Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải huyện Định Hoá – Thái Nguyên đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 102 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và thực hiện luận án này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học
Giao thông vận tải Hà Nội.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại
học Giao thông vận tải Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Công trình đã
tận tình dạy bảo cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Lã Văn Chăm đã dành nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận án
tốt nghiệp.
Đồng thời tôi xin cảm ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đặc biệt là các bạn đồng nghiệp đã
tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khảo sát và thu thập số liệu trong quá trình
làm luận án.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận án nhưng do thời gian hạn hẹp
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quí
báu của quý thầy cô và các bạn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thị Phương Loan


MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................2
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ................................................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................................6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................7
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1


2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài......................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài...............................................................2
4. Kết cấu của luận văn.......................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH..................................................2

1.1 Khái niệm.......................................................................................................2
1.2. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của quy hoạch mạng lưới GTVT..................3
1.3. Các căn cứ để xây dựng quy hoạch GTVT................................................7
1.4 Các sơ đồ mạng lưới đường..........................................................................8
Sơ đồ 1: Quy hoạch dạng nan quạt và nan quạt có đường bao...................................................9
Sơ đồ 2: Dạng sơ đồ quy hoạch vòng tròn xuyên tâm..............................................................10
Sơ đồ 3: Dạng bàn cờ và bàn cờ có đường chéo.......................................................................11
Sơ đồ 4: Dạng bàn cờ và bàn cờ có đường chéo.......................................................................11
Sơ đồ 5: Mạng lưới đưòng tự do..............................................................................................12
Sơ đồ 6: Sơ đồ hỗn hợp.............................................................................................................13

1.5 Các yêu cầu cơ bản trong quy hoạch mạng lưới.......................................14
1.6 Nguyên tắc quy hoạch mạng lưới đường...................................................16
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI, GIAO THÔNG
VẬN TẢI VÀ DỰ BÁO NHU CẦU........................................................................................16
VẬN TẢI CỦA HUYỆN ĐỊNH HOÁ.....................................................................................16

2.1 Giới thiệu chung..........................................................................................16
2.1.1 Vị trí địa lý..................................................................................................17
2.1.2 Điều kiện tự nhiên......................................................................................17
Hình 2.1. Dân số huyện Định Hóa, các năm 2001- 2007.........................................................26


2.2 Hiện trạng kinh tế xã hội............................................................................28
2.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế....................28

Cây công nghiệp và cây ăn quả được quan tâm phát triển. Tính đến năm 2006
diện tích trồng chè, một loại cây đặc sản của huyện và tỉnh là 2.786 ha, sản
lượng chè búp tươi đạt xấp xỉ 18.379 tấn. Bên cạnh đó các loại cây ăn quả như
vải, nhãn, hồng.. .cũng được quan tâm phát triển nhằm từng bước đa dạng hoá
cây trồng, phá bỏ tính độc canh của cây lúa, tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần
nâng cao mức sống của người dân......................................................................31
Nguồn nước sinh hoạt của nhân dân trong huyện chủ yếu là nước giếng, nước
suối. Trong những năm gần đây, Chương trình 135, chương trình nước sạch của
UNICEP đã đầu tư xây dựng được một số công trình nước tự chảy. Tỷ lệ hộ có
nguồn nước chủ động chiếm 86,4%, các xã vùng cao vẫn còn thiếu nước sinh
hoạt vào mùa khô, nhiều nơi đồng bào phải đi gánh nước xa 1-2 km. Nhìn chung
chất lượng nước chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, nguyên nhân là nước giếng,
nước suối chưa qua xử lý, nguồn nước lại bị ô nhiễm do chất thải của gia súc gia
cầm thả rông, nhà vệ sinh của các hộ gia đình không đảm bảo vệ sinh, điều này
đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em.
.............................................................................................................................34
2.3 Dự báo nhu cầu vận tải của huyện Định Hóa................................................35
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG..................................................50
VẬN TẢI HUYỆN ĐỊNH HOÁVÀ ĐỊNH HƯỚNG..............................................................50
PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025...............................................................................................50

3.1 Hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải...................................................50
3.1.1 Đường tỉnh..................................................................................................50
3.1.2 Đường huyện, xã........................................................................................52
3.2 Định hướng phát triển đến năm 2025........................................................67
3.2.1. Phát triển mạng lưới giao thông................................................................67
3.2.2. Phát triển hệ thống thuỷ lợi.......................................................................68
3.2.3 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản....................................................................69
3.2.4 Công nghiệp, xây dựng...............................................................................69
3.2.5 Dịch vụ.......................................................................................................70



CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG VẬN TẢI
HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN.........................................................................71
ĐẾN NĂM 2025.......................................................................................................................71

4.1 Quan điểm và mục tiêu...............................................................................71
4.1.1 Quan điểm phát triển mạng lưới giao thông đường bộ...............................71
4.1.2. Mục tiêu phát triển mạng lưới giao thông đường bộ.................................72
4.2 Quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải đường bộ đến năm 2025.........73
4.2.1. Yêu cầu hướng tuyến và tiêu chuẩn áp dụng.............................................73
4.2.2. Thiết kế quy hoạch....................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................94


