Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

sử dụng graph để dạy môn tiếng việt ở trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.92 KB, 72 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC


BÙI VĂN TUYÊN


SỬ DỤNG GRAPH ĐỂ DẠY MÔN TIẾNG VIỆT
Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Sơn La, năm 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC



BÙI VĂN TUYÊN


SỬ DỤNG GRAPH ĐỂ DẠY MÔN TIẾNG VIỆT
Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG



Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Khổng Cát Sơn


Sơn La, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành khóa luận, em xin bày tỏ lòng kính trọng, sự
biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo - Th.S Khổng Cát Sơn, thầy đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ văn và
Thư viện trường Đại học Tây bắc đã giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng
như nghiên cứu.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trường Trung học phổ
thông Mường Bi, trường trung học phổ thông Tân Lạc cũng đã tận tình giúp đỡ
em trong quá trình tiến hành thực nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 5 năm 2014
Người thực hiện

Bùi Văn Tuyên

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
2.1. Về việc nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết Graph vào dạy học trên thế
giới 3
2.2. Về việc nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết Graph vào dạy học ở Việt Nam . 4
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 6
3.1. Mục đích 6
3.2. Nhiệm vụ 7
4. Phương pháp nghiên cứu 7
4.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp 7
4.2. Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu 8
4.3. Phương pháp thực nghiệm 8
5. Giới hạn đề tài 8
6. Kết cấu của khóa luận 9
PHẦN NỘI DUNG 11
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 11
1.1. Cơ sở lý luận 11
1.1.1. Một vài nét khái quát về lý thuyết Graph 11
1.11.1. Khái niệm Graph 11
1.1.1.2. Bản chất của Graph 12
1.1.1.3. Các loại Graph 15
1.1.1.4. Cách biểu diễn Graph 20
1.1.1.5. Một vài kết luận về Graph rút ra từ góc độ dạy học tiếng Việt 21
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học 23
1.1.3. Cơ sở tâm lí – giáo dục học 24
1.1.3.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức 24
1.1.3.2. Tính vừa sức của học sinh trong học tập 25
1.2. Cơ sở thực tiễn 26
1.2.1. Một số bài học về phong cách chức năng tiếng Việt trong sách giáo khoa

Ngữ văn 12 26
1.2.1.1 Phần Lý thuyết 27
1.2.1.2 Phần luyện tập 27
1.2.2. Thực tế việc sử dụng Graph của giáo viên hiện nay 28
1.2.3. Phương pháp học tập của học sinh hiện nay 30
CHƢƠNG II. SỬ DỤNG GRAPH ĐỂ DẠY BÀI VỀ PHONG CÁCH
CHỨC NĂNG TIẾNG VIỆT 32
2.1. Sử dụng Graph để dạy kiểu bài lý thuyết 32
2.1.1. Quy trình lập Graph cho kiểu bài lý thuyết 32
2.1.2. Sử dụng Graph để dạy kiểu bài lý thuyết. 39
2.2. Sử dụng Graph để dạy nội dung thực hành 45
2.2.1. Đặc điểm của nội dung thực hành 45
2.2.2. Các thao tác để sử dụng Graph cho nội dung bài thực hành 45
2.3. Sử dụng Graph để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh với bài về
phong cách chức năng. 50
2.3.1. Kiểm tra miệng (vấn đáp) 51
2.3.2. Kiểm tra viết 52
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM 53
3.1. Mục đích của thực nghiệm 53
3 1.1. Làm sáng rõ việc sử dụng Graph để dạy bài về phong cách chức năng. 53
3.1.2. Qua thực nghiệm có thể đánh giá hiệu quả của việc sử dụng Graph trong
dạy học tiếng Việt. 53
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 54
3.2.1. Học sinh 54
3.2.2. Giáo viên 54
3.2.3. Địa bàn thực nghiệm 54
3.3. Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm 54
3.3.1. Nôi dung thực nghiệm 54
3.3.2. Cách thức tiến hành thực nghiệm 55
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 61

3.4.1. Các tiêu chí đánh giá 61
3.4.1.1. Về định tính 61
3.4.1.2. Về định lượng 61
3.4.2. Kết quả thực nghiệm 62
3.4.2.1. Đối với giáo viên 62
3.4.2.2. Đối với học sinh 62
3.4.3. Nhận xét của quá trình thực nghiệm 63
3.4.3.1. Về phía giáo viên 63
3.4.3.2.Về phía học sinh 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65


1
PHẦN MỞ ĐẦU



1. Lý do chọn đề tài
1.1. Như chúng ta biết, hiện nay khoa học là lĩnh vực phát triển rất mạnh
mẽ, cũng vì sự thay đổi đó mà kéo theo sự thay đổi về tính chất của mọi tầng lớp
lao động trong xã hội. Lao động sản xuất ở hầu hết các lĩnh vực dần tiến đến lao
động bằng trí óc. Điều đó đòi hỏi người lao động phải đạt đến một trình độ nhận
thức cao hơn để đủ khả năng đảm nhận được công việc. Để làm được như vậy,
con người cần phải được học tập và rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường. Nó đặt ra một yêu cầu cấp thiết đó là phải cải tiến căn bản dạy học.
Những lý luận dạy học trước đây vẫn đề cập đến những vẫn đề như: dạy cái gì?
Dạy như thế nào? Chưa đủ điều kiện để làm thỏa mãn nhu cầu thực tiễn. việc
dạy học cần được nhìn nhận một cách rộng rãi, toàn diện hơn như: Dạy ai? Dạy
cái gì? Dạy như thế nào? Và chính vì mục đích của việc dạy học sẽ là cái định
hướng cho toàn bộ hoạt động của việc day học. Cụ thể hơn, nó chi phối nội dung

