Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

báo cáo thực tập hoàn thiện kế toán tiền lương tại UBND huyện phủ yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.84 KB, 48 trang )

Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Phù Yên
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường vận hành theo chế độ XHCN có
sự quản lý cuả Nhà nước, quản lý kinh tế tài chính luôn là tổng hoà các mối quan hệ kinh tế.
Nó có nhiệm vụ khai thác các nguồn kinh tế và quản lý hiệu quả mọi nguồn lực. Đối với 1
đơn vị hành chính sự nghiệp để đáp ứng và giải quyết công việc ngày ngày càng nhiều thì
yêu cầu đặt ra trước mắt là cũng phải đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu nắm bắt kịp thời những
tiến bộ khoa học (như sử dụng máy vi tính). Đây cũng là một yêu cầu quan trọng của bất kỳ
người kế toán nào. Trong đơn vị hành chính sự nghiệp hay ở bất kỳ 1 Doanh nghiệp nào
muốn quản lý và theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay các khoản thu chi, sử
dụng các chứng từ liên quan cũng cần phải có 1 tổ chức tốt công tác kế toán tại đơn vị mình
mà trong đó bao gồm cả tiền lương và các khoản trích theo lương là một vấn đề rất quan
trọng. Trong cuộc sống tiền lương không chỉ là vấn đề mà người trực tiếp tham gia lao động
quan tâm mà nó đã trở thành vấn đề chung của toàn xã hội. Vì vậy cần phải nhận thức đúng
đắn hơn về bản chất của tiền lương theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay bởi
tiền lương là đòn bẩy kinh tế đem lại thu nhập cho người lao động để bù đắp những hao phí
về sức lao động tiền lương góp phần thúc đấy động viên người tham gia lao động nhiệt tình
trong cuộc sống đạt kết quả cao nhất. Điều đó cho ta thấy được tiền lương giúp người lao
động ổn định được cuộc sống, tiền lương có đảm bảo thì người lao động mới có thể trang
trải chi phí trong gia đình và tích luỹ. Có như vậy người lao động mới yên tâm làm việc dần
dần cải thiện đời sống góp phần xây dựng một xã hội văn minh giàu đẹp. Ngoài tiền lương
để khuyến khích động viên người lao động đơn vị còn trích các khoản phụ cấp cho nhân
viên. Điều này không những làm tăng thu nhập cho người lao động mà còn đáp ứng được cả
vật chất lẫn tinh thần cho người lao động hăng say và nhiệt tình hơn trong công việc được
giao. Nền kinh tế phát triển đã mở ra những mối quan hệ giữa người lao động với tổ chức xã
hội. Sự quan tâm đó là rất cần thiết vì nó đem lại lợi ích cho người lao động khi gặp rủi ro
như tai nạn ốm đau, thai sản... gắn chặt với tiền lương trích theo lương gồm: BHXH, BHYT
và KPCĐ các quĩ xã hội này được hình thành từ các nguồn đóng góp của người lao động
nhằm trợ cấp cho các đối tượng lao động vẫn được hưởng lương khi ốm đau, thai sản...
chính sách bảo hiểm thể hiện sự quan tâm của xã hội đến từng thành viên xã hội và giữa mọi


người. Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Phù Yên là một đơn vị hành chính với số công
nhân viên là 9 người. Việc hạch toán tốt lao động tiền lương sẽ giúp đơn vị đạt được hiệu
quả cao hơn trong công việc. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em xin chọn
đề tài "Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại phòng Tài


chính-Kế hoạch huyện Phù Yên" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Mục tiêu của
đề tài là vận dụng lý thuyết về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương em đã
được học ở trường và nghiên cứu thực tiễn ở phòng Tài chínhKế hoạch Phù yên. Từ đó phân
tích những điểm còn tồn tại nhằm góp phần vào việc hoàn thiện công tác kế toàn tiền lương
tại đơn vị. Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, luận văn thực tập được chia thành ba Chương
như sau: Chương 1: Những lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Chương 2: Thực trạng kế toàn tiền lương và các
khoản trích theo lương tại phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Phù Yên. Chương 3: Một số ý
kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại phòng Tài chínhKế hoạch huyện Phù Yên.


Chương 1 Lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong
đơn vị hành chính sự nghiệp
1.1- Đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp
Các các đơn vị hành chính sự nghiệp được Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực
hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về một hoạt động nào đó.
Đặc trưng cơ bản của đơn vị hành chính sự nghiệp là được trang trải các chi phí hoạt động
và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao bằng nguồn kinh phí từ ngân quỹ Nhà nước hoặc
từ quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Xét trên góc độ tài chính có thể chia
các đơn vị hành chính sự nghiệp trong cùng một ngành theo hệ thống dọc thành các đơn vị
dự toán sau đây:
- Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách năm do các cấp chính
quyền giao, phân bổ ngân sách cho các đơn vị cấp dưới, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về
việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán, và quyết toán ngân sách của cấp mình và công tác

kế toán và quyết toán của đơn vị cấp dưới, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mặt tổ chức,
thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của các đơn vị cấp dưới trực thuộc. Đơn
vị dự toán cấp I là đơn vị có trách nhiệm quản lý kinh phí của toàn ngành và trực tiếp giải
quyết các vấn đề có liên quan đến kinh phí với cơ quan tài chính. Thuộc các đơn vị dự toán
cấp I là các Bộ ở Trung ương, các Sở tỉnh, Thành phố hoặc các Phòng ở cấp huyện, quận .
- Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp I và
phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị dự toán cấp III, tổ chức thực hiện công tác kế toán và
quyết toán ngân sách của mình và công tác kế toán và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp
dưới. Đơn vị dự toán cấp II là các đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I và trung gian thực
hiện các nhiệm vụ quản lý kinh phí nối liền giữa đơn vị dự toán cấp I với các đơn vị dự toán
cấp III.
- Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn, ngân sách của đơn vị dự toán
cấp II hoặc cấp I (nếu không có cấp II) có trách nhiệm tổ chức thực hiện và quyết toán ngân
sách của đơn vị mình và các đơn vị dự toán cấp dưới nếu có. Đơn vị dự toán cấp III là các
đơn vị dự toán cơ sở trực tiếp chi tiêu kinh phí để thoả mãn nhu cầu hoạt động của mình
đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh phí tại đơn vị dưới sự hướng dẫn của đơn vị
dự toán cấp trên.
- Đơn vị dự toán cấp trên của đơn vị cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công
việc cụ thể, khi chi tiêu chỉ phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán với các đơn vị dự
toán cấp trên như quy định đối với đơn vị dự toán cấp III với cấp II và cấp II với cấp I.
- Tương ứng với các đơn vị dự toán nói trên, các bộ, ngành ở trung ương thường có các
vụ chế độ kế toán; các sở các ngành ở tỉnh, thành phố, quận, huyện thường có các ban, các tổ


, các bộ phận kế toán. Bộ máy kế toán của từng cấp này thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi
mà mình quản lý.
1.2- Những vấn đề chung về tiền lương:
1.2.1- Khái niệm và bản chất của tiền lương.
Ở bất kỳ xã hội nào việc sản xuất ra của cải vật chất hoặc thực hiện các qui trình trong
đơn vị HCSN đều không tách khỏi lao động con người. Người lao động làm việc trong các

