Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Công trình bị hư hỏng. Phân tích nguyên nhân hư hỏng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 18 trang )

YÊU CẦU: Sưu tầm công trình bị hư hỏng (có hình ảnh). Phân
tích nguyên nhân hư hỏng. Nêu giải pháp khắc phục (không quá 10
Slide).

ĐỀ TÀI 1: SỰ CỐ RẠN NỨT SÀN BÊ TÔNG & CÁCH XỬ LÝ
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN:
Nguyên nhân gây ra hiện tượng rạn nứt bê tông nứt ngang thuộc về vật liệu và hỗn hợp trộn, công
tác thi công và các yếu tố khác như thiết kế kết cấu. Các vết nứt ngang thường xuất hiện sau khi
đổ xong bê tông và độ rộng của vết nứt phát triển theo thời gian. Hiện tượng này rất phổ biến ở
khắp mọi nơi, trên nhiều loại kết cấu, nó có thể làm đẩy nhanh quá trình ăn mòn cốt thép của bê
tông. Nên việc xử lý rạn nứt trần, rạn nứt bê tông giúp chống thấm cho công trình được hiệu quả.
Do khí hậu
Thường dưới tác dụng khí hậu, sàn mái có thể bị nứt.
Đặc điểm làm việc của kết cấu bê tông cốt thép trong điều kiện khí hậu nhiệt ẩm nước ta là:
chúng biến dạng co nở thường xuyên dưới tác động của các điều kiện khí hậu. Trời nóng thì nở
ra, lạnh thì co lại; gặp không khí ẩm thì nở ra, không khí lạnh thì co lại; ngày nở đêm co, mưa nở
nắng co, mùa hè nở mùa đông co…Có thể coi đó là nhịp thở thường ngày của kết cấu theo thời
tiết. Người thiết kế cần tôn trọng nhịp thở này để cho kết cấu được biến dạng tự do, tránh bị nứt
phá hoại do tích tụ biến dạng không thực hiện được. Quan sát biến dạng liên tục trên mái bê tông
cốt thép ở vùng khí hậu mùa hè ở Hà Nội thì thấy nó chịu biến dạng co nở liên tục tuỳ theo diễn
biến của khí hậu. Một khi biến dạng co nở không được thực hiện Δ, gây nên ứng suất kéo trong
bê tông vượt quá cường độ kéo giới hạn của bê tông, thì kết cấu sẽ bị nứt, gây xuống cấp công
trình rất nhanh.

Hình 1: Nứt trần bê tông do quy trình đổ bê tông bị sốc nhiệt


Hình 2: Nứt trần bê tông nhà máy bánh kẹo Hữu Nghị
Như vậy để cho bê tông không bị nứt do biến dạng co dưới tác động của khí hậu nóng ẩm thì cần
phải khống chế sao cho biến dạng co không thực hiện được Δ nhỏ hơn 0,1mm/m. Cốt thép trong
kết cấu bê tông hạn chế dạng co ε không nhiều. Bảo vệ kết cấu khỏi tác động trực tiếp của bức xạ


mặt trời là giải pháp có hiệu quả để hạn chế biến dạng co ε và Δ. Biến dạng co không được thực
hiện gây nứt kết cấu thường thấy ở các kết cấu bê tông cốt thép quá dài, như mái bê tông cốt thép,
sênô, ô văng, đường ô tô, đường băng sâ bay, và các kết cấu dạng ngàm như vòm, tuynen, dầm
liên tục nhiều nhịp…
Đối với các kết cấu chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu, nhất là bức xạ mặt trời, thì việc
chia nhỏ kích thước bằng các khe co giãn nhiệt ẩm là giải pháp có hiệu quả nhất để hạn chế ε và
Δ, tránh cho kết cấu khỏi bị nứt. Cần phải xác định cụ thể khoảng cách lớn nhất Lmax giữa các
khe cho các kết cấu làm việc thường xuyên dưới tác động của khí hậu nóng ẩm. Có 2 loại khe co
giãn nhiệt ẩm. Đó là:
- Khe Giãn Expansion Joint;
- Khe Co Contraction Joint.
Trong đó Khe Giãn cần được thông thoáng, không có cốt thép chạy qua và không bị chèn bởi vật
liệu khác, để cho bê tông được giãn nở tự do. Còn khe Co thì cho phép cốt thép đi qua. Dưới tác
động của các yếu tố khí hậu, bê tông có thể nứt tại khe Co. Ta gọi đây là vết nứt chủ động.


