Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Thiết kế quy trình xử lý và đánh giá một số chỉ tiêu của nước thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.91 KB, 31 trang )

Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

MỞ ĐẦU
Đà Lạt là một thành phố du lịch nổi tiếng về khí hậu cũng như về các
danh lam thắng cảnh. Một trong những yếu tố cấu thành quan trọng không thể
thiếu để tạo nên vẻ đẹp của Đà Lạt đó là các hồ nước. Chúng không những
góp phần điều hòa khí hậu cho thành phố mà còn là điều kiện cho các hoạt
động văn hóa, sinh hoạt, sản xuất,... của người dân Đà Lạt. Thế nhưng, Đà Lạt
ngày nay với quá trình đô thị hóa, nông nghiệp phát triển, dân số ngày càng
tăng, diện tích đất rừng bị thu hẹp... cùng với ý thức của người dân chưa cao,
sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi, vứt rác lung tung,... đã làm ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng môi trường nói chung và môi trường nước ở các hồ tại Đà Lạt
nói riêng. Do đó, việc xác định mức độ ô nhiễm của một số hồ nước tại Đà
Lạt là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm đánh giá thực trạng chất lượng
các hồ nước, từ đó thiết kế các quy trình để xử lý những hồ nước bị ô nhiễm
để đảm bảo yêu cầu của một thành phố du lịch nổi tiếng.
Hồ Hoàng Văn Thụ nằm trên những trục đường lớn của Đà Lạt, chỉ cách
trung tâm thành phố 1km. Đây là khu vực góp phần tạo cảnh quan môi trường
xanh - sạch - đẹp, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến bộ mặt thành phố và
đời sống người dân Đà Lạt.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hồ Hoàng Văn Thụ trở thành một
ao tù do phải chịu một lượng lớn nước thải sinh hoạt do các khu dân cư xung
quanh thải vào. Vì vậy, nước hồ ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, có mùi hôi
tanh làm mất vẻ mỹ quan thành phố.
Hiện nay, những chủng vi sinh vật có khả năng xử lý chất thải được
nghiên cứu và ứng dụng ngày càng rộng rãi để tạo ra những chế phẩm sinh
học có khả năng xử lý được những nguồn nước bị ô nhiễm.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài “Thiết


kế quy trình xử lý và đánh giá một số chỉ tiêu của nước thải” với những
nội dung:
1. Khảo sát các chỉ tiêu: màu sắc, mùi, nhiệt độ, pH, lượng oxy hòa tan
(DO), chất rắn lơ lửng (SS), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa
học(COD), coliform tổng, E.coli.
Trang 1


Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

2. Từ kết quả thu được đánh giá tình trạng ô nhiễm của hồ.
3. Thiết lập quy trình xử lý nước thải bằng phương pháp sử dụng bể lọc
sinh học trong điều kiện thí nghiệm và đánh giá hiệu quả.

Trang 2


Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Nước chiếm ¾ trái đất, phát sinh từ 3 nguồn chính: từ trong lòng đất, từ
thiên thạch đưa lại và từ các lớp của tầng khí quyển trái đất. Trong đó, nước
ngọt chỉ chiếm 2%, tập trung chủ yếu trong băng ở hai cực, 0,6% là nước

ngầm, còn lại là nước sông hồ chiếm khoảng 0,4%. Nước là tài nguyên quan
trọng nhất, không thể thiếu đối với loài người và sinh vật trên trái đất, tham
gia vào quá trình trao đổi chất, các phản ứng hóa sinh và cấu tạo tế bào; là tài
nguyên vô giá của mỗi quốc gia. Nước còn là chất mang năng lượng, chất
mang vật liệu và đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, thực hiện các
chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.
Nhờ có nước, sự sống trên trái đất được hình thành, tồn tại và phát triển
từ xưa cho đến nay. Nó chính là nguồn gốc của sự sống. Do đó, việc bảo vệ ,
sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước là vô cùng quan trọng.
1.1 Khái niệm về ô nhiễm nước
Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của
sự hủy hoại môi trường tự nhiên do ý thức của con người trong xã hội ngày
càng phát triển. Môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm. Các nguồn ô nhiễm từ
đất, không khí đều có thể làm nước bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến đời sống
của người và các sinh vật khác.
Do sự đồng nhất của môi trường nước, các chất gây ô nhiễm gây tác
động lên toàn bộ sinh vật ở dưới dòng nước, đôi khi cả đến vùng ven bờ và
vùng khơi của biển.
1.2 Nguyên nhân ô nhiễm nước
Ô nhiễm các nguồn nước có thể xảy ra do ô nhiễm tự nhiên và ô nhiễm
nhân tạo.
Ô nhiễm tự nhiên là do quá trình phát triển và chết đi của các loài thực
vật, động vật có trong nguồn nước, hoặc là do nước mưa rửa trôi các chất gây
ô nhiễm từ trên mặt đất chảy vào nguồn nước.
Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là do nước thải sinh hoạt, nông nghiệp và
công nghiệp vào nguồn nước.
Trang 3


Nhóm 05

Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

1.3 Dấu hiệu đặc trưng của nguồn nước bị ô nhiễm
Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau đây:
 Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm
xuống đáy nguồn.
 Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ…)
 Thay đổi thành phần hoá học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ và
vô cơ, xuất hiện các chất độc hại…)
 Lượng oxy hoà tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hoá
để oxy hoá các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
 Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng, xuất hiện các loài gây
bệnh. Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thuỷ sinh vật và
việc sử dụng nguồn nước vào mục đích cấp nước hoặc mỹ quan môi trường
xung quanh.
1.3.1 Tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam
Nước ta có nền công nghiệp phát triển chưa mạnh, các khu công nghiệp
và các đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều
nơi, với các mức độ nghiêm trọng khác nhau.
- Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, dùng để tưới lúa và
hoa màu. Việc sử dụng nông dược và phân bón hoá học càng làm ô nhiễm
môi trường nông thôn.
- Công nghiệp cũng là một trong những nguồn làm ô nhiễm nước nghiêm
trọng, mỗi ngành có một loại nước thải khác nhau. Như khu công nghiệp Thái
Nguyên thải nước, làm nước Sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên
chiều dài hàng chục cây số; khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn
mét khối nước thải của nhà máy hoá chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt… xuống
Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể; khu công nghiệp Biên Hoà và

TP.HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm
bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận.
- Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do tăng
dân số và các đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của
các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các
đô thị ở nước ta.
Trang 4


Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

1.3.2 Phân loại ô nhiễm nước
 Ô nhiễm sinh học của nước
 Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ
 Ô nhiễm do các chất hũu cơ tổng hợp
 Ô nhiễm vật lý
1.4 Biện pháp khắc phục
Có các biện pháp khoa học để xử lý nước thải trước khi được đưa ra
ngoài môi trường như:
1.4.1 Phương pháp lý học
 Song chắn rác (Bar racks)
 Bể lắng cát (Grit-Chamber)
 Khuấy trộn (Mixing devices)
 Bể lắng sơ cấp (primary sedimentation tank)
 Bể keo tụ và tạo bông cặn (Coagulation and Floculation)
 Bể tuyển nổi (Floatation - chamber)
1.4.2 Phương pháp hóa học

 Trung hòa nước thải
 Phương pháp kết tủa
 Phương pháp oxy hoá khử
 Phương pháp quang xúc tác
 Phương pháp hấp phụ
 Khử trùng
1.4.3 Phương pháp sinh học
1.4.3.1 Xử lý nước thải bằng cánh đồng lọc
Xử lý nước thải bằng phương pháp cánh đồng lọc là việc tưới nước thải
lên bề mặt của một cánh đồng với lưu lượng tính toán để đạt được một mức
xử lý nào đó thông qua quá trình lý hóa và sinh học tự nhiên của hệ đất - nước
- thực vật của hệ thống. Ở các nước đang phát triển, diện tích đất còn thừa

Trang 5


Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

thải, giá đất còn rẻ. Do đó, việc xử lý nước thải bằng phương pháp cánh đồng
lọc được coi như là một biện pháp rẻ tiền.
Xử lý nước thải bằng cánh đồng lọc đồng thời có thể đạt được ba mục
tiêu:


Xử lý nước thải




Tái sử dụng các chất dinh dưỡng có trong nước thải để sản xuất



Nạp lại nước cho các túi nước ngầm

So với các hệ thống nhân tạo thì việc xử lý nước thải bằng cánh đồng lọc
cần ít năng lượng hơn. Xử lý nước thải bằng cánh đồng lọc cần năng lượng để
vận chuyển và tưới nước thải lên đất, trong khi xử lý nước thải bằng các biện
pháp nhân tạo cần năng lượng để vận chuyển, khuấy trộn, sục khí, bơm hoàn
lưu nước thải và bùn... Do ít sử dụng các thiết bị cơ khí, việc vận hành và bảo
quản hệ thống xử lý nước thải bằng cánh đồng lọc dễ dàng và ít tốn kém hơn.
Tuy nhiên, việc xử lý nước thải bằng cánh đồng lọc cũng có những hạn chế
như: cần một diện tích đất lớn, phụ thuộc vào cấu trúc đất và điều kiện khí
hậu.
1.4.3.2 Sử dụng thực vật thủy sinh
Một số loại thực vật thủy sinh được sử dụng để sử lý nước thải đạt kết
quả cao như bèo lục bình, các loại đay, lát, cỏ vettiver. Tuy nhiên, muốn áp
dụng được phương pháp này cần một diện tích lớn để trồng thực vật thủy sinh
và hệ thống dẫn nước ra cánh đồng để xử lý.
1.4.3.3 Sử dụng bể lọc sinh học nhỏ giọt
Bể lọc sinh học nhỏ giọt đã được dùng để xử lý nước thải hơn 100 năm.
Bể lọc nhỏ giọt đầu tiên xuất hiện ở Anh năm 1893. Hiện nay, được sử dụng ở
hầu khắp các nước với các trạm xử lý công suất nhỏ. Ở nước ta, bể lọc sinh
học nhỏ giọt đã được xây dựng tại nhà máy cơ khí Hà Nội, xí nghiệp chế biến
thuốc thú y Hà Tây, bệnh viện đa khoa Gia Lâm v.v...
Nước thải được phân phối đều trên bề mặt nguyên liệu lọc (hoạt động
như giá bám cho vi sinh vật) theo kiểu nhỏ giọt hoặc phun tia. Các chủng vi
sinh vật sử dụng để xử lý nước thải được nuôi trên vật liệu lọc trước khi cho

nước thải vào. Lượng không khí cần thiết cho quá trình được cấp vào nhờ quá

Trang 6


Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

trình thông gió tự nhiên qua bề mặt hở phía trên và hệ thống thu nước phía
dưới của bể lọc.

Hình 1: Sơ đồ xử lý nước thải bằng bể lọc sinh học nhỏ giọt
Bể lọc sinh học nhỏ giọt bao gồm: bể lọc vận tốc chậm, bể lọc vận tốc
trung bình và nhanh, bể lọc cao tốc, bể lọc thô (xử lý nước thải sơ bộ trước
giai đoạn xử lý thứ cấp), bể lọc hai pha.
Trong đó, phương pháp bể lọc sinh học ngày càng được sử dụng rộng rãi
và có hiệu quả nhất, thân thiện với môi trường đồng thời chi phí không cao.
1.5 Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn thành phố Đà Lạt
1.5.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thành phố Đà Lạt
Vị trí địa lý:
Đà Lạt là thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm ở khu vực Nam Tây
Nguyên, có diện tích 424km2.
Hiện nay, tọa độ của thành phố được xác định như sau:


Điểm cực bắc: 12o04’ vĩ Bắc




Điểm cực nam: 11o52’ vĩ Bắc



Điểm cực tây: 108o20’ kinh Đông



Điểm cực đông: 108o35’ kinh Đông

Về phía Bắc giáp huyện Lạc Dương; phía Đông và Đông Nam giáp
huyện Đơn Dương; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà, Đức Trọng.
Điều kiện tự nhiên:

