bắc Trung Bộ và bổ sung
cho hệ thực vật Việt Nam
So với danh lục các loài trong 2 chi Riềng (Alpinia) và Sa nhân (Amomum)
thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) ở Bắc Trung Bộ của Nguyễn Quốc Bình (2011), kết
quả nghiên cứu đã ghi nhận thêm vùng phân bố của 6 loài trong 2 chi Riềng (Alpinia)
và Sa nhân (Amomum) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) cho khu Hệ Thực vật Bắc
Trung Bộ và bổ sung 2 loài cho khu hệ thực vật Việt Nam.

Loài Riềng đuôi nhọn (Alpinia macroura K. Schum.), Riềng meng hai (Alpinia
menghaiensis S.Q. Tong & Y.M. Xia), Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) và Sa
nhân quả có mỏ (Amomum muricarpum Elmer) trước đây chủ yếu phân bố ở miền
Bắc (Nguyễn Quốc Bình, 2011); các loài Riềng dài lông mép (Alpinia blepharocalyx
K. Schum.), Riềng malacca (Alpinia malaccensis (Burm.f.) Rosc.) có phân bố cả
Miền Bắc và Miền Nam. Đặc biệt, có 2 loài mới ghi nhận phân bố ở miền Trung
trước đây chỉ có ở Trung Quốc là Riềng lá nhăn (Alpinia rugosa S. J. Chen & Z. Y.
Chen) và Riềng nhiều hoa (Alpinia polyantha D. Fang). Điều này chứng tỏ Bắc Trung
Bộ một khu vực có độ đa dạng sinh học cao với sự có mặt của các loài có khu phân
bố tương đối hẹp và chỉ phân bố trong một số môi trường sống nhất định như rừng
nguyên sinh, rừng thứ sinh, ven suối.
3.1.5. Đa dạng về giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng của các loài thực vật trong chi Riềng (Alpinia) và Sa nhân
(Amomum) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) được xác định dựa theo các tài liệu trong


17

và ngoài nước. Trong số 40 loài được ghi nhận có mặt ở Bắc Trung Bộ thì có 38 loài
cho giá trị sử dụng chiếm 95,0% tổng số loài, thuộc 4 nhóm giá trị sử dụng khác
nhau. Nhóm cây cho tinh dầu chiếm tỷ lệ lớn nhất với 36 loài chiếm 90,0%; tiếp theo
là nhóm làm thuốc với 30 loài (75,0%) so với tổng số loài nghiên cứu; nhóm cây làm
gia vị với 11 loài (27,5%); nhóm cây ăn được với 6 loài (15,0%).
- Nhóm cây cho tinh dầu
Hầu như tất cả các loài trong họ Gừng (Zingiberaceae) nói chung và chi Riềng
(Alpinia), Sa nhân (Amomum) nói riêng đều có chứa tinh dầu. Tuy nhiên, tùy vào
từng loài, từng chi mà sự tích lũy hàm lượng tinh dầu khác nhau. Tinh dầu của các
loài trong 2 chi này có giá trị cao nên được ứng dụng làm mỹ phẩm, dược phẩm, y
học,... [25]. Với 36 loài thuộc 2 chi được nghiên cứu cho tinh dầu chiếm 90,0% tổng
số loài được nghiên cứu. Hiện nay, đã chưng cất được 98 mẫu tinh dầu và phân tích

