1
BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC
TIỂU LUẬN
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:
VIỆC TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI GIỮA ÔNG
NGUYỄN VĂN ANG VÀ ÔNG TRẦN VĂN BỒNG Ở THÔN 2, XÃ LIÊM CẦN,
HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM
Học viên:
Đơn vị công tác:
Lớp: Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên
Khóa: 92
Bắc Ninh, tháng 08-2014
LỜI NÓI ĐẦU
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là nguồn lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, là nơi phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Do đó, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và cả quốc gia.
Luật đất đai năm 1993 được sửa đổi bổ sung ba lần vào năm 1998, năm
2001 và năm 2003 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2004. Tuy nhiên, do chậm ban hành
Nghị định hướng dẫn thực hiện, nên tình hướng xử lý ở Tiểu luận này chưa đặt vấn
đề áp dụng theo Luật Đất đai mới) là một đạo luật quan trọng thể hiện đường lối
đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Những kết quả đạt được trong quá trình thực
hiện Luật này đã thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị, xã hội tạo
đà cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Công tác quản lý nhà nước về đất đai dựa trên nền tảng hệ thống pháp luật
đất đai ngày càng hoàn thiện, đã đạt được những tiến bộ rõ rệt; hệ thống quản lý
nhà nước về đất đai được tăng cường, từng bước phân cấp và phát huy tính tự chủ
của mỗi địa phương.
Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất đai hiện nay còn tồn tại nhiều
khiếm khuyết, tình trạng tranh chấp đất, khiếu nại, tố cáo về việc quản lý và sử
dụng đất đai có xu hướng gia tăng. Việc giải quyết tranh chấp đất giữa công dân
với công dân và công dân với cơ quan nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền
thiếu hiệu quả, còn tình trạng đùn đẩy, kéo dài, cách giải quyết còn thiếu thống
nhất, do đó có những vụ việc đã diễn ra gay gắt và trở thành điểm “nóng” dẫn đến
tình trạng mất ổn định xã hội. Để minh chứng cho nhận định trên, đồng thời nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, tôi xin được trình bày tình huống
về tranh chấp đất giữa hai gia đình, họ là hàng xóm láng giềng, sống cạnh nhà
nhau, đổi đất cho nhau để giúp nhau sản xuất, ổn định đời sống. Nhưng rồi, sau đó
giữa họ lại nảy sinh tranh chấp, đã nhiều năm trôi qua, vụ việc vẫn chưa được giải
quyết thoả đáng, đó là: “Việc tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai giữa
ông Nguyễn Văn Ang và ông Trần Văn Bồng ở thôn 2, xã Liêm Cần, huyện
Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam”.
Với kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tập tại lớp bồi dưỡng kiến
thức quản lý nhà nước, chương trình chuyên viên do Trung tâm đào tạo bồi dưỡng
cán bộ công chức của Bộ Nội vụ tổ chức và sự giúp đỡ của các thấy cô giáo cùng
bạn bè đồng nghiệp, tôi xin chọn và đưa ra cách giải quyết cho tình huống trên.
2
Tiểu luận gồm 3 phần:
- Phần I: Nội dung tình huống
- Phần II: Xử lý tình huống.
- Phần III. Kiến nghị và kết luận.
Trong điều kiện thời gian có hạn, kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế
nên mặc dù rất cố gắng, xong đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót. Mong nhận
được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và anh chị em trong lớp học để đề tài
được hoàn thiện hơn.
