Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Quản lý an sinh xã hội cho đối tượng trẻ em tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

TRẦN THỊ THANH NGÂN

QUẢN LÝ AN SINH XÃ HỘI
CHO ĐỐI TƢỢNG TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

TRẦN THỊ THANH NGÂN

QUẢN LÝ AN SINH XÃ HỘI
CHO ĐỐI TƢỢNG TRẺ EM TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM QUANG THAO


Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả.
Các số liệu và kết quả sử dụng trong luận văn là trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá
trình nghiên cứu đều được ghi rõ ràng nguồn gốc của các tài liệu.


LỜI CẢM ƠN
ĐỀ TÀI: "Quản lý an sinh xã hội cho đối tượng trẻ em tại Việt Nam" đã
được hoàn thành.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng đến các Phó giáo
sư, Tiến sỹ, cán bộ, công chức trường Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn PGS.TS. Phạm Quang Thao đã tận tình hướng
dẫn, giúp tôi hoàn thành tốt luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Cục thống kê Hà Nội; Bộ Lao động thương
binh và xã hội; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quỹ bảo
trợ trẻ em Việt Nam; đã cung cấp tư liệu, số liệu chính xác, khách quan, đầy
đủ giúp tác giả đưa ra những đánh giá và phân tích đúng đắn.
Cuối cùng cảm ơn Ban lãnh đạo và đồng nghiệp Quỹ bảo trợ trẻ em
Việt Nam nơi tôi đang công tác, các bạn lớp Cao học Quản lý Kinh tế khóa
QH-2013/K22 đã hỗ trợ và đóng góp những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn
thành luận văn này./.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ i

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. ............................................................ 5
1.1.1. Các sách tham khảo, đề tài, luận án nghiên cứu đã được công bố. . 5
1.1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề được đặt ra. 7
1.2. Cơ sở lý luận về ASXH và quản lý ASXH cho đối tƣợng trẻ em. ......... 8
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản về ASXH. .................................................. 8
1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về chính sách ASXH cho đối
tượng trẻ em .............................................................................................. 13
1.2.3. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước về chính sách ASXH cho
đối tượng trẻ em ........................................................................................ 14
1.2.4. Nguyên tắc quản lý ......................................................................... 15
1.2.5. Công cụ quản lý .............................................................................. 16
1.2.6. Tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá quản lý chính sách ASXH cho trẻ em. . 18
1.3. Nội dung cơ bản của quản lý chính sách ASXH cho đối tƣợng trẻ em 24
1.3.1. Quản lý về cơ sở dữ liệu trẻ em ...................................................... 25
1.3.2. Quản lý chính sách phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức
khỏe cho trẻ em ......................................................................................... 25
1.3.3. Quản lý chính sách giáo dục đối với trẻ em ................................... 27


1.3.4. Quản lý về công tác bảo vệ trẻ em, giảm thiêu nguy cơ xâm hại, bạo
lực bóc lột và sao nhãng ........................................................................... 28
1.4. Kinh nghiệm quản lý ASXH cho đối tƣợng trẻ em tại một số quốc gia..... 28
1.4.1. Ác – hen – ti – na ............................................................................ 28
1.4.2. Nhật Bản ......................................................................................... 29

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 32
2.1. Phƣơng pháp luận. ................................................................................ 32
2.2. Khung phân tích. ................................................................................... 32
2.3 .Phƣơng pháp nghiên cứu: ..................................................................... 33
2.3.1. Phát hiện tìm ra các lỗ hổng nghiên cứu: ...................................... 33
2.3.2. Xác định câu hỏi nghiên cứu. ......................................................... 33
2.3.3. Nghiên cứu khung lý thuyết: ........................................................... 34
2.3.4. Nghiên cứu thực trạngvề việc ASXH đối với trẻ em tại Việt Nam........ 34
2.4. Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chính sáchASXH cho
đối tƣợng trẻ em tại Việt Nam ..................................................................... 35
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ
HỘI CHO ĐỐI TƢỢNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM ......................................... 37
3.1. Khái quát chung về an sinh xã hội và quản lý an sinh xã hội cho đối
tƣợng trẻ em tại Việt Nam. .......................................................................... 37
3.1.1. Khái quát thực hiện một số chính sách đối với trẻ em. .................. 37
3.1.2. Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với trẻ em ....................... 37
3.1.3. Một số hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong công tác an sinh xã
hội cho đối tượng trẻ em ........................................................................... 46
3.2. Thực trạng quản lý An sinh xã hội cho đối tƣợng trẻ em tại Việt Nam 53
3.2.1.Thực trạng quản lý an sinh xã hội cho đối tượng trẻ em về mặt cơ sở
dữ liệu ....................................................................................................... 53


