Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu khả năng tích luỹ carbon của rừng trồng cây mắc rạc (delavaya toxocarpa franch) tại xã phúc sen huyện quảng uyên tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.8 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

ĐÀM TRUNG ĐÔNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CARBON
CỦA RỪNG TRỒNG CÂY MẮC RẠC
(Delavaya toxocarpa Franch) TẠI XÃ PHÚC SEN
HUYỆN QUẢNG UYÊN - TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

ĐÀM TRUNG ĐÔNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CARBON
CỦA RỪNG TRỒNG CÂY MẮC RẠC
(Delavaya toxocarpa Franch) TẠI XÃ PHÚC SEN
HUYỆN QUẢNG UYÊN - TỈNH CAO BẰNG
Ngành : Lâm học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học: 1.TS. Lý Văn Trọng
2.TS. Đỗ Hoàng Chung

Thái Nguyên - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 13 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Đàm Trung Đông


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
theo chương trình đào tạo cao học hệ chính quy, chuyên ngành Lâm học, khoá 21
(2013 - 2015).
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám
hiệu, bộ phận quản lý sau đại học, thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên và thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học
TS. Lý Văn Trọng và TS. Đỗ Hoàng Chung, thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình
giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của hạt kiểm lâm huyện Quảng Uyên,

UBND xã Phúc Sen – huyện Quảng Uyên và nhân dân trong xã Phúc Sen đã cung
cấp tư liệu và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu ngoại nghiệp để
thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gứi lời cảm ơn đến bạn bè và những người thân yêu đã
động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành khoá học này.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bản luận văn này chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của các thầy, cô giáo và bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng
cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 23 tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn

Đàm Trung Đông


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Diện tích cây Mắc rạc tại xã Phúc Sen ........................................... 31
Bảng 3.2: Đặc điểm tầng cây gỗ ..................................................................... 35
Bảng 3.3: Đặc điểm tầng cây bụi .................................................................... 36
Bảng 3.4: Sinh khối tươi tầng cây gỗ Mắc rạc................................................ 37
Bảng 3.5: Sinh khối khô tầng cây gỗ Mắc rạc ................................................ 38
Bảng 3.6: Sinh khối tươi tầng cây bụi, thảm tươi ........................................... 39
Bảng 3.7: Sinh khối khô tầng cây bụi, thảm tươi ........................................... 40
Bảng 3.8: Sinh khối thảm mục ........................................................................ 41
Bảng 3.9: Sinh khối khô lâm phần Mắc rạc .................................................... 42
Bảng 3.10: Lượng carbon tích lũy và CO2 hấp thụ của lâm phần Mắc rạc .... 43


DANH CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ


Hình 1.1: Hình thái thân cây mắc rạc................................................................ 3
Hình 1.2: Hình thái lá cây Mắc rạc ................................................................... 3
Hình 2.1 ODB điều tra thảm tươi .................................................................... 23
Hình 2.2 ODB điều tra thảm mục ................................................................... 23
Hình 2.3 Ô thứ cấp điều tra cây bụi (4m2) ...................................................... 23
Hình 3.1: Cây Mắc rạc – khả năng tái sinh chồi mạnh ................................... 29
Hình 3.2: Khai thác củi ................................................................................... 32
Hình 3.3: Khai thác mật ong ........................................................................... 32
Hình 3.4: Vẻ đẹp cảnh quan rừng cây Mắc rạc............................................... 33
Hình 3.5: Tỉ lệ lượng carbon tích lũy lâm phần Mắc rạc ở cấp tuổi 1 ............ 44
Hình 3.6: Tỉ lệ lượng carbon tích lũy lâm phần Mắc rạc ở cấp tuổi 2 ............ 45
Hình 3.7: Tỉ lệ lượng carbon tích lũy lâm phần Mắc rạc ở cấp tuổi 3 ............ 45


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Biến đổi khí hậu

BĐKH

:

C

: Carbon

CDM

:


Clean Development Mechanism (Cơ chế phát triển sạch)

CO2

:

Carbon Dioxide (Cácboníc)

D1.3

:

Đường kính ngang ngực 1.3 m

G

:

Tiết diện ngang

Ha

:

Héc ta

Hvn

:


Chiều cao vút ngọn

KNK

:

Khí nhà kính

IPCC

:

M

:

Trữ lượng

OTC

:

Ô tiêu chuẩn

The Intergovermental Panel on Climate Change
(Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu)


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2
4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
1.1. Đặc điểm sinh học và sinh thái học......................................................................3
1.1.1. Đặc điểm sinh học .............................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm sinh thái học ......................................................................................5
1.1.3. Công dụng .........................................................................................................5
1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về tích lũy carbon ..................................................6
1.3. Các nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................8
1.4. Nhận xét và đánh giá chung ...............................................................................12
1.5. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu ......................................13
1.5.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................................13
1.5.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................15
1.5.3.Văn hóa, truyền thống ......................................................................................16
1.5.4.Kết cấu hạ tầng .................................................................................................17
1.5.5.Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng ..................................................................17
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................19
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................19
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................19
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. ..................................................................19
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................19



2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................20
2.3.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................20
2.3.2. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu ..............................................................21
2.3.3. Điều tra thực địa ..............................................................................................21
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................28
3.1 Một số đặc điểm rừng trồng Mắc rạc tại xã Phúc Sen - huyện Quảng Uyên - tỉnh
Cao Bằng ...................................................................................................................28
3.1.1 Lịch sử quá trình hình thành rừng ....................................................................28
3.1.2 Đặc điểm diện tích và quản lý khai thác rừng Mắc rạc....................................31
3.1.3 Các giá trị của rừng cây Mắc rạc tại xã Phúc Sen