được 50 mẫu của 2 chi này với một số loài điển hình như: Ré (Alpinia latilabris),
Riềng malacca (Alpinia malaccensis), Riềng meng hai (Alpinia menghaiensis), Riềng
tàu (Alpinia oblongifolia), Riềng pinna (Alpinia pinnanensis), Riềng nhiều hoa
(Alpinia polyantha), Riềng bông tròn (Alpinia strobiliformis), Riềng bắc bộ (Alpinia
tonkinensis), Đậu khấu chín cánh (Amomum maximum), Sa nhân quả có mỏ
(Amomum muricarpum), Sa nhân (Amomum villosum), Sa nhân ké (Amomum
xanthioides),...
- Nhóm cây làm thuốc
Với 30 loài, chủ yếu là dùng để bồi bổ sức khỏe hoặc kết hợp với các vị thuốc
khác để chữa các bệnh tiêu hóa, bệnh thời tiết, đau dạ dày, hô hấp, xương khớp,...
điển hình như: Riềng nếp (Alpinia galanga), Riềng meng hai (Alpinia menghaiensis),
Riềng thuốc (Alpinia officinarum), Riềng bắc bộ (Alpinia tonkinensis), Đậu khấu chín
cánh (Amomum maximum), Sa nhân quả có mỏ (Amomum muricarpum), Sa nhân
(Amomum villosum), Sa nhân ké (Amomum xanthioides), Sa nhân tím (Amomum
longiligulare),....
- Nhóm cây ăn được
Với 6 loài, đây là những loài được người dân khai thác ngọn hay lá non để nấu
canh hoặc làm rau ăn trong bữa ăn hàng ngày như: Riềng quảng tây (Alpinia
kwangsiensis), Riềng meng hai (Alpinia menghaiensis), Riềng Pinna (Alpinia


18

pinnanensis), Sa nhân cựa (Amomum acuelatum) Sa nhân khế (Amomum
mengtzense), Sa nhân thầu dầu (Amomum vespertilio).
- Nhóm cây làm gia vị
Với 11 loài được sử dụng làm gia vị, chủ yếu dùng hạt hoặc thân rễ. Bởi vì, hạt
hoặc thân rễ của chúng có mùi thơm, vị cay điển hình như: Riềng nếp (Alpinia galanga),
Riềng thuốc (Alpinia officinarum), Riềng tàu (Alpinia oblongifolia), Sa nhân (Amomum
villosum), Sa nhân ké (Amomum xanthioides).

3.1.6. Đặc điểm của các loài trong 2 chi Riềng (Alpinia Roxb.) và Sa nhân
(Amomum Roxb.) phân bố ở Bắc Trung Bộ
Trong số 40 loài của 2 chi có chứa tinh dầu, có 12 loài đã được nghiên cứu thành phần
hóa học của tinh dầu. Phần này giới thiệu một số đặc điểm nhận biết, sinh thái, phân bố,
giá trị và chỉ rõ mẫu nghiên cứu, định loại và phân tích thành phần hóa học của tinh dầu.
3.2. Thành phần hóa học tinh dầu của một số loài thuộc 2 chi Riềng (Alpinia
Roxb.) và Sa nhân (Amomum Roxb.) ở Bắc Trung Bộ
3.2.1. Chi Riềng (Alpinia Roxb.)
Kết quả phân tích 29 mẫu tinh dầu ở các bộ phận lá, thân giả, thân rễ, quả thuộc 7
loài trong chi Riềng (Alpinia) được tổng hợp qua bảng 3.11. Hàm lượng tinh dầu biến
động từ 0,1%-0,4% trọng lượng tươi. Tinh dầu đều có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước và
có mùi thơm dễ chịu. Các thành phần hóa học được xác định chiếm từ 89,1%-99,0%
tổng lượng tinh dầu. Trong tinh dầu chủ yếu là các monotecpen và các sesquitecpen.
Bảng 3.11. Các thành phần chính trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau của một số
loài thuộc chi Riềng (Alpinia Roxb.) ở Bắc Trung Bộ
TT

1

Loài

Alpinia
latilabris

Hàm
Số hợp
Bộ
lƣợng chất xác
phận
(%) định đƣợc



0,23

46

Thân
giả

0,20

32

Thân
rễ

0,30

28

Tỷ lệ % một số thành phần
chính của tinh dầu
α-cadinol (26,4%), 1,8-cineol
(8,9%), γ-terpinen (8,8%), terpinen
-4-ol (6,2%) và o-cymen (6,0%)
α-cadinol (31,4%), γ-terpinen (10,7%),
guaiol (8,5%) và β-pinen (6,9%)
α-cadinol (38,9%), γ-terpinen
(10,7%), β-pinen (7,9%) và αterpinen (6,5%)



