Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thuyết trình môn kế toán quản trị kế toán trách nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.08 KB, 19 trang )

Kế toán trách nhiệm

Đề Tài: Kế Toán Trách Nhiệm
GV: TS Đoàn Ngọc Phi Anh
Nhóm thực hiện:
1.
2.
3.
4.

Đặng Thị Quý lớp 37k06.3
Hoàng Thị Mỹ lớp 37k06.3
Thái Thị NHi lớp 37k06.3
Nguyễn Thị Nhàn lớp 37k06.3

1
GVHD: TS.Đoàn Ngọc Phi Anh


Kế toán trách nhiệm
1

KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

1.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị, do vậy quá trình
hình thành và phát triển của kế toán trách nhiệm gắn liền với quá trình hình thành và phát
triển của kế toán quản trị. Kế toán trách nhiệm được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào năm 1950
trong tác phẩm "Basic organizational planning to tie in with responsibility accounting" của
Ailman, H.B.1950. Từ đó đến nay, vấn đề kế toán quản trị được quan tâm nhiều với những
quan điểm khác nhau bởi những tác giả khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới.


Kế toán trách nhiệm được hiểu là hệ thống thu thập và báo cáo các thông tin về doanh
thu và chi phí theo nhóm trách nhiệm. Các cấp quản lý sẽ phải chịu trách nhiệm về lĩnh vực
hoạt động của mình, của thuộc cấp và tất cả các hoạt động khác thuộc trách nhiệm của họ.
1.2 Bản chất của kế toán trách nhiệm
Kế toán quản trị (KTQT) doanh nghiệp (DN) là một bộ phận cấu thành quan trọng của
hệ công cụ quản lý kinh tế, tài chính và có vai trò quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt
động kinh tế, tài chính trong DN, đồng thời cung cấp thông tin để thực hiện mục tiêu quản trị
DN nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, KTQT sử dụng hệ thống kế toán trách nhiệm (KTTN)
để phân loại cấu trúc tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, trên cơ sở đó đánh giá kết quả
của từng bộ phận dựa trên trách nhiệm được giao cho bộ phận đó.
KTTN là một nội dung cơ bản của KTQT, do vậy quá trình hình thành và phát triển
của KTTN gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của KTQT. KTTN được đề cập đầu
tiên ở Mỹ vào năm 1950 trong tác phẩm "Basic organizational planning to tie in with
responsibility accounting" của Ailman, H.B.1950. Từ đó đến nay, vấn đề KTQT được quan
tâm nhiều với những quan điểm khác nhau bởi những tác giả khác nhau ở nhiều quốc gia trên
thế giới.
Nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv. D.Banker, Robert S.Kaplan and S.mark
Young khẳng định: KTTN là một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo
cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong
một tổ chức, cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả mỗi nhà quản lý tạo
ra các báo cáo chứa cả những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát đối với một
cấp quản lý.
Nhóm tác giả Weygandt, Kieso và Kimmel cho rằng KTTN là một bộ phận của KTQT
mà liên quan đến việc tích lũy, báo cáo về thu nhập và chi phí trên cơ sở nhà quản lý có
quyền đưa ra những quyết định trong hoạt động hằng ngày về các vấn đề đó.

2
GVHD: TS.Đoàn Ngọc Phi Anh



Kế toán trách nhiệm
Nhóm tác giả Clive Emmanuel, David Otley and Kenneth Mar-chant lại xác định
KTTN là sự thu thập tổng hợp và báo cáo những thông tin tài chính về những trung tâm khác
nhau trong một tổ chức (những trung tâm trách nhiệm), cũng còn được gọi là kế toán hoạt
động hay kế toán khả năng sinh lợi.
Có quan điểm KTTN là một hệ thống tạo ra những thông tin tài chính và phi tài chính
có liên quan về những hoạt động thực tế và được lập kế hoạch của những trung tâm trách
nhiệm trong một công ty - những đơn vị trong tổ chức được đứng đầu bởi những nhà quản lý
có trách nhiệm cho kết quả hoạt động của đơn vị họ quản lý. Những bộ phận chủ yếu bao
gồm: Hệ thống dự toán ngân sách, các báo cáo kết quả hoạt động, các báo cáo về sự biến
động và những mức giá chuyển nhượng sản phẩm, dịch vụ nội bộ giữa các bộ phận trong
công ty.
Tóm lại, hiện có nhiều quan điểm khác về KTTN, tuy nhiên chúng ta thấy rằng sự
khác nhau của các quan điểm trên được thể hiện ở cách thức nhìn nhận của mỗi tác giả về đặc
điểm, ý nghĩa và cơ chế tổ chức KTTN ở DN, sự khác nhau đó không mang tính đối nghịch
mà chúng cùng bổ sung cho nhau nhằm giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về KTTN.
Từ đó có thể rút ra những vấn đề thuộc bản chất của KTTN như sau:
Thứ nhất, KTTN là một nội dung cơ bản của KTQT và là một quá trình tập hợp và
báo cáo các thông tin được dùng để kiểm tra các quá trình hoạt động và đánh giá thực hiện
nhiệm vụ ở từng bộ phận trong một tổ chức. Hệ thống KTTN là một hệ thống thông tin chính
thức về mặt tài chính. Các hệ thống này sử dụng cả các thông tin tài chính và cả thông tin phi
tài chính.
Thứ hai, KTTN chỉ có thể được thực hiện trong đơn vị có cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý phải có sự phân quyền rõ ràng. Hệ thống KTTN ở các tổ chức khác nhau là rất đa dạng,
bao gồm các thủ tục được thể chế hóa cao với cách hoạt động theo lịch trình đều đặn, có
những nhà quản lý bộ phận được giao quyền hạn quyết định, song cũng có những nhà quản lý
bộ phận hầu như không có quyền hạn về sử dụng các nguồn lực thuộc bộ phận họ quản lý.
Thứ ba, một hệ thống KTTN hữu ích phải thỏa mãn lý thuyết phù hợp, nghĩa là có một
cấu trúc tổ chức thích hợp nhất với môi trường tổ chức hoạt động, với chiến lược tổng hợp
của tổ chức, và với các giá trị và sự khích lệ của quản trị cấp cao.