31

3.1.4. Một số đặc điểm sinh trưởng rừng cây Mắc rạc .............................................35
3.2. Sinh khối rừng cây Mắc rạc ...............................................................................37
3.2.1.Sinh khối tầng cây gỗ Mắc rạc .........................................................................37
3.2.2. Sinh khối tầng cây bụi, thảm tươi ...................................................................39
3.2.3. Sinh khối thảm mục ........................................................................................41
3.2.4. Tổng sinh khối khô lâm phần ..........................................................................42
3.3. Lượng carbon tích lũy và CO2 hấp thụ lâm phần Mắc rạc.................................43
3.4. Một số giải pháp phù hợp để quản lý, phát triển rừng cây Mắc rạc nhằm tăng
lượng tích lũy carbon rừng trên các vùng núi đá vôi ................................................46
3.4.1. Nâng cao nhận thức cho người dân .................................................................46
3.5.2. Giải pháp về quy hoạch, tổ chức, quản lý .......................................................46
3.5.3. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật ......................................................................47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................48
1. Kết luận .................................................................................................................48
2. Tồn tại ...................................................................................................................50
3. Kiến nghị ...............................................................................................................50

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................51


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm hàng đầu ở mọi quốc gia trên thế giới
bởi những hậu quả nghiêm trọng của nó như lũ lụt, hạn hán kéo dài, gia tăng nhiệt độ,
mực nước biển dâng lên v.v.... Hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với vấn đề ô
nhiễm môi trường. Trái đất nóng lên mang lại những tác động bất lợi đến đời sống của
con người, làm tổn hại lên tất cả các thành phần của môi trường sống như mực nước
biển dâng cao, gia tăng hạn hán, ngập lụt, phát sinh các loại bệnh tật, thiếu hụt nguồn
nước ngọt, suy giảm đa dạng sinh học và gia tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan…
Rừng là bể chứa carbon, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng
O2 và CO2 trong khí quyển. Rừng có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ Trái đất thông qua
quá trình điều hoà các loại khí gây hiệu ứng nhà kính đặc biệt là CO2. Do đó, xác định
sinh khối và khả năng hấp thụ carbon của rừng để từ đó đề xuất các phương thức quản
lý rừng làm cơ sở khuyến khích, xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường của rừng,
hạn chế sự gia tăng nhiệt độ của Trái đất là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Xã Phúc Sen là một xã vùng cao của huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng,
núi đá vôi chiếm hầu hết diện tích của xã. Xã Phúc Sen có tỉ lệ trồng cây Mắc rạc là
khá phổ biến. Diện tích xã Phúc Sen là 1.285 ha; trong đó diện tích đất có rừng là
465 ha và toàn bộ diện tích đều là rừng trên núi đá vôi; diện tích rừng cây Mắc rạc
là 245,55 ha, chiếm 38,07% diện tích đất có rừng. Để nhằm giải quyết vấn đề chi trả
dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, việc xác định giá trị của rừng cây Mắc
rạc để làm cơ sơ cho tỉnh Cao Bằng thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng; vừa
đáp ứng được mục đích là bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn vừa đem lại quyền lợi là
tạo thêm thu nhập cho người dân. Câu hỏi đặt ra là cần phải có cơ sở nghiên cứu?

Những nghiên cứu trước đây về sinh khối và tích lũy carbon của rừng
trồng cây Mắc rạc ở Cao Bằng hầu như chưa có, mà ở đây là nơi phát triển mạnh
về loài cây Mắc rạc, cho nên rừng cây Mắc rạc ở đây có ảnh hưởng nhất định đến
chất lượng không khí, có ảnh hưởng đến hàm lượng CO2 tương đối lớn.


2

Chính vì vậy, đề tài tham vọng nghiên cứu lĩnh vực tích lũy lượng carbon
của rừng trồng Mắc rạc. Đề tài ngoài chỉ ra các giá trị là nguồn cung cấp chất đốt
như củi v.v... còn có giá trị tích lũy lượng carbon, có ý nghĩa rất lớn làm cơ sở cho
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Đề tài: “Nghiên cứu khả năng tích luỹ carbon của rừng trồng cây Mắc rạc
(Delavaya toxocarpa Franch) tại xã Phúc Sen - huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao
Bằng” được xuất phát từ những lý do thực tế trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được thực trạng một số đặc điểm rừng cây Mắc rạc tại xã Phúc Sen huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng.
- Xác định được sinh khối và lượng tích lũy carbon của một số quần thể rừng cây
Mắc rạc tại xã Phúc Sen - huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp quản lý, phát triển rừng cây Mắc rạc nhằm
tăng lượng tích lũy carbon rừng trên các vùng núi đá vôi khác tại tỉnh Cao Bằng.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Một số quần thể rừng cây Mắc rạc tại xã Phúc Sen - Quảng Uyên - Cao Bằng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Nhằm bổ sung dẫn liệu về thực trạng rừng và khả năng tích lũy carbon của rừng
trồng cây Mắc rạc làm cơ sở xác định lượng carbon cơ sở, góp phần định lượng giá
trị môi trường của rừng trồng.
- Nhằm làm rõ hơn khả năng thích ứng, sinh trưởng phát triển của cây Mắc rạc
trong điều kiện vùng núi đá vôi, đặc biệt theo hướng lợi ích môi trường. Qua đó xác

