Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đổi mới phương pháp dạy phân môn Tiếng việt ở trung học sơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.82 KB, 21 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Đổi mới phương pháp dạy phân môn
Tiếng việt ở THCS

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1


1. Lời giới thiệu:
Chương trình môn Ngữ Văn Trung học cơ sở (THCS) được xây dựng theo
tinh thần tích hợp khá cao, không chỉ chú trọng nội dung mà còn phục vụ tích
cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Vì thế sách giáo khoa của môn học
này có những thay đổi lớn so với sách giáo khoa trước đây.
Cấu trúc lại nội dung và phương pháp theo tinh thần tích hợp: ba phân môn
(văn học, tiếng việt, tập làm văn). Trước mắt danh giới rạch ròi giữa ba phân
môn ấy sẽ không còn nữa. Theo quan điểm tích hợp triệt để, “Tam vị” phải
hướng tới, hoà vào “nhất thể” tức phải thực sự sát nhập vào một, gắn bó với
nhau, dựa vào nhau và làm sáng tỏ cho nhau.
Tích hợp là một vấn đề rất lớn không riêng gì đối với môn ngữ văn. tuy
nhiên Tiếng Việt là một bộ phận của môn Ngữ Văn mang tính ứng dụng. Việc
dạy Tiếng Việt gắn với văn bản vừa làm cho học sinh hiểu văn bản một cách sâu
sắc, khoa học hơn, vừa làm cho bản thân việc dạy Tiếng việt đỡ khô khan, nặng
nề, giảm được tính hàn lâm kinh viện, tránh được nguy cơ sa vào dạy lý thuyết
ngôn ngữ mà tăng cường luyện tập, thực hành.
Tính ưu việt trong việc dạy Tiếng Việt là việc phân tích mẫu và học theo
mẫu đóng vai trò quan trọng. Theo hướng phát huy tính tích cực của chủ thể, cần
ưu tiên sử dụng phương pháp quy nạp trong việc phân tích mẫu để rút ra các kết
luận. Tuy nhiên, dù cho mẫu chọn tốt đến mấy cũng không bao gìơ phản ánh hết


thực tiễn phong phú và đa dạng.Vì thế giáo viên phải bổ sung thêm các phương
pháp khác và cần cho học sinh tham gia tối đa vào quá trình sưu tầm, tập hợp,
xử lý thông tin để rút ra kết luận: quy tắc, định nghĩa…, tạo cho giờ học sôi nổi
có hiệu quả.
Cần biết cẩn trọng trong việc sử dụng phép quy nạp và chỉ cho học sinh biết
giới hạn của nó, tránh lối kết luận giản đơn và khái quat hoá cực đoan trong việc
sử dụng phép quy nạp và biết dùng đúng chỗ, đúng mực mọi phương pháp khác
khi cần thiết.
Qua giảng dạy cũng như qua nghiên cứu thực tế ở trường THCS, chúng tôi
đã rút ra một vài giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học phân môn tiếng
2


việt theo chương trình đổi mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi
mới phương pháp dạy và học, là để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp
tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò người tổ
chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ
và phát triển xây dựng hứng thú và thái độ nghiêm túc, khoa học trong việc học
tập Tiếng việt; có ý thức và biết cách ứng sử, giao tiếp trong gia đình, trong nhà
trường và ngoài xã hội một cách có văn hoá.Vì vậy chúng tôi mạnh dạn xin
được trình bày chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tiếng Việt
ở lớp 7 THCS” để mong cùng các đồng nghiệp trao đổi, thảo luận nhằm tạo hiệu
quả hơn trong công tác dạy học .
2. Tên sáng kiến.
“Đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tiếng Việt ở THCS”
3. Tác giả sáng kiến.
- Họ và tên: Tạ Thu Hương.
- Địa chỉ: THCS Lũng Hòa – Vĩnh Vường – Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 01242432097; Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.