Quy trình hoạt động của kế toán trách nhiệm:
3
GVHD: TS.Đoàn Ngọc Phi Anh


Kế toán trách nhiệm

1.3 Vai trò của kế toán trách nhiệm
Hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết lập để có thể ghi nhận, đo lường kết quả hoạt
động của từng bộ phận trong tổ chức, trên cơ sở đó lập các báo cáo thực hiện nhằm phục vụ
cho các nhà quản lý kiểm soát được hoạt động và chi phí của họ. Nói cách khác, kế toán trách
nhiệm là một phương pháp kế toán thu thập và báo cáo các thông tin dự toán và thực tế về
các “đầu vào” và đầu ra” của các trung tâm trách nhiệm.
Kế toán trách nhiệm đo lường, đánh giá trách nhiệm quản lý và kết quả hoạt động của
từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Việc đánh giá này
thường được dựa trên hai tiêu chí đó là hiệu quả và hiệu năng.
Hiệu quả: có được khi đạt được mục tiêu đặt ra mà chưa kể đến việc sử dụng tài
nguyên như thế nào, nó được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được và mục tiêu
đặt ra cho trung tâm trách nhiệm đó. Nói cách khác, đó chính là mức độ mà trung tâm trách
nhiệm hoàn thành mục tiêu của mình.
Hiệu năng: là tỷ lệ giữa đầu ra so với đầu vào của trung tâm trách nhiệm hoặc đó là tỷ
lệ giữa kết quả thực tế đạt được so với nguồn tài nguyên thực tế mà trung tâm trách nhiệm đã
sử dụng để tạo ra kết quả đó.
Như vậy, để có thể đánh giá được hiệu quả và hiệu năng của các trung tâm trách
nhiệm, chúng ta phải lượng hóa được đầu vào và đầu ra của các trung tâm trách nhiệm. Trên
cơ sở đó sẽ xác định được các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá kết quả hoạt động của từng trung
tâm cụ thể.

4

GVHD: TS.Đoàn Ngọc Phi Anh


Kế toán trách nhiệm
KTTN là một phương pháp phân chia cấu trúc của một tổ chức thành những trung tâm
trách nhiệm khác nhau để đo lường biểu hiện của chúng. Nói cách khác, KTTN là một "công
cụ" để đo lường về kết quả hoạt động của một khu vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhà
quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau. Vai trò của
KTTN được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, KTTN giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận vào lợi ích của
toàn bộ tổ chức.
Thứ hai, KTTN cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết quả hoạt động
của những nhà quản lý bộ phận.
Thứ ba, KTTN được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các nhà quản lý và do
đó, nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý này.
Thứ tư, KTTN thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mình theo
phương cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức.
1.4 Nguyên tắc kiểm soát của kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm dựa trên sự ứng dụng các nguyên tắc kiểm soát.Các nguyên tắc
kiểm soát có thể được thực hiện đầy đủ nếu loại trừ những khoản mục không thể kiểm soát
được trong giới hạn nhà quản trị phải chịu trách nhiệm. Vì vậy trong báo cáo phải phân biệt
được những chi phí kiểm soát được và những chi phí không kiểm soát được.

2

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG THÔNG TIN CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

Thông tin KTTN là một bộ phận thông tin quan trọng của KTQT và do vậy đối tượng
sử dụng thông tin KTTN cũng gồm các nhà quản trị cấp thấp, cấp trung và cấp cao nhằm
đánh giá trách nhiệm quản trị của từng bộ phận cấu thành từng cấp quản lý cụ thể:

* Đối với nhà quản trị cấp cao:
KTTN cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành của DN.
KTTN xác định các trung tâm trách nhiệm, qua đó nhà quản lý có thể hệ thống hóa các công
việc của từng trung tâm mà thiết lập các chỉ tiêu đánh giá. KTTN giúp nhà quản trị đánh giá
và điều chỉnh các bộ phận cho thích hợp.
* Đối với nhà quản trị cấp trung:
KTTN cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng kiểm soát tài chính và kiểm
soát quản lý. Thông qua KTTN, nhà quản trị có thể phân tích, đánh giá chi phí, doanh thu và
lợi nhuận thực hiện của từng bộ phận. Báo cáo trách nhiệm phản hồi cho người quản lý biết
thực hiện kế hoạch của các bộ phận ra sao, nhận diện các vấn đề hạn chế để có sự điều chỉnh
các chiến lược mục tiêu sao cho kết quả kinh doanh là tốt nhất. Đây có thể xem là nguồn

5
GVHD: TS.Đoàn Ngọc Phi Anh


Kế toán trách nhiệm
thông tin quan trọng để nhà quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng doanh thu, giảm chi
phí một cách hợp lý, và cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.
* Đối với nhà quản trị cấp thấp:
KTTN khuyến khích nhà quản lý hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Mục tiêu
chiến lược của DN được gắn với các trung tâm trách nhiệm. Khi KTTN có thể kiểm soát
được công tác tài chính và công tác quản lý sẽ điều chỉnh hoạt động hướng đến các mục tiêu
chung của DN. Đồng thời, bản thân các giám đốc trung tâm trách nhiệm được khích lệ hoạt
động sao cho phù hợp với các mục tiêu cơ bản của toàn DN.

