BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA NGOẠI NGỮ SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
**************
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU NHU CẦU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP
CỦA HỌC SINH THPT DĨ AN, BÌNH DƯƠNG NĂM HỌC 2015-2016
GVHD: NGUYỄN THANH BÌNH
SVTH: NGUYỄN THỊ LỆ QUỲNH
MSSV: 13132317
LỚP: DH13SP
Bình Dương, tháng 2, năm 2016
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
2
Danh sách các chữ viết tắt
3
Danh sách các biểu đồ
3
Danh sách các bảng thống kê số liệu
3
Chương I: Giới thiệu
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Lí do chọn đề tài.
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
4
5
5
5
5
6
Chương II: Cơ sở lý luận
1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2. Những nghiên cứu về nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh
3. Một số cơ sở lý luận có liên quan
6
6
7
Chương III: Phương pháp nghiên cứu
1. Nghiên cứu lý luận
2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
12
12
Chương IV: Kết quả và thảo luận.
1.
2.
3.
4.
Thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT
Thực trạng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trên địa bàn
Mức độ nhận thức của học sinh THPT với nghề nghiệp
Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác hướng nghiệp
13
18
20
26
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
31
32
33
Lời cảm ơn
Tôi xin cảm ơn đến trường THPT Dĩ An, các em học sinh trường THPT Dĩ An đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Nguyễn Thanh Bình là giáo viên đã giảng
dạy và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá rình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, tôi
mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo và bạn bè.
Bình Dương, tháng 2 năm 2016
Nguyễn Thị Lệ Quỳnh
Danh sách các chữ viết tắt:
GDHN
THPT
HN
HSSV
Giáo dục hướng nghiệp
Trung học phổ thông
Hướng nghiệp
Học sinh sinh viên
Danh sách các bảng
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Bảng 1: Dự định của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT.
Bảng 2: Thái độ của học sinh đối với các môn học.
Bảng 3: Thực trạng tham gia tư vấn hướng nghiệp của học sinh.
Bảng 4: Khảo sát sự chủ động tìm hiểu thị trường lao động.
Bảng 5: Nguồn tư vấn về thị trường lao động mà các em thường tìm đến.
Bảng 6: Khảo sát về nhận thức nghề của học sinh.
Bảng 7: Nội dung mà học sinh cần tư vấn.
Dánh sách các biểu đồ:
1.
2.
3.
4.
5.
Biểu đồ thái độ của học sinh đối với các môn học.
Biểu đồ thực trạng tham gia tư vấn hướng nghiệp của học sinh.
Biểu đồ khảo sát sự chủ động tìm hiểu thị trường lao động của học sinh.
Biểu đồ khảo sát về nhận thức nghề chủa học sinh.
Biểu đò về mức độ quan tâm của học sinh đến hướng nghiệp
Chương I: Giới thiệu
1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay nước ta đang bước sang quá trình “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” với sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật đòi hỏi chúng ta phải có nguồn nhân lực
chất lượng cao đủ đáp ứng cho sự nghiệp “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của đất
nước. Nguồn nhân lựa ấy ở đâu ra và ta phải làm gì để có nguồn nhân lực có chất
lượng cao đó.
Ông cha ta có câu: “ Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh “, hay “Một nghề thì sống,
đống nghề thì chết”, những câu nói đó đã thể hiện rất rõ tầm quan trọng của việc chọn
nghề, rèn luyện kỹ năng nghề, nghệ thuật hoá nghề, tinh thông nghề. Tất cả những thứ
đó chỉ có được khi chúng ta chọn đúng nghề, đúng sở thích đúng mảnh đất- nơi màu
mỡ để chúng ta vùng vẫy, sáng tạo, sáng tạo với đúng nghĩa của nó. Thật đau đớn và
bất công khi một người đam mê nghệ thuật mà phải làm IT, điện, điện tử, lỗi đó tại ai?
Ta không thể thể đổ lỗi cho nhà trường mà chir trách cho việc hướng nghiệp cho các
em chưa tốt. Để tránh việc đó xảy ra, ta cần quan tâm đến công tác hướng nghiệp cho
các em. Thông qua hướng nghiệp phải hình thành cho các em những kỹ năng tối thiểu
về nghề. Nhà trường không chỉ là trung tâm văn hoá giáo dục mà phải là trung tâm
thông tin, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cao.
