Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

việc thực hiện chính sách an sinh xã hội cho người khuyết tật tại xã vân am, huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.51 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LỊCH SỬ
000
LÊ THỊ CHUNG KIÊN
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI XÃ VÂN AM,
HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI
KHÓA 34 (2010 – 2014)
Cán bộ hướng dẫn:
HỒ SỸ THÁI
HUẾ, 05/2014
Báo cáo tốt nghiệp
Lời Cảm Ơn
Trong suốt quá trình thực hiện báo cáo tốt
nghiệp tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử, Bộ môn
Công tác xã hội.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới ban chủ nhiệm
khoa và tập thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa
Lịch sử, Bộ môn Công tác xã hội và các cán bộ ủy
ban nhân dân xã Vân Am đã giúp đỡ tôi trong việc
cung cấp thông tin, các tài liệu liên quan, giúp tôi
hoàn thành tốt báo cáo.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
của thầy giáo giảng viên Hồ Sỹ Thái, người đã tận
tình chỉ bảo, chia sẻ và hướng dẫn tôi hoàn thành
báo cáo này.
Trong quá trình thực hiện báo cáo, mặc dù đã


cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian và trình độ
nên báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những
ý kiến đánh giá của các thầy giáo, cô giáo và bạn
đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Chung Kiên
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34
Báo cáo tốt nghiệp
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1



!
"
#$%&'()*+
#$%&+
,)*+
+,!(+
+,%-(!(./+
+,%-(!((01.2+
+,%-(!((3405
+ ,%-(!(4!5
++,%-(!(6!789!05
5:$;<
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU 8

=>?
#@2A?
#@2@BC789
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34
Báo cáo tốt nghiệp
D!@!2*.
DE4!789
F4789
G%H@IB/
 D6!789
Chương 2. THỰC TRẠNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI XÃ VÂN AM, HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH
HOÁ 26
AJ)5
GK@L@M*GNO((P?
D!*6Q2(6!789%&J"@)78R0F*
 NL@M/.&;%H@IB/J2B(/!*6Q2(
Chương 3. CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI CHO
NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI XÃ VÂN AM, HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HOÁ 36
ST;2A2DUVWGN)78R0F*5
D!E4!4789%H@IB/)78R0F*?
R2.*?
R! 
RIB 
 RJ&(789 
RJX;6!789J20*9B(/!E4!478
9%H@IB/)78R0F* 
 A6!789W%H@IB/)78R0F* +
+#!!@BP;)96!789W%H@IB/)78R0F* <
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
NB./+Y

NB=+
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i
PHỤ LỤC ii
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34
Báo cáo tốt nghiệp
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34
Báo cáo tốt nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 ASXH An sinh xã hội
2 ANTT An ninh trật tự
3 BLĐTBXH Bộ hội lao động thương binh xã
4 BHYT Bảo hiểm y tế
5 CTXH Công tác xã hội
6 NKT Người khuyết tật
7 PCCC Phòng cháy chữa cháy
8 TDTT Thể dục thể thao
9 THCS Trung học cơ sở
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34
Báo cáo tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển với toàn thế giới trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội về kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội mà còn chú
trọng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Mỗi con người
sống trong cuộc sống này đều có những số phận khác nhau, cuộc sống là mạng
lưới các vai trò năng động và các mối quan hệ giữa các vai trò. Cuộc sống vốn
không có sự hoàn hảo toàn vẹn, có người giàu người nghèo, người hạnh phúc
người bất hạnh nhưng chung lại đó là cuộc sống, đó chính là bức tranh toàn cảnh
về xã hội. Con người ai cũng có những mong ước những khát khao, có những
mong ước hết sức giản đơn đó là mong muốn có được cuộc sống bình thường như

những người bình thường khác. Có những người suất cả cuộc đời không thể bước
đi trên đôi chân của mình, có người mơ ước được nhìn thấy ánh sáng…đó là phần
không may mắn mà nhiều người khuyết tật đang phải gánh chịu.
Người khuyết tật là những người cần được quan tâm, chăm sóc từ cộng
đồng trong xã hội cả về vật chất lẫn tinh thần, nhà nước cần phải có các chính
sách hỗ trợ cho người khuyết tật được tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã
hội, giúp họ hoà nhập cộng đồng trở thành những người có ích cho xã hội. người
khuyết tật họ luôn cảm thấy mặc cảm tự ti về khiếm khuyết của mình, cuộc sống
của họ bị bó hẹp trong không gian nhất định, sống thu mình không muốn giao
lưu tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Vì vậy việc thực hiện các chính sách an sinh
xã hội đến được với người khuyết tật có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là
trong thời kì phát triển hiện nay.
Hiện nay không chỉ những đối tượng chính sách như con thương binh, vùng
kinh tế khó khăn… mà người khuyết tật cũng là đối tượng rất đông hiện nay cần
được sự hỗ trợ từ phía nhà nước, xã hội, cuộc sống của họ đang gặp phải nhiều
khó khăn, họ cần sự giúp đỡ của cộng đồng trong chung tay giúp đỡ người khuyết
tật. Không chỉ thể hiện sự tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách mà nó thể hiện
sự cố gắng trong phát triển kinh tế, giúp họ vươn lên trong cuộc sống, làm chủ
được bản thân, hòa nhập với cộng đồng trong xã hội.
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34 1
Báo cáo tốt nghiệp
Hiện nay có rất nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm tới đời sống của
người khuyết tật, các chính sách, trợ cấp từ nhà nước không được triển khai hoặc
thực hiện thực sự chưa hiệu quả, còn có nhiều người khuyết tật họ không hề biết
về các chính sách, quyền lợi mà họ đáng được hưởng. Vì vậy để các chính sách an
sinh xã hội đến được với người dân thì vai trò của các cấp chính quyền là rất quan
trọng, cũng như vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc triển khai các
chính sách an sinh xã hội đến được với người dân, đặc biệt là người khuyết tật.
Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho người khuyết tật là vấn đề cấp
bách của xã hội nhằm giúp cho họ bớt đi một phần nào đó những khó khăn trong