Tạ Thu Hương- Trường THCS Lũng Hòa – Vĩnh Vường – Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.
Áp dụng vào các giờ giảng dạy môn Tiếng Việt ở THCS .
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Từ tháng 8 năm 2014
7. Mô tả bản chất của sáng kiến.
7.1. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu...
7.1.1. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích của sáng kiến là đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tiếngviệt 7
ở THCS nhằm nâng cao trong việc dạy học tiếng việt có hiệu quả hơn, giúp học
sinh tiếp thu vững chắc hơn về kiến thức, thấy yêu hơn “tiếng mẹ đẻ” của dân
tộc mình.Từ đó có năng lực thực hành và sử dụng tiếng việt chuẩn trong văn nói,
văn viết.
3


- Sáng kiến này cũng có thể là một tài liệu nhỏ cho bản thân và các giáo
viên khác cùng tham khảo, nhằm đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tiếng
Việt ở trừơng THCS.
7.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Xây dựng hệ thống lý luận về vấn đề nghiên cứu
+ Đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu
+ Đề xuất giải pháp nghiên cứu
+ Tiến hành thử nghiệm và đối chiếu kết quả.
7.1.3. Địa điểm, thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Địa điểm: Lớp 7 Trường THCS Lũng Hòa-Vĩnh Tường -Vĩnh Phúc
+ Thời gian: Từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015
+ Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 7 Trường THCS Lũng Hòa-Vĩnh TườngVĩnh Phúc
+ Phạm vi nghiên cứu qua các tiết dạy về phần Tiếng Việt lớp 7 qua các buổi
chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi.

7.1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu chuyên đề này chúng tôi xin đưa ra một số phương pháp:
- Nghiên cứu tài liệu qua các văn bản hiện có của trừơng THCS, mạng in- tơnet...
- Qua các lớp bồi dưỡng hè về đổi mới phương pháp dạy học ở THCS
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giảng dạy của các giáo viên tổ văn ở
trường tôi.
- Phương pháp quan sát, trao đổi, khảo sát thực tế.
- Các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác .
- Áp dụng dạy học theo bài: “Từ đồng âm” NV7 –Tập 1
7.2. NỘI DUNG:
Chương I: Cơ sở khoa học .
1. Cơ sở lí luận:
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành trung ương ĐảngCộng sản
Việt Nam (khóa VIII) đã khẳng định: phải đổi mới phương pháp giáo dục đào
4


tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho
người học; từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện
đại, quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho
học sinh.Quan điểm đó cũng đã được thể chế hóa trong Luật giáo đục (năm
2005) .Điều 28.2 Luật GD viết: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học và đối tượng học sinh , môn học bồi dưỡng phương pháp tự học ,
rèn luyện kỹ năng vậng dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm ,
đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
- Chủ trương chỉ đạo của Bộ GDĐT về đổi mới phương pháp dạy học .
Trong nhà trường, hoạt động dạy và học là trung tâm để thực hiện nhiệm
vụ chính trị được giao, thực hiện sứ mệnh “trồng người ”. Hoạt động dạy học chỉ
đạt hiệu quả cao khi tạo lập được môi trừơng sư phạm lành mạnh, bầu không khí

thân thiện , phát huy ngày càng cao vai trò tích cực , chủ động sáng tạo của học
sinh , Do đó phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới PPDH nói chung và đổi mới
PPDH phân môn Tiếng Việt nói riêng thành trọng tâm của cuộc vận động “Mỗi
thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức , tự học và sáng tạo’’và phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” . Cũng có mối quan hệ
đó, bước phát triển của cuộc vận động và phong trào thi đua này sẽ tạo động lực
thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH đạt được mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện .
2.Cơ sở thực tiễn.
2.1. Từ cơ sở lí luận nêu trên đã phản ánh sự cần thiết phải đổi mới PPDH phân
môn Tiếng Việt nói chung và Từ Ngữ nói riêng .
2.2. Trong chương trình CCGD 2000, từ ngữ được dạy trong 66 tiết.
Trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS môn Ngữ văn, từ ngữ dược
dạy 63 tiết phân bố từ lớp 6 đến lớp 9.
->Phần từ ngữ chiếm một tỉ lệ khá cao trong toàn bộ số tiết phân cho chương
trình tiếng việt .Điều đó đã nói lên vai trò và vị trí của dạy học từ ngữ .