và phương pháp dạy học. Ngoài ra, tri thức nhân loại là vô cùng đa dạng và tiến
bộ không ngừng do vậy nhà trường không thể dùng quỹ thời gian hữu hạn để
truyền đạt cái vô tận của tri thức nhân loại. Vì thế, bên cạnh việc truyền thụ
những kiến thức căn bản để các em có một lượng kiến thức làm cơ sở, điều quan
trọng là nhà trường phải dạy cho các em cách lĩnh hội tri thức, phương pháp tự
học, tự nghiên cứu để các em không ngừng mở mang tầm hiểu biết về khoa học.
1.2. Nhìn lại lịch sử hình thành của các phương pháp dạy học, chúng ta
thấy có rất nhiều phương pháp dạy học bắt nguồn từ phương pháp nghiên cứu
khoa học tương ứng. Ví dụ, phương pháp thí nghiệm trong dạy học vật lý có
nguồn gốc từ phương pháp thí nghiệm trong vạt lý học, phương pháp thực địa
trong dạy học địa lý có nguồn gốc từ phương pháp thực địa trong địa lý học;
phương pháp phân tích ngôn ngữ trong dạy học trong tiếng có nguồn gốc từ
phương pháp phân tích trong nghiên cứu ngôn ngữ học… Chính việc phát hiện
ra sự tương ứng giữa phương pháp nghiên cứu khoa học với phương pháp dạy
học như vậy đã mở ra hướng nghiên cứu mới đối với lí luận dạy học: nghiên cứu
sự chuyển hóa từ phương pháp nghiên cứu khoa học thành phương pháp dạy học

2
thông qua sử lý sư phạm. “Bất kì một phương pháp khoa học bộ môn nào cũng
có thể chuyển hóa trùng với phương pháp dạy học bộ môn đó… Mức độ khác
biệt giữa phương pháp khoa học và phương pháp dạy học bộ môn có thể thay
đổi khi trình độ trí tuệ của người học thay đổi”.
Khi nghiên cứu để phân loại những phương pháp khoa học theo phạm vi
ứng dụng, các nhà chuyên môn đã chia thành ba loại: phương pháp chung nhất;
phương pháp khoa học riêng rộng và phương pháp khoa học riêng hẹp. Tuy vậy,
ở thời điểm hiện nay, việc phân loại này cũng chỉ mang tính chất tương đối vì
trong thực tế nghiên cứu một phương pháp nào đó có thể chuyển từ phạm vi
ứng dụng hẹp sang phạm vi ứng dụng rộng hoặc ngược lại. Và việc chuyển
hóa của phương pháp khoa học riêng rộng thành phương pháp dạy học chung
cho nhiều môn học chính là xu thế nổi bật của việc cải tiến phương pháp dạy

học trong giai đoạn cách mạng khoa học kỹ thuật. Phương pháp Graph là một
trong những phương pháp được chuyển hóa từ phạm vi ứng dụng hẹp sang
phạm vi ứng dụng rộng như thế.
Phương pháp Graph xuất hiện lúc đầu chỉ nhằm mục đích phục vụ cho
việc nghiên cứu toán học, một phạm vi ứng dụng hẹp, nay đã trở thành một
phương pháp dạy học chung dùng cho nhiều bộ môn trong nhà trương, có phạm
vi ứng dụng khá rộng rãi. Phương pháp này đã được sử dụng trong giảng dạy
hóa học, vật lí, sinh học… Là lí thuyết về sơ đồ mạng, Graph có nhiều điểm
mạnh trong việc thể hiện trực quan mối quan hệ và tính tầng bậc, trật tự của hệ
thống ngôn ngữ tiếng Việt. Nó mở ra nhiều triển vọng cho việc dạy học trong
nhà trường bởi đây là lí luận khoa học có tính khái quát rất cao. Lí luận này có
thể giúp học sinh hình thành cho mình phương pháp chung của tư duy và tự học
một kỹ năng rất quan trọng của người lao động mới trong thời đại ngày nay.
Xuất phát từ những lí do như trình bày trên, chúng tôi đã mạnh dạn lựa
chọn Graph – một lí thuyết toán học có tính khái quát cao, ổn định, có tính khả
thi trong việc nâng cao chất lượng dạy học – để áp dụng vào dạy học tiếng Việt
ở trường phổ thông. Cụ thể ở khóa luận này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu
việc sử dụng lí thuyết Graph để dạy những bài về phong cách chức năng tiếng