3
Phần I: NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1 . Mô tả tình huống
- Ngày 20/12/1970 ông Trần Văn Bồng mua của ông Văn Tộ lô đất có diện
tích 5.880 m
2
và ngày 25/9/1973 mua của ông Nguyễn Hiệp lô đất liền kề có diện
tích 6.080 m
2
, tổng diện tích ông Bồng đã mua là 11.960 m
2
, cả 2 lô đất đều được
chính quyền cũ cấp quyền sở hữu. Lô đất này hiện nay toạ lạc tại thôn 2, xã Liêm
Cần, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
- Ngày 24/3/1977, ông Trần Văn Bồng đổi khoảng 1,9 sào (1.900 m
2
) đất
trên diện tích đất 11.960 m
2
nói trên cho ông Nguyễn Văn An để lấy 1,9 sào ruộng
nước để sản xuất. Sau khi đổi đất, ông Nguyễn Văn An đã cho con trai là ông
Nguyễn Văn Ang lô đất này. Việc đổi đất giữa hai bên được lập thành văn bản vào
ngày 24/3/1977 và được Uỷ ban nhân dân xã Liêm Cần xác nhận. Nhưng trong
giấy đổi đất không ghi kích thước tứ cận của lô đất, khi giao nhận đất ngoài thực
địa cũng không đo đạc cụ thể. Ông Nguyễn Văn Ang đã sử dụng lô đất này làm
nhà, đào giếng nước từ năm 1977 và ăn ở ổn định từ đó đến nay.
- Ngày 21/9/1987 gia đình ông Nguyễn Văn Ang đăng ký kê khai lô đất này
có diện tích 2.170 m
2
với Uỷ ban nhân dân xã Liêm Cần.
- Đến năm 1998 ông Trần Văn Bồng có đơn khiếu nại việc ông Nguyễn
Văn Ang lấn chiếm đất của gia đình ông ngoài diện tích đã đổi trước đây.
- Để giải quyết đơn khiếu nại của ông Trần Văn Bồng, ngày 15/7/2002, Uỷ
ban nhân dân xã Liêm Cần tổ chức cuộc họp để hoà giải đối với đơn khiếu nại của
ông Trần Văn Bồng, với kết quả là: Ông Nguyễn Văn Ang được giữ nguyên diện
tích 2.170 m
2
.
Sau khi được Uỷ ban nhân dân xã Liêm Cần giải quyết, ông Bồng không
đồng ý, ngày 28/7/2002, ông có đơn kiện gửi Toà án nhân dân huyện Thanh Liêm
đề nghị giải quyết.
Vụ tranh chấp đất đai giữa ông Bồng và ông Ang hoà giải không thành, Toà
án nhân dân huyện Thanh Liêm đưa ra xét xử.
Ngày 27/12/2003, Toà án nhân dân huyện Thanh Liêm đưa vụ kiện ra xét xử
và có bản án số 54/DS-ST buộc ông Nguyễn Văn Ang phải trả lại cho ông Trần
Văn Bồng diện tích lấn chiếm là 391,78 m
2
, lô đất có chiều ngang 3,8 m, chiều dài
103,1 m (đã trừ lộ giới QL14). Còn ông Bồng phải thanh toán cho ông Ang
4.270.000 đồng tiền trị giá cây ăn trái và tài sản khác trên đất lấn chiếm.
4
Nhận được bản án của Toà án nhân dân huyện Thanh Liêm cả ông Ang và
ông Bồng đều có đơn kháng cáo.
- Ngày 22/4/2004, Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam xét xử phúc thẩm vụ kiện
tranh chấp đất đai giữa ông Bồng và ông Ang và có bản án số 11/DS-PT buộc ông
Nguyễn Văn Ang phải trả lại chô ông Trần Văn Bồng diện tích đất lấn chiếm là
736,60 m
2
, lô đất có chiều rộng 6,35m, chiều dài 116 m (chưa trừ lộ giới QL 14);
còn ông Bồng phải thanh toán cho ông Ang 3.948.000 đ trị giá cây ăn trái và tài
sản khác trên đất lấn chiếm. Ông Ang không nhất trí với bản án của Toà án nhân
dân tỉnh Hà Nam nên tiếp tục gửi đơn đến Toà án nhân dân tối cao.
- Ngày 06/9/2005, Phòng thi hành án tỉnh Hà Nam tổ chức cưỡng chế buộc
ông Ang giao đất lấn chiếm cho ông Bồng theo bản án phúc thẩm số 11/DS-PT
ngày 22/4/2004 của TAND tỉnh Hà Nam.