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................................6
Sơ đồ 1: Quy hoạch dạng nan quạt và nan quạt có đường bao...................................................9
Sơ đồ 2: Dạng sơ đồ quy hoạch vòng tròn xuyên tâm..............................................................10
Sơ đồ 3: Dạng bàn cờ và bàn cờ có đường chéo.......................................................................11
Sơ đồ 4: Dạng bàn cờ và bàn cờ có đường chéo.......................................................................11
Sơ đồ 5: Mạng lưới đưòng tự do..............................................................................................12
Sơ đồ 6: Sơ đồ hỗn hợp.............................................................................................................13
Hình 2.1. Dân số huyện Định Hóa, các năm 2001- 2007.........................................................26


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 : Tình hình dân số và lao động huyện Định Hoá,.....................................................26

thời kỳ 2001 - 2006...................................................................................................................26
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Định Hoá, giai đoạn 2005-2010............................................29
Bảng 2.3. So sánh cơ cấu kinh tế của Định Hoá với chung toàn tỉnhvà cả nước, năm 2009 (%):
...................................................................................................................................................29
Bảng 2.4. Tổng hợp một số chỉ tiêu ngành trồng trọt huyện Định Hoá....................................30
Bảng 2.5. Tình hình phát triển chăn nuôi huyện Định Hóa (Đơn vị: con)................................32
Bảng 2.6 Dự báo lưu lượng xe trên một số tuyến đường chính Huyện Định Hoá đến năm 2025
...................................................................................................................................................44
Bảng 2.7 Kết quả dự báo khối lượng vận tải huyện Định Hoá đến năm 2025.........................46
Bảng 2.8 Kết quả dự báo lưu lượng phương tiện trên các tỉnh lộ và huyện lộ.........................48
Đơn vị: Xe/ngày đêm................................................................................................................48
Bảng 3.1 Hiện trạng hệ thống đường huyện xã - Huyện Định Hóa..........................................57
Bảng 4.1 Chiều rộng tối thiểu các yếu tố trên mặt cắt ngang (.................................................74
tiêu chuẩn TCVN 4054-2005)...................................................................................................74
Bảng 4.2 Phân cấp kỹ thuật đường ô tô theo chức năng của đường.........................................74
và lưu lượng thiết kế.................................................................................................................75
Bảng 4.3 Chiều rộng một làn xe và số làn xe tối thiểu đường đô thị........................................75
Bảng 4.4 Tiêu chuẩn thiết kế đường nông thôn........................................................................76
Bảng 4.5 Nâng cấp một số tuyến đường xã lên đường huyện..................................................85


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

 GTVT

: Giao thông vận tải

 GTNT

: Giao thông nông thôn


 KT – XH

: Kinh tế - xã hội

 QH

: Quy hoạch

 CNH – HĐH

: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

 ĐKTN

: Điều kiện tự nhiên

 ĐBKK

: Đặc biệt khó khăn

 ODA

: Nguồn vốn của nước ngoài dưới các hình thức
viện trợ phát triển chính thức

 WB

: Ngân hàng thế giới


 GDP

: Tổng sản phẩm nội địa

 TNTN

: Tài nguyên thiên nhiên

 ANQP

: An ninh quốc phòng


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội. Vì vậy cần được ưu tiên đầu tư phát triển để tạo tiền đề,
lamg động lực phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, góp phần
đảm bảo an ninh, quốc phòng. Phát triển giao thông vận tải đường bộ hợp lý
trong một thể thống nhất có phân công, phân cấp, hợp tác, liên kết giữa các
phương thức vận tải, phù hợp với điều kiện địa lý, tạo thành một mạng lưới giao
thông thông suốt và có hiệu quả là mục tiêu chung của cả đất nước cũng như
tỉnh Thái Nguyên. Để hoàn thành mục tiêu đó chúng ta cần phải quy hoạch hệ
thống giao thông hoàn chỉnh trước khi triển khai xây dựng.
Quy hoạch là một bước trong tiến trình kế hoạch hoá, là một công tác
không thể thiếu được cho tất cả các ngành nói chung và ngành giao thông vận
tải nói riêng. Quy hoạch giao thông vận tải là sự sắp xếp chuẩn bị kỹ thuật và vị
trí các hạng mục, các vấn đề của ngành theo không gian và thời gian. Từ đó theo

thời gian từng bước được thực hiện theo quy hoạch đã được duyệt.
Quy hoạch bổ sung giao thông vận tải của các huyện trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010 định hướng đến năm 2020 trước đây đã có
tuy nhiên từ năm 2010 đến nay tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói
chung và của từng huyện nói riêng đã có rất nhiều thay đổi, do đó việc Quy
hoạch phát triển giao thông từng huyện đến năm 2025 để phù hợp với sự phát
triển kinh tế - xã hội là một yêu cầu thiết yếu.
Huyện Định Hoá là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên
với diện tích tự nhiên 520,75 km2, cách thành phố 50 km về phía Tây Bắc, có
phía bắc và phía đông giáp tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang còn
phía nam giáp hai huyện Đại Từ và Phú Lương. Kinh tế chủ yếu của huyện là
nông nghiệp và lâm nghiệp do đó đời sống của người dân nơi đây còn khó khăn,
trình độ dân trí còn thấp, việc giao lưu đi lại giữa các vùng của người dân trong
huyện chưa thuận tiện. Nên để góp phần đẩy mạnh sự đầu tư phát triển kinh tế -