đơn vị HCSN đều nhận thù lao lao động dưới hình thức tiền lương. Tiền lương là một phạm
trù kinh tế phức tạp mang tính lịch sử và có ý nghĩa to lớn. Ngược lại bản thân tiền lương
cũng chịu tác động mạnh mẽ của xã hội, của tư tưởng chính trị. Khái niệm tiền lương đã có
từ lâu nhưng cho đến khi Chủ nghĩa ra đời nó mới trở thành mang tính phổ thông. Trong
XHCN, tiền lương là một tổng giá trị sản phẩm xã hội dùng để phân chia cho người lao động
theo nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo lao động tiền lương đã mang một ý nghĩa tích
cực tạo ra cân bằng trong phân phối thu nhập quốc dân. Khái niệm tiền lưuơng đã thừa nhận
sức lao động là hàng hoá đặc biệt là đòi hỏi phải trả cho người lao động theo sự đóng góp và
cụ thể.
Hiểu một cách chung nhất tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động cần
thiết mà đơn vị phải trả cho người lao động theo tháng, ngày theo hệ thống thang bảng lương
Nhà nước quy định hay theo thời gian và khả năng lao động đã cống hiến cho đơn vị. Như
vậy dưới các góc độ khác nhau.
Tuy nhiên để có một nhận thức đúng về tiền lương phù hợp với cơ chế quản lý mới,
khái niệm về tiền lương phải dáp ứng một số yêu cầu sau:
- Coi sức lao động là hàng hoá của thị trường yếu tố sản xuất.
- Tiền lương phải là tiền trả cho sức lao động, tức là giá cả hàng hoá sức lao động theo
quy luật cung cầu, giá cả trên thị trường lao động.
- Tiền lương là bộ phận cơ bản (hoặc duy nhất) theo thu nhập của người lao động.
- Tiền lương chịu sự chi phối của quy luật cung cầu nếu cầu về sức lao động lớn thì
người có nhu cầu sức lao động sẵn sàng trả lương cao hơn cho người lao động để giữ chân
họ tiếp tục cung cấp sức lao động cho mình chứ không phải cho người khác. Ngược lại, nếu
cung về sức lao động hơn cầu về sức lao động thì đương nhiên người có nhu cầu về sức lao
động có nhu cầu lựa chọn lao động.
1.2.2- ý nghĩa và vai trò của tiền lương và các khoản trích theo lương.
* Ý nghĩa tiền lương


Ở bất cứ giai đoạn nào của xã hội lao động nói chung là một trong những yếu tố trong
điều kiện cần thiết để tồn tại và phát triển. Lao động là một trong những yếu tố cơ bản để

quyết định nên sự thành công và hoàn thiện của mọi công việc. Chi phí về lao động là 1
trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị và sức lao động bỏ ra của con người.
Tiền lương là số tiền thù lao lao động phải trả cho người lao động theo hệ số lương và hệ số
cấp bậc mà Nhà nước quy định. Ngoài tiền lương công nhân viên chức còn được hưởng các
khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT và KPCĐ mà theo
chế độ tài chính hiện hành. Các khoản này được Nhà nước hỗ trợ và một phần là đóng góp
của cán bộ công nhân viên chức theo tỉ lệ lương của mỗi người. Quỹ BHXH được chi tiêu
cho các trường hợp: ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất...
Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí,
thuốc thang... cho các cán bộ công nhân viên trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Kinh phí
Công đoàn phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức Công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ
quyền lợi của người lao động.
* Vai trò của tiền lương.
Tiền lương là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử có ý nghĩa chính trị to lớn đối với
bất kỳ Quốc gia nào, tiền lương được rất nhiều người quan tâm kể cả người tham gia lao
động và không tham gia lao động trực tiếp.
Tiền lương có vai trò rất quan trọng đối với người lao động. Nó có thể đảm bảo duy trì
năng lực làm việc của người lao động một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó tiền lương đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần, kích thích mối quan
tâm với những người lao động và họ sẽ làm việc tốt hơn. Như vậy tiền lương là nghiệp vụ
quan trọng nó còn là giá cả sức lao động chính là thước đo hao phí lao động của xã hội nói
chung và từng đơn vị nói riêng. Bên cạnh những vấn đề hết sức quan trọng về tiền lương thì
nghiệp vụ phát sinh giữa người lao động với các tổ chứuc xã hội cũng đóng vai trò rất cần
thiết đó là các khoản trích theo lương, BHXH, BHYT và KPCĐ. Đó là việc phân phối phần
giá trị mới do người lao động tạo ra, thực chất đó là sự đóng góp của nhiều người để bù đắp
cho một số người khi gặp rủi ro tai nạn, ốm đau, thai sản... Các khoản trích theo lương đảm
bảo quyền lợi cho người lao động thực hiện công bằng xã hội thu hẹp khoảng cách giàu
nghèo khắc phục những mặt yếu của cơ chế thị trường.
1.2.3. Các hình thức trả lương
Các đơn vị hành chính sự nghiệp không sản xuất áp dụng hình thức trả lương theo thời

gian, các hình thức trả lương theo thời gian:


1.2.3.1. Trả lương theo thời gian đơn giản Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản là chế
độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người công nhân do tiền lương cấp bậc cao
hay thấp và thời gian làm việc nhiều hay ít quyết định . Có 4 loại lương thời gian đơn giản:
+ Lương tháng: tính theo cấp bậc lương trong thang lương.
Lương tháng = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương hiện thời + Phụ cấp
+ Lương tuần: Căn cứ vào mức lương tháng và số tuần làm việc trong tháng:
Lương tuần =
Tiền lương tháng x 12 tháng Số tuần làm việc thực tế theo chế độ
+ Lương ngày: Tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc:
Lương ngày = Lương tháng /Số ngày làm việc theo chế độ trong tháng
+ Lương giờ: Tính theo mức cấp bậc giờ và số giờ làm việc:
Lương giờ = Mức lương ngày /Số giờ làm việc theo chế độ trong tháng
Hình thức trả lương này có nhược điểm là không phát huy đầy đủ nguyên tắc phân phối theo
lao động vì nó không xét đến thái độ lao động, chế độ này mang tính chất bình quân, không
khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc.
1.2.3.2. Trả lương theo thời gian có thưởng:
Hình thức trả lương này là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian đơn giản với
tiền lương khi họ đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định. Chế độ
trả lương này nó nhiều ưu điểm hơn chế độ trả lương theo thời gian đơn giản. Vì nó không
những phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn chặt với thành
tích công tác của từng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được. Do đó nó
khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả công việc của mình.
Cùng với ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật, chế độ trả lương này ngày càng mở rộng hơn.
1.2.3.3. Hình thức trả lương theo thời gian có xét đến hiệu quả công tác.
Đối với hình thức này, trả lương ngoài tiền lương cấp bậc mà mỗi người được hưởng
còn có thêm phần lương trả cho tính chất hiệu quả công việc thể hiện qua phần lương theo
trách nhiệm của mỗi người đó là sự đảm nhận công việc có tính chất độc lập nhưng quyết

định đến hiệu quả công tác của chính người đó.
1.3- Quỹ tiền lương, BHXH, BHYT và KPCĐ:
1.3.1. Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp là toàn bộ tiền lương của đơn vị trả
cho tất cả những loại lao động thuộc đơn vị quản lý và sử dụng.