Trang 7


Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

Nằm trên cao nguyên Langbiang có độ cao trung bình là 1500m so với
mực nước biển, xung quanh thành phố được bao bọc bởi các dãy núi cho nên
dù ở vùng nhiệt đới gió mùa nhưng khí hậu Đà Lạt mang nhiều nét của vùng
ôn đới, mát mẻ quanh năm, với biên độ nhiệt dao động 16 oC - 27oC; bức xạ
đạt tổng cộng được 114,8 Kcal/cm2/năm; độ ẩm cao nhất là vào mùa mưa trên
85%, nhất là vào các tháng 7, 8, 9 đạt 90 – 92%, mùa nắng dưới 80%.
Đà Lạt có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 4 đến

tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3. Vì Đà Lạt ở xa biển nên ít chịu
ảnh hưởng trực tiếp của bão. Nhiệt độ thấp nhất vào ban đêm và sáng sớm,
hơi nước trong không khí dễ đạt trạng thái bão hòa nên Đà Lạt thường có
sương mù.
1.5.2 Điều kiện thủy văn
Đà Lạt có nguồn nước khá dồi dào và phong phú.
Phần lớn hồ ở Đà Lạt là hồ nhân tạo và phân bố rải rác. Hiện nay, có trên
16 ao hồ lớn nhỏ. Những hồ này góp một phần không nhỏ vào việc tạo cảnh
quan môi trường của thành phố, cũng như các hoạt động công nghiệp, nông
nghiệp tại đây.
Hồ Hoàng Văn Thụ: là một hồ nhỏ nằm giữa 3 đường: Trần Phú, Trần
Lê, Hoàng Văn Thụ. Hồ nằm cách trung tâm thành phố 1 km, góp phần tạo
cảnh quan cho khu vực. Đây cũng là nơi nằm gần hệ thống dẫn nước thải của
các khu dân cư gần đó về nhà máy xử lý nước thải thành phố.
1.5.3 Thực trạng ô nhiễm nước tại Đà Lạt hiện nay
Hiện nay, thành phố Đà Lạt đã có trên 190.000 dân. Trong đó, có hơn
20.000 hộ dân sử dụng hệ thống thoát nước với mực nước thải trung bình
khoảng 80 lít/ngày/đêm/người; nhưng chỉ trên 11.000 hộ dân tại trung tâm
thành phố được đấu nối hệ thống thoát nước hoàn chỉnh và tập trung xử lý tại
nhà máy xử lý. Như vậy, số nước thải còn lại vẫn được thải trực tiếp vào môi
trường mà không qua xử lý, đặc biệt là thải vào các ao hồ, sông, suối,... gây ra
ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, làm nước có màu, gây mùi hôi thối...
Chất lượng nước tại các hồ và suối ở Đà Lạt đang càng ngày càng bị ô
nhiễm trầm trọng bởi nước thải, chủ yếu là do nước thải sinh hoạt, nông
nghiệp, nước thải từ một số cơ sở sản xuất rượu bia, từ các lò mổ gia súc,
bệnh viện đa khoa và một số cơ sở y tế khác,... Đáng chú ý là phân bón, thuốc
Trang 8


Nhóm 05

Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,...Tất cả đều chưa qua quá trình xử lý cục bộ mà
thải trực tiếp vào hệ thống cống rãnh của thành phố. Ngoài ra, còn do sự thiếu
ý thức của một số người dân đã xả rác trực tiếp xuống các sông hồ.
Các chất thải bao gồm cả chất lỏng, chất rắn xả xuống dòng suối, hồ làm
gia tăng bề dày của lớp bùn kỵ khí ở đáy và hai bên bờ kênh, suối. Các lớp
bùn này khi phân hủy kỵ khí sẽ tạo ra các chất khí độc hại có mùi hôi thối như
CH4, NH3, H2S,... Một số chỉ tiêu như: hàm lượng SS, DO, COD, BOD,
Coliform, vi khuẩn hiếu khí cao hơn so với tiêu chuẩn Việt Nam.
Hồ Hoàng Văn Thụ thường xuyên bị ô nhiễm do một lượng lớn nước
thải sinh hoạt từ các khu dân cư xung quanh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người và ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch thành phố.
Môi trường nước ở Đà Lạt còn bị ô nhiễm do các bãi đổ rác và chôn lấp
rác của thành phố. Nước rò rỉ từ những bãi rác này sẽ gây ra ô nhiễm nguồn
nước mặt tiếp nhận. Những khu vực này để lâu ngày nếu gặp mưa thì sẽ tạo ra
hiện tượng rửa trôi và lên men. Nước được tạo ra từ các bãi rác sẽ thấm vào
lòng đất và sẽ ngấm dần qua những vùng đất xung quanh nên gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm. Nước rò rỉ từ các bãi rác bị nhiễm các chất hữu cơ rất nặng
do quá trình hòa tan và phân hủy các loại thực phẩm.
Hiện nay, trước tình hình ô nhiễm nước ngày càng gia tăng gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ và mỹ quan thành phố thì việc bảo vệ, nâng cao ý thức
của người dân, đồng thời tìm ra những biện pháp khắc phục hạn chế ô nhiễm
nước là vô cùng quan trọng và cấp bách, đặc biệt quan trọng đối với một
thành phố du lịch nổi tiếng như Đà Lạt.
1.6 Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá
1.6.1 Chỉ tiêu mùi
Nước giếng ngầm: mùi trứng thối là do có khí H 2S, kết quả của quá trình

phân hủy các chất hữu cơ trong lòng đất và hòa tan vào mạch nước ngầm.
Mùi tanh của sắt và mangan.
Nước mặt (sông, suối, ao hồ): mùi tanh là do sự xuất hiện của các loại
tảo và vi sinh vật. Trong trường hợp này nước thường có màu xanh.
Nước máy: mùi hóa chất khử trùng (clo) còn dư lại trong nước.
Mùi vị khác lạ sẽ gây cảm giác khó chịu khi dùng nước.
Tuỳ theo loại mùi vị mà có cách xử lý phù hợp như dùng hóa chất diệt
tảo trong ao hồ, keo tụ lắng lọc, hấp phụ bằng than hoạt tính,…