3
Việt lớp 12. Lý thuyết này tuy có nhiều lợi thế trong việc truyền thụ kiến thức
cho học sinh, nhưng nó cũng không phải là vạn năng, giúp chúng ta giải quyết
tất cả những vướng mắc, khó khăn trong dạy học. Vì vậy, chúng tôi hy vọng
phương pháp Graph sẽ được sử dụng phối hợp với các phương pháp dạy học tích
cực khác, phù hợp với thực tiễn hiện nay, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng
dạy học tiếng Việt.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về việc nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết Graph vào dạy học trên
thế giới
Lý thuyết Graph – còn được gọi là lý thuyết đồ thị ra đời từ hơn 250 năm

trước đây, trong quá trình giải các bài toán đố. Nhưng mãi đến những năm 30
của thế kỉ XX, lý thuyết Graph mới được xem như một ngành toán học riêng
biệt trong công trình: “Lý thuyết các đồ thị định hướng và vô hướng” của Kơnic
– nhà toán học người Hunggari.
Mãi cho đến những năm 60 của thế kỉ XX, các thành tựu nghiên cứu về
Graph và những ứng dụng của nó vào đời sống xã hội, vào dạy học trong nhà
trường mới thu được những thành tựu đáng kể. Cũng bắt đầu từ thời điểm đó,
nhiều nhà khoa học Nga (Liên Xô cũ), Đức, Pháp, Thụy Sĩ… đã lần lượt cho ra
đời những công trình nghiên cứu về lý thuyết Graph cũng như những ứng dụng
của nó cho mọi mặt của đời sống xã hội hiện đại. Tiêu biểu, năm 1965 A.M.
Xôkhor với: “Về việc phân tích những mối quan hệ bên trong của tài liệu giáo
khoa” đã là người đầu tiên vận dụng một số quan điểm của lý thuyết Graph để
mô hình hóa nội dung của tài liệu giáo khoa.
Nói cách khác, Xôkhor đã xây dựng được Graph của một kết luận hay một
lời giải thích cho một đề tài dạy học mà ông gọi là: “Cấu trúc lôgic của kết luận
hay của lời giải thích” [25]. Nhờ đó, học sinh nhớ lâu hơn và vận dụng có hiệu
quả hơn nội dung của tài liệu.
Tiếp tục kết quả nghiên cứu của A.M. Xôkhor trong công trình: “Các
phương pháp thí nghiệm của việc giảng dạy hóa học” hoàn thành năm 1967,
V.P.Pôlooxin đã dùng Graph để diễn tả trực quan tiến trình của một giờ dạy học

4
thông qua việc phân tích tiến trình giảng dạy một bài hóa học ở nhà trường phổ
thông [28]. Đến năm 1972, V.P.Garkunôp tiếp tục dùng Graph để mô hình hóa
các tình huống dạy học nêu vấn đề và phân loại chúng.
Tuy vậy, cả Xôkhor, Pôlôxin, Garkunôp đều mới chỉ sử dụng Graph như
một công cụ nghiên cứu khoa học về lí luận dạy học chứ chưa sử dụng nó để dạy
học ở trên lớp.
Sau này, nhiều nhà khoa học và giáo viên qua nghiên cứu lý thuyết và
kiểm nghiệm thực tiễn đã nhận thấy rõ hiệu quả của giờ lên lớp khi dạy học

bằng Graph. Những tài liệu này cũng đã chứng minh rằng: sự ứng dụng lý thuyết
Graph vào quá trình dạy học là hoàn toàn hợp lý. Và lý thuyết Graph có thể ứng
dụng được ở tất cả các cấp học, các môn học. Trong số các tác giả Liên Xô cũ
nghiên cứu về vấn đề này, ta có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như:
A.A.Opchinhicô, V.X.pughinxki, Môgunôp – những tác giả này đã nghiên cứu
việc vận dụng lý thuyết Graph để kế hoạch hóa quá trình dạy học ở Đại học.
Đặc biệt là R.Baxaep, tác giả đã nghiên cứu vận dụng lý thuyết Graph vào
nhiều lĩnh vực khác nhau như: Văn học, toán học, hóa học… trong cuốn sách
Graph và mạng lưới hữu hạn.
Như vậy, từ phương pháp riêng của nghiên cứu toán học, nay Graph đã trở
thành phương pháp chung của nhiều ngành khoa học khác nhau. Trên thế giới,
hiện nay xu hướng này đang thu hút được sự chú ý không phải chỉ của đông đảo
các nhà khoa học, nhà chuyên môn mà còn lôi cuốn được sự quan tâm của nhiều
nhà sư phạm, các thầy cô giáo.
2.2. Về việc nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết Graph vào dạy học ở
Việt Nam
Ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu việc vận dụng lý
thuyết Graph vào quá trình dạy học, tiêu biểu như:
Hà Thúc Quảng giáo viên CĐSP Hải Phòng: “Dùng sơ đồ trong việc dạy
toán để phát huy tác dụng của sách giáo khoa” (Nghiên cứu giáo dục – số 3,
T3/1974) [10]

5
Nguyễn Xuân Trường: “Sử dụng sơ đồ trong giảng dạy hóa học” (Tập san
giáo dục cấp III – số 5/1978) [12]
Trần Trọng Dương: “Áp dụng phương pháp Graph để nghiên cứu cấu trúc
và phương pháp giải, xây dựng hệ thống bài toán về lập công thức hóa học ở
trường phổ thông” (Tiểu luận khoa học cấp I – Khoa Hóa ĐHSP Hà Nội I,
1980) [3].
Nguyễn Ngọc Quang: “Lí luận dạy học – khoa học về trí dục và dạy học”

