BỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HS
Môn: HÓA HỌC
Chủ đề : OXIT
a/ Mức độ nhận biết
Câu 1:
Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra dung dịch có màu
xanh lam:
A) Na2O
B) Al2O3
C) CuO
D) Fe2O3
Câu 2:
Có những chất khí : CO2 , H2, SO2, N2 . Hãy cho biết chất nào có tính
chất sau:
A) cháy được trong không khí.
B) tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit
C) làm đục nước vôi trong
D) đổi màu giấy quỳ tím ẩm thành đỏ
Câu 3:
Khí lưu huỳnh đioxt được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?
A) K2SO4 và HCl
C) Na2SO3 và H2SO4
B) Na2SO3và NaCl
D) Na2SO3 và NaOH
Câu 4:
Có những oxit sau: CaO, SO2 , CuO. Oxit nào có thể tác dụng được với
a) Nước ?
b) Axit clohiđric ?
c) Canxi hiđroxit ?
Viết các phương trình hóa học.
Câu 5: Hãy nêu các tính chất hóa học và viết PTHH để chứng tỏ rằng canxi
oxit là một oxit bazơ ?
Câu 6: Trong công nghiệp người ta điều chế lưu huỳnh đioxit theo phương
pháp nào sau đây:
A. Đốt lưu huỳnh trong không khí
B. Đốt quặng pirit sắt
C. Cho muối sunfit tác dụng với axit
D. Đốt lưu huỳnh hoặc quặng pirit sắt
Câu 7: Cặp oxit nào sau đây có thể phản ứng theo sơ đồ :
Oxit + NaOH → Muối + H2O
A. CO2 và CaO
B. CaO và SO2
C. SO2 và Na2O
D. CO2 và SO2
Câu 8: Dãy các dãy chất sau:
1 . Na2O, CaO
2. SO3 , MgO
3. K2O, BaO
4. Al2O3, CuO
5. P2O5, SO2
6. SO3, CO2
Dãy chất có thể tan hoàn toàn trong nước (dư), dung dịch tạo thành làm quỳ
tím hóa xanh là:
A. 1, 2
B. 1,3
C. 5,6
D. 2,4
b/ Mức độ thông hiểu
Câu 1: Có những oxit sau: Na2O, CO2, BaO, P2O5, Fe2O3, SO3. Oxit nào có
thể tác dụng với :
a. nước
b. axit clohi đric?
c. Natrihi đroxit?
Viết các phương trinh hóa học.
Câu 2: Viết các phương trình hóa học cho mỗi chuyển đổi sau:
FeS2
SO2
SO3
H2SO4
CaSO4
Câu 3: Nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học khi cho khí
CO2 vào nước có nhuộm quỳ tím.
Câu 4: Có hỗn hợp khí CO2 và O2. Làm thế nào để thu được O2 từ hỗn hợp
trên? Trình bày cách làm và viết phương trình hóa học.
Câu 5: Cho các cặp chất sau:
1. Na 2SO4 và CuCl2
2. Na2SO3 và NaCl.
4. K 2SO4 và
HCl.
4. K2SO3 và HCl
5. Na 2SO3 và H2SO4.
6. K 2SO4 và
BaCl2.
Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ:
A. 1, 2
B. 3,4
C. 4,5
D. 5,6
Câu 6: Khí oxi có lẫn các tạp chất là: CO2, SO2. Hãy chọn hóa chất kinh tế
nhất, dễ tìm nhất để loại bỏ tạp chất trong số các chất sau:
A. Dung dịch Ba(OH)2
B. Dung dịch KOH
C. Dung dịch NaOH
D. Dung dịch Ca(OH)2 (dư)
Câu 7: Hãy nêu hiện tượng quan sát được và viết PTHH xảy ra khi nhỏ từ từ
dd HNO3 vào ống nghiệm đựng bột CuO
Câu 8: Nhóm gồm các khí đều phản ứng với dung dịch NaOH ở điều kiện
thường là:
A. H2, CO2 , N2O5
B. CO, CO2, N2O5
C. CO2, SO3, SO2
D. SO2, NO,N2O5
Câu 9: Có các chất Na2O, SO3, H2SO4, NaOH, Na2SO3. Số các cặp chất có
thể phản ứng với nhau từng đôi một là :
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
c/ Mức độ vận dụng thấp
Câu 1: Có hỗn hợp khí CO2 và O2. Làm thế nào có thể thu được khí O2 từ
hỗn hợp trên? Trình bày cách làm và viết phương trình hóa học.