Trang 9


Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

1.6.2 Chỉ tiêu màu
Màu vàng của hợp chất sắt và mangan. Màu xanh của tảo, hợp chất hữu
cơ. Nước có độ màu cao thường gây khó chịu về mặt cảm quan. Với các quy
trình xử lý như sục khí ozôn, Clo hóa sơ bộ, keo tụ, lắng lọc có thể làm giảm
độ màu của nước. Cần lưu ý, khi nguồn nước có màu do hợp chất hữu cơ,
việc sử dụng Clo có thể tạo ra chất mới là Trihalomethane có khả năng gây
ung thư.
1.6.3 Chỉ tiêu pH
Giá trị pH của nước được đặc trưng bởi nồng độ ion trong nước, phản
ánh tính chất của nước là trung tính, acid hay kiềm.
Nước tự nhiên thường có độ pH khoảng 4 – 9. Độ kiềm thường do sự có
mặt của muối cacbonat và bicacbonat ở những nguồn nước cứng có liên quan
đến vùng đá vôi hoặc mặn kiềm, nước thải có thể có môi trường do sản phẩm

một số công nghệ như giấy, nhuộm,… hoặc do nước sinh hoạt đô thị. Độ acid
thường do phản ứng tạo thành acid từ đất (sự thủy phân nhôm sunfat của đất
phèn), do quá trình rửa trôi và một số trường hợp do ảnh hưởng của nước thải
công nghiệp hoặc độ acid của nước mưa.
pH là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng nước và mức độ ô nhiễm
nước. Sự thay đổi giá trị pH làm thay đổi các quá trình hòa tan hoặc keo tụ,
làm tăng, giảm vận tốc của các phản ứng xảy ra trong nước, làm mềm nước,
kiểm soát ăn mòn và sự phát triển của vi sinh vật. Chính vì thế đây là yếu tố
không thể thiếu trong khảo sát môi trường nước.
1.6.4 Chỉ tiêu DO (Dissovel oxygen)
Một trong những chỉ tiêu quan trọng của nước là hàm lượng oxy hòa tan
(DO), vì oxy không thể thiếu được với tất cả sinh vật sống trên cạn cũng như
dưới nước. Nó duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cho sự sinh
trưởng, sinh sản và tái sản xuất.
Các nguồn nước mặt do có bề mặt thoáng tiếp xúc trực tiếp với không
khí nên thường có lượng oxy hòa tan cao. Quá trình quang hợp và hô hấp của
các loài thủy sinh cũng làm thay đổi hàm lượng oxy hòa tan trong mặt nước.
Các nguồn nước ngầm thường có hàm lượng oxy hòa tan thấp do các phản
ứng oxy hóa khử xảy ra trong lòng đất tiêu thụ nhiệt oxy. Khi thải các chất
thải sử dụng oxy vào các nguồn nước, quá trình oxy hóa chúng sẽ làm giảm
nồng độ oxy hòa tan trong nước có thể đe dọa sự sống của các loài thủy sinh.
Oxy hòa tan trong nước rất cần cho sinh vật hiếu khí. Nguồn oxy hòa tan
trong nước chủ yếu được đưa vào từ không khí qua mặt thoáng của khối nước
trao đổi với không khí.
Trang 10


Nhóm 05
Lớp CSK31


Báo cáo thực tập chuyên đề

Bình thường, oxy hòa tan trong nước khoảng 2 – 6 mg/l, chiếm 70 –
80% khi bão hòa. Mức oxy hòa tan trong nước tự nhiên và nước thải phụ
thuộc vào mức độ ô nhiễm chất hữu cơ, hoạt động thủy sinh, các hoạt động
sinh hóa, hóa học, vật lý của nước. Trong môi trường nước bị ô nhiễm nặng,
oxy được dùng nhiều cho các quá trình hóa sinh, dẫn đến thiếu oxy. Chính vì
thế DO là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm dòng chảy
và phân giải các hợp chất hữu cơ trong nước.
1.6.5 Chất rắn lơ lửng SS (Suspended solid)
Hàm lượng chất rắn trong nước tồn tại ở dạng lơ lửng và dạng hòa tan do
các chất rửa trôi từ đất, sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ,
động thực vật và do ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt và công nghiệp.
Các nguồn nước cấp có hàm lượng chất rắn cao thường có vị và có thể
tạo nên các phản ứng lý học không thuận lợi. Hơn nữa, hàm lượng chất rắn lơ
lửng cao còn gây ảnh hưởng cho việc kiểm soát quá trình xử lý nước thải.
Chất rắn lơ lửng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước, làm tăng độ đục,
giảm khả năng đâm xuyên của ánh sáng, làm giảm hàm lượng oxy hòa tan,
gây khó khăn cho việc lọc khi xử lý.
1.6.6 Chỉ tiêu nhu cầu oxy sinh hóa BOD ( Biochemical oxygen demand)
BOD là lượng oxy cần thiết cung cấp để vi khuẩn phân hủy các chất hữu
cơ trong điều kiện hiếu khí.
Trong nước, khi xảy ra quá trình oxy hóa sinh học thì các vi sinh vật sử
dụng oxy hòa tan. Vì vậy, việc xác định tổng lượng oxy hòa tan cần thiết cho
quá trình phân hủy sinh học là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá ảnh hưởng
của dòng chảy đối với nguồn nước.
Đây là một đại lượng để đánh giá mức độ ô nhiễm (về mặt chất hữu cơ
và vi sinh vật của nước), thường được xác định với các nguồn nước thải, nước
nhiễm bẩn, nước sông ngòi. Chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu
cơ có khả năng phân hủy sinh học ô nhiễm trong nước càng cao.

1.6.7 Chỉ tiêu nhu cầu oxy hóa học COD ( Chemical oxygen demand)
Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa
học các chất hữu cơ trong mẫu thành CO2 và H2O.
Nhu cầu oxy hóa học (COD) dùng để đánh giá tổng quát chất lượng
nguồn nước. Giá trị COD phản ánh toàn bộ các chất hữu cơ có thể bị oxy hóa
bằng các tác nhân hóa học có trong nước thải và sự ô nhiễm của nước tự
nhiên, thậm chí cả một ít các chất vô cơ. Vì thế mà phân tích giá trị COD của
nguồn nước là vô cùng quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn
nước.

Trang 11


Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

1.6.8 Chỉ tiêu coliform tổng
Coliform tổng cộng là những trực khuẩn đường ruột Gram (-) hiếu khí
hoặc kị khí tùy ý, không có nha bào, có khả năng lên men đường lastose sinh
hơi, sinh acid ở nhiệt độ 35 – 370C trong 24 – 48h. Những vi khuẩn này có thể
tồn tại ở trong ruột người, súc vật và cả ngoại cảnh gồm các loài sau: E.coli,
Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella.
Sự có mặt của các vi sinh vật này chỉ ra rằng nước đã bị ô nhiễm phân,
có nghĩa là có vi trùng gây bệnh đường ruột trong nước và ngược lại. Chúng
xâm nhập vào nước từ môi trường xung quanh, từ các nguồn nước thải, rác,…
hoặc sống và phát triển trong nước.
1.6.9 Chỉ tiêu E.coli
Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và

