Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chăm sóc lợn rừng khi đẻ và nuôi con như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.72 KB, 6 trang )

Chăm sóc lợn rừng khi đẻ và nuôi con như thế nào?
22/01/14 03:14PM

Vì lợn rừng mẹ rất khéo đẻ và nuôi con nên sự can thiệp của người nuôi phải
hết sức khéo léo. Việc theo dõi để có thể hỗ trợ kịp thời những ca đẻ khó là rất cần
thiết nhưng người hỗ trợ cho lợn mẹ phải là người mà đã làm quen và gần gũi hàng
ngày với nó.
Thường thì cứ 15-20 phút lợn mẹ đr 1 lợn con. Đôi khi cũng có trường hợp lợn
đẻ liên tiếp rồi ngưng nghỉ một thời gian rồi mới tống nhau ra ngoài.
Nếu đẻ bình thường thì trong vòng 3-4 giờ là lợn đẻ hết số con và hoàn tất việc
tống nhau thai ra sau cùng. Nếu nái còn cong đuôi thì còn sót con hoặc nhau nên người
chăn nuôi hết sức chú ý để có biện pháp can thiệp. Chỉ khi lợn mẹ nằm yên cho con
bú, đuôi thõng xuống thì khi đó cuộc sinh đẻ mới hoàn tất.
Cho lợn mẹ uống nước muối loãng ấm. Cố gắng cho con lợn con nào ra trước
bú trước để kích thích sự sản xuất Hoomon Oxytocin (có tác dụng xuống sữa, thải
sữa),...Chính Oxytocin khi đến thành tử cung sẽ kích thích co bóp đẩy các bào thai còn
lại ra ngoài và quá trình đẻ nhanh chóng được hòan tất và trọn vẹn.
Trong thời gian lợn con còn bú mẹ thì nên bố trí ổn định chuồng ổ đẻ của bầy
lợn, không thay đổi người chăm sóc, để lợn mẹ tự do chăm sóc và dậy dỗ bầy con và
cho lợn mẹ ăn thêm nhiều thức ăn chứa sắt như bí ngô, rau xanh tươi...
Lợn rừng cũng giống như lợn nhà là không tích trữ sữa trong bầu vú mà chỉ tiết
sữa khi có kích thích của lợn con tác động thần kinh lên đầu vúi. Thời gian tiết sữa của
lợn mẹ rất ngắn (25-30 giây) nên lợn cón thường phải bú từ 15-20 lần/ngày. Cũng vì
đặc điểm sinh lý này mà người chăn nuôi phải hết sức chú ý giữ yên tĩnh nơi nuôi mẹ
con lợn rừng vì nếu có tiếng động, ồn ào lớn và nhiều sẽ gây phản xạ ngưng tiết sữa
của lợn mẹ, lợn mẹ nóng giận, xuất hiện phản ứng bảo vệ con sẽ rất không tốt cho sức
khỏe của lợn mẹ và lợn con.
Lợn rừng mẹ khi sinh con rất giữ con, giấu con nên khó tiếp cận. Vì vậy, ngay
từ khi chăm sóc lợn mẹ mang thai đã phải để ý cách làm quen, thân thiện để có thể
chăm sóc mẹ con lợn rừng được như ý muốn. Người chăm sóc lợn con phải là người
đã rất quen thuộc, thân thiết với lợn mẹ. Nếu để người lạ sờ vào lợn con, có thể lợn


con đó sẽ bị lợn mẹ cắn chết do ngửi thấy mùi lạ.
(Nguồn: Bốn mươi nhăm câu hỏi đáp chăn nuôi lợn rừng / Đào Lệ Hằng . - H. : Hà
Nội, 2010. - 145tr. ; 19cm. Đăng ký cá biệt: VB20102972, VB20082715, VB20082748)