2

xã hội, cơ sở hạ tầng và giao lưu văn hoá giữa các vùng trong huyện và giữa
huyện với các địa phương khác thì việc quy hoạch mạng lưới giao thông cho
huyện là điều vô cùng hệ trọng.
Do đó việc “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch mạng lưới giao thông vận
tải huyện Định Hoá – Thái Nguyên đến năm 2025” là việc làm cần thiết để có
thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như giao lưu văn hoá của người
dân trong huyện và theo sát với định hướng phát triển của tỉnh trong giai đoạn từ
nay đến năm 2025.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Quy hoạch mạng lưới giao thông huyện Định Hoá phù hợp với sự phát
triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển giao thông vận tải của tỉnh Thái
Nguyên.

3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết về quy hoạch giao thông đô thị, kết
hợp thu thập số liệu và phân tích hiện trạng mạng lưới giao thông trên địa bàn
huyện Định Hoá. Từ đó nghiên cứu đề xuất giải pháp hợp lý nhằm phát triển
giao thông huyện Định Hóa - Thái Nguyên đến năm 2025.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo luận văn gồm có 4
chương:
Chương 1:Tổng quan về quy hoạch mạng lưới Giao thông Vận tải.
Chương 2 : Điều kiện tự nhiên – hiện trạng kinh tế xã hội, giao thông vận
tải và dự báo nhu cầu vận tải của huyện Định Hoá.
Chương 3: Hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải huyện Định Hoá và
định hướng phát triển đến năm 2025.
Chương 4: Nghiên cứu qui hoạch mạng luới giao thông vận tải huyện Định
Hoá tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH
1.1 Khái niệm


3

Quy hoach mạng lưới đường là một công tác chuyên môn trong quy
hoạch đô thị. Công tác này phải hoàn thành nhiệm vụ tổ chức các tuyến đường
theo một nguyên tắc và phương pháp thống nhất, nhằm đảm bảo vai trò toàn
diện của đường. Để đảm bảo tốt vai trò và chức năng đó thì người thiết kế phải
nghiên cứu, nắm vững quy hoạch tổng thể thiết kế đô thị với các công năng của
công trình hai bên đường, cũng như những vấn đề chung của công tác xây dựng
đô thị.
Để đảm bảo khả năng thông xe cao cho các tuyến, khi thiết kế ta phải

chọn được sơ đồ quy hoạch cho phù hợp với tỷ lệ xây dựng các tuyến cân đối.
Về tỷ lệ xây dựng ta có thể tham khảo đề xuất của nhà khoa học người Nga IuriBotsarov- theo ông thì tỷ lệ này được biểu thị theo bất đẳng thức:
NTrong đó: N: Tổng chiều dài các tuyến cao tốc
T: Tổng chiều dài các tuyến đường chính trong thành phố
K: Tổng chiều dài các tuyến đường chính khu vực
1.2. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của quy hoạch mạng lưới GTVT.
Giao thông vận tải, có tính quyết định đến quá trình phát triển kinh tế xã
hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, để có thể phát triển nhanh nền kinh tế thì GTVT
phải có kết cấu hạ tầng đủ mạnh và phải đi trước một bước.
Quy hoạch giao thông vận tải là một bộ phận của quá trình kinh tế hoá
phát triển giao thông vận tải. Là một chương trình định hướng phát triển của
ngành, nhằm đưa ra tất cả các phương án về mục tiêu và con đường đi đến mục
đích mục tiêu để phát triển kinh tế xã hội của khu vực và quốc gia. Từ đó chọn
ra phương án phát triển hợp lý nhất.
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải được xây dựng trên cơ sở khoa
học, về mặt kinh tế - kỹ thuật để minh chứng rằng: Trong điều kiện kinh tế xã
hội nhất định thì giao thông vận tải chỉ nên phát triển theo định hướng như thế
nào là hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất.
Mặt khác, quy hoạch phát triển giao thông vận tải làm cơ sở để bổ sung
cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.
Mục đích


4

- Làm cơ sở cho cơ quan quản lý Nhà Nước (Sở Giao thông vận tải, Bộ
Giao thông vận tải) thực hiện chức năng quản lý Nhà Nước đối với các chuyên
ngành.
Đặc biệt trong công tác xác định quy mô đầu tư, xây dựng kế hoạch dài