Thành phần quỹ lương bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao
động trong thời gian thực tế làm việc, tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
ngừng việc nghỉ phép hoặc đi học, các loại tiền thưởng, các khoản phụ cấp thường xuyên
(phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm…).
Kế toán phân loại quỹ tiền lương của đơn vị thành 2 loại cơ bản:
- Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ
chính đã quy định bao gồm: Tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền
thưởng.
- Tiền lương phụ là tiền lương phải cho người lao động trong thời gian không làm
nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng theo chế độ quy định như tiền lương trả cho người
lao động trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, đi họp, đi học. Về
nguyên tắc quản lý tài chính, các đơn vị phải quản lý chặt chẽ quỹ tiền lương như chi quỹ
lương đúng mục đích, chi không vượt quá tiền lương cơ bản tính theo số lượng lao động
thực tế trong đơn vị, hệ số và mức lương cấp bậc, mức phụ cấp lương theo quy định của Nhà
nước.
1.3.2. Bảo hiểm xã hội
Trong thực tế không phải lúc nào con người cũng gặp thuận lợi có đầy đủ thu nhập và
mọi điều kiện để sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít
nhiều ngẫu nhiên phát sinh, những nhu cầu cần thiết của con người lúc ấy không những mất
đi hay giảm đi mà thậm chí còn tăng lên, xuất hiện nhu cầu mới. Vì vậy con người và xã hội
loài người muốn tồn tại, vượt qua được những lúc khó khăn ấy thì phải tìm ra phương án
giải quyết do vậy bảo hiểm xã hội đã ra đời.
Khái niệm BHXH được hiểu như sau: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một

phần thu nhập đối với ngươi lao động hoặc mất việc làm bằng cách hình thành và sử dụng
một quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người sử dụng lao động và người tham gia
lao động nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm
bảo an toàn xã hội.
* Quỹ BHXH:
Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong
các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau thai sản, tai nạn lao động, hưu trí
… Theo chế độ tài chính hiện hành, quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ
20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động
thực tế trong kỳ hạch toán. Trong đó 5% trên tổng quỹ lương do người lao động trực tiếp
đóng góp (trừ vào thu nhập của họ), 15% trên tổng quỹ lương do ngân sách nhà nước cấp.
Khi người lao động nghỉ hưởng BHXH kế toán phải lập phiếu nghỉ BHXH cho từng người


và lập bản thanh toán BHXH để làm cơ sở thanh toán với quỹ BHXH. Các đơn vị phải nộp
BHXH trích trong kỳ và quỹ cho cơ quan BHXH quản lý (qua TK tại kho bạc).
1.3.3. Bảo hiểm y tế
Xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng liên kết với nhau dựa trên quan điểm
"mình vì mọi người, mọi người vì mình". Mỗi cá nhân, xã hội luôn tương trợ lẫn nhau, một
trong các hình thức tương trợ đó là BHYT.
BHYT là sự đảm bảo cho sự thay thế hoặc bù đắp một phần chi phí khám chữa bệnh
cho người lao động khi họ gặp rủi ro, ốm đau, tai nạn… bằng cách hình thành và sử dụng
một quỹ tài chính tập trung nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.
* Quỹ BHYT
Quỹ BHYT là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho những người có tham gia đóng góp
qũy trong các hoạt động khám, chữa bệnh theo chế độ hiện hành.
Quỹ BHYT được trích bằng 3% trên tổng thu nhập của người lao động, trong đó người
lao động trực tiếp nộp 1% (trừ vào thu nhập của họ), 2% do ngân sách Nhà nước cấp.
Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông
qua mạng lưới y tế. Vì vậy khi trích BHYT các đơn vị phải nộp cho cơ quan BHYT (qua tài

khoản tại Kho bạc).
1.3.4. Kinh phí Công đoàn
Công đoàn là một đoàn thể đại diện cho người lao động nói tiếng nói chung của người
lao động đứng ra đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Đồng thời công đoàn cũng
trực tiếp hướng dẫn điều chỉnh thái độ người lao động đối với công việc, người sử dụng lao
động đối với công việc. Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các
cấp theo chế độ tài chính hiện hành, kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số
tiền lương phải trả cho người lao động, ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ 2%.
1.4- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.4.1- Chứng từ sử dụng.
Bảng chấm công Mã số C01 - H
Bảng thanh toán lương Mã số C02 - H
Phiếu nghỉ hưởng BHXH Mã số C03 - H
Bảng thanh toán BHXH Mã số C04 - H
Giấy báo làm việc ngoài giờ Mã số C05 - H


Ngoài ra còn sử dụng các phiếu chi, các chứng từ tài liệu khác về các khoản khấu trừ
trích nộp liên quan. Các chứng từ trên là căn cứ để ghi sổ trực tiếp hoặc là cơ sở để tổng hợp
rồi mới ghi vào sổ kế toán.
1.4.2- Tài khoản sử dụng
Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng các tài khoản
sau: TK 334 - "Phải trả viên chức" : Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán
với công chức, viên chức trong đơn vị hành chính sự nghiệp về tiền lương và các khoản phải
trả khác. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán với các đối tượng khác trong
bệnh viện, trường học, trại an dưỡng… như: Bệnh nhân, trại viên, học viên… về các khoản
học bổng, sinh hoạt phí… Các khoản chi thanh toán trên tài khoản này được chi tiết theo
mục lục chi ngân sách Nhà nước.
Kết cấu và nội dung ghi chép TK 334 như sau:
Bên nợ:

- Tiền lương và các khoản khác đã trả cho công chức, viên chức và các đối tượng khác
của đơn vị.
- Các khoản đã khấu trừ vào lương, sinh hoạt phí, học bổng.
Bên có:
- Tiền lương và các khoản phải trả cho công chức, viên chức, cán bộ hợp đồng trong
đơn vị.
- Số sinh hoạt phí, học bổng trả cho công chức, viên chức, cán bộ hợp đồng trong đơn
vị.
- Số sinh hoạt phí, học bổng trả cho sinh viên và các đối tượng khác.
Số dư bên có: Các khoản còn phải trả cho công chức, viên chức, sinh viên và các đối
tượng khác trong đơn vị.
TK 334: Phải trả viên chức, chi tiết thành 2 TK cấp 2
TK 3341: Phải trả viên chức Nhà nước phản ánh tình hình thanh toán với công chức,
viên chức trong đơn vị về các khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả khác.
TK 3384: Phải trả các đối tượng khác: Phản ánh tình hình thanh toán với các đối tượng
khác trong đơn vị ngoài số viên chức Nhà nước về các khoản như: Học bổng, sinh hoạt phí
trả cho sinh viên, học sinh, tiền trợ cấp thanh toán với các đối tượng hưởng chính sách.
TK 332 - "Các khoản phải nộp theo lương": để phản ánh tình hình trích, nộp và thanh
toán BHXH - BHYT của đơn vị với người lao động trong đơn vị và các cơ quan quản lý xã
hội.


Kết cấu và nội dung ghi chép của TK 332 như sau:
Bên nợ: Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý
- Số BHXH chi trả cho những người được hưởng BHXH tại đơn vị
- Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị. Bên có: - BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí của đơn
vị
- BHYT, BHXH tính khấu trừ vào lương của người lao động
- Số KPCĐ nhận được từ cơ quan cấp trên dùng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn
tại cơ sở.