3.2.2. Thực trạng quản lý chính sách phòng chống suy dinh dưỡng, chăm
sóc sức khỏe cho trẻ em ............................................................................ 54
3.2.3. Thực trạng quản chính sách giáo dục đối với trẻ em ..................... 59
3.2.4. Thực trạng quản lý về công tác bảo vệ trẻ em, giảm thiêu nguy cơ
xâm hại, bạo lực bóc lột và sao nhãng ..................................................... 61
3.3. Đánh giá chung về quản lý ASXH cho đối tƣợng trẻ em tại Việt Nam 63
3.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................. 63

3.3.2. Hạn chế ........................................................................................... 64
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.................................................... 67
CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHÍNH
SÁCH AN SINH XÃ HỘI CHO ĐỐI TƢỢNG TRẺ EM TẠI VIỆT NAM . 69
4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp quản lý chính sách ASXH cho đối tƣợng trẻ
em tại Việt Nam. .......................................................................................... 69
4.1.1. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với trẻ em.69
4.1.2. Bối cảnh và thách thức mới ............................................................ 72
4.2. Định hƣớng hoàn thiện quản lý chính sách an sinh xã hội cho đối tƣợng
trẻ em tại Việt Nam ...................................................................................... 73
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện luật pháp, chính sách. .................................. 73
4.2.2. Giải pháp quản lý về truyền thông, vận động, xã hội..................... 75
4.2.3. Giải pháp về quản lý nhân lực ASXH cho trẻ em ........................... 76
4.2.4. Một số giải pháp khác..................................................................... 77
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 82


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

ASXH


An sinh xã hội

2

LHQ

Liên hợp quốc

3

BVCSTE

Bảo vệ chăm sóc trẻ em

4

BVCSGDTE

Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em

5

HCĐB

Hoàn cảnh đặc biệt

6

LĐTBXH


Lao động Thƣơng binh Xã hội

7

BHXH

Bảo hiểm xã hội

8

BHYT

Bảo hiểm Y tế

9

HĐVTE

Hành động vì trẻ em

10

BTTE

Bảo trợ trẻ em

11

QLNN


Quản lý Nhà nƣớc

12

TGXH

Trợ giúp xã hội

i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1

Tình trạng đi học của trẻ em theo tình trạng nghèo

37

2


Bảng 3.2

Tình trạng đi học của trẻ em theo tình trạng nghèo

37

3

Bảng 3.3

Tình trạng đi học của trẻ em theo mức sống

38

4

Bảng 3.4

Tình trạng đi học của trẻ em theo mức sống

38

5

Bảng 3.5

Tình hình tiêm chủng cho trẻ em

45


6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

Tình hình trẻ em đi học mầm non trong hộ đƣợc
khảo sát
Tỷ lệ đi học của trẻ em trong độ tuổi phổ thông
(6-15 tuổi)

ii

47

48


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT
1

Hình

Nội dung


Trang

Hình 1.1 Quy trình đánh giá chính sách TGXH

22

Hình 2.1 Sơ đồ về khung phân tích

30

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT

Biểu đồ

Nội dung

Trang

1

Biểu đồ 3.1 Tình hình suy dinh dƣỡng ở trẻ em

46

2

Biểu đồ 3.2 Lý do trẻ không đến trƣờng mầm non


47

3

Biểu đồ 3.3 Lý do không đi học của học sinh phổ thông

49

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo đảm an sinh xã hội là một nội dung thể hiện bảo đảm sự phát triển
bền vững của kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện các quyền con ngƣời đƣợc
sống trong môi trƣờng lành mạnh, bình đẳng, thể hiện bản chất nhân dân của
mỗi quốc gia, dân tộc.
Chính sách ASXH có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sự ổn
định và phát triển bền vững về chính trị, kinh tế, văn hóa của mọi quốc gia.
Quản lý và thực hiện chính sách ASXH là biện pháp để Nhà nƣớc bảo đảm
công bằng, tiến bộ xã hội, hạn chế khoảng cách bất bình đẳng trong xã hội.
Việt Nam là một nƣớc nghèo, hậu quả chiến tranh để lại rất nặng nề, thiên tai
xảy ra thƣờng xuyên gây thiệt hại lớn, vì thế các đối tƣợng thụ hƣởng chính
sách an sinh xã hội tƣơng đối lớn, trong đó có đối tƣợng trẻ em.
Những năm gần đây, ASXH cho đối tƣợng trẻ em đƣợc Đảng và Nhà nƣớc
ta đặc biệt quan tâm. Cùng với các chính sách ASXH cho đối tƣợng yếu thế, đối
tƣợng trẻ em còn đƣợc bổ sung những chính sách, văn bản luật có đặc thù riêng để
đảm bảo những quyền lợi ASXH riêng nhƣ: Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày
17/3/2004 của Thủ tƣớng chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình,
cá nhân nhận nuôi dƣỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi; Nghị định số

49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ Quy định về miễn, giảm học phí,
hỗ trợ chi phí cho học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 –
2015; Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị Về tăng cƣờng sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; Quyết
định số 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của thủ tƣớng chính phủ Phê duyệt
Chƣơng trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 – 2020.