5


2.3.Từ ngữ là một đơn vị của hệ thống ngôn ngữ .Vì vậy phải xem xét từ ngữ
trong mối quan hệ với các đơn vị khác của hệ thống (bậc thấp và bậc cao hơn).
Chương II: Thực trạng
Trong bối cảnh đất nước Việt Nam ta đang ở thời kỳ đổi mới, đang nỗ lực
phấn đấu vươn lên trở thành nước công nghiệp phát triển hoàn thành sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đưa Việt Nam vững bước vào thế kỷ
XXI thế kỷ của nền văn minh trí tuệ hay nền văn minh công nghiệp, văn minh
tin học thì việc nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học ngày càng
được chú ý và quan tâm.Nhiều năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học chỉ
mang lại kết quả khi học sinh phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo, biết

tự tìm cho mình phương pháp học tập hữu hiệu, biết tự học, tự đánh giá kết quả
học tập .Trong môi trường sư phạm thân thiện việc thu nhập ý kiến xây dựng
của học sinh để giúp giáo viên đánh giá đúng về mình, tìm ra con đường khắc
phục các hạn chế, thiếu xót, hoàn thiện đổi mới phương pháp dạy học là hết sức
cần thiết và là cách làm mang lại nhiều lợi ích, phát huy mối quan hệ thúc đẩy
tương hỗ giữa người dạy và người học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học này vẫn chưa sử dụng triệt để. Vì thế
không tránh khỏi sự hiểu và vận dụng phương pháp dạy học một cách máy móc
thụ động hoặc tồn tại thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một
chiều: Giáo viên giảng, học sinh ghi, tái hiện theo mẫu. Giờ dạy Tiếng Việt vốn
ít nhiều mang tính hàn lâm do nhược điểm chung của chương trình và sách giáo
khoa cải cách cộng với việc vận dụng phương pháp mới lúng túng, gây khó
hứng thú với học sinh.
Chương III. Biện pháp
1.Đối với giáo viên: Đổi mới phương pháp dạy học, dạy theo phương
pháp mới cùng với việc đổi mới cách ra đề kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp
sát với từng đối tượng học sinh, đánh giá học sinh theo hướng đổi mới, ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học .Thực hiện nghiêm túc đúng qui chế
chuyên môn, đảm bảo ngày công, chấm, chữa, trả bài theo đúng thời gian quy
định. Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề qua các lớp bồi dưỡng trong
6


hè, thường xuyên thăm lớp dự giờ. Dạy học có sử dụng đồ dùng thiết bị và sử
dụng một cách có triệt đó, tránh dạy chay.
Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học chú trọng việc dạy học lấy học
sinh làm trung tâm, nhằm phát huy được tính tích cực chủ động hoạt động lĩnh
hội tri thức của học sinh. Khơi dậy trí thông minh sáng tạo kích thích lòng ham
hiểu biết cho học sinh, học sinh hứng thú yêu học môn văn.
Tổ chức hoạt động nhóm, hoạt động ngoại khóa khơi gợi lại nhiều truyền

thống của cha anh.Tổ chức trò chơi dân gian, thi giao lưu văn nghệ hướng tới
những làn điệu dân ca.Từ đó để thu hút học sinh học tập có hiệu quả.
2. Đối với học sinh:
Tích cực chủ động tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện kỹ năng và
đạo đức thái độ động cơ học tập.
Có đủ đồ dùng học tập ,SGK, vở ghi, vở bài tập ,TLTK (Từ điển Tiếng
Việt) .Mỗi học sinh đều có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp, với khẩu hiệu
“chưa thuộc bài chưa đi ngủ , chưa đủ bài chưa đến lớp’’, trong lớp chú ý nghe
giảng pháp biểu ý kiến xây dựng bài , kết hợp “học đi đôi với hành”.
Tích cực hoạt động nhóm, mạnh dạn trình bày ý kiến quan điểm cá nhân ,
thảo luận , tranh luận, để kỹ năng nói trước tập thể và đặt câu hỏi cho bản thân
tự đánh giá giải quyết các tình huống.
Luân có tinh thần quyết tâm học hỏi vượt khó, khắc phục khó khăn do
điều kiện hoàn cảnh cá nhân để có kết quả học tập cao .
Tham gia xây dựng các câu lạc bộ yêu thơ, kể chuyện ......, xây dựng đội
tự quản , chi đội mạnh , nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể trao đổi bài học
thông qua các hoạt động trên.

