Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.05 KB, 35 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGUYỄN VĂN SƠN

MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ DU LỊCH
(QUA KHẢO SÁT THỰC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI)

Chuyên ngành

: QTKD DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN

MÃ SV

: CQ502250

ĐỀ ÁN MÔN HỌC

Người hướng dẫn đề án: TS. TRƯƠNG TỬ NHÂN

HÀ NỘI - 2011


1

MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA


VĂN HÓA VÀ DU LỊCH

1.1. Quan niệm về văn hóa
1.2. Quan niệm về du lịch
1.3. Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch

5
5
9
12

Chương 2:mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch trên địa bàn Hà
NỘi

17

2.1. Thực trạng bảo tồn và phát triển văn hóa nhằm phục vụ phát
triển du lịch
2.2. Sự phát triển du lịch gắn với phát triển văn hóa ở Thủ đô

17
21

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường mối
quan hệ giữa văn hóa và du lịch
3.1. Phương hướng
3.2. Giải pháp

25
25

25


2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế,
du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã có bước tiến mạnh mẽ. Năm
2010 số lượng khách quốc tế đến nước ta đã đạt con số trên năm triệu lượt
người, khách du lịch nội địa cũng tăng nhanh. Thực tế này đang đặt ra
nhiều vấn đề mới mẻ cho sự phát triển văn hoá và mối quan hệ giữa văn
hoá và du lịch.
Giữa văn hoá và du lịch từ lâu đã có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ.
Văn hoá, bản sắc văn hoá dân tộc là nguồn lực cho hoạt động du lịch. Và du
lịch là một hình thức của hoạt động giao lưu văn hoá ngày càng được đẩy
mạnh hiện nay. Du lịch là cầu nối giữa các bộ phận dân cư thuộc các nền
văn hoá khác nhau trên thế giới, đồng thời tạo lập mối quan hệ trong cuộc
sống giữa quá khứ hiện tại và tương lai của mỗi dân tộc.
Với việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: "Mối quan hệ giữa văn hoá và
du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay" (qua khảo sát thực tế
trên địa bàn Hà Nội), chúng tôi sẽ có điều kiện nhận diện rõ hơn các
phương diện lý luận về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch, về thực tiễn
vấn đề phát triển du lịch dựa trên nền tảng kế thừa và phát huy di sản và
bản sắc văn hoá Thăng Long - Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến. Đề
tài sẽ góp phần đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa hoạt động văn hoá và
du lịch (và ngược lại) ở Thủ đô và đề xuất những biện pháp nhằm giải
quyết tốt mối quan hệ này. Đây là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản,
vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách góp phần vào việc xây dựng và phát triển
Hà Nội “thành phố vì hoà bình”, “Thủ đô anh hùng", xây dựng con người



3
Hà Nội văn minh, thanh lịch, hiện đại, xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề phát triển văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta
hiện nay đã được một số nhà nghiên cứu văn hoá và du lịch đề cập. Đã có
những cuộc hội thảo, những công trình chuyên ngành đề cập đến vai trò
văn hoá đối với phát triển kinh tế- xã hội nói chung, văn hoá đối với phát
triển du lịch nói riêng trên phạm vi cả nước và ở Hà Nội.
Về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch có các công trình tiêu biểu:
- “Du lịch và vấn đề giữ gìn văn hoá dân tộc ở Hà Nội” của Phó Giáo
sư- Tiến sĩ Lê Hồng Lý, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Số 2/2000.
- “Quan hệ du lịch - văn hoá và triển vọng ngành du lịch Việt Nam”
của Thạc sĩ Ngô Kim Anh, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Số 2/2000.
- “Về hiệu quả kinh tế - xã hội của văn hoá qua hoạt động du lịch” của
Tiến sĩ Trần Nhoãn, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Số 4/2002.
- “Suy nghĩ về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong hoạt động du
lịch" của nhà nghiên cứu Huỳnh Thị Mỹ Đức, Tạp chí Khoa học xã hội, Số
6/2002.
Các tác giả đã ít nhiều đề cập tới mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch, phát
triển du lịch gắn với phát triển văn hoá ở nước ta nói chung, ở Hà Nội nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là nhằm phát huy vai trò của văn hoá đối với sự
phát triển du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (qua khảo sát
thực tế trên địa bàn Hà Nội).
Để thực hiện mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ sau:
- Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về văn hoá, du lịch, về mối
quan hệ văn hoá và du lịch.



4
- Đánh giá giá trị các nguồn lực văn hoá và thực trạng giải quyết mối
quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay
(qua khảo sát thực tế trên địa bàn Hà Nội).
- Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giải
quyết tốt mối quan hệ giữa việc kế thừa và phát huy các giá trị và bản sắc
văn hoá dân tộc với phát triển du lịch ở thủ đô Hà Nội và ở nước ta hiện nay.