Hình 3: Nứt sàn mái tại khe co khách sạn F-Plaza Triệu Việt Vương.
Do nền móng
* Móng lún không đều giữa các cột, do nhà bị xoắn.
Do tải trọng
Tải trọng và tác động ảnh hưởng lớn tới bề rộng khe nứt và sự phân bố vết nứt.Bề rộng khe nứt tỷ
lệ thuận với ứng suất kéo (trung bình) trong cốt thép . Sự phân bố và bề rộng của các khe nứt phụ
thuộc vào sự thay đổi moment uốn dọc theo chiều dài cấu kiện.


Hình 4: Do móng lún dẫn đến nứt gãy góc trần

* Quan hệ tải trọng - thời gian ảnh hưởng tới sự phát triển của các vết nứt, ví dụ: tải trọng lặp đi
lặp lại hay tác dụng kéo dài làm tăng bề rộng khe nứt, mặc dù các ảnh hưởng này ít quan trọng
hơn đối với các nhà cao tầng so với các loại kết cấu khác như cầu hay nhà công nghiệp. Tải trọng

động của phương tiện giao thông (đặc biệt các công trình gần đường xe lửa) gây ra dao động các
khung, dao động giữa các khung ngang không đồng điệu (do tải, độ cứng khác nhau) gây nứt giữa
sàn (không theo vết nứt thông thường do tĩnh tải). Có thể hạn chế bằng cách bố trí thép sàn 2 lớp,
tăng độ cứng sàn.
* Trong quá trình thi công chất tải nhiều hơn so với tính toán của thiết kế (chất gạch, xi măng lên
trên sàn để xây) Hoặc tải tường hay thiết bị quá lớn trên sàn mà thiết kế không tính đến
* Độ cứng ngang thay đổi đột ngột dẫn tới tập trung ứng suất cục bộ gây nứt.
* Do tường xây trực tiếp lên sàn khiến sàn không đủ khả năng chịu tải cục bộ. Nhiều người dùng
biện pháp gia cố bằng đặt "dầm chìm" nhưng vẫn có hiện tượng nứt.
Do bê tông
* Bêtông có cường độ chịu nén cao (lớn hơn 300kg/cm2) dễ xảy ra hiện tượng nứt.
* Do quá trình thi công để mạch ngừng (2 lần đổ bê tông khác nhau, chất lượng bê tông khác
nhau, vết nứt kéo dài qua sàn theo phương mạch ngừng.


* Nứt do biến dạng toàn nhà (do nhà dạng ống quá dài), ở trường hợp này có thể có kèm theo nứt
tường.
* Sử dụng phụ gia trong bê tông đông cứng nhanh: dùng lượng hóa chất đông cứng nhanh vượt
quá định mức cho phép (thời gian tháo cốp pha càng nhanh thì khả năng nứt sàn càng cao)
* Chất lượng bê tông trong quá trình thi công:
* Mác bê tông không đủ.
* Tỉ lệ cốt liệu, đầm, bào dưỡng không đảm bảo.
* Đầm không kĩ trong quá trình đổ bê tông.
* Nước sử dụng trộn bê tông không đảm bảo. Xảy ra hiện tượng mất nước xi măng (do ngấm
xuống đất, do ván khuôn sàn bị hở...).
* Đổ bê tông không đều. Độ dày sàn giảm ở giữa (do thi công không kiểm tra kỹ)
* Đổ bêtông lúc nhiệt độ ngoài trời cao.
* Bảo dưỡng bêtông chưa tốt.
Do cốt thép
Bề rộng khe nứt bé đi tại vị trí gặp các thanh cốt thép (dọc) trong cấu kiện bê tông cốt thép và mở