Để làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh trong những năm qua Đảng và nhà
nước ta đã luôn quan tâm đến yêu cầu và mục đích của việc giáo dục hướng nghiệp.
Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục phổ thông là giúp học sinh “có
những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có khả năng phát huy
năng lực cá nhân hoặc để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng,
trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Với tầm quan trọng như vậy,
tháng 10 năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 9971/BGD&ĐTHSSV nhấn mạnh nội dung tư vấn hướng vào “hướng nghiệp, chọn nghề và thông tin
tuyển sinh”. Chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đề ra các giải pháp
phát triển giáo dục, trong đó chú trọng đến việc phát triển đội ngũ giáo viên làm công
tác tư vấn hướng nghiệp: “Đảm bảo từng bước có đủ giáo viên thực hiện giáo dục
toàn diện… giáo viên tư vấn học đường và hướng nghiệp…”.
Năm 1979, Nghị quyết 14 của Bộ chính trị ban chấp hành trung ương khoá IV về
việc cải cách giáo dục đã khẳng định hướng nghiêp là một bộ phận gắn bó khăng khít
với giáo dục đào tạo. Văn kiện đại hội IX lại nhấn mạnh: “ Coi trọng công tác hướng
nghiệp và phân luồng học sinh sau trung hoc, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao
động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng
địa phương (17,tr109). Văn kiện đại hội X cũng nêu lên: “Hoàn chỉnh và lâu dài hệ
thống giáo dục quốc dân, chú trọng phân luồng đào tạo sau THCS, bảo đảm liên thông
giữa các cấp đào tạo”.
Để giúp học sinh lựa chọn đúng ngành học phù hợp với năng lực, sở thích và điều
kiện cá nhân, thì công tác tư vấn hướng nghiệp là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, hoạt
động tư vấn và giáo dục hướng nghiệp hiện nay còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được
nhu cầu của học sinh. Trong phạm vi cả nước, đã có các phòng tư vấn hoặc trung tâm
tư vấn hướng nghiệp nhưng hoạt động mang tính tự phát với nội dung tư vấn và cách
thức hoạt động khác nhau, chưa có sự thống nhất cho các trường phổ thông.
Muốn làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT, chúng ta cần
nghiên cứu, tìm hiểu những nhu cầu, mong muốn của học sinh, để từ đó tổ chức các
hoạt động tư vấn có nội dung, hình thức và thời điểm phù hợp nhằm giúp các em lựa
chọn được một nghề đúng với bản thân, góp phần vào việc phân luồng học sinh sau
THPT. Do đó, tôi thấy cần thiết thực hiện đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng
nghiệp của học sinh trung học phổ thông Dĩ An, Bình Dương năm học 20015-2016 ”
nhằm giúp cho công tác này đạt hiệu quả tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục phổ thông và phân luồng học sinh sau THPT.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng nội dung tư vấn hướng nghiệp, mức độ biểu
hiện nhu cầu về những nội dung này ở học sinh THPT đặc biệt là học sinh lớp 12 để
đưa ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu của công tác tư vấn hướng nghiệp cho các em.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Biểu hiện và mức độ nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tiến hành trên 200 học sinh trường THPT Dĩ An, Bình Dương học kì I năm học
2015-2016.
5. Giả thuyết nghiên cứu.
Học sinh bậc trung học phổ thông có nhu cầu cao về tư vấn hướng nghiệp.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nhằm thu thập các nghiên cứu và tài liệu liên quan
đến hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.
Phương pháp điều tra bảng hỏi: nhằm thu thập thông tin liên quan đến nhu cầu tư
vấn hướng nghiệp của học sinh ở các trường THPT về nội dung, cách thức, thời gian
tiến hành hoạt động tư vấn hướng nghiệp.
Trong phương pháp điều tra bảng hỏi sử dụng phỏng vấn sâu: Thực hiện đối với
một số học sinh nhằm hiểu rõ hơn về nhu cầu tư vấn của các em học sinh.
Chương II: Cơ sở lý luận.
1, Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Tư vấn hướng nghiệp đang phát triển khá mạnh trong hệ thống giáo dục đương đại
của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây được xem như là một công cụ hữu
hiệu mang tính chiến lược nhằm đảm bảo chất lược giáo dục và nhằm tạo ra sự phù
hợp giữa hoạt động trong nhà trường và nhu cầu của thị trường lao động ngoài xã hội
nhằm tăng cường chức năng xã hội của các cơ sở giáo dục trong bối cảnh hội nhập thế
giới. Đồng thời, tư vấn hướng nghiệp được coi là điều kiện không thể thiếu trong việc
lựa chọn và phát triển đúng đắn thế hệ trẻ.
