Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Giới thiệu về vườn quốc gia cát bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.83 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
I. Giới thiệu chung về vườn quốc gia Cát Bà..................................................
1
1.Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, nguồn nước.................................................
1
2.Hệ sinh thái ....................................................................................................
1
3. Dân cư ............................................................................................................
3
4. Cơ sở hạ tầng sẵn có......................................................................................
3
II. Thực trạng khai thác và bảo tồn.................................................................
4
1.Hoạt động kinh tế dựa vào việc khai thác tài nguyên tự nhiên hoặc văn
hoá.......................................................................................................................
4
2. Hoạt động du lịch diễn ra tại Cát Bà trong mười năm trở lại đây...........
5
3.Các hoạt động mang tính chất bảo tồn các tài nguyên phục vụ du lịch
sinh thái..............................................................................................................
7
III. Vai trò của các tổ chức, cá nhân đối với du lịch sinh thái tại khu vực
Cát Bà.................................................................................................................
8
1. Chính quyền địa phương..............................................................................
8
2. Các tổ chức quốc tế........................................................................................
10

1



3. Vai trò của các nhà kinh doanh du lịch.......................................................
10
4. Vai trò của cộng đồng địa phương...............................................................
11
IV. Khó khăn trong việc triển khai hoạt động du lịch sinh thái tại khu
vực.......................................................................................................................
12
1. Về phía chính quyền, người dân, nhà kinh doanh du lịch, các tổ chức
nước ngoài..........................................................................................................
12
2. Về điều kiện sẵn có........................................................................................
14
V. Mục tiêu, chính sách và phương hướng thực hiện du lịch nói chung và
phát triển du lịch sinh thái tại khu vực..........................................................
15
1. Chiến lược phát triển chung.........................................................................
15
2. Mục tiêu đề ra nhằm thực hiện du lịch nói chung và phát triển du lịch
sinh thái tại khu vực .........................................................................................
15
3. Các chính sách đề ra nhằm đạt được mục tiêu ..........................................
16
4. Phương hướng phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói
riêng....................................................................................................................
17
VI. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển du lịch sinh thái Cát Bà.....
18

2



1. Công tác bảo tồn tài nguyên và khắc phục những khó khăn trong việc
phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà................................................................
18
2. Hoạt động marketing phát triển du lịch sinh thái Cát Bà.........................
19

3


I.

Giới thiệu chung về vườn quốc gia Cát Bà

1.

Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, nguồn nước
Vườn quốc gia Cát Bà là một trong bốn khu sinh thái Việt Nam được

UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 19/12/2004.
Cho đến ngày nay, Cát Bà đã trở thành địa chỉ du lịch quen thuộc với nhiều
người đặc biệt là với khách thích đi du lịch sinh thái.
Vườn quốc gia Cát Bà được thành lập ngày 31/3/1986 theo quyết định
số 79/CP của chính phủ Việt Nam bao gồm các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái
rừng trên cạn, hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đây là khu rừng đặc dụng của
Việt Nam, khu dự trữ sinh quyển thế giới Vườn quốc gia Cát Bà thuộc huyện
Cát Hải, Hải Phòng. Vườn quốc gia Cát Bà nằm cách trung tâm thành phố
Hải Phòng 35 hải lý về phía đông, có toạ độ địa lý 20 o43’50’’-20o51’29’’vĩ
Bắc, 106o58’20’’-107o10’50’’ kinh đông. Phía Bắc giáp xã Gia Luận, phía

Đông giáp vịnh Hạ Long, phía Tây giáp thị trấn Cát Bà và các xã Xuân Đàm,
Trân Châu, Hiền Hào. Tổng diện tích tự nhiên của vườn là 15.200 ha trong
đó có 9.800 ha là rừng núi và 5400 ha là mặt nước biển. Toàn bộ vườn quốc
gia Cát Bà gồm một vùng núi non hiểm trở có độ cao nhỏ hơn 500 m, trong
đó đa phần là nằm trong khoảng 50-200 m. Đảo Cát Bà chủ yếu là núi đá vôi
xen kẽ nhiều thung lũng hẹp chạy dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam.
Vườn quốc gia Cát Bà nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh
hưởng của đại dương nên lượng mưa ở đây khá lớn (1700-1800 mm/năm),
mùa mưa chủ yếu là tháng 7 và tháng 8. Nhiệt độ trung bình là 25 o-28oC.
Mùa hè có thể lên đến hơn 30oC. Mùa đông nhiệt độ trung bình là 15 o-20oC,
cũng có thời điểm tụt xuống dưới 10 oC. Độ ẩm trung bình là 85%. Dao động
của thuỷ triều từ 3,3 đến 3,9 m. Độ mặn của nước biển: từ 0,93% (vào mùa
mưa) đến 3,11%(vào mùa khô).
2.

Hệ sinh thái
Hệ sinh thái điển hình ở vườn quốc gia Cát Bà là hệ sinh thái đặc trưng

của miền Bắc. Tuy nhiên do điều kiện địa hình, đất đai và chế độ nước nên ở

4


đây có một số kiểu phụ như: rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn và rừng
ngập nước, với đặc trưng là cây và nước ở khu Ao ếch, cảnh quan rất đặc
sắc.
Theo điều tra bước đầu, vườn quốc gia Cát Bà có 620 loài thực vật bậc
cao, thuộc 438 chi và 123 họ.
-Rừng ở các thung lũng, áng và chân núi đá vôi có 3 tầng cây gỗ, độ tán che
0,6 đến 0,8 và ít bị tác động.

Tầng 1: Cao trên 20 m, gồm các loài cây: sấu, gội nếp, phay, săng lẻ, lòng
mang, re, cà lồ, lim xẹt…
Tầng 2: Cao trên 12 m, gồm các cây: côm tầng, chẹo, ngát, bứa...
Tầng 3: Cao trên 8m, bao gồm các cây gỗ nhỏ của hai tầng trên và các
cây khác như thau lĩnh, trọng đũa.
-Rừng trên các sườn núi đá vôi cũng ít bị tác động, độ tán che của rừng từ 0,4
đến 0,6. Tầng rừng đơn giản hơn, với hai tầng cây gỗ.
Tầng 1: cao 15- 20 m, gồm có các cây: dâu da xoan, màu cau đá, mọ,
trường sáng, nhãn rừng, xương cá. Nơi có tầng đất dày thì rải rác có cọ
Bắc sơn cao 20-30 m.
Tầng 2: Cao dưới 10 m, có: mạy tèo, lèo heo và các cây con của tầng trên.
-Rừng trên đỉnh và sống núi đá vôi chịu ảnh hưởng của gió mạnh thường
xuyên nên cây gỗ thường không cao quá 5 m, rừng chỉ có 1-2 tầng. Các loài
cây thường gặp là huyết giác, nhọ nồi…rải rác có một số cây cọ xẻ, độ tán
che 0,2- 0,3. Dưới tán có xương rồng, chân chim núi mọc xen lẫn với các
loại dây leo và cây bụi như dây mòng bò, chiên chiến. Nơi gió quá mạnh
thường chỉ gặp loài trúc đũa.
-Rừng Kim giao, đây là loài cây quý hiếm của hệ thực vật miền Bắc được ghi
trong sách đỏ Việt Nam. Khu rừng quý này phát triển khá tập trung trên diện
tích chừng 32 ha ở khu vực Trung Trang, có giá trị trong việc bảo vệ nguồn
gen, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và thăm quan du lịch.