rộng theo bề mặt của cấu kiện. Vì vậy chiều dày lớp bê tông bảo vệ và khoảng cách giữa các
thanh cốt ảnh hưởng tới bề rộng khe nứt. Các thanh thép nên được bố trí đều và tương đối gần với
hai mặt bên và mặt đáy của dầm hoặc sàn.
* Bố trí thép ít và đặt quá thưa, bản quá rộng
* Đặt vào một vài thép đường kính lớn (> 1/10 chiều dày sàn) với hy vọng gia cường sàn, nhưng
nó lại là nguyên nhân gây nứt.
* Nối buộc không cẩn thận.
* Do bị võng sàn (nứt ngang giữa trần theo phương cạnh dài), thông thường do lượng cốt thép
chưa đủ
* Gia công lắp dựng cốt thép sai lóp bê tông bảo vệ,:
* Thiếu lớp bê tông bảo vệ:
* Nứt ở sát dầm là do cốt thép mũ bị đạp bẹp xuống Khi đó sơ đồ tính sàn không còn là ngàm hai
đầu nữa mà chuyển thành sàn khớp hai đầu dẫn đến mô men dương của sàn tăng lên (gần gấp 2
lần) thì sàn nứt do coi thép chịu mômen dương được bố trí sát với tính toán ban đầu.
* Cốt thép sàn chưa được nắn thẳng triệt để trước khi đặt;
Biện pháp xử lý
Gia cố nếu vết nứt do không đảm bảo điều kiện chịu lực
* Cần phải xem dầm có đảm bảo không. Nếu dầm đã đảm bảo có thể xử lý bằng cách kẹp treo
thêm lưới thép ở bên dưới trần (sau khi đã đập bỏ lớp trát và vệ sinh bề mặt). Lát ván khuôn và
bơm thêm 1 lớp bê tông sạn nhỏ mác cao dày 3-4 phân. chú ý lưới thép mới phải có néo với lưới


thép cũ (khoan các lỗ đường kính 10cm trên trần theo lưới ô vuông với các bước ô khoảng 1mét)
Bơm bê tông (độ sụt cao) theo các lỗ này.
* Nếu dầm chưa đảm bảo thì phải gia cường thêm dầm theo cách tương tự hoặc đặt thêm dầm
phụ (cách này sẻ làm xấu không gian phòng).
Nếu vết nứt do khí hậu
* Hạn chế dung hóa chất đông cứng nhanh.
* Nên đổ bêtông vào ban đêm, bảo dưỡng ngay khi bêtông mới đông cứng.
* Cần có khe co giãn nhiệt khi cạnh sàn quá dài (cạnh dài không nên vược quá 40m)

Giảm hàm lượng xi măng
Để giảm hiện tượng nứt ngang bề mặt sàn , có thể hạ thấp hàm lượng xi măng trong hỗn hợp bê
tông và, nếu có thể, tránh sử dụng bê tông có cường độ ban đầu cao Dựa trên những nghiên cứu ,
các khuyến nghị nhằm làm giảm khả năng nứt của sàn bê tông như sau:
* Giảm hàm lượng xi măng xuống còn 650÷660 lb./yd.3 , duy trì sử dụng tro bay.
* Sử dụng bê tông có cường độ ban đầu thấp
* Sử dụng xi măng Loại II theo quy phạm AASHTO để thi công sàn cầu.
* Giới hạn tỷ lệ nước/xi măng ở mức 0,4÷0,45.
* Sử dụng cốt liệu đá cỡ lớn nhất theo tiêu chuẩn ACI 318, đá nghiền làm cốt liệu thô và sử dụng
hàm lượng cốt liệu tối đa.
* Hỗn hợp bê tông dùng để thi công sàn cầu cần được làm thí nghiệm nứt sử dụng một trong số
các thí nghiệm nứt tiêu chuẩn.
* Sử dụng biểu đồ tốc độ bay bơi của ACI. Đúc sàn cầu trong thời tiết mát.
* Tiến hành dưỡng hộ ngay sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông, công tác dưỡng hộ phải được
thực hiện ít nhất trong 7 ngày liên tục.
* Nếu có thể nên chống các dầm đỡ trong quá trình thi công.
* Đổ hoàn thiện một tấm sàn một lần trong phạm vi giới hạn chiều dài tối đa cho phép theo các
thông số co ngót khi khô của bê tông.
* Nếu phải đổ bê tông nhiều lần cho một chiếc cầu nhiều nhịp đơn giản, nên hoàn thành mỗi nhịp
trong một lần đổ bê tông.
* Nếu cầu chỉ có một nhịp đơn giản nhưng không thể hoàn thành sàn cầu trong một lần đổ bê
tông thì nên chia sàn cầu theo chiều dọc và đổ bê tông 2 lần.
* Nếu cầu chỉ có một nhịp đơn giản nhưng việc đổ bê tông một lần cho toàn bộ chiều dài của cầu
là không thể, khi đó nên đổ bê tông cho đoạn giữa của nhịp cầu trước và diện tích của đoạn này
càng lớn càng tốt.
* Nếu cần nhiều lần đổ bê tông cho một cầu nhịp liên tục, nên đổ bê tông ở khu vực trung tâm mô
men âm trước và đảm bảo khoảng cách 72 giờ giữa các lần đổ.


GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỨT SÀN BÊ TÔNG & CÁCH KHÁC PHỤC

Đối với một số vết nứt bê tông:có độ rộng từ 0.15mm đến 1mm, nứt do bê tông cốt thép khi thép
bị rỉ. Có một số phương pháp xử lý thông thường hiện nay như sau:
* Để nguyên vị trí nứt kèm theo rò rỉ nước và không biết cách sửa chữa, và không trả tiền nhà
thầu thi công
* Đập đi làm lại nhưng cũng khó tránh khỏi hiện tượng nứt trở lại vì nguyên nhân là do sự hạn
chế trong xi măng, hoá chất dùng trong bê tông, đổ bê tông khối lớn; tường bê tông quá dài
không co khe co ngót (có rất nhiều nguyên nhân gây lên vết nứt bê tông), việc này gây thiệt hại
rất lớn cho nhà thầu thi công, chủ đầu tư về tiến độ và chất lượng
* Đục tại vết nứt thành hình chữ V và trám một số loại Epoxy ngoài thị trường. phương pháp này
vẫn bị nứt trở lại vì tiết diện bám dính giữa hai mép của đường nứt nhỏ, khi nhiệt độ thay đổi , bê
tông co giãn. Nếu vết nứt rộng thì xử lý được.
* Bơm Epoxy vào các vết nứt bằng máy bơm áp lực cao: chỉ trị được các vết nứt có độ rộng lớn
hơn 0,5 mm trở lên, còn các vết nứt có độ rộng từ 0,15 mm đến 0,5 mm(ở Việt Nam đa số là các
vết nứt loại này) vẫn bị nứt lại sau khi bơm, bởi vì vết nứt nhỏ khi dùng áp lực cao để bơm keo
Epoxy không đủ thời gian thẩm thấu vào hết toàn bộ chiều sâu khe nứt(vết nứt nhở cản trở)
* Dùng hệ thống xy lanh (không dùng máy bơm) bơm với áp lực thấp do vậy đưa keo vào sâu các
vết nứt có độ rộng từ 0.15 mm đến 1mm (keo chảy theo kiểu thẩm thấu chậm)

Hình 5: Thi công xử lý nứt trần bê tông bằng hệ thống bơm xy lanh Epoxy


* Có nhiều loại keo Epoxy khác nhau ( E205, E206S, E206W, E207, E209, E2800)dùng cho các
vết nứt có các độ rộng khác nhau (vết nứt nhỏ dùng loại keo có độ nhớt thấp, vết nứt lớn dùng
loại keo có độ nhớt cao), ngoài ra còn có loại keo thi công trong mùa đông với nhiệt độ thấp, các
hãng khác chỉ có một loại keo mà thôi
* Các loại keo trên đều dính được trên bề mặt ẩm (trị các vết nứt kèm theo rò rỉ nước)
* Không cần khoan đục vết nứt trứơc khi sửa chữa.
* Quy trình sản phẩm sử dụng, các bước thi công:
-Đối với sàn, tường bê tông
1- Dùng máy cắt bê tông cắt hình chữ V dọc theo vết nứt rộng khoảng 2cm sâu khoảng 1,5cm.