2. Những nghiên cứu về nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh.
Ở Mỹ, hiện nay đã kết hợp chặt chẽ tư vấn nghề với chương trình công nghệ và dạy
nghề, họ cũng đã đưa môn “ hướng dẫn chọn nghề” vào trong chương trình học. Từ
bậc trung học đến đại học đều có những cố vấn tâm lý làm ệc trong trường. Công
việc của họ là chỉ cho học sinh thấy nên học theo chương trình nào theo nhu cầu
nguyện vọng của học sinh đó bắt đầu từ lớp 9.
Ở Việt Nam, nhu cầu tư vấn hướng nghiệp được nhiều tác giả nghiên cứu như
Nguyễn Viết Sự, Hà Thị Đưc, Lưu Xuân Mới, các tác giả này đề cập đến nội dung tư
vấn hướng nghiệp còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu tư vấn của học sinh
THPT, những người làm công tác hướng nghiệp tuy nhận thức rất rõ tầm quan trọng
và cần thiết của công tác hướng nghiệp nhưng ho lại thiếu thông tin và điều kiện cần
thiết để làm tốt. Bên cạnh đó, các tác giả cũng nói đến những nhân tố ảnh hưởng đến
việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh phần lớn là do cá nhân học sinh quyết định
(46%), ít chịu sự ảnh hưởng của gia đình và giáo viên.
Các nghiên cứu về lĩnh vự hướng nghiệp, theo danh mục đề tài luận văn thạc sĩ của
trường đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM có những nghiên cứu sau:
-
Nguyễn Toàn, “ hiện trạng và định hướng công tác tư vấn cho học sinh tại trung
tâm kỹ thuật hướng nghiệp dạy nghề Tp.HCM năm 1997”
Nguyễn Thị Bạch Phượng, “Nghiên cứu hướng chọn nghề của học sinh THPT
năm”, năm 1998
Phạm Đức Khiêm, “Nghiên cứu về định hướng nghề nghiêp học sinh THPT nhằm
phân luồng học sinh vào các trường THCN tại tp.HCM năm 2005”
Phạm Hồng Thắng, “Khảo sát thực trạng và đề xuất hoạt động hướng nghiệp của
học sinh THPT tại tỉnh Gia Lai”, năm 2008
Trong nghiên cứu của Lê Khắc Thìn về vấn đề “ Tìm hiểu thực trạng lựa chọn nghề
nghiệp của học sinh lớp 12 và công tác hướng nghiệp ở trường THPT” cũng đã nhấn
mạnh đến nguyện vọng chọn nghề của học sinh. Sự định hướng nghề nghiệp của học
sinh phát triển theo xu thế phát triển của xã hội.
Tác giả Nguyễn Ngọc Minh trong nghiên cứu “ Nhận thức của Giáo viên về việc tư
vấn hướng nghiệp trong trường THPT” đã nêu lên thực trạng là tư vấn hướng nghiệp
chủ yếu là các thầy cô giảng dạy kiem nhiệm them công tác này cho nên quá trình
chuẩn bị thông tin còn mang tính tự phát, chưa có hệ thống. tác giả còn nói lên
nguyện vọng của học sinh là gần 100% học sinh mng muốn có ban chuyên trách tư
vấn hướng nghiệp chuyên trách trong nhà trường.
Kết quả của cấc công trình nghiên cứu trên chính là cơ sở cho các công trình tiếp
theo, đồng thời cũng là cơ sở giúp tôi giải quyết nhiệm vụ do đề tài đặt ra.
3. Một số cơ sở lý luận khác có liên quan.
3.1 Ý nghĩa của chọn nghề phù hợp.
Là cơ sở để phát triển và thành đạt trong nghề, nghĩa là sẽ có hứng thú, niềm vi, đâm
mê khi làm việc, từ đó sẽ có sáng tạo và thành công.
Là để có khả năng đáp ứng cao nhất yêu cầu của nghề nghiệp, từ đố dễ đạt được
thành công.
Là để đi đúng xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu xã hội có nhiều cơ hội phát triển và
thành công.