cuộc sống. Cũng như bao địa bàn khác, xã Vân Am cũng là xã có người khuyết
tật, và họ cũng có các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, các hỗ trợ của nhà nước
dành cho họ, ai cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ của nhà nước để vượt qua
những khó khăn trước mắt và duy trì cuộc sống sau này. Vì vậy tôi lựa chọn đề
tài “ Việc thực hiện chính sách an sinh xã hội cho người khuyết tật tại xã Vân
Am, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa” để làm đề tài cho bài báo cáo tốt nghiệp
của mình, nhằm tìm hiểu thêm về thực trạng người khuyết tật, việc thực hiện các
chính sách an sinh xã hội dành cho người khuyết tật ở địa phương.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đã có một số công trình nghiên cứu về việc thực hiện các chính sách an
sinh xã hội ở địa bàn, nhưng chưa có một nghiên cứu nào đi đến chi tiết cụ thể
một vấn đề. Chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề chính như việc thực hiện chính
sách dành cho người khuyết tật mà mới chỉ đưa ra các chính sách chung dành
cho tất cả các đối tượng ở địa bàn.
Nghiên cứu đề tài về người khuyết tật không phải là một đề tài mới lạ,
trong nhiều năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, những đề tài,
bài viết và những chương trình, dự án có liên quan đến NKT.
Tiến sĩ Đàm Hữu Đắc – thứ trưởng bộ lao động thương binh và xã hội với
“ NKT Việt Nam ngày càng hòa nhập cộng đồng” trong đó tác giả nói rõ: Nhờ
sự hỗ trợ vật chất và nhiều văn bản, quy định, hướng dẫn ưu tiên, người tàn tật
luôn luôn vươn lên, vươn lên tật nguyền để sống bình đẳng, độc lập, đóng góp
trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa nghệ thuật, thể thao trong nước và
quốc tế [4;tr1].
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34 2
Báo cáo tốt nghiệp
Cũng theo tiến sĩ Đàm Hữu Đắc ba yếu tố: Đảng, nhà nước – cộng đồng và
xã hội – Bản thân và gia đình NKT phấn đấu vươn lên tự khẳng định mình là thế
kiềng vững chắc để “ khuân khổ hành động thiên niên kỉ Biwako” được thực
hiện thành công tại Việt Nam.
Những năm gần đây nhất là từ khi có pháp lệnh của NKT, công tác bảo vệ

chăm sóc, cải thiện nâng cao đời sống cho NKT đã được các cấp, các ngành và
toàn thể xã hội quan tâm, với nhiều chương trình dự án.
Tọa đàm về sự tham gia của người tàn tật vào đời sống xã hội và sự phát
triển của đất nước: Tổ chức tại thành phố Đà Nẵng và tp. Hồ Chí Minh vào tháng
7 năm 2008. Thông qua buổi tọa đàm, đại diện các nhóm trao đổi về hoạt động
của nhóm mình và thảo luận các vấn đề liên quan đến tiếp cận việc làm và tự tạo
việc làm, giáo dục phổ cập, bình đẳng giới và nâng cao năng lực cho phụ nữ tàn
tật.
NKT tại Việt Nam đang làm gì? ở đâu? là nội dung chính tại hội thảo
“tiêu chuẩn quốc tế về dịch vụ xã hội đối với NKT” do bộ lao động – thương
binh và xã hội phối hợp với cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha (AECI) tổ
chức trong 2 ngày 1 và 2 tháng 10 năm 2009 ở Hà Nội. Tại hội thảo này các đại
biểu kiến nghị bộ LĐTB và XH đẩy mạnh các hoạt động của hội đồng tư vấn
doanh nghiệp về việc tuyển dụng NKT để đến năm 2010 có 80.000 NKT được
học nghề và tạo việc làm phù hợp, bền vững tại các cơ sở dạy nghề, sản xuất,
kinh doanh…các cơ quan chức năng của các địa phương cần đôn đốc thực hiện
những quy định trong quyết định 239 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt
đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2006 – 2010.
Hội thảo việc làm cho người tàn tật – cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia
nhập WTO do chương trình kinh tế và phát triển (DRD) tổ chức ngày
22/04/2007 tại trường đại học mở TP. Hồ Chí Minh, hội thảo đã thu hút hơn 100
sinh viên tàn tật và các bạn tàn tật có việc làm đến tham gia.
Vần đề NKT không phải là một đề tài mới lạ, tìm hiểu về người khuyết tật
không chỉ đơn thuần là tìm hiểu là tìm hiểu về cuộc sống, nhu cầu, nguyện vọng
của bản thân, gia đình của người khuyết tật mà hơn hết đề tài còn chú trọng đến
CTXH cá nhân để đi sâu tìm hiểu những chính sách an sinh xã hội dành cho
NKT, cũng như để thấy được vai trò của công tác xã hội nói chung và nhân viên
công tác xã hội nói riêng đối với NKT.
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34 3
Báo cáo tốt nghiệp