5
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ
VÀ DU LỊCH TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA

1.1. QUAN NIỆM VỀ VĂN HOÁ

1.1.1. Khái niệm văn hoá
Một quan niệm đầy đủ về bản chất của văn hoá ngày càng được xác
định. Nếu trước đây khái niệm văn hoá chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp trong
giới hạn các hoạt động văn học, nghệ thuật thì ngày nay văn hoá được hiểu
theo nghĩa rộng là tổng thể các hệ thống giá trị bao gồm các mặt tình cảm,
tri thức, vật chất và tinh thần của xã hội do con người sáng tạo ra trong
hoạt động thực tiễn - lịch sử của mình, trong mối quan hệ giữa con người
với tự nhiên và xã hội.Trong lễ phát động:
Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá“ (Pari tháng 12/1986) Ông F.
Mayor Tổng giám đốc UNESCO đã cho rằng: “Văn hoá là tổng thể sống
động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá
khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành
nên các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc

tính riêng của mỗi dân tộc .
Định nghĩa này rất phù hợp với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã nêu ra
cách đó trên 40 năm:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở
và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó, tức
là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với


6
biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn .
1.1.2. Vai trò của văn hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội
Văn hoá và kinh tế có sự gắn bó tác động biện chứng với nhau.
Kinh tế phải bảo đảm được nhu cầu sống tối thiểu của con người sau đó
mới đảm bảo điều kiện cho văn hoá phát triển. Kinh tế không thể phát triển
nếu không có một nền tảng văn hoá, đồng thời văn hoá không chỉ phản ánh
kinh tế mà còn là nhân tố tác động đến phát triển kinh tế. Sự phát triển của
mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể năng động, hiệu quả, bền vững chừng nào
quốc gia đó đạt được sự phát triển kết hợp hài hoà giữa kinh tế với văn hoá.
Văn hoá mang tính đặc thù của từng quốc gia, từng dân tộc, là những
di sản quí báu tích luỹ được qua nhiều thế hệ, mang đậm bản sắc của quốc
gia, dân tộc đó. Nhưng đồng thời với quá trình phát triển, kế thừa và giữ gìn
bản sắc riêng đó, nó còn tiếp thu những tinh hoa văn hoá của các quốc gia,
dân tộc khác, làm cho văn hoá vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa có tính thời
đại phù hợp với sự phát triển kinh tế trong điều kiện cách mạng khoa học
công nghệ và xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ. Bối cảnh này làm cho
vai trò của văn hoá trong hoạt động kinh tế ngày càng được nâng cao, văn

hoá khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, quyết định sự tăng
trưởng nhanh và bền vững.
Sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta là sự phát triển theo con
đường xã hội chủ nghĩa, vì vậy cần nhận thức sâu sắc hơn vị trí, vai trò của
văn hoá trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thực tế khủng hoảng
diễn ra ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa trong thời gian qua đã cho thấy
những nước đó đã đặt không đúng vị trí của văn hoá trong phát triển, có
những quan niệm không đúng về cách mạng văn hoá và tư tưởng: Văn hoá


7
thường được xem là yếu tố đứng ngoài kinh tế, tuỳ thuộc vào kinh tế. Quá
trình phát triển văn hoá vì thế lệ thuộc vào sự trợ cấp của kinh tế, được
hoạch định như chính sách xã hội. Mặt khác, cách mạng văn hoá được coi
như là cách mạng chính trị, do đó những cuộc cách mạng văn hoá và tư
tưởng thường bị biến dạng thành những cuộc đấu tranh chính trị đơn thuần
như chúng ta đã thường thấy ở một số nước…Thực tế này đòi hỏi phải có
nhận thức mới về vai trò của văn hoá trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng văn hoá, giáo dục
đào tạo và khoa học công nghệ. Các văn kiện Hội nghị Trung ương khoá
VII, VIII, IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh văn hoá là nền
tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội.
Yếu tố nền tảng của văn hoá ở đây là sự hiểu biết, là tri thức, kinh
nghiệm và sự khôn ngoan tích luỹ được trong quá trình học tập, lao động,
đấu tranh để duy trì và phát triển cuộc sống con người. Muốn đạt được mục
tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải có sự hiểu biết về tri thức, kinh
nghiệm, khoa học công nghệ hiện đại của nhân loại, đồng thời phải biết
phát huy các giá trị của truyền thống văn hoá. Nhân tố nền tảng này nếu
được khai thác và biết cách phát huy thì sẽ trở thành một động lực to lớn cho

sự phát triển kinh tế.
Bên cạnh việc tiếp thu tinh hoa tốt đẹp của văn hoá nhân loại Đảng
ta đã cho rằng bản sắc văn hoá dân tộc là trụ cột của sức mạnh văn hoá.
Truyền thống văn hoá cùng với tinh thần dân tộc là nguồn tài nguyên của
dân tộc và đất nước. Trong lịch sử hàng chục thế kỷ chống ngoại xâm của
dân tộc ta, nguồn lực quan trọng nhất trong truyền thống văn hoá là tinh
thần yêu nước, chủ nghĩa yêu nước. Từ khi ra đời Đảng ta đã động viên,
phát huy cao độ tinh thần yêu nước để giành và giữ vững nền độc lập dân