5


-Rừng ngập nước phát triển ở khu Ao ếch trên núi, nơi thường xuyên bị ngập
nước với diện tích khoảng 3 ha. Chỉ có cây Và nước thuộc họ Liễu phát triển
được trên vùng đầm lầy này. Các nhà chuyên môn gọi đây là loại rừng đơn
ưu, vì chỉ có một loài cây mọc ưu thế trong toàn khu rừng. Cảnh rừng ở đây
có thể so sánh với rừng ngập nước ngọt, với loài ưu thế là cây Đan phong tử

ở vườn quốc gia Cát Tiên ( Đồng Nai), hay phần nào với cảnh những cánh
rừng tràm U Minh ở đồng bằng sông Cửu Long. Đây là kiểu rừng đặc sắc,
không nơi nào có được ở miền Bắc Việt Nam.
-Rừng ngập mặn là rừng nội địa đới phát triển thuộc vùng bãi triều ở khu vực
Phù Long- Cái Viềng. Đây là nơi cư trú, sinh sản của nhiều loài tôm cá và
loài giáp xác của vùng biển, cửa sông. Thực vật ở đây chủ yếu bao gồm:
đước, ô rô, ráng, cỏ roi ngựa, bần, bàng và thầu dầu.
Theo điều tra nghiên cứu của các nhà chuyên môn, ở khu vực vườn quốc
gia Cát Bà có 32 loài thú, 69 loài chim và 20 loài bò sát và lưỡng cư.
Các loài động vật ở Cát Bà là : voọc đầu vàng, khỉ vàng, khỉ đuôi lợn ,
khỉ mặt đỏ , sơn dương, nai, hoẵng, rái cá, báo, mèo rừng, cầy giông, cầy
hương, sóc đen, sóc bụng đỏ, sóc chuột, nhím,don, dúi, dơi lá mũi với 4 phân
loài.
3. Dân cư
Tổng số dân là 10.673 người (70% sống tại thị trấn). Đảo Cát bà chủ yếu
là dân di cư từ đất liền đến chủ yếu là người Kinh. Người dân Cát Bà rất thân
thiện và hiếu khách. Người dân sống chủ yếu dựa vào đánh bắt cá, nuôi trồng
thuỷ sản và kinh doanh dịch vụ. Nói chung, đời sống dân khá ổn định tuy vẫn
còn một số bộ phận vẫn còn nghèo sống bằng săn bắt chim, thú…Trong bộ
phận dân cư Cát Bà, có khoảng 5000 dân sống trong những làng chài quanh
năm sống trong những chiếc bè nổi trên mặt nước.
Ngoài phong tục, lễ hội giống như cộng đồng người Kinh ở nơi khác,
người dân Cát Bà còn có thêm một lễ hội tổ chức vào ngày 1- 4 hằng năm

6


gọi là lễ hội khai trương mùa du lịch và cũng chính là ngày hội truyền thống
hàng năm của người dân chài làng cá ở huyện đảo Cát Hải.
Ở Cát Bà, vấn đề an ninh trật tự được đảm bảo rất tốt, khiến du khách

cảm thấy an toàn. Tại thị trấn Cát Bà, hiện tượng ăn xin làm phiền du khách
hiếm khi xảy ra, phương tiện giao thông của du khách luôn được bảo quản an
toàn ngay cả khi du khách để xe trên hè phố.
4. Cơ sở hạ tầng sẵn có
Tính đến nay, Cát Bà có hơn 100 khách sạn, nhà nghỉ. Trong đó có 10
khách sạn 2 sao, 11 khách sạn 1 sao, với trên 2000 phòng nghỉ. Hiện tại đã
có nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao và cũng đã có thêm những khách sạn
tiêu chuẩn từ 3 đến 4 sao đang hoạt động rất hiệu quả. So với những năm
trước, chất lượng buồng phòng đã được cải thiện một cách đáng kể. Địa
phương cũng xây dựng thêm những địa điểm công cộng như cổng chào,
vườn hoa, nhà chờ, đài phun nước màu...rất khang trang và đẹp mắt.
Nhà cửa trong thị trấn Cát Bà được xây dựng ngay ngắn và có trật tự,
không xảy ra tình trạng lộn xộn, chen chúc hay xây dựng thiếu quy hoạch.
Tuy nhiên trên đảo chỉ có vài tuyến đường có tên, và hơn nữa là tình trạng
không có số nhà ở Cát Bà. Ngay cả các nhà hàng, khách sạn tại Cát Bà, địa
chỉ cũng chỉ dừng lại ở tên phố và tổ dân phố.
Toàn bộ thị trấn Cát Bà được cung cấp điện đầy đủ, đáp ứng đủ nhu cầu
sử dụng điện của người dân địa phương cũng như của du khách. Hiện nay sử
dụng mạng lưới điện lưới quốc gia, được cung cấp chủ yếu bởi nhà máy điện
Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại và nhiệt điện Uông Bí.
Cát Bà có hệ thống mạng viễn thông hiện đại có thể đáp ứng tốt các dịch

vụ thông tin liên lạc trong nước và quốc tế như điện thoại, điện thoại thẻ,
nhắn tin, điện thoại di động, điện thoại di động trả trước, e-mail và Internet.
Người dân Cát Bà được cung cấp đầy đủ nước ngọt để phục vụ cho cuộc
sống. Tuy nhiên trước vấn đề lượng du khách gia tăng, Cát Bà đang tìm giải
pháp để hạn chế gia tăng ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước ngầm.