Ngoài ra đề tài còn tham khảo một số bài khóa luận tốt nghiệp, báo cáo tốt
nghiệp của các khóa trên như báo cáo tốt nghiệp với đề tài “ công tác xã hội với
người tàn tật ở huyện Như Thanh – Thanh Hóa của Lê Hữu Hải.
Với đề tài “ Việc thực hiện chính sách an sinh xã hội dành cho người
khuyết tật tại xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa” sẽ cho ta cái nhìn
tổng quan và chi tiết về việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội dành cho
người khuyết tật.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
- Tìm hiểu thực trạng cuộc sống của người khuyết tật tại xã Vân Am và
những khó khăn trong cuộc sống mà họ thường gặp.
- Tìm hiểu các mô hình công tác xã hội dành cho người khuyết tật được
triển khai tại địa phương.
- Tìm hiểu những chính sách ASXH đang thực hiện tại địa bàn xã cũng như sự
nhận thức và mức độ tiếp cận các chính sách ASXH của người khuyết tật.
- Đánh giá những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong công
tác thực hiện các chính sách ASXH cho người khuyết tật. Từ đó hướng đến các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá mức độ tiếp cận của người khuyết tật trong việc tiếp cận các mô
hình can thiệp công tác xã hội
- Đánh giá mức độ tiếp cận của người khuyết tật, gia đình người khuyết tật
với các chính sách an sinh xã hội đang tồn tại ở địa phương.
- Tìm hiểu công tác thực hiện các chính sách ASXH cho người khuyết tật
tại xã Vân Am.
- Xác định những mong muốn, nhu cầu và nguyện vọng của người khuyết tật.
- Đánh giá vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện các
chính sách an sinh xã hội cho người khuyết tật
- Kiến nghị những giải pháp nhằm năng cao sự hiểu biết về các chính sách
ASXH cho người khuyết tật với gia đình, cộng đồng và đặt biệt là đối với người

khuyết tật.
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34 4
Báo cáo tốt nghiệp
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc thực hiện chính sách an sinh xã hội dành cho người khuyết tật tại xã
Vân Am, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Tại xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá
Thời gian nghiên cứu vấn đề: Từ 2009 - 2013
5. Pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
*Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Những nguyên tắc và quan điểm của Mác – Lê Nin là cơ sở phương pháp
luận đóng vai trò nền tảng xuyên suất quá trình nghiên cứu của đề tài. Vì vậy khi
nghiên cứu về các chính sách an sinh xã hội cho người khuyết tật cần phải đặt
đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với các yếu tố khác, cũng như mối quan
tâm của xã hội đối với người khuyết tật
Cũng như nhiều lĩnh vực khoa học khác, CTXH đặc biệt quan tâm đến con
người, với tư cách là mục tiêu của quá trình nghiên cứu. Đây là thế giới quan
đóng vai trò đặc biệt trong việc nghiên cứu những chính sách liên quan đến nhu
cầu của con người và của toàn xã hội.
*Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử yêu cầu khi nhận thức về sự
vật và tác động vào sự vật phải chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, môi trường
cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội
là sự phản ánh của tồn tại xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Ở nhiều thời kì lịch
sử khác nhau có nhiều lí luận quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau đó là do
những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quy định. Vì vậy khi nghiên cứu
các chính sách an sinh xã hội cho người khuyết tật cần phải đặt vấn đề trong hoàn

cảnh lịch sử, các vấn đề xã hội chúng ta sẽ thấy rõ hơn được các vấn đề.
5.2. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp rất quan trọng, được sử
dụng chủ yếu và triệt để cho khoá luận, giúp cho người viết có cái nhìn tổng quát
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34 5
Báo cáo tốt nghiệp
khi đi thực tập thực tế tại địa phương và nắm rõ vấn đề từ các nguồn thông tin và
tài liệu đã phân tích.
Các văn bản được sử dụng trong báo cáo này là các báo cáo tổng kết cuối
năm của chính quyền địa phương nơi thực tập, các bài khoá luận của các anh chị
khoá trên, luận văn và các tài liệu khác. Bên cạnh đó là việc phân tích một số tài
liệu là các công trình nghiên cứu, các báo cáo, các sách báo liên quan đến việc
thực hiện chính sách an sinh xã hội cho người khuyết tật.
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là phỏng vấn mà người ta xác định sơ bộ những vấn đề cần
thiết cho đề tài nghiên cứu. Người đi phỏng vấn được tự do hoàn toàn trong cách
dẫn dắt cuộc phỏng vấn, cách thức đặt câu hỏi, sắp xếp câu hỏi nhằm thu thập thông
tin cần thiết để giải quyết mục tiêu và nội dung đề tài đặt ra.
Sử dụng phương pháp này trong đề tài nghiên cứu nhằm thu thập những
thông tin định tính. Đặc biệt phương pháp này tập trung chủ yếu vào những tâm
tư nguyện vọng của người khuyết tật, để giúp cho người khuyết tật biết và được
tiếp cận với các dịch vụ xă hội.
5.4. Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm thông qua các tri giác
để thu thập thông tin về các quá trình, các hiện tượng xã hội dựa trên cơ sở đề tài và
mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra. Thông qua hình thức quan sát công khai, người viết đã
quan sát được thực trạng đời sống của người khuyết tật, họ được quan tâm như thế
nào từ chính quyền địa phương, họ được tiếp cận với những dịch vụ xã hội nào,
được hưởng những chính sách đó như thế nào…
5.5. Phương pháp công tác xã hội cá nhân