8
tộc gắn liền với xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Đảng ta luôn nhấn mạnh việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc phải đi đôi với việc tiếp thu
tinh hoa của văn hoá nhân loại, nhấn mạnh tính dân tộc đồng thời với tính
khoa học và đại chúng, tính tiên tiến gắn với bản sắc dân tộc đậm đà. Đó
chính là bản lĩnh, bản sắc văn hoá Việt Nam, sức mạnh của văn hoá Việt
Nam là nền tảng, động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội.
thử thách trước làn sóng đầu tư trong quá trình toàn cầu hoá. Các mối quan
hệ trong gia đình, làng xóm có phần lỏng lẻo dần. Khát vọng làm giàu của
các thế hệ đặc biệt là thanh niên đang gia tăng trước thời cơ và vận hội này
với không ít lệch lạc làm thay đổi cơ cấu giá trị của nền kinh tế cũ để chuyển
sang nền kinh tế thị trường.
Việt Nam đã tham gia hội nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN), tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC) tiến tới gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm liên
kết các giá trị khu vực và quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực
hoá gia tăng mạnh mẽ. Chúng ta cũng bước đầu xây dựng một chiến lược
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Trong chiến lược này, văn hoá
được coi là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội. Để Việt Nam phát triển được

trong quá trình toàn cầu hoá, trước hết phải quan tâm xây dựng nền văn hoá
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hoá đó xác lập hệ giá trị cơ bản
là yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, có chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưỏng Hồ Chí Minh làm
định hướng và thước đo giá trị.
Các giá trị văn hoá là nhân tố tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, kích thích sáng tạo, năng động trong
nền kinh tế thị trường nhưng bên cạnh đó những phản giá trị như chủ nghĩa


9
cá nhân, lối sống tiêu thụ … xuất hiện đã làm thay đổi bản chất nhân cách
của con người và các quan hệ xã hội, kích thích chủ nghĩa cá nhân, tính vị
kỷ…Hơn lúc nào hết, ngày nay văn hoá phải góp phần bảo vệ và phát huy
theo định hướng xã hội chủ nghĩa:
- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa.
- Nền văn hoá mà chúng ta cần xây dựng là nền văn hoá tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc mang nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những tinh
hoa văn hoá của nhân loại.
- Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng của
một quốc gia dân tộc thống nhất; tổng hoà các tinh hoa văn hoá của các dân
tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất Việt Nam.
- Văn hoá là một mặt trận, người làm văn hoá là chiến sỹ trên mặt trận ấy.
- Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là sự nghiệp
sáng tạo của toàn dân do Đảng lãnh đạo, đội ngũ trí thức gắn bó với nhân
dân là lực lượng quan trọng.
- Có chính sách đầu tư thích đáng cho văn hoá, văn nghệ, khoa học,

giáo dục…, coi đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho phát triển. Phát triển các
hoạt động văn hoá, văn nghệ của Nhà nước, tập thể và các cá nhân bảo đảm
định hướng chính trị của Đảng và Nhà nước, đồng thời bảo đảm quyền tự
do sáng tạo của các nhà hoạt động văn hoá…
Kết luận Hội nghị Trung ương 10 khoá IX của Đảng đã khẳng định:
“Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây
dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá nền tảng tinh thần xã hội… bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và bền
vững của đất nước” .
1.2. QUAN NIỆM VỀ DU LỊCH

1.2.1. Khái niệm du lịch


10
Du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến
không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó
có Việt Nam. Mặc dù vậy cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về
nội dung khái niệm du lịch vẫn chưa có sự thống nhất.
Với những cách tiếp cận khác nhau, các học giả đã đưa ra những khái
niệm khác nhau về du lịch: Theo từ nguyên, trong tiếng Anh “to tour" có
nghĩa là dã ngoại; trong tiếng Pháp “tour“ có nghĩa là đi dạo chơi, leo núi,
vận động ngoài trời; trong tiếng Việt, du lịch là một từ đã có từ lâu gắn liền
với các chuyến đi: Kinh lý, tham quan, vãn cảnh, thăm viếng… của các nho
sỹ, các tầng lớp vua chúa, quan lại, các nhà truyền giáo…
- Kuns, học giả người Thụy Sĩ xác nhận: “Du lịch là hiện tượng
những người chỗ khác đi đến nơi không phải thường xuyên cư trú của họ
bằng phương tiện vận tải và dùng các dịch vụ du lịch” .
Hai học giả Hoa Kỳ là Mathieson và Wall gắn kết cả cách nhìn nhận
về du lịch từ phía người đi du lịch và người kinh doanh du lịch. Các ông
viết: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân đến ngoài nơi ở và

làm việc của họ, là những hoạt động xảy ra trong quá trình lưu lại nơi đến
và các cơ sở vật chất tạo ra để đáp ứng những nhu cầu của họ”
Năm 1963 với mục đích quốc tế hoá khái niệm du lịch, tại hội nghị
Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa
về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và
các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các
cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích
hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”
Xuất phát từ hiện tượng du lịch, nhà nghiên cứu Trần Nhạn đã đưa ra
một khái niệm khá toàn diện về bản chất đích thực, cơ bản của du lịch: “Du
lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác


11
với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc
sắc, độc đáo khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lợi được tính
bằng đồng tiền”
Như vậy các định nghĩa về du lịch nói trên đã tiếp cận khái niệm du
lịch theo nghĩa rộng hơn, không chỉ đề cập du lịch đối với khách du lịch
vãng lai mà còn thêm vào đó các hoạt động kinh doanh của các cơ sở và cá
nhân phục vụ cho các nhu cầu của khách du lịch đi qua và ở lại (như việc
vận chuyển, phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi, hướng dẫn tham quan, giải trí…)
và các giá trị văn hoá tinh thần thu nhận được trong quá trình du lịch. Khái
niệm du lịch trong Luật Du lịch của Việt Nam cũng xuất phát từ cái nhìn
toàn diện này:
“Du lịch là các hoạt dộng có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” .
1.2.2. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong

đời sống xã hội. Du lịch đã khẳng định được vai trò to lớn trong nền kinh tế
quốc dân của các nước như một ngành “công nghiệp không khói ”.
Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch đang trở nên phổ biến
trên toàn cầu và phát triển với tốc độ nhanh. Theo số liệu của Tổ chức Du
lịch thế giới thì năm 1950 toàn thế giới có 25 triệu du khách, đến năm 1990
con số này đã lên tới 450 triệu (tăng 18 lần sau 20 năm). Tính riêng trong
vòng mười năm gần đây số khách du lịch quốc tế đã tăng từ 339 triệu năm
1986 lên 592 triệu năm 1996 và đến năm 2000 con số này đạt tới 637 triệu
và khoảng 937 triệu vào năm 2010.