- Ngày 01/4/2006, Toà án Nhân dân tối cao có văn bản số 38/DS về việc
kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 11/DS-PT ngày 22/4/2004 của TAND tỉnh
Hà Nam.
- Ngày 27/6/2006, TAND tối cao có quyết định giám đốc thẩm số 192 với
nội dung:
+ Huỷ bản án sơ thẩm số 54/DS-ST ngày 27/12/2003 của TAND huyện
Thanh Liêm và bản án phúc thẩm số 11/DS-PT ngày 22/4/2004 của TAND tỉnh Hà
Nam.
+ Đình chỉ việc giải quyết vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Trần
Văn Bồng và ông Nguyễn Văn Ang và chuyển hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân huyện
Thanh Liêm để giải quyết theo thẩm quyền.
- Ngày 03/4/2008, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Liêm ban hành quyết định
số 273/QĐ-UB V/v giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông Trần Văn Bồng và ông
Nguyễn Văn Ang ở thôn 2, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam với nội
dung:
+ Gia đình ông Nguyễn Văn Ang phải giao lại cho gia đình ông Trần Văn
Bồng diện tích đất lấn chiếm là 365 m
2
(đã trừ lộ giới QL14), lô đất có vị trí, kích
thước tứ cận như sau:
• Phía Đông giáp đất ông Ang đang sử dụng, kích thước 102 m.
• Phía Tây giáp đất ông Bồng đang sử dụng, kích thước 102 m.
• Phía Nam giáp đất HTX Đồng Tiến, kích thước 3,5 m.
• Phía Bắc giáp đường Quốc lộ 14, kích thước 3,67 m.
5
Sau khi nhận được quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Liêm, cả
ông Ang và ông Bồng đều không đồng ý và có đơn khiếu nại quyết định giải quyết
trên.
- Căn cứ theo Luật khiếu nại, tố cáo, ngày 09/8/2008, Uỷ ban nhân dân
huyện Thanh Liêm ban hành quyết định số 673/QĐ-UB V/v giải quyết khiếu nại
của ông Nguyễn Văn Ang ở thôn 2, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm với nội dung
không công nhận việc khiếu nại của ông Ang và ông Bồng, đồng thời giữ nguyên
quyết định 273/QĐ-UB ngày 03/9/2008 của UBND huyện Thanh Liêm.
Với kết quả giải quyết này ông Nguyễn Văn Ang không đồng ý và tiếp tục
gửi đơn khiếu nại đến UBND tỉnh Hà Nam. Hiện nay đang chờ kết quả giải quyết
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam.
2. Phân tích tình huống
2.1. Nguyên nhân:
- Về lịch sử: Trước năm 1975, Miền Bắc nước ta đã giải phóng, tiến lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà nước cũng đã tiến hành cải cách ruộng đất vào năm
1953. Đời sống rất khó khăn, chủ yếu là làm nông nghiệp, đất đai có giá trị thấp.
Cùng với điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, giá trị đất đai cũng tăng theo, đây
cũng là một trong những yếu tố làm nảy sinh vấn đề tranh chấp đất đai.
- Về ý thức chấp hành pháp luật của công dân: Bên cạnh các quyền được nhà
nước qui định, thì công dân cũng có các nghĩa vụ, trong đó có việc tuân thủ pháp
luật. Việc đổi đất giữa hai bên là tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu cần thiết và tình
cảm giữa hai người. Trong giấy đổi đất không ghi rõ vị trí lô đất và đo đạc đúng
diện tích, thời hạn đổi đất là bao lâu…Hai mươi một năm sau, khi cảm thấy việc
đổi đất bất lợi cho mình thì ông Bồng lại đi kiện ông Ang lấn chiếm đất của mình,
mặc dù thời điểm lúc bây giờ (năm 1998) so với năm 1977 (thời điểm hai bên đổi
đất) thì Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách về đất đai, mà cụ
thể là đã có Luật đất đai. Việc tranh chấp đất đai giữa hai bên làm phát sinh mâu
thuẫn, không những làm mất đi tình cảm tốt đẹp vốn có trước đây giữa hai gia đình
mà còn làm cho chính quyền các cấp tốn nhiều công sức trong quá trình giải quyết
tranh chấp.