1


Mặc dù đã có những bƣớc tiến bộ đáng kể trong công tác quản lý ASXH
nói chung và ASXH cho trẻ em nói riêng nhƣng việc quản lý ASXH cho đối
tƣợng trẻ emđang bộc lộ những thiếu sót nhƣ: cách tổ chức, quản lý, huy động
nguồn lực để hỗ trợ cho đối tƣợng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn tại
các địa phƣơng vẫn còn nhiều bất cập nên các hoạt động hỗ trợ chƣa kịp thời,
hiệu quả chƣa cao, vẫn thiếu tính bền vững và còn rất nhiều trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt, khó khăn chƣa có điều kiện để thực hiện đầy đủ quyền cơ bản.
Vì vậy, quản lý hệ thống an sinh xã hội cho đối tƣợng trẻ em cần đƣợc quan
tâm, thay đổi, nghiên cứu, cải cách cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
hiện nay của Việt Nam để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.Xuất phát từ những lý
do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý an sinh xã hội cho đối tượng trẻ em
tại Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình.
Quản lý ASXH cho đối tƣợng trẻ em là phạm trù nghiên cứu rộng và
phức tạp. Ở đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về quản lý ASXH cho
đối tƣợng trẻ em thông qua công tác triển khai hỗ trợ thực hiện các chính sách
của Nhà nƣớc
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Nhằm mục tiêu tìm ra những vấn đề tồn tại trong công tác
quản lý hệ thống chính sách an sinh xã hội cho trẻ em tại Việt Nam thông qua

việc phân tích các hoạt động hỗ trợ, từ đó đƣa ra các giải pháp quản lý có hiệu
quả đối với việc thực hiện chính sách an sinh xã hội cho trẻ em tại Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa lý luận và phân tích thực tiễn liên quan đến quản lý hệ
thống chính sáchan sinh xã hội cho đối tƣợng trẻ em tại Việt Nam;
+ Quá trình hình thành và phát triển an sinh xã hội tại Việt Nam, những
hoạt động an sinh xã hội liên quan đến đối tƣợng trẻ em;

2


+ Phản ánh thực trạng công tác an sinh xã hội cho trẻ em ở Việt Nam
giai đoạn 2005 – 2015.
+ Trả lời đƣợc câu hỏi: Luận văn nhằm trả lời các các câu hỏi nghiên
cứu sau:
Thực trạng quản lý hệ thống chính sách ASXH cho đối tƣợng trẻ em ở
Việt Nam ra sao?
Làm thế nào để quản lý hệ thống chính sách an sinh xã hội nói chung và
chính sách an sinh xã hội cho trẻ em nói riêng đạt hiệu quả tối ƣu?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là: Hoạt động quản lýchính
sáchASXH cho đối tƣợng trẻ em, tập trung chủ yếu trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt, khó khăn tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung:
Quản lý ASXH cho trẻ em tại Việt Nam bao gồm: Quản lý Chính sách
an sinh xã hội (bao gồm cơ sở pháp lý, chủ trƣơng…) và quản lý thực hiện hỗ
trợ cho trẻ em, các dịch vụ ASXH cho trẻ em… (bao gồm các hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp nhà nƣớc, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ…thực

hiện các hoạt động hỗ trợ ASXH). Do điều kiện thời gian, và nghiên cứu có
hạn nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các hoạt động quản lý của nhà
nƣớc với hệ thống chính sách ASXH cho đối tƣợng trẻ em tại Việt Nam
- Không gian: Trên địa bàn quốc gia Việt Nam
- Thời gian: Từ năm 2005 – 2015
4. Những đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu với mong muốn những đóng góp sau:

3


- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý của nhà nƣớc đối
vơi chính sách an sinh xã hội;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống chính sách ASXH cho
trẻ em
- Trên cơ sở phân tích thực trạng triển khai hỗ trợ, thực hiện chƣơng
trình, chính sách và tổ chức ASXH cho trẻ em hiện có ở Việt Nam với các chỉ
tiêu rà soát chủ yếu về phân tích mảng chính sách, nguồn lực thực hiện, đối
tác tham gia, mức trợ cấp, hình thức hỗ trợ, điều kiện hƣởng thụ, mức độ bao
phủ, hệ thống giám sát, đánh giá, tổ chức, thực hiện… làm rõ những tồn tại, lỗ
hổng trong quản lý chính sách an sinh xã hội cho trẻ em để có cơ sở đề xuất
khuyến nghị nhằm hỗ trợ và tăng cƣờng quản lý hệ thống chính sách ASXH
cho trẻ em hiện có tại Việt Nam.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nô ̣i dung luâ ̣n văn đƣ ợc cấu thành 4
chƣơng
- Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về ASXH
ở Việt Nam;
- Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu;
- Chƣơng 3: Thực trạng về quản lý chính sách ASXH cho đối tƣợng trẻ

em tại Việt Nam;
- Chƣơng 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp quản lý chính sách ASXH cho
đối tƣợng trẻ em tại Việt Nam