- Số tiền BHXH nhận được từ cơ quan cấp trên dùng để chi tiêu cho hoạt động công
đoàn tại cơ sở.
- Số tiền BHXH nhận được từ cơ quan bảo hiểm dùng để chi trả cho các đối tượng
được hưởng theo quy định.
- Số tiền phạt đơn vị phải chịu do nộp chậm BHXH
Số dư nợ (nếu có): Phản ánh số BHXH đã chi trả trực tiếp cho các đối tượng được
hưởng nhưng chưa được cơ quan bảo hiểm cấp bù.
Số dư có:
- Số BHXH, BHYT, KPCĐ chưa nộp lên cho cơ quan cấp trên.
- Số BHXH nhận được từ cơ quan bảo hiểm nhưng chưa chi trả cho các đối tượng được
hưởng.
TK 332-Các khoản phải nộp theo lương, chi tiết thành 3 tài khoản cấp2
TK 3321 - Bảo hiểm xã hội
TK 3322 - Bảo hiểm y tế
TK 3323 - Kinh phí công đoàn
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số TK khác có liên quan trong quá trình hạch toán
như 111, 112, 138…
Quá trình ghi sổ kế toán như sau: Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán có
nhiệm vụ kiểm tra, ghi chép, tính toán để căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi
sổ. Cũng căn cứ chứng từ gốc vào sổ chi tiết còn sổ cái thì căn cứ vào chứng từ ghi sổ để
vào.
1.4.3- Phương pháp kế toán


- Nghiệp vụ 1: Tính tiền lương sinh hoạt phí phải trả cho cán bộ viên chức trong kỳ.
Nợ TK 661 - Chi hoạt động
Có TK 334 - Phải trả viên chức
- Nghiệp vụ 2: Thanh toán tiền lương, tiền sinh hoạt phí cho cán bộ viên chức.
Nợ TK 334 - Phải trả viên chức
Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
- Nghiệp vụ 3: Các khoản tạm ứng bồi thường được khấu trừ vào lương
Nợ TK 334 - Phải trả viên chức
Có TK 312 - Tạm ứng
Có TK 3118 - Các khoản phải thu
- Nghiệp vụ 4: Khi có quyết định trích quỹ cơ quan để thưởng cho viên chức và các đối
tượng khác.
+ Phản ánh số trích để thưởng
Nợ TK 431 - Quỹ cơ quan
Có TK 334 - Phải trả viên chức
+ Khoản chi thưởng cho viên chức và các đối tượng khác
Nợ TK 334 - Phải trả viên chức
Có TK 3321, 3322 - Các khoản phải nộp theo lương
- Nghiệp vụ 5: Số BHXH phải trả cho viên chức tại đơn vị theo chế độ quy định.
Nợ TK 3321 - Các khoản phải nộp theo lương
Có TK 334 - Phải trả viên chức
- Nghiệp vụ 7: Đối với đơn vị trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách
+ Khi chi trả
Nợ TK 334 - Phải trả viên chức
Có TK 111 - Tiền mặt
+ Cuối kỳ chi trả xong kết chuyển số chi thực tế vào chi hoạt động
Nợ TK 661 - Chi hoạt động
Có TK 334 - Phải trả viên chức


Sơ đồ 1: Hạch toán tổng hợp về tiền lương (tự vẽ)
* Quy trình hạch toán các khoản trích theo lương
- Nghiệp vụ 1: Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KOCĐ tính vào các khoản
chi
Nợ TK 661 - Chi hoạt động

Nợ TK 662 - Chi dự án
Có TK 3321, 3322, 3323 - Các khoản phải nộp theo lương
- Nghiệp vụ 2: Tính số BHXH, BHYT của công chức, viên chức phải nộp trừ vào tiền
lương tháng
Nợ TK 334 - Phải trả viên chức
Có TK 3321, 3322 - Các khoản phải nộp theo lương
- Nghiệp vụ 3: Khi đơn vị chuyển nộp BHXH, KPCĐ hoặc mua thẻ BHYT
Nợ TK 3321, 3322, 3323 - Các khoản phải nộp theo lương
Có TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động
Trường hợp nộp thẳng khi rút HMKP thì ghi có TK 008 - Hạn mức kinh phí
- Nghiệp vụ 4: Khi nhận được số tiền cơ quan BHXH cấp cho đơn vị để chi trả cho các
đối tượng hưởng BHXH
Nợ TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 3321 - Các khoản phải nộp theo lương
- Nghiệp vụ 5: Khi nhận được số tiền phạt nộp chậm số tiền BHXH phải nộp ghi:
Nợ TK 3118 - Các khoản phải thu
Nợ TK 661 - Chi hoạt động
Có TK 3321 - Các khoản phải nộp theo lương
- Nghiệp vụ 6: BHXH phải trả cho công chức, viên chức theo chế độ quy định
Nợ TK 3321 - Các khoản phải nộp theo lương
Có TK 334 - Phải trả viên chức
- Nghiệp vụ 7: Khi trả BHXH cho viên chức tại đơn vị
Nợ TK 334 - Phải trả viên chức


Có TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
- Nghiệp vụ 8: Trường hợp tiếp nhận KPCĐ do cơ quan kinh phí công đoàn cấp trên
cấp.
Nợ TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Có TK 3323 - Kinh phí công đoàn
- Nghiệp vụ 9: Khi chi tiêu KPCĐ cho các hoạt động công đoàn tại trụ sở
Nợ TK 3323 - Kinh phí công đoàn
Có TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
Sơ đồ 2: Hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương (tự vẽ)
1.5- Hình thức ghi sổ kế toán.
Dựa vào 4 hình thức do Bộ Tài chính quy định, tuỳ đặc điểm công việc của mình, đơn
vị chọn một hình thức phù hợp để hạch toán tổng hợp tiền lương, các khoản trích theo lương.
Mỗi hình thức có đặc điểm riêng, có ưu điểm nhất định và phù hợp với mỗi điều kiện nhất
định, cụ thể như sau:
1.5.1- Hình thức nhật ký chung.
Theo hình thức này, tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký mà
trọng tâm là nhật ký chung, nhật ký đặc biệt để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức nhật ký chung có ưu điểm: Đơn giản phù hợp với mọi đơn vị nhất là đơn vị sử
dụng kế toán máy.
Cũng như các phần hành khác, tiền lương cũng được ghi vào nhật ký chung. Định kỳ
sau khi loại bỏ số liệu trùng, kế toán ghi vào sổ cái sổ chi tiết khác, cuối kỳ kế toán tiền
lương lập các báo cáo tiền lương và các khoản trích có liên quan. Sơ đồ hạch toán như sau:
1.5.2- Hình thức nhật ký sổ cái.
Sơ đổ hạch toán tiền lương theo hình thức nhật ký sổ cái
Chứng từ gốc: - Bảng chấm công - Bảng thành toán BHXH - Bảng thanh toán
Nhật ký chung
Sổ cái 334, 332 Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
báo cáo tài chính


Đặc trưng của hình thức này là nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp theo trình tự thời
gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký - sổ
cái. Căn cứ ghi sổ là các trứng từ gốc hay bảng tổng hợp chứng từ gốc.