Là để không rơi vào tình trạng không kiếm tìm được niềm vui và hứng thú trong
công việc, phải từ bỏ và chuyển đổi nghề rất tón kém và mất thời gian.
3.2 Thế nào là chọn nghề phù hợp.
Là phù hợp với sở trường, xu hướng nghề nghệp của bản thân.
Là phù hợp với năng lực nghề ( tính cách) của bản thân.
Là phù hợp với nhu cầu xã hội.
3.3 Nhu cầu.
Định nghĩa: Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu khách quan của của mỗi con người trong
điều kiện nhất định cảm thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển. Nhu cầu tích
cực con người hoạt động nhằm tạo nên những điều kiện, những phương tiện tương
ứng để thoả mãn những đòi hỏi của mình. Nếu nhu cầu của con người được thoả mãn
đầy đủ sẽ tạo ra điều kiện cần thiết cho nhân cách phát triển toàn diện và làm phát
triển toàn bộ xã hội.
Nói một cách cụ thể nhu cầu là thuộc tính cơ bản của cá nhân. Nó có tác dụng xác
định xu hướng cá nhân, xác định thái đọ o của người đó đối với việc hiện thực và
trách nhiệm của cá nhân, xét đến cùng nó xác định lối sống và hoctj độngc ủa cá
nhân.
Theo từ điển tâm lý học “ nhu cầu là một trạng thái của cá nhân do cá nhân đó tạo ra
do cá nhân đó thiếu những đối tượng cần cho sự tồn tại và phát triển và là nguồn gốc
của cá nhân đó”.
Theo A.G Covaliop nhu cầu là sự càn thiết mà con người cảm thấy cần thoả mãn
của những điều kiện nhất định của sự sống và sự phát triển.
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn, khía niệm nhu cầu được phát triển như sau: “ Nhu
cầu là sự đời hỏi tất yếu mà con người cảm thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát
triển”.
Trong đề tài này, tôi định nghĩa “ nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người cảm
thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển.”
3.4 Hướng nghiệp.
Hướng nghiệp là những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lí học, y học và nhiều khoa
học khác để giúp đỡ học sinh phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thoả mãn tối đa
nguyện vọng, thích hợp với những năng lực sở trường và điều kiện tâm lý cá nhân
nhằm mục đích phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nhất lực lượng dự trũ có sẵn
của đất nước.
Hướng nghiệp là sự kết nối hài hoà giữa hu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội, đặt
nhiệm vụ đào tạo con người lên hàng đầu đồng thời luôn đảm bảo tính cá thể trong tự
do của mỗi nhân cách. Mặt khác hướng nghiêp cũng đề cập tới tính phức tạp của công
tác hướng nghiệp, đòi hỏi phải có sự tham gia đồng bộ của nhiều bộ phận xã hội.
nhằm sử dụng hợp lí nguồn lực của đất nước.
Nói một cách cụ thể hướng nghiệp chính là quá trình hướng dẫn chọn nghề, là quá
trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào lao động sản xuất. Đây là hệ thống các biện
pháp tác động của gia đình nhà trường và xã hội cùng phối hợp thực hiện, trong đó
nhà trường nắm giữ vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào
lao động ở các ngành nghề tại những nơi mà xã hội đang cần, đồng thời cũng phù hợp
với sở thích và năng lực cá nhân củ mỗi người.
Tư vấn hướng nghiệp
Khoản 1, điều 20 Bộ luật Lao động của nước ta đã ghi “Mọi người có quyền tự do
chọn nghề và học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình”. Vì thế mỗi thanh
thiếu niên có quyền lựa chọn con đường vào đời, vào nghề một cách tự 19 nguyện tự
giác mà xã hội dành cho mình. Đại đa số học sinh phổ thông sau trung học của chúng
ta không đánh giá được năng lực của mình, cũng không biết rõ mình thích nghề gì.
Những câu hỏi: đi đâu ? học trường nào ? làm nghề gì ? sau khi tốt nghiệp THCS,
THPT thường là những phương trình có nhiều ẩn số, là những câu hỏi gay cấn khó
giải đáp nhất. Các em đó đang cần được tư vấn chọn nghề, mặt khác không ít HS đã
bước vào trường chuyên nghiệp mới vỡ lẽ rằng “mình chọn nhầm nghề”.