(Trường ĐHSP Hà Nội II, 1979) [7]. Phương pháp Graph trong dạy học (Tạp
chí nghiên cứu giáo dục, số 4 và 5/1981) [8]. Sự chuyển hóa phương pháp khoa
học thành phương pháp dạy học (Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 2/1983) [9].
Phạm Tư, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Đình Am, Nguyễn Cương: “Một
thực nghiệm dùng phương pháp Graph trong dạy học hóa học” (Báo cáo tại hội
nghị giáo dục toàn quốc lần II – 2/1982) [15]
Phạm Tư: “Dùng Graph trong giảng dạy hóa học ở trường THPT” (Tập
san cấp III, số 3/1982) [14]. “Dạy học bằng phương pháp Graph góp phần nâng
cao chất lượng giờ giảng” (Báo giáo dục và thời đại, số 124/2003) [13].
Ngoài ra còn phải kể đến các công trình nghiên cứu: “Vận dụng lý thuyết
Graph trong việc lập chương trình môn học tối ưu và cải tiến phương pháp dạy
học” của Nguyễn Tiến Trung [11]. “Vận dụng phương pháp Graph trong dạy
học các bộ môn khoa học xã hội – nhân văn ở Đại học Quân sự” của Nguyễn
Văn Phán [5].
Qua đó, ta thấy việc vận dụng lý thuyết Graph vào quá trình dạy học ở
Việt Nam từ lâu đã được các nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu, và đưa vào ứng
dụng trong thực tế giảng dạy. Những nghiên cứu trên đều đã khẳng định tác
dụng của việc sử dụng Graph trong việc nắm vững kiến thức, phát triển tư duy
độc lập của học sinh và việc nên sử dụng phương pháp này trong dạy và học.
Mặc dù vậy, đến nay việc sử dụng phương pháp Graph trong dạy học vẫn
chưa được ứng dụng ở diện rộng và chưa thực sự trở thành phương pháp dạy
học phổ biến. Đặc biệt, việc vận dụng lý thuyết Graph vào dạy học văn và tiếng
Việt ở nước ta chưa được bàn luận, trao đổi nhiều, dù trên thực tế, chúng ta sử

6
dụng không ít những sơ đồ mạng phục vụ cho việc giảng dạy. Tới năm 1996, tại
cuộc hội thảo toàn quốc về đổi mới phương pháp dạy học văn – tiếng Việt, tác
giả Nguyễn Quang Ninh mới có bài giới thiệu Sử dụng phương pháp Graph
trong dạy học tiếng Việt. Bài viết này đã giới thiệu sơ lược về phương pháp
Graph, những yêu cầu và cách tiến hành nội Graph nội dung một bài tiếng Việt.

Tuy vậy, bài viết này cũng chỉ mang tính chất của một bài giới thiệu, gợi mở
một hướng nghiên cứu khi ứng dụng vào dạy học tiếng Việt.
Như vậy chúng ta có thể khẳng định: việc vận dụng lý thuyết Graph vào
dạy học tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh không còn là
vấn đề mới mẻ. Nhưng để cụ thể hóa phương pháp này trong giảng dạy tiếng
Việt và ứng dụng, triển khai nó trong việc dạy học tiếng Việt ở diện rộng là vấn
đề cần được tiếp tục bàn luận, trao đổi.
Những nghiên cứu trên, có một mặt đã gợi mở, định hướng cho chúng tôi
chọn đề tài này để tiếp tục nghiên cứu. Mặt khác, tất cả nghiên cứu đó đã góp
phần quan trọng tạo nên nội dung khóa luận, giúp chúng tôi có điều kiện nhìn lại
một số vấn đề cũ. Trên cái nền ấy, chúng tôi nghiên cứu và đề xuất thêm vấn đề
mới, triển khai những vấn đề được đạt ra trong khóa luận.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Đến nay, lí thuyết Graph vẫn còn tương đối mới mẻ và xa lạ đối với giáo
viên dạy những bộ môn khoa học xã hội nói chung và dạy ngữ văn, tiếng Việt
nói riêng. Vì vậy, để đạt hiểu quả tối ưu nhất cần đạt được những mục đích sau:
Thứ nhất: khóa luận hướng đến việc hệ thống hóa những nội dung lí thuyết
cơ bản của Graph, trên cơ sở đó đề xuất quy trình sử dụng lí thuyết như là một
phương pháp nghiên cứu khoa học thông qua xử lí sư phạm để chuyển thành
phương pháp dạy học, nhằm giúp giáo viên nắm được cách tiến hành lập Graph
cho nội dung bài học lên lớp.
Thứ hai: Với việc sử dụng Graph sẽ khẳng định khả năng và hiệu quả của
nó trong dạy học tiếng Việt.

7
Tóm lại, việc sử dụng phương pháp dùng Graph để dạy bài về phong cách
chức năng giúp học sinh có cái nhìn trực quan, khái quát những kiến thức cơ bản
của bài học. Qua đó, xây dựng cho học sinh phương pháp tự học hợp lí, hiệu quả.
Giúp giáo viên có một phương pháp dạy học mới nhằm góp phần nâng cao

chất lượng đào tạo toàn diện người học sinh.
3.2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu lý thuyết Graph và việc vận dụng lý thuyết này vào thực tiễn
giảng dạy bài về phong cách chức năng tiếng Việt lớp 12.
Xây dựng quy trình sử dụng Graph trong dạy học bài về phong cách chức
năng. Quy trình đó cần phải phù hợp với những đặc điểm của phong cách chức
năng tiếng Việt, đơn giản và dễ sử dụng để giáo viên có thể thực hiện một cách
thuận lợi trong những giờ lên lớp.
Bước đầu đánh giá hiệu quả của việc dùng Graph để dạy học tiếng Việt
thông qua kiểm tra thực nghiệm. Chỉ qua thực nghiệm như vậy, chúng tôi mới
có điều kiện nhận ra chỗ được hay chưa được, chỗ đúng hay chỗ sai trong những
ý kiến của mình để điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay đổi những nội dung cần thiết
và trên cơ sở mới có được những kết luận chính xác về những ứng dụng của
Graph mà chúng tôi đã đặt ra.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và thực hiện được những nhiệm vụ mà luận án đạt
ra, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau:
4.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp để xem xét, tìm
hiểu những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài như:
Một số vấn đề cơ bản của lý thuyết Graph
Vận dụng lý thuyết Graph vào dạy học phong cách chức năng tiếng Việt
Kết quả của sự phân tích giúp chúng ta nhận thức được từng cái riêng lẻ, bộ
phận mang tính chất độc lập. Tổng hợp nhằm mục đích xâu chuỗi và khái quát
những cái có được khi phân tích. Phân tích – tổng hợp là hai thao tác có liên
quan mật thiết với nhau. Chính việc sử dụng phương pháp phân tích – tích hợp sẽ