định, đề xuất đây là loài cây tiên phong trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc,
tạo độ che phủ ban đầu cho vùng núi đá vôi, hướng tới là một trong những giải pháp
thích ứng với BĐKH tại những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đưa ra những dẫn liệu khoa học giúp cho việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng ở Cao Bằng theo Nghị định 99/2010 - NĐCP ngày 24/9/2010 của
Chính phủ.
- Xác định được những lợi ích của loài cây Mắc rạc đối với người dân trong vùng
để khuyến khích việc gây trồng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học và sinh thái học
1.1.1. Đặc điểm sinh học
Mắc rạc có tên khoa học là Delavaya toxocarpa Franch, thuộc họ Bồ hòn –
Sapindaceae Juss. Còn có tên khác là dầu choòng, mạy choòng, dầu dìu …
Mắc rạc là loại cây bụi hay cây gỗ nhỏ, thường xanh, cao 5-10 m, đôi khi cao
hơn, tùy thuộc vào điều kiện sinh thái. Đường kính cây trung bình từ 6-10 cm, đôi
khi lớn hơn tùy thuộc vào điều kiện sinh thái, cành non hình cột tròn, màu nâu đỏ
(Hình 1.1). Lá kép, mọc cách, gồm 3 lá chét, cuống lá dài 3-5 cm, lá chét giữa hình
bầu dục dài hay mũi mác dạng tròn dài, có kích thước 7-15 x 2,5-5 cm, lá chét hai
bên hẹp dần, mép có răng tù đều, răng hơi cong vào, gân bậc hai gồm 10-20 đôi, nổi
rõ ở cả 2 mặt, cuống lá chét giữa dài 6-10 mm, cuống lá chét hai bên dài 2-3 mm
hay gần như không có cuống (Hình 1.2) [17].

Hình 1.1: Hình thái thân cây mắc rạc


Hình 1.2: Hình thái lá cây Mắc rạc


4

Cụm hoa hình chùy, dài 6-12 cm, mọc ở đỉnh cành, lá bắc hình mũi mác, dài
2mm, phủ lông hơi rậm. Hoa đa tính với bao hoa mẫu 5, màu trắng hay màu hồng,
có mùi thơm. Cuống hoa dài 4-7 mm, phủ lông. Đài rời, xếp lợp, lá dài hình bầu
dục, hình tròn hay trứng ngược, không đều nhau, dài 3-5 mm, có lông, tồn tại ở quả.
Cánh hoa hình bầu dục dài hay hình bầu dục, dài 4-8 mm, mặt trong gốc cánh hoa
có 1 vảy xẻ 2 thùy, đầu vảy dạng tua, có lông thưa. Nhị 8, đính phía trong triền
tuyến mật, hơi thò ra khỏi tràng ở hoa đực, ở hoa cái và hoa lưỡng tính có chỉ nhị
ngắn hơn, chỉ nhị hình dải, dài 2mm, nhẵn hay có lông, bao phấn hình trứng, đính
lưng, mở hướng vào trong (ở hoa cái bao phấn không mở) (Hình 1.3) [17].
Quả nang hình tim ngược, khi chín màu đỏ tím, cao 2-2,5 cm, rộng 3-3,5 cm,
cuống có đài tồn tại. Quả gồm 2-3 phân quả hình trứng ngược hay gần hình cầu,
giữa các phân quả có vòi nhụy ngắn tồn tại, vỏ quả dạng da hay hóa gỗ, có vân nhăn
theo chiều dọc. Hạt hình cầu hay gần hình cầu, màu đen, bóng, có vân dọc từ gốc
(giống như hạt nhãn); rốn hạt (sẹo) hình tròn hay hình trứng, màu trắng, hạt không
có tử y (Hình 1.4) [17].

Hình 1.3: Hình thái hoa Mắc rạc

Hình 1.4: Hình thái quả Mắc rạc


5

Đây là loại cây đa tác dụng, làm dược liệu, lá cây dùng làm thức ăn cho gia
súc, thân cây dùng làm chất đốt, hạn chế nạn chặt phá rừng, khả năng sinh trưởng

rất phù hợp với điều kiện vùng núi cao, có tác dụng cải tạo đất chống xói mòn [17].
1.1.2. Đặc điểm sinh thái học
Loài phân bố ở Vân Nam - Trung Quốc và Việt Nam. Mắc rạc thích hợp với
vùng khí hậu nhiệt đới đến cận nhiệt đới mưa mùa, có nhiệt độ trung bình năm 15,919,90C, lượng mưa trung bình năm từ 1538-1571 mm, có 4-6 tháng khô. Đây là loại
cây trung tính, thiên về chịu bóng, nằm ở tầng 2-3 của thảm cây rừng. Nơi rừng bị
chặt phá mạnh hay đất quá cằn cỗi thì chúng là cây bụi [17].
Thường mọc rải rác trong rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới mưa mùa ẩm, ở
độ cao 250-2000 m, trên núi đá vôi hay núi đất, nơi cằn cỗi. Là cây ưa sáng, sinh
trưởng nhanh. Thích hợp với khí hậu nhiệt đới núi cao, chịu được giá rét, sương
muối và khô hạn kéo dài .Tốc độ sinh trưởng và phát triển tương đối nhanh, sau 4-5
năm có thể đạt chiều cao 4-5m hoặc hơn, đường kính gốc 6-10 cm và đã bắt đầu ra
hoa [17] .
Mùa ra hoa từ tháng 4-6 và mùa quả chín từ tháng 8-10 hàng năm. Đây là
loại cây có tập tính ra hoa đậu quả không đều ở các năm khác nhau, nếu năm trước
sai quả thì năm kế tiếp sau đó thường ít quả. Cây tái sinh bằng hạt hay bằng chồi.
1.1.3. Công dụng
Về mặt khoa học, Mắc rạc là nguồn gen hiếm và độc đáo, là đại diện duy
nhất của chi Delavaya đặc hữu của Nam Trung Quốc - Bắc Việt Nam. Về mặt tài
nguyên, đây là loài cây cho gỗ cứng và nặng, dùng trong xây dựng hay trong các
cấu trúc mang tính chất tạm thời, làm cán nông cụ (cuốc, xẻng, dao phát…); gỗ còn
được dùng để củi đun hoặc sản xuất than hầm rất có giá trị. Hạt cho dầu béo, dùng
chế xà phòng, dầu bôi trơn, chữa nứt nẻ chân tay, hạt có chất dầu có thể chữa ghẻ
ngứa và có thể làm phụ gia trong công nghiệp mỹ phẩm. Lá non màu vàng đỏ, có
thể dùng để chăn trâu, bò, dê [17].