1.5.3- Hình thức chứng từ ghi sổ (CT-GS). Căn cứ để ghi sổ theo hình thức CT-GS là các
chứng từ ghi sổ.
Việc ghi chép sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
- Ghi sổ theo hình thức thời gian trên sổ đăng ký CT-GS.
- Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
Trên cơ sở gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc tiền lương, kế toán lập CTGS được đánh
số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và có chứng từ gốc đính kèm.
Các chứng từ này phải được kế toán tiền lương duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức này gồm các loại sau:
- Sổ đăng ký CT-GS.
- Sổ cái.
- Các sổ, thẻ chi tiết
Chứng từ gốc - Bảng chấm công - Bảng thanh toán BHXH - Bảng thanh toán
Nhật ký sổ cái
Báo cáo tài chính và báo cáo về lao động tiền lương
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 334, TK 332
Sơ đồ hạch toán tiền lương theo hình thức CT-GS
1.5.4- Hình thức nhật ký chứng từ. Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng hình thức này là: Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của TK kết hợp với
việc phận tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo TK đối ứng nợ. - Kết hợp hạch toán tổng hợp
việc hạch toán trên cùng một số kế toán trong cùng một quá trình ghi chép. - Sử dụng mẫu
số in sẵn các quan hệ đối ứng, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính, lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ hạch toán tiền lương theo hình thức này được biểu diễn như sau
Chứng từ gốc - Bảng chấm công - Bảng thanh toán BHXH - Bảng thanh toán
Chứng từ ghi sổ
Số tài khoản


Bảng cân đối phát
Báo cáo tài chính và báo cáo về lao

Bảng tổng hợp chi tiết
Số thẻ kế toán chi tiết TK 334, TK 332
Số đăng ký
Chứng từ gốc - Bảng chấm công - Bảng thanh toán BHXH - Bảng thanh toán
Bảng phân bổ

Ghi chú:
Đối chiếu, kiểm tra

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Chương 2 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại phòng Tài chínhkế hoạch huyện Phù Yên
2.1- Tổng quát về phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Phù Yên. 2.1.1- Quá trình hình thành và
phát triển. Cùng với sự hình thành và phát triển của cách mạng Việt Nam, ngày 03/02/1930
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi và chiến thắng 2
tên đế quốc là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngay từ những ngày đầu để chuẩn bị cho cuộc
kháng chiến, cùng với sự hình thành của bộ máy hành chính Nhà nước, Đảng ta đứng đầu là
Hồ Chủ tịch đã ký quyết định thành lập ngành tài chính vào ngày 28/10/1930 người được
giao giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính đầu tiên là cố thủ tướng Phạm Văn Đồng. Cuộc
kháng chiến chống Pháp kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 trước đó
một số tỉnh thuộc khu Tây bắc lần lượt được giải phóng. Tỉnh Sơn La giải phóng ngày
18/10/1952. Ngày 18/10/1952 huyện Phù Yên đã được giải phóng và ngày nay cũng chính
là ngày thành lập Châu Phù Yên thuộc khu tự trị Thái Mèo tức là (huyện Phù Yên thuộc tỉnh
Sơn La) ngày nay, cũng ngày này cùng với sự hình thành của bộ máy các cơ quan hành
chính Nhà nước cấp huyện ra đời và phòng Tài chính huyện cũng được thành lập từ đó tính
tới nay quá trình hoạt động và phát triển đã được 53 năm. Phù Yên là một huyện miền núi
phía Đông Bắc của tỉnh Sơn La, là một tỉnh nghèo và chậm phát triển nhất so với cả nước,
huyện Phù Yên có 5 dân tộc sinh sống là: Dân tộc Dao, Mường, Thái, Kinh và H'Mông.

Cán bộ công nhân viên chức thuộc khối hành chính sự nghiệp làm công ăn lương, nguồn thu
chủ yếu từ ngân sách Trung ương cấp là 80 % còn lại 20 % là thu trên địa bàn. Ngay từ ngày
đầu phòng Tài chính Phù Yên đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện hoạt động trên các


lĩnh vực: - Cân đối thu chi ngân sách - ổn định tài chính giá cả - Kiểm soát, tính thuế các
mặt hàng theo qui định của nhà nước

Đến tháng 9 năm 1988 do yêu cầu phát triển của đất nước thời kỳ bao cấp đã được xoá bỏ,
chuyển sang cơ chế thị trường, để phù hợp với quá trình phát triển, đáp ứng tốt hơn yêu cầu
quản lý hệ thống tài chính của huyện nhà, phòng Tài chính được tách ra làm 2 đơn vị trực
thuộc khác nhau, Chi cục Thuế trực thuộc Chi cục Thuế tỉnh hoạt động độc lập với chức
năng riêng, phòng Tài chính trực thuộc UBND huyện, hoạt động dưới sự giám sát và quản lý
về nghiệp vụ chuyên môn của Sở Tài chính, cũng tên là phòng Tài chính-Thương nghiệp.
Hoạt động của phòng thời kỳ này là tham mưu cho UBND huyện, xây dựng dự toán thu-chi
ngân sách và quản lý thị trường giá cả. Thực hiện theo quyết định số: 189/2004/QĐ-UB
ngày 20/12/2004 về việc sát nhập giữa 2 phòng Tài chính-Thương nghiệp và phòng Kế
hoạch -Đầu tư thành phòng Tài chính-Kế hoạch. Như vậy là tính đến nay phòng Tài chính
ra đời và hoạt động đã được 53 năm trải qua một thời gian dài và quá trình hoạt động vào
từng thời kỳ, thời điểm khác nhau, phòng Tài chính đã đạt được nhiều thành tích đáng kể đã
được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính tặng Bằng khen trong nhiều năm liền.
2.1.2- Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy quản lý.
Trưởng phòng
Phó phòng Kế hoạch
Phó phòng Tài chính
Bộ phận kế toán ngân sách
Bộ phận kế toán tiền lương
Bộ phận kế toán ngân sách Chuyên Chuyên viên

Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Phù Yên gồm trưởng phòng, phó phòng, kế toán, chuyên

viên và văn thư lưu trữ. Nhiệm vụ của trưởng phòng, phó phòng và các bộ phận khác của
phòng Tài chính-Kế hoạch. Gồm 1 trưởng phòng và 2 phó phòng. * Trưởng phòng: Là
người đứng đầu phòng trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả trong thời gian làm
việc của đơn vị. Ngoài việc uỷ quyền cho các phó phòng, trưởng phòng còn trực tiếp chỉ đạo
các bộ phận khác của phòng. * Các phó phòng: Là người trực tiếp giúp việc cho trưởng
phòng, trực tiếp chỉ đạo về mặt nghiệp vụ các bộ phận hoạt động trong phạm vi trách nhiệm
của mình. Phòng Tài chính-Kế hoạch có 2 phó. + Phó phòng Tài chính: Trực tiếp phụ trách


về mảng giá cả thị trường và phụ trách trung tâm Chợ thương mại huyện. + Phó phòng Kế
hoạch: Trực tiếp phụ trách về mảng kế hoạch, đấu thầu và xây dựng cơ bản. * Kế toán: Có
nhiệm vụ báo cáo thống kê, theo dõi thu chi và cấp phát quyết toán thanh toán hàng tháng,
hàng quý hàng năm. Phòng có 3 kế toán: Kế toán phụ trách ngân sách huyện, kế toán phụ
trách ngân sách xã và kế toán tiền lương. * Chuyên viên: Có 2 chuyên viên làm niệm vụ
theo đúng chuyên môn của mình mà cấp trên giao cho. + Chuyên viên Kế hoạch: Có nhiệm
vụ xây dựng dự toán kế hoạch và quyết toán xây dựng cơ bản để đưa vào sử dụng. +
Chuyên viên Tài chính: Báo cáo giá cả thị trường trên địa bàn hàng tháng, hàng quý, hàng
năm và thẩm định giá.