- Về ý thức trách nhiệm của cơ quan nhà nước:
+ Đối với Uỷ ban nhân dân xã Liêm Cần:
Việc Uỷ ban nhân dân xã Liêm Cần xác nhận để hai ông Trần Văn Bồng và
ông Nguyễn Văn An đổi đất cho nhau vào thời điểm lúc bấy giờ (năm 1977) là
đúng, nhưng vì thiếu chặt chẽ nên Uỷ ban Nhân dân xã không hướng dẫn cho ông
Bồng và ông An ghi cụ thể vị trí và Bồng tra thực trạng của lô đất. Tuy nhiên, khi
6
có tranh chấp xảy ra, Uỷ ban nhân dân xã Liêm Cần đã tổ chức hoà giải cho 2 bên -
đây là việc làm thể hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai của UBND xã
Liêm Cần.
+ Đối với Toà án nhân dân huyện Thanh Liêm và Toà án nhân dân tỉnh Hà
Nam:
Tại khoản 2, Điều 38 của Luật đất đai hiện hành qui đinh: "Các tranh chấp
về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có giấy chứng nhận của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thì do Uỷ ban nhân dân giải quyết theo qui định "
và tại khoản 3 của điều này qui định: "Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà
người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất đó thì do Toà án giải quyết".
Do vậy, việc Toà án Nhân dân huyện Thanh Liêm và Toà án nhân dân tỉnh Hà
Nam đưa vụ tranh chấp đất đai giữa ông Trần Văn Bồng và ông Nguyễn Văn Ang
ra xét xử là trái qui định của Luật đất đai, dẫn đến hậu quả là Phòng thi hành án đã
tổ chức cưỡng chế thi hành, nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại, Toà án nhân
dân tối cao có kháng nghị và có quyết định giám đốc thẩm huỷ bỏ các bản án sai
trái của Toà án nhân dân huyện Thanh Liêm và Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam.
Việc xét xử trái qui định pháp luật này không những thể hiện sự yếu kém của các
cơ quan xét xử mà còn làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước nói
chung và cơ quan tư pháp nói riêng.
+ Đối với Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Liêm:
Toà án nhân dân tối cao có Quyết định số 192 ngày 27/6/2006 huỷ án sơ
thẩm số 54/DS-ST ngày 27/12/2003 của Toà án nhân huyện Thanh Liêm và bản
án phúc thẩm số 11/DS-PT ngày 22/4/2004 của Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam,
đồng thời đình chỉ việc giải quyết tranh chấp đất giữa ông Ang và ông Bồng,
chuyển hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Liêm giải quyết theo thẩm quyền.
Như vậy, từ ngày Toà án nhân dân tối cao có quyết định giao cho Uỷ ban nhân dân
huyện Thanh Liêm giải quyết đến khi Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Liêm ra
quyết định số 273/QĐ-UB ngày 03/4/2008 là gần 2 năm, như vậy theo Luật khiếu
nại, tố cáo
thì Uỷ ban Nhân dân huyện Thanh Liêm chưa thực hiện đúng qui định
việc giải quyết khiếu nại của công dân.
Trên cơ sở đề xuất của Phòng địa chính, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh
Liêm đã ra quyết định 273/QĐ-UB ngày 03/4/2008 với nội dung như sau: Buộc gia
đình ông Nguyễn Văn Ang phải giao lại cho gia đình ông Trần Văn Bồng diện
tích đất không thuộc diện tích đã trao đổi với gia đình ông Bồng từ năm 1977 là
365m
2.
.