Phương pháp công tác xã hội cá nhân là quá trình nhân viên công tác xã hội
làm việc, tiếp cận với một thân chủ.
Đây là phương pháp mang tính đặc thù của ngành công tác xã hội. Phương
pháp này can thiệp để giúp một cá nhân thoát khỏi những khó khăn trong đời
sống vật chất và tinh thần, chữa trị, phục hồi sự vận hành của các chức năng xã
hội của họ, giúp họ tự nhận thức và giải quyết các vấn đề xã hội bằng khả năng
của chính mình.
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34 6
Báo cáo tốt nghiệp
Với đề tài này tôi tiến hành vận dụng những kiến thức đã được trang bị và
qua sách vở để tiến hành tiếp cận với một số những gia đình có người khuyết tật
nằm trong độ tuổi 14 – 50. Thông qua quá trình tiếp xúc, tìm hiểu, chia sẻ và tạo
lập các mối quan hệ với thân chủ nhằm tạo ra sự thân mật, sự đồng cảm, tạo sức
thuyết phục trong tiến trình tương tác. Đồng thời tìm hiểu những nhu cầu, sự
mong đợi của các thân chủ là người thân trong gia đình của người khuyết tật.
Chúng tôi cố gắng xác định đúng vấn đề của gia đình và xã hội đối với người
khuyết tật, vấn đề nảy sinh ảnh hưởng tới cuộc sống và tâm lí của người khuyết
tật, giúp cho người khuyết tật nhanh chóng hoà nhập với cộng đồng, tiếp cận
được các dịch vụ xã hội mà họ đáng được hưởng.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo báo cáo được chia làm 3
chương.
Chương 1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và các khái niệm liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
Chương 2. Thực trạng người khuyết tật tại xã Vân Am, huyện Ngọc
Lặc,tỉnh Thanh Hoá.
Chương 3. Công tác xã hội với việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội
cho người khuyết tật tại xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34 7
Báo cáo tốt nghiệp

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lí
C Xã Vân Am là xã miền núi cao của huyện Ngọc Lặc có vị trí như sau:
C Phía Bắc giáp xã Mỹ Tân
C Phía Nam giáp xã Minh Sơn và xã Phùng Giáo
C Phía Đông giáp xã Cao Ngọc
C Phía Tây giáp huyện Thường Xuân và huyện Lang Chánh
Với vị trí thuận lợi như vậy sẽ tạo điều kiện cho xã phát triển kinh tế - xã
hội, giao lưu hàng hoá với các xã, vùng lân cận và thích ứng với nền kinh tế thị
trường trong quá trình hội nhập của đất nước.
1.1.1.2. Địa hình tự nhiên
Vân Am là xã miền núi cao của huyện Ngọc Lặc, chủ yếu là đồi núi bát úp
liên kết với nhau tạo thành những núi liên hoàn theo hướng tây bắc đông nam.
Được bao bọc bởi các dãy núi cao xen kẽ là các đồi núi thấp ở giữa tạo thành
một thung lũng đan xen với các bản làng. Với địa hình như trên tạo điều kiện
thuận lợi cho việc canh tác loại cây hàng năm như mía, sắn, lúa nương, các loại
cây rau màu khác và các loại cây công nghiệp hàng năm khác mang lại giá trị
kinh tế cao như luồng, lát…
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thời tiết
Thời tiết khí hậu xã Vân Am chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa đông bắt đầu từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau và mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 4 đến tháng
10 năm sau.
C Nhiệt độ không khí, có tổng nhiệt độ trên năm từ 8.400 – 8.500
0
C
C Biên độ nhiệt trong năm là 8 – 10

0
C
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34 8
Báo cáo tốt nghiệp
C Nhiệt độ tối cao các tháng từ 8 – 10
0
C
C Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 khoảng 40
0
C
C Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm vào tháng 1 khoảng 2 – 4
0
C
1.1.1.4. Lượng mưa và độ ẩm
Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm: 1500 – 1900mm, mùa mưa
kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 chiếm 60% lượng mưa trong năm, mùa khô kéo
dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8 và tháng 9, lượng mưa trung bình
là 350mm.
Tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng 12 đến tháng 4 năm sau đạt từ 10
đến 12mm. mùa mưa thường xảy ra hiện tượng xói lở, xói mòn đất và gây lũ
ống, lũ quét.
Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mùa chịu ảnh hưởng của
gió mùa đông bắc), lượng mưa chiếm 40% cả năm, mùa này thường có nguy cơ
cháy rừng rất cao.
Độ ẩm không khí: Trên thực tế độ ẩm phụ thuộc chủ yếu vào độ cao tạo độ
địa lí, càng lên cao độ ẩm tuyệt đối càng giảm, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm
0,6
0
C.