6

1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về tích lũy carbon
McKenzie N và cs (2001), qua công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và

có hệ thống về lượng carbon tích lũy của rừng, kết quả nghiên cứu cho thấy: Carbon
trong hệ sinh thái rừng thường tập trung ở bốn bộ phận chính: Thảm thực vật còn
sống trên mặt đất, vật rơi rụng, rễ cây và đất rừng [28].
Dhruba Bijaya G. C (2008) đã nghiên cứu khả năng tích tụ carbon của
Dendrocalamus strictus. Kết quả cho thấy sinh khối là 5,24 tấn/ha trong đó tổng 22
sinh khối thân là 4,59 tấn/ha, tổng sinh khối lá là 0,69 tấn/ha và tổng carbon là
232,06 tấn/ha trong đó: Carbon tích tụ trong thân là 1,52 tấn/ha, trong lá 0,14
tấn/ha, carbon rễ 0,08 tấn/ha và carbon tích lũy trong đất là 230,32 tấn/ha [22].
Pearson T. R. H, Brown. S và Ravindranath N. H (2005) trong tài liệu Ước
tính các nguồn lợi carbon tổng hợp vào các dự án của GEP, do UNDP và GEF đã
xuất bản và xây dựng phương pháp nghiên cứu hấp thụ carbon dựa trên 5 bước để
tiến hành. Các bước đó là: Xác định vùng dự án, phân cấp diện tích, quyết định bể
carbon đo đếm, xác định kiểu, số lượng, kích thước và hình dạng ô đo đếm và cuối
cùng là xác định dung lượng ô đo đếm. Phương pháp nghiên cứu hấp thụ carbon
được ứng dụng và tỏ ra có hiệu quả, được ứng dụng ở nhiều nơi [30].
Ở Costa Rica chương trình lâm nghiệp tư nhân đã khuyến khích các chủ đất
lựa chọn phương thức sử dụng đất gắn liền với lâm nghiệp thông qua việc cung cấp
cho các dịch vụ hấp thụ CO2. Với chương trình này, đợt đầu tiên các chủ đất đã bán
được 200.000 tấn carbon với giá 2 triệu USD cho Na Uy [32]. Đã có dự án khác
nhằm giảm những thiệt hại do nóng lên toàn cầu và giảm tỷ lệ đói nghèo của người
dân trong vùng được thực hiện tại Tây Phi thông qua việc tăng cường khả năng hấp
thụ CO2 của trảng cỏ Savannah (FAO, 2004) [25]. Nhìn chung, mục tiêu của các dự
án về khả năng hấp thụ carbon biến động rất lớn, từ 7 tấn/ha trong dự án tại vườn
quốc gia Noel Kempf Mercado ở Bolivia đến 129 tấn/ha trong dự án thực hiện tại
vùng Andean ở Ecuador (FAO, 2004) [25].
Ở Trung Quốc, nghiên cứu được thực hiện với rừng trồng hỗn loài giữa Pinus
massoniana và Schima superba cho thấy, lượng carbon biến động từ 146,35 - 215,30


7


tấn/ha, trong đó lượng carbon của cây trồng và thảm thực vật dưới tán rừng chiếm
61,9% - 69,9%, lượng carbon trong đất chiếm từ 28,5 - 35,5% và lượng carbon trong
vật rơi rụng chiếm từ 1,6 - 2,8% (Fang Yunting và cộng sự, 2003) [24].
Theo Wei Haidong và Ma Xiangqing (2007) [34], đối với loài Pinus
massoniana lượng carbon của cây trồng, vật rơi rụng và đất của rừng 30 năm tuổi
(rừng già) cao hơn lượng carbon của rừng 20 năm tuổi (rừng trung niên) và hai loại
rừng trên đều có lượng carbon tích trữ cao hơn so với rừng 7 năm tuổi (rừng non).
Tuy nhiên, đối với thảm thực vật dưới tán rừng thì lượng carbon cao nhất được ghi
nhận ở rừng già, sau đó đến rừng non và thấp nhất là rừng trung niên.
Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng Larix potaninii có độ tuổi
từ 2 - 40 cho thấy, hàm lượng carbon của sinh khối trên mặt đất chứa 49,70% và
hàm lượng carbon của sinh khối dưới mặt đất chứa 48,99%. Hàm lượng carbon
trong thân cây chứa 49,47%, trong khi hàm lượng carbon trong cành chiếm 50,03%
và hàm lượng carbon trong lá chiếm 49,61% so với sinh khối khô của nó (Jianhua
Zhu, 2007) [27].Một nghiên cứu khác từ Philippines cho thấy, hàm lượng carbon chứa
trong cây Lõi thọ biến động từ 44,73 - 46,55%, trong khi hàm lượng carbon trong Keo
lá tràm (Acacia auriculiformis) chiếm khoảng 51,20% (Digno, 2007) [23].
Tại Ireland khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng đã được đánh giá lại cho
thời gian từ năm 1906 đến năm 2012 và được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ
năm 1906 - 2002 và giai đoạn 2 từ 2003-2012. Đến năm 2002, tổng lượng carbon
của rừng trồng ở Ireland đã tích trữ được 37,7 Mt (megatonnes), trong đó từ năm
1990 - 2002 lượng carbon cố định được là 14,8 Mt. Theo dự đoán trong thời gian từ
2008-2012, trung bình mỗi năm rừng trồng ở đây có thể cố định đươc 0,9 Mt
carbon/năm. Với lượng carbon cố định được từ rừng trồng có thể đáp ứng được
22% lượng phát thải khí nhà kính cần giảm theo nghị định thư Kyoto mà nước này
cam kết (Byrne và Milne, 2006) [21].
Natasha và Ina (2002) [29] đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu về giá trị của
rừng. Trung bình giá trị môi trường của rừng thông qua việc hấp thụ CO2 chiếm 27%;