7



Ngành du lịch Cát Bà còn kết hợp với các đoàn liên ngành của Tổng Cục
Du Lịch, Sở du lịch…kiểm tra và tuyên truyền công tác vệ sinh môi trường,
vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác hoạt động ở các bãi tắm.
Cứu hộ ở các bãi tắm là một phần rất quan trọng trong công tác bảo đảm
an toàn tính mạng cho du khách. Vì vậy các cơ quan chức năng cần liên tục
kiểm tra, nhắc nhở các chủ quản lý bãi tắm làm tốt hơn về công tác an toàn ở
bãi tắm như chuẩn bị đầy đủ xuồng cứu nạn, thông tin liên lạc, chòi quan sát
bãi tắm, lực lượng nhân viên cứu hộ.
Giao thông vận tải có nhiều cải thiện, thuận tiện hơn cho việc đi từ Hải
Phòng ra đảo. Có hai cách để ra đảo: một là đi bằng tàu thuỷ cao cấp mất
khoảng một giờ đồng hồ, cách thứ hai là đi bằng đường bộ khoảng 60 km
qua hai phà. Đường xuyên đảo đã được xây dựng hoàn thiện có chiều dài
khoảng 27 km, có nhiều đèo dốc quanh co, xuống khoăn, qua áng, men theo
mép biển, xuyên qua vườn quốc gia với nhiều phong cảnh kỳ thú. Trong
những năm qua, cùng với sự phát triển về cơ sở hạ tầng, các tuyến đường ở
khu vực thị trấn Cát Bà được mở rộng, nhưng hiện mới chỉ vài đường phố có
tên. Có nhiều tuyến đường mới được mở phục vụ nhu cầu giao thông của du
khách và dân cư trên đảo như: tuyến đường nối từ đường Núi Ngọc đến ngã
ba đường ra Bến Bèo và dự án của ngành Du lịch mở rộng tuyến đường Gia
Luận-chùa Đông-Cát Cò 3 đã được hoàn thành. Để phục vụ nhu cầu đi lại
trong ngày của du khách, Cát Bà đã tiến hành tăng cường thêm tuyến Hà
Nội-Hải phòng-Cát Bà bằng phương tiện ô tô, tàu thuỷ cao tốc.
II. Thực trạng khai thác và bảo tồn
1. Hoạt động kinh tế dựa vào việc khai thác tài nguyên tự nhiên hoặc
văn hoá
Trước năm 1994, hoạt động kinh tế chủ yếu ở Cát Bà là đánh bắt và chế
biến hải sản, du lịch mới hình thành và tự phát chủ yếu dưới hình thức kinh
doanh nhà nghỉ.


8


Từ năm 1998, cơ sở lưu trú được xây dựng nhiều, hệ thống giao thông
được nâng cấp, thuỷ sản phát triển cả nghề đánh bắt với nuôi trồng (chủ yếu
là nuôi cá lồng, bè) gây tác động xấu đến môi trường, trái ngược với mục
tiêu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn môi trường sinh thái của quần
đảo. Thế mạnh về thủy sản là một thực tế đã được khẳng định tại đây. Nằm
sát hai bãi cá lớn Long Châu và Bạch Long Vĩ, trữ lượng hải sản của đảo rất
lớn, có thể cho đánh bắt hàng chục tấn mỗi năm. Huyện đảo Cát Hải là nơi
duy nhất của vùng duyên hải Bắc Bộ vừa là nơi trú ngụ, điểm tựa cho hậu
cần nghề cá, vừa là ngư trường chính. Diện tích đầm hồ rộng khoảng 5.000
ha là nơi lý tưởng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Các tàu đánh cá của
huyện được đầu tư khá đồng bộ, hiện đại giúp sản lượng hải sản khai thác
hằng năm tăng từ 10 đến 20%. Năm 2001, toàn huyện khai thác được 7.189
tấn, trong đó đánh bắt ngoài khơi đạt 3.754 tấn, chiếm 52,14% tổng sản
lượng đánh bắt. Gần 1.500 lao động tham gia trực tiếp vào nghề cá với thu
nhập bình quân từ 1 đến 1,2 triệu đồng/ tháng là một kết quả đáng mừng đối
với người dân huyện đảo.
Phong trào nuôi trồng thủy sản của huyện Cát Hải đang phát triển nhiều
loại hình như nuôi tại đầm hồ, bãi triều ngập mặn và nuôi cá lồng bè. Năm
2001, huyện Cát Hải là địa phương dẫn đầu thành phố về số lượng tôm giống
thả. Từ một địa phương nghèo, đến nay huyện dần có những bước phát triển
vững chắc trên mọi mặt kinh tế, xã hội.
Hơn 10 năm qua, Cát Bà đã lọt vào “tầm ngắm” của các nhà hoạch định
kinh tế của thành phố cảng. Đã có ý kiến đề xuất biến Cát Bà trở thành một
khu kinh tế đặc biệt, một “Hồng Kông” trước cửa ngõ Hải Phòng, hoặc
khiêm tốn hơn là một trung tâm hậu cần nghề cá phía Bắc.
Hiện nay, kinh tế Cát Bà phát triển mạnh với hàng loạt các dự án đầu tư,
nhà hàng, khách sạn thi nhau mọc lên, cơ sở vật chất hạ tầng được cải thiện

đáng kể… Từ đó kéo theo sự hình thành, phát triển các dịch vụ phục vụ du
lịch, giải quyết việc làm cho người dân ở đây. Khi du khách đến với Cát Bà

9


họ có nhu cầu tiêu dùng về nhu cầu ăn, uống, ngủ nghỉ, giải trí. Chính họ là
những người kích thích việc cung ứng các loại sản phẩm, dịch vụ ở đây.
Như vậy, hoạt động du lịch đã góp phần làm đa dạng hoá các ngành nghề của
Cát Bà, thúc đẩy kinh tế vùng phát triển kể cả các ngành nghề truyền thống
hay hiện đại.
2. Hoạt động du lịch diễn ra tại Cát Bà trong mười năm trở lại đây
Trước năm 1994, hoạt động du lịch mới hình thành và hoạt động tự phát
chủ yếu dưới hình thức kinh doanh nhà nghỉ, cảnh quan môi trường còn giữ
nét hoang sơ nhưng chưa thu hút du khách, bởi đường sá đi lại khó khăn,
không có điện lưới, khách sạn nhà nghỉ nhỏ bé và không có tuyến điểm tham
quan du lịch. Cát Bà có phong cảnh thiên nhiên đẹp và có Vườn quốc gia với
những khu rừng nguyên sinh nhưng “du lịch” đối với người dân nơi đây có
vẻ như còn quá xa vời.
Năm 1998 là năm điện lưới quốc gia vươn đến đảo. Đó là một động lực
to lớn thúc đẩy du lịch Cát Bà phát triển. Những khách sạn lớn đua nhau mọc
lên với tốc độ chóng mặt, số nhà hàng, khách sạn và khách du lịch đến với
Cát Bà tăng nhanh. Sau đó, huyện đảo được cung cấp nước ngọt và có thêm
đường sá. Năm 2001 có 165.000 lượt khách du lịch đến với Cát Bà trong đó
có 30.000 khách nước ngoài. Nếu như những năm 90 chỉ có vẻn vẹn 3 khách
sạn với 60 phòng thì đến năm 2001 có hơn 40 khách sạn với gần 700 phòng
nghỉ đủ điều kiện đón gần 2.000 khách một ngày. Doanh thu từ du lịch đạt
65 tỷ đồng, tăng 53,1% so với năm 2000
Năm 2004 Sở Du lịch Hải Phòng đã xây dựng đề án báo cáo Thành phố
trình Chính phủ đề nghị UNESCO công nhận Cát Bà là khu dự trữ sinh

quyển thế giới. Sau lễ đón bằng công nhận Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển
thế giới vào tháng 4 năm 2005, du khách đến với Cát Bà tăng đột biến. 6
tháng đầu năm 2005, khách du lịch đến Cát Bà tăng nhanh so cùng kỳ 2004:
Lượng khách đạt 245.000 lượt, tăng 94% (245.000 lượt /126.000 lượt), trong