3. Đối với Ban giám hiệu :
- Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà
nước, Nắm vững mục đích , yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các
văn bản chỉ đạo của ngành , trong chương trình SGK ,PPDH, sử dụng phương
7


tiện , thiết bị dạy học hình thức tổ chức dạy học , kỹ thuật dạy học và đánh giá
kết quả giáo dục.
- Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng trong
CTGDPT , đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, động viên khuyến
khích giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

- Có biện pháp quản lý, chỉ đạo , tổ chức thực hiện đổi mới PPDH trong nhà
trường một cách hiệu quả .Thường xuyên kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy
học theo định hướng dạy học bám sát chuẩn kiến thức , kỹ năng đồng thời với
tích cực đổi mới PPDH
- Động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên thực hiện có hiệu quả
đồng thời phê bình nhắc nhở những người chưa tích cực đổi mới PPDH, dạy quá
tải do không bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng.
7.3. Một số phương pháp thường dùng khi dạy Tiếng Việt

Các phương pháp vận dụng :
Trong quá trình dạy học Tiếng việt có nhiều phương pháp được áp dụng mỗi
phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế của nó .Vì thế khi giảng dạy cần áp
dụng sáng tạo phương pháp thích hợp với mỗi kiểu bài, mỗi phần cụ thể .Có như
vậy học sinh với nắm vững kiến thức và pháp huy năng lực cũng như khả năng
tự bộc lộ mình trong học tập .Sau đây tôi xin đưa ra một số phương pháp thường
được áp dụng trong kiểu: bài dạy kiến thức mới.
1. Phương pháp quy nạp
Đây là phương pháp dạy học nhằm phát huy khả năng tư duy tổng hợp
của học sinh. Từ việc phân tích mẫu diễn ra theo trình tự các câu hỏi hoặc lệnh
trong SGK, học sinh có cơ sở rút ra những kết luận cơ bản nhất trong phần nghi
nhớ và vậng dụng vào phần thực hành .
* Các bước thực hiện của phương pháp:
- Bước 1: Phân tích mẫu.
Việc tổ chức hoạt động phân tích mẫu được diễn ra theo trình tự càc câu hỏi
hoặc lệnh trong SGK .Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên vạch ra những

8


hiện tượng ngôn ngữ nhất định và từ các ngữ liệu đã cho quy tắc hiện tượng đó

vào một phạm trù nhất định và chỉ rõ đặc trưng của chúng .
Tác dụng của hoạt động này là kích thích sự sáng tạo, sự chủ động của học
sinh trong quá trình tìm hiểu ngôn ngữ, giúp học sinh hiểu sâu sắc và nhớ kỹ bài
học hơn, đồng thời nó có tác dụng rèn luyện tư duy cho học sinh nhằm thực hiện
nhiệm vụ rèn luyện ngôn ngữ gắn với rèn luyện tư duy .
Đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tiếng việt lớp 7 ở THCS .
Phân môn Tiếng việt có từ ngữ và ngữ pháp: Bài “Từ đồnh âm” được dạy
trong chương trình Ngữ văn 7 –tập 1 phần Từ ngữ.
Trước khi dạy bài “Từ đồnh âm” học sinh đã được học 2 tiết (Từ đồng nghĩa và
từ trái nghĩa).Học sinh nắm được khái niệm và phân biệt từ đồng nghĩa và từ trái
nghĩa .Qua đó HS hình dung ra được bài học hôm nay:
VD: BÀI : Từ đồng âm.
Lệnh 1: Việc thực hiện đầu tiên là phân tích ngữ liệu được in đậm trong
ví dụ 1 SGK-T135 .GV hướng dẫn HS giải thích được nghĩa của mỗi từ “lồng”
trong các câu.Từ đó HS sẽ pháp hiện được nghĩa của các từ “lồng”trên có liên
quan gì với nhau?
Lệnh 2: GV tổ chức mẫu diễn ra theo trình tự các câu hỏi được nêu trong
SGK.Sau khi HS phân tích mẫu xong , GV giúp các em sử dụng từ đồng âm cho
đúng khi nói và viết.
Tuy nhiên khi dạy phần này, người GV cũng cần lựa chọn mẫu thực sự có
hiệu quả .Căn cứ vào quá trình giảng dạy các bài cụ thể không phải nội dung
kiến thức nào của phân môn Tiếng việt cũng có sẵn tư liệu ở văn bản văn học
một cách phong phú, ví dụ như bài “Từ đồng âm”.Chính vì vậy GV phải tìm
thêm các tư liệu ngôn ngữ khác chính xác ngoài văn bản văn học để học sinh
phân tích và rèn luyện.
Bước 2: Kết luận.
Đây là bước giúp học sinh rút ra kết luận cơ bản nhất trong phần ghi nhớ
sau khi đã phân tích mẫu.
9