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI CHO ĐỐI TƢỢNG TRẺ EM
TẠI VIỆT NAM
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
1.1.1. Các sách tham khảo, đề tài, luận án nghiên cứu đã được công bố.
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, tác giả nhận thấy đã có rất
nhiều sách, đề tài đề cập đến ASXH, các chính sách ASXH tại Việt Nam, nhƣ:
+ Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội (2011) “Một số chính sách an
sinh xã hội ở Việt Nam”. Cuốn sách đã cung cấp các thông tin về một số nghị
định, quyết định của Nhà nƣớc, Chính phủ về chính chính an sinh xã hội cho
đối tƣợng trẻ em kèm theo các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện trong đó bao
gồm cả quản lý chính sách ASXH.
+ Lê Quốc Lý, (2014). “Chính sách an sinh xã hội thực trạng và giải
pháp”.Tác giả đã đề cập hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam trong giai
đoạn đổi mới: chính sách về thị trƣờng lao động, chính sách về bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, chính sách về trợ giúp xã hội, chính sách ƣu đãi xã hội.
Thông qua các nghiên cứu về chính sách ASXH tại một số quốc gia, tác giả
cũng nêu ra những trở ngại trong việc thực thi các chính sách ASXH tại Việt
Nam, trong đó có vấn đề quản lý chính sách ASXH cho các đối tƣợng.
+ Nguyễn Văn Chiều, (2013).“Chính sách an sinh xã hội và vai trò của
nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” – Luận án
Tiến sĩ tại Học viện Khoa học xã hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt

Nam. Tác giả đã nghiên cứu các chính sách ASXH, trong đó có đề cập đến việc
quản lý của nhà nƣớc đối với các chính sách ASXH tại Việt Nam trong thời gian
qua. Nghiên cứu đã có những đánh giá thực trạng về chính sách ASXH, đồng

5


thời đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong hệ thống chính sách ASXH và đƣa ra
một số giải pháp để vai trò của nhà nƣớc trong việc thực hiện chính sách ASXH
ở Việt Nam trong thời gian tới phát huy hiệu quả cao.
+ GS.TS Mai Ngọc Cƣờng chủ nhiệm,“Cơ sở khoa học của việc xây
dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006
– 2015”. Mã số: KX.02.02/06-10 đã làm rõ cơ sở lý luận và các quan điểm,
chính sách ASXH trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở nƣớc ta,
đó là sự phát triển ASXH sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu
khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trƣớc những biến động về kinh tế, xã
hội và tự nhiên làm cho họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất
việc làm, bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong; cho những ngƣời già cô đơn, trẻ
em mồ côi, ngƣời tàn tật, những ngƣời yếu thế, những nạn nhân chiến tranh,
những ngƣời bị thiên tai dịch họa… Nghiên cứu đã phân tích tình hình thực
hiện các chính sách an sinh xã hội của nƣớc ta thời gian qua nhƣ: Chính sách
BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tự nguyện, trợ giúp xã hội,
ƣu đãi ngƣời có công… Nhóm nghiên cứu đã đề xuất với các cơ quan quản lý
nhà nƣớc lựa chọn các chƣơng trình an sinh xã hội ƣu tiên, lộ trình thực hiện,
điều kiện xây dựng và thực hiện hệ thống tổng thể quốc gia về an sinh xã hội
và chính sách an sinh xã hội ở nƣớc ta...
Báo cáo (2014)“Những phát hiện từ báo cáo quốc gia: An sinh xã hội
cho phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam”: Báo cáo đã chỉ ra những vấn đề và
thách thức giới trong hệ thống chính sách ASXH hiện nay. Trên cơ sở đánh
giá thực trạng ASXH cho phụ nữ và trẻ em gái, báo cáo đã đƣa ra một số

khuyến nghị và hàm ý chính sách về ASXH cho những đối tƣợng này.
Theo nghiên cứu của Ths Tống Thị Song Hƣơng: “Thực trạng chính
sách bảo hiểm y tế và định hướng 2015” đã nêu khá rõ quan điểm tiến tới
BHYT toàn dân trong đó có bảo hiểm dành cho đối tƣợng trẻ em. Nghiên cứu

