Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

Bài thuyết trình trình tự giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thuộc thẩm quyền tòa án nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.83 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO PHÁP LUẬT THANH TRA

Trình Tự Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Giữa
Hộ Gia Đình, Cá Nhân Với Nhau Thuộc Thẩm
Quyền Tòa Án Nhân Dân
NHÓM :
Nguyễn Văn Biết
Lê Văn Vị
Nguyễn Duy Khoa
Lê Trường An
Phan Đức Anh

GVHD: LƯU VĂN DŨNG
B1309362
3113689
3118343
B1309358
B1309360


Nội Dung Báo Cáo
A. Nội Dung
I. Tranh chấp đất đai
II. Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền
của Tòa án nhân dân
B. Giải Quyết Tình Huống
I. Tình huống
II. Giải quyết




A. Nội Dung
I. Tranh chấp đất đai
1.Khái niệm
Tranh chấp đất đai: Là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của
người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất
đai (Điều 3 - LĐĐ 2013).
=> Biểu hiện sự mâu thuẫn, bất đồng trong việc xác định quyền
quản lý, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đối với đất đai, phát
sinh trực tiếp hoặc gián tiếp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng
đất đai.


2. Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến

Tổ chức với tổ chức
Tổ chức với hộ gia đình, cá nhân
Cá nhân với tổ chức
Hộ gia đình, cá nhân với nhau


II. Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Thuộc
Thẩm Quyền Của Tòa Án Nhân Dân
1. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân
Người sử dụng đất có Giấy chứng nhận hoặc có một trong
các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật ĐĐ và
tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
Không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại
giấy tờ quy định tại Đ100/Luật đất đai mà người sử dụng

lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
2. Quy trình giải quyết tranh chấp
QUY TRÌNH


B. Giải quyết tình huống
I. Tình huống
Ông An có một thửa ruộng 2000m2 tại xã
Bắc Bình, Huyện Bắc Đồng, Tỉnh Bắc Hòa.Vào
tháng 7 năm 1994 vì lý do đi làm ăn xa nên ông
An đã chuyển quyền sử dụng thửa ruộng
2000m2 cho Ông Bình bằng giấy tay với giá 35
triệu đồng, đến tháng 7 năm 2015 ông An trở về
địa phương và yêu cầu ông Bình trả lại thửa
ruộng 2000m2.


Do đó hai bên đã xảy ra tranh chấp.
Mặc dù UBND xã Bắc Bình đã cố gắng
hòa giải nhưng bất thành.Vì thế ông An
đã gữi đơn đến Tòa án nhân dân
huyên Bắc Đồng yêu cầu giải quyết
tranh chấp.


II. Giải quyết
Sau khi nhận được đơn yêu cầu cầu thụ lý
và giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của
ông An lên tòa án nhân dân huyện Bắc Đồng. Toà
án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực

tiếp tại Toà án (hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi
vào sổ nhận đơn). Trong thời hạn năm ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án
phải xem xét và đưa ra quyết định. ( D167 - Bộ
Luật Tố Tụng Dân Sự Năm 2004 Sửa Đổi Và Bổ
Sung Năm 2011)


Khi nhận được đơn khởi kiện từ ông An. Trong thời hạn năm
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án phải
xem xét và có một trong các quyết định sau đây:
1. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền
giải quyết của mình;
2. Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và báo cho
người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà
án khác;
3. Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không
thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.


Sau khi xét thấy ông An cung cấp đầy đủ hồ sơ khởi kiện
gồm: đơn khởi kiện, Biên bản hoà giải tại UBND xã Bắc Bình,Tài
liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn
cứ và hợp pháp. Toà án tiến hành thông báo ngay cho người
khởi kiện (ông An) biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền
tạm ứng án phí
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được giấy
báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, ông An phải
nộp tiền tạm ứng án phí.



Khi ông An nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án
phí thì Toà án thụ lý vụ án. (Trong trường hợp người khởi kiện
được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí
thì Toà án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài
liệu, chứng cứ kèm theo.)
Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án,
Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán giải quyết vụ án.
Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án,
Toà án phải thông báo bằng văn bản cho ông An và ông Bình
(bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến việc giải quyết vụ án), cho Viện kiểm sát cùng cấp
về việc Toà án đã thụ lý vụ án.


Toà án có thời hạn bốn tháng kể từ ngày thụ lý vụ án để
chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tuỳ
từng trường hợp, Toà án ra một trong các quyết định sau đây:
a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;
b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;
c) Đình chỉ giải quyết vụ án;
d) Đưa vụ án ra xét xử.
Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ
án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có
lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.


Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án
tiến hành hoà giải để các đương sự (ông An và ông Bình) thoả
thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, (trừ những vụ án

không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được.)
Trước khi tiến hành phiên hoà giải, Toà án phải thông báo
cho ông An và ông Bình (các đương sự, người đại diện hợp
pháp của đương sự) biết về thời gian, địa điểm tiến hành
phiên hoà giải, nội dung các vấn đề cần hoà giải.


Trình tự hòa giải
1.Trước khi tiến hành hòa giải, Thư ký Tòa án báo cáo
Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia
phiên hòa giải đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì
phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những
người tham gia phiên hòa giải.
2.Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải theo nội dung hòa giải.
3.Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương
sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp và
đề xuất những vấn đề cần hòa giải.
4.Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất,
những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự
trình bày bổ sung những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất.


5. Thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đương sự
(ông An và ông Bình) đã hòa giải thành và vấn đề chưa thống
nhất.
Việc hoà giải được Thư ký Toà án ghi vào biên bản
Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải
thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả
thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải hoặc một Thẩm
phán được Chánh án Toà án phân công ra quyết định công

nhận sự thoả thuận của các đương sự.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định
công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Toà án phải gửi
quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.


Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của
các đương sự nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về
việc giải quyết toàn bộ vụ án.
Trong trường hợp các bên đương sự không hoà giải
được với nhau về cách giải quyết tranh chấp đất đai, thì Toà án
quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm.


Phiên tòa sơ thẩm
Tuy đã được Tòa án hòa giải nhưng do cả
ông An và ông Bình điều không đồng tình
với kết quả hòa giải. Nên Toà án nhân dân
huyện Bắc Đồng quyết định đưa vụ án ra
xét xử theo thủ tục sơ thẩm.


 Phiên tòa sơ thẩm
 Chuẩn bị khai mạc phiên toà
Trước khi khai mạc phiên toà, Thư ký Toà án phải tiến hành các
công việc sau đây:
1. Phổ biến nội quy phiên toà;
2. Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham
gia phiên toà theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án; nếu có
người vắng mặt thì cần phải làm rõ lý do;

3. Ổn định trật tự trong phòng xử án;
4. Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng
xét xử vào phòng xử án.


 Phiên tòa sơ thẩm

Khai mạc
phiên toà

Hỏi đương sự về việc
thay đổi, bổ sung, rút
yêu cầu


Xem xét việc thay đổi, bổ
sung, rút yêu cầu

Không


 Phiên tòa sơ thẩm

Chủ
tọa hỏi

Thoả thuận
được với nhau

Không


Bắt đầu xét
xử vụ án


Công nhận sự thoả thuận
của đương sự

Nghe lời trình
bày của đương
sự


 Phiên tòa sơ thẩm

Tiến hành việc hỏi
tại phiên tòa

Công bố các tài liệu
của vụ án

Hỏi người giám
định

Xem xét vật
chứng


 Phiên tòa sơ thẩm


Kết thúc việc hỏi
tại phiên toà

Tranh luận


Trở lại việc hỏi

Nghị án

Kiểm sát viên
phát biểu


 Phiên tòa sơ thẩm

Tuyên án

Bản án sơ thẩm

Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên
toà, ông An và ông Bình (các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi
kiện) được Toà án cấp trích lục bản án.
Trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày tuyên án, Toà án phải
giao hoặc gửi bản án cho ông An và Ông Bình (các đương sự, cơ
quan, tổ chức khởi kiện) và Viện kiểm sát cùng cấp.


Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày tuyên án nếu
có một trong hai bên không chấp nhận bản án sơ thẩm thì có

thể tiến hành Kháng cáo bằng cách gửi đơn kháng cáo cho Toà
án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo;
trường hợp đơn kháng cáo gửi cho Toà án cấp phúc thẩm thì
Toà án đó phải chuyển cho Toà án cấp sơ thẩm để tiến hành
các thủ tục cần thiết và gửi kèm hồ sơ vụ án cho Toà án cấp
phúc thẩm.
Sau khi nhận được đơn kháng cáo của ông An Toà án
cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo. Sau
khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Toà án cấp sơ thẩm phải
thông báo cho ông An biết để nộp tiền tạm ứng án phí phúc
thẩm theo quy định của pháp luật.


Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Toà án cấp sơ
thẩm phải thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát
cùng cấp, ông An và ông Bình (các đương sự có liên quan
đến kháng cáo) biết về việc kháng cáo.
Toà án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo,
kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Toà án cấp
phúc thẩm trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày:
1. Hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, nếu ông An
(người kháng cáo) không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc
thẩm;
2. Ông An nộp cho Toà án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền
tạm ứng án phí phúc thẩm.


×