các loài thủy vi sinh khác. Tùy theo tính chất, các loại vi sinh trong nước có
thể vô hại hoặc có hại. Nhóm có hại bao gồm các loại vi trùng gây bệnh, các
loài rong rêu, tảo…Nhóm này cần phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng.
Các vi trùng gây bệnh như lỵ, thương hàn, dịch tả…thường khó xác định
chủng loại. Trong thực tế, hóa nước thường xác định chỉ số vi trùng đặc
trưng. Trong chất thải của người và động vật luôn có loại vi khuẩn E.Coli sinh
sống và phát triển. Sự có mặt của E.Coli trong nước chứng tỏ chứng tỏ nguồn
nước đã bị ô nhiễm bởi phân rác, chất thải của người và động vật và như vậy
cũng có khả năng tồn tại các loại vi trùng gây bệnh khác.
Số lượng E.Coli nhiều hay ít tùy thuộc mức độ nhiễm bẩn của nguồn
nước. Đặc tính của khuẩn E.Coli là khả năng tồn tại cao hơn các loại vi
khuẩn, vi trùng gây bệnh khác nên nếu sau khi xử lý nước, nếu trong nước
không còn phát hiện thấy E.Coli thì điều đó chứng tỏ các loại vi trùng gây
bệnh khác đã bị tiêu diệt hết. Mặt khác, việc xác định số lượng E.Coli thường
đơn giản và nhanh chóng nên loại vi khuẩn này thường được chọn làm vi
khuẩn đặc trưng trong việc xác định mức độ nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh
trong nước.
Người ta phân biệt trị số E.Coli và chỉ số E.Coli. Trị số E.Coli là đơn vị
thể tích nước có chứa một vi khuẩn E.Coli. Chỉ số E.Coli là số lượng vi khuẩn
E.Coli có trong 1 lít nước. Tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt ở các nước tiên
tiến quy định trị số E.Coli không nhỏ hơn 100 mL, nghĩa là cho phép chỉ có 1

Trang 12


Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề


vi khuẩn E.Coli trong 100 mL nước (chỉ số E.Coli tương ứng là 10). TCVN
qui định chỉ số E.Coli của nước sinh hoạt phải nhỏ hơn 20.

CHƯƠNG II
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu, vị trí và thời gian lấy mẫu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nước của hồ Hoàng Văn Thụ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
2.1.2 Vị trí lấy mẫu
Lấy tại 5 vị trí:






Vị trí 1: Ở giữa hồ
Vị trí 2: miệng cống vào 1
Vị trí 3: miệng cống vào 2
Vị trí 4: miệng cống ra (khi nước trong hồ quá cao)
Vị trí 5: cuối hồ

2.1.3 Thời gian lấy mẫu
Gồm 2 đợt lấy mẫu:
 Đợt 1: từ 8h00 – 9h00, ngày 20/07/2010
Trời trong xanh, nắng, gió nhẹ, chiều hôm trước có mưa.
 Đợt 2: từ 7h30 – 8h30, ngày 24/07/2010
Trời nhiều mây, gió nhẹ, nắng yếu, ngày và đêm hôm trước có mưa.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu

Mẫu nước được lấy theo phương pháp lấy mẫu tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN 5999 – 1995). Mẫu nước được đánh giá phải chọn phương pháp phân
tích thích hợp phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu và hàm lượng của các hợp
phần cần xác định.
 Lấy mẫu nước phải đại diện cho toàn bộ địa điểm nghiên cứu.
 Thể tích mẫu nước cần phải đủ để phân tích các chỉ tiêu đặt ra.
 Việc lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu cần được thực hiện đảm bảo
để không làm thay đổi hàm lượng của các cấu tử cần xác định.

Trang 13


Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

 Dùng các chai bằng thủy tinh trong suốt, không màu, bền về mặt hóa
học hoặc các bình bằng Polyetylen, các bình đựng mẫu cần có nút đậy chắc
kín.
 Độ sâu lấy mẫu từ 20 – 30 cm.
 Các thông số dễ thay đổi trong quá trình vận chuyển, bảo quản với
thời gian lâu như nhiệt độ, pH, DO,… được tiến hành ngay tại thời điểm lấy
mẫu.
 Mẫu lấy về phải tiến hành phân tích ngay, nếu chưa kịp phân tích sẽ
bảo quản ở nhiệt độ từ 2 – 40C.
2.2.2 Phương pháp xác định chỉ tiêu pH
Chỉ tiêu pH của nguồn nước được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN 5942 – 1995).
Độ pH của các mẫu nước cần được xác định tại nơi lấy mẫu bằng thiết bị

đo pH: máy pH 315i/SET; Hãng WTW; Order No 2A 10 – 1012; made in
Germany.
Cách đo: Lấy một lượng mẫu nhất định cho vào dụng cụ chứa mẫu. Rửa
điện cực bằng nước cất, sau đó nhúng điện cực vào mẫu nước, để ổn định và
ghi kết quả đo được.
2.2.3 Phương pháp xác định chỉ tiêu DO (Dissolved oxygen)
Chỉ tiêu oxy hòa tan (DO) trong nước thải được xác định ngay tại vị trí
lấy mẫu bằng thiết bị đo DO: Máy Oxi 330i/SET; Order No 2B 20 – 0011;
Made in Germany.
Cách đo: Lấy một lượng mẫu nước nhất định, cho vào dụng cụ chứa
mẫu. Nhúng điện cực vào mẫu nước cần đo, giữ điện cực ổn định khoảng 3 -5
phút rồi tiến hành ghi kết quả đo được. Sau khi đo xong phải rửa điện cực
bằng nước cất để tránh sai số khi đo các mẫu tiếp theo.
2.2.4 Phương pháp xác định chất rắn lơ lửng SS (Supended solid)
Hàm lượng huyền phù (chất rắn lơ lửng) được xác định theo tiêu chuẩn
Việt Nam (TCVN 5942 – 1995).
Hàm lượng chất rắn lơ lửng được xác định bằng cách cân lượng vật chất
lưu lại trên miếng giấy lọc.
Các bước tiến hành chính:

Trang 14


Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

- Sấy giấy lọc ở 1050C trong 24h.
- Cân từng miếng giấy lọc bằng cân phân tích 4 chữ số.