Chăm sóc lợn rừng cái đang mang thai như thế nào?
22/01/14 03:13PM

Chuồng phải được quét dọng sạch và sát trùng cẩn thận từ trước 5-7 ngày.
Chuồng nền đất nhưng lót rơm, cỏ khô, bao bố sạch để lợn con có thể đứng lên ngay
được như trong tự nhiên. Mặt khác, chuồng được lót cẩn thận sẽ giúp cho lợn con khi
nằm bú không bị lạnh bụng, trầy xước cuống rốn và cổ chân trước.
Chỉ nên 1-2 người thường xuyên chăm sóc con lợn đó mới vào chuồng đỡ đẻ
cho lợn. Không cho người lạ, thú lạ như chó, mèo...vào theo để tránh làm lợn rừng cái
hoảng sợ hoặc rất hung dữ dễ có phản ứng tự vệ điên cuồng, ngưng đẻ hoặc đẻ chậm,
dễ đẩy tỷ lệ tử vong của lợn con tăng cao.
(Nguồn: Bốn mươi nhăm câu hỏi đáp chăn nuôi lợn rừng / Đào Lệ Hằng . - H. : Hà
Nội, 2010. - 145tr. ; 19cm. Đăng ký cá biệt: VB20102972, VB20082715, VB20082748)


Chăm sóc lợn rừng đực giống như thế nào?
22/01/14 03:11PM

Lợn đực giống phải được nuôi trong chuồng rộng rãi, thoáng mát, không bị gió
lùa, mưa tạt, không bị trơn trượt hay quá nhám, gồ ghề dễ làm hỏng móng, ngã què
chân lợn rừng và nhất thiết phải có sân chơi rộng (sân cỏ hoặc sân cát) để lợn vận
động. Khong nuôi chung nhiều lợn đực trong cùng 1 ô để tránh chúng tấn công nhau.
Chuồng lợn đực phải gần khu lợn cái tơ chờ phối giống hoặc lợn nái sữa (đã đẻ
và đang nuôi con) chờ phối để mùi đực kích thích lợn cái động dục và mùi lợn cái
động dục kích thích tính hăng của lợn rừng đực.

Tắm mát hoặc cho lội nước thường xuyên để làm mát cơ thể, đảm bảo sự sản
sinh tinh trùng được thuận lợi.
Trước khi cho đi phối nên tắm rửa sạch sẽ cho lợn đực và không cho ăn quá no
hoặc không cho ăn.
Đực giống sử dụng 4-5 năm thì loại thải vì đực già thường chậm chạp, chất
lượng tinh trùng kém cho tỷ lệ đạt phối không cao.
(Nguồn: Bốn mươi nhăm câu hỏi đáp chăn nuôi lợn rừng / Đào Lệ Hằng . - H. : Hà
Nội, 2010. - 145tr. ; 19cm. Đăng ký cá biệt: VB20102972, VB20082715, VB20082748)


Khẩu phần ăn của lợn rừng sơ sinh và hậu bị như thế
nào?
22/01/14 02:57PM

Người chăn nuôi có thể tham khảo bảng khẩu phần sau:
Đối với lợn sơ sinh:
Thời gian
Khẩu phần
24h đầu tiên sau khi ra
đời
Bú sữa đầu
Bú mẹ tự do + bắt đầu ăn thức ăn dặm (cám gạo quệt
15 ngày đầu tiên-1ngang mõm hoặc liếm láp thức ăn thừa của mẹ...), cho ăn
tháng tuổi
0,01-0,08kg/con/lần, mỗi ngày 3-4 lần+ đá liếm tự do
Bú mẹ tự do + ăn tự do các thức ăn thường ngày như cám,
1,5 tháng tuổi
củ...do con người cung cấp
2 tháng tuổi


Cai sữa

Đối với lợn hậu bị:
Thời gian
2-6 tháng tuổi
6-8 tháng tuổi

Khẩu phần

Thức ăn xanh tự do + 0,5kg cám gạo hoặc ngô nấu
chín/bữa trưa. Các bữa còn lại cho ăn tự do thức ăn xanh
Thức ăn xanh tự do + 0,5kg cám gạo hoặc ngô nấu
chín/bữa trưa + 0,5kg thức ăn tinh phối trộn bổ sung/bữa
trưa. Các bữa còn lại cho ăn tự do thức ăn xanh

(Nguồn: Bốn mươi nhăm câu hỏi đáp chăn nuôi lợn rừng / Đào Lệ Hằng . - H. : Hà
Nội, 2010. - 145tr. ; 19cm. Đăng ký cá biệt: VB20102972, VB20082715, VB20082748)
Câu hỏi khác

Có thể tận dụng các phụ phẩm nào để nuôi dưỡng lợn
rừng cho hiệu quả tốt? Cách chế biến và bảo quản các
thức ăn cho lợn rừng từ các loại phụ phẩm ấy?
22/01/14 02:52PM