Cũng có khi giáo viên không cần chờ học sinh trả lời xong tất cả các câu
hỏi hoặc thực hiên xong tất cả các lệnh mới rút ra kết luận, mà có thể hướng dẫn
các em rút ra kết luận sau mỗi lần trả lời một câu hỏi hoặc thực hiện một lệnh
nhất định.
Ví dụ: Bài từ đồng âm đã nêu trên để rút ra kết luận thế nào là từ đồng
âm? hoặc từ đồng âm là gì? Sử dụng từ đồng âm?
Bước 3: Thực hành:
- Đây là bước nhằm giúp học sinh vận dụng những kiến thức mới vừa tìm
được vào thực hành làm bài tập.
xong trong bước này ta có thể vận dụng nhiều hoạt động khác nhau để
làm bài tập, VD như khi gặp bài phân tích mẫu và thực hành có yêu cầu thống
kê, phân tích ng÷ liệu cụ thể thì ta có thể chọn hình thức làm việc độc lập.Còn
khi gặp những câu hỏi có tính khái quát, tổng hợp thì nên tổ chức theo nhóm
học sinh.
2. Phương pháp thảo luận nhóm:
- Căn cứ vào đặc trưng của phân môn tiếng việt với 2/3 thời lượng dành
cho hoạt động thực hành làm bài tập, nên hoạt động nhóm đã được rất nhiều
giáo viên đưa vào vận dụng giảng dạy.
- Làm việc theo nhóm học sinh có điều kiện phát triển kỹ năng ngôn ngữ
và giao tiếp xã hội, kỹ năng nhận thức môn học, mạnh dạn chủ động giải quyết
vấn đề do được sự hỗ trợ trong các thành viên trong nhóm và sự khuyến khích
cho giáo viên.
Hoạt động nhóm thì giáo viên có cơ hội phát hiện vốn sống đặc điểm tâm
lý khả năng tiếp nhận kiến thức của từng học sinh, qua đó mà hỗ trợ cho từng
em theo cách riêng phù hợp.
*/Một số hình thức tổ chức nhóm:
- Nhóm được chia theo số lượng:
+ Nhóm nhỏ: 2-4 HS : phù hợp với những câu hỏi ngắn ở cấp độ thấp
không cần nhiều thời gian suy nghĩ.


10


+ Nhóm lớn: 4- 8 HS : dành cho câu hỏi phức tạp ở cấp độ cao, đòi hỏi
nhiều thời gian trao đổi .
Nhóm chia theo tính chất: gồm nhiều nhóm nhỏ:
+ Nhóm ngẫu nhiên .
+ Nhóm kinh nghiệm.
+ Nhóm hỗn hợp.
+ Nhóm gần nhau.
+ Nhóm tình bạn.
Mỗi một nhóm đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, xong căn cứ vào đặc
trưng của bộ môn với những bài tập chỉ đòi hỏi câu trả lời ngắn, ta có thể lựa
chọn việc áp dụng những nhóm trên cho phù hợp.
* Tổ chức dạy học theo nhóm:
Bứơc 1: Thành lập nhóm .
Bước 2: Hoạt động nhóm (giao công việc cho nhóm thảo luận và rút ra kết
quả cần đạt).
Bước 3: Thông báo kết quả .
Bước 4: Kết luận vấn đề.
Nhìn chung với dạy học theo nhóm, giáo viên trở thành người hướng dẫn
và tạo sự tương hỗ giữa học sinh với nhau, học sinh tự giác tiến hành các hoạt
động chiếm lĩnh tri thức, ở hoạt động nhóm, phương thức học tập hợp tác và
phương pháp tự học đều phát huy tốt.Mối quan hệ giữa các thành viên và tập thể
nhóm, lớp trở lên gần gũi hoàn thiện hơn.
Ngoài ra còn có một số phương pháp nữa để sử dụng trong tiết học tiếng
việt .Tuy nhiên còn phải phụ thuộc vào từng lớp, từng đối tượng học sinh để cho
giờ học có các chiều quan hệ: Thầy_Trò; Trò _Thầy; Trò_Trò, khắc phục tình
trạng suất giờ học chỉ có thầy hỏi _trò trả lời đơn điệu và thiếu dân chủ .