- Lọc 1 thể tích mẫu nước (ml) qua giấy lọc đã xác định khối lượng.
- Dùng kẹp lấy giấy lọc ra, đưa vào sấy ở 1050C trong 24h.
- Xác định khối lượng trước và sau lọc bằng cân phân tích.
Tính kết quả:
SS (mg/l) = (F-T)/V
Trong đó:
F là khối lượng sau của giấy lọc và phần vật chất lọc được (mg)
T là khối lượng ban đầu của miếng giấy lọc (mg)
V là thể tích mẫu nước (ml)
2.2.5 Phương pháp xác định nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD)
(BOD = Biochemical oxygen demand)
BOD5 là nhu cầu oxy sinh hóa trong 5 ngày được xác định bằng phương
pháp nuôi cấy và pha loãng theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6001 – 1995)
Phương pháp xác định BOD: Là xác định sự sai khác DO của mẫu song
song: một mẫu trước khi có hoạt động của vi sinh vật và một mẫu sau khi có
sự hoạt động của vi sinh vật.
- Chuẩn bị dung dịch pha loãng: nước pha loãng được chuẩn bị ở một
chậu to, rộng miệng bằng cách thổi không khí sạch ở 200C vào nước cất và
sục khí cho đến khi bão hòa oxy. Sau đó, thêm 1ml dung dịch đệm photphat,
1ml dung dịch magie sunfat, 1 ml canxi clorua và 1ml FeCl 3, định mức đến 1
lít bằng nước cất.
- Trung hòa mẫu nước phân tích đến pH=7 bằng H 2SO4 1N hay NaOH
1N.
- Pha loãng mẫu nước trước khi xác định bằng nước hiếu khí đã chuẩn bị
trước với các hệ số 25 – 100% đối với những mẫu nước cần phân tích. Khi
pha loãng cần tránh oxy bị cuốn theo.

Trang 15



Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

- Sau khi pha loãng xong, cho mẫu nước trong 2 chai để xác định BOD,
đóng kín nút chai. Một chai dùng để ủ 5 ngày ở nơi tối tại nhiệt độ 20 0C. Một
chai dùng để xác định DO ban đầu trong mẫu đã pha loãng.
Tính kết quả:
Lượng BOD được tính theo mg O2/ml

Trong đó:
D1 là lượng oxy hòa tan (mg/l) của dung dịch mẫu đã pha loãng sau 15
phút.
D2 là lượng oxy hòa tan (mg/l) trong mẫu sau 5 ngày đã ủ ở 200C.
P là hệ số pha loãng được tính như sau:

2.2.6 Phương pháp xác định nhu cầu oxy hóa học (COD)
COD ( Chemical oxygen demand) là thông số quan trọng để khảo sát,
đánh giá hiện trạng ô nhiễm và xác định hiệu quả các công trình xử lý nước.
Nguyên lý: lượng oxy tiêu tốn cho quá trình oxy hóa hóa học các chất
hữu cơ tương đương với hàm lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hóa, được xác
định bằng cách sử dụng một chất oxy hóa hóa học mạnh trong môi trường
acid, chất hay dùng là K2Cr2O7.
K2Cr2O7 + chất hữu cơ + H+  CO2 + H2O + Cr3+ + 2K+
Lượng bicromat dư được chuẩn độ bằng dung dịch muối FAS và sử
dụng Ferroin làm chất chỉ thị, điểm kết thúc chuẩn độ khi dung dịch chuyển
từ màu xanh lam sang màu đỏ nhạt.
Cr2O72- + Fe2+ + H+ = Cr3+ + Fe3+ + H2O
Phương pháp xác định: phương pháp đun hoàn lưu kín

Các bước tiến hành:
- Rửa ống COD và nút bằng dung dịch H2SO4 20% trước khi sử dụng.
- Chọn thể tích mẫu và hóa chất với kích thước ống là 16 x 100 (mm)
Trang 16


Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

V mẫu (ml)

V dd K2Cr2O7
(ml)

V H2SO4 (ml)

V tổng cộng
(ml)

2.5

1.5

3.5

7.5

- Cho vào ống COD V(ml) mẫu, dung dịch K2Cr2O7 0.1N và dung dịch

H2SO4 có chứa Ag2SO4 theo thể tích trong bảng trên, làm tương tự với 2 mẫu
trắng (hay mẫu bằng nước cất).
- Nung mẫu ở nhiệt độ 150 0C trong 2 giờ ( nung kèm theo một ống mẫu
trắng).
- Để nguội đến nhiệt độ phòng, đổ ra erlen, thêm 2 giọt chỉ thị ferroin.
- Định phân mẫu bằng dung dịch ferrous ammonium sulfate FAS 0,1N.
Kết thúc phản ứng khi dung dịch chuyễn từ màu xanh lục sang nâu đỏ. Tương
tự định phân mẫu trắng đun và không đun.
Tính kết quả:

Trong đó:
Vd là thể tích FAS chuẩn độ mẫu nước cất có đun (ml)
Vm là thể tích FAS chuẩn độ mẫu nước cần phân tích (ml)
CN là nồng độ đương lượng của FAS; CN = (3 x 0,1)/ V0d
Vmẫu là thể tích dung dịch mẫu (ml)
V0d là thể tích FAS chuẩn độ mẩu nước cất không đun (ml)
2.2.7 Phương pháp xác định chỉ tiêu coliform tổng
Phương pháp xác định
Để xác định tổng số coliform sử dụng phương pháp MPN (Most
probable number). Kỹ thuật này áp dụng cho 9 ống nghiệm bằng phương
pháp lên men nhiều ống nghiệm theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6157 –
1996).
Môi trường: môi trường tổng hợp Lauryl sulphate broth (LSB), môi
trường tổng hợp Brilliant bile Borth (BGB) hãng Merck.
Trang 17