8
giúp chúng tôi tìm hiểu rõ hơn và phát hiện được bản chất của Graph cũng như khả
năng sử dụng Graph vào dạy học các bài về phong cách chức năng tiếng Việt.

4.2. Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu
Bên cạnh phương pháp phân tích – tổng hợp, chúng tôi đã sử dụng
phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu. Những phương pháp này chủ yếu
dùng vào việc điều tra, khảo sát và xử lý các kết quả thu nhận được trong quá
trình thực nghiệm. Đây là những phương pháp giúp chúng tôi có điều kiện nhìn
nhận những vấn đề được nghiên cứu trong sự so sánh, đối chiếu lẫn nhau (cụ
thể là lớp thực nghiệm và lớp đối chiếu). Từ đó, có thể rút ra những kết luận
hợp lý, vừa có cơ sở lý luận, vừa có cơ sở thực tiễn. Tuy những con số thống
kê đưa ra trong khóa luận chưa phải đã đạt đến độ chính xác tuyệt đối, nhưng
với các số liệu ấy, người đọc sẽ có phần tin cậy hơn về tính khả thi của vấn đề
đưa ra trong khóa luận.
4.3. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm là một trong những nội dung quan trọng của khóa luận. Chỉ
qua thực nghiệm mới có thể kết luận được giá trị thực tiễn và tính khả thi của
những vấn đề được đặt ra trong khóa luận. Phương pháp này được thể hiện ngay
khi chúng tôi đề xuất những mặt của lý thuyết.
Có thể nói rằng: thực nghiệm vừa là phương pháp nghiên cứu vừa là mảng
nội dung không thể thiếu được của khóa luận này. Chính những thực nghiệm
cũng đã góp phần giúp chúng tôi trả lời câu hỏi luôn được đặt ra trong lí luận
dạy tiếng: tại sao lại đề xuất một phương pháp dạy học như thế?
5. Giới hạn đề tài
Với đề tài “Sử dụng Graph để dạy những bài về phong cách chức năng
tiếng Việt”, phạm vi nghiên cứu của khóa luận giới hạn trong việc dạy học các
bài về phong cách chức năng tiếng Việt.
Chúng ta biết rằng, hiện ngành giáo dục và đào tạo đã tiến hành cải cách
sách giáo khoa. Khóa luận của tôi được viết vào thời điểm việc thay sách đã
hoàn thiện như vậy nên để tăng tính khả thi và giá trị thực tiễn của khóa luận, tôi
lấy phạm vi nghiên cứu của mình là những vấn đề có liên quan đến việc dạy và

9

học bộ sách giáo khoa Ngữ văn. Trong đó, bài về phong cách chức năng tiếng
Việt lớp 12 bao gồm:
Phong cách ngôn ngữ hành chính (lớp 12)
Phong cách ngôn ngữ khoa học (lớp 12)
Có thể nói, dạy học phong cách chức năng tiếng Việt là một bộ phận
không thể thiếu trong chương trình tiếng việt ở trường phổ thông. Nó không
những giúp học sinh phân biệt được đặc điểm của mỗi loại phong cách chức
năng để sử dụng thích hợp với những điều kiện giao tiếp nhất định mà còn là cơ
sở không thể thiếu để giáo dục thẩm mỹ, rèn luyện tư duy… cho học sinh.
6. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận của chúng tôi gồm 3 phần, với những nội dung cơ bản như sau:
Phần mở đầu: phần này dành để trình bày những vấn đề chung bao gồm:
Lý do chọn đề tài
Lịch sử vấn đề
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Phương pháp nghiên cứu
Giới hạn đề tài
Phần nội dung: gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Đây là chương chúng tôi tập trung đi sâu vào tìm hiểu lý thuyết về Graph,
cơ sở ngôn ngữ học và cơ sở tâm lý học của học sinh trong việc tiếp nhận kiến
thức. Ngoài ra cũng đề cập một cách khái quát về khả năng ứng dụng của Graph
trong quá trình dạy học như: khảo sát việc dùng Graph trong dạy học của giáo
viên hiện nay…
Chương II: Sử dụng Graph để dạy bài về phong cách chức năng tiếng Việt
lớp 12
Đây là chương thể hiện cụ thể và rõ nhất sự đóng góp của khóa luận vào
việc đổi mới phương pháp day học. Trong chương này chúng tôi đi vào tìm hiểu
việc lập Graph cho các bài về phong cách chức năng tiếng Việt như kiểu bài về
lý thuyết, thực hành luyện tập và kiểm tra đánh giá.