Độ ẩm trung bình cả năm trong phạm vi xã từ 80%
Độ ẩm trung bình cao nhất vào tháng 8 – 9
Độ ẩm trung bình thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 năm sau.
Sương mù: sương mù xuất hiện làm tăng tốc độ ẩm không khí và độ ẩm đất,
tập trung vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau.
Sương giá: những năm rét nhiều, sương giá xuất hiện vào tháng 12 và tháng
1 gây ảnh hưởng đến sán xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.
1.1.1.5. Hướng gió
Gió mùa Đông Bắc thổi theo đợt, mỗi đợt kéo dài 3 – 4 ngày, tốc độ gió
trung bình cấp 3, cấp 4. Vào mùa đỉnh điểm (tháng 12, 1,2) tốc độ gió cao nhất
có thể lên đến cấp 6, cấp 7. Gió mùa Đông Bắc có thời gian hoạt động từ tháng
10 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm thời tiết khi có gió mùa đông bắc khô và lạnh
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34 9
Báo cáo tốt nghiệp
thường kéo theo mưa phùn, đây là điều kiện không thuận lợi cho cây trồng vật
nuôi trong xã sinh trưởng và phát triển.
Mùa hè: hướng gió thịnh hành là đông nam, thổi từ tháng 4 đến tháng 9,
đây là các tháng thuận lợi nhất và là mùa gieo trồng sản xuất chính của người
dân trong xã. Tuy nhiên gió Tây Nam khô, nóng thổi từ tháng 5 đến tháng 7, khi
có gió Tây Nam nhiệt độ không khí thường lên cao, gió tây nam thường kéo dài
từ 12 đến 15 ngày chia làm nhiều đợt, trung bình mỗi đợt từ 3 đến 4 ngày, tốc độ
trung bình từ 1,4 đến 1,6/s, lớn nhất là 20m/s, khô và nóng ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi.
1.1.1.6. Tài nguyên đất đai
Vân Am có tổng diện tích đất tự nhiên: 4488,45 ha, diện tích đất nông
nghiệp: 3929,88 ha, trong đó bao gồm:
+ Đất sản xuất nông nghiệp : 1084,7 ha
+ Đất lâm nghiệp : 2818,7 ha
+ Đất nuôi trồng thủy sản : 26,48 ha
Diện tích đất phi nông nghiệp bao gồm:

+ Đất ở : 165,29 ha
+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp : 0,7 ha
+ Đất nghĩa trang: 5,05 ha
+ Đất song suối và mặt nước chuyên dùng :137,59 ha
Diện tích đất chưa sử dụng :156,99 ha
1.1.1.7. Tài nguyên nước
Nguồn nước cung cấp cho cây trồng và sinh hoạt của người dân chủ yếu
thông qua hệ thống mương, khe sông suối chảy qua địa bàn xã, ngoài ra trên địa
bàn xã còn có rất nhiều các hồ chứa nước là nguồn dự trữ quan trọng vào mùa
hạn hán.
Nguồn nước ngầm đó là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người dân,
nguồn nước rất phong phú, chất lượng nước đảm bảo cho sinh hoạt của người
dân. Vì vậy đây là nguồn nước cần được bảo vệ và khai thác hợp lí.
1.1.1.8. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng xã Vân Am hiện có là 2818,7 ha, các cây trồng chủ yếu là
luồng, xoan, keo…là một xã miền núi tài nguyên rừng có ý nghĩa rất quan trọng,
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34 10
Báo cáo tốt nghiệp
do vậy trong những năm tiếp theo cần phải được khôi phục và bảo vệ để phát
triển rừng theo hướng bền vững.
1.1.1.9. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
Thuận lợi: Điều kiện địa hình chủ yếu là đồi núi có tốc độ trung bình tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và các vùng trồng các cây công
nghiệp hàng năm và lâu năm.
Khó khăn: Thường xảy ra hạn hán (mùa khô), lũ ống, lũ quét (mùa mưa)
nên gây ảnh hưởng đến quá trình canh tác và sản xuất, khả năng khai thác tận
dụng đất còn hạn chế, hệ thống kênh mương chưa đáp ứng được nhu cầu tưới
tiêu của các hộ dân trong xã. Đất canh tác nông nghiệp bình quân đầu người cao
nhưng hệ thống sử dụng đất vào sản xuất chưa cao, vốn đầu tư cho sản xuất nông
– lâm nghiệp còn hạn chế nên sản phẩm nông – lâm nghiệp chưa cao.

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Điều kiện kinh tế
 Đánh giá tình hình phát triển dân số lao động
Theo số liệu thống kê tại xã, dân số xã Vân Am năm 2010 là 6839 người.
Trong đó, nam là 3590 người, chiếm 51,0 %, nữ là 3249 người, chiếm 49 %.
Bảng 1. Tình hình dân số, lao động trên địa bàn xã Vân Am
TT Chỉ tiêu 2010
Số lượng (người) Cơ cấu ( %)
I Tổng số dân 6839 100%
1 Nam 3590 51.0
2 Nữ 3249 49.0
II Tổng số lao động 3564 100%
1 Nông nghiệp 3480 98.0
2 Công nghiệp xây dựng 0 0
3 Kinh doanh dịch vụ 84 2.0
III Trình độ lao động 3564 100%
1 Trên đại học, ĐH, CĐ 74 2,08
2 Trung cấp 38 1,07
3 Công nhân kĩ thuật 0 0.00
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34 11
Báo cáo tốt nghiệp
4 Lao động chưa qua đào tạo 3452 96.85
(Nguồn: Tổng hợp tại xã Vân Am năm 2010)
Theo số liệu thống kê một hộ gia đình có khoảng 4 đến 5 người. Trong tổng
số hộ gia đình trên, tính theo cơ cấu ngành kinh tế thì số hộ làm nghề nông, lâm
nghiệp, thủy sản chiếm 98 %. Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chiếm 2 %. Nguồn
lao động chủ yếu của xã tập trung ở ngành nông, lâm, thủy sản: sau đó là ngành
dịch vụ - thương mại và công nghiệp – xây dựng, nhưng lượng lao động trong
ngành này chiếm tỉ lệ chưa cao. Nhìn chung kể từ năm 2013 trở lại đây cơ cấu
lao động ở các ngành đang giảm dần, song song với nó là ngành dịch vụ thương