hạn, trung hạn, ngắn hạn, để phát triển toàn diện hệ thống giao thông vận tải trên
địa bàn thuộc mình quản lý.
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải sẽ đưa ra những luận cứ khoa
học lựa chọn phương hướng phát triển của ngành góp phần định hướng phát
triển kết cấu hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh,
quốc phòng trên địa bàn quy hoạch và toàn quốc.
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải xác định vai trò của từng phương
thức vận tải trên thị trường trong và ngoài nước trên những hành lang chủ yếu ở
giai đoạn phát triển. Do vậy, trong quy hoạch tổng thể sẽ tập trung xem xét một
cách tổng hợp hoạt động giữa các phương thức, đặt ra các tình huống cạnh tranh
giữa chúng tương ứng với các giải pháp về kết cấu hạ tầng sau khi đã thực hiện
các dự án, chương trình củng cố, cải tạo.
- Kết quả nghiên cứu sẽ là hướng dẫn định hướng có tính thuyết phục
khách quan cho từng chuyên ngành, từng phương thức vận tải phát triển để đạt
được hiệu quả chung cao nhất.
Ý nghĩa
- Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT là bản tường trình, minh chứng và
bổ sung cho chiến lược phát triển. Là cơ sở để xây dựng các quy hoạch phát
triển của các chuyên ngành và các doanh nghiệp thuộc ngành. Là căn cứ để hình
thành nên các chương trình, dự án củng cố phát triển trọng điểm của ngành.
- Song quy hoạch phát triển giao thông vận tải tập trung đi sâu phân tích,
lựa chọn các phương án phát triển đối với các hạng mục chủ yếu thuộc lĩnh vực
kết cấu hạ tầng. Từ đó mà hình thành các chương trình, dự án củng cố phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong từng giai đoạn.
- Đối với lĩnh vực hoạt động mang tính sản xuất kinh doanh là chủ yếu thì:
Sau khi xác định vai trò của từng phương thức vận tải trong tương lai, quy
hoạch phát triển giao thông vận tải đi sâu phân tích, định hướng, đưa ra các


5


thông tin hướng dẫn về hướng phát triển của từng phương thức trên từng mặt
hoạt động của từng khối ngành, giúp các chủ thể kinh doanh xây dựng chiến
lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, quy hoạch phát triển giao thông vận tải
không đi sâu xác định quy mô, biện pháp phát triển hoặc cân đối nguồn lực cụ
thể cho từng phương thức, từng chuyên ngành như đã làm trong cơ chế kế hoạch
hoá tập trung trước đây, mà chỉ tiến hành cân đối sơ bộ về nguồn lực (cân đối về
nhu cầu với các khả năng về nguồn vốn) cho việc thực hiện các phương án quy
hoạch. Trên cơ sở đó mà đề nghị với Nhà Nước, hoặc cơ quan quản lý Nhà
Nước (UBND Tỉnh, Thành phố) điều chỉnh chủ trương đầu tư cho ngành hoặc
thay đổi chính sách điều tiết cho phù hợp.
Quy hoạch phát triển GTVT trong nền kinh tế thị trường luôn lấy hiệu quả
kinh tế xã hội làm mục tiêu chính để xây dựng phát triển. Nghĩa là phát triển
GTVT không chỉ đơn thuần mang lại lợi nhuận cho ngành mà quan trọng hơn
tạo tiền đề thuận lợi cho các ngành kinh tế khác cùng cạnh tranh và cùng phát
triển, củng cố an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống văn hoá xã hội của nhân
dân.
Yêu cầu
Để thực hiện tốt mục đích của quy hoạch, việc xây dựng quy hoạch phát
triển giao thông vận tải ở các cấp cần đáp ứng yêu cầu sau:
- Phải thể hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà
Nước trong từng giai đoạn.
Yêu cầu này thể hiện tính thống nhất giữa chính trị và kinh tế. Mỗi giai
đoạn phát triển, Đảng và Nhà Nước đưa ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Chiến lược này chính là mục tiêu phấn đấu của các ngành, địa
phương, dựa vào mục tiêu này mà các ngành tiến hành xây dựng cho mình một
quy hoạch phát triển. Mục tiêu của quy hoạch ngành là bước đi cụ thể của các
ngành để đạt mục tiêu chung.
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải phải góp phần vào việc tổ chức

lại sản xuất phân công lao động trên toàn lãnh thổ, góp phần thúc đẩy phát triển


6

kinh tế, có sự kết hợp giữa giao thông, thuỷ lợi, phát triển công nghiệp, kết hợp
phát triển kinh tế với văn hoá và củng cố an ninh, quốc phòng…
Giao thông vận tải là ngành sản xuất trong hệ thống nền kinh tế quốc dân,
là bộ phận quan trọng góp phần cho sự phát triển của các ngành sản xuất, nó vừa
là tiền đề vừa là kết quả của các ngành sản xuất. Vì vậy, khi xây dựng phương
án quy hoạch GTVT cần phải xem xét một cách toàn diện, phải có sự kết hợp
chặt chẽ với sự phát triển của các ngành sản xuất. Trên cơ sở quy hoạch, kế
hoạch của các ngành mà xác định nhu cầu thị trường về vận tải mà ngành cần
đáp ứng.
Mặt khác mỗi phương án phát triển GTVT phải có sự kết hợp hài hoà với
quy hoạch phát triển của các ngành, có như vậy mới có thể tiết kiệm vốn đầu tư
đồng thời còn tạo nên sự kết hợp hài hoà với các công trình của các ngành khác
theo không gian và thời gian.
- Quy hoạch giao thông phải thể hiện tính tổng hợp, tính hệ thống, tính
liên tục, tính trung thực, tính khách quan và khoa học.
Các số liệu điều tra trong quy hoạch phải thể hiện trung thực và khách
quan, phản ánh quy luật diễn biến khách quan của đối tượng. Khi xây dựng các
phương án quy hoạch cần phải thể hiện tính khoa học, tiên tiến và tính thực tiễn.
Trong so sánh lựa chọn phương án quy hoạch phải sử dụng phương pháp khoa
học và khi đánh giá phương án quy hoạch phải xem xét một cách toàn diện, phải
đánh giá một cách trung thực.
- Phải khai thác mọi tiềm năng của đất nước, khai thác các nguồn vốn.
Phải thể hiện tính tiên tiến, tính thừa kế và tính hiện thực để đề ra những bước đi
vững chắc phù hợp với khả năng của địa phương. Phải đặc biệt chú ý đến vấn đề
tiết kiệm. Lấy việc thực hiện kế hoạch ngắn hạn để làm cơ sở cho việc xây dựng