Lợn rừng là loài ăn tạp, chúng có thể sử dụng được rất nhiều loại thức ăn.
Người chăn nuôi hãy tận dụng khả năng này của chúng mà đa dạng hóa các nguồn
cung cấp thức ăn cho chúng với tiêu chí vừa hạ giá thành sản phẩm vừa góp phần bảo
vệ môi trường, tăng thu nhập cho nhà nông.
Việc tận dụng các phụ phẩm nông, công nghiệp để nuôi lợn rừng là một hướng
khai thác thức ăn hiệu quả. Đa số các phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến

nông sản đều có thể làm thức ăn ngon miệng cho lợn rừng, cho chúng ăn tươi hoặc chỉ
phải sử dụng các phương pháp chế biến đơn giản.


Trong khuôn khổ tài liệu này xin giới thiệu cách chế biến, bảo quản một số phụ
phẩm thông dụng giàu dinh dưỡng cho lợn rừng.
1. Chế biến bột thịt, bột xương, bột máu
Nguyên liệu:
- Tận dụng các phụ phẩm ở các cơ sở giết mổ gia súc như thịt vụn, thịt còn nhiều
dính ở xương, xác động vật mới chết, da, nội tạng, trứng ung....để chế biến bột
thịt hoặc bột thịt xương. Chú ý không nên sử dụng xác động vật chết do virus,
động vật chết trong vùng dịch.
- Tận dụng các xương còn ít thịt hoặc xương đã lọc sạch thịt, xương đã qua chế
biến ninh hầm làm thức ăn cho người...., để làm bột xương.
- Tận dựng lượng tiết của gia súc khi giết mổ còn tươi để chế biến bột máu.
Chế biến: Rửa sạch, luộc kỹ để khử trùng; thái nhỏ, đập vụn (đối với thịt dính
xương); phơi khô (đến khi độ ẩm đạt 9%); sấy, rang; đập nhỏ và nghiền thành bột mịn;
để nguội; bỏ vào bao nilong, hàn kín, cất nơi khô ráo, thoáng mát để bảo quản.
Cách sử dụng:
Sử dụng bột thịt như là thức ăn bổ sung lợn rừng với mức cung cấp là 15-20% khi
phối trộn thức ăn. Sử dụng bột xương chủ yếu để cung cấp khoáng cho gia súc nên
không cần cho ăn nhiều, chỉ cần bổ sung 2,5-3% khẩu phần là đủ. Sử dụng bột máu
để bổ sung nguồn đạm với tỷ lệ 3-5% cho lợn rừng.
2. Sử dụng bã (hèm) bia, bã rượu làm thức ăn gia súc
Bã bia, bã rượu là phụ phẩm của các nhàmáy rượu, nước giải khát có ga...là loại
thức ăn rất tốt cho gia súc vì chứa lượng protein thô tới 20%, bột đường 49-53%, canxi
0,65%, kali 1,38-1,58%, giàu sinh tố B, C....
Tuy nhiên, bã bia, bã rượu tươi dù thơm ngon nhưng không để được lâu, dự trữ tự
nhiên trong chum, vại sạch chỉ được khoảng 1 tuần là xảy ra quá trình lên men và làm
mất chất dinh dưỡng, tăng độ chua. Vì vậy, để kéo dài thời gian bảo quản bã bia, rượu

người chăn nuôi cần bảo quản bằng cách cho thêm muối ăn với tỷ lệ 11,5kg muối ăn
với 1 tấn bã bia hoặc bã rượu.
Bã bia, bã rượu chỉ nên cho ăn với liều lượng không quá ½ lượng thức ăn trong
khẩu phần của bò sữa, lợn. Cứ 4,5kg bã bia hoặc bã rượu tương đương với 1kg thức ăn
tinh. Khi sử dụng loại phụ phẩm này thì giảm lượng thức ăn tinh để khẩu phần của gia
súc không dư thừa chất đạm gây lãng phí. Khi cho ăn nên trộn bã bia hoặc bã rượu với
thức ăn tinh cho ăn làm nhiều bữa trong ngày. Nói chung, khi cho ăn tươi thì có thể
cho ăn tới 60-65% khẩu phần đối với lợn rừng.
2.2. Chế biến và sử dụng bã bia, bã rượu khô
Cần có phương pháp chế biến để bảo quản được nhiều phụ phẩm thơm ngon,
bổ dưỡng này để dùng dần cho gia súc quanh năm. Đầu tiên cần gạn hết nước, sau đó
rải bã bia (hoặc bã rượu) ra sân gạch hoặc sân ximăng...sạch phơi 1-2 ngày nắng. Cho
bã bia/bã rượu khô vào chảo hoặc tấm tôn sấy đảo nhiều lần cho khô đều. Cuối cùng
để nguội trong mát, cho vào bao nilong hoặc chum, vại để bảo quản dùng dần. Sử
dụng bã bia hoặc bã rượu khô với tỷ lệ 10-15% trong khẩu phần với tùy từng loại gia
súc.
3. Chế biến và sử dụng bã đậu nành (đậu tương)