10
Chương III: Thực nghiệm
Là chương tôi tập trung mô tả quá trình tiến hành thực nghiệm để có được
những kết luận cần thiết về nội dung nghiên cứu và qua đó bước đầu đánh giá
được tính khả thi của những vấn đề nêu trong khóa luận.
Phần kết luận
Ngoài việc tóm tắt những nội dung cơ bản đã trình bày trong khóa luận,
tôi khẳng định việc có thể thực thi những vấn đề lý thuyết của Graph nêu trong
khóa luận vào thực tế giảng dạy.
Phần thư mục những tài liệu tham khảo chính: phần này dành để thống kê
lại những tài liệu tham khảo chính đã được tôi sử dụng như những gợi ý hoặc
trích dẫn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.





















11
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một vài nét khái quát về lý thuyết Graph
1.11.1. Khái niệm Graph
Trước đây, khi mới xuất hiện, Graph là một thuật ngữ toán học, nhưng đến
thời điểm hiện nay đã được sử dụng rông rãi và trở thành một tên gọi chung, khá
quen thuộc với nhiều ngành khoa học.
Trong tiếng Anh, khi là danh từ (noun) có nghĩa là:
Sơ đồ, đồ thị
Mạng, mạch
Để không có sự nhầm lẫn “đồ thị” (là đường biểu diễn của các quan hệ giữa
các đại lượng trong đại số học) tôi dùng nguyên từ “Graph” của tiếng Anh chứ
không dịch sang tiếng Việt.
Khi là động từ, Graph (verb) có nghĩa là:
Vẽ sơ đồ, vẽ đồ thị; minh họa bằng đồ thị
Vẽ mạng, vẽ mạch
Khi là tính từ, Graphic (adjective) có nghĩa là:
Thuộc về sơ đồ, thuộc về đồ thị
Thuộc về mạng, thuộc về mạch
Khi vào Việt Nam, tùy theo từng chuyên môn mà chúng ta chọn nghĩa
dùng cụ thể.
Trong đời sống hàng ngày, nhiều khi chúng ta phải vẽ một sơ đồ để biểu thị
mối quan hệ giữa các yếu tố, các đối tượng một cách trực quan bằng hình ảnh,
bằng đường nét. Để vẽ được nó, chúng ta phải dùng ký hiệu nào đó để thay thế

cho đối tượng cần xem xét. Những lúc ấy ta thường dùng các điểm (hoặc các ô
vuông, các đường tròn hay những hình chữ nhật…) để biểu thị cho đối tượng,
trong đó mỗi điểm (hoặc mỗi ô vuông, mỗi đường tròn hay mỗi hình chữ
nhật…) ứng với một đối tượng hay một yếu tố.

12
Nhưng nếu dừng ở đây, ta mới chỉ có được số lượng các yếu tố, các đối
tượng cần nghiên cứu mà chưa thấy được mối quan hệ giữa chúng. Bởi thế khi
lập sơ đồ, chúng ta có thể dùng những đoạn thẳng, đoạn cong hay cũng có thể là
đoạn gấp khúc để nối chúng lại. Các đoạn này chính là đoạn thể hiện một quan
hệ giữa các đối tượng trong sơ đồ.
Tập hợp các điểm, các đoạn lại, chúng ta sẽ lập thành một Graph. Khi đó,
đường nối các điểm lại gọi là cạnh (hoặc cung) và các điểm trở thành các đỉnh
của Graph. Như vậy, các đỉnh của Graph biểu thị các đối tượng xem xét nghiên
cứu và các cạnh của Graph bộc lộ mối quan hệ giữa các đỉnh trong một Graph.
Ví dụ: Lập Graph tóm tắt toàn bộ từ loại tiếng Việt















Nhìn vào Graph này, ta có thể thấy khá nhiều thông tin, nội dung phong phú.
Đây là điều không dễ dàng khi thực hiện việc tổng kết bằng lời.
Từ đó, ta có thể định nghĩa Graph như sau: Graph là một tập hợp số lượng
hữu hạn các điểm và các cạnh có đầu mút tại các đỉnh đó.
1.1.1.2. Bản chất của Graph
Qua cách trình bày trên, chúng ta thấy Graph được định nghĩa dựa trên hai tập
hợp. Trước hết, đó là tập hợp của các đỉnh, và sau nữa là tập hợp của các cung
TỪ LOẠI
TÍNH TỪ
ĐẠI TỪ
DANH TỪ
DANH
TỪ
RIÊNG
ĐỘNG TỪ
DANH
TỪ
CHUNG
ĐẠI
TỪ
THAY
THẾ
ĐẠI
TỪ
CHỈ
NGÔI
TÍNH
TỪ
CHỈ
MỨC

ĐỘ
CAO
TÍNH
TỪ
KHÔNG
KÈM
MỨC
ĐỘ
ĐỘNG
TỪ
NỘI
ĐỘNG
ĐỘNG
TỪ
NGOẠI
ĐỘNG

13
Tập hợp của các đỉnh
Tập hợp của các cạnh (cung)
Trước hết, xét về tập hợp các đỉnh: Đỉnh của Graph được kí hiệu theo cách
nào không quan trọng, không quyết định bản chất của nó. Đỉnh đó có thể kí hiệu
bằng một dấu chấm, cũng có thể là một vòng tròn, một ô vuông hay một hình
chữ nhật. Cái quyết định bản chất của Graph là số lượng các đỉnh có trong
Graph đó. Một Graph có bốn đỉnh sẽ khác về bản chất với Graph có ba, có năm
hoặc sáu đỉnh. Với số lượng khác nhau, ta sẽ có những Graph khác nhau. Ví dụ,
hai Graph dưới đây khác nhau về bản chất vì số lượng đỉnh trong hai Graph này
khác nhau.