8

sau đó đến giá trị bảo tồn đa dạng sinh học chiếm 25%; giá trị bảo vệ đầu nguồn
chiếm 21%; giá trị vẻ đẹp cảnh quan chiếm 17% và các giá trị khác chiếm 10%.
Các nghiên cứu trên đều quan tâm đến khả năng hấp thụ carbon của rừng và
cho thấy tầm quan trọng và những giá trị của rừng đối với môi trường, rừngvừa lưu
trữ vừa hấp thụ khí CO2, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính tác động lên môi trường sống.
1.3. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Trong thời gian qua, giới khoa học Việt Nam đã có những nghiên cứu ban
đầu nhưng hết sức quan trọng về khả năng hấp thụ và tích lũy khí nhà kính CO2 của
thực vật.
Nguyễn Văn Dũng (2005) tại Núi Luốt - ĐHLN .Theo kết quả nghiên cứu
của cho thấy rừng Thông mã vĩ thuần loài 20 tuổi có lượng carbon tích luỹ là 80,7 122 tấn/ha; giá trị tích luỹ carbon ước tính đạt 25,8 - 39,0 triệu VNĐ/ha. Rừng Keo
lá tràm trồng thuần loài 15 tuổi có tổng lượng carbon tích luỹ là 62,5 - 103,1 tấn/ha;
giá trị tích luỹ carbon ước tính đạt 20 - 33 triệu VNĐ/ha. Tác giả cũng đã xây dựng
bảng tra lượng carbon tích luỹ của hai trạng thái rừng trồng keo lá tràm và thông mã
vĩ theo mật độ, Dg và HL [2].
Ngô Đình Quế (2006) cho biết, với tổng diện tích là 123,95 ha sau khi trồng
Keo lai 3 tuổi, Quế 17 tuổi, Thông ba lá 17 tuổi, Keo lá tràm 12 tuổi thì sau khi trừ
đi tổng lượng Carbon của đường làm cơ sở, lượng Carbon thực tế thu được qua việc
trồng rừng theo dự án CDM là 7.553,6 tấn Carbon hoặc 27.721,9 tấn CO2 [14].
Võ Đại Hải và các cộng sự (2009) khi nghiên cứu về sinh khối về 4 loại
rừng trồng cho kết quả: Rừng trồng Thông mã vĩ từ 5 - 30 tuổi sinh khối từ 21,12 315,05 tấn/ha; rừng trồng Thông nhựa từ 5 - 45 tuổi có sinh khối từ 20,79 - 174,72
tấn/ha; rừng trồng Keo lai từ 1 - 7 tuổi có sinh khối từ 4,09 -138,13 tấn/ha; rừng
trồng Bạch đàn urophylla từ 1 - 7 tuổi có sinh khối từ 5,67 - 117,92 tấn/ha; rừng
trồng Mỡ từ 6 - 18 tuổi có sinh khối từ 35,08 - 110,44 tấn/ha; rừng trồng Keo lá
tràm từ 2 - 12 tuổi có sinh khối từ 7,29 - 113,56 tấn/ha. Bên cạnh đó tác giả thiết lập
các phương trình tương quan giữa sinh khối với các nhân tố điều tra lâm phần:



9

đường kính D1.3, Hvn, N/ha, tuổi lâm phần A, mối quan hệ giữa sinh khối tươi và
sinh khối khô, sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất theo các cấp đất [4].
Nguyễn Văn Dũng (2006) cho thấy, Thông mã vĩ thuần loài 20 tuổi có lượng
Carbon tích luỹ là 80,7 - 122 tấn/ha, giá trị Carbon ước tính đạt 25,8 -39,0 triệu
VNĐ/ha. Rừng Keo lá tràm trồng thuần loài 15 tuổi có tổng lượng Carbon tích luỹ
là 62,5 - 103,1 tấn /ha, giá trị Carbon ước tính đạt 20 - 33 triệu VNĐ/ha. Tác giả
cũng đã xây dựng Bảng tra lượng Carbon tích luỹ của 2 trạng thái rừng trồng Keo lá
tràm và Thông mã vĩ theo mật độ, Dg và Hl [2].
Với tác giả Nguyễn Duy Kiên (2007) [9], khi nghiên cứu khả năng hấp thụ
CO2 rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) tại Tuyên Quang đã cho thấy sinh
khối tươi trong các bộ phận lâm phần Keo tai tượng có tỷ lệ khá ổn định, sinh khối
tươi tầng cây cao chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 75-79%; sinh khối cây bụi thảm tươi
chiếm tỷ trọng 17- 20 %; sinh khối vật rơi rụng chiếm tỷ trọng 4-5%.
Nguyễn Duy Kiên (2007) [9] khi nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 rừng
trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) tại Tuyên Quang đã cho thấy lượng carbon
hấp thụ trung bình ở cấp đất I đạt 152,96 tấn/ha; cấp đất II đạt 127,91 tấn/ha; cấp
đất III đạt 126,32 tấn/ha và cấp đất IV đạt 114,33 tấn/ha, trong đó tầng cây cao
chiếm 49%; đất chiếm 34%; vật rơi rụng chiếm 4% và cây bụi thảm tươi chiếm
13% tổng lượng carbon trong lâm phần.
Đặng Thịnh Triều (2010) [20] trong đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu khả năng
cố định carbon của rừng trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lambert) và Thông
nhựa (Pinus merkusii Jungh et. de Vriese) làm cơ sở xác định giá trị môi trường
rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam” đã xác định được khả năng hấp thụ
carbon ở cấp tuổi 6 của lâm phần Thông mã vĩ khoảng từ 115,21 - 178,68 tấn/ha,
của lâm phần Thông nhựa khoảng 117,05 - 135,54 tấn/ha tùy thuộc vào cấp đất,
đồng thời tác giả cũng đã xây dựng được bảng tra khả năng hấp thụ carbon của cây
cá thể cũng như lâm phần Thông mã vĩ và Thông nhựa chung và riêng cho từng cấp

đất, xác định được giá trị thương mại carbon của rừng trồng Thông nhựa và Thông
mã vĩ theo từng cấp đất.