3

PHÂN CẤP QUẢN LÝ-ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM


Khi quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp ngày càng phát triển đã đặt ra
yêu cầu cho các nhà quản trị là phải biết kiềm soát và đánh giá được hoạt động của mình. Vì
tính phức tạp trong các hoạt động nên sẽ rất khó khăn cho các nhà quản trị cấp cao trong
kiểm soát các hoạt động trực tiếp. Kết quả là quy mô và sự phức tạp của công ty tăng lên đòi
hỏi những hoạt động của họ phải được phân quyền. Khi những bộ phận, đơn vị mới được
thành lập cùng với sự phân quyền đó, yêu cầu kế toán phải cung cấp các phương pháp đo
lường hiệu quả ở mỗi cấp tương ứng, họ nên thiết kế chi phí sản xuất và hệ thống kiểm soát
cho phù hợp với nhu cầu quản trị. Do đó, kế toán trách nhiệm là phương pháp hữu hiệu cho
các công ty khi quy mô và phạm vi hoạt động tăng lên.
Các nhà nghiên cứu cho rằng kế toán trách nhiệm gắn liền về sự phân cấp quản lý.
Mọi hoạt động của nhà quản lý đều nằm trong sự kiểm soát của nhà quản trị từ cấp thấp chi
tới cấp cao. Phân cấp quản lý vừa là tiền đề vừa là động lực thúc đẩy hoạt động kế toán trách
nhiệm. Một doanh nghiệp cần có phân cấp quản lý thì mới có được kế toán trách nhiệm và sự
phân cấp quản lý càng chặt chẽ, càng phù hợp thì hiệu quả của kế toán trách nhiệm càng cao.
Một số ảnh hưởng về thái độ của nhà quản lý

-

Hệ thống kế toán trách nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và thái độ của nhà
quản lý. Ảnh hưởng có thể là tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào cách sử dụng hệ thống kế
toán trách nhiệm.
Hệ thống kế toán trách nhiệm có hai mặt đó là thông tin và trách nhiệm.
Khi hệ thống kế toán trách nhiệm nhấn mạnh đến khía cạnh thông tin thì sẽ ảnh hưởng tích
cực đến hành vi của nhà quản lý. Việc nhấn mạnh đến việc cung cấp thông tin cho các nhà
quản lý để giúp họ nắm bắt được tình hình hoạt động của sản xuất, cũng như hiểu được
nguyên nhân của việc của việc hoạt động kém hiệu quả do đó sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động
trong tương lai.

6
GVHD: TS.Đoàn Ngọc Phi Anh



Kế toán trách nhiệm
Ngược lại, khi hệ thống nghiêng về khía cạnh trách nhiệm, nếu các nhà quản lý cảm thấy
rằng họ bị phê bình và khiển trách vì hiệu quả công việc của họ không tốt, họ sẽ có xu hướng
đối phó theo cách không tích cực và có khi hoài nghi về hệ thống.
 Như vậy, đi kèm với sự phân cấp quản lý, việc vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm cần
tập trung vào vai trò thông tin của hệ thống. Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực tới thái độ và
hành vi của nhà quản lý, khuyến khích họ cố gắng cải thiện hiệu quả hoạt động
Lợi ích:
+ Sự phân cấp quản lý giúp Ban lãnh đạo cấp cao hơn không phải giải quyết các vấn
đề xảy ra hàng ngày, họ tập trung vào việc lập các kế hoạch dài hạn và điều phối các hoạt
động của các bộ phận trong tổ chức, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu chung.
+ Việc cho phép các nhà quản trị các cấp ra quyết định là một cách rèn luyện tốt nhất
để các nhà quản trị không ngừng nâng cao năng lực cũng như trách nhiệm của mình trong
đơn vị.
+ Việc ủy quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm về ra quyết định thường tạo ra sự
hài lòng trong công việc cũng như khuyến khích sự nỗ lực của các nhà quản trị bộ phận.
+ Việc ra quyết định thuận lợi nhất là ở ngay tại nơi phát sinh vấn đề cần.
+ Phân cấp quản lý còn là cơ sở để đánh giá thành quả của từng nhà quản trị, và qua
việc phân cấp quản lý các nhà quản trị các cấp có cơ hội chứng minh năng lực của mình.
Khó khăn:
+ Sự phân cấp quản lý dẫn tới sự độc lập tương đối giữa các bộ phận, do đó các nhà
quản trị bộ phận thường không biết được quyết định của mình sẽ ảnh hưởng như thế nào tới
các bộ phận khác trong tổ chức.
+ Các bộ phậnđộc lập tương đối thường quan tâm đến mục tiêu của bộ phận mình hơn
là mục tiêu chung của toàn đơn vị vì họ được đánh giá thông qua thành quả mà bộ phận họ
đạt được. Đây là thách thức lớn nhất – đạt được sự hướng đến mục tiêu chung.
 Có thể gây tổn hại đến mục tiêu chung của công ty
-


4

NỘI DUNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

4.1 Xác định các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp
4.1.1 Khái niệm và bản chất trung tâm trách nhiệm
 Khái niệm trung tâm trách nhiệm

Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận hay đơn vị trong tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo
của một nhà quản trị hoặc một cấp quản lý, chịu trách nhiệm trực tiếp với kết quả của chức
năng hay bộ phận đó.
 Bản chất của trung tâm trách nhiệm
Mỗi trung tâm trách nhiệm có bản chất như một hệ thống, mỗi hệ thống được xác định
để xử lý một công việc cụ thể.
Bản chất của trung tâm trách nhiệm được mô tả như sau:
7
GVHD: TS.Đoàn Ngọc Phi Anh


Kế toán trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm
Đầu vào
Đầu ra
Công việc
Các nguồn lực sử dụng
Hàng hoá, dịch vụ
được đo lường bởi chi
Vốn
phí

Để đo lường mức độ hoàn thành của một trung tâm trách nhiệm thường dựa trên hai
tiêu chí: hiệu quả và hiệu năng.
4.2 Phân loại các trung tâm trách nhiệm
Căn cứ vào sự khách biệt trong việc lượng hoá giữa đầu vào và đầu ra của các trung
tâm trách nhiệm cũng như mức độ trách nhiệm của nhà quản trị trung tâm, có thể chia thành
bốn loại trung tâm trách nhiệm: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận,
trung tâm đầu tư.