=> Đổi mới phương pháp dạy học phân môn tiếng việt, không loại trừ
giảng bài của giáo viên, có những lúc giáo viên cần phải giải thích cách làm
cho học sinh hoặc tổng kết, phân tích các ý trong bài, liên hệ với bài học với
nhau , và liên hệ bài học với thực tế để nâng học sinh lên tầm nhận thức mới.
11


Để giờ học ít, nhiều có hiệu quả cả thầy _trò đều phải chuyển bị chu đáo
từ tâm thế đến ý thức học tập.
* ÁP DỤNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TRÊN VÀO BÀI DẠY CỤ THỂ:
TIẾT 43: TỪ ĐỒNG ÂM.
A - Mục đích yêu cầu
- Học sinh nắm được khái niệm từ đồng âm và phân biệt từ đồng âm với gần âm.
- Giáo dục HS biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm .
- Rèn kỹ năng sử dụng từ đồng âm trong nói, viết.
B. Các kỹ năng sống
Kỹ năng lắng nghe, giải thích, giao tiếp giải quyết vấn đề sáng tạo.
C. Phương pháp kỹ thuật.
- Thuyết trình,qui nạp ( phân tích mẫu), và giải quyết vấn đề...
- Kỹ thuật: Động não, đặt câu hỏi, trình bày,chia nhóm.
D. Phương tiện:
-Thầy: SGK ,SGV, TLTK, Giáo án điện tử ,bảng phụ.
-Trò: SGK, vở ghi ,vở bài tập .
E. Tiến trình lên lớp
I - Ổn định tổ chức: …7…………………………..
II - Kiểm tra bài cũ:
Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào có sử dụng từ trái nghĩa?
Trường hợp nào không sử dụng từ trái nghĩa? Hãy chỉ ra cặp từ trái nghĩa được
sử dụng trong các ví dụ?
a.


Dòng sông bên lở bên bồi
Bên lở thì đục bên bồi thì trong
(Ca dao)

b. Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí,
Sống, chẳng cúi đầu; chết vẫn ung dung.
(Tố Hữu)
c.

Bà già đi chợ cầu Đông,
12


Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
(Ca dao)
III – Bài mới:
HĐ1: Khởi động:GV giới thiệu bài .
HĐ2:Khám phá và kết nối .
* Vận dụng hoạt động phân tích
mẫu để xây dựng khái niệm .

I. THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG ÂM?
1.Ví dụ (SGK-T135)
a.Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên

-Cho HS đọc ngữ liệu trong SGK b .Mua được con chim bạn tôi nhốt ngay
phần 1,2(T135)


vào lồng

Trong 2 ví dụ trên từ nào giống VDa. Miêu tả trạng thái con ngựa đang
nhau về âm thanh?

đứng bỗng nhảy dựng lên -> Động từ
VDb. Đồ vật được làm bằng tre nứa, kim
loại… dùng để nhốt chim, gà, vịt.

Qua phân tích, 2 từ lồng trong 2 ví -> Danh từ
dụ trên có gì giống và khác nhau?

2.Kết luận : (ghi nhớ SGK –T135)

=>Rút ra KL ? Vậy thế nào là từ

• Giống nhau :Âm đọc giống nhau

đồng âm?

• Khác nhau: Nghĩa khác xa nhau,

Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK –

không liên quan gì với nhau.

T135.
II. SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG ÂM
Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK-T136.


1.Ví dụ (SGK)

Hãy chỉ ra từ đồng âm khác nghĩa VD1:

Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu.

trong ví dụ này ?

Kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bò.
(Câu đố)
- Ruồi đậu mâm xôi => Hành động của
con ruồi => Động từ
- mâm xôi đậu. => Là một loại đỗ
13


=> Danh từ
- Kiến bò đĩa thịt => Hành động của con
kiến => Động từ
- đĩa thịt bò => Thịt bò => Danh từ
HS chú ý VD trong SGK phần II.

-> Dựa vào mối quan hệ giữa từ lồng với

Nhờ đâu mà em phân biệt nghĩa các từ khác ở trong câu - Tức là dựa vào
của các từ lồng trong 2 câu trên?

ngữ cảnh mà ta phân biệt được nghĩa của
các từ lồng.