quy hoạch.
- Khi nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch giao thông cần phải
nghiên cứu kỹ các quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành có liên quan
thông qua điều tra kinh tế. Quy hoạch phát triển GTVT phải vừa là tiền đề của
quy hoạch các ngành.


7

- Khi xây dựng quy hoạch phát triển giao thông cần phải đưa ra nhiều
phương án. Từ đó so sánh lựa chọn phương án hợp lý nhất.
- Khi so sánh và lựa chọn phương án quy hoạch giao thông phải đứng trên
góc độ của cả nước mà xem xét, phải lấy lợi ích của ngành và địa phương gắn
liền với lợi ích kinh tế - xã hội của cả nước. Lấy hiệu quả kinh tế xã hội, củng cố
an ninh quốc phòng làm mục tiêu cơ bản để xây dựng quy hoạch.
1.3. Các căn cứ để xây dựng quy hoạch GTVT.
Khi tiến hành xây dựng dự án quy hoạch phát triển GTVT một khu vực,
hoặc địa phương nào đó, chúng ta cần dựa vào các căn cứ sau:
- Căn cứ vào chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của Đảng và Nhà Nước trong thời kỳ quy hoạch.
- Căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển giao thông của toàn quốc.
- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của toàn quốc
và địa phương trong thời kỳ quy hoạch.
- Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch của ngành, của các đơn vị sản
xuất kinh doanh thuộc ngành vận tải.
- Căn cứ vào những tài liệu về kế hoạch, quy hoạch phát triển của các
ngành GTVT của địa phương.
- Căn cứ vào kết quả điều tra về tình hình phát triển kinh tế xã hội trong
khu vực quy hoạch và kết quả đến công tác lập quy hoạch và kế hoạch.
- Các tài liệu khác có liên quan đến việc tính toán và so sánh lựa chọn

phương án quy hoạch. Tình hình khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, các
tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật của ngành, quy trình thi công xây dựng, các tài liệu
về định mức, giá cả.
Cụ thể:
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khoá
XI, kỳ họp thứ 4;
- Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội


8

- Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009 của Quốc hội
nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.
- Thông tư số 07/208/TT- BXD ngày 07/04/2008 của Bộ xây dựng hướng
dẫn lập, thẩm định phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản
lý dự án xây dựng công trình.
- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 12/2009/NĐ-CP.
- Quyết định số 1492/QĐ- UBND ngày 1/7/2010 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên về việc kết quả lựa chọn nhà thầu, gói thầu: Tư vấn lập quy
hoach phát triển giao thôn vận tải tỉnh Thái Nguyên.
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2006-2010 định hướng đến 2020
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm
2020

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII.
- Quyết định số 162/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành GTVT đường bộ
Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 06/2002/QĐ-TTg ngày 7 tháng 01 năm 2002 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT
đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 16/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường sông Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quy hoạch mạng đường sắt cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 - Bộ Giao thông vận tải.
1.4 Các sơ đồ mạng lưới đường
Xuất phát từ điều kiện địa hình, địa lý, đều kiện lịch sử phát triển đô thị,
điều kiện kinh tế xã hội và chính sách phát triển đô thị…. Mà chúng ta có sơ đồ
mạng lưới đường khác nhau.


9

Sơ đồ 1: Quy hoạch dạng nan quạt và nan quạt có đường bao

Khi đô thị mới hình thành thì hệ thống giao thông đường thuỷ và đường bộ
giao lưu với nhau ngay tại trung tâm của đô thị. Giao thông đường thuỷ bám vào
đường bộ giao lưu với nhau ngay tại trung tâm của đô thị. Giao thông đường
thuỷ bám vào đường sông, giao thông đường bộ thì bám vào các địa hình thuận
lợi để phát triển. Sau khi kỹ thuật phát triển đã thực hiện san lấp được khối
lượng đất đá lớn, nối các trục chính với nhau tạo ra mạng lưới đường thuận tiện
hơn.
• Ưu điểm:

- Liên lạc giữa đường thuỷ và đường bộ thuận lợi
- Liên lạc với trung tâm ngắn và nhanh
- Thường thấy rõ ở các đô thị có cảng sông, biển.
• Nhược điểm:
- Nếu khi đô thị phát triển lớn, mật độ giao thông ở trung tâm cao, an toàn
giao thông kém
- Để khắc phục an toàn phải tốn đất ở trung tâm và kỹ thuật kinh tế cao.