6


về “Thực trạng chính sách trợ giúp xã hội và định hướng 2015” (TS. Nguyễn
Hải Hữu) đã tập trung phân tích thực trạng chính sách trợ giúp xã hội cho các
đối tƣợng yếu thế nhƣ: Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất
nguồn nuôi dƣỡng, ngƣời khuyết tật, ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo, hoặc
ngƣời cao tuổi không có ngƣời từ 80 tuổi trở lên không có lƣơng hƣu hoặc trợ
cấp bảo hiểm xã hội. Đây là những đối tƣợng hƣởngchính sáchan sinh xã hội.
Nghiên cứu về“Phát triển hệ thống an sinh xã hội Việt Nam đến năm
2020” do TS Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2013) làm chủ nhiệm đã khái quát lý
luận an sinh xã hội, an sinh xã hội ở Việt Nam, xu hƣớng phát triển của chính
sách an sinh ở Việt Nam qua các hợp phần: chính sách hỗ trợ tạo việc làm,
chính sách bảo hiểm xã hội, nhóm chính sách trợ giúp xã hội, đảm bảo mức
tối thiểu các dịch vụ xã hội cơ bản. Nghiên cứu này đã đƣa ra khuyến nghị về
chính sách an sinh xã hội cho trẻ em.
Nghiên cứu “Phương pháp tiếp cận và đề xuất phương án mức sống tối
thiểu chung và mức sống tối thiểu vùng của Việt Nam” do TS Nguyễn Thị
Lan Hƣơng – Viện Khoa học Lao động và Xã hội làm chủ nhiệm đã đƣa ra
khái niệm về mức sống tối thiểu chung, vùng, các tiêu thức của mức sống,
phƣơng pháp xác định mức sống tối thiểu phụ thuộc vào nhu cầu tối thiểu
(nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm và nhu cầu phi lƣơng thực, thực phẩm),
phƣơng án phân vùng mức sống tối thiểu và một số khuyến nghị cho áp dụng
mức sống tối thiểu đến năm 2020. Đề tài cũng đề cập đến các hoạt động của
chính sách an sinh xã hội cho đối tƣợng trẻ em tại Việt Nam.

1.1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề được đặt ra.
Các nghiên cứu nêu trên mới chỉ dừng lại dƣới góc độ đánh giá thực
trạng ASXH, chính sách ASXH nói chung cho mọi đối tƣợng. Các nghiên cứu
hầu hết tập trung phản ánh các kết quả ASXH trong thời gian qua và định
hƣớng cho ASXH trong giai đoạn 2012 – 20120. Chƣa có nghiên cứu, đề tài

7


luận văn nào đề cập đến quản lý hệ thống chính sách ASXH cho đối tƣợng trẻ
em. Vì vậy, luận văn “Quản lý ASXH cho đối tượng trẻ em tại Việt Nam”tập
trung nghiên cứu quản lý chính sách ASXH cho trẻ em là cần thiết với những
lý luận cơ bản và đặc thù riêng.
1.2. Cơ sở lý luận về ASXH và quản lý ASXH cho đối tƣợng trẻ em.
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản về ASXH.
- An sinh xã hội:
ASXH thƣờng đƣợc gọi là Social Security và khi dịch ra tiếng Việt, ngoài
ASXH thì thuật ngữ này còn đƣợc dịch là bảo đảm xã hội, bảo trợ xã hội, an ninh
xã hội, an toàn xã hội… với những ý nghĩa không hoàn toàn tƣơng đồng nhau.
Theo nghĩa chung nhất, Social Security là sự đảm bảo thực hiện các quyền của
con ngƣời đƣợc sống trong hòa bình, đƣợc tự do làm ăn, cƣ trú, di chuyển, phát
biểu chính kiến trong khuôn khổ luật pháp; đƣợc bảo vệ và bình đẳng trƣớc pháp
luật; đƣợc học tập, đƣợc có việc làm, có nhà ở; đƣợc đảm bảo thu nhập để thoả
mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già…An sinh xã
hội có nội dung rất rộng và ngày càng hoàn thiện về nhận thức và thực tiễn thực
hiện trên toàn thế giới. An sinh xã hội theo quan điểm của một số tổ chức quốc tế
cũng có mức độ rộng, hẹp và đối tƣợng hƣớng tới khác nhau
Theo Liên hiệp Quốc, ASXH tiếp cận trên quyền của ngƣời dân (Điều
25, Hiến chƣơng Liên hiệp quốc năm 1948): “…Mọi người dân và hộ gia
đình đều có quyền có một mức sống tối thiểu về sức khỏe và các phúc lợi xã

hội bao gồm ăn, mặc, chăm sóc y tế (bao gồm cả thai sản), dịch vụ xã hội
thiết yếu và có quyền được an sinh khi có các biến cố về việc làm, ốm đau, tàn
tật, góa phụ, tuổi già…hoặc các trường hợp bất khả kháng khác…”.
Theo Ngân hàng thế giời (WB) “ASXH là những biện pháp của chính
phủ nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm

8


chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và
những bấp bênh thu nhập”.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “ASXH là một sự bảo vệ mà xã hội
cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp đƣợc áp
dụng rộng rãi để đƣơng đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã
hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản,
thƣơng tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong. Cung cấp chăm sóc y
tế và trợ cấp cho các gia đình nận nhân có trẻ em”.
Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB cho rằng): “ASXH là các chính
sách, chƣơng trình giảm nghèo và giảm sự yếu thế bởi sự thúc đẩy có hiệu
quả thị trƣờng lao động giảm rủi ro của ngƣời dân và nâng cao năng lực của
họ để đối phó với rủi ro và suy giảm hoặc mất thu nhập”. ASXH có 5 hợp
phần: Các chính sách xã hội và chƣơng trình thị trƣờng lao động; Bảo hiểm xã
hội; Trợ giúp xã hội; Quỹ hỗ trợ phát triển cộng đồng; Bảo vệ trẻ em.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “An sinh xã hội” đã xuất hiện vào những năm 70
trong một số cuốn sách nghiên cứu về pháp luật của một số học giả Sài Gòn.
Sau năm 1975, thuật ngữ này đƣợc dùng nhiều và đặc biệt là từ năm 1995 trở
lại đây nó đƣợc dùng khá rộng rãi hơn.
Mặc dù diễn đạt khác nhau, các quan niệm về an sinh xã hội đều có
những điểm chung dưới đây:
- Là sự đảm bảo an toàn thu nhập ở mức tối thiểu thông qua các hệ thống

chính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn, bao gồm các rủi ro liên quan
đến nhu cầu cơ bản nhất của con ngƣời: rủi ro về sức khỏe, thiếu hoặc mất
việc làm, trẻ em, tàn tật…dẫn đến không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn
so với mức tối thiểu đủ sống (đƣợc luật hóa hoặc quy định).
- Là các chính sách do nhà nƣớc tổ chức thực hiện là chính, ngoài ra còn
có sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc tổ chức thực

9


hiện và cung cấp dịch vụ an sinh xã hội. Các chính sách này hƣớng đến mọi
thành viên trong xã hội, đảm bảo cho mọi thành viên đƣợc bình đẳng về tiếp
cận và chất lƣợng dịch vụ, tuy nhiên, nhấn mạnh đến nhóm đối tƣợng yếu thế
(lý do chính để có sự tham gia của nhà nƣớc).
- Là lƣới an toàn cho mọi thành viên trong xã hội. Do đó, phạm vi của an
sinh xã hội là bao phủ toàn dân và toàn diện (cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu an
sinh xã hội của ngƣời dân một cách toàn diện).
-Chính sách ASXH: Là những biện pháp bảo vệ của nhà nƣớc nhằm
phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi roc ho các thành viên của mình khi họ
bị mất hoạc giảm thu nhập do các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì
các nguyên nhân khách quan khác thông qua các chính sách bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ƣu đãi xã hội và trợ giúp xã hội.
- Quản lý: Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý, có quan
niệm cho rằng quản lý là cai trị; cũng có quan điểm cho rằng quản lý là điều
hành, điều khiển, chỉ huy.
Quan niệm chung nhất về quản lý đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận do điều
khiển học đƣa ra nhƣ sau: Quản lý là sự tác động định hƣớng bất kỳ lên một
hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa và hƣớng nó phát triển phù hợp với những
quy luật nhất định.

- Quản lý nhà nƣớc: là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà
nƣớc, bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nƣớc trên các
phƣơng diện lập pháp, hành pháp và tƣ pháp
- Quản lý nhà nƣớc với chính sách ASXH: Là toàn bộ các phƣơng diện
hoạt động trong một chỉnh thể thống nhất của nhà nƣớc bao gồm xây dựng hệ
thống chính sách, tổ chức thực thi, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách
ASXH trong thực tế.
- Trẻ em:
10