Theo tác giả Phan Thị Tố Oanh(trang 20): tư vấn hướng nghiệp là biện pháp tâm lý
giáo dục nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh thiếu niên, đối
chiếu năng lực đó với yêu cầu do nghề đặt ra với người lao động, có cân nhắc đến nhu
cầu nhân lực của địa phương, xã hoi, trên cơ sở đó cho những liwf khuyên để chọn
nghề nhằm mục đích giúp cho thanh thiếu niên nhận ra chính mình tạo điều kiện cho
họ có điều kiện phát huy sở trường trong nghề nghiệp trong tương lai.
Theo P.A Savin “ Tư vấn nghề thực hiện chức năng liên kết giúp cho học sinh đối
chếu hứng thú, sở thích của mình với nhu cầu của nền kinh tế quốc dân.
Trong từ điển tâm lý học Đức ( tr55-63): “ Tư vấn nghề là hoạt động giúp cho các ác
nhân đặc biệt là thanh niên trong qua trình định hướng, tìm chọ cũng như thay đổi
nghề”.
Tư vấn hướng nghiệp là định hướng, giúp đỡ cho thanh thiếu niên nhận thức đúng
đắn nghề nghiệp phù hợp với khả năng cũng như nhu cầu của xã hội một cách có căn
cứ khoa học đồng thời loại bỏ những trường hợp thiếu cính chắn khi chọn nghề.
Tóm lại, tư vấn hướng nghiệp là tìm hiểu đặc điểm bản thân( xu hướng nghề, tâm
sinh lý, tính cách, năng khiếu…) đối chiếu với các dặc điểm tính chất của nghề để tìm
sự phù hợp với bản thân, từ đó có cơ sở để lựa chọn nghề phù hợp.
Quá trình tư vấn hướng nghiệp sẽ giúp mỗi người trả lời câu hỏi sau:
- Xu hướng chọn nghề nghiệp của mình lầ gì?
- Bản thân mình có tố chất như thế nào?
- Mình có thể phù hợp với nghề hay nhóm nghề nào?
- Nên chọn những ngành nghề nào?
Tư vấn hướng nghiệp với những công cụ trắc nghiệp khoa học sẽ giúp các em nhận
biết, đánh giá được những đăc điểm của bản thân, tìm cơ sở kiến tạo con đường đi tới
tương lai.
Tuy nhiên, chọn nghề là cả một quá trình lâu dài, cần được bổ sung và hoàn thiện theo
thời gian, cùng với việc tích cực rèn luyện để khắc phục những mặt yếu của bản thân,
nên cần được thực hiện nhiều lần.
- Nhiệm vụ của tư vấn nghề
+ Chẩn đoán những thuộc tính và phẩm chất quan trọng về mặt nghề nghiệp.
+ Đối chiếu cấu trúc tâm lý của nhân cách và của hoạt động nghề nghiệp.
+ Xác định con đường tiếp tục phát triển nhân cách.
- Các kiểu tư vấn nghề
+ Tư vấn thông tin hướng dẫn nhằm giới thiệu với thanh thiếu niên nội
dung nghề mà mình định chọn.
+ Tư vấn chẩn đoán nhằm bộc lộ hứng thú, thiên hướng, năng lực và những
phẩm chất nghề chuyên biệt của con người trên cơ sở nghiên cứu và đo đạc
nhân cách con người một cách toàn diện. Mục đích của tư vấn chẩn đoán là
xác định trong những lĩnh vực hoạt động nào con người có thể lao động thành
công nhất, tức là đem lợi ích tối đa cho xã hội, động thời đưa lại niềm vui và sự hài
lòng cho bản thân người lao động.
+ Tư vấn y học nhằm bộc lộ sự phù hợp giữa trạng thái sức khoẻ của con người
với yêu cầu của nghề mà con người lựa chọn.
+ Tư vấn hiệu chỉnh được tiến hành trong trường hợp ý định nghề nghiệp của
con người không phù hợp với khả năng và năng lực thực tế của họ.
Trong điều kiện nhà trường phổ thông, chẩn đoá n nghề và tư vấn nghề luôn luôn
gắn kêt với nhau, trong đó chẩn đoán nghề là cơ sở để nhà trường lựa chọn nội dung.