Bã đậu nành là phụ phẩm của nghề chế biến đậu phụ hoặc sữa đậu nành. Bã đậu
nành không những là thức ăn giàu dinh dưỡng mà còn có mùi thơm ngon, vị ngọt nên
gia súc rất thích ăn. Khoảng 7kg b đậu nành có giá trị năng lượng tương đương với
1kg thức ăn tinh hỗn hợp mà hàm lượng protein thô lại cao hơn nhiều. Vì vậy, b đậu
nành được coi là nguồn thức ăn giàu đạm cho mọi loại gia súc.
Tuy nhiên, trong bã đậu nành sống có men phân giải ure nên nếu cho gia súc ăn
quá nhiều bã đậu nành sẽ tạo ra số lượng lớn amoniac (NH 3) có thể gây ngộ độc cho
gia súc. Vì vậy, chia nhỏ bã đậu nành sống ra thành các bữa nhỏ để đảm bảo an toàn
cho gia súc.
Bã đậu nành có thể được dự trữ lâu dài bằng phương pháp sau: lọc bỏ tạp chất
như bùn đất, côn trùng rơi bám vào, rác...; phơi khô; rang, sấy; nghiền thành bột nhỏ,

mịn’ bỏ vào bao nilon rồi dán kín để bảo quản.
4.Chế biến và sử dụng bã sắn
Bã sắn là phụ phẩm của nghề chế biến bột sắn, sau khi nghiền lọc lấy đi tinh
bột từ củ sắn thì còn lại bã sắn. Bã sắn có thể dùng ở dạng tươi hoặc dạng khô cho gia
súc đều được. Khoảng 6kg bã sắn có giá trị tương đương năg lượng của 1kg thức ăn
tinh hưng hàm lượng lại thấp hơn. Khi sử dụng bã sắn nên cho ăn thêm với urê, rỉ mật
và khoáng để dinh dưỡng được cân đối, có thể dùng như thế với mức 15-20kg/1 bò
sữa/ngày.
Nên sử dụng bã sắn với bã đậu nành để bổ sung dinh dưỡng cho cân đói. Nếu
kết hợp 6kg bã sắn với 7kg bã đậu nành thì hỗn hợp 13kg này có giá trị năng lượng
tương đương với 2kg thức ăn tinh. Nếu thêm vào hỗn hợp trên bột sò, bột xương, bột
đầu tôm...thì có thể dùng hỗn hợp đó thay thế tới 1/3 hoặc ½ lượng thức ăn tinh trong
khẩu phần ăn của lợn.
Chế biến bã sắn dạng bột khô để dự trữ và bảo quản được lâu dài bằng phương
pháp sau: bã sắn hòa với nước để làm loãng và tơi bã; lọc bằng sàng để tách bỏ phần
xơ, các tạp chất; phần lọc được cho vào bể để tinh bột lắng và kết tinh; ép làm khô tinh
bột đã lắng đọng (độ ẩm chỉ còn 58-62%); phơi hoặc sấy khô đến khi đạt ẩm độ 1314%; đánh tơi bã khô thu được; đóng vào bao nilon hoặc bao xác rắn hoặc thùng tôn,
kim loại không rỉ để bảo quản.
(Nguồn: Bốn mươi nhăm câu hỏi đáp chăn nuôi lợn rừng / Đào Lệ Hằng . - H. : Hà
Nội, 2010. - 145tr. ; 19cm. Đăng ký cá biệt: VB20102972, VB20082715, VB20082748)



×