VD 2: Đem cá về kho

Nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu => Đem cá về để vào trong kho=>danh từ
câu này mấy nghĩa?

=> Hành động kho cá => Động từ

Hãy thêm vào câu này một vài từ Câu1: Đem cá về để vào trong kho
để câu trở thành đơn nghĩa.

Câu2: Đem cá về mà kho

Để tránh hiểu lầm do hiện tượng 2.Kết luận:(Ghi nhớ SGK-T136)
đồng âm gây ra cần chú ý điều gì Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ
khi giao tiếp?

cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc
dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng
đồng âm

HĐ 3:

III. LUYỆN TẬP
"Tháng tám, thu cao, gió thét già,

1. Bài tập 1: Đọc lại đoạn dịch thơ Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.
bài: “Bài ca nhà tranh bị gió thu Tranh bay sang sông rải khắp bờ,
phá” từ “Tháng tám, thu cao, gió Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
thét già” đến “Quay về, chống gậy Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.
lòng ấm ức!”, tìm từ đồng âm với Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,

mỗi từ sau đây: thu, cao, ba, tranh, Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.

Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre
Môi khô miệng cháy gào chẳng được,
14


Quay về, chống gậy lòng ấm ức!”
Nhóm 1: Tìm từ đồng âm với từ thu
Nhóm 2: Tìm từ đồng âm với từ cao
Nhóm 3: Tìm từ đồng âm với từ tranh
Nhóm 4: Tìm từ đồng âm với từ ba
Mẫu: thu 1: mùa thu
thu 2: thu tiền

Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
1. Từ đồng âm với từ thu
=> Mùa thu; thu hoạch; thu ngân
2. Từ đồng âm với từ cao
=> Cao hổ, cao dỏng, cao sang
3. Từ đồng âm với từ tranh
=> Bức tranh, tranh giành, nhà tranh
4. Từ đồng âm với từ ba
=> Ba (cha), ba (số 3), ba (sóng)
Nhóm 1: Tìm các nghĩa khác nhau của
danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa
các nghĩa đó?
Nghĩa gốc: bộ phận nối liền thân và đầu
của người hay động vật

-> Bộ phận của áo yếm, hoặc giày, bao
quanh cổ hoặc chân, tay
-> Chỗ eo lại ở phần đầu của một số đồ
vật, giống hình cái cổ thường nối liền thân
với miệng

2. Bài tập 2 (Sgk/136)

Nhóm 2: Tìm từ đồng âm với danh từ cổ
và cho biết nghĩa của từ đó.

=> Cần phân biệt từ nhiều nghĩa và + Đau cổ (danh từ)
từ đồng âm

+ Cổ1: cổ đại, cổ thụ, cổ kính....(tính từ)
+ Cổ 2: cổ động (đt)

15


3. Bài tập 3

- bàn (danh từ) - bàn (động từ)

Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm - sâu (danh từ) - sâu (động từ)
sau (ở mỗi câu phải có cả hai từ + Chúng em ngồi xung quanh bàn để bàn
đồng âm)

về vấn đề học tập.
+ Những con sâu đục lỗ chui sâu vào quả

ổi

4. Bài tập 4

-> Sử dụng từ đồng âm: cái vạc - con vạc;

Anh chàng trong câu chuyện dưới đồng (cánh đồng) – đồng (kim loại)
đây đã sử dụng biện pháp gì để
không trả lại cái vạc cho người
hàng xóm?
HĐ4: Vận dụng :
4. Củng cố: GV khắc sâu kiến thức bài học .
5. HDVN:
1. Làm hoàn chỉnh các bài tập 1,2,3,4 SGK-T136.
2. Học thuộc 2 ghi nhớ.(SGK)
3. Chuẩn bị bài: Cảnh khuya, Rằm tháng riêng.
- Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Tìm một số bài thơ viết về trăng của Bác.
=> Trên đây là một vài ví dụ áp dụng cho việc đổi mới phương pháp dạy học
phân môn Tiếng Việt ở THCS. Qua các bài học trên ta thấy, mặc dù mỗi dạng
bài tập sử dụng phương pháp khác nhau, nhưng cuối cùng đều quy về phương
pháp quy nạp. Chính vì vậy, người GV phải nắm vững phương pháp giúp học
sinh có thể định hướng được cách làm bài tập giúp học sinh có tư duy sáng tạo
và sự linh hoạt khi làm bài Tiếng Việt. Khi đã làm được như vậy thì việc làm bài
tập TV đã trở thành niềm say mê, thích thú của học sinh.
8. Những thông tin cần được bảo mật sáng kiến.
16