12
Theo tính toán của các chuyên gia du lịch quốc tế, chỉ trong vòng 36
năm (từ 1960 - 1996) thu nhập từ du lịch của thế giới đã tăng 62 lần (từ 6,8
tỷ USD năm 1960 tăng lên 423 tỷ USD năm 1996).
Ở nước ta,Theo số liệu của Chương trình phát triển nguồn nhân lực du
lịch VN đến năm 2015, tổng số LĐ trực tiếp trong ngành là 503.202 người.
Riêng năm 2010 phấn đấu tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp.
Trước đó, năm 2009 ngành du lịch đã tạo ra khoảng 450.000 việc làm cho LĐ
trực tiếp và gần 1 triệu LĐ gián tiếp.
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ VÀ DU LỊCH

Giữa văn hoá và du lịch luôn có mối liên hệ khăng khít, mật thiết. Đó
là khai thác và phát huy các di sản và giá trị văn hoá, một bộ phận thiết yếu
nhất của nguồn tài nguyên du lịch, việc phát triển du lịch hướng vào mục
tiêu văn hoá, nâng cao tố chất văn hoá trong kinh doanh du lịch…
1.3.1. Di sản văn hoá, giá trị văn hoá là nguồn lực cho phát triển
du lịch
Chúng ta đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vị trí đặc biệt quan trọng
của văn hoá Việt Nam đối với sự phát triển toàn diện đất nước về kinh tế,

chính trị, xã hội trong đó có du lịch, một ngành kinh tế đang trở thành mũi
nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thế kỷ XXI.
Nhiều người đã khẳng định rằng nếu không có truyền thống, vẻ đẹp
độc đáo, những giá trị và công trình văn hoá thì du lịch Việt Nam sẽ không
phát triển mạnh được, sẽ mất đi sự hấp dẫn riêng của nó.
Trong Luật Du lịch được ban hành năm 2005 thì tài nguyên du lịch
được xác định là “cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản
để hình thành các khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” .


13
Với nhận định trên, có thể khẳng định rằng phần lớn tài nguyên du
lịch là các giá trị, các thành tựu, các công trình văn hoá của dân tộc trong
sự gắn bó với môi trường tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, tài nguyên du
lịch còn gắn trực tiếp với tiến trình lịch sử của đất nước, với truyền thống
văn hoá của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Như vậy, đối với du
lịch, đặc biệt đối với du lịch bền vững, văn hoá trở thành tài nguyên tạo
nên sự hấp dẫn có chiều sâu nhất đối với du lịch. Và sở dĩ du lịch là một
ngành kinh tế có sức thu hút mạnh mẽ bởi vì trong nó có hàm chứa nội
dung văn hoá sâu sắc và phong phú. Để du lịch phát triển bền vững thì nó
phải tuân thủ một yêu cầu khách quan hết sức nghiêm ngặt là phải đảm bảo
sự bền vững về văn hoá. Việc khai thác các giá trị văn hoá nhằm phục vụ
nhu cầu du lịch hiện tại song không được làm tổn hại đến các giá trị văn
hoá, phải bảo tồn các di sản văn hoá cho các thế hệ mai sau.
Điều đáng quí và độc đáo hơn cả, tạo nên sức hấp dẫn của du lịch là
nguồn di sản văn hoá phi vật thể được truyền bá từ ngàn năm lịch sử. Yêu
nước là truyền thống quí báu của dân tộc. Lòng yêu nước của dân tộc đã tô
thắm lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Truyền thống đó đã
được giáo dục và lưu truyền cho các thế hệ mai sau. Phát huy tinh thần yêu

nước chính là khẳng định bản lĩnh của con người và Tổ quốc Việt Nam trên
trường quốc tế nhất là trong hoạt động du lịch.
Nguồn lực văn hoá đa dạng và phong phú của 54 dân tộc anh em trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được kết tinh từ tài năng, trí tuệ, tâm hồn con
người Việt từ ngàn đời, đồng thời là kết tinh của quá trình giao lưu, tiếp thu tinh
hoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới, đã tạo nên sự đa dạng về văn hoá, sự
phong phú của các lễ hội, các phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam.
Có thể nói, văn hoá là nguồn tài nguyên chủ yếu của du lịch. Môi
trường thiên nhiên và môi trường văn hoá, nhân văn có vai trò đặc biệt