19

TT

2

3

4

5

Loài

Alpinia
maclurei

Alpinia
malaccensis

Alpinia
menghaiensis

Alpinia
mutica

Hàm
Số hợp
Bộ

lƣợng chất xác
phận
(%) định đƣợc


0,25

35

Thân
giả

0,2

47

Thân
rễ

0,25

48



0,25

41

Thân

giả

0,19

40

Thân
rễ

0,32

38

Quả

0,25

54



0,2

36

Thân
gỉa

0,18


47

Thân
rễ

0,21

47

Quả

0,30

47



0,15

44

Thân

0,14

48

Tỷ lệ % một số thành phần
chính của tinh dầu
β-pinen (53,0%), α-pinen (13,9%),

và limonen (4%)
β-pinen (47,1%), α-pinen (5,7%), βcaryophyllen (5,5%), caryophyllen
oxid (5,7%)
β-pinen (22,1%), fenchyl axeat
(6,7%), α-pinen (4,1%) và benzyl
benzoat (3,7%)
β-pinen (56,0%) và α-pinen (10,3%)
β-pinen (46,0%), β-phellandren
(12,1%), α-pinen (9,8%) và αphellandren (5,7%),
β-pinen (31,7%), β-phellandren
(12,9%), α-pinen (6,3%) và αselina-6-en-4-ol (5,5%)
methyl cinnamat (27,8%), βpinen (18,5%) và β-phellandren
(12,9%)
β-pinen (62,4%), α-pinen
(15,8%), benzyl benzoat (4,0%)
và limonen (3,8%)
β-pinen (46,40%), α-pinen
(12,7%), o-cymen (5,4%),
limonene (5,1%) và αphellandren (4,8%)
β-pinen (41,8%), α-pinen (11,1%),
α-phellandren (5,4%), o-cymen
(4,6%) và limonen (4,8%)
β-pinen (40,4%), α-pinen (11,3%), αterpinen (4,7) và 1,8-cineol (8,2%)
β-pinen (21,3%), 1,8-cineol
(20,9%), α-pinen (12,5%) và
camphen (7,1%)
1,8-cineol (19,9%), β-pinen


20


TT

Loài

6

Alpinia
pinnanensis

7

Alpinia
polyantha

Hàm
Số hợp
Bộ
Tỷ lệ % một số thành phần
lƣợng chất xác
phận
chính của tinh dầu
(%) định đƣợc
giả
(17,4%), α-pinen (11,3%) và
camphen (5,7%)
β-pinen (23,2%), 1,8-cineol
Thân
0,15
48

(18,6%), α-pinen (12,8%) và
rễ
fenchyl acetat (7,0%)
β-caryophyllen (22,6%), α-cadinol
Quả 0,17
50
(8,9%) và camphor (7,8%)
1,8-cineol (20,5%), α-phellandren

0,4
55
(10,8%), 4-phenyl-2-butanol (19,5%)
Thân
1,8 cineol (10%), β-elemen (8,7%),
0,1
56
giả
α-gurjunen (7,6%) và farnesol (5%)
Thân
farnesol
(8,4%),
α-gurjunen
0,15
54
rễ
(6,2%), camphen (5,6%)
β-caryophyllen (11,4%), farnesol
Quả
0,2
29

(9,3%) và β-elemen (5,6%)
1,8-cineol (21,5%), α-phellandren

0,3
41
(19,3%), 4-phenyl-2-butanol (7,6%)
và 1-phenyl-1-buten (7,4%)
α-gurjunen (10,4%), β-elemen
Thân
0,2
52
(9,1%), α-phellandren (8,7%) và αgiả
santalen (7,5%)
β-caryophyllen (11,4%), farnesol
Quả
0,3
55
(9,3%), β-phellandren (8,7%) và
α-gurjunen (6,2%)
camphor (16,1%), α-pinen
(15,2%), -agarofuran (12,9%),

0,21
39
camphen (6,5%), β-eudesmol
(4,4%) và o-cymen (4,1%)
α-pinen (12,4%), β-cubeben
Thân
0,15
50