Nhóm 05
Lớp CSK31


Báo cáo thực tập chuyên đề

Các bước tiến hành
Tùy theo mức độ ô nhiễm, độ đậm đặc của mẫu mà ta có thể pha loãng
thành nhiều dãy nồng độ khác nhau.
Độ pha loãng sử dụng ở đây là: 10-3, 10-4, 10-5
Sau đó, ở mỗi mẫu, mỗi nồng độ pha loãng cấy vào 3 ống canh thang
LSB, mỗi ống cấy 1ml ở các nồng độ pha loãng liên tiếp.
Đem các ống đã cấy ủ ở 370C trong 24 – 48h.
Sau khi ủ đủ thời gian, lấy ra xác định tổng số coliform bằng cách kiểm
tra sự sinh hơi trên các ống.
Cách đọc kết quả:
Các ống (+): làm đục môi trường, sinh hơi trong ống Durham
Các ống (-): giữ nguyên màu môi trường, không sinh hơi trong ống
Durham
+ Tiếp theo, để kiểm tra, khẳng định lại kết quả dương tính, sự sinh hơi
trên ống, ta dùng que cấy vô trùng lấy vi khuẩn chuyển sang các ống nghiệm
chứa sẵn môi trường BGB.
+ Ủ ở 370C trong 48h ± 2h.
+ Lấy ra, đọc, khẳng định lại kết quả.
+ Từ kết quả thu được, tra bảng chỉ số MPN dùng cho loạt 3 ống nghiệm
ở 3 nồng độ pha loãng liên tiếp, ta tính được Coliform tổng cộng.
2.2.8 Phương pháp xác định chỉ tiêu E.coli
Sử dụng phương pháp petrifilm. Cách làm như sau:
+ Dùng pippet lấy 1ml mẫu cho vào màng petrifilm.
+ Nuôi trong tủ sấy UM400 - MEMMERT ở nhiệt độ 37 0C, trong thời
gian 24h.
+ Lấy ra và đọc kết quả trên máy đếm khuẩn lạc Stuart Scientific.
2.2.9 Phương pháp xử lý mẫu bằng biện pháp sinh học
Sử dụng 2 chế phẩm:


Trang 18


Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

2.2.9.1 Chế phẩm Biozeo
Thành phần:
Bacillus megaterium

≥ 106 CFU

Bacillus licheniformis

≥ 106 CFU

Bacillus subtilis

≥ 106 CFU

Nitrobacter spp

≥ 106 CFU

Nitrosomonas spp

≥ 106 CFU


Zeolite vừa đủ

1 gram

Tác dụng:
- Giảm độ đục của ao nuôi, ổn định màu nước và pH của môi trường
nước.
- Hấp phụ và khử các khí độc như H 2S, NH3, NO2,… tạo môi trường
sạch cho ao nuôi.
- Phân hủy các chất hữu cơ, thức ăn dư thừa trong ao.
- Ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh.
2.2.9.2 Chế phẩm Elacmen
Thành phần:
Lactobacillus acidophilus

≥ 106 CFU

Lactobacillus sporogenes

≥ 106 CFU

Saccharomyces cerevisiae

≥ 106 CFU

Bacillus subtilis

≥ 106 CFU


Tá dược vừa đủ

1 gram

Tác dụng:
- Phòng và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,
ỉa phân sống, ăn không tiêu… của tôm cá.
- Kích thích tôm, cá ăn nhiều, hấp thụ tốt thức ăn, tăng cường miễn dịch
cho cơ thể.
- Cân bằng những rối loạn hệ vi sinh đường ruột và môi trường nuôi
trồng; đồng thời ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây hại.

Trang 19


Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

2.3 Mô hình xử lý nước thải bằng phương pháp sử dụng bể lọc sinh học
Cơ sở để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là quá trình chuyển
hoá vật chất, quá trình tạo cặn lắng và quá trình tự làm sạch nguồn nước của
các vi sinh vật dị dưỡng và tự dưỡng có trong tự nhiên nhờ khả năng đồng
hoá được rất nhiều nguồn cơ chất khác nhau có trong nước thải.
Dựa vào quy trình xử lý nước thải sinh hoạt của nhà máy xử lý nước
thải thành phố Đà Lạt. Chúng tôi đã thiết kế mô hình xử lý nước thải với quy
mô phòng thí nghiệm.

Hình 2: Mô hình xử lý nước thải

Bể chứa nước đầu vào
Được cấu tạo bằng nhựa, cách đáy 5cm thiết kế 1 van điều chỉnh lưu
lượng, nước đầu vào được đưa tới bể lọc cơ học nhờ hệ thống dây dẫn,
khoảng cách từ vòi phun đến bề mặt vật liệu là 15cm.
Bể lọc cơ học
Được cấu tạo từ thủy tinh: cao 70cm, đáy hình vuông 20x20cm. Cách bề
mặt đáy 5cm được thiết kế hệ thống ống, trên ống có gắn van điều chỉnh lưu
lượng.
Trong bể có chứa các lớp vật liệu lọc
 Lớp thứ nhất: là lớp đá sỏi dày 10cm,kích thước sỏi khoảng 1x2cm,
1.5x2cm, 1x1cm.
Trang 20


Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

 Lớp thứ hai : là lớp cát dày 20cm.
 Lớp thứ ba : là lớp than củi dày 10cm.
 Lớp thứ tư : là lớp cát dày 10cm.
 Lớp thứ năm : là lớp đá sỏi dày 10cm, kích thước sỏi khoảng
1x2cm, 1.5x2cm, 1x1cm.
Nước thải được phân phối đều, sau khi tiếp xúc vật liệu tạo thành các hạt
nhỏ chảy thành màng nhỏ luồng qua khe hở vật liệu lọc.
Ở bề mặt vật liệu lọc và các khe hở giữa chúng, các cặn bẩn được giữ lại,
đặc biệt là các chất rắn không hòa tan, tảo… Qua đó làm tăng độ cảm quan
cho nước, các giá trị như độ đục, màu, mùi được cải thiện rõ rệt.
Hệ thống ống nhỏ giọt:

Được cấu tạo bằng ống polymer, thiết kế theo hình xoắn ốc, trên ống có
đục các lỗ nhỏ tạo hệ thống nhỏ giọt, được đặt cách vật liệu lọc của bể lọc
sinh học 3cm.
Hệ thống này dẫn nước từ bể lọc cơ học xuống bể lọc sinh học, trên dây
có thiết kế các van điều chỉnh lưu lượng.
Bể lọc sinh học
Được cấu tạo bằng thủy tinh, hình trụ tròn cao 35cm, đường kính 20cm,
cách bề mặt đáy 1cm được thiết kế hai đường ống đối diện nhau, một ống
nước ra, ống đối diện được nối với máy sục khí. Trong bình, ống sục khí được
chia làm ba ngả đầu ống có gắn với ba thiết bị sục khí. Tạo lượng oxy cần
thiết để cung cấp oxy cho vi sinh vật oxy hoá các hợp chất hữu cơ.
Trong bể có chứa các lớp vật liệu :
Lớp thứ nhất: là lớp đá cuội mỏng được dàn đều trên bề mặt để giữ chặt
các lớp vật liệu dưới vừa có tác dụng làm giá thể cho vi sinh vật.
Lớp thứ hai : bao gồm hai lớp vật liệu được cấu tạo từ polymer được xếp
xen kẽ với nhau. Lớp ống polymer có các khe ăn sâu vào lòng nhằm tăng diện
tích tiếp xúc, lớp này dày khoảng 5cm được xếp xen với lớp lưới polymer,
mắt lưới 1mm. Đây là giá thể để vi sinh vật bám vào.
Lớp thứ ba: là lớp đá cuội mỏng được xếp dưới cùng.
Ao hồ sinh học:
Được cấu tạo bằng thủy tinh, cao 30cm đáy hình vuông 30x30cm, cách
bề mặt đáy 2cm đước thiết kế một ống nước ra, phía đối diện được thiết kế hai
ống sục khí.