10

Sơ đồ 2: Dạng sơ đồ quy hoạch vòng tròn xuyên tâm

Các tuyến đường phố xuất phát từ một điểm trung tâm thành phố. Thời gian
đầu việc liên hệ giữa các điểm ở cuối mạng xa, khó khăn vì phải qua trung tâm.
Qua thời gian sử dụng và khi đô thị lớn lên cũng như khoa học kỹ thuật phát
triển, người ta đã nối các tuyến lại với nhau thành mạng có các đường vòng tròn:
Vòng tròn bên ngoai thường là các đường cao tốc, các đường vòng tròn này
thường gọi là các đường vành đai.
Nhược điểm chính của mạng đường này: mật độ xe tập trung vào trung
tâm lớn nên tốn đất, xử lý kỹ thuật phức tạp, tốn kém. Các công trình kiến trúc ở
các góc nhọn tổ chức khó khăn.


11

Sơ đồ 3: Dạng bàn cờ và bàn cờ có đường chéo

Các tuyến đường cắt nhau tạo ra các khu đất dạng hình vuông hoặc chữ nhật.
Áp dụng nhiều và rõ rệt ở các đô thị Mỹ như: New York, ở Việt Nam: Sài gòn.

Qua thời gian sử dụng và đô thị phát triển lớn lên, người ta phải xây dựng
thêm các đường chéo để rút ngắn thời gian liên lạc với trung tâm, tạo ra mạng
lưới đường ô cờ có đường chéo ta thấy ở thành phố Hà Nội
Sơ đồ 4: Dạng bàn cờ và bàn cờ có đường chéo

Đặc điểm: Đối với hai sơ đồ bàn cờ và bàn cờ có đường chéo: hiệu quả
phục vụ của các công trinh kỹ thuật cao. Các tuyến đường thẳng bố trí công
trình kiến trúc thuận tiện, không tốn đất. Còn lại các ô đất có góc nhọn do các


12

đường chéo tạo ra thì khó tổ chức công trình kiến trúc, tốn đất, tốn kém tiền bạc,
kỹ thuật để xử lý giao thông, nhất là các điểm trong trung tâm, tốc độ lưu thông
thấp vì nhiều ngã giao nhau và khoảng cách ngắn. Mạng lưới này phù hợp cho
các đô thị có địa hình đơn giản, quy mô không lớn lắm.
* Sơ đồ dạng tam giác
Mạng lưới tạo ra các khu vực hình tam giác, tạo điều kiện tổ chức hợp lý
các bộ phận quy hoạch thành phố với cơ cấu tam giác. Tổ chức giao thông có
nhiều thuận lợi, đẩm bảo giao thông giữa các khu vực ngắn, gắn bó. Hiệu quả
phục vụ các công trình kỹ thuật cao.
+ Nhược điểm: Cứng, phù hợp với địa hình đồi núi thấp, trung du, một số
nút giao thông phức tạp, tốn kém.
* Sơ đồ lục giác
Mạng lưới đường tạo ra các khu đất hình lục giác với mỗi nút giao thông
có ba nhánh với góc khoảng 1200. Dạng đường này có các góc đường này có các
góc đường lớn nên độ an toàn cao. Lưu lượng giao thông rải đều không tập
trung vào điểm nút, tránh được các điểm xung đột. Để thành các khu ở trong các
khu đất tam giác: hiệu quả phục vụ kỹ thuật cao nhưng vận tốc vận chuyển
không cao.

Sơ đồ 5: Mạng lưới đưòng tự do


13

Đặc điểm sơ đồ này là các tuyến bám theo điều kiện địa hình thuận lợi,
đường hẹp, rất hạn chế chiều ngang, các vòng quay ngang nhiều chỗ rất gắt, lên
xuống dốc nhiều, có đoạn vừa có đường cong đứng vừa có đường cong bằng rất
nguy hiểm, vận tốc bị hạn chế khong đáp ứng được yêu cầu của giao thông hiện
đại. Sơ đồ này chỉ áp dụng cho các đô thị có quy mô nhỏ, đô thị du lịch ở miền
núi như: Đà Lạt, Buôn Mê Thuật.
* Sơ đồ mạng lưới đường dạng cành cây
Sơ đồ này còn được gọi là sơ đồ răng lược hay sơ đồ hữu cơ. Các tuyến
đường được phân nhánh phục vụ theo tầng bậc lớn nhỏ, đi sâu vào các đơn vị ở.