mại và công nghiệp - xây dựng có xu hướng gia tăng.
Vân Am là xã có nguồn lao động tương đối dồi dào, tuy nhiên chất lượng
và năng suất lao động còn thấp, lao động phổ thông đơn thuần còn chiếm đại bộ
phận, lực lượng lao động có chuyên môn và trình độ quản lí còn thiếu nhiều,
phần lớn lao động trong xã chưa qua đào tạo, chủ yếu là lao động nông – lâm –
thủy sản, chiếm khoảng 98 %.
 Sản xuất nông nghiệp- trồng trọt
Về sản xuất lúa: Năm 2009 tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm là 257,9
ha, năng suất bình quân đạt 44 tạ/ha, sản lượng lúa cả năm đạt 1136 tấn. Đến
năm 2013 tổng diện tích gieo trồng cả năm là 295,7 ha, năng suất bình quân đạt
45,3 tạ/ha, sản lượng lúa cả năm đạt 1239,0 tấn.
Vụ xuân: Năm 2009 diện tích gieo trồng là 100,0 ha, năng suất bình quân
đạt 46,2 tạ/ha, đến năm 2013 diện tích gieo trồng là 98,6 ha, năng suất bình quân
đạt 47,6 tạ/ha, các giống lúa được đưa và trồng như giống lúa xuân sớm X23, lúa
xuân muộn nhị ưu 838, D.ưu 527, bắc thơm, Q5.
Vụ mùa: Năm 2009 diện tích là 157,9 ha, năng suất bình quân đạt 42,7
tạ/ha, đến năm 2013 diện tích là 195,0 ha, năng suất bình quân đạt 44,1 tạ/ha, sản
lượng lúa mùa năm 2013 đạt 860,0 tấn, giống lúa chủ yếu là: nhị ưu 63, nhị ưu
69, nhị ưu 838, hương thơm, bắc thôm, khang dân
Về sản xuất ngô: Nhìn chung cây ngô đã gắn liền với nhân dân trong xã và
chiếm một vị trí quan trọng trong ngành sản xuất nông nghiệp, góp phần không
nhỏ trong việc đóng góp vào tổng sản lượng lương thực toàn xã, cây ngô chủ yếu
được trồng vào vụ đông. Tổng diện tích năm 2009 là 102,0 ha, năng suất trung
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34 12
Báo cáo tốt nghiệp
bình đạt 37.0 tạ/ha, sản lượng là 377 tấn, đến năm 2013 tổng diện tích là 152,0
ha, năng xuất trung bình đạt 42,3 tạ/ha, sản lượng là 644,0 tấn. Các giống ngô
chủ yếu là ngô lai đơn tính như: NK4300, CP999, NK6654, B9034…
Về sản xuất khoai lang: Do địa hình là miền núi có độ dốc lớn, đất đai lại
không thuận tiện cho sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang, cho nên cây

khoai lang không được xem là thế mạnh của xã. Năm 2009 tổng diện tích trồng
cả năm là 9,0 ha, năng xuất đạt 36,9 tạ/ha, đến năm 2013 tổng diện tích gieo
trồng là 8,6ha, năng xuất bình quân chỉ đạt 45,3 ta/ha.
Về sản xuất cây lạc: Cây lạc được bố trí vào hai mùa chủ yếu là vụ xuân và
vụ đông. Diện tích năm 2009 là 24 ha, năng xuất bình quân đạt 11,7 tạ/ha, đến
năm 2013 diện tích tăng lên 26,4 ha tăng hơn so với năm 2009 là 2,4 ha. Sản
lượng năm 2013 là 54,4 tấn.
Giá trị sản xuất một số loại cây trồng xã Vân Am thể hiện qua bảng:
Bảng 2. Các chỉ tiêu sản xuất một số cây hàng năm chính
ĐVT – DT:ha; NS: tấn/ha; SL:tấn
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2012 Năm 2013
Diện
tích
Năng
xuất
Sản
lượng
Diện
tích
Năng
xuất
Sản
lượng
Diện
tích
Năng
xuất
Sản
lượng

1 Cây có hạt 359,9 81,0 1513,0 474,6 89,7 2162,0 447,7 87,6 1973,0
1.
1
Lúa cả năm 257,9 44,0 1136,0 295,6 47,8 1413,0 295,7 45,3 1329,0
1.
2
Lúa vụ mùa 157,9 42,7 674,0 198,0 47,8 946,0 195,0 44,1 860,0
1.
3
Lúa vụ xuân 100,0 46,2 462,0 97,6 47,8 467,0 98,6 47,6 469,0
2 Cây chất bột 116,0 238,9 2197,0 90,8 62,1 244,0 48,6 210,3 699,0
2.
1
Sắn 107,0 202,0 2161,0 78,0 25,2 197,0 40,0 165,0 660,0
2.
2
Khoai lang 9,0 36,9 36,0 12,8 36,9 47,0 8,6 45,3 39,0
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34 13
Báo cáo tốt nghiệp
3 Cây CN HN 239,0 511,7 10778,0 427,3 618,3 24177,6 449,4 630,6 25857,4
3.
1
Mía 251,0 500,0 10750,0 399,0 605,0 24140,0 423,0 610,0 25803,0
3.
2
Lạc 24,0 11,7 28,0 28,3 13,3 37,6 26,4 20,6 54,4
(Nguồn UBND xã Vân Am)
 Chăn nuôi gia súc, gia cầm
Bên cạnh ngành sản xuất nông nghiệp - trồng trọt, ngành chăn nuôi xã Vân
Am giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp.