10


đó, khách quốc tế đạt 70.000 lượt, tăng 155,56 % (70.000 lượt /45.000 lượt);
doanh thu đạt 40 tỉ đồng, tăng 166% (40 tỷ /15 tỷ).
Năm 2006, Cát Bà đón được 450.000 lượt du khách tăng 37,2% so với
cùng kỳ năm 2005. Trong đó có 180.000 lượt khách nước ngoài đạt 150%
kế hoạch năm , tăng 52,54% so với cùng kỳ năm 2005. Doanh thu từ du lịch
đạt 80 tỷ đồng, tăng 86,05 % so với cùng kỳ năm 2004 và đạt 114,29% kế
hoạch năm. Để có được những kết quả đáng mừng đó là nhờ có ngành du
lịch của huyện đảo luôn đẩy mạnh công tác hoạt động du lịch -dịch vụ, đồng
thời khuyến khích các dự án đầu tư trong và ngoài nước nhằm đưa du lịch
Cát Bà nhanh chóng trở thành ngành kinh tế chính mang lại nguồn thu lớn
cho ngân sách địa phương, cho cộng đồng dân cư và giải quyết phần đông
công ăn việc làm cho người dân trên đảo.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới vườn quốc gia Cát Bà có thể tổ chức
các loại hình hoạt động sau:
-Du lịch ở Vườn quốc gia Cát Bà
-Nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao tại vùng đệm.
-Tổ chức du lịch sinh thái như thăm rừng nguyên sinh, các loài động, thực
vật quý hiếm, hệ thống tùng, áng, các cảnh đặc sắc tại trung tâm Vườn quốc
gia.
-Tổ chức các loại hình du lịch khoa học chuyên đề như rừng nguyên sinh, hệ
sinh thái nhiệt đới tiêu biểu…
-Thám hiểm hang động.

-Du lịch mạo hiểm: leo núi, lướt ván, lặn biển.
-Chiêm ngưỡng cảnh quan đặc thù, các tùng, áng.
-Du lịch ngầm và quay phim, chụp ảnh dưới nước.
-Tắm biển ở các bãi cát nhỏ, đẹp.
-Tổ chức các tổ dịch vụ khoa học - kỹ thuật quay phim, chụp ảnh chim, thú
quý, sinh cảnh đặc sắc, xây dựng các bộ phim khoa học về loài động vật quý.

11


-Nuôi trồng thuỷ sản với quy mô, vị trí phù hợp tại vùng chuyển tiếp để
khách du lịch tham quan, đồng thời cung cấp thực phẩm tại chỗ và xuất khẩu.
-Dịch vụ hậu cần nghề cá, giao thông vận tải.
( Theo ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở Du lịch Hải Phòng).
3. Các hoạt động mang tính chất bảo tồn các tài nguyên phục vụ du lịch
sinh thái
- Năm 1999-2000 được sự trợ giúp tài chính của Sứ quán Hà Lan, tổ chức
WWF phối hợp với Vườn quốc gia thực hiện chương trình tăng cường giáo
dục môi trường.
- Năm 2000 được sự tài trợ của Sứ quán Vương quốc Anh, tổ chức động vật
thế giới triển khai chương trình ‘Nâng cao nhận thức cho cac đối tượng có
lợi ích liên quan tham gia sự nghiệp bảo tồn Vườn quốc gia”.
-

Ngày 27/11/2006, UBND thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định số

2548/QĐ -UBND về việc phê duyệt Dự án "Củng cố tính bền vững của công
tác bảo tồn đa dạng sinh học và loài voọc Cát Bà trên đảo Cát Bà" với tổng
giá trị bằng 175.632,07 đô la Úc, trong đó 138.701,6 đô la Úc do Chương
trình Bảo tồn di sản thiên nhiên khu vực (RNHP) tài trợ và 36.930,43 đô la

Úc, tương đương 424.700.000 đồng là vốn đối ứng của Việt Nam.
- Giải thể lâm trường Cát Bà trực thuộc huyện Cát Hải; tổ chức lại đời sống
dân cư vùng phụ cận, chuyển bớt một số dân ra khỏi khu vực Vườn Quốc gia
Cát Bà; chấm dứt tình trạng săn bắn chim thú và khai thác tài nguyên bừa bãi
như hiện nay.
-Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước đã chỉ đạo việc xây dựng các
chương trình nghiên cứu khoa học cho từng giai đoạn phát triển của Vườn
Quốc gia Cát Bà; chú trọng các chương trình nghiên cứu về sinh thái ven
biển và quan tâm đến các chương trình giáo dục kiến thức bảo vệ môi
trường.

12


- UBND thành phố Hải Phòng đã quản lý và ban hành quy chế quản lý để
"bảo tồn và phát triển" tài sản thiên nhiên của vườn quốc gia Cát Bà, quy
hoạch bảo tồn và phát triển Khu dự trữ sinh quyển được lồng ghép vào quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cát Hải đến năm 2010 tầm
nhìn 2020, giữ mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, tạo điều kiện
cho các tổ chức quốc tế thực hiện các chương trình, dự án bảo tồn, hỗ trợ
cộng đồng tại khu vực. Mô hình làng sinh thái tại xã Xuân Đám như một
điển hình cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
- UBND thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo Vườn Quốc gia Cát Bà thành lập
các trạm bảo vệ, chỉ đạo triển khai các công tác bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, các hệ sinh thái và môi trường sống ở Cát Bà.
-Xây dựng các tour du lịch sinh thái nhằm khai thác tốt cảnh quan thiên
nhiên của rừng và biển Cát Bà, theo nguyên tắc “không làm thay đổi cảnh
quan thiên nhiên, không gây tác động xấu đến tài nguyên động thực vật trên
cạn và dưới nước làm giảm tính đa dạng sinh học và gây ô nhiễm môi
trường”.