Sơ đồ 1: Sơ đồ quan hệ giữa cơ cấu tổ chức quản lý và hệ thống kế toán trách nhiệm
 Trung tâm chi phí: là trung tâm mà đầu vào được lượng hoá bằng tiền còn đầu ra thì không

lượng hoá được bằng tiền.Trung tâm chi phí là một loại trung tâm trách nhiệm thể hiện phạm
vi cơ bản của hệ thống xác định chi phí, là điểm xuất phát của các hoạt động như: (1) Lập dự
toán chi phí; (2) Phân loại chi phí thực tế phát sinh; (3) So sánh chi phí thực tế với định mức
chi phí tiêu chuẩn. Trung tâm chi phí gắn liền với cấp quản lý mang tính chất tác nghiệp, trực
tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, hoặc gián tiếp phục vụ kinh doanh (như phân xưởng sản xuất,
các phòng ban chức năng). Theo đó, người quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền
kiểm soát đối với chi phí phát sinh ở bộ phận mình, không có quyền hạn đối với việc tiêu thụ
8
GVHD: TS.Đoàn Ngọc Phi Anh


Kế toán trách nhiệm
và đầu tư vốn. Trung tâm chi phí được chia thành hai loại là trung tâm chi phí linh hoạt và
trung tâm chi phí định mức
 Trung tâm doanh thu: là trung tâm trách nhiệm mà đầu ra có thể lượng hoá bằng tiền còn đầu
vào thì không lượng hoá được bằng tiền. Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà
người quản lý chỉ có trách nhiệm với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với lợi
nhuận và vốn đầu tư. Trung tâm doanh thu có quyền quyết định công việc bán hàng trong
khung giá cả cho phép để tạo ra doanh thu cho DN. Trung tâm này thường được gắn với bậc

quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở, đó là các bộ phận kinh doanh trong đơn vị như các chi
nhánh tiêu thụ, khu vực tiêu thụ, cửa hàng tiêu thụ, nhóm sản phẩm…
Trung tâm này phải có chính sách bán hàng, không chỉ dựa trên tình hình thị trường mà còn
dựa trên giá thành, chi phí và các mục tiêu lâu dài của công ty.
 Trung tâm lợi nhuận: là loại trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải chịu trách nhiệm với
kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm. Trong trường hợp này nhà quản lý có thể ra quyết
định loại sản phẩm nào cần sản xuất, sản xuất như thế nào, mức độ chất lượng, giá cả, hệ
thống phân phối và bán hàng. Nhà quản lý phải quyết định các nguồn lực sản xuất được phân
bổ như thế nào giữa các sản phẩm, điều đó cũng có nghĩa là họ phải đạt được sự cân bằng
trong việc phối hợp giữa các yếu tố giá cả, sản lượng, chất lượng và chi phí.Loại trung tâm
trách nhiệm này thường được gắn ở bậc quản lý cấp trung, đó là giám đốc điều hành trong
công ty, các đơn vị kinh doanh trong tổng công ty như các công ty phụ thuộc, các chi
nhánh,... Nếu nhà quản lý không có quyền quyết định mức độ đầu tư tại trung tâm của họ thì
tiêu chí lợi nhuận được xem là tiêu chí thích hợp nhất để đánh giá kết quả thực hiện của trung
tâm này.
 Trung tâm đầu tư: là trung tâm trách nhiệm không chỉ lượng hoá bằng tiền đầu vào, đầu ra
mà cả lượng vốn sử dụng ở trung tâm. Đây là loại trung tâm trách nhiệm gắn với bậc quản lý
cấp cao như Hội đồng quản trị công ty, các công ty con độc lập,... Đó là sự tổng quát hóa của
các trung tâm lợi nhuận trong đó khả năng sinh lời được gắn với các tài sản được sử dụng để
tạo ra lợi nhuận đó. Một trung tâm trách nhiệm được xem là một trung tâm đầu tư khi nhà
quản trị của trung tâm đó không những quản lý chi phí và doanh thu mà còn quyết định
lượng vốn sử dụng để tiến hành quá trình đó.Bằng cách tạo mối liên hệ giữa lợi nhuận và tài
sản sử dụng để tạo ra lợi nhuận đó, chúng ta có thể đánh giá lợi nhuận tạo ra có tương xứng
với đồng vốn đã bỏ ra hay không. Thông qua đó cũng hướng sự chú ý của nhà quản lý đến
mức độ sử dụng hiệu quả vốn lưu động đặc biệt là các khoản phải thu và hàng tồn kho được
sử dụng tại trung tâm.

9
GVHD: TS.Đoàn Ngọc Phi Anh



Kế toán trách nhiệm
4.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm
4.3.1 Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí
Cần phân biệt được trung tâm chi phí định mức và trung tâm chi phí tự do. Chi phí
định mức thay đổi theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp, như chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, nhân công trực tiếp,… Chi phí tự do là những chi phí không liên quan đến hoạt động sản
xuất chính của doanh nghiệp, như chi phí ở phòng kế toán, …
Khi đánh giá trách nhiệm quản trị cũng như đo lường kết quả hoạt động của loại trung
tâm này, ta cần đánh giá hai nội dung cơ bản sau:
• Trung tâm có hoàn thành nhiệm vụ được giao về sản lượng sản xuất kinh doanh hay không?
• Chi phí thực tế phát sinh có vượt quá định mức hay dự toán không?
Chỉ tiêu đo lường này được sử dụng để đánh giá:
Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán
Việc đánh giá này được thực hiện thông qua phân tích nhân tố sản xuất: chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Ta sẽ phân tích biến động để xác định nhân tố nào ảnh hưởng đến chi phí nào theo hai
công thức sau:
Biến động về lượng = Giá dự toán x (Lượng thực tế - Lượng dự toán)
Biến động về giá= Lượng thực tế x (Giá thực tế -Giá dự toán)
 Đánh giá việc sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT):
Biến động về lượng là sự chênh lệch giữa lượng NVLTT thực tế với lượng NVLTT
theo dự toán để sản xuất ra lượng sản phẩm nhất định. Biến động về lượng phản ánh tiêu hao
vật chất thay đổi như thế nào và ảnh hưởng đến tồng chi phí NVLTT ra sao. Biến động về
lượng được xác định:
Biến động về lượng= (NVLTT sử dụng – NVLTT dự toán sử dụng) x Đơn giá
NVLTT dự toán
Nếu biến động về lượng là kết quả dương thể hiện lượng vật liệu sử dụng thực tế
nhiều hơn so với dự toán, còn ngược lại thể hiện lượng vật liệu được sử dụng tiết kiệm hơn
so với dự toán. Nhân tố lượng sử dụng thường do nhiều nguyên nhân, gắn liền với trách