14
quan trọng đối với du lịch vì chúng chính là nguồn tài nguyên, là yếu tố cơ
sở cho phát triển du lịch.
1 số ví dụ số liệu thống kê thời gian qua cho biết:
+ Có trên 405.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến Sapa năm
2010.(thống kê tổng cục du lịch).
+ Lễ Hội Chùa Hương đón 1,3 triệu khách năm 2010(thống kê tổng
cục du lịch).
+ Lễ Hội Đền Hùng trên 4triệu lượt khách trong 10 ngày năm
2010(thống kê tổng cục du lịch).
+ Fetival Huế là 5.200.000 lượt khách. (thống kê tổng cục du lịch).
1.3.2. Văn hoá là mục tiêu của phát triển du lịch
Văn hoá và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau. Phát huy
bản sắc, truyền thống văn hoá trong kinh doanh du lịch, tạo động lực cho
kinh doanh du lịch phát triển. Bất kỳ một ngành kinh tế nào cũng đều
hướng tới lợi nhuận, để đạt tới lợi nhuận có rất nhiều phương thức khác
nhau trong đó có việc phát huy nhân tố con người. Các nhà quản lý doanh
nghiệp phải lấy nó làm động lực để thúc đẩy sản xuất. Đồng thời với việc
nhận thức rõ vai trò của những nhân tố truyền thống văn hoá trong kinh

doanh du lịch như phong tục, tập quán, nếp sống… được sử dụng như một
phương thức kinh doanh.
Yếu tố truyền thống văn hoá trong kinh doanh du lịch có vai trò quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của du lịch. Muốn có hiệu
quả trong kinh doanh điều quan trọng không chỉ thoả mãn nhu cầu của khách
bằng cơ sở vật chất của mình mà điều quan trọng hơn chiếm được tình cảm
của khách qua việc phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc.


15
Du lịch vừa là ngành dịch vụ, vừa là ngành sản xuất, vừa tiêu thụ
sản phẩm của chính mình. Trong du lịch phần lớn các dịch vụ đều do con
người thực hiện. Khách sạn là nơi tiếp đón và phục vụ rất nhiều đối tượng
khác nhau về mục đích thăm viếng, quốc tịch, dân tộc… Ngay cách cư xử
cũng thể hiện những phong tục tập quán khác nhau. Người Hàn Quốc chào
nhau bằng cách cúi gập người, người châu Âu hay bắt tay khi giao tiếp,
người Việt là nụ cười thân mật nở trên môi. Người Việt ta có câu:
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Người Trung Quốc thì cho rằng:
“Nếu không biết cười thì đừng bao giờ mở nhà hàng”.
Giao tiếp là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến hoạt động du
lịch. Trong điều kiện nước ta còn nghèo, kinh tế chưa phát triển, lòng hiếu
khách, vẻ thanh lịch, sự tự tin trong giao tiếp ứng xử đối với khách nhất là
khách quốc tế là điều rất cần thiết. Vì vậy những người làm du lịch đã phải
hình thành cho mình một phong cách giao tiếp, ứng xử mang cốt cách Việt
Nam nghĩa là mến khách, tôn trọng những nhu cầu chính đáng của khách,
khéo léo lịch sự, nhã nhặn, bình đẳng với mọi người. Đó cũng là truyền
thống văn hoá và nhân cách của người Việt Nam.


1.3.3. Du lịch thúc đẩy giao lưu văn hoá phát triển
Du lịch và văn hoá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ này
được hình thành và củng cố dựa trên quá trình hình thành và phát triển một
cách ngày càng đa dạng của các loại hình du lịch cũng như tốc độ phát triển
nhanh chóng của du lịch trong nước, trong khu vực cũng như trên thế giới.


16
Trong mối quan hệ với văn hoá, du lịch là yếu tố quan trọng đẩy
mạnh giao lưu văn hoá giữa các vùng miền trong nước và giữa các quốc gia
dân tộc trên thế giới.
Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấn
hưng và bảo tồn các di sản văn hoá. Du lịch đã tạo nên điều kiện thúc đẩy
kinh tế - xã hội của các địa phương và của các dân tộc phát triển. Nói một
cách khác, du lịch đã có tác động quan trọng vào đời sống văn hoá của xã hội.
Doanh thu từ các hoạt động du lịch được sử dụng một phần cho việc
tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục các làng nghề
truyền thống như mây tre, gốm, dệt thổ cẩm… biến chúng trở thành hàng
hoá bán cho khách tham quan.
Đối với các giá trị văn hoá phi vật thể, hoạt động du lịch trong thời
gian quan đã phục hồi và làm sống lại những lễ hội dân gian, văn nghệ dân
gian, sinh hoạt tín ngưỡng… phục vụ du khách.
Du lịch còn có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và sinh thái.
Ý nghĩa xã hội quan trọng của du lịch là thông qua du lịch con người
được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, có điều kiện tiếp xúc
với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, đồng thời
mở mang kiến thức đáp ứng lòng ham hiểu biết từ đó tăng thêm lòng yêu
nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp
như lòng yêu lao động, tình bạn góp phần hình thành phương hướng đúng đắn
trong mơ ước sáng tạo, trong kế hoạnh tương lai của con người. Điều này

quyết định sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội.