7
Sau khi có Quyết định trên, cả 2 ông Ang và Bồng tiếp tục khiếu nại, Uỷ ban
nhân dân huyện Thanh Liêm đã giao cho Thanh tra huyện xác minh lại vụ việc với
kết quả như sau: Theo kết quả đo đạc của Phòng địa chính huyện Thanh Liêm năm
2006 thì lô đất của ông Nguyễn Văn Ang có diện tích 2253 m
2
, và ông Trần Văn
Bồng là 6185 m
2
(vì đã nhượng lại cho bà Cao Thị Phú nên chỉ còn 6185m2) các
ông đã sử dụng ổn định từ tháng 3/1977 và đến năm 1991 ông Bồng khiếu nại ông
Ang lấn chiếm đất.
Năm 1987 ông Ang đăng ký vào sổ địa chính xã Liêm Cần theo quy định là:
2170 m
2
gồm đất thổ cư 500 m
2
, đất màu 1670 m
2
; thực tế sử dụng là 2253 m
2
,
vượt so với giấy đổi đất là 410 m
2
, vượt so với diện tích đã đăng ký là 83 m
2
, trên
lô đất ông Nguyễn Văn Ang đã đào 1 giếng nước và làm 1 ngôi nhà gỗ. Còn ông
Bồng đăng ký diện tích đất sử dụng là 5.500 m
2
, gồm đất thổ cư 1000 m
2
, đất cây
công nghiệp 3.500 m
2
, đất trồng cây ăn quả 1000 m
2
; thực tế sử dụng là 6185 m
2
,
vượt so với diện tích đăng ký là 685m
2
.
Căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo và dựa trên cơ sở kết quả xác minh của Thanh
tra huyện Thanh Liêm, ngày 09/8/2008, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Liêm đã
ban hành quyết định số 673/QĐ-UB V/v giải quyết đơn khiếu nại của ông Nguyễn
Văn Ang với nội dung không công nhận đơn khiếu nại của ông Nguyễn Văn Ang
và giữ nguyên quyết định 273/QĐ-UB ngày 03/4/2008 của Uỷ ban nhân dân huyện
Thanh Liêm.
Từ kết quả trên cho thấy Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Liêm đã tiến hành
các thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông Nguyễn Văn Ang và ông Trần
Văn Bồng theo đúng trình tự của pháp luật. Tuy nhiên, một tồn tại đáng nói ở đây
là việc quản lý đất đai của chính quyền thành phố còn thiếu chặt chẽ, việc kê khai
đất của công dân nói chung và 2 hộ ông Ang và Bồng nói riêng không đúng với
thực tế sử dụng, dẫn đến thất thoát tài sản của nhà nước, nhất là việc nộp các khảon
thuế có liên quan đến đất đai, đồng thời việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp
luật cho công dân cũng chưa được quan tâm đúng mức, do vậy, người dân thiếu
hiểu biết về pháp luật, nảy sinh tiêu cực trong xã hội.
2.2. Hậu quả
Qua phân tích nguyên nhân ở phần trên cho thấy những hậu quả có thể xảy
ra như sau:
- Sự mất uy tín của các cơ quan Nhà nước và cán bộ công chức, làm giảm
sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
- Mâu thuẫn giữa các cá nhân tranh chấp đất với nhau, làm giảm sức mạnh
khối đại đoàn kết toàn dân, làm mất ổn định an ninh trật tự xã hội.
8
- Lãng phí thời gian, công sức của Nhà nước, công dân.
- Sự giảm sút pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Gây thiệt hại về kinh tế.
9
Phần II: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu xử lý tình huống
Việc tranh chấp đất đai giữa ông Trần Văn Bồng và ông Nguyễn Văn Ang ở
thôn 2, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm đã diễn ra từ năm 1998, tính đến nay đã
13 năm và đã được giải quyết nhiều lần bởi nhiều cơ quan khác nhau, nhưng chưa
dứt điểm, đúng qui định pháp luật, do vậy các đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 khẳng định:
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Mọi công dân đều bình
đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Do vậy,
việc giải quyết đất đai giữa ông Nguyễn Văn Ang và ông Trần Văn Bồng của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà cụ thể ở thời điểm này là Uỷ ban nhân dân
tỉnh Hà Nam cần đảm bảo mục tiêu sau:
- Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân theo đúng qui định của
pháp luật;
- Việc giải quyết vừa có tình, vừa có lý; đồng thời cũng cần quan tâm đến
yếu tố lịch sử của nước nhà;
- Giữ vững kỷ cương, trật tự quản lý nhà nước về đất đai;
- Đảm bảo cho công dân phải có đất sản xuất, ổn định đời sống.