Trang 21


Nhóm 05
Lớp CSK31


Báo cáo thực tập chuyên đề

Toàn bộ hệ thống được sắp xếp theo kiểu bậc thang với độ dốc phù hợp,
tạo áp lực để nước dễ lưu thông. Lưu lượng xử lý mổi ngày của hệ thống theo
quy mô phòng thí nghiệm là 10 lít/ngày

Trang 22


Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, mùi)
Nước trước xử lý có màu xanh cỏ úa, do nước hồ chứa một lượng tảo lớn
phát triển và các chất thải sinh hoạt đổ vào.
Nước có mùi hôi tanh. Sau khi xử lý qua bể lọc cơ học, nước trong hơn,
mùi nhẹ hơn nhưng vẫn còn một lượng nhỏ tảo. Do phần lớn tảo đã được các
vật liệu lọc cơ học giữ lại và bị khử bớt mùi.
Nước đầu ra trong và không còn mùi. Khi nước qua bể lọc sinh học, các
vi sinh vật trên màng lọc có tác dụng ức chế, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và
phân giải các chất hữu cơ.
3.2 Chỉ tiêu pH
Giá trị pH trước và sau khi xử lý bằng mô hình bể lọc sinh học được thể
hiện qua đồ thị 1

Đồ thị 1: Giá trị pH trước và sau khi xử lý

Qua 2 đợt khảo sát ở 5 vị trí lấy mẫu, giá trị pH dao động trong khoảng
6,49 – 7,53, biên độ dao động là 1,04 đơn vị. Tuy nhiên, sự dao động giữa các
vị trí lấy mẫu không cao, chứng tỏ pH ở khu vực này khá ổn định. Giá trị pH
trung bình chung của khu vực khảo sát đạt 7,20 nằm trong giới hạn TCVN
loại A (TCVN 5942 – 1995). Điều này chứng tỏ khu vực nước khảo sát ít bị ô
nhiễm bởi các tác nhân hóa học.
Trang 23


Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

Nước đầu vào có pH tương đối cao, do chứa một lượng lớn rong, tảo là
nguyên nhân làm tăng pH của nước. Sau đó, pH giảm do các vật liệu lọc trong
bể lọc cơ học đã giữ lại lượng rong, tảo và giảm hàm lượng các chất ô nhiễm.
Cuối cùng, các loại vi sinh vật được sử dụng trong bể lọc sinh học có tác dụng
ổn định pH, đưa pH về mức 7.36.
3.4 Chỉ tiêu DO
Hàm lượng oxy hòa tan của các khu vực khảo sát được thể hiện qua đồ
thị 2

Đồ thị 2: Giá trị DO trước và sau khi xử lý
Qua kết quả ở đồ thị 2, cho thấy, hàm lượng oxy hòa tan ở nước đầu vào
thấp dưới tiêu chuẩn loại B (TCVN 5942 – 1995). Điều này chứng tỏ, nguồn
nước trong hồ bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ. Đồng thời, thời gian lấy mẫu
vào mùa mưa nên có sự xáo trộn chất hữu cơ ở lớp đáy hồ làm gia tăng hàm
lượng các chất hữu cơ và mật độ vi sinh vật trong nước lúc này khá cao , vì
thế các vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ trong nước cần phải tiêu thụ

nhiều oxy hơn, làm cho lượng oxy hòa tan thấp.
Nước qua bể lọc cơ học, hàm lượng DO tăng lên đạt tiêu chuẩn loại B
(TCVN 5942 – 1995), do các chất hữu cơ trong nước đã bị giữ lại bởi các vật
liệu lọc. Ngoài ra, trong quá trình lọc có hòa tan thêm một lượng oxy không
khí bên ngoài.
Nước đầu ra, hàm lượng DO tăng lên đáng kể. Do bể lọc sinh học được
thiết kế với nhiều loại giá thể có bề măt tiếp xúc lớn; bên cạnh đó, với điều
kiện sục khí liên tục tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật trong chế

Trang 24


Nhóm 05
Lớp CSK31

Báo cáo thực tập chuyên đề

phẩm đã bổ sung hoạt động mạnh làm hàm lượng DO tăng. Tuy nhiên vẫn
nằm trong tiêu chuẩn loại B (TCVN 5942 – 1995).
3.5 Chất rắn lơ lửng SS
Kết quả phân tích hàm lượng chất rắn lơ lửng trước và sau khi xử lý
được thể hiện qua đồ thị 3

Đồ thị 3: Hàm lượng SS trước và sau xử lý
Qua kết quả ở đồ thị 3, ta nhận thấy hàm lượng chất rắn lơ lửng ở nước
đầu vào là 113 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn loại B (TCVN 5942 – 1995). Do hồ
tương đối cạn, làm cho khả tăng tự lắng của chất rắn giảm, tích lũy nhiều chất
hữu cơ; đồng thời có sự phát triển mạnh của tảo khắp mặt hồ, làm giảm khả
năng đâm xuyên của ánh sáng nên làm tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng.
Nước qua bể lọc cơ học, hàm lượng chất rắn lơ lửng đã giảm đáng kể,

đạt giới hạn cho phép của tiêu chuẩn B (TCVN 5942 – 1995). Do một lượng
lớn tảo, các chất rắn lơ lửng đã được các vật liệu lọc giữ lại và hấp phụ.
Nước đầu ra, hàm lượng chất rắn lơ lửng giảm mạnh còn 14 mg/l, đạt
tiêu chuẩn A (TCVN 5942 – 1995). Các vi sinh vật trong chế phẩm đã phân
giải các chất rắn lơ lửng. Đồng thời, quá trình sục khí liên tục làm tăng khả
năng phân giải của vi sinh vật.

Trang 25


×