17
Chương 2
MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ VÀ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ NHẰM
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

2.1.1. Di sản văn hoá Thăng Long Hà Nội nguồn lực cho phát
triển du lịch Thủ đô
2.1.1.1. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên
Hà Nội là một thành phố cổ kính có tài nguyên thiên nhiên, cảnh
quan hấp dẫn, là một thành phố của cây xanh và hồ đẹp, nơi gặp gỡ giữa
trời đất, con người và các quần thể hoà quyện vào nhau tạo thành một bức
tranh duyên dáng. Với những cây xanh gắn bó với con người không chỉ làm
đẹp cảnh quan mà còn làm cho môi trường thoáng mát. Những đường phố
cũng có nhiều nét đặc trưng riêng của nó. Đường Trần Hưng Đạo với nhiều
cây sấu um tùm, đường Điện Biên Phủ có hàng cây đa xanh ngắt, đường
Ngô Quyền có những cây me cổ thụ. “Mùa Hoa Sữa” có ở đường Nguyễn
Du, “Hoàng Lan" có ở Phố Phan Đình Phùng. Phố Lý Thường Kiệt, Đường
Bà Triệu có "Bằng lăng”. Bốn mùa Hà Nội cho ta đầy sắc hương của nhiều
loại hoa lá quanh năm xanh tốt. Hoa làng Ngọc Hà, Quất Quảng Bá, Hoa
đào Nhật Tân… Hà Nội thuộc hai hệ thống sông chính là Sông Hồng và
Sông Thái Bình giàu phù sa, cung cấp đủ nước tưới tiêu cho đồng ruộng,
cây trồng. Thành phố có rất nhiều sông nhỏ và hồ đẹp: Cả thảy có tới 3.600
ha hồ ao với 27 hồ lớn, có thể trở thành nơi có điểm du lịch hấp dẫn.
Hồ Gươm với Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn ngàn năm in bóng, đền được
xây dựng trên Đảo Ngọc, với nhiều công trình liên hoàn tinh tế: cổng Nghi

Môn, tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc, lầu Đắc Nguyệt, đình Trấn Ba,
tháp Rùa và ngôi đền chính.


18
"Khen ai khéo hoạ dư đồ
Giữa nơi thành thị có hồ xanh trong".
Hồ đã gắn với huyền thoại lịch sử, chuyện xưa kể lại rằng: Khi xưa
vua Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn có tìm được lưỡi kiếm ở dưới sông. Lê Lợi
đem kiếm báu dưới cờ kháng chiến suốt mười năm đánh đuổi quân Minh,
rồi về đóng đô ở Thăng Long. Một hôm nhà vua dạo thuyền bên hồ Lục
Thuỷ (tên Hồ Gươm) gặp một con Rùa, Rùa ngậm lấy lặn biến. Từ đó có
tên là “Hồ Gươm” hay còn gọi là “hồ Hoàn Kiếm”.
Hồ Gươm là trung tâm của thủ đô, là danh thắng lịch sử văn hoá lâu đời
với truyền thuyết yêu nước chống giặc ngoại xâm đã gắn trong tâm trí của mỗi
người dân Việt Nam. Hồ có sức lôi cuốn khách du lịch trong nước và quốc tế, là
nơi giao lưu giữa nhân dân thủ đô và nhân dân các địa phương khác.
Trung tâm Hà Nội còn có nhiều hồ khác như: Hồ Bảy Mẫu, hồ Thiền
Quang, hồ Trúc Bạch, hồ Giảng Võ… đều là những cảnh quan đẹp và là
nơi vui chơi giải trí của nhiều người.
Đặc biệt tiềm năng vô tận của Hồ Tây còn được biết đến như một
điểm du lịch đa dạng và đặc sắc không chỉ của Hà Nội mà còn của cả nước.
Từ xa xưa, Hồ Tây đã là nơi thưởng ngoạn cảnh quan, nơi hành hương, nơi
nghỉ dưỡng, vui chơi. Hồ Tây cũng là nơi tập trung khá nhiều di tích văn
hoá với bề dầy lịch sử ngàn năm và xưa hơn nữa.
Hồ Tây với diện tích chừng 500 ha nằm trong nội thành Hà Nội, hồ
được ví như là lá phổi xanh lớn cho thủ đô, nơi tập trung đông dân cư với
hoạt động kinh tế, giao thông dày đặc. Hồ được biết đến như một nhánh lớn
bị chia cắt của Sông Hồng. Hồ Tây không chỉ là một không gian xanh mà
còn được bao phủ bởi các lớp huyền thoại lịch sử và đượm chất văn hoá dân

gian.


19
Hồ Tây còn được đánh giá dưới góc độ khác tiềm năng của du lịch
sinh thái và du lịch xanh cùng với du lịch thể thao mặt nước và dưới nước.
Hồ Tây được bao quanh bởi nhiều làng cổ Yên Phụ, Quảng An, Nhật Tân,
Bưởi, Thuỵ Khê, hệ thống cây xanh quanh 17 km chu vi hồ trong đó có
nhiều cây lớn cùng với các làng hoa Nghi Tàm, Nhật Tân, tạo nên một môi
trường sinh thái nhân văn hấp dẫn.
2.1.1.2. Tiềm năng về di tích lịch sử văn hoá
Từ những giá trị truyền thống của văn hoá Việt Nam, Thăng Long Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến đã hình thành nên những di sản văn
hoá (di sản văn hoá vật thể và phi vật thể) vô cùng phong phú và đa dạng
Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá truyền thống, các công
trình kiến trúc của đình chùa, miếu mạo, những khu phố cổ, những dinh
thự, những quần thể kiến trúc của nền văn hoá phương Đông vừa tự nhiên,
thơ mộng huyền bí, đẹp đẽ. Theo báo cáo năm 2002 của Ban quản lý danh
thắng và di tích, Hà Nội có khoảng 2.727 di tích lịch sử văn hoá bao gồm
775 ngôi chùa, 216 ngôi đền, 252 ngôi miếu, 679 ngôi đình, 12 lăng, 66
nhà thờ họ, 32 quán am.
Trong các di tích kiến trúc cổ, chùa có số lượng lớn nhất.
Chùa Trấn Quốc là chùa cổ vào loại bậc nhất nước ta được xây dựng
từ thời Lý Nam Đế. Chùa ở phía đông Hồ Tây, xây dựng trên hòn đảo xưa
có tên gọi là Kim Ngư. Chùa như một hòn đảo được sóng vỗ quanh năm.
Ngôi chùa kết hợp được vẻ đẹp cổ kính của di tích lịch sử lâu đời với vẻ
đẹp thanh nhã của thắng cảnh ven hồ.
Chùa Kim Liên được xây dựng từ năm 1639, có tên gọi là chùa Sen
Vàng, cũng ở Hồ Tây, nằm trên bán đảo Nghi Tàm. Ngôi chùa như nổi trên
mặt nước, kiến trúc độc đáo, mỗi nếp nhà có hai tầng mái, cả bốn mặt
tường đều xây gạch trần, với ba nếp nhà liên tiếp nhau thành hình chữ tam