2- Dùng mũi khoan lỗ loại 18 ly khoan vào giữa tâm vết cắt vết nứt.
3- Dùng mũi khoan lỗ loại 10 ly khoan vào giữa tâm của lỗ khoan 18 ly và giữa tâm vết nứt.
4- Vệ sinh quét thật sạch sẽ vết cắt vết nứt và lỗ khoan.
5- Cấy ốc kim loại vào các lỗ khoan tại các điểm đã định khoảng cách 20cm đến 30cm.
6- Trám toàn bộ đường cắt, lỗ khoan cấy sắt bằng hoá chất Sikadur® 731. để khô cứng sau một
ngày.
7- Dùng bơm áp lực chuyên dùng bơm hoá chất Sikadur® 752 thông qua ốc kim loại đến khi đầy
kín hàn vết nứt. (Theo đúng qui trình của SIKA).
8- Tường bơm từ dưới bơm lên cao, Sàn bơm từ mặt sàn trên bơm xuống, lần lượt theo thứ tự các
ốc kim loại để bơm (ốc dạng van một chiều) tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
9- Bơm xong sau một ngày đã khô cứng tháo đầu ốc hoặc dùng máy cắt hoặc mài đầu ốc cho
phẳng đẹp. Đối với mặt sàn, tường Bê tông (nếu cần thiết):
10- Vệ sinh sạch sẽ vị trí vết nứt.
11- Dùng máy cắt bê tông cắt hình chữ V dọc theo vết nứt rộng khoảng 2cm sâu khoảng 1,5cm.
12- Vệ sinh quét thật sạch sẽ vết cắt vết nứt.
13- Trám toàn bộ đường cắt bằng hoá chất SiKa dur 731.

LỜI KẾT:
- Việc nứt sàn bê tông gây ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu của ngôi nhà, đặc biệt là vấn đề chống
thấm khi đã bị nứt sàn bê tông.
- Với đặc điểm khí hậu khắc nghiệt ở Việt Nam, những rạn nứt của bê tông xảy ra rất nhiều nên
cần chú trọng ngay từ khi đổ bê tông để đạt chất lượng đảm bảo nhất.
- Hiện nay có rất nhiều các phương pháp xử lý vết nứt, nhưng để đảm bảo nhất cần công ty
chuyên sâu về lĩnh vực này.


ĐỀ TÀI 2:

SỰ CỐ LÚN LỆCH TÒA NHÀ VIETCOMBANK - CHI


NHÁNH BÌNH THẠNH - TP. HỒ CHÍ MINH
1. NGHIÊNG; LÚN; NỨT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Hiện nay các khái niệm về lún và lún lệch đã trở nên thông dụng với người dân. Lún là công trình
bị chuyển vị thẳng đứng từ trên xuống dưới của đất nền, kéo theo móng và cả bản thân công
trình, thường được đo bằng milimét. Lún xảy ra do sự nén chặt của đất nền dưới tác dụng của
trọng lượng toàn bộ công trình. Còn khái niệm lún lệch hay còn gọi lún tương đối là chuyển vị
thẳng đứng không đều đưa đến chuyển vị ngang gây nghiêng nhà. Tất cả các công trình xây dựng
đều bị lún, miễn là trong giới hạn cho phép.
Trong các văn bản quy phạm pháp luật xây dựng hiện hành đã quy định độ lún tối đa cho phép
từng loại nhà và công trình (phần lớn từ 8 đến 30 cm). Ngoài trị số độ lún tuyệt đối, còn quy định
lượng chênh lệch tối đa cho phép về độ lún tương đối của các điểm trong nền, độ nghiêng, …
Sự cố công trình luôn là điều rất đáng tiếc. Sự rủi ro của các công trình xây dựng thường gây thiệt
hại to lớn về tài sản, tiền bạc và biết bao công sức của mọi người. Sự cố công trình luôn là điều
không mong muốn nhưng nó gây ra nhiều tác động suy nghĩ tiêu cực cho mọi người.

Phòng giao dịch Thanh Đa của ngân hàng Vietcombank của chi nhánh Bình Thạnh số 612, trên
đường Xô Viết Nghệ Tỉnh, cũng không đứng vững


Giám định viên tiến hành xác định độ nghiêng các cột

Dùng máy đo độ nghiêng để xác định chính xác độ nghiêng của cột


Công trình bị nghiêng nhẹ, khiến tường một số nơi trong công trình bị nứt, hư hỏng

A. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN
Hiện tượng lún nứt công trình nhìn chung đều liên quan đến quy mô, kết cấu công trình và đất
nền. Công trình có thể bị lún nhiều nhưng không bị phá hoại nếu không xảy ra sự lún lệch và đặc
biệt là khả năng chịu đựng được biến dạng của kết cấu công trình.