- Quy hoạch khu vực thị trấn Cát Bà tách khỏi phạm vi khu dự trữ; làng Việt
Hải nằm ở vùng lõi cũng được bố trí thành vùng đệm để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc bảo tồn và phát triển tài nguyên vùng lõi khai thác hợp lý vùng
đệm, khuyến khích phát triển năng động ở vùng chuyển tiếp, hạn chế tác
động xấu từ phát triển đô thị tại thị trấn Cát Bà .
- Quy hoạch, phát triển kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp theo định hướng cụ thể
và hướng dẫn kinh nghiệm, phương pháp nuôi trồng thuỷ hải sản có tính thân
thiện với môi trường cao, tuyên truyền giáo dục, tập huấn chuyên môn
nghiệp vụ, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân
cư, khách du lịch, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
III. Vai trò của các tổ chức , cá nhân đối với du lịch sinh thái tại khu vực
Cát Bà
13


1. Chính quyền địa phương
* Sở tài nguyên và môi trường:
- Là cơ quan chuyên môn của UBND thành phố Hải Phòng, tham mưu giúp
UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên đất,
tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo
đạc và bản đồ trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo quy định của pháp luật.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, biên chế
và công tác của UBND thành phố Hải Phòng, đồng thời chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
* Sở du lịch:
-Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn thành phố phù
hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế _ xã hội của thành phố và quy
hoạch phát triển ngành du lịch cả nước.
+ Năm 2007-2008 hoàn thành quy hoạch chi tiết phát triển du lịch Cát Bà,

mời các tổ chức tư vấn trong, ngoài nước có năng lực xây dựng quy hoạch,
thiết kế các khu du lịch.
+ Lựa chọn loại hình du lịch chủ yếu nhằm phát huy có hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên và nhân văn như: du lịch sinh thái biển kết hợp nghỉ dưỡng, du
lịch mạo hiểm, du lịch lễ hội, khảo cứu văn hoá truyền thống, đặc thù địa
phương, du lịch điền dã, khảo cứu văn hoá làng xã, du lịch văn hoá ẩm thực,
mua sắm, du lịch tâm linh.
+Xây dựng thương hiệu du lịch Hải Phòng đủ sức cạnh tranh trong khu vực
và quốc tế
-Tổ chức hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch du lịch đã được duyệt.
Tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ của các doanh nghiệp và đơn vị du
lịch trên địa bàn, báo cáo UBND`Thành phố và Tổng cục du lịch
-Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, luật
pháp Nhà nước về du lịch và dịch vụ du lịch. Nghiên cứu đề xuất với UBND

14


thành phố và Tổng cục Du lịch để trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung những
chủ trương, quy định của Nhà nước.
-Phối hợp với các ngành chức năng tham mưu để UBND thành phố cho phép
thành lập, giải thể các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Tham mưu để
UBND thành phố trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép liên doanh hoặc
đầu tư với nước ngoài về du lịch và khách, dịch vụ du lịch trên địa bàn. Thực
hiện quản lý về tổ chức cán bộ theo phân cấp của UBND thành phố.
* UBND huyện Cát Hải
- UBND huyện Cát Hải có trách nhiệm thực hiện phê duyệt các quy hoạch
chi tiết thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải từ đó lập kế hoạch quản lý quy hoạch
và triển khai thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo đúng quy định
hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng.

- Sở Xây dựng phối hợp với UBND huyện Cát Hải tổ chức công bố công
khai quy hoạch được duyệt, cắm mốc giới quản lý.
- Trong quá trình thực hiện nếu cần phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đã
duyệt, UBND huyện Cát Hải có trách nhiệm báo cáo UBND thành phố để
điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
* Các hoạt động:
- UBND huyện Cát Hải tổ chức phát động các hoạt động bảo vệ môi trường
du lịch. Chương trình hoạt động diễn ra trong 02 ngày từ 23 - 24 /12/2006
với chủ đề "Vì môi trường Du lịch Cát Bà" và "Vì môi trường du lịch Cát
Bà xanh, sạch, đẹp và văn minh".
- Xây dựng "Tuyến Du lịch liên vùng thăm quan Khu dự trữ sinh quyển quần
đảo Cát Bà và Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng".
- Sở Thủy sản Hải Phòng vừa tổng kết 2 năm thực hiện đề án "Bảo vệ nguồn
lợi thủy sản vùng 6m nước ven biển đảo Bạch Long Vỹ".
- Liên kết, hợp tác giữa khu du lịch Tuần Châu và khu du lịch Cát Bà để phát
triển du lịch Hải Phòng và Quảng Ninh.
2. Các tổ chức quốc tế

15


• Quyền hạn: là các tổ chức nước ngoài tham gia tư vấn, hỗ trợ phát
triển các hoạt động du lịch sinh thái trong khuôn khổ của các quy định
và luật pháp.
• Trách nhiệm: hỗ trợ, giúp đỡ phát triển các hoạt động du lịch sinh thái
thông qua các chương trình, các dự án đầu tư…vì mục đích môi
trường và không đứng trên góc độ kiếm lời.
• Những việc đã làm:
 Quần đảo Cát Bà đã được UNESCO chính thức công nhận là
Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong kỳ họp của Hội đồng quốc

tế về phối hợp chương trình con người và sinh quyển tổ chức tại
Paris, ngày 19/12/2004. Ngày 1/4/2005 tại đây đã diễn ra lễ đón
nhận bằng quyết định của UNESCO và kỷ niệm sự kiện này.
 Tính đến tháng 12/2006 đã có 5 dự án của các tổ chức NGOs
đầu tư vào Hải Phòng với tổng trị giá là 506.166 USD trong đó
có 4 dự án đầu tư vào khu dự trữ sinh quyển chiếm 484.959
USD.
 Dự án bảo tồn vườn quý hiếm do Hoa Kì tài trợ thông qua một
quỹ gọi là quỹ đại sứ do bộ Nông nghiệp Hoa Kì quản lý với tổng
vốn 60000 USD.
 Dự án bảo tồn đa dạng sinh học và loài voọc Cát Bà do tổ chức
bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) tài trợ.
 Năm 1999-2000 được sự trợ giúp tài chính của sứ quán Hà Lan,
tổ chức WWF phối hợp với Vườn quốc gia thực hiện chương
trình tăng cường giáo dục môi trường.
 Năm 2000 được sự tài trợ của sứ quán Vương quốc Anh, tổ
chức động vật thế giới triển khai chương trình “Nâng cao nhận
thức cho các đối tượng có lợi ích liên quan tham gia sự nghiệp
bảo tồn Vườn quốc gia”.
3. Vai trò của các nhà kinh doanh du lịch
16


Thứ nhất, các nhà kinh doanh du lịch là người mang hình ảnh Cát Bà,
vườn quốc gia Cát Bà đến với du khách thăm quan. Thông qua các tờ rơi giới
thiệu, du khách biết đến vườn quốc gia Cát Bà là một trong bốn khu dự trữ
sinh quyển của Việt Nam với hệ sinh thái đa dạng gồm cả hệ sinh thái nước
ngọt, nước mặn và nước lợ… Những kênh quảng bá khác nhau khiến mọi
người biết đến hình ảnh của công ty từ đó tạo ra một lượng khách hàng tiềm
năng cho ngành du lịch nói chung và du lịch sinh thái Cát Bà nói riêng.