2. Xây dựng phương án.
Căn cứ Luật đất đai năm 1993 được sửa đổi, bổ sung năm 1998, năm 2001
và năm 2003, Luật khiếu nại, tố cáo của công dân và kết quả Bồng tra, xác minh
của Thanh tra huyện Thanh Liêm. Đồng thời, dựa trên nguyên nhân, hậu quả đã
phân tích và mục tiêu xử lý tình huống ở phần trên, xin đưa ra 2 phương án giải
quyết như sau:
a. Phương án 1:
Thu hồi 353m
2
đất ông Nguyễn Văn Ang đang sử dụng ngoài diện tích
1.900m
2
đổi của ông Trần Văn Bồng để trả lại cho ông Bồng.
+ Cơ sở để đưa ra phương án 1: Qua kết quả kiểm tra của Thanh tra huyện
Thanh Liêm thì tổng diện tích đất có nguồn gốc từ lô đất của ông Trần Văn Bồng
(gồm đất của ông Bồng đang sử dụng, đất trao đổi với ông Nguyễn Văn Ang, đất
ông Bồng nhượng lại cho bà Cao Thị Phú) là tương đương với diện tích thể hiện
trong hồ sơ gốc của ông Trần Văn Bồng.
10
- Việc đổi đất giữa ông Bồng và ông Nguyễn Văn An (nay con ông là
Nguyễn Văn Ang sử dụng) năm 1977 là không chặt chẽ, rõ ràng; không xác định
ranh giới cụ thể mà chỉ nói diện tích đất trao đổi cho nhau. Mặt khác, theo ông
Bồng thì khi đổi đất hai bên có nói “làm sao đủ một sào chín là được”.
Từ cơ sở trên, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của hai bên gia đình, đề nghị
Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định xác định ranh giới sử dụng đất giữa ông
Nguyễn Văn Ang và ông Trần Văn Bồng dựa trên cơ sở công nhận diện tích đất đã
trao đổi cho nhau (1.900m
2
) và thu hồi 353m
2
đất ông Ang đang sử dụng ngoài
diện tích trao đổi trả lại cho ông Bồng.
+ Nội dung thực hiện phương án 1: Căn cứ theo Luật khiếu nại tố cáo và
Luật đất đai hiện hành; Uỷ ban nhân tỉnh Hà Nam ban hành quyết định giải quyết
khiếu nại của ông Nguyễn Văn Ang với nội dung như sau:
- Phân định ranh giới sử dụng đất giữa 2 bên trên cơ sở công nhận diện tích
đất trao đổi cho nhau.
- Buộc ông Trần Văn Bồng trả lại cho ông Nguyễn Văn Ang diện tích đất
383,6m
2
(736,6 m
2
đất đã thi hành án và 353 m
2
dư ra khi đổi đất).
- Giao cho phòng Tài chính - Vật giá và Uỷ ban nhân dân huyện Thanh
Liêm tổ chức định giá vườn cây trên diện tích đất của ông Ang. Trên cơ sở định
giá của các cơ quan, ông Bồng phải trả cho ông Ang khoảng tiền này.
+ Mặt mạnh của phương án 1: Đem lại lợi ích cho ông Bồng vì sự thiếu chặt
chẽ trong quá trình đổi đất, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho ông Ang.
+ Mặt hạn chế của phương án 1: Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định
không cao.
b. Phương án 2:
Giữ nguyên hiện trạng đất như trước khi xảy ra tranh chấp.