Phần lớn các công trình sau khi xây dựng xong bị lún nứt thường liên quan đến các yếu tố chủ
quan khi nhận thức về đất nền và công trình trong các khâu khảo sát địa chất, thiết kế và thi công
xây dựng. Các trường hợp công trình đã xây dựng và ổn định lâu dài, bỗng nhiên bị lún nứt
thường liên quan đến những tác động khách quan làm thay đổi trạng thái ứng xử của công trình
và đất nền.
Có hai nguyên nhân chính gây lún nứt khi xây chen công trình: sự chênh lệch (hoặc bị xáo trộn)
về địa tầng và sự khác nhau rõ rệt giữa tải trọng tác dụng (tải trọng thẳng đứng và tải trọng nằm
ngang) lên mỗi công trình.
1. Yếu tố về địa tầng:
– Không tiến hành nghiêm túc việc điều tra, khảo sát công trình lân cận và dự báo các tác động
đối với khu vực xung quanh do thi công công trình mới.
– Không phát hiện hoặc nhận định không chính xác quy luật phân bố không gian (theo chiều rộng
và chiều sâu) của cấu tạo địa tầng, đặc biệt là các lớp đất yếu nằm trong vùng ảnh hưởng của tải
trọng công trình. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạch định mật độ khảo sát chưa đủ bao quát, đặc
biệt ở những nơi có điều kiện địa chất dự đoán biến động mạnh.
– Đánh giá không chính xác các đặc trưng tính chất cơ lý của các lớp đất hoặc không cung cấp
các số liệu cần thiết cho thiết kế (thí nghiệm cơ học đất)


Đo độ nghiêng của Cột
2. Yếu tố về tải trọng:
– Thiết kế biện pháp thi công đào đất, tầng ngầm chưa coi trọng áp lực ngang do công trình hiện
hữu có khả năng gây phụ thêm.
– Thiết kế kiến trúc bất cân đối dẫn đến tải trọng không đều (lệch tâm của tải trọng bên trên và
của móng): do xu hướng muốn tận dụng không gian nên nhà được đưa ra phía không gian công
cộng dẫn đến sự lệch tâm của tải trọng công trình.
– Dự báo không đúng độ lún của công trình hiện hữu do ảnh hưởng của việc đào hố móng khi thi
công công trình mới.
– Đánh giá không đầy đủ ảnh hưởng do chất tải nặng (vật liệu xây dựng, đối trọng để ép cọc hoặc
để nén tĩnh,…) trong phạm vi giáp với công trình hiện hữu.

– Đánh giá không toàn diện mức ảnh hưởng gây ra do sự thay đổi lớn chiều dày tầng đất yếu theo
chiều sâu và trên diện trong khu vực điều kiện địa chất công trình phức tạp.
Ngoài hai yếu tố trên, còn một số tác động khác từ bên ngoài như: sập hang động ngầm (karst),
hạ mực nước ngầm, lún do tải trọng của đất san lấp tạo mặt bằng,…


B. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN
1. Tuân thủ nghiêm túc các quy định tại Điều 8 của Thông tư 39/2009/TT-BXD ngày 09/12/2009
của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ. Theo đó, cần
khảo sát và đánh giá đầy đủ về tình trạng các công trình hiện hữu liền kề cả về phần nổi cũng như
phần chìm. Việc khảo sát và đánh giá phải làm đúng các qui định hiện hành, có ghi hình ảnh để
lưu trữ và lập biên bản có xác nhận đầy đủ của các bên liên quan. Cụ thể:
– Hợp đồng thuê tổ chức kiểm định chuyên nghiệp tiến hành kiểm tra các nhà xung quanh công
trình trước khi khởi công, trong đó bao gồm: đo cao độ các sàn nhà; đo độ nghiêng; đo các hư
hỏng hiện hữu nếu có (nứt , thấm …).
– Hợp đồng với đơn vị tư vấn thiết kế có kinh nghiệm để thiết kế biện pháp thi công nền móng
(có thể thuê 2 đơn vị tư vấn độc lập: đơn vị thiết kế phần thân công trình và đơn vị thiết kế thi
công nền móng).
2. Khi thi công phải thường xuyên tiến hành song song việc theo dõi kích thước hình học và biến
dạng của công trình đang xây dựng cùng với theo dõi độ biến dạng của công trình liền kề để có
giải pháp ngăn chặn kịp thời sự cố đáng tiếc có khả năng xảy ra.
3. Không sử dụng hoặc hạn chế tối đa việc dùng biện pháp hạ mực nước ngầm khi thi công công
trình xây chen vì rất dễ ảnh hưởng đến sự lún công trình liền kề.
4. Cần có biện pháp chống thành vách bằng cừ thép hoặc cừ bê tông ứng lực trước đối với trường
hợp thi công sát nhà bên có tải lớn tác động lên đất (hoặc quy mô cao tầng hơn) cũng như khi
công trình làm hố móng sâu hơn đáy móng nhà bên. Thiết kế tường cừ phải chú ý đến văng chống
và neo đảm bảo biến dạng trong phạm vi được phép. Biện pháp thi công phải được Chủ nhiệm dự
án phê duyệt để làm cơ sở pháp lý để thực hiện.
5. Sử dụng các giải pháp đơn giản dễ thi công cho hệ thống tường vây: móng cọc nhồi tạo lỗ kiểu
xoay hoặc tường neo đất.