vừa lộng lẫy vừa trang nghiêm.


20
Chùa Một Cột được xây dựng năm 1041, chùa nằm ở phố Chùa Một
Cột, quận Ba Đình, nằm trong quần thể di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chùa Một Cột còn có tên chữ Hán là “Nhất Trụ Cột”. Chùa có kiến trúc độc đáo
trên một trụ đá trong hồ nước.
Ngoài ra Hà Nội còn rất nhiều chùa nổi tiếng về sự tích lịch sử, và
kiến trúc độc đáo như chùa Lý Quốc Sư, Chùa Hà, chùa Thiên Phúc, chùa
Vạn Ngọc, chùa Phúc Khánh.
Đền Ngọc Sơn nằm trong lòng Hồ Gươm lịch sử. Đền là quần thể
kiến trúc liên hoàn tinh tế giữa Tháp bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc, Lầu
Đắc Nguyệt, đình Trấn Ba.
Đền Hai Bà Trưng, thờ hai nữ anh hùng đầu tiên của lịch sử chống
giặc ngoại xâm ở nửa đầu thế kỷ I sau công nguyên: Trưng Trắc và Trưng
Nhị.
Khu di tích Cổ Loa là một vùng thành trì lớn, một dấu tích vật chất về
kiến trúc quân sự và đô thị cổ cách đây gần hai thiên niên thành Cổ Loa gắn
liền với câu chuyện An Dương Vương và Nhà nước Âu Lạc. Cổ Loa là di
tích lớn và là di tích duy nhất còn lại đến nay về một thủ phủ lớn. Một thủ
phủ mà cha ông ta đã thiết lập trên đồng bằng Bắc bộ,
Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng từ thời Lý Thánh Tông
(1070) là trường đại học đầu tiên của nước ta. Sau gần ngàn năm tồn tại, trải
qua bao nhiêu biến cố, Văn Miếu Quốc Tử Giám ngày nay vẫn là khu di tích
lịch sử văn hoá quan trọng, một thắng cảnh độc đáo.

2.2. SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ Ở THỦ ĐÔ



21
2.2.1. Khái quát chung về du lịch Hà nội
Du lịch Hà Nội đã có quá trình phát triển và hình thành từ thời Pháp
thuộc phục vụ cho ngoại giao và các tầng lớp quan chức của chính quyền
thực dân phong kiến. Một số khách sạn được xây dựng nhưng cơ sở vật
chất kỹ thuật còn thấp kém nhiều so với Âu châu.
Sau 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, du lịch Hà Nội bắt
đầu được xây dựng từ cơ sở vật chất nghèo nàn do Pháp để lại.
Tháng 7 năm 1960, Đảng và Nhà nước chủ trương thành lập Công ty
Du lịch Việt Nam. Du lịch Hà Nội chủ yếu hoạt động theo hướng phục vụ
các đoàn khách của Đảng và Nhà nước.
Đến đầu năm 1963, chi nhánh du lịch Hà Nội trực thuộc Công ty Du
lịch Việt Nam được thành lập. Chi nhánh có hai khách sạn là Hoàn Kiếm
và Dân Chủ. Thời kỳ này cả nước tập trung cho sự nghiệp chống Mỹ cứu
nước, do đó Đảng và Nhà nước chưa có điều kiện chính thức đưa du lịch
vào cơ cấu phát triển kinh tế xã hội.
Sau Đại hội VI của Đảng, thực hiện đường lối đổi mới, phát triển
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, sản xuất dịch vụ nói chung và du lịch
nói riêng có nhiều biến chuyển theo cơ chế mới. Hoạt động du lịch Hà Nội
đã được mở rộng không những về đối tượng khách mà cả phương thức kinh
doanh. Kinh doanh du lịch có bước phát triển với tốc độ cao, hiệu quả kinh
tế tăng dần. Du lịch đang được phân cấp quản lý theo ngành dọc và theo
lãnh thổ. Sở Du lịch Hà Nội được chính thức thành lập vào ngày 21 tháng 6
năm 1994.
Hà Nội ngày nay là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá đất nước. Vì
vậy cũng là nơi tập trung có tiềm lực kinh tế chủ yếu, có hệ thống giao
thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ phát triển và là nơi tập trung nhiều
nhân tài của đất nước.