•Về chăn nuôi lợn: Trong những năm gần đây do thời tiết khí hậu diễn ra
phức tạp đã phát sinh nhiều dịch bệnh mới làm ảnh hưởng đến sự phát triển của
đàn lợn. năm 2009 tổng đàn lợn đạt 2952 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt
111 tấn, đến năm 2013 số lượng đàn lợn giảm xuống còn 2864 con, sản lượng
thịt xuất chuồng đạt 108,84 tấn.
•Về chăn nuôi bò
Trước đây đàn bò của xã chủ yếu là bò vàng Việt Nam có đặc điểm là tầm
vóc nhỏ, năng xuất thấp. Đến nay người dân đã chủ động đưa giống bò laisin vào
chăn nuôi và được nuôi với quy mô vừa và nhỏ trong các hộ gia đình, với
phương thức chăn nuôi tự do. Năm 2009 số lượng đàn bò là 125 con, sản lượng
thịt xuất chuồng đạt 3,75 tấn, đến năm 2013 số lượng đàn bò tăng lên 100 con,
sản lượng thịt xuất chuồng đạt 4,5 tấn.
•Về chăn nuôi trâu
Đàn trâu trước đây nuôi chủ yếu là dùng sức kéo, nhưng những năm gần
đây do quá trình cơ giới hóa sức kéo phần nào đã được thay thế bằng máy móc.
Năm 2009 tổng đàn trâu là 2200 con, sản lượng thịt là 150 tấn, đến năm 2013
tổng đàn trâu đã tăng lên còn 1434 con và sản lượng thịt trâu là 140 tấn.
•Về chăn nuôi dê
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34 14
Báo cáo tốt nghiệp
Năm 2009 tổng đàn dê của xã là 890 con, trong đó số lượng dê sinh sản là
250 con, dê thịt là 640 con. Sản lượng thịt dê của năm 2009 đạt 16 tấn, đến năm
2013 tổng số lượng đàn dê tăng lên 968 con, sản lượng thịt dê đạt 15,45.
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34 15
Báo cáo tốt nghiệp
Bảng 3. Thực trạng phát triển đàn gia súc giai đoạn 2009 – 2013
TT Hạng Mục DVT
Năm
2009
Năm

2012
Năm
2013
Tốc độ phát
triển (%/năm)
1
1.1
1.2
Tổng Con 6167 4967 5366 -2.7
Lợn Con 2952 2613 2864 -0.6
Lợn nái Con 1100 958 1050 -0.9
Lợn thịt con 1852 1655 1814 -0.4
2 Bò Con 125 69 100 -4.4
2.1 Bò sinh sản, bò kéo Con 100 50 70 -6.9
2.2 Bò thịt Con 25 19 30 3.7
3 Trâu Con 2200 1375 1434 -8.2
3.1 Trâu sinh sản, trâu
kéo
Con 1600 1021 874 -11.4
3.2 Trâu thịt Con 600 354 560 -1.4
4 Dê Con 890 910 968 1.7
4.1 Dê sinh sản Con 250 315 350 7.0
4.2 Dê thịt Con 640 595 618 -0.7
5 Sản lượng xuất chuồng Tấn 280.9 205.5 268.79 -0.9
5.1 Lợn Tấn 111.1 99.3 108.84 -0.4
5.2 Bò Tấn 3.75 2.85 4.5 3.7
5.3 Trâu Tấn 150 88.5 140 -1.4
5.4 Dê Tấn 16 14.88 15.45 -0.7
(Nguồn: Thống kê tại UBND xã Vân Am)
•Về chăn nuôi đàn gà

Tổng đàn gà năm 2009 là 20000 con, chiếm 51,3% tổng đàn gia cầm trong
toàn xã, sản lượng thịt đạt 36 tấn. năm 2012 số lượng đàn gà đạt 22000 con
chiếm 48,9% tổng đàn gia cầm, sản lượng thịt đạt 40,5 tấn. đến năm 2013 đạt
25000 con, chiếm 50,0% tổng đàn gia cầm, sản lượng thịt đạt 45 tấn, tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 4,6%/năm.
Bảng 4. Thực trạng phát triển đàn gia cầm giai đoạn 2009 – 2013
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34 16
Báo cáo tốt nghiệp
Hạng mục ĐVT
Năm
2009
Năm
2012
Năm
2013
Tốc độ phát triển
(%/năm)
2009-2013
Đàn gia cầm 1000 con 39,0 45,0 50,0 5,1
C Gà
1000 con 20,0 22,0 25,0 4,6
C Vịt
1000 con 10,5 12,7 13,5 5,2
C Ngan
1000 con 8,5 10.3 11,5 6,2
Sản lượng trứng 1000 quả 2175,0 2475,0 2925,0 6,1
Sản lượng thịt Tấn 63,0 79,5 79,5 4,8
(Nguồn: Thống kê xã Vân Am năm 2013)
•Đàn vịt
Tổng đàn vịt năm 2009 là 10,5 nghìn con, chiếm 26,9% tổng đàn gia cầm

trong toàn xã, sản lượng thịt đạt 12 tấn, đến năm 2012 số lượng đàn vịt đạt 12,7
nghìn con, chiếm 28,2% tổng đàn gia cầm. sản lượng thịt đạt 14,4 tấn và đến
năm 2013 đạt 13,5 nghìn con, chiếm 27,0% tổng đàn gia cầm. sản lượng thịt đạt
15,0 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,6%/năm.
•Đàn ngan
Tổng đàn ngan năm 2009 là 8,5 nghìn con, chiếm 21,7% tổng đàn gia cầm
trong toàn xã, sản lượng thịt đạt 15 tấn. năm 2012 số lượng số lượng đàn ngan
đạt 10,3 nghìn con, chiếm 22,9% tổng đàn gia cầm, sản lượng thịt đạt 18,6 tấn.
năm 2013 đạt 11,5 nghìn con chiếm 23% tổng đàn gia cầm, sản lượng thịt đạt
19,5 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,2%/năm.
 Phát triển ngành thủy sản
Do đặc điểm của một xã miền núi gặp nhiều điều kiện khó khăn về điều
kiện tự nhiên so với các vùng trung du và đồng bằng, với điều kiện mặt nước ao
hồ, song suối của xã Vân Am còn nhiều hạn chế, nên đây không phải là thế
mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.
Năm 2009 sản lượng khai thác là 20 tấn, năng xuất đạt 60 tạ/ha. Đến năm
2013 tăng lên là 26 tấn, năng xuất bình quân là 50 tạ/ha, diện tích nuôi trồng
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34 17
Báo cáo tốt nghiệp
thủy sản của xã chủ yếu trên các ao hồ sông suối. Đến năm 2013 tổng diện tích
nuôi trồng thủy sản của xã là 5,2 ha.
Bảng 5. Một số chỉ tiêu nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2009 – 2013
TT Hạng mục ĐVT
Năm
2009
Năm
2012
Năm
2013
Tăng trưởng bình