Câu 2 : Cho 1.12g canxioxit tác dụng với 100g dung dịch axitclohyđric có
nồng độ 20%
a/ Viết phương trình hóa học
b/ Tính khối lượng của các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng
kết thúc
Câu 3 : Dẫn từ từ 1.568 lít khí CO2 (đktc) vào một dung dịch có hòa tan
6.4g NaOH, sản phẩn là muối Na2CO3. Hãy xác định chất nào dư và dư bao
nhiêu ( lít hoặc gam) ?
Câu 4
Hòa tan hoàn toàn 12.1 hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100ml dung dịch
HCl 3M. Tính khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 8,0 gam bột đồng (II) oxit vào 500 gam dung
dịch axit sunfuric.
a. Viết phương trình hóa học
b. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit sunfuric đã dùng.
c.Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được sau phản ứng.
Câu 6: Hãy nêu hiện tượng quan sát được và viết PTHH xảy ra khi dẫn từ
từ khí CO2 vào ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong cho đến dư.
Câu 7: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt ba lọ mất nhãn đựng riêng
biệt các chất rắn sau đây: BaO, Al2O3 và P2O5
Câu 8: Viết các PTHH thực hiện những chuyển đổi hóa học sau, ghi rõ điều
kiện phản ứng (nếu có):
(1)
(6 )
( 3)
S →
SO2 ( 2)→ SO3 →
H2SO4 ( 4) → SO2 (5)→ Na2SO3 →
NaCl (7)→ Cl2
(8)
→ FeCl3
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 20 gam một oxit của kim loại R (II) trong dung
dịch axit clohiđric, có nồng độ 20% ( vừa đủ ). Sau phản ứng thu được dung
dịch có chứa 33,75 gam muối clurua.
a/ Xác định công thức hóa học của oxit.
b/ Tính số gam dung dịch axit đã dùng.
d/ Mức độ vận dụng cao
Câu 1:
Để khử chua cho đất người ta làm như sau: lấy một lượng vôi sống
(CaO) để dưới gốc cây râm mát trong vài ngày thì vôi sống sẽ tả ra thành
dạng bột mịn, chất bột mịn đó gọi là vôi tỏa, sau đó người ta đem vôi tỏa đi
bón ruộng.
Em hãy cho biết trong vôi tỏa có thể chứa những chất nào? Viết
PTHH giải thích sự tạo thành vôi tỏa từ vôi sống theo cách làm trên. Cho
biết trong không khí có chứa các khí O2, N2 và một lượng nhỏ CO2, H2O,…
Câu 2:
Khí oxi có lẫn các tạp chất là khí cacbonic và khí sunfurơ. Làm thế
nào để thu được khí oxi tinh khiết?
Cẩu 3:
Đốt cháy hoàn toàn 3,4g hợp chất, thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc) và
1,8g H2O. Hãy xác định công thức phân tử của A.
Câu 4:
Trong công nghiệp, người ta điều chế lưu huỳnh đioxit bằng phương
pháp nào? Viết PTHH minh họa.
Câu 5: Cho 40 gam hỗn hợp A gồm CuO và Fe 2O3 tác dụng vừa hết với
2000 ml dung dịch HCl, 0,60 M( đủ).
a/ Viết các PTHH hóa học xảy ra
b/ Tính phần trăm về khối lượng của từng kim loại có trong hỗn hợp A
c/ Tính khối lượng từng muối thu được.
d/ Tính số lít dd H2SO4, 2,0 M cần dùng để hòa tan vừa hết dung dịch A.
Câu 6: Trong công nghiệp để sản xuất vôi sống (CaO) người ta dùng một
loại đá vôi chứa 85% CaCO3 và 15 % tạp chất không bị phân hủy ở nhiệt độ
cao. Khi nung một lượng đá vôi đó thu được một chất rắn có khối lượng
bắng 70% khối lượng đá trước khi nung. Tính thành phần phần trăm theo
khối lượng của CaO có trong chất rắn sau khi nung.