Thứ hai, công ty du lịch là đơn vị tổ chức, điều hành các tour du lịch, một
chuyến thăm quan du lịch sinh thái phải đảm bảo có nhà tổ chức để hướng
dẫn khách du lịch trong suốt chương trình. Du khách sẽ được hướng dẫn cụ
thể về các hoạt động khi thăm quan trong rừng, vật dụng cần thiết mang theo
để đảm bảo an toàn Mọi hành vi có khả năng xâm hại đến môi trường tự
nhiên như săn bắt thú quý hiếm, vứt rác bừa bãi… đều bị kiểm soát và xử lý
chặt chẽ. Để đảm bảo thuận lợi nhất cho toàn bộ chuyến đi thì các công ty
này có trách nhiệm liên hệ với các cơ quan chức năng tại xã Tiền Hải, huyện
Cát Hải, ban quản lý khu dư trữ sinh quyến Cát Bà hoặc các cơ quan khác.
Thứ ba, công ty du lịch đóng vai trò là người giáo dục cho du khách
những kỹ năng, kiến thức về du lịch sinh thái nói chung. Trước mỗi chuyến
đi, du khách sẽ được cung cấp những thông tin cơ bản về vườn quốc gia (vị
trí, hệ sinh thái, môi trường sống của các loài…), được giải thích về những
nguyên tắc trong du lịch sinh thái ( bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, văn hoá
địa phương) và yêu cầu cam kết không vi phạm các quy định gây tổn hại đến
môi trường, con người và tài nguyên.
Trong chuyến đi, hướng dẫn viên sẽ giải thích, thuyết minh về các đối
tượng thuộc hệ sinh thái (nguồn gốc, đặc tính sinh học, giá trị, thời gian tồn
tại,…) như loài đặc trưng ( voọc đầu vàng chỉ có ở Cát bà), sự đa dạng hệ
sinh thái, cuộc sống của người dân bản địa,…

17


Thứ tư, các nhà kinh doanh du lịch có trách nhiệm đóng góp một phần tài
chính cho chính quyền sở tại, hoặc ban quản lý khu vực vườn quốc gia để
bảo vệ, khôi phục và gìn giữ hệ sinh thái, môi trường tự nhiên.
4. Vai trò của cộng đồng địa phương
Thứ nhất, dân cư địa phương được coi là "người kiểm lâm" tốt nhất, khi
có bất cứ sự vi phạm nào, hoặc sự cố về biến mất hoặc tăng lên số lượng loài,

cá thể loài thì người dân vùng xung quanh sẽ là người biết thông tin đầu tiên.
Từ đó thông báo cho các tổ chức quản lý để có phương án phù hợp nhất cho
việc duy trì cân bằng hệ sinh thái.
Thứ hai, người dân địa phương là những người gắn bó sâu sắc với khu
vực vườn quốc gia, do đó họ hiểu rõ đặc tính cũng như tập quán của các loài
trong rừng quốc gia Cát Bà. Họ là người có nhiều kinh nghiệm giúp cho các
nhà tổ chức du lịch có được thông tin về địa hình, khí hậu, hệ sinh thái; các
nhà nghiên cứu biết về loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
hay đặc tính riêng của mỗi loài.
Thứ ba, cộng đồng dân cư cũng chính là một đối tượng hướng đến của
khách du lịch. Do đặc thù người dân chủ yếu là từ đất liền chuyển đến nên
dân cư nơi đây không có nét văn hoá đặc trưng, nhưng điểm thu hút khách du
lịch lại chính bởi cuộc sống dân dã của người dân. Người dân Cát Bà rất hiếu
khách vì vậy du khách đến thăm quan ấn tượng rất tốt về con người nơi đây.
IV. Khó khăn trong việc triển khai hoạt động du lịch sinh thái tại khu vực
1. Về phía chính quyền, người dân, nhà kinh doanh du lịch, các tổ chức
nước ngoài
*Về phía chính quyền
Khó khăn trong việc kiểm soát, quản lý khu du lịch: tổng diện tích khu dự
trữ sinh quyển Cát Bà rộng hơn 26000 ha với 2 vùng lõi, 2 vùng đệm và 2
vùng chuyển tiếp. Cát Bà có 2320 loài động thực vật đang sinh sống trên
quần đảo, trong đó có trên 70 loài quý hiếm nằm trong sách đỏ, đặc biệt có

18


loài voọc đầu vàng đặc hữu duy nhất trên thế giới. Chính vì vậy nên giới
quản lý gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng phát triển bền vững, sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, nước và bảo vệ đa dạng sinh học.
Khó khăn trong tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng: Do thói quen về

phong tục tập quán của người dân đã tồn tại lâu đời, người dân các xã trên
đảo như Việt Hải, Gia Luận, Hải Sơn đều quen tập quán chuyên sống dựa
vào nguồn lợi rừng nhờ săn bắn các loài động vật và khai thác lâm sản. Đặc
biệt trong những năm gần đây tốc độ phát triển du lịch của Cát Bà là quá
nhanh đã làm tăng nhu cầu tiêu thụ động vật trái phép.Vì thế, các cơ quan
chức năng rất khó khăn trong việc giáo dục người dân bỏ những thói quen đã
tồn tại lâu đời và bỏ những hành động sinh lợi trước mắt mà ảnh hưởng
nghiêm trọng đến việc bảo tồn giống loài quý hiếm ở khu dự trữ sinh quyển
này.
Khó khăn trong việc đảm bảo trật tự xã hội: Việc quản lý dân cư ở đây gặp
nhiều khó khăn do tập trung nhiều dân di cư. Địa hình thị trấn Cát Bà rất
phức tạp, dân cư phân bố theo từng điểm, từng cụm không tập trung và hình
thành theo lịch sử của địa phương không theo quy hoạch. Cộng thêm với
việc phát triển du lịch kéo theo sự gia tăng của các tệ nạn tại khu vực này
nhất là đối với lứa tuổi vị thành niên.
*Về phía người dân
Khó khăn do trình độ của người dân còn thấp: Cát Bà là huyện đảo xa xôi
nằm ở một vùng riêng lẻ nên trình độ của người dân ở đây còn thấp vì thế họ
chưa nhận thức được tầm quan trọng của du lịch sinh thái. Trình độ dân trí
chưa cao là một trở ngại để phát triển du lịch sinh thái đặc biệt là trong xu
thế như hiện nay khi Việt Nam gia nhập WTO thì trình độ của người dân cần
phải được nâng cao bởi khu du lịch Cát Bà sẽ là điểm hứa hẹn thu hút một
lượng lớn khách du lịch quốc tế.
Khó khăn do sự chênh lệch giàu nghèo : Không phải tất cả những người
dân đều có được những cơ hội như nhau khi du lịch sinh thái phát triển, một