22
Với vị trí thuận lợi, có tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng du lịch
phong phú, Hà Nội đang giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong chiến lược
phát triển du lịch nói riêng, phát triển kinh tế của cả nước nói chung.
2.2.2. Thực trạng hoạt động du lịch gắn với phát triển văn hoá ở
Thủ đô Hà Nội
2.2.2.1. Việc khai thác các di tích văn hoá và bảo tàng:
Thủ đô Hà nội là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử văn hoá và bảo
tàng. Vì vậy đây cũng là nơi rất giàu tiềm năng du lịch văn hoá. Theo Cục
Di sản văn hoá, cả nước có khoảng 2.727 di tích được xếp hạng thì Hà Nội
có 1.766 di tích, chiếm 70.4% số di tích của cả nước, trong đó có nhiều di
tích lịch sử văn hoá quan trọng, nổi tiếng được khách du lịch thường xuyên
đến thăm và ngưỡng mộ như: Văn Miếu, Chùa Một Cột, Lăng Chủ Tịch Hồ
Chí Minh…
Hà Nội do có những ưu đãi về thiên nhiên, khí hậu, về vị trí địa lý
đã làm cho các cảnh quan thiên nhiên được kết hợp một cách hài hoà, khéo
léo với các công trình văn hoá nhân văn. Vì vậy có nhiều lợi thế trong việc
tổ chức khai thác các giá trị văn hoá đặc trưng và các tiềm năng tự nhiên
vốn có sự kết hợp tương đối chặt chẽ. Khách du lịch đến Việt Nam và mọi
người Việt Nam ở các miền quê khác nhau khi đến Hà nội đều không thể
không đến thăm Hồ Hoàn Kiếm nơi có Tháp Rùa và di tích đền Ngọc Sơn
cùng một số công trình kiến trúc quanh hồ như tháp Hoà Phong, tượng Vua
Lê… tạo thành một quần thể di tích liên hoàn.
Có thể nói hồ Hoàn Kiếm đã trở thành nơi hội tụ và xuất phát của du khách
bốn phương khi đến và đi qua Hà Nội. Cảnh quan của hồ ngày nay đã được cải
tạo, nó đã trở thành một trong những thắng cảnh hấp dẫn khách thập phương.


23
Du khách muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán các

truyền thống của dân tộc, thì địa chỉ đáng tin cậy của du khách chính là các
bảo tàng. Như vậy bảo tàng có mối quan hệ rất đặc biệt với du lịch. Bảo
tàng chính là tài nguyên của khách du lịch để tìm hiểu về văn hoá sở tại.
Trong hệ thống bảo tàng ở Thủ đô Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam là một trong những điểm dừng chân khá lý thú của du khách trong các
chương trình du lịch. Số khách thăm quan bảo tàng hàng năm tăng lên
không ngừng. Trung bình hàng ngày bảo tàng đón trên 200 lượt khách đến
nghiên cứu và thăm quan.
Qua báo cáo tổng kết 40 năm hoạt động, Bảo tàng Cách mạng Việt
Nam đã phục vụ hơn 12 triệu lượt khách thăm quan trong nước, hơn
150.000 lượt khách nước ngoài tham quan. Trung bình mỗi năm Bảo tàng
phục vụ trên 300 nghìn lượt khách học tập, tham quan trong nước và hơn 4
nghìn khách quốc tế.
Bảo tàng Cách mạng đã dần dần có mặt trong các chương trình du
lịch của các công ty du lịch Việt Nam.
Bảo tàng Hồ Chí Minh có số khách đến tham quan du lịch đông
nhất. Theo ước tính, trung bình gần 1 triệu khách / năm .
2.2.2.2. Du lịch với văn hoá ẩm thực và nghệ thuật truyền thống Hà Nội
Hà Nội là đất kinh kỳ, vốn được xem là “ăn Bắc, mặc Kinh” nên
người Hà Nội hay những khách thập phương đã từng được thưởng thức món
ăn Hà Nội đều không thể quên cái cảm giác thơm ngon từ cách chế biến, gia
vị, nước chấm cho đến cách bày biện thế nào cho đẹp mắt, gợi cảm mà
không phàm tục. Một trong những món ăn được xếp lên hàng đầu về nghệ
thuật ẩm thực, làm hài lòng biết bao du khách đó là phở. Phở thì ở đâu cũng
có nhưng chỉ có phở Hà Nội chế biến là ngon nhất, để lại nhiều dư vị nhất
trong lòng người, thậm chí cả du khách phương Tây. Phở tập trung nhiều nhất


24
và nổi tiếng nhất là ở khu vực phố cổ như: Lý Quốc Sư, phở Bát Đàn, phở gà

Nam Ngư. Bún chả ở phố Sinh Từ nay là phố Nguyễn Khuyến hay ở phố Hàng
Mành.
Bên cạnh những món ăn trên, Hà Nội có một món ăn đặc sản mà hầu
hết du khách đến Hà Nội đều tìm đến thưởng thức đó là chả cá Lã Vọng ở
phố Chả Cá (tức phố Hàng Sơn xưa kia).
Và từ lâu hương cốm làng Vòng đã vượt khỏi luỹ tre làng, theo
những gánh hàng rong vào phố trở thành một món quà lịch sự và tinh tế
của mùa thu Hà Nội, một món ăn tao nhã của người Tràng An.


×