nhiệm của bộ phận sử dụng vật liệu trong trung tâm chi phí (phân xưởng, tổ, đội, …)
Biến động giá là chênh lệch giữa giá NVLTT thực tế với giá NVLTT theo dự toán để
sản xuất ra lượng sản phẩm nhất định.
Biến động về giá= (Đơn giá NVLTT thực tế - Đơn giá NVLTT dự toán) x Lượng
NVLTT thực tế
Nếu kết quả âm thì chứng tỏ giá vật liệu thực tế thấp hơn dự toán. Tình hình này được
đánh giá là tốt nếu chất lượng được đảm bảo. Ngược lại nếu kết quả dương thì làm tăng tổng
10
GVHD: TS.Đoàn Ngọc Phi Anh


Kế toán trách nhiệm
chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Xét trên phương diện trách nhiệm thì biến động giá gắn
liền với trách nhiệm của bộ phận cung ứng vật liệu.
Kết luận: khi có sự biến động về chi phí NVLTT cần xem xét đồng thời cả sự biến
động về lượng và giá để tìm hiểu nguyên nhân thực sự là do đâu để có biện pháp xư lý kịp
thời và đúng đắn.
 Đánh giá việc sử dụng chi phí nhân công trực tiếp (NCTT):

Biến động giá = (Đơn giá NCTT thực tế - Đơn giá NCTT dự toán) x Thời gian lao
động thực tế
Nhân tố giá tăng hay giảm được đánh giá là tốt hay không tốt phải căn cứ vào chất
lượng công nhân, tức là trình độ và năng lực của nhân viên. Nếu giá giảm so với dự toán
nhưng chất lượng vẫn đảm bảo thì biến động là tốt và ngược lại.
Biến động lượng = (Thời gian lao động thực tế - Thời gian lao động dự toán) x Đơn
giá NCTT dự toán
Sự biến động về lượng có thể do nhiều nguyên nhân: trình độ, năng lực, trang thiết bị
máy móc,… Việc phân tích biến động nhằm tìm ra nguyên nhân để khắc phục.
 Đánh giá việc sử dụng chi phí sản xuất chung (SXC):
Chi phí sản xuất chung bao gồm: định phí SXC và biến phí SXC.

Biến động giá biến phí SXC = (Đơn giá biến phí SXC thực tế - Đơn giá biến phí SXC
dự toán) x Mức độ hoạt động thực tế
Các biến động về giá biến phí SXC có thể do đơn giá mua vật tư gián tiếp cũng như
chi phí thu mua thay đổi, sự biến động giá cả chung của thị trường,…Nếu kết quả âm có
nghĩa là tiết kiệm được chi phí, còn kết quả dương thì ngược lại và phải kiểm tra các bộ phận
có liên quan.
Biến động lượng biến phí SXC = (Mức độ hoạt động thực tế - Mức độ hoạt động dự
toán) x Đơn giá biến phí SXC dự toán
Nguyên nhân của sự biến động về lượng có thể do tình hình sản xuất thay đổi, điều
kiện trang thiết bị không phù hợp,…
Biến động định phí SXC = Định phí SXC thực tế - Định phí SXC dự toán
Sự biến động về định phí SXC có thể do năng lực sản xuất kém hiệu quả hoặc cũng có
thể do năng lực sản xuất của công ty sản xuất vượt trội mức sản xuất.
 Tóm lại, để đánh giá hiệu quả hoạt động của trung tâm chi phí, chúng ta cần tiến hành phan
tích sự ảnh hưởng của nhân tố lượng và nhân tố giá của từng loại chi phí, từ đó đánh giá
hiệu quả hoạt động và đồng thời tìm ra nguyên nhân khắc phục những yếu kém còn tồn tại.
Việc dự toán các chi phí cũng một phần giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí khi phân
chia trách nhiệm kế toán.

11
GVHD: TS.Đoàn Ngọc Phi Anh


Kế toán trách nhiệm
4.3.2 Đánh quá thành quả của trung tâm doanh thu
Trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm doanh thu là tổ chức hoạt động tiêu thụ sản
phẩm, dịch vụ sao cho đạt được doanh thu trong kỳ nhiều nhất của bộ phận do mình kiểm
soát.
Chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá:
Chênh lệch doanh thu= Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán

Tương tự như phân tích các nhân tố giá và lượng ở trung tâm chi phí, ở trung tâm
doanh thu cũng phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố giá và nhân tố lượng đến doanh thu đạt
được:
Biến động giá = (Đơn giá bán thực tế - Đơn giá bán dự toán)x Lượng bán thực tế
Biến động lượng = ( Lượng bán thực tế - Lượng bán dự toán ) x Đơn giá bán dự toán
Biến động doanh thu = Biến động giá + Biến động lượng
Doanh nghiệp muốn tăng doanh thu thì tăng lượng bán sẽ dễ dàng hơn là tăng giá bán.
Vì vậy biến động về lượng mà dương thể hiện sự nổ lực bán hàng của các bộ phận bán
hàng, marketing,… Lượng bán tăng cũng có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của trung tâm
chi phí tốt hơn là tăng giá bán làm tăng doanh thu.
4.3.3 Đánh quá thành quả của trung tâm lợi nhuận
Để đánh giá kết quả của trung tâm lợi nhuận, chúng ta cần đánh giá việc thực hiện các
chỉ tiêu lợi nhuận, giá bán và lượng bán. Ngoài các chỉ tiêu được sử dụng ở hai trung tâm
trên, ta còn sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau:
 Chênh lệch số dư bộ phận= Số dư bộ phận thực tế - Số dư bộ phận dự toán
 Chênh lệch lợi nhuận bộ phận= Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán
Đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp nhằm xác định trách nhiệm cụ thể của từng
trung tâm cũng như các nhân tố ảnh hưởng.
4.3.4 Đánh quá thành quả của trung tâm đầu tư
Các chỉ tiêu cơ bản có thể sử dụng để đánh giá hiệu năng hoạt động của trung tâm đầu
tư như: Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI), thu nhập thặng dư (RI).
 Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư là tỷ số giữa lợi nhuận thuần trên vốn đầu tư đã bỏ ra.
Công thức tính:
ROI = =
Hay ROI= Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay của vốn đầu tư
 Thu nhập thặng dư (RI)
Thu nhập thặng dư là khoản thu nhập của bộ phận hay toàn doanh nghiệp trừ đi chi
phí sử dụng vốn mong đợi đã đầu tư vào bộ phận đó:
Công thức tính thu nhập thặng dư:

RI = Lợi nhuận trung tâm đầu tư – Chi phí sử dụng vốn
12
GVHD: TS.Đoàn Ngọc Phi Anh


Kế toán trách nhiệm
= Lợi nhuận trung tâm đầu tư – (Vốn đầu tư x Tỷ suất chi phí vốn)
4.4 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm
 Tổ chức báo cáo kế toán trách nhiệm

Để cấp quản lý cao nhất trong tổ chức có thể nắm bắt được toàn bộ tình hình hoạt
động của tổ chức, định kỳ các trung tâm trách nhiệm từ cấp thấp nhất phải báo cáo dần lên
các cấp cao hơn trong hệ thống về những chỉ tiêu tài chính chủ yếu của trung tâm trong một
báo cáo gọi là báo cáo thực hiện. Nhà quản trị ở cấp cao có thể bao quát tình hình thực hiện
các mục tiêu của các bộ phận thuộc quyền quản lý của mình, và trong các trường hợp cần
thiết có thể yêu cầu kế toán quản trị cung cấp các báo cáo chi tiết tại một bộ phận nào đó theo
nhu cầu quản lý. Toàn bộ hệ thống báo cáo kiểm soát trong các tổ chức được phân quyền như
vậy chính là hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm. Chúng ta có thể phác họa sơ đồ tổ chức
quản lý của một công ty để dễ hình dung trật tự của một báo cáo trách nhiệm.
Tổng công ty
Trung tâm đầu tư
Khu vực miền bắc

Khu vực miền trung

Khu vực miền nam
Trung tâm lợi nhuận

Công ty B


Công ty A

Phân xưởng 1

Phân xưởng 2

Bộ phận bán hàng

Trung tâm chi phí

Trung tâm doanh thu

Chúng ta có thể minh họa hệ thống báo cáo trách nhiệm tại công ty B như sau:
1. Báo cáo kiểm soát chi phí kinh doanh

Công ty B
Báo cáo chi phí tháng 3 năm N
Chi phí sản xuất

Dự toán
1.250.000

Thực hiện
1.450.000

Chênh lệch
+200.000
13

GVHD: TS.Đoàn Ngọc Phi Anh



Kế toán trách nhiệm
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí tài chính
Tổng cộng

Xxx
Xxx
Xxx
7.500.000

xxx
xxx
xxx
8.500.000

Dự toán
850.000
400.000
1.250.000

Chi phí sản xuất PX1
Chi phí sản xuất PX2
Tổng cộng

Thực hiên
750.000
700.000

1.450.000

xxx
xxx
xxx
+1.000.000
Chênh lệch
-100.000
+300.000
+200.000

Báo cáo chi phí sản xuất
Phân xưởng 1
Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
Chi phí SXC
Tổng cộng

Dự toán
250.000
150.000
450.000
850.000

Thực hiên
240.000
150.000
360.000
750.000


Chênh lệch
-10.000
0
-90.000
-100.000

Hệ thống báo cáo của công ty B chia thành 3 mức.
Ở mức 1, do công ty B là một trung tâm lợi nhuận nên giám đốc công ty chịu trách
nhiệm cuối cùng về toàn bộ doanh thu, chi phí phát sinh tại đơn vị. Do vậy, yêu cầu của
người lãnh đạo về báo cáo tình hình thực hiện dự toán chi phí là cơ sở để phát hiện các hiện
tượng bất thường trong hoạt động của công ty. Chẳng hạn: Với báo cáo minh họa ở trên, có
thể thấy chi phí trong tháng 3 năm N của công ty vượt dự toán là 1.000.000đ, trong đó đáng
chú ý là kết quả không tích cực ở hoạt động sản xuất.
Ở mức 2, báo cáo này chỉ cung cấp thông tin về tình hình thực hiện dự toán chi phí
sản xuất từng công ty. Thông thường, người phụ trách bộ phận sản xuất( phó giám đốc phụ
trách kỹ thuật) sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát biến động chi phí tại các phân xưởng. Báo cáo
ở trên cho thấy biến động chi phí của tùng phân xưởng sản xuất tại công ty B.
Ở mức 3, báo cáo này cung cấp thông tin về tình hình thực hiện dự toán từng loại chi
phí ở phân xưởng theo công dụng kinh tế của chi phí. Thông thường, người phụ trách phân
xưởng 1(Quản đốc, trưởng xưởng..) sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát các biến động chi phí