10

Đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 và cải tạo đất của rừng trồng Keo
lai ở một số tỉnh miền núi phía Bắc” của Nguyễn Viết Khoa (2010) [8], đã xác định
được cấu trúc lượng carbon hấp thụ trong cây cá thể và lâm phần Keo lai tính trung
bình cho các tuổi và cấp đất như sau:
+ Cấu trúc lượng carbon hấp thụ trong cây cá thể Keo lai: Thân 54,31%, rễ
16,4%, cành 15,16%, lá 8,58%, vỏ 5,54%.
+ Cấu trúc lượng carbon hấp thụ trong lâm phần Keo lai: Đất rừng chiếm
67,74%, tầng cây gỗ 27,58%, tầng cây bụi thảm tươi chiếm 1,48% và vật rơi rụng
chiếm 3,2%.
Kết quả thực hiện đề tài ”Nghiên cứu sinh khối và khả năng cố định carbon
của rừng Mỡ (Manglietia conifera Dandy) trồng tại Tuyên Quang và Phú Thọ” cho
thấy, cấu trúc sinh khối cây cá thể Mỡ gồm 4 phần thân, cành, lá và rễ, trong đó
sinh khối tươi lần lượt là 60%, 8%, 7% và 24%; tổng sinh khối tươi của một ha rừng
trồng Mỡ dao động trong khoảng từ 53,4 - 309 tấn/ha, trong đó: 86% là sinh khối
tầng cây gỗ, 6% là sinh khối cây bụi thảm tươi và 8% là sinh khối của vật rơi rụng
(Lý Thu Quỳnh, 2007) [16].
Khả năng tích luỹ carbon của rừng tự nhiên cũng được quan tâm nghiên cứu.
Vũ Tấn Phương (2006) đã nghiên cứu trữ lượng carbon theo các trạng thái rừng cho
biết: rừng giàu có tổng trữ lượng carbon 694,9 - 733,9 tấn CO2/ha; rừng trung bình
539,6 - 577,8 tấn CO2/ha; rừng nghèo 387,0 - 478,9 tấn CO2/ha; rừng phục hồi
164,9 - 330,5 tấn CO2/ha và rừng tre nứa là 116,5 -277,1 tấn CO2/ha [11].
Ngô Đình Quế và cs (2006) đã nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của một số
loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, bằng các phương pháp
nghiên cứu đo đếm sinh trưởng, năng suất và sinh khối của rừng trên các lập địa

khác nhau ở nhiều nơi đã đưa ra phân hạng mức độ thích hợp cho từng loại cây
trồng chủ yếu phổ biến hiện nay: Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai, Thông ba lá,
Thông mã vi, Thông nhựa và Bạch đàn Urophylla. Các tác giả đã phân tích, tính
toán lượng carbon trong sinh khối trên và dưới mặt đất, cây bụi, thảm cỏ, cành khô


11

lá rụng, thiết lập mối tương quan giữa trữ lượng, năng suất gỗ và lượng CO2 hấp thụ
hằng năm của từng loài, từ đó tìm ra một số hệ số chuyển đổi quan trọng [15].
Nguyễn Thanh Tiến (2012) [19] trong luận án tiến sĩ đã nghiên cứu khả nang
hấp thu CO2 của rừng phục hồi IIB tại Thái Nguyên đã chỉ ra: Lượng CO2 hấp thụ
trong tầng cây gỗ, tầng tầng cây dưới tán, vật rơi rụng và trong đất rừng. Tổng
lượng CO2 hấp thụ trong lâm phần rừng IIB là rất lớn, biến động từ 383,68 - 505,87
tấn CO2/ha, trung bình 460,69 tấn CO2/ha, trong đó lượng CO2 hấp thụ tập trung
chủ yếu ở tầng đất dưới tán rừng là 322,83 tấn/ha, tiếp đến là tầng cây gỗ 106,91
tấn/ha, tầng cây dưới tán 15,6 tấn/ha và vật rơi rụng là 15,34 tấn/ha. Tổng lượng
CO2 hấp thụ trong lâm phần rừng IIB ở các huyện khác nhau cũng có sự khác biệt,
đạt lớn nhất ở huyện Võ Nhai đạt 485,0 tấn/ha tiếp đến là huyện Định Hóa đạt
446,335 tấn/ha và thấp nhất là huyện Đại Từ đạt 450,809 tấn/ha.
Bảo Huy (2009) đã thực hiện nghiên cứu phương pháp ước tính trữ lượng
carbon của rừng tự nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO2 phát thải từ suy thoái và
mất rừng ở Việt Nam. Kết quả thu được như sau:
Để xác định sinh khối rừng và khả năng hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên, cần
nghiên cứu một cách có hệ thống thông qua các phương pháp rút mẫu thực nghiệm
trên hiện trường, phân tích carbon tích lũy trong các bể chứa trên và dưới mặt đất,
mô hình hóa các mối quan hệ giữa sinh khối, lượng carbon tích lũy, CO2 hấp thụ
của cây rừng và lâm phần với các nhân tố điều tra, sinh thái rừng. Đây là cơ sở quan
trọng cho việc xác định, dự báo năng lực hấp thụ CO2của các trạng thái, kiểu rừng
khác nhau.