+ Cơ sở để đưa ra phương án:
- Lô đất có diện tích 11.960 m
2
ở tại thôn 2 xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm
do ông Trần Văn Bồng mua lại của ông Văn Tộ và ông Nguyễn Hiệp. Từ tháng
3/1977 trở về trước (thời gian trước khi đổi đất) lô đất nói trên là thuộc quyền quản
lý, sử dụng của ông Trần Văn Bồng.
- Ngày 24/3/1977 ông Trần Văn Bồng và ông Nguyễn Văn An (bố đẻ của
ông Nguyễn Văn Ang) đổi đất cho nhau. Do giấy đổi đất lập ngày 24/3/1977 ghi
diện tích đổi đất 1,9 sào và khi bàn giao đất ngoài thực địa ông Bồng và ông
Nguyễn Văn Ang không xác định cụ thể ranh giới lô đất, nên diện tích đất thực tế
sẽ không khớp với diện tích ghi trong giấy đổi đất. Đây là nguyên nhân dẫn đến
11
tranh chấp đất đai giữa ông Nguyễn Văn Ang và ông Trần Văn Bồng, trách nhiệm
này là thuộc ông Bồng và ông Nguyễn Văn An lúc đổi đất cho nhau.
Sau khi đổi đất ông Nguyễn Văn An đã cho con trai ông là Nguyễn Văn
Ang lô đất này, ông Ang đã làm nhà ở và đào 1 giếng nước từ năm 1977 (vị trí
giếng nước sát ranh giới giữa 2 lô đất của ông Nguyễn Văn Ang và ông Trần Văn
Bồng) và ở ổn định đến năm 1998 thì phát sinh khiếu kiện (tức là sau 12 năm).
Đồng thời, tháng 8/1977 gia đình ông Nguyễn Văn Ang đã đăng ký kê khai lô đất
này với Uỷ ban nhân dân xã Liêm Cần. Do vây, lô đất có diện tích là 2.320 m2
(diện tích đất ông Nguyễn Văn Ang sử dụng trước khi thi hành án) là thuộc quyền
quản lý, sử dụng của ông Nguyễn Văn Ang.
Theo Điều 2 của Luật đất đai hiện hành thì người sử dụng đất ổn định, được
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận thì được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhà nước không thừa nhận
việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính
sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Từ những cơ sở trên đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành giải
quyết khiếu nại giữ nguyên hiện trạng đất như trước khi xảy ra tranh chấp.
+ Nội dung giải quyết của phương án 2: căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo và
Luật đất đai hiện hành; Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành quyết định với nội
dung như sau:
- Công nhận nội dung khiếu nại của ông Nguyễn Văn Ang ở tại thôn 2, xã
Liêm Cần, huyện Thanh Liêm đối với quyết định 273/QĐ-UB ngày 03/4/2008 và
quyết định 673/QĐ-UB ngày 09/8/2008 của Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Liêm
về giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình ông với gia đình ông Trần Văn Bồng.
- Yêu cầu gia đình ông Trần Văn Bồng trả lại cho gia đình ông Nguyễn Văn
Ang lô đất có diện tích 736,6 m2, phần đất đã thi hành án năm 2005 (tức là giữ
nguyên hiện trạng trước khi xảy ra tranh chấp).
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết của Uỷ
ban nhân dân tỉnh, gia đình ông Trần Văn Bồng phải thực hiện việc giao đất nói
trên, nếu không thực hiện thì giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Thanh
Liêm tổ chức cưỡng chế thi hành theo qui định của pháp luật.
+ Điểm mạnh của phương án 2:
- Đảm bảo kỷ cương, trật tự quản lý nhà nước về đất đai.
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng, công bằng của các bên.
- Quyết định đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý.
12
+ Mặt tồn tại của phương án:
- Có khả năng phát sinh khiếu nại của gia đình ông Trần Văn Bồng.