Các bộ phận trong phòng có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ mật
thiết hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ do UBND và HĐND giao. 2.1.3- Đặc điểm tổ
chức bộ máy kế toán. Là 1 đơn vị hành chính sự nghiệp lại hạch toán độc lập phòng Tài
chính-Kế hoạch đã lựa chọn bộ máy kế toán tập chung để phù hợp và dễ dàng hơn trong
công việc của phòng.
sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Bộ phận kế toán của phòng gồm 4 người không có kế toán trưởng: 1 kế toán phụ trách ngân
sách huyện, 1 kế toán phụ trách ngân sách xã, 1 kế toán tiền lương và 1 thủ quỹ. Chức năng
nhiệm vụ của từng người như sau: * Kế toán phụ trách ngân sách huyện có nhiệm vụ cấp
phát kinh phí hạn mức cho các đơn vị thu hưởng ngân sách trong huyện và có nhiệm vụ
hàng tháng, hàng quỹ phải đi đối chiếu với Kho bạc sau đó phải quyết toán. * Kế toán phụ

trách ngân sách xã có nhiệm vụ: Cấp phát kinh phí hạn mức cho các xã và cũng có nhiệm
vụ phải đi Kho bạc đối chiếu rồi về quyết toán. * Kế toán phụ trách về tiền lương: Có nhiệm
vụ căn cứ vào cấp bậc thang bảng để lập dự toán ngân sách, đối chiếu với Kho bạc và cấp
phát tiền lương.
Kế toán ngân sách xã
Kế toán tiền lương
Kế toán ngân sách huyện
Thủ quỹ
Trưởng phòng


* Thủ quỹ: Có nhiệm vụ bảo quản tại quỹ tiền mặt của phòng, thủ quỹ thu chi tiền mặt xảy
ra hàng ngày, sau khi thực hiện thu-chi thủ quỹ giữ lại những chứng từ đã có chữ ký của
người nộp, người nhận tiền để làm căn cứ ghi vào sổ quỹ sau đó phải giao lại cho Kế toán.
2.1.4- Hình thức kế toán áp dụng. Căn cứ vào tổ chức bộ máy kế toán, căn cứ vào quy mô
hoạt động cũng như trình độ của cán bộ công nhân viên, kế toán đơn vị lựa chọn hình thức
chứng từ ghi sổ. Hình thức này áp dụng từ ngày 01/01/1996 theo Quyết định số:
111/TCCĐKT của Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ngày 01/11/1995 về việc áp dụng chế độ kế
toán mới trong cả nước. Bởi vì nó phù hợp với trình độ đội ngũ cán bộ của đơn vị vừa thuận
tiện lại rễ ràng cho việc kiểm tra, tính toán có thể áp dụng trên máy tính thuận lợi cho việc
trang bị cho phòng kế toán khi có đủ điều kiện. Theo hình thức này trình tự ghi sổ được
biểu hiện như sau:

Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ
(1)

(1)

(1)
(2)


(4)

(7)

(3)
(5)

(6)

(6)

(8)
(7)
(7)
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối
tháng
Đối chiếu kiểm tra
Giải thích sơ đồ:
(1) Hàng tháng khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ,
phân loại các chứng từ cùng loại lập chứng từ ghi vào sổ. (2) Đối chiếu những chứng từ liên
quan đến tiền mặt hàng ngày thủ quỹ ghi sổ quỹ sau đó chuyển đến kế toán để lập chứng từ
ghi sổ.
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng

Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái


Bảng cân đối
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài

(3) Căn cứ vào chứng từ gốc đã lập ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi vào sổ
cái các tài khoản. (4) Những chứng từ nào liên quan đến các đối tượng cần hạch toán chi tiết
thì được dùng làm căn cú ghi vào sổ chi tiết liên quan. (5) Căn cứ vào sổ cái sau khi đã khoá
sổ, đối chiếu số liệu sau đó lập bảng cân đối số phát sịnh. (6) Đối chiếu số liệu giữa bảng
cân đối số phát sinh với sổ quỹ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và bảng tổng hợp chi tiết. (7)
Sau khi đối chiếu kiểm tra, căn cứ vào số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo
tài chính. (8) Đối chiếu số liệu giữa bảng cân đối số phát sinh với bảng tổng hợp chi tiết.
2.2- Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại phòng Tài chính-Kế
hoạch huyện Phù Yên. 2.2.1- Tình hình sử dụng lao động. Hiện nay tổng số công nhân viên
trong phòng gồm có 9 người, số công nhân viên của phòng trong 2 năm 2003-2004 có sự
thay đổi. Bảng cơ cấu CNV của phòng trong 2 năm 2003-2004 như sau
Đơn vị: Người
Bộ phận
Năm Số người tăng 2003 2004 Trưởng phòng 1 1 0 Phó phòng 1 2 1 Kế toán 2 3 1 Chuyên
viên 1 2 1 Thủ quỹ 1 1 0 Cộng: 6 9 3
Như vậy ta thấy số công nhân viên trong phòng trong 2 năm 2003-2004 có sự biến động
nhưng không đáng kể. Do công việc ngày càng nhiều, số công nhân viên cũ không thể hoàn
thành nhiệm vụ được giao vì vậy mà phòng đã tăng thêm 3

ngươì nữa. Phó phòng tăng thêm 1 người, kế toán tăng 1 người và chuyên viên tăng thêm 1
người. Trình độ công nhân viên trong phòng khá cao: Trình độ đại học của nhân viên trong
phòng chiếm 60 % số còn lại đều đã được đào tạo tại các trường cao đẳng hoặc trung học.

Đây là một điều kiện tốt và thuận lợi để phòng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ do UBND và
HĐND giao. 2.2.2- Các hình thức trả lương. Nhằm thực hiện những nguyên tắc phân phối
theo lao động, khuyến khích lợi ích vật chất và nâng cao hiệu quả công tác. Lao động thành
thạo có trình độ sẽ được trả lương cao hơn lao dộng chưa thành thạo, không có trình độ. Lao
đodọng nặng nhọc, phức tạp phải được trả lương cao hơn lao động nhẹ nhàng, đơn giản. Vì
vậy, các hình thức trả lương sau đây được áp dụng tại đơn vị. * Hình thức trả lương theo thời