Đối tượng tư vấn đề xuất: Nhu cầu, ước muốn, ý định thì chủ thể sẽ cung cấp: những
thông tin liên quan đến nhu cầu, ước muốn, ý định của đối tượng nhằm sơ bộ khẳng
định sự đúng sai đối với nhu cầu của đối tượng, đưa ra những lới khuyên bổ ích cho
đối tượng.
Tư vấn có hai mức độ:
Tư vấn sơ bộ: Cán bộ và giáo viên tư vấn có hiểu biết vầ một số ngành nghề ở một
số trường hoặc địa phương, về nhu cầu nhân lực, về năng lực của cá nhân học sinh, từ
đó cho các em lời khuyên nên học nghề gì và nên học ở đâu. Ở dạng tư vấn này không
đòi hỏi các chuyên gia tư vấn nghề cao, am hiểu lĩnh vực tâm sinh lý.
Tư vấn chuyên sâu: Loại này phức tạp đòi hỏi phải tiến hành trên cơ sở khao học
thật sự, đảm bảo tính chính xác. Ở dạng tư vấn này dồi hỏi pahir có những chuyên gia
tư vấn nghề cao, am hiểu về lĩnh vực tâm sinh lý.
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp giúp các em có cơ sở lựa chọng hướng mình đi,
ngành học phù hợp, tiến tới có nghề nghiệp phù hợp nhất trong tương lai.
3.3 Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh.
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp với tư cách là nhu cầu nhận thức về những thông tin
nghề nghiệp( đặc điểm của nghề, yêu cầu của nghề đối với người lao động, chống chỉ
định trong nghề), hệ thống trường đào tạo nghề và nhu cầu của thị trường lao động.
Nó được nảy sinh trong quá trình tìm kiếm thông tin về nghề nghiệp và khả năng của
nghề nghiệp sau này.
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp nảy sinh trong quá trình tìm kiếm thông tin để tìm ra
một có công việc phù hợp với mình cũng như phù hợp với yêu cầu , đòi hỏi của thị
trường. Đông thời cá nhân cũng xem xét có phù hợp với điều kiện cá nhân ( sở thích,
năng lực, sức khoẻ, điêu kiện kinh tế gia đình) để diều chỉnh sao cho phù hợp và đạt
được mục đích.
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh 12 là một điều tất yếu. Hoạt động hương
nghiệp ở trường phổ thông, giúp cho các em có cơ sở lựa chọn cho mình một con
đường đi thích hợp, ngành học phù hợp cũng như một nghề nghiệp phù hợp trong
tương lai.
Đã và đang không có ít anh chị đi trước phải nuôi tiếc vì không được tiếp cận với
khoa học chọn nghề, đã coi nhẹ việc đánh giá toàn diện, đánh giá đúng bản thân khi
chọn nghề.
Chương III: Phương pháp nghiên cứu.
1, Nghiên cứu lý luận.
Mục đích: Tham khảo tài liệu có lien quan đến tư vấn hướng nghiệp từ đó khái quát
một số vấn đề liên quan để hình thành cơ sở lý luận của đề tài nhằm giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra.
Nội dung: lý luận tâm lý vầ nhu cầu tư vấn hướng nghiệp, đặc điểm chọn nghề, các
yếu tố ảnh hưởng và mức độ biểu hiện nhu cầu.
Phương pháp: sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu.
2, Phương pháp điều tra bảng hỏi.
Mục đích: Thu thập những kiến thức thực tế từ những đối tượng hướng tới của đề
tài.
Nội dung: điều tra 200 em học sinh trường THPT Dĩ An bao gồm những câu hỏi
đóng hoặc mở. Sau khi nghiên cứu đưa ra nhu cầu của học sinh và từ đó đưa ra các
giả pháp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp của trường THPT.
Phỏng vấn sâu một số em học sinh.
Đối tượng: 200 học sinh trường THPT Dĩ An.
Thời gian khảo sát: 1/1-15/1/2016.
Nội dung: gồm 20 câu hỏi liên quan đến các vấn đề chính sau:
-
Nhu cầu của học sinh về vấn đề tư vấn hướng nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tư vấn hướng nghiệp.
Nguyện vọng của học sinh về công tác tư vấn hướng nghiệp.
Nội dung câu hỏi:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
Thời điểm chọn nghề của các em là lúc nào?
Dự định của các em khi tốt nghiệp THP là gì?
Em chọn nghề dự trên cơ sở nào?
Em có tham gia các buổi hướng nghiệp không?
Em đã có nhận thức gì về thị trường lao động chưa?