19


bộ phận không nhỏ người dân không đón nhận tiếp cận được những cơ hội

này, mặc dù du lịch phát triển nhưng người dân Việt Hải vẫn còn nghèo, cơ
sở vật chất hạ tầng còn yếu kém.
*Về phía nhà kinh doanh du lịch
Quá tải về giao thông, các khu nhà hàng, khách sạn: Tình trạng ách tắc trên
tuyến đường Đình Vũ_Cát Bà không được cải thiện qua nhiều năm, bến bãi
thì vẫn chưa có quy hoạch cụ thể cho các chuyến tàu. Ở đây chỉ có những
chuyến tạm bợ không có quy hoạch lâu dài. Ở bến Nghiêng và bến đảo Hòn
Dáu, hiện trạng không có gì thay đổi nhiều so với cơ sở hạ tầng từ thời Pháp
thuộc tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Cát Bà cũng chưa xây dựng quy
hoạch tổng thể, khiến cho việc đối phó với các sức ép kinh tế từ du lịch ngày
càng khó khăn. Một khi chưa có quy hoạch thì việc xây dựng các khu vui
chơi giải trí các khu lưu trú du lịch chưa thể phát triển được và các điểm vui
chơi thường là tự phát-nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề môi trường, cảnh
quan và giao thông. Vào những dịp cao điểm, những nhà nghỉ và cả nhà dân
cũng được huy động tối đa để làm du lịch, giá thuê nhà nghỉ bình dân ở Cát
Bà lên tới 70.000đ-1.000.000đ/1 phòng/1 đêm cao gấp 5-10 lần so với tại các
thành phố lớn thế nhưng vẫn không đủ để phục vụ khách du lịch.
Quy hoạch du lịch chậm: Trong khi số lượng khách du lịch càng tăng thì
tốc độ phát triển các khu lưu trú khu du lịch vui chơi giải trí có chất lượng
vẫn giậm chân tại chỗ. Ở Cát Bà tình trạng ứ đọng nước gây ô nhiễm môi
trường hậu quả của việc quy hoạch du lịch còn chậm. Cát Bà chưa có hệ
thống trung tâm xử lý nước thải tuy rằng cách đây khoảng hai năm nơi đây
cũng đã khởi công xây dựng trung tâm xử lý nước thải ở vùng Tùng Dinh
nằm ngay sát biển nhưng sau khi cơ bản hoàn tất khối lượng công việc xây
dựng thì vào khoảng giữa năm ngoái, công trình này lại phải tạm dừng thi
công bởi mặt bằng dự án vẫn chưa được giải quyết xong, việc xem xét của
chính quyền địa phương đến nay vẫn chưa được giải quyết xong khiến công
trình chưa thể hoàn thành.

20



Khó khăn trong dịch vụ do việc chèo kéo khách của người dân: Tình trạng
chèo kéo khách đã được cải thiện nhiều nhờ trật tự an ninh nơi này khá tốt,
tuy nhiên vẫn còn những hiện tượng chèo kéo khách của người dân nhất là
các dịch vụ xe ôm giá đắt ,dịch vụ che ô...
Khó khăn do trình độ của hướng dẫn viên du lịch: Trình độ ngoại ngữ của
hướng dẫn viên du lịch còn hạn chế khiến cho việc giao lưu với khách quốc
tế gặp nhiều khó khăn. Không chỉ có vậy, vốn hiểu biết về lịch sử và những
nét văn hoá truyền thống ở khu du lịch của hướng dẫn viên còn hạn hẹp.
Thậm chí, còn có cả trường hợp hướng dẫn viên du lịch còn nói ngọng gây
khó chịu cho khách tham quan du lịch.
*Khó khăn về phía các tổ chức nước ngoài: Có nhiều tổ chức quan tâm hỗ
trợ kinh phí cho khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, con số lên tới 350.000USD,
tuy nhiên các tổ chức nước ngoài với mục đích bảo vệ môi trường thông qua
ngăn ngừa cải thiện và sửa chữa những tài nguyên thiên nhiên bị phá huỷ
cũng gặp phải không ít khó khăn. Do thói quen săn bắn và ý thức bảo vệ hệ
động thực vật nơi này của người dân còn thấp cộng với ý thức của khách
tham quan du lịch khiến việc bảo tồn đa dạng sinh học và việc bảo vệ môi
trường còn gặp nhiều khó khăn.
2. Về điều kiện sẵn có
*Về tự nhiên :
Tự nhiên là ưu thế tạo nên phong cảnh kỳ thú nhưng cũng gây khó khăn
trong việc đi lại, giao thông ở khu du lịch Cát Bà. Điều kiện thời tiết bất lợi
như bão gió thiên tai. Cát Bà là nơi đầu sóng ngọn gió, mỗi năm thường xảy
ra khoảng 2-3 trận bão, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới hay bão gió làm
cho tàu du lịch và phà đến Cát Hải phải ngừng hoạt động.
Các sinh vật như bọ que là một hiểm hoạ đối với vườn quốc gia Cát Bà.
Theo chi cục bảo vệ thực vật Hải Phòng ( ngày 30-7-2007) gần đây trên các
cây keo lá chàm thuộc khu vực rừng trồng vườn quốc gia Cát Bà đã xuất hiện

loài bọ que với mật độ hàng trăm con trên một cây. Nhiều cây đã bị bọ que

21


ăn trụi hoàn toàn lá. Diện tích keo lá tràm bị hại lên tới gần 15ha trong đó
hơn 5,5 ha bị hại nặng, lá trụi từ 75%-100%. Thời tiết nóng ẩm mưa xen kẽ
như những ngày qua là điều kiện thuận lợi để bọ que phát triển, sức phá hoại
lớn, mật độ cao, ảnh hưởng lớn dến khu dự trữ sinh quyển và cảnh quan môi
trường
* Văn hoá- xã hội-giáo dục
Về tập tục sinh sống của người dân: người dân trên đảo chuyên sống
dựa vào nguồn lợi từ rừng nhờ săn bắn các loài động vật và khai thác lâm
sản.
Hệ thống thông tin liên lạc: Toàn đảo chỉ có một bưu cục chính và 5
bưu điện văn hoá xã và một trạm viễn thông các dịch vụ đều mang tính công
ích vì doanh thu thấp. Tính đến tháng 6-2006 toàn đảo có 1679 thuê bao
điện thoại, việc kinh doanh rất khó khăn dù không bị cạnh tranh nhưng
doanh thu bình quân trên một máy là rất thấp.
Trình độ giáo dục và hệ thống dịch vụ du lịch còn yếu: hiện nay, đảo
Cát Bà mới có 3/26 trường học các loại đạt chuẩn quốc gia. Các trường còn
lại đều đã xây dựng từ nhiều năm trước hiện đã xuống cấp nhiều, không đáp
ứng được nhu cầu dạy và học. Hiện nay đội ngũ giáo viên của huyện về cơ
bản đủ về số lượng, cơ cấu ngành học và bậc học còn chất lượng thì vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu bởi đây là một huyện đảo nên khó thu hút được đội
ngũ giáo viên giỏi.
Hệ thống y tế của Cát Hải gồm 2 bệnh viện đa khoa khu vực và 12 trạm
y tế của các xã phần lớn đã xuống cấp, trang thiết bị còn lạc hậu, đội ngũ cán
bộ y tế kém về chất lượng và số lượng không đáp ứng được nhu cầu khám
chữa của người dân cũng như của khách du lịch nếu gặp tai nạn trong chuyến