(10,6%), -agarofuran (10,3%)
giả
và globulol (8,8%)
β-cubeben (12,6%), fenchyl
Thân
0,25
41
acetat (10,8%), -maalien
rễ
(9,0%), aristolen (8,8%) và α-


21

TT

Loài

Hàm
Số hợp
Bộ
lƣợng chất xác
phận
(%) định đƣợc

Quả

0,23

61


Tỷ lệ % một số thành phần
chính của tinh dầu
pinen (8,2%)
δ-cadinen (10,9%), βcaryophyllen (9,1%), β-pinen
(8,7%), α-muurolen (7,7%) và
oxit caryophyllen (5,4%)

Qua bảng kết quả các thành phần chính trong tinh dầu ở các bộ phận của một số
loài đã phân tích cho thấy:
Trong cùng 1 loài thì tinh dầu thu được từ các bộ phận là khác nhau, nhưng sự
khác nhau này là không đáng kể. Tinh dầu ở các bộ phận của các loài nghiên cứu thì
hàm lượng tinh dầu của thân giả là thấp nhất và cao nhất là tinh dầu thân rễ.
Trong số 7 loài được nghiên cứu về tinh dầu thì tinh dầu lá của cả 7 loài đều có
tỉ lệ các monotecpen cao hơn so với các sequitecpen. Trong thành phần tinh dầu thân
giả, thân rễ của loài A. maclurei, A. malaccensis, A. menghaiensis, A. mutica tỉ lệ các
monotecpen cũng cao hơn so với sesquitecpen. Nhưng tinh dầu thân giả, thân rễ của
loài Alpinia latilabris, A. pinnanensis, A. polyantha lại có tỉ lệ các sesquitecpen cao
hơn so với các monotecpen.
Ngoài 7 loài nêu trên đã chưng cất và phân tích tinh dầu thì có 10 loài của 34
mẫu tinh dầu ở các bộ phận lá, thân giả, thân rễ và quả đã được chưng cất trong chi
Riềng ở Bắc Trung Bộ gồm: Alpinia blepharocalyx, Alpinia breviligulata, Alpinia
globosa, Alpinia kwangsiensis, Alpinia oblongifolia, Alpinia strobiliformis, Alpinia
rugosa, Alpinia tonkiensis, Alpinia napoensis, Alpinia hainanensis.
3.2.2. Chi Sa nhân (Amomum Roxb.)
Kết quả phân tích 21 mẫu tinh dầu ở các bộ phận lá, thân giả, thân rễ, quả và hoa
thuộc 5 loài trong chi Sa nhân (Amomum) được tổng hợp qua bảng 3.17. Hàm lượng
tinh dầu biến động từ 0,1%-0,4% trọng lượng tươi. Tinh dầu đều có màu vàng nhạt
và nhẹ hơn nước. Các thành phần hóa học được xác định chiếm từ 88,1%-99,2% tổng
lượng tinh dầu. Trong tinh dầu chủ yếu là các monotecpen và các sesquitecpen.



22

Bảng 3.17. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau của một
số loài thuộc chi Sa nhân (Amomum) ở Bắc Trung Bộ
TT

Loài

1

Amomum
gagnepainii

2

3

4

5

Amomum
maximum

Amomum
muricarpum

Amomum

villosum

Amomum
xanthioides

Hàm
Số hợp
Bộ
lƣợng chất xác
phận
(%) định đƣợc

Tỷ lệ % một số thành phần
chính của tinh dầu



0,30

47



0,30

45

Thân
giả


0,25

53

Thân
rễ

0,34

44

0,25

47

0,23

55

farnesyl axetat (18,5%), zerumbon
(16,4%), β-caryophyllen (10,5%)
β-pinen (40,8%), α-pinen (9,7%),
β-elemen (10,9%), β-caryophyllen
(8,3%)
β-pinen (20,4%), β-elemen (12,8%)
và β-caryophyllen (10,3%)
β-pinen (28,0%), α-pinen (15,0%);
β-phellandren (11,6%), camphen
(5,4%)
α-pinen (31,9%) và β-pinen (16,2%)