3. Lựa chọn phương án:
Trong 2 phương án đưa ra, mỗi phương án đều có ưu và nhược điểm của nó.
Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì phương án 2 là phương án tối ưu nhất vì
phương án này đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thể hiện sự công
bằng, dân chủ, hiệu quả của pháp chế xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang nỗ lực
thực hiện.
4. Tổ chức thực hiện phương án:
Để thực hiện quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam theo phương án
tối ưu đã lựa chọn (phương án 2) có hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan có liên quan, cụ thể:
- Uỷ ban nhân dân Huyện Thanh Liêm và Uỷ ban nhân dân xã Liêm Cần
phối hợp động viên gia đình ông Trần Văn Bồng tự nguyện thi hành quyết định
giải quyết của UBND tỉnh Hà Nam để giao lại diện tích đất 736,6 m
2
cho gia đình
ông Nguyễn Văn Ang.
- Nếu như gia đình ông Bồng không tự nguyện thi hành thì Uỷ ban nhân dân
huyện Thanh Liêm có biện pháp tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định.
- Giao cho Thanh tra tỉnh kiểm tra, đôn đốc việc thi hành quyết định.
13
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trong mấy năm gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai
có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp, đặc biệt nhiều nơi đã trở
thành điểm “nóng”. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng
định: Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân; việc tổ
chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm của thủ trưởng
các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Do vậy, quản lý tốt về đất đai
và giải quyết kịp thời, hiệu quả các khiếu nại phát sinh của công dân là việc làm
có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm phát huy dân chủ, nâng cao lòng tin của nhân
dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, đạt được mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh".
2. Kiến nghị:
- Luật đất đai năm 1993 mặc dù đã qua 3 lần sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn
chưa đủ hành lang pháp lý để giải quyết nhiều vấn đề bức xúc, vướng mắc trong
công tác quản lý và sử dụng đất. Đặc biệt, chưa kịp thời thể chế hoá chủ trương,
chính sách lớn rất quan trọng về đất đai của Đảng và nhìn chung chưa đáp ứng yêu
cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, các
văn bản qui phạm pháp luật đất đai ban hành, sửa đổi nhiều lần, vừa thiếu đồng bộ,
vừa có mặt chồng chéo, mâu thuẫn và làm cho việc thi hành có nhiều lúng túng và
trong nhiều trường hợp thiếu sự thống nhất. Để khắc phục những nhược điểm, bất
cập trong hệ thống pháp luật đất đai hiện hành, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần đổi một cách toàn diện Luật đất đai năm
1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai năm 1998 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001, năm 2003 (Hiện nay Luật đất đai
đã được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2004, Chính phủ đã có
Nghị định 181 hướng dẫn thi hành). Đồng thời đòi hỏi phải tổ chức thực hiện
nghiêm túc những quy định của Luật và Nghị định đã ban hành.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho
công dân, đặc biệt chú trọng đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
- Đổi mới và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất
đai, nhất là đội ngũ cán bộ ở cấp huyện và xã.
14
- Quy định cụ thể các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai, bảo đảm
quản lý chặt chẽ, làm rõ trách nhiệm của người quản lý, tránh phiền hà cho người
sử dụng đất; đồng thời đẩy mạnh công tác cấp quyền sử dụng đất cho dân.
- Giải quyết kịp thời và có hiệu quả các vụ việc phát sinh trong quá trình
quản lý và sử dụng đất; đồng thời có biện pháp ngăn chặn tình trạng đầu cơ đất đai
tạo cơn sốt giả tạo gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Đổi mới cách giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại của công dân về đất
đai theo hướng đưa hệ thống Toà án nhân dân nhập cuộc, giảm bớt áp lực lên bộ
máy hành chính nhà nước.
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp năm 1992 và Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
2. Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai
năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001.
3. Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004.
4. Luật tổ chức HĐND và UBND.
5. Quyết định 132/2002/QĐ-TTg ngày 08/10/2002 của Thủ tướng Chính
phủ.
Một số tài liệu khác….
16