đi.
Việt Hải là nằm trong một thung lũng giữa vườn quốc gia Cát Bà, năm
2004 ngân sách xã là 15 triệu đồng. Xã luôn ở trong tình trạng nghèo đói,
ruộng cấy một vụ vừa đủ ăn mặc dù huyện đã đầu tư nhiều tỷ đồng để thay

22


đổi cơ cấu kinh tế.
Tệ nạn xã hội: nhìn chung tình hình an ninh trật tự ở khu vực khá ổn định
tuy nhiên mấy năm gần đây do du lịch phát triển cũng kéo theo một số vấn
đề nảy sinh
V. Mục tiêu, chính sách và phương hướng thực hiện du lịch nói chung và
phát triển du lịch sinh thái tại khu vực
1. Chiến lược phát triển chung
 Chiến lược phát triển chung
- Ngành du lịch Việt Nam đề ra chiến lược phát triển cho du lịch Việt
Nam giai đoạn 2001- 2010 có nội dung chính gồm:
+ Mục tiêu chung: Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái,
truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh
thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế.
+ Phát triển một số lĩnh vực
 Chiến lược của ngành du lịch Hải Phòng:
 Mở rộng thị trường: khai thác khách từ các thị trường quốc tế, đồng thời
chú trọng khai thác và phát triển thị trường du lịch nội địa.
 Đầu tư phát triển du lịch: kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân
sách địa phương với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và
huy động nguồn lực trong dân.
 Thực hiện xã hội hoá trong việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh

quan môi trường, các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề
phục vụ phát triển du lịch.
 Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch
 Đa dạng hoá các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch mạo
hiểm…
2. Mục tiêu đề ra nhằm thực hiện du lịch nói chung và phát triển du

23


lịch sinh thái tại khu vực
Các mục tiêu chung của thành phố Hải Phòng
Từng bước xây dựng Hải Phòng trở thành một trong những cửa ngõ đón
khách quốc tế, trung tâm du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ, đảo Cát Bà, Đồ
Sơn cùng với Hạ Long trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc tế
phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Trước tiên tập trung
xây dựng Cát Bà, Đồ Sơn thành trung tâm du lịch quốc gia.
Chỉ tiêu cơ bản đến năm 2010 đón và phục vụ trên 5,6 triệu lượt khách,
tăng bình quân trên 18,5 % trên một năm trong đó khách du lịch quốc tế trên
1,3 triệu lượt người chiếm 24% tăng bình quân 20,5% trên một năm; tỷ trọng
GDP du lịch đạt 4,5% trong tổng GDP của thành phố, tốc độ tăng về doanh
thu du lịch bình quân 19% trên một năm. Toàn thành phố phấn đấu đến năm
2010 số lượng lao động trong ngành du lịch và dịch vụ du lịch đạt 32000
người trong đó 50% qua đào tạo.
Các mục tiêu nhằm phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát

Bảo vệ đa dạng sinh học thông qua việc giảm thiểu những tổn thất về đa
dạng sinh học bảo vệ môi trường theo hướng phát triển thân thiện với môi
trường bảo tồn lâu dài các loài động vật và thực vật quý hiếm nằm trong
danh sách đỏ trong đó đặc biệt là vấn đề duy trì và phát triển số lượng loài

voọc- một loại linh trưởng quý hiếm. Bảo vệ hệ sinh thái ngập nước vì đây là
nơi cư trú của rất nhiều loài sinh vật có giá trị
Bảo vệ môi trường xung quanh khu vực diễn ra du lịch, quan tâm hơn nữa
về lượng rác thải và đảm bảo cảnh quan tự nhiên ở khu vực có hoạt động để
tránh làm mất ấn tượng đối với khách tham quan du lịch
Như vậy, bằng việc tiếp tục lồng ghép những mục tiêu đa dạng sinh học với
các mục tiêu phát triển cộng đồng dựa trên đề xuất của cộng đồng địa
phương Cát Bà và những thành công của hai dự án trước, dự án này sẽ có
những ảnh hưởng tích cực đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học thông qua

24


việc giảm thiểu những tác động đến Vườn quốc gia Cát Bà cũng như loài
voọc Cát Bà. Dự án sẽ góp phần làm ổn định số lượng cá thể voọc hiện có
trên đảo Cát Bà, tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học và hỗ trợ kỹ
thuật cho thành phố Hải Phòng, đồng thời góp phần quản lý khu dự trữ sinh
quyển. Dự án cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các hoạt động tăng thu nhập cho cộng
đồng địa phương, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo trong khu vực triển khai dự
án.
3. Các chính sách đề ra nhằm đạt được mục tiêu
* Các chính sách nhằm phát triển ngành du lịch
- Chính sách tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các chủ đầu tư trong và
ngoài nước hợp tác đầu tư vào phát triển du lịch Cát Bà đồng thời thu hút
vốn, ngân sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng như nâng cấp các sân bay, cải thiện
hệ thống các bến phà, bến tàu (bến Bính, bến đảo Đình Vũ, bến Nghiêng, bến
tàu đảo Dáu) nhằm phục vụ tốt nhất cho khách du lịch.
- Chính sách quảng bá du lịch nhằm thu hút một lượng lớn khách tham
quan trong nước và quốc tế thông qua việc đẩy mạnh hơn nữa công tác
quảng bá tiếp thị du lịch để tăng sức hấp dẫn khách du lịch.

- Chính sách cải thiện chất lượng các tuyến du lịch sinh thái bằng cách phối
hợp với các tỉnh và thành phố trong và ngoài nước thực hiện nối tuyến du
lịch địa phương với các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế nhất là các tuyến
đường bộ Hải Phòng – Côn Minh, Hải Phòng – Nam Ninh (Trung Quốc),
Hải Phòng- Nghệ An- Lào- Thái Lan, mở tuyến đường thuỷ Hải Phòng đi
các cảng biển quốc tế trong khu vực và đặc biệt là đầu tư kinh phí mở các
tuyến bay quốc tế mới.
* Chính sách giáo dục tuyên truyền nâng cao hiểu biết về du lịch sinh thái
- Chính sách mở các lớp tập huấn về luật du lịch và các văn bản quán triệt
chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước cho các giám đốc doanh nghiệp,
người quản lý, điều hành kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Chính sách mở rộng đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên phục

25


×