α-pinen (28,5%) và β-pinen (7,4%)

0,32

39

α-pinen (45,7), β-pinen (7,4%)

0,30
0,30

49
31

0,26

42

0,40

38

0,35
0,32
0,12

43
51
31


0,10

36

α-pinen (24,1%) và β-pinen (14,1%)
α-pinen (29,3), β-pinen (17,9)
β-pinen (6,6%) và α-pinen (22,0%)
β-pinen (48,1%) và α-pinen (16,%)

0,18

42

β-pinen (34,7%) và α-pinen (11,6%)

0,13

31

0,17

43

0,15

34


Thân
giả

Thân
rễ
Quả

Thân
giả
Thân
rễ
Hoa
Quả

Thân
giả
Thân
rễ

Thân
rễ


α-pinen (33,5%), β-pinen (20,8%)
α-pinen (48,4%), β-pinen (25,9%)
α-pinen (47,2%), β-pinen (9,2%)
α-pinen (54,7%), β-pinen (14,3%)

β-pinen (53,6%) và α-pinen (22,1%)
β-pinen (41,6%) và α-pinen (14,%
β-elemen (20,3%), germacren D
(12,6%), bicyclogermacren



23

TT

Loài

Hàm
Số hợp
Bộ
lƣợng chất xác
phận
(%) định đƣợc
Thân
giả
Thân
rễ

0,1

25

0,17

41

Tỷ lệ % một số thành phần
chính của tinh dầu
(9,4%) và δ-cadinen (9,0%)
spathoulenol (21,8%), β-elemen

(20,4%), β-bisabolen (7,2%)
β-pinen (26,5%), terpinen-4-ol
(14,5%), γ-terpinen (7,3%)

Từ kết quả nghiên cứu về hàm lượng, thành phần hóa học của các cây trong chi
Sa nhân (Amomum Roxb.) có thể rút ra một số nhận xét sau:
Tất cả các bộ phận thân rễ, thân giả, lá, hoa, quả của các loài được nghiên cứu
thuộc chi Amomum đều có tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu của các bộ phận trong cùng
1 loài có sự sai khác không đáng kể như loài A. maximum ở các bộ phận, hàm lượng
tinh dầu chỉ dao động từ 0,25%-0,36%, hay A. villosum hàm lượng tinh dầu dao động
chỉ từ 0,1%-0,18%.
Trong số tinh dầu 5 loài được nghiên cứu thì tinh dầu của 3 loài A. gagnepain,
A. maximum và A. muricarpum lần đầu tiên được phân tích. Kết quả nghiên cứu về
thành phần hóa học của tinh dầu các loài đã giúp cho việc phân loại bằng hóa học
(chemotaxonomy).
Ngoài ra, có 5 loài (01 loài đã được phân tích tinh dầu ở rễ là A. gagnepainii)
của 14 mẫu tinh dầu ở các bộ phận lá, thân giả và thân rễ đã được chưng cất trong chi
Sa nhân ở Bắc Trung Bộ: Amomum aromaticum, Amomum gagnepainii, Amomum
sp., Amomum repoense, Amomum truncatum.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, thành phần hoá học trong tinh dầu của một
số loài trong chi Riềng (Alpinia Roxb.) và Sa nhân (Amomum Roxb.) thuộc họ Gừng
(Zingiberaceae Lindl.) ở Bắc Trung Bộ đã rút ra một số kết luận sau:
1. Xác định được 40 loài (31 loài thu được mẫu và 9 loài được ghi nhận từ các
mẫu nghiên cứu, các tài liệu khác thuộc 2 chi này).
2. Bổ sung 2 loài cho hệ thực vật Việt Nam là Riềng nhiều hoa (A. polyantha D.
Fang) và Riềng lá nhăn (A. rugosa S. J. Chen & Z. Y. Chen) và ghi nhận vùng phân bố
mới của 6 loài cho khu hệ Thực vật Bắc Trung Bộ.



×