Trong pháp luật quốc tế, độ tuổi trẻ em đƣợc sử dụng tƣơng đối thống
nhất và áp dụng độ tuổi của trẻ em là dƣới 18. Tuy nhiên, trong các Công ƣớc
quốc tế nhƣ Tuyên bố của Hội quốc liên về quyền trẻ em (năm 1924), Tuyên
bố của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (năm 1959), Tuyên ngôn thế giới về
quyền con ngƣời (năm 1968), Công ƣớc 138 của Tổ chức lao động quốc tế
(ILO) về tuổi tối thiểu làm việc (năm 1976), Công ƣớc của Liên hợp quốc về
quyền trẻ em (năm 1989)… đã khẳng định việc áp dụng độ tuổi trẻ em của
mỗi quốc gia có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào nội luật của mỗi nƣớc quy định
độ tuổi thành niên sớm hơn. Song, các tổ chức của Liên hợp quốc và quốc tế
nhƣ UNICEF, UNFPA, ILO, UNESSCO… đều xác định trẻ em là ngƣời dƣới
18 tuổi. Khái niệm “trẻ em” đƣợc quốc tế sử dụng thống nhất và đề cập trong
nhiều văn bản.
Riêng ở Việt Nam, pháp luật quy định về độ tuổi của trẻ em chính thức
đƣợc đề cập trong một văn bản pháp quy sau khi Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội
ban hành Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 14 tháng 11
năm 1979, trong đó quy định “Trẻ em nói trong Pháp lệnh này gồm các em từ
mới sinh đến 15 tuổi” (Điều 1). Đến năm 1991, Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em đƣợc ban hành đã nâng độ tuổi trẻ em lên đến dƣới 16 tuổi
(Điều 1) “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười

sáu tuổi”.
Trong thực tế có nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau khi xem xét,
giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em.
Mặc dù còn có nhiều cách gọi tên hay vận dụng khác nhau nhƣng chúng
ta có thể thống nhất khái niệm trẻ em nhƣ sau: “Trẻ em là một thuật ngữ
nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu
của sự phát triển con người”. Từ cách tiếp cận này, chúng ta có thể hiểu khái

11


niệm về độ tuổi của trẻ em là khoảng thời gian đã tồn tại từ khi ra đời cho đến
năm 16 (theo pháp luật Việt Nam) hoặc năm 18 tuổi (theo pháp luật quốc tế).
Đặc điểm của đối tƣợng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thƣờng
về thể chất và tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa
nhập với gia đình và cộng đồng (Khoản 1, điều 4 luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em 2005).
Từ định nghĩa trên ta có thể thấy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có những
đặc điểm sau:
+ Thể chất và tinh thần không bình thƣờng: đó là các trẻ em có khuyết
tật về thể chất, tinh thần.
+ Không đủ điều kiện thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình
và cộng đồng.
Từ những đặc điểm trên chúng ta có thể phân biệt trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt với trẻ em bình thƣờng.
- Nội dung kiểm tra giám sát:
+ Công khai, minh bạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp
luật về bảo hiểm, trợ giúp đối tƣợng trẻ em; vận động tiếp nhận, phân phối và
sử dụng các nguồn đóng góp; hoạt động quỹ xã hội, quỹ từ thiện và cơ sở bảo

trợ; các chƣơng trình xã hội;
+ Đối tƣợng áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc; cá nhân, hộ
gia đình, tập thể đƣợc thụ hƣởng từ quy định pháp luật về an sinh xã hội; cơ
quan, tổ chức, cá nhân tài trợ cho các hoạt động an sinh xã hội và cơ quan
thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về an sinh xã hội hoạt
động trong lĩnh vực an sinh xã hội cho đối tƣợng trẻ em;

12


+ Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân có trách nhiệm công khai tùy theo nội dung, đối tƣợng, mục đích
công khai.
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải công khai những nội dung sau:
quy định pháp luật an sinh xã hội; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chịu trách
nhiệm thực hiện quy định pháp luật; điều kiện, tiêu chuẩn của đối tƣợng thụ
hƣởng; hồ sơ, quy trình, phƣơng pháp lựa chọn đối tƣợng thụ hƣởng, thời hạn
thực hiện; danh sách đối tƣợng, thứ tự ƣu tiên, mức đƣợc thụ hƣởng từ quy
định pháp luật; báo cáo kết quả thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã
hội.
+ Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc có trách nhiệm tổ chức kiểm tra
việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi
quản lý của mình trong việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội.
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý chính sách an sinh xã hội cho đối
tƣợng trẻ em:
+ Quy mô, phân bổ đối tƣợng: ảnh hƣởng đến quan điểm tiếp cận của
chính sách;
+ Hệ thống văn bản, pháp luật (cơ sở chính sách);
+ Chính trị, kinh tế, văn hóa…
1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về chính sách ASXH cho đối

tượng trẻ em
ASXH cho đối tƣợng trẻ em luôn đƣợc Nhà nƣớc ta quan tâm, và là một
trong những mục tiêu hàng đầu của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội trong
các giai đoạn. Hàng năm, Nhà nƣớc dành một phần kinh phí nguồn ngân sách
để thực hiện chính sách ASXH cho trẻ em. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức
trong và ngoài nƣớc đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cũng trích một