Đối với giải pháp móng cọc nhồi tạo lỗ kiểu xoay để chống vách nên để lại ống vách cho những
cọc sát nhà liền kề hiện hữu. Móng cọc nhồi đào bằng máy gàu ngoạm phải làm cừ chắn đủ sâu
tại đường phân giới khu đất và không nhất thiết thu hồi sau khi làm xong móng công trình. Đối
với giải pháp neo tường chắn trong đất thì cần được thoả thuận của cơ quan có thẩm quyền và
Chủ sử dụng đất (công trình) liền kề.
6. Khi gặp công trình liền kề hiện hữu có nguy cơ sập đổ trong quá trình thi công, Nhà thầu thi
công cần kịp thời thông qua Chủ đầu tư phối hợp với chủ sở hữu công trình hiện hữu đưa ra các
giải pháp hợp lý mà các bên cùng chấp nhận được. Việc chống đỡ cho công trình liền kề hiện hữu
trong quá trình thi công là một trong những biện pháp xử lý cần làm ngay.


ĐỀ TÀI 3: HƯ HỎNG CỦA KẾT CẤU TẦNG HẦM VÀ TƯỜNG VÂY
Đứng trên góc độ khoa học, sự cố công trình là bài học kinh nghiệm vô cùng đắt giá cho những
người hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm cả thiết kế, thi công và quản lý giám sát dự
án. Những người làm công tác khoa học nên đối mặt với các sự cố công trình bằng cách nhìn
nhận tích cực như là kinh nghiệm quí báu cho công tác xây dựng, hướng đến sự phát triển công
nghệ xây dựng và khoa học ngành xây dựng.
Không ngoài mục tiêu chia sẽ bài học thực tế về hư hỏng công trình, các hình ảnh bên dưới ghi
nhận lại các hình ảnh về sự hư hỏng của kết cấu tầng hầm của một công trình cao tầng tại thành
phố Hồ Chí Minh.
Giới thiệu:
Theo ghi nhận, đây là công trình nhà cao tầng có 3 tầng hầm. Các vách tầng hầm (tường vây –
Diaphragm wall) thi công bằng phương pháp đổ bê tông tại chỗ trong hố đào. Các tầng hầm được
thi công bằng phương pháp semi-topdown. Trong quá trình thi công các sàn tầng hầm, công trình
đã xảy ra sự cố xô lệch các tường vây dẫn đến hư hỏng các cột và sàn.
Các hình ảnh về sự cố công trình:



Các cột bị hư hại





Các sàn bị hư hỏng





Các sàn bị hư hỏng nhìn từ bên dưới




Hư hỏng của tường & sàn



Các kingpost bị hư hại

Ý kiến đánh giá:
Mặc dù cố gắng tìm kiếm các thông tin về việc đánh giá nguyên nhân và cách sữa chữa của các
nhà khoa học và các nhà xây dựng của công trình này, người viết bài này cũng không thể có
nhiều thông tin gì hơn. Theo ghi nhận được cho đến nay thì công trình đã được khắc phục hoàn
toàn và đã đưa vào sử dụng bình thường.
Rất mong sự chia sẽ và đóng góp ý kiến của mọi người về sự cố của công trình này.




×