14
GVHD: TS.Đoàn Ngọc Phi Anh


Kế toán trách nhiệm
trong phạm vi phân xưởng. Báp cáo kiểm soát có thể đi sâu vào từng loại vật liệu trực tiếp,
từng loại chi phí của chi phí sản xuất chung.
Chú ý: Báo cáo trên chỉ là minh họa cho trường hợp kiểm soát chi phí khi hoạt động sản
xuất chỉ tạo ra 1 sản phẩm. Trong trường hợp có nhiều sản phẩm thì tùy theo yêu cầu quản lý

mà báo cáo kiểm soát chi phí trong đơn vị có phân cấp quản lý có thể chi tiết theo từng sản
phẩm ở từng nơi sản xuất. Đối với các loại biến phí như: chi phí NVLTT, chi phí NCTT,biến
phí SXC, báo cáo kiểm soát nên tách ra yếu tố lượng và yếu tố giá để làm rõ hơn trách nhiệm
của các bộ phận, cá nhân đối với biến động chi phí. Tương tự như vậy, trong trường hợp
kiểm soát doanh thu thì việc lập báo cáo cần quan tâm đến tổ chức hệ thống phân phối, đặc
điểm của sản phẩm tiêu thụ, sự phân quyền và thời gian lập báo cáo để có thể kiểm soát công
tác tiêu thụ ở doanh nghiệp
2. Báo cáo thành quả và kiểm soát trung tâm lợi nhuận và đầu tư

Báo cáo lợi nhuận của tổng công ty
Tháng 3 năm N
Dự toán
Xxx
180.000
Xxx

Thực hiện
xxx
136.000
xxx

Lợi nhuận khu vực Miền Bắc
Lợi nhuận khu vực Miền Trung
Lợi nhuận khu vực Miền Nam
Định phí chung
Lợi nhuận của tổng công ty
Báo cáo lợi nhuận khu vực Miền Trung
Dự toán
Lợi nhuận của cty A
80.000

Lợi nhuận của cty B
100.000
Tổng lợi nhuân khu vực
180.000
Báo cáo lợi nhuận của công ty B

Doanh thu
Định phí sản xuất của hàng bán
Biến phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp
Số dư đảm phí
Định phí sản xuất

Thực hiện
81.000
55.000
136.000

Chênh lệch
xxx
-44.000
xxx

Chênh lệch
+1.000
-45.000
-44.000

Dự toán


Thực hiện

Chênh lệch

1.000.000
450.000
150.000

970.000
460.000
145.000

-30.000
-10.000
-5.000

400.000
130.000

365.000
137.000

-35.000
+7.000
15

GVHD: TS.Đoàn Ngọc Phi Anh


Kế toán trách nhiệm

Định phí bán hàng và quản lý doanh 170.000
nghiệp
Lợi nhuận kinh doanh
100.000

173.000

+3.000

55.000

-45.000

Với cách thiết kế báo cáo như trên, nhà quản trị ở các cấp khác nhau, như tổng giám
đốc, giám đốc khu vực, giám đốc công ty sẽ đánh giá mục tiêu lợi nhuận của bộ phận mình
phụ trách có đạt được hay không. Ví dụ mô phỏng trên ở công ty được chia thành 3 mức.
Ở mức 1, tổng giám đốc sẽ đánh giá lợi nhuận kinh doanh của toàn bộ hoạt động của
tổng công ty. Số liệu lợi nhuận có thể chi tiết theo từng vùng, từng khu vực, từng lĩnh vực
kinh doanh, qua đó nhà quản trị cấp cao nhất có thể nhận biết và tập trung mọi nỗ lực để
nâng cao khả năng sinh lời ở những bộ phận yếu kém.
Ở mức 2, báo cáo thành quả sẽ cung cấp thông tin về lợi nhuận kinh doanh của từng
công ty, từng lĩnh vực kinh doanh tại từng khu vực theo phân cấp quản lý. Qua đó, giám đốc
khu vực sẽ kiểm soát lợi nhuận của các bộ phận thuộc phạm vi quản lý của mình.
Ở mức 3, báo cáo thành quả chính là chính là báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư
đảm phí ở từng trung tâm lợi nhuận. những phân tích về yếu tô lượng và yếu tố giá cũng cần
được quan tâm khi xây dựng báo cáo đánh giá thành quả của từng trung tâm lợi nhuận cụ thể.
Như vậy, báo cáo trách nhiệm là hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị
chứa đựng nội dung các chỉ tiêu kế toán, tài chính nhằm đánh giá trách nhiệm quản trị của
từng cá nhân, bộ phận trong đơn vị. Báo cáo trách nhiệm nên được lập một cách thường
xuyên (thường theo tháng, quý) nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời cho nhà quản trị

để có những điều chỉnh thích hợp, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động toàn doanh
nghiệp.
5. VẬN DỤNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI VIỆT NAM
Trong nền kinh tế ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng, đa số các doanh
nghiệp thường hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề và quy mô hoạt động lớn. Trong doanh
nghiệp, lợi ích liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là lợi ích của các cổ đông,
tuy nhiên trong quản lý và điều hành công việc hàng ngày chỉ do một nhóm người đại diện để
thực thi nhiệm vụ do cổ đông giao, đó chính là Ban điều hành doanh nghiệp. Ban điều hành
bao gồm Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó giám đốc và các cán bộ
nhân viên chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty một cách
hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất cho các cổ đông, các nhà đầu tư và các đối tượng liên
quan lợi ích khác. Do vậy, doanh nghiệp cần thiết phải có một công cụ giúp nhà quản lý cấp
cao giám sát, đánh giá trách nhiệm quản trị của các cấp dưới mình đối với công việc được
16
GVHD: TS.Đoàn Ngọc Phi Anh


Kế toán trách nhiệm
giao, qua đó có những hành động điều chỉnh kịp thời nhằm cải tiến những hoạt động chưa đạt
hiệu quả nhằm hướng đến hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Do đó doanh
nghiệp cần có kế toán trách nhiệm là một trong những công cụ quản lý đáp ứng được yêu cầu
cấp thiết trên.
Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đã và đang sử dụng công cụ này,
như công ty vận tải quốc tế ITI, công ty điện tử Samsung Vina, công ty Cổ phần chứng
khoán Sài Gòn-Hà Nội,…
6. Bài học kinh nghiệm
Cần hiểu rằng, mô hình quản lý kế toán trách nhiệm chỉ phù hợp với các công ty, tập
đoàn có quy mô lớn, hoạt động lâu đời, tốc độ tăng trưởng nhanh, lãnh đạo công ty tin tưởng
vào việc phân quyền cho lãnh đạo cấp dưới, hệ thống kiểm soát và quản lý hoạt động hiệu
quả, đảm bảo toàn bộ guồng máy vận động trơn tru. Hiện nay, nhiều công ty lớn của Việt