A B A B

E

D C D C

Tuy vậy, nếu chúng ta dừng ở số lượng các đỉnh như vậy để đánh giá ban
chất của một Graph, hay sự khác nhau của hai Graph thì chưa đủ. Bởi số lượng
đỉnh của hai Graph có thể bằng nhau, nhưng bậc ở đỉnh của chúng khác nhau thì
bản chất của hai Graph đó cũng sẽ khác nhau. Bậc của đỉnh Graph được xác
định bằng số lượng đầu mút các cung đó tại đỉnh đó. Bậc này dùng để thể hiện
các mối quan hệ nhiều hay ít của đỉnh đó, yếu tố đó với các đỉnh khác, yếu tố
khác trong Graph. Khi đỉnh của Graph càng thấp thì mối quan hệ giữa nó với
các yếu tố khác càng ít, càng thưa. Bậc của đỉnh là yếu tố tham gia vào việc
quyết định bản chất của Graph, chẳng hạn:
B D B D





A C A C
Graph 1 Graph 2

14
Với ví dụ ta có ở trên, ta có hai Graph với số lượng đỉnh như nhau. Nhưng
ở Graph 1, đỉnh A chỉ có quan hệ với đỉnh B, đỉnh D chỉ có quan hệ với đỉnh C,
nên đỉnh A và đỉnh D này được gọi là đỉnh bậc một. Tương tự như vậy, đỉnh A,
C, D trong Graph 2 cũng là đỉnh bậc một. Trong khi đó, đỉnh B, C trong Graph 1
là những đỉnh bậc hai (có quan hệ với hai đỉnh khác, cũng tức là với hai yếu tố
khác trong Graph); và đỉnh B trong Graph 2 là đỉnh bậc ba (có quan hệ với ba
yếu tố khác trong Graph).

Thứ hai, tập hợp của các cung: Cũng như cách thể hiện đỉnh, cách thể
hiện cạnh trong Graph tương đối tự do. Cạnh có thể biểu diễn bằng một đoạn
thẳng, cũng có thể bằng một đoạn gấp khúc hay đường cong. Cạnh cũng có thể
ngắn, dài, to nhỏ khác nhau. Dù cạnh có được biểu diễn theo kiểu nào, cách nào
cũng không làm thay đổi bản chất của Graph. Cái khiến cho Graph thay đổi lại
là ở chỗ trong Graph đó có bao nhiêu cạnh, và cạnh đó nối đỉnh nào với nhau.
Nói một cách khác, bản chất của Graph được xác định bằng số lượng cạnh và
đặc điểm của đỉnh tạo nên cạnh ấy. Điều này cho thấy: thay đổi số lượng cạnh
của một Graph hoặc thay đổi đỉnh tạo cạnh của một Graph, chúng ta sẽ làm thay
đổi bản chất của Graph đó.
Ví dụ, hai Graph dưới đây thoạt nhìn tưởng giống nhau, nhưng thực ra
chúng khác nhau về bản chất, bởi lẽ tuy có số lượng cạnh giống nhau nhưng các
cạnh tạo được ra bởi những đỉnh khác nhau:

A B A C






D C B D

Graph 1 Graph 2

15
Cả hai Graph trên đều có bốn cạnh, nhưng ở Graph 1 có cạnh AB, BC, BD
và DA (không có cạnh DC) trong khi đó ở Graph 2 có cạnh AC, CD, CB, BA
(không có cạnh BD). Do vậy, hai Graph này khác nhau về bản chất.
Sự phân tích về bản chất của Graph ở trên cho chúng ta rút ra một số kết

luận hết sức quan trọng như những tiền đề định hướng cho việc vận dụng Graph
vào thực tiễn dạy học nói chung và dạy tiếng Việt nói riêng. Đó là:
Thứ nhất, với cùng một số lượng các đỉnh, các yếu tố xuất phát như
nhau,nhưng nếu mối quan hệ giữa các đỉnh, các yếu tố khác nhau, chúng ta sẽ có
những Graph khác nhau.
Thứ hai, với cùng số lượng các đỉnh, các yếu tố tham gia khác nhau, hay
nói cách khác số lượng cạnh và đặc điểm của đỉnh tạo nên cạnh ấy khác nhau,
chúng ta sẽ có những Graph khác nhau.
1.1.1.3. Các loại Graph
Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của đối tượng nghiên cứu và mục đích
sử dụng, chúng ta có thể phân Graph ra thành những loại khác nhau.
Graph định hƣớng và Graph vô hƣớng
Graph định hướng: là Graph có sự xác định rõ ràng đỉnh nào là đỉnh xuất
phát trong Graph. Ở loại này, mối liên hệ giữa các đỉnh của Graph sẽ được định
rõ đi theo hướng nào, chiều nào, đi từ đỉnh nào tới đỉnh nào trong Graph. Vì đặc
tính này, nên các đoạn nối đỉnh trong Graph định hướng đều được thể hiện bằng
những đoạn nối có chiều mũi tên. Chiều của mũi tên chính là chiều quan hệ,
chiều phân chia, hoặc chiều vận động của quá trình đi từ đỉnh này tới đỉnh khác
trong Graph ấy.
Ví dụ:







16
Graph vô hướng: là Graph không chỉ rõ đâu là chiều liên hệ, chiều vận
động của Graph. Vì đặc tính này các đoạn nối đỉnh trong Graph vô hướng đều

không cần thể hiện bằng những đoạn nối có chiều mũi tên.
Vi dụ:





Trong hai loại Graph trên, chúng ta thường sử dụng Graph định hướng để
biểu thị mối quan hệ động, mối quan hệ trong sự phát triển của các yếu tố được
đưa vào Graph. Còn Graph vô hướng được sử dụng để biểu thị mối quan hệ tĩnh
tại, quan hệ đứng yên mang tính chất lượng của các yếu tố. Trong dạy học tiếng
Việt, chúng ta chủ yếu sử dụng loại graph định hướng.
Graph khép và Graph mở
Bên cạnh việc phân chia Graph thành hai loại định hướng và vô hướng,
chúng ta còn dựa vào đặc tính liên thông hay đặc tính treo của các đỉnh trong
Graph để chia thành Graph khép và Graph mở. Để hiểu rõ hơn về hai loại Graph
này, chúng ta phân tích sâu hơn một bước nữa cơ sở của cách phân loại ấy,
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm liên thông và treo qua việc so
sánh hai Graph dưới đây.

A E A E

C C D
D

B B
Graph 1 Graph 2

Trong hai Graph này, ta thấy ở Graph 1, AB lập thành một cạnh vì có
đường nối trực tiếp từ A tới B mà không phải qua đỉnh nào khác. Nhưng ở

Graph 2, đỉnh A và B không lập thành một cạnh vì không có đường nối trực tiếp

17
hai đỉnh đó. Ta gọi đỉnh A và B trong Graph 1 liên thông với nhau, còn trong
Graph 2, A và B không liên thông với nhau. Như vậy, hai đỉnh được gọi là liên
thông trong Graph nếu có một đường nối liền hai đỉnh đó. Một Graph mà mọi
cặp đỉnh đều có sự liên thông với nhau ta gọi đó là Graph liên thông.
Theo dõi hai Graph trên ta lại thấy, đỉnh E trong Graph 1 và đỉnh A, B, E
trong Graph 2 đều là những đỉnh bậc một vì chỉ có đầu mút của một cạnh hội tụ
tại đỉnh đó. Ngoài những đỉnh trên các đỉnh còn lại trong hai Graph này đều là
đỉnh bậc hai. Những đỉnh bậc hai tạo ra đỉnh liên thông, còn những đỉnh bậc một
được gọi là những đỉnh treo của Graph đó. Vì thế, có thể gội đỉnh E trong Graph
1 và đỉnh A, B, E trong Graph 2 là những đỉnh treo. Vậy đỉnh treo là đỉnh bậc
một trong Graph.
Dựa vào đặc tính liên thông và treo này của đỉnh, ta có thể chia Graph
thành hai loại. Loại Graph khép là graph trong đó mọi cặp đỉnh đều có sự liên
thông với nhau. Hay nói cách khác, Graph khép chính là Graph mà mọi đỉnh của
nó đều từ bậc hai trở lên
Ví dụ:












Còn Graph mở: là Graph trong đó không phải tất cả các đỉnh đều có quan hệ
liên thông với nhau, trong đó ít nhất phải có hai đỉnh treo. Ví dụ dưới đây là một
Graph mở không phải chỉ có hai đỉnh treo (số lượng tối thiểu) mà có 4 đỉnh treo.

18











Với những Graph trên, Graph khép thường được sử dụng trong việc biểu
diễn mối quan hệ giữa các yếu tố trong một tổng thể hoàn chỉnh, nhìn các yếu tố
trong sự chuyển đổi, tuần hoàn, tạo ra một chu trình khép kín. Trong khi đó,
Graph mở lại được sử dụng thiên về việc biểu diễn mối quan hệ bao hàm quan
hệ phân chia hoặc quan hệ mang tính chất tầng bậc, cao thấp. Sử dung Graph
vào dạy tiếng Việt, chúng ta chủ yếu sử dụng loại Graph mạng mở, vì nó phù
hợp với đặc tính hệ thống, đặc tính tầng bậc của ngôn ngữ nói chung và tiếng
Việt nói riêng.
Graph đủ, Graph câm và Graph khuyết
Graph đủ: là Graph mà tất cả các đỉnh đều được ghi chú hoặc ghi kí hiệu
một cách đầy đủ, không thiếu một đỉnh nào.
Ví dụ:








CẤU TẠO TỪ TIẾNG
TỪ ĐƠN
TỪ PHỨC
TỪ LÁY
TỪ GHÉP

19
Graph trên có năm đỉnh thì cả năm đỉnh đó đều được lấp đầy bằng các ghi
chú, giải thích. Bởi thế Graph đó là Graph đủ.
Graph câm: là Graph mà tất cả các đỉnh đều rỗng. Điều này có nghĩa là tất
cả các đỉnh của nó chỉ là một ô trắng, không có bất kỳ một sự lấp đầy nào bằng
ngôn từ, bằng ký hiệu hoặc một sự ghi chú nào ở mọi đỉnh.
Ví dụ:











Đây là một Graph câm vì Graph này có 5 đỉnh thì tất cả các đỉnh đều rỗng.

Graph khuyết: là một Graph trong đó có một hoặc một số đỉnh rỗng, các
đỉnh còn lại không rỗng.
Ví dụ:











Đây là một Graph khuyết vì trong số 5 đỉnh thì có 3 đỉnh thiếu
Từ phức
Từ ghép

×