Các trạng thái rừng non, nghèo hiện tại đã bị hạn chế về giá trị lâm sản thuần
túy, tuy nhiên vẫn còn có giá trị hấp thụ CO2; vì vậy nếu gắn việc quản lý bảo vệ
rừng của cộng đồng dân cư trong giao đất giao rừng với chương trình REDD, sẽ là
cơ hội tạo ra thu nhập cho người dân, là động lực thúc đẩy quản lý và nuôi dưỡng
những khu rừng tự nhiên nghèo vì mục đích môi trường [7].
Viên Ngọc Nam (2009) đã nghiên cứu khả năng tích tụ carbon và hấp thụ
CO2 của cây Dà quánh và Cóc trắng tại rừng ngập mặn Cần Giờ. Bằng nghiên cứu


12

sinh khối trên mặt đất (thân, cành và lá), kết quả nghiên cứu đã tính toán được khả
năng tích tụ carbon và hấp thụ CO2 của hai loài cây Dà quánh tự nhiên và Cóc trắng
tại rừng ngập mặt Cần Giờ. Theo đó, lượng carbon tích lũy trong sinh khối khô của
các bộ phận cây cá thể theo loài cây có khác nhau: Dà quánh: lá > tổng sinh khối >
cành > thân; Cóc trắng: lá > cành > tổng sinh khối > thân. Trung bình đường kính
thân cây của quần thể Dà quánh là 2,78 ± 0,18cm, mật độ trung bình là 13.489 ±
1.464 cây/ha thì quần thể đó tích tụ được khoảng 19,22 ± 3,36 tấn C/ha trong cây,
cũng có nghĩa là cây rừng hấp thụ được 70,54 ± 12,34 tấn CO2/ha. Trung bình
đường kính thân cây của quần 17 thể Cóc trắng là 4,21 ± 0,47cm, mật độ trung bình
là 7.310 ± 1.329 cây/ha thì quần thể đó tích tụ được khoảng 23,31 ± 5,20 tấn C/ha
trong cây, hay cây rừng hấp thụ được 85,55 ± 19,10 tấn CO2/ha. Giá trị bằng tiền từ
khả năng hấp thụ CO2 của Cóc trắng theo tuổi là: Tuổi 254 là 250.419 đ/ha/năm;
tuổi 11 là 1.220.347 đ/ha/năm; tuổi 13 là 1.469.584 đ/ha/năm; tuổi 15 là 1.487.838
đ/ha/năm; tuổi 17 là 1.603.127 đ/ha/năm. Giá trung bình cho 1 ha Dà quánh hấp thu
CO2 là 24.449.117 đồng [10].
1.4. Nhận xét và đánh giá chung
Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các vấn
đề có liên quan có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Ở trên thế giới, các công trình nghiên cứu được tiến hành khá đồng bộ ở

nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu cơ bản cho tới các nghiên cứu ứng dụng, trong đó
nghiên cứu về khả năng hấp thụ carbon của rừng được nhiều tác giả quan tâm trong
những năm gần đây; các phương pháp nghiên cứu cũng khá đa dạng và được hoàn
thiện dần.
Ở Việt Nam, nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon ở nước ta vẫn còn là một
vấn đề mới mẻ, mới bắt đầu tiến hành từ năm 2004 trở lại đây. Nhìn chung, số
lượng các công trình nghiên cứu còn rất ít, nội dung nghiên cứu tập trung vào xác
định khả năng hấp thụ carbon, xác định tiêu chí rừng CDM.
Các kết quả nghiên cứu bước đầu đã cung cấp những thông tin cần thiết về
lượng carbon tích luỹ ở một số dạng rừng trồng. Tuy nhiên, đối với cây Mắc rạc


13

tại xã tỉnh Cao Bằng và các địa phương khác, số lượng công trình nghiên cứu còn
rất hạn chế. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chưa gắn nhiều với điều kiện lập
địa vì vậy khả năng ứng dụng trong thực tiễn chưa cao. Mắc rạc là một trong
,

những loài cây trồng rừng đã và đang được trồng với diện tích lớn trên các vùng
núi đá vôi tại các tỉnh miền núi phía bắc của nước ta. Những nghiên cứu về lượng
carbon tích luỹ của rừng trồng cây Mắc rạc là hết sức cần thiết nhằm cung cấp cơ
sở khoa học cho việc phát triển rừng trồng theo cơ chế phát triển sạch CDM và
định giá rừng ở nước ta.
1.5.

Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu

1.5.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
15.1.1.Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích

Vị trí địa lý
Quảng Uyên là một trong các huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của
tỉnh Cao Bằng, trung tâm huyện lỵ cách Thị xã Cao Bằng 37km theo quốc lộ 3.
Phúc Sen là một xã thuộc huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Xã
Phúc Sen nằm trên quốc lộ 3 từ thị xã Cao Bằng vào các huyện miền Đông (Quảng
Uyên, Phục Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang) của tỉnh Cao Bằng.
Xã Phúc Sen nằm ở phía tây nam huyện Quảng Uyên, cách trung tâm huyện
Quảng Uyên khoảng 3km, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ:
Kinh độ:. Từ 106026’22’’ đến 106022’15’’ độ kinh Đông.
Vĩ Độ: Từ 22040’03’’ đến 22042’05’’ độ vĩ Bắc.
Ranh giới
Phía Bắc giáp xã Quốc Dân, xã Quốc Phong, huyện Quảng Uyên.
Phía Nam giáp xã Tự Do, huyện Quảng Uyên.
Phía Đông giáp thị trấn Quảng Uyên, xã Chí Thảo, huyện Quảng Uyên.
Phía Tây giáp xã Đoài Khôn, huyện Quảng Uyên.
Diện tích
Xã Phúc Sen có tổng diện tích đất tự nhiên là 1290.43 ha. Đất sản xuất lâm
nghiệp (đất rừng phòng hộ): 862.17 ha, chiếm 66.81% . Gồm:


14

Đất có rừng tự nhiên phòng hộ: 233.16 ha, chiếm 18.07%
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ 629.01 ha, chiếm 48.74%.
1.5.1.2.

Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn

Địa hình
Xã có 2 dạng địa hình chính đó là địa hình núi đá vôi, địa hình thung lũng

nằm ven chân các dãy núi. Dạng này chiếm phần lớn diện tích trên địa bàn xã, có độ
dốc từ 30-700, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, bố trí các
khu dân cư và sản xuất nông nghiệp.
Thổ nhưỡng
Loại đất và các đặc tính chính của từng loại trong vùng: là đất felarit phát
triển trên đá mẹ, được chia thành 3 loại chính:
Đất felarit màu đỏ trên núi chiếm khoảng 32% diện tích, tầng đất dày trên
50cm, giàu mùn phân bố đều ở các xã.
Đất felarit màu vàng, đỏ nâu chiếm 35% diện tích, tầng đất dày trên 100cm,
thành phần cơ giới nhẹ rải rác trong vùng.
Đất felarit phát triển trên núi đá vôi chiếm 33% diện tích, phân bố ở các xã.
Các loại đất này phù hợp cả cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp.
Khí hậu, thủy văn
Khí hậu: có 2 mùa rõ rệt, mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô
lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Chế độ mưa: lượng mưa bình quân hàng năm là 1604 mmm, lượng mưa
trung bình tháng cao nhất là tháng 7, đạt khoảng 418 mm. Mùa khô lạnh từ tháng 11
đến tháng 4, lượng mưa rất thấp bình quân vào khoảng 60 mm, những tháng mùa
mưa lượng mưa bình quân 230 mm.
+ Chế độ nhiệt: nhiệt độ bình quân năm là 20.20C, tháng có nhiệt độ bình
quân cao nhất là tháng 7 là 26,60C, tháng có nhiệt độ bình quân thấp nhất là tháng 1
là 110C.
+ Độ ẩm: độ ẩm bình quân hàng năm là 82%, độ ẩm cao nhất là 89%, độ ẩm
thấp nhất là 75%.


15

+ Chế độ gió: hàng năm trên địa bàn huyện Quảng Uyên thường xuyên xuất
hiện gió hại (gió mùa Đông Bắc), thời gian xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 3 năm

sau, gió mùa Đông Bắc mang theo độ ẩm cao, giá lạnh kèm sương muối gây ảnh
hưởng tới vật nuôi cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.
Thủy văn: Hệ thống sông suối trong vùng dự án tập trung ở khu vực đầu
nguồn công trình thủy lợi Hồng Đại bắt nguồn từ Khuổi Nưa, Khuổi Khoang… và
một số nhánh suối ngầm khác với tổng lưu lượng nước chảy vào khoảng 600 tỷ
m3/năm. Hiện trạng thực bì của rừng và chế độ dòng chảy có quan hệ mật thiết. Nơi
có tỷ lệ che phủ cao thì lưu lượng dòng chảy giữa mùa khô và mùa mưa từ 2 lần đến
4 lần.
Xã Phúc Sen với nguồn nước tự nhiên ao, hồ phong phú rất thuận lợi cho
tưới tiêu đồng ruộng vào mùa mưa. Hệ thống sông suối trên địa bàn phân bố tương
đối đồng đều, lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy phụ thuộc theo mùa.
Các suối trong vùng có đặc điểm là lòng suối hẹp, độ dốc lớn, nên trong mùa
mưa mức độ tập trung nước nhanh, tốc độ dòng chảy mạnh, mùa khô nước cạn kiệt.
Do lượng mưa phân bố không đồng đều, nên về mùa khô lượng nước thường không
đủ để phục vụ cho việc tưới tiêu diện tích cây trồng. Thực tế tại địa phương, tại các
con suối và hồ đập chỉ sau vài đợt tưới đã cạn nước.
1.5.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.5.2.1.

Dân số, dân tộc và lao động

Người dân xã Phúc Sen 100% là người dân tộc Nùng (cụ thể là người Nùng
An - Dân tộc Nùng chia ra làm nhiều nhánh nhỏ như Nùng An, Nùng Inh, Nùng
Lòi,...dân tộc Nùng có 13 nhánh).
Là một xã miền núi của tỉnh Cao Bằng, nên đời sống vật chất tinh thần còn ở
mức thấp nên nhận thức của các dân tộc thiểu số còn ở mức hạn chế.
1.5.2.2.Tình hình xã hội
Giáo dục và đào tạo
Tính đến năm 2010 Quảng Uyên đã có 294 lớp học, trong đó: số lớp ở bậc
tiểu học là 157, số lớp ở bậc trung học cơ sở là 101 và số lớp ở bậc trung học phổ



16

thông là 36 lớp. Tổng số giáo viên từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông là 506
người với tổng số học sinh trên địa bàn huyện là 6.556 học sinh cho cả ba bậc tiểu
học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Tình hình an ninh, chính trị và quốc phòng
Nói chung tình hình an ninh được ổn định, người dân yên tâm sinh sống và
phát triển kinh tế. Các cấp các ngành đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên
truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Các lực lượng vũ trang luôn duy trì chế độ trực ban, trực chiến đảm bảo an ninh trên
địa bàn huyện.
1.5.2.3. Đặc điểm kinh tế
Phúc Sen là một xã có nền kinh tế thuần nông hoàn toàn phụ thuộc vào thiên
nhiên, mang nặng tính tự cung tự cấp, có nghề rèn nông cụ thủ công, buôn bán nhỏ
lẻ kết hợp với sản xuất theo kiểu hoàn toàn tự nhiên đảm bảo có đủ lương thực cho
cuộc sống hàng ngày. Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân là làm ruộng, các
nguồn thu khác không đáng kể
1.5.3. Văn hóa, truyền thống
Người Nùng An ở Phúc Sen trước đây tự dệt thổ cẩm cho việc mặc của dân
tộc mình. Quần áo là màu chàm. Người Nùng có lễ hội Thanh Minh diễn ra vào
ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Người Nùng An ở Xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng có nghề
rèn. Nghề rèn đã xuất hiện ở Xã Phúc Sen cách đây rất lâu (chưa biết cụ thể là bao
lâu, nhưng chắc chắn trên 200 năm). Có thể nói đây là một trong những làng nghề
độc đáo nhất ở tỉnh Cao Bằng cũng như ở cả Việt Nam. Cũng chính vì có nghề rèn
độc đáo này mà hàng năm lượng khách du lịch đến với xã Phúc Sen tương đối lớn,
mang lại thu nhập đáng kể cho người dân. Các vị lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt
Nam khi lên thăm tỉnh Cao Bằng hầu hết đều đến thăm xã Phúc Sen, như: Tổng bí

thư Nông Đức Mạnh, chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng,...


×