Nam đã áp dụng mô hình này.Việc sử dụng kế toán trách nhiệm sẽ có những lợi ích như sau:
Phân quyền quản lý theo nhóm trách nhiệm: Việc phân chia các trung tâm trách nhiệm
sẽ tạo ý tưởng cho lãnh đạo công ty trong việc thiết lập một mô hình cơ cấu tốt nhất cho tổ
chức, phân chia trách nhiệm quản lý lập kế hoạch, phân tích, báo cáo, tách bạch theo nhóm
hoạt động nhằm phát huy tối đa nguồn lực và thuận tiện cho quản lý. Một tập đoàn sản xuất
xe hơi có thể xác định các nhà máy lắp ráp là các trung tâm chi phí, công ty phân phối là
trung tâm doanh thu, các công ty con trực thuộc tập đoàn là các trung tâm lợi nhuận; công ty
mẹ đầu tư vào các công ty con và công ty bất động sản phát triển hệ thống cứa hàng, chi
nhánh trực thuộc là các trung tâm đầu tư.
Tận dụng các kỹ thuật về chuyển giá: Chuyển giá là quá trình chuyển giao lợi nhuận
được thiết lập trên cơ sở giao dịch hàng hóa hoặc dịch vụ trong nội bộ các trung tâm trách
nhiệm của tập đoàn. Trong báo cáo tài chính hợp nhất, các giao dịch nội bộ sẽ được loại trừ
kể cả các khoản doanh thu, chi phí và lợi nhuận nội bộ. Tuy nhiên, căn cứ vào những khác
biệt trong chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư, phí hải quan, chi phí bảo hiểm, vận
chuyển, thuế xuất nhập khẩu, chính sách kiểm soát tỉ giá hối đoái… mà các chính sách
chuyển giá linh hoạt giữa các trung tâm trách nhiệm sẽ được vận dụng để tối ưu hóa lợi
nhuận cho tập đoàn.
Tận dụng kỹ thuật quản trị theo mục tiêu: Kế toán trách nhiệm dựa trên quản trị mục
tiêu, các kỹ thuật tài chính về lập dự toán ngân sách cần được sử dụng, ngân sách cần được
giám sát và theo dõi liên tục giữa kế hoạch với thực tế. Do đó cũng đòi hỏi kỹ thuật phân tích
17
GVHD: TS.Đoàn Ngọc Phi Anh


Kế toán trách nhiệm
các khoản biến động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính, phân tích biến động doanh
thu….
Tất cả các trung tâm trách nhiệm sẽ phải cùng làm kế hoạch ngân sách, cân đối với kế
hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn lực. Việc lập kế hoạch cũng cần phải được thiết

kế chi tiết cho các khoản giao dịch nội bộ để tiến hành loại trừ, thuận tiện cho việc tổng hợp
thành một kế hoạch hợp nhất của tập đoàn.
- Để đạt được sự hướng đến mục tiêu chung, các nhà quản lý khác nhau trong tổ chức
phải hướng đến mục tiêu của tổ chức, của người quản lý cấp cao hơn. Nhiệm vụ của nhà kế
toán quản trị trong việc thiết kế hệ thống kế toán trách nhiệm là cung cấp các động cơ tích
cực cho các nhà quản lý bộ phận trong tổ chức để hướng họ đến việc thực hiện mục tiêu
chung của tổ chức.
- Hệ thống kế toán trách nhiệm đưa ra các chỉ tiêu, các cơ sở để đánh giá hiệu quả của
các bộ phận, các nhà quản lý bộ phận. Do đó ảnh hưởng đến thái độ của các nhà quản lý bộ
phận. Hệ thống kế toán trách nhiệm bao gồm hai mặt là thông tin và trách nhiệm. Vì vậy, tùy
thuộc vào việc sử dụng hai mặt này mà thái độ của người quản lý sẽ khác nhau. Khi hệ thống
kế toán trách nhiệm quá nhấn mạnh đến mặt đánh giá trách nhiệm của người quản lý sẽ ảnh
hưởng đến thái độ của người quản lý theo chiều hướng tiêu cực, thay vì tìm ra nguyên nhân,
thì họ lại tìm ra cách đối phó và hoài nghi về hệ thống đánh giá. Nhưng khi hệ thống này chú
trọng đến mặt thông tin thì ảnh hưởng đến thái độ của người quản lý theo chiều hướng tích
cực, họ sẽ giải thích nguyên nhân dẫn đến các kết quả của bộ phận và tìm ra các biện pháp
khắc phục để kết quả của bộ phận ngày càng cải thiện hơn.
Do đó, cần phải thấy rằng trọng tâm của hệ thống kế toán trách nhiệm là thông tin. Hệ
thống này chỉ ra người có trách nhiệm giải thích từng sự kiện hoặc kết quả tài chính đặc biệt.
Hệ thống kế toán trách nhiệm phải cung cấp thông tin cho người có trách nhiệm và người
quản lý cấp cao hơn biết được nguyên nhân dẫn đến kết quả của các bộ phận. Khi được sử
dụng đúng đắn hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ không quá nhấn mạnh đến việc quy trách
nhiệm.
Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong hoạt động quản lý của các doanh nghiệp
là một yêu cầu cấp thiết khách quan nhất là đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu
tổ chức và hoạt động gắn với trách nhiệm của nhiều đơn vị, cá nhân. Tuy nhiên, việc triển
khai trong thực tế có thành công hay không lại phụ thuộc vào thái độ của nhà quản trị.

18
GVHD: TS.Đoàn Ngọc Phi Anh



Kế toán trách nhiệm
Mục lục

19
GVHD: TS.Đoàn Ngọc Phi Anh



×