Nguồn tư vấn về thị trường mà em thường tìm đến là…
Em có quan tâm đến công tác hướng nghiệp không?
Nội dung mà em cần tư vấn là gì?
Em có đóng góp gì cho công tác hướng nghiệp của nhà trường.
Về nội dung tư vấn em có đóng góp gì?
Phương pháp: sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi.
Chương IV: Kết quả thảo luận.
1, Thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT.
I.1 Đặc điểm chọn nghề của học sinh.
A, Đặc điểm lứa tuổi.
Lứa tuổi trung học phổ thông là giai đoạn đầu thanh niên. Ở lứa tuổi này ngày càng
xuất hiện vai trò của người lớn, các em thực hiện vai trò đó ngày càng có tính độc lập
và tinh thần trách nhiệm hơn. Nhiệm vụ xã hội chủ yếu của lứa tuổi này là chọn nghề
Hoạt động chủ đạo của các em là học tập và hướng nghiệp . vì vậy người lớn hải
quan tâm giup đỡ các em định hướng nghề nghiệp cho đúng, giúp các em chuẩn bị
hành trang cần thiết để trở thành một người công dân có ích và lành nghề trong tương
lai.
Thái độ của học sinh đối với các môn học có tính chọn lọc hơn. Ở các em đã hình
thành hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Cuối bậc THPT, các
em đã xác định hứng thú với một vài môn học nhất định, một vài lĩnh vực tri thức
nhất định. Nhưng thái độ học tập này cũng có nhược điểm là các em rất tích cự học
tập những môn học mà mình chọn còn lại các em sẽ ỏ bê các môn học còn lại. Thái độ
học tập có ý thức giúp thúc đẩy sự phát triển tính củ định của quá trình nhận thức và
năng lực điều khiển bản thân của thanh niên trong quá trình học tập.
Học sinh THPT tuy đã trưởng thành như một người lớn nhưng các em chưa phải là
người lớn. Mặc dù trong nhận thức đã có tính chủ định nhưng các em chưa độc lạp
hoàn toàn suy nghĩ mà còn phải dựa vào người lớn rất nhiều. Chính vì vậy, nhận thức
của các em trong chọn nghề cũng như xu hướng chọn nghề mang những nét đặc trưng
của lứa tuổi.
B, Nhận thức về chọn nghề và xu hướng chọn nghề.
Khi bắt đầu có định hướng chọn nghề thì điều trước tiên các em phải có hiểu biết về
nghề được chọn. Tuy nhiên, hiện nay đa số các em còn định hướng một cách phiến
diện, các em hướng vào các trường đại học nhiều hơn là học nghề, tâm thế này sẽ có
ảnh hưởng tiêu cực tới các em, nếu như dự định hoc đại học không thực hiện vậy các
em làm gì lúc đó?
Xu hướng nghề nghiệp là khuynh hướng chọn một nghề ổn định nào đó, và xu
hướng nghề nghiệp sẽ thúc đẩy toàn bộ hoạt động học tập của học sinh để đạt kết quả
như mong muốn. Xu hương chọn nghề nghiệp của học sinh thường theo ý chủ quan
mà không chú ý đến năng lực , sở trường của bản thân, cũng như nhu cầu của địa
phương và xã hội. Thông thường các em lại có thành kiến với một số nghề trong xã
hội, chọn nghề dựa vào dư luận xã hội và ý kiến của ngươi khác. Chính vì vậy không
đánh giá đúng năng lực của bản thân nên thường lung túng khi chọn nghề.
C, Thời điểm lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.
Theo khảo sát thì thời điểm chọn nghề của các em rất đa dạng. Có 7% học sinh chọn
nghề từ lúc THCS, 56% chọn nghề khi bước vào lớ 10, 23% đến gần cưới cấp mới
chọn nghề, có 7% học sinh chưa xác định chọn nghề và 7% học sinh chọn vào các
thời điểm khác
Từ đó cho thấy đại đa số các em học sinh có khuynh hướng chọn nghề từ rất sớm
cho nên công tác hướng nghiệp cho các em là rất cân thiết
D, Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chọn nghề của học sinh.
Học sinh THPT chưa có những hiểu biết đúng đắn về việc chọn nghề cho nên sẽ
chịu rất nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố khác nhau.