quân (%/năm)
1 Diện tích nuôi trồng
thủy sản
Ha 4 4.5 5.4 11.6
1.1 Ao hồ song suối Ha 4 4.5 5.4 5.4
2 SL khai thác Ha 20 22.5 26 5.4
3 Năng xuất Ha 45 50.0 50.0 2,1
(Nguồn: thống kê tại UBND xã Vân Am)
 Ngành lâm nghiệp
Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã chiếm 60% tổng diện tích, sản xuất
lâm nghiệp được coi là ngành sản xuất chính có tính chiến lược lâu dài của địa
phương. Cây luồng được xem là cây truyền thống mũi nhọn của xã. Hàng năm
diện tích keo, luồng, xoan được tra dặm, trồng mới diện tích đạt từ 60 – 100 ha đạt
150% kế hoạch đã đề ra, trong đó rừng luồng chiếm 1035 ha, rừng keo là 335 ha.
Tuy nhiên việc phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã vẫn còn một số tồn tại như:
công tác quản lí, bảo vệ rừng chưa đạt hiệu quả cao. Công tác quản lí bảo vệ rừng
được nhân dân chú trọng, ý thức trách nhiệm của các chủ rừng được nâng cao. Đã
triển khai phương án phòng cháy chữa cháy, thành lập phòng ban PCCC ở xã.
 Dịch vụ thương mại – tiểu thủ công nghiệp
Bên cạnh các dịch vụ của sản xuất nông nghiệp thì các dịch vụ khác như:
sản xuất gạch xây dựng, dịch vụ chế biến nông sản phục vụ cho tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp như sắn, dong. Các dịch vụ khai thác đá, cát, sỏi đang phát
huy việc khai thác tiềm năng của xã góp phần tăng nguồn thu ngân sách.
Về tiểu thủ công nghiệp có các ngành dệt thổ cẩm, đan lát tạo công ăn việc
làm cho nhiều người dân trong xã.
1.1.2.2. Điều kiện xã hội
 Giáo dục
SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34 18
Báo cáo tốt nghiệp
Sự nghiệp giáo dục của xã Vân Am luôn được cấp ủy và chính quyền các

cấp quan tâm nên nghành giáo dục đã có nhiều cố gắng trong công tác nâng cao
chất lượng giảng dạy và học tập, đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa.
Công tác giáo dục trên địa bàn xã từng được nhân dân quan tâm, đội ngũ giáo
viên được bổ sung đầy đủ cả về số lượng và chất lượng, số học sinh đến lớp
được duy trì, giảm thiểu được số học sinh bỏ học trong địa bàn toàn xã. Chất
lượng giáo dục ngày càng gia tăng, 100% số em đều được vào lớp 1, 100% số
học sinh lớp 5 vào THCS.
Trường mần non: Gồm 1 khu chính và 6 khu lẻ
C Khu chính: Bao gồm có 36 giáo viên, số học sinh gồm 394 học sinh.
Trường gồm một dãy nhà cấp 4, có 6 phòng học, hiện trường còn đang thiếu
nhiều phòng học, cơ sở vật chất chưa được đảm bảo
C Khu lẻ làng đồng vân: gồm có 2 giáo viên và 34 học sinh
C Khu lẻ làng giỏi hạ: gồm có 3 giáo viên và 34 học sinh
C Khu lẻ làng khén nội: gồm có 3 giáo viên và 45 học sinh
C Khu lẻ làng rẻ: gồm có 6 giáo viên và 52 học sinh
C Khu lẻ làng Âm 2 sơn thủy: gồm 2 giáo viên và 36 học sinh
C Khu lẻ làng Sùng: giáo viên và 36 học sinh
Trường tiểu học: Gồm có 1 khu chính và 3 khu lẻ
C Khu chính: gồm có 13 giáo viên và 148 học sinh, ngoài ra còn có hai khu
lẻ đó là làng liếu, khu lẻ làng rẻ và khu làng bà.
Trường THCS: xã gồm có 1 trường cấp 2, đặt ở khu chính làng Âm.
Trường gồm có 604 học sinh.
Công tác phổ cập giáo dục tiểu học và THCS ở địa phương được duy trì,
toàn xã đã được công nhận là đơn vị phổ cập tiểu học và THCS đúng độ tuổi,
góp phần nâng cao tỉ lệ học sinh đến trường.
Hội khuyến học khuyến tài được chăm lo, các thôn, các dòng họ xây dựng
quỹ khuyến học đã tạo điều kiện giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn vươn
lên trong học tập với số tiền 21.850.000 đồng. Tổ chúc cấp học bổng như: sách,
vở, quần áo, xe đạp cho các em vào những năm học mới.
 Y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình

SVTH: Lê Thị Chung Kiên - CTXHK34 19

×