Hiện nay đang được áp dụng rông rãi, nhất là ở các đô thị lớn có địa hình
không đồng đều. Tuỳ địa hình mỗi khu đất trong đô thị có thể áp dụng sơ đồ cho
phù hợp. Dùng sơ đồ này ta có thể đầu tư đỡ tốn kém mà vẫn đáp ứng được nhu
cầu vận chuyển đi lại được.
Sơ đồ 6: Sơ đồ hỗn hợp


14

1.5 Các yêu cầu cơ bản trong quy hoạch mạng lưới
1.5.1. Yêu cầu về mối quan hệ giữa quy hoạch giao thông với quy hoạch
không gian đô thị
• Nhiệm vụ của các tuyến đường là phải liên lạc được với tất cả khu chức
năng đô thị, đến tất cả các đầu mối thu hút khách hàng, hàng hoá như nhà
ga, sân vận động, khu thương mại, các khu nhà ở.

• Dựa vào quy mô tính chất và cấu trúc đô thị mà người ta chọn phương
tiện giao thông chính cho phù hợp. Đồng thời chọn hệ thống giao thông
vận chuyển chuyên khách hàng công cộng để có phương án tổ chức các
trục đường chính
• Quy hoạch giao thông tổng thể có vai trò chính trong việc hình thành và
phát triển cấu trúc không gian đô thị, do vậy hệ thống giao thông phải đáp
ứng được khoảng thời gian dài.
1.5.2. Vận dụng tốt và phù hợp với điều kiện địa hình
Đô thị quy hoạch ở địa hình trung bình và nhất là địa hình phức tạp, người
thiết kế phải đối chiếu với địa hình, với độ dốc cho phép của tuyến sao cho
tuyến đi ngắn, khối lượng đào, đắp ít đồng thời quản lý và bảo trì dễ dàng.


15

Trong thiết kế, nếu gặp địa hình có độ dốc lớn hơn độ dốc của tuyến có
hướng đi vuông góc với hướng của đường đồng mức tì thì ta điều chỉnh góc β
để giảm bớt độ dốc. Phương án này kinh tế và hợp lý hơn phương án đào đắp.

β = arcsin

i max
i

Trong đó:
i

: Độ dốc địa hình

imax: Độ dốc tối đa cho phép của tuyến đường ( xem bảng )

Cấp đường
- Đường cao tốc + xe tải

imax (‰)
40

- Đường chính thành phố C1, C2

50

- Đường khu vực, đường CN,

60

Cấp đường
imax (‰)
- Đường khu nhà ở, tiểu khu
80
- Đường xe đạp

50

kho
1.5.3.Mạng lưới đường phố là nơi tổ chức thoát nước mặt, nước sinh hoạt,
sản xuất và một số công trình ngầm đô thị
Để đảm bảo thu nước mặt tốt thì nền công trình, sàn công trình, vỉa hè
phải thiết kế cốt cao hơn nền đường, độ dốc dọc của đường theo hướng dốc của
mặt đất thì hệ thống cấp thoát nước tự chảy thuận lợi, nhanh chóng. Trên phần
đất của vỉa hè cần dành đất để đặt đường hầm kỹ thuật.
1.5.4.Mạng lưới đường làm nhiệm vụ thông thoáng và cải tạo vi khí hậu

Khi đường được xây dựng xong, công trình hai bên mọc lên, khi đó mỗi
tuyến trở thành hành lang thông gió làm thay đổi khí hậu đô thị, các dải cây
xanh, thảm cỏ là yếu tố tích cực làm mát mẻ, trong lành khí hậu đô thị. Do đó
khi thiết kế ta cố gắng tạo hướng đường dẫn được từ ngoài biển, sông vào đô thị,
đồng thời tránh hướng nắng trực tiếp chiếu vào mặt của ngưới lái xe.
1.5.5.Đường phố tạo điều kiện và góp phần xây dựng cảnh quan đô thị
Các tuyến đường phố có bố trí các công trình kiến trúc hai bên, riêng đối
với các trục đường chính, quảng trường chính lại có nhiều công trình kiến trúc
lớn mang tính thẩm mỹ cao: nhà hát, siêu thị, vườn hoa…. với không gian rộng


16

của con đường, cảm nhận vể đẹp và đặc thù của mỗi đô thị được dánh giá đúng
mức.
Các đầu mối giao thông vào đô thị với hệ thống nhiêu tầng luôn tạo cho ta
thấy được sự thay đổi và lớn mạnh của đo thị hiện đại.
Nhìn nhận sự hoạt động trên đường phố và không gian cảnh quan kiến
trúc ta cũng một phần nào đánh giá được nền văn minh và trình độ dân trí của xã
hội đương đại.
1.6 Nguyên tắc quy hoạch mạng lưới đường
• Mạng lưới đường quy hoạch phải là mạng hợp lý, phù hợp với quy hoạch
không gian kiến trúc và phục vụ tốt cho việc vận chuyển hàng hoá và hành
khách giữa các khu chức năng đo thị với nhau.
• Mạng lưới đường đô thị phải liên lạc thuận tiện, nhanh chóng với các đô
thị vệ tinh, phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ với hệ thống giao thông đối ngoại
• Mạng lưới đường phải hiện đại, các tuyến đường chính, đường phụ phải
có nhiệm vụ chức năng thật rõ ràng.
• Mạng lưới đường quy hoạch phải phù hợp với điều kiện dịa hình, địa
chất thuỷ văn, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc. Tạo điều kiện

tốt để tổ chức các công trình kỹ thuật ngầm. Tạo điều kiện thông thoáng, trồng
cây xanh để đảm bảo vệ sinh môi trường và cải tạo vi khí hậu đô thị.
• Mạng lưới đường luôn phải đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật, chỉ tiêu kinh tế.
An toàn, thông suốt giao thông trong mọi điều kiện.
• Quy hoạch mạng lưới đường phải tiến hành song song với quy hoạch
chung của đô thị. Các phân đợt xây dựng tuyến phải phù hợp với các đợt xây
dựng chung của đô thị.
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - HIỆN TRẠNG KINH TẾ

XÃ HỘI, GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ DỰ BÁO NHU CẦU
VẬN TẢI CỦA HUYỆN ĐỊNH HOÁ
2.1 Giới thiệu chung.