gian đơn giản: Tiền lương đơn giản phụ thuộc vào suất lương cấp bậc và thời gian thực tế
của người lao động. Muốn xác định lương của người lao động, cần xác định được lương cấp
bậc và ngày công thực tế của họ. Trong phòng lương cấp bậc của một người lao động hưởng
lương thời gian được tính như sau: L = Lmin x H Trong đó: Lmin: mức lương tối thiểu =
290.000 (đ0 H: Hệ số lương, Qua công thức trên ta thấy rằng mức lương cấp bậc gồm 2 yếu
tố cấu thành. Thứ nhất: Đó là mức lương tối thiểu, mức lương này đơn vị áp đụng là
290.000đ. Đó cũng là mức lương tối thiểu mà Nhà nước bắt buộc tất cả đơn vị phải chấp
hành. Tuy vậy so với mặt bằng chung thì mức lương này còn thấp, chưa đáp ứng được nhu
cầu tiêu đùng của cán bộ công nhân viên. Thứ hai: Phòng thường xác định hệ số lương của
người lao động dựa vào tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên việc áp dụng hệ số này
chưa thực tế thực hiện công việc của người lao động. áp dụng hệ số chính xác cho người lao
động đòi hỏi căn cứ vào tổ chức lao động, trình độ lao động. Khi người lao động không
được tổ chức sắp xếp đúng công việc đúng khả năng của họ thì họ sẽ nhận được mức

lương không xác định. Nhưng ngược lại nếu sẵp xếp đúng theo trình độ chuyên môn của
người lao động thì việc áp dụng hệ số lương này cũng chưa phản ánh đủ. Bởi vì, khi người
lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định họ sẽ hăng say hơn nếu được sắp xếp
một công việc ở mức độ khó hon thì việc áp dụng hệ số lương ở mức độ cũng chính xác hơn.
Còn nếu người công nhân được bố trí một công việc quá đơn giản không cần thiết đến trình
độ đó thì đó sẽ là một thiếu sót trong tổ chức gây lãng phí nguồn lực. Có một hình thức áp
đụng hệ số nữa đó là dựa vào tuổi đời hay thâm niên công tác. Cứ sau một thời gian nhất
định thì một số cán bộ công nhân viên lại được nhân hệ số lương theo kiểu "đến hẹn lại lên".

áp dụng hình thức này một phần đã áp ứng được đông đảo nguyện vọng của tầng lớp người
lao động, họ đã ra sức làm việc để được tăng lương và cải thiện đời sống cho người lao
động. Nhưng thực tế áp dụng hình này lại gặp rất khó khăn và phức tạp. Không phỉa bất cứ
người nào đều "đến hẹn sẽ được lên" và không phải ai cũng phải chờ cho "đến hẹn mới lên".
Phản ánh thực tế công sức và sự cống hiến của người lao động để áp dụng hệ số là điều mà
nhiều đơn vị cần quan tâm. Như vậy, lương cấp bậc của người alo động đòi hỏi phải có sự tổ
chức, sắp xếp lao động phù hợp với trình độ bản thân, phù hợp với yêu cầu công việc, điều
kiện làm việc. Sau khi xác định lương cấp bậc của người lao động tiền lương ngày được tính
như sau: Ln = Lcb/22 Trong đó: Ln: lương ngày của một người
Lcb: lương cấp bậc
thưo chế độ Tiền lương tháng của một người; Lt = Ln x N Trong đó: Lt: lương tháng của
một người.
N: Số ngày công thực tế. Một yếu tố quan trọng quyết định đến lương thời
gian là thời gian làm việc thực tế của người lao động. Đơn vị tiến hành theo dõi thời gian
làm việc thực tế của người lao động thông qua việc chấm công. Việc chấm công thực hiện
đúng nguyên


tắc chặt chẽ. Số công quyết định mức lương trong tháng mà người lao động được hưởng.
Ngoài ngày công chế độ được theo dõi đúng quy chế thì ngày công làm thêm cũng được theo
dõi chính xác. Ngày công của người alo động dựa vào bản chấm công theo kỷ luật. Tuy
nhiên việc giám sát hiệu quả thời gian làm việc trong ngày còn nhiều thiếu sót. Thời gian
tính lương phải là thời gian làm việc thực tế nưhng nhiều khi người lao động đủ công trong
tháng nhưng thời gian làm việc trong này không được sử dụng hết công việc. Việc quản lý
thời gian đó là chưa xác thực. Người lao động còn lãng phí nhiều thời gian nhưng mức
lương vẫn được hưởng lương đầy đủ. Theo dõi ngày công nhưng đồng thời vẫn theo dõi giờ
công, thái độh sử dụng ngày công, giờ công đúng yêu cầu công việc, đúng kỷ luật hay không
là điều quan trọng để áp đụng chính xác hình thức trả lương thời gian, phát huy tính hiệu
qủa. Như vậy, hai yếu tố quan tọng quyết định đến tính lương thời gian của cán bộc công
nhân viên là lương cấp bậc và lương thời gian lao động thực tế. Xác định hai ếu tố đó là cơ

sở để đơn vị tính lương cho người lao động. Hàng ngày căn cứ vào sự có mặt của từng người
trong danh sách tho dõi trên bảng chấm công, người phụ trách trên bảng chấm công đánh
dấu lên bảng chấm công, người phụ trách trên bảng chấm công ghi nhận thời gian làm việc
của từng người trong ngày tương ứn từ cột 1 đến cột 31. Bảng chấm công được công kahi
cho mọi người biết và chấm công là 1 người chịu trách nhiệm về sự chính xác của bảng
chấm công. Cuối tháng dựa vào bảng chấm công và chuyển về bộ phận kế toán. Kế toán tiền
lương dựa trên cơ sở bảng chấm công đã được duyệt để tính lương cho cán bộ công nhân
viên. Trên bảng chấm công tháng 5 năm 2005 của phòng các ngày từ 1 đến 31. 2.2.3. Nội
dung tính chất công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 2.2.3.1. Chứng từ
sử dụng * 01 bảng chấm công.
Ghi chú: NL Ngày lễ

NB Nghỉ bù

Nghỉ thứ 7, Chủ nhật x Những ngày đi làm

Phòng tài chính - kế hoạch
Tháng 5/2005
Sst Họ và tên Ngày trong tháng
Số cộng Hưởng lương thời gian

Bảng chấm công Huyện: Phù Yên


Số cộng hưởng lương lễ phép
1 2 3 4 5 … … 27 28 29 30 31 1 Nguyễn Thị Tất NL NB NB X X X X X 20 2 2 Lê
Xuân Vượng NL NB NB X X X X X 20 2 3 Lê Thị Hoà NL NB NB X X X X X 20 2 4
Lê Đức Thành NL NB NB X X X X X 20 2 5 Hà Văn Dục NL NB NB X X X X X 20 2
6 Đào Văn Nguyên NL NB NB X X X X X 20 2 7 Cầm Ngọc Vui NL NB NB X X X
X X 20 2 8 Nguyễn Song Liễu NL NB NB X X X X X 20 2 9 Đinh Văn Cường NL NB

NB X X X X X 20 2

Tổng cộng: 9 9 9

180 18 Người chấm công

Tên đơn vị: Phòng Tàì chính - Kế hoạch

Phụ trách bộ phận

thanh toán tiền lương

Người duyệt

Tháng 5 năm 2005

Stt
Họ và tên
Hệ số lương
Hệ số phụ cấp Cộn g hệ số phụ cấp
Cộn g hệ số
Tỏng mức lương
Các khoản khấu trừ Các khoản được hưởng Tổng tiền lương còn được lĩnh
Ký nhậ n
Ch ức vụ
Kh u vực
BHXH (5%)
BHY T 1%
Tam ứng
Cộng cấc khoản phải trừ