Không

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
Phòng học, bảng, bàn ghế, học sinh, bảng phụ.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả :
- Với những kinh nghiệm vừa trình bày ở trên, bản thân tôi nhận thấy: Khi dạy
đổi mới phương pháp dạy học phân môn TV ở THCS học sinh tiếp nhận kiến
thức một cách thoải mái, chủ động, rõ ràng. Học sinh phân biệt và nhận dạng
được các bài tập liên quan và từ đó có làm dược được hầu hết các bài tập phần
này, xóa đi cảm giác khó và phức tạp,bài học trở nên sôi nổi, thoái mái,tránh khô
khan. Qua đó, rèn luyện cho học sinh trí thông minh, sáng tạo, các phẩm chất trí
tuệ khác và học sinh cũng thấy được các dạng bài tập này thật phong phú, điều
đó giúp cho học sinh hứng thú hơn khi học bộ môn tiếng việt.
- Kết quả học tập: Với bài học giáo viên đưa ra, học sinh học được một cách
độc lập và tự giác, được thống kê theo bảng sau:
Trước khi áp dụng sáng kiến.
Số HS giải được theo các mức độ
Năm học

Số
Giỏi
HS
SL %

2014 - 2015 35

5

Khá
SL


14,3 12

TB

Yếu

%

SL

%

SL

%

34,3

14

40,0

4

11,4

Sau khi áp dụng sáng kiến:
Số HS giải được theo các mức độ
Năm học


Số
Giỏi
HS
SL %

2015 - 2016 36

8

Khá
SL

22,2 14

TB

Yếu

%

SL

%

SL

%

38,9


12

33,3

2

5,6

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến tổ chức cá nhân
Việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn TV ở lớp 7 là một nội dung
quan trọng bởi kiến thức này có liên quan chặt chẽ ,tích hợp được với phân môn
văn-tập làm văn đặc biệt nó còn là tiền đề, là cơ sở cho các em học sau này lên
lớp 8,9 .Từ đó học sinh cũng có vốn kiến thức để có ứng dụng rất nhiều đối với
các em khi viết văn bản hoặc trong giao tiếp hàng ngày.
17


Để học sinh nắm vững và hứng thú học tập, chúng ta cần liên hệ những
kiến thức đã biết để xây dựng kiến thức mới, chọn lọc hệ thống bài tập theo mức
độ tăng dần từ dễ đến khó. Khi học phải cho học sinh nhận dạng sau đó mới bắt
tay vào làm. Cần rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh một cách thành thạo.
10.3. Kết luận .
Trên đây là một số ý kiến nhỏ của tôi trong việc đổi mới PPDH phân môn
Tiếng việt 7 ở THCS, trong quá trình thực hiện các phương pháp trên có sự tham
gia đóng góp cùng xây dựng của nhiều giáo viên trong tổ KHXH trường tôi,giúp
tôi hoàn thành sáng kiến này.
Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi nhưng khiếm khuyết. Tôi
rất mong được đồng nghiệp và bạn bè cùng tham gia góp ý để bản thân tôi và

các đồng nghiệp vận dụng tốt hơn ở các bài sau:
Tôi xin chân thành cảm ơn!
11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu
TT

Tên tổ chức/ cá nhân

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh
vực áp dụng

1

Bùi Thị Luyến

THCS Lũng Hòa

PP đổi mới DH
TV ở THCS

2

Tạ Thu Hương

THCS Lũng Hòa

PP đổi mới DH
TV ở THCS


Lũng Hòa, ngày 15 tháng 01 năm 2016
Thủ trưởng đơn vị

Tác giả

Bùi Quang Ba

Tạ Thu Hương

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS
- Phương pháp dạy học tiếng việt (Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán,
NXB GD)
- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học tiếng việt, NXB GD năm 2001
- Phương pháp dạy học môn tiếng việt cấp THCS, Bùi Tất Tươm, NXB GD
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ
- Mạng internet:


19


20



21



×