13


phần lợi nhuận từ doanh thu để thực hiện trách nhiệm xã hội, trách nhiệm
ASXH với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn.
Chính sách ASXH cho trẻ em ngày càng đƣợc đầu tƣ, mở rộng và nhận
đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội, nhƣng hiệu quả của việc thực hiện ASXH
cho trẻ em tại Việt Nam chƣa cao, chƣa kịp thời, đối tƣợng thụ hƣởng chƣa
sát… Bên cạnh đó, còn có những hoạt động của các tổ chức, cá nhân lợi dụng
ASXH cho trẻ em để thực hiện những công việc mang tính chất trục lợi hoặc
hoạt động sai mục đích mà chính sách ASXH đƣa ra.
Nhà nƣớc có vai trò quyết định trong quản lý ASXH cho đối tƣợng trẻ
em. Nhà nƣớc có những ƣu thế tuyệt đối về quyền lực, bộ máy lập pháp, hành
pháp, tƣ pháp, các nguồn lực và đội ngũ công chức,…Vì vậy, nhà nƣớc giữ
vai trò nòng cốt, quyết định trên quy mô toàn xã hội đối với thực hiện chính
sách ASXH cho trẻ em. Chỉ có nhà nƣớc mới có đủ khả năng để xây dựng và
tổ chức thực hiện chính sách ASXH cho trẻ em thống nhất, phù hợp và hiệu
quả. Thực tế đã cho thấy, để có hệ thống chính sách ASXH cho trẻ em hiệu
quả, thì nhà nƣớc giữ vai trò chủ động và toàn diện.
Nhà nƣớc quản lý chính sách ASXH cho trẻ em trên cơ sở thực hiện
những nhiệm vụ sau:
- Hoạch định chính sách ASXH cho đối tƣợng trẻ em trong từng giai đoạn;
- Triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách ASXH cho trẻ

em trong thực tế;
- Bảo đảm nguồn lực cho việc thực hiện chính sách.
Thực hiện tốt quản lý ASXH cho trẻ em sẽ góp phần vào sự ổn định kinh
tế - xã hội, đảm bảo hỗ trợ thực hiện các nhóm quyền cơ bản của trẻ em.
Đồng thời, quản lý ASXH với trẻ em sẽ giải quyết vấn đề công bằng, ổn định
và phát triển bền vững về chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia.
1.2.3. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước về chính sách ASXH cho đối
tượng trẻ em
14


1.2.3.1. Chủ thể quản lý
Quản lý nhà nƣớc về hệ thống phúc lợi và bảo vệ trẻ em ở Việt nam
thuộc trách nhiệm của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội. Tuy nhiên,
trách nhiệm hành chính về thực hiện hệ thống phúc lợi và bảo vệ trẻ em ở
Việt Nam lại đƣợc chia sẻ bởi nhiều cơ quan từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
Ở cấp quốc gia, hệ thống phúc lợi và bảo vệ trẻ em và gia đình đƣợc
quản lý bởi Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, phối hợp với các Bộ
ngành khác để cung cấp các dịch vụ và hình thành nên hệ thống hỗ trợ trẻ em,
bao gồm các chính sách hỗ trợ:
1.2.3.2. Đối tượng quản lý
Đối tƣợng quản lý của nhà nƣớc về chính sách ASXH cho đối tƣợng trẻ em
đƣợc xác định là các hoạt động ASXH gắn liền với đối tƣợng trẻ em. Bao gồm
các hoạt động của nhà nƣớc cho hệ thống chính sách ASXH cho trẻ em, nhƣ:
- Các chính sách hỗ trợ giáo dục: miễn giảm học phí, hỗ trợ các địa
phƣơng về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, hỗ trợ đồ dùng học tập, ăn trƣa,
ký túc xá…
- Các chính sách hỗ trợ về y tế nhƣ: BHYT cho trẻ em dƣới 6 tuổi, tiêm
chủng mở rộng, chống suy dinh dƣỡng…
- Đƣờng dây tƣ vấn trợ giúp trẻ em.

- Hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội, mái ấm, nhà mở, nhà tình thƣơng,
văn phòng tƣ vấn, trƣờng giáo dƣỡng dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
1.2.4. Nguyên tắc quản lý
- Tuân thủ hệ thống chính trị: Quản lý chính sách ASXH cho trẻ em phải
dựa trên cơ sở quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển
kinh tế - xã hội từng thời kỳ;
- Bảo đảm tính khoa học: là việc xem xét, thiết lập mục tiêu chính sách
ASXH cho trẻ em để đạt đƣợc nhƣ mong muốn của Nhà nƣớc. Cụ thể nhƣ xác
định đƣợc phạm vi ảnh hƣởng của chính sách, đồng thời tính toán cân đối, dự
15


×