Làm việc thêm giờ
Công tác phí


Cộng các khoản được hưởng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 14 16 17 1 Nguyễn Thị Tất
3,56 0, 2 0,5 0,7 4,26 1.235.40 0 61.770 12.34 5 74.125 1.161.30 0 2 Lê Xuân Vượng 2,1
0,5 0,5 2,6 754.000 37.700 7.540 45.240
708.700 3 Lê Thị Hoà 2,42 0,5 0,5 2,92
846.000 42.300 8.460 50.760 23.92 5 23.925 819.200 4 Lê Đức Thành 2,58 0, 4 0,5 0,6
3,18 922.200 46.110 9.222 55.332 12.75 3 12.753 879.621 5 Hà Văn Dục 1,7 0,5 0,5 2,2
638.000 31.900 6.380 38.280 599.800

6 Đào Văn Nguyên 2,82 0, 1
0,5 0,6 3,42 991.800 49.590 9.918 160.00 0
219.50 8
320.00 0
320.00 0
1.092.29 2 7 Cầm Ngọc Vui 2,82 0,5 0,5 3,32 962.800 48.140 9.628 54.768 908.100 8
Nguyễn Song Liễu 3,14 0,5 0,5 3,64 1.055.60 0 52.780 10.55 6 63.336 992.264 9 Đinh
Văn Cường 1,86 0,5 0,5 2,36 684.400 34.220 6.844 200.00 0 241.06 4 443.400 Tổng 23
0, 4 4,5 4,9 27,9 8.09020 0 404.51 0 80.90 2 360.00 0 842.42 1 28.70 3 320.00 0 356.68 7
7.604.77 8

- Thời gian nghỉ học tập tính 100 % cấp bậc - Thời gian công tác, nghỉ phép tính 100 % Thời gian nghỉ ốm trên 1 tuần hưởng 75% lương. - Thời gian nghỉ hưởng BHXH đơn vị thực
hiện đúng như NĐ 12/CP của Chính phủ về việc ban hành điều lệ về BHXH. 1- Bà: Nguyễn
Thị Tất (Trưởng phòng) trong tháng 5 bà Tất có đi công tác 5 ngày. Lương của bà Tất vẫn
được hưởng 100 %.
290.000 đ x 3,56 = 1.032.400 đ Phụ cấp trách nhiệm: 0,7 x 290 =
203.000 đ Tổng lương của bà Tất là: 1.032.400 + 203.000 = 1.235.000 đồng 2- Chị: Nguyễn
Thị Hoà. 290.000 đ x 2,42 = 701.800 đ Phụ cấp trách nhiệm: 0,5 x 290.000 đ = 145.000 đ

Tổng số lương của chị Hoà là: 701.800 đ + 145.000 đ = 846.800 đồng Tương tự như vậy ta
sẽ tính lương cho từng ngày trong phòng. Nếu như số ngày ốm dưới 1 tuần thì sẽ hưởng mức
lương 100 %. Trường hợp thai sản thì được hưởng 100 % do Nhà nước quy định.


* Giấy báo làm việc ngoài giờ. Đơn vị
: UBND huyện Phù Yên
Mẫu số: CO5-H Bộ phận: Phòng Tài chính huyện
(Ban hành theo QĐ:
999TC/QĐ/CĐKT
ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính)
giấy báo làm việc ngoài giờ Ngày 10 tháng 5 năm 2005
Họ và tên: Lê Đức Thành Nơi công tác: Phòng Tài chính-Kế hoạch
Ngày, tháng
Những công việc đã làm
Thời gian làm thêm
Đơn giá Thành tiền Ký nhận T ừ giờ Đến giờ Tổng số giờ
Báo cáo 20 22 2 6.376 12.753 quý
Người kiểm tra
Người báo thêm giờ
(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

Người duyệt
(Ký, họ tên)

Đơn vị : UBND huyện Phù Yên
Mẫu số: CO5-H Bộ phận: Phòng
Tài chính huyện

(Ban hành theo QĐ: 999TC/QĐ/CĐKT
ngày
2/11/1996 của Bộ Tài chính)
giấy báo làm việc ngoài giờ Ngày 14 tháng 5 năm 2005
Họ và tên: Nguyễn Thị Hoà Nơi công tác: Phòng Tài chính-Kế hoạch
Ngày, tháng
Những công việc đã làm
Thời gian làm thêm
Đơn giá
Thành tiền
Ký nhận T ừ giờ Đến giờ Tổng số giờ
Báo cáo 8 11 3 7.975 23.925 tháng
Người kiểm tra
Người báo thêm giờ
(Ký, họ tên)

* Cách tính làm việc ngoài giờ.

(Ký, họ tên)

Người duyệt
(Ký, họ tên)


Hệ số lương x Hệ số cấp bậc
x Số %
x
số giờ
Số giờ
làm việc quy x Số ngày lầm việc quy định

làm thêm
định trong ngày
quy định việc trong tháng * Nếu làm việc ngoài giờ ban ngày thì nhân với 200 %, nếu làm
việc ngoài giờ ban đêm thì nhân với 150 %. * Cách tính của giờ làm thêm của chị Nguyễn
Thị Hoà như sau:
Đơn giá = 2,42 x 290.000 x 200 % = 7.975 đồng
tiền = 7.975 x 3 = 23.925 đồng * Số giờ làm thêm của anh Lê Đức Thành.

176 Thành

Đơn giá = 2,58 x 290.000
x 150 % = 6.376 đồng
176 Thành
tiền = 6.376 x 2 = 12.753 đồng Cứ như thế ta có thể tính được số giờ làm thêm của những
cán bộ công nhân viên khác. Mục đích của giấy báo làm việc ngoài giờ này là làm chứng từ
xác nhận số giờ công, đơn giá và số tiền làm thêm được hưởng của từng công việc và là cơ
sở để tính trả lương cho các cán bộ công nhân viên chức. * Phiếu chi: Mục đích là xác định
các khoản tiền mặt thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi số quỹ và ghi số
kế toán.

Nội dung và cách lập phiếu chỉ tương ứng như phiếu thu chỉ khác là phiếu chi phải được kế
toán tiền lương thủ trưởng đơn vị xem xét và ký duyệt trước khi xuất quỹ. Phiếu chi được
lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần) và chỉ sau khi có đủ chữ ký của người lập phiếu,
phụ trách kế toán, thủ trưởng đơn vị, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền
người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ, tên vào phiếu chi.
Liên thứ nhất lưu tại nơi lập phiếu, liên thứ 2 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ sau đó chuyển cho
kế toán cùng với chứng từ gốc để vào sổ kế toán. * Giấy đề nghị tạm ứng. Đơn vị: Phòng
Tài chính-Kế hoạch
Mẫu số: C23-H Địa chỉ: Phù Yên-Sơn La
(Ban

hành
theo

số
999TC/QĐ/CĐKT
ngày 02/11/1996 của Bộ Tài chính)
giấy đề nghị tạm ứng Ngày 18 tháng 5 năm 2005
Số: 04
Kính gửi: Trưởng phòng Tài chính-Kế hoạch
Tên tôi là: Đinh Văn Cường Địa chỉ: Phòng Tài chính-Kế hoạch Đề nghị cho tạm ứng
số tiền:
200.000 đồng (Hai trăm ngàn đồng chẵn) Lý do tạm ứng: Đi công tác xã Tân
Lang Thời hạn thanh toán:


×