17

2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Định Hoá là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên,
được biết đến với di tích quốc gia đặc biệt “ An toàn khu”. Cách thành phố Thái
Nguyên 50 km về phía Tây Bắc, có vị trí địa lý từ 105 029’ đến 105043’ kinh độ
Đông và 21045’ đến 22030’ vĩ độ Bắc, phía Tây –Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên
Quang, Bắc – Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, Nam – Đông Nam giáp huyện Đại
Từ, Phú Lương, huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu. Diện tích đất tự nhiên của huyện
là 520,75 km2. Dân số tính đến năm 2009 là 87.089 người. Huyện Định Hóa có
24 đơn vị hành chính cấp xã/phường gồm 1 thị trấn (thị trấn Chợ Chu) và 23 xã.
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1. Địa hình - Địa mạo
Do cấu trúc địa chất của huyện Định Hoá chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam nên tạo ra diện mạo địa hình của vùng lãnh thổ này chủ yếu là địa
hình vùng núi cao, đồi và núi đan xen, chèn kẹp nhau. Nhìn chung huyện Định
Hoá có địa hình khá phức tạp, phần lớn diện tích trên lãnh thổ huyện là vùng núi

cao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh.Những vùng đất tương
đối bằng phẳng, thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán
dọc theo các khe, ven sông suối hoặc thung lũng vùng núi đá vôi. Sự phân bố


18

địa hình trên lãnh thổ cùng với quá rình sản xuất hình thành 3 tiểu vùng sinh
thái:


Tiểu vùng núi cao: Tập trung ở phía Bắc của huyện, gồm có 8 xã:

Bảo Linh, Quy Kỳ, Linh Thông, Lam Vĩ, Tân Thịnh, Kim Sơn, Kim Phượng,
Tân Dương. Địa hình đặc trưng của vùng này là vùng núi cao, có độ dốc lớn ( >
250). Địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh, cùng với mạng lưới suối, khe, lạch
nước…. đã tạo ra các thung lũng bằng, nhỏ, hẹp, phân tán dọc theo khe suối,
lach nước tạo ra các trảng cỏ xen kẽ vùng núi rừng. Đây là vùng sinh thái lâm
nghiệp, tiểu vùng này thích hợp với sự phát triển cây công nghiệp dài ngày,
trồng rừng và chăn nuôi đại gia súc.


Tiểu vùng thung lũng lòng chảo Chợ Chu: Đây là vùng trung

tâm của huyện, vùng này có dạng địa hình tương đối bằng phẳng với hai bên là
hai dãy núi cao Một bên là dãy núi đất kéo dài từ phía Tây Bắc xuống ( từ xã
Bảo Linh đến xã Bảo Cường) và một bên dãy núi đá vôi kéo dài từ xã Linh
Thông đến xã Trung Hội). Quá trình kiến tạo đã tạo ra vùng địa hình này, dãy
núi đá vôi nổi lên chính là phần nối tiếp của vùng cánh sông Gâm, kéo dài từ xã
Linh Thông đến xã Trung Hội (khoảng 20 km) ôm lấy cánh đồng lòng chảo Chợ

Chu. Đất đai ở vùng này khá tốt cùng với mạng lưới sông, suối, ao hồ khá dày
đặc, phân bố đều với nguồn nước dồi dào… đã tạo nên cho tiểu vùng này phong
cảnh hữu tình, đồng đất màu mỡ, phì nhiêu. Vùng này gồm 6 xã và 1 thị trấn:
Thị trấn Chợ Chu và các xã: Trung Hội, Định Biên, Bảo Cường, Phượng Tiến,
Phúc Chu và Đồng Thịnh. Đây chính là vùng sinh thái nông nghiệp, là vùng sản
xuất lúa trọng điểm .


Tiểu vùng đồi thoải: Tiểu vùng này tập trung ở phía Nam và Tây

Nam huyện. Vùng này gồm 9 xã: Thanh Định, Bình Yên, Trung Lương, Điềm
Mặc, Phú Tiến, Phú Đình, Sơn Phú, Bộc Nhiêu, Bình Thành. Đây là vùng địa
hình đồi thoải, đồi bát úp, có độ dốc không lớn, mạng lưới sông, suối, ao, hồ
phân bố khá đều, nguồn nước tương đối dồi dào. Đây cũng là vùng sinh thái
nông ngiệp mà tiềm năng của nó là sự phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả
2.1.2.2 Khí hậu, thuỷ văn


×