Trong quá trình chọn nghề có nhiều yếu tố ảnh hưởng như sở thích của bản thân, gia
đình, bạn bè, nhà trường và xã hội. Đồng thời còn phải dụa vào năng lực của bản thân.
Ví dụ như muốn làm bác sĩ đa khoa thì phải có học lực khá tốt nhưng nếu không có
học lực tốt thì học sinh đó sẽ cố gắng tìm một ngành khác phù hợp với mình hơn.
Qua khảo sát thì đại đa số các em học sinh nó rằng họ lựa chọn nghề nghiệp phù
thuộc vào nhu cầu của xã hội vì nếu học theo sở thích nguyện vọng cá nhân mà ra
trường không xin được việc cũng bẳng thừa. Các em cho rằng việc lựa chọn nghề
nghiệp là mong muốn sau này có một cuộc sống có công việc ổn đinh với thu nhập
cao nhưng nếu học xong không xin được việc thì làm sao mà có cộng việc ổn định
mà thu hập cao được.
E, Dự định tương lai.
Hầu hết các em học sinh đều có dự định và dự đính này cũng khá là đa dạng.
Bảng 1: Dự định của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT.
Dự định
Vào đại học, cao đẳng
Học nghề
Đi làm
Chưa có dự định
Dự định khác
Số lượng
126
3
7
58
6
Tỷ lệ
63%
1,5%
3,5%
29%
3%
Có tận 63% học sinh là có dự định vào đại học, cao đẳng, 29% học sinh chưa có dự
định và chỉ có 1,5% học sinh có dự định học nghề và 3,5% học sinh có dự định đi
làm. Không có hoặc có rất ít các nội dung tư vấn hướng nghiệp cho các em là vào các
trường trung cấp nghề nếu như các em lỡ may không đổ kỳ thi vào đại học. Tâm lý
của người Việt ta là chuộng bằng cấp, thích làm thầy không thích làm thợ, chính vì
vậy các em có gắng học tập làm sao để có thể thi vào đại học mà không chú ý đến
năng lực bản thân. Các em xem nhẹ việc học nghề trong khi đó vào đại học không
phải là con đường duy nhất để thành công mà sự thành công còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhất là trong thực trạng thừa thầy thiếu thợ như nước ta hiện nay. Và địa
đa số các em học sinh 12 đã lựa chọn được một nghề cụ thể cho tương lai.
F, Những cơ sở học sinh dựa vào khi chọn nghề.
Những cơ sở học sinh dựa vào để chọn nghề được xem là lý do chọn nghề của học
sinh. Trong việc lựa chọn nghề nghiệp học sinh có những lý do chọn nghề khác nhau.
Và trong một chừng mực nào đó, căn cứ vào lý do chọn nghề của học sinh chúng ta
có thể đoán đucợ chiều hướng hoạt động cũng như tính hiệu quả của cá nhân trong
lĩnh vực đó. Ở đây, tôi đưa ra một vài lý do cơ bản sau:
-
Có thu nhập cao
Phù hơp với sở thích và năng lực.
Nghề được ưa chuộng, dễ xin viêc.
Bạn bè chọn nhiều
Dễ xin việc
Có người quen làm trong ngành đó
Chọn đại
Đa số học sinh cho rằng mình chọn nghề phù hợp vớ năng lực và sở thích cá nhân
37%, tiếp đó là nghề được ưa chuộng dễ xin việc với 31%, nghề có thu nhập cao với
12%, có người quen làm trong ngành 11%, chọn đại là 6% còn lại là chọn theo bạn bè.
Kết quả này cho thấy phần lớn học sinh chọn nghề thường căn cứ vào những lý do
chủ yếu như năng lực bản thân, phù hợp với sở thích đam mê đồng thời nghề đó phải
dễ xin viêc và đem lại thu nhập cao sau khi ra trường.
Biểu hiện nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT hình thành khi các em bắt đầu
nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong gia đình cũng như trong nhà trường.
Biểu hiện cụ thể và rõ nét nhất chính là:
- Các em bắt đầu tìm hiểu về năng lực và sở trường của bản thân, chọn chương trình
phân ban phù hợp, tập trung đầu tư cho các môn học có liên quan đến ngành nghề mà
các em có dự định học, tìm kiếm cho mình phương pháp học phù hợp, đặt ra những kế
hoạch học tập để đạt được kết quả cao nhất.
Tìm hiểu về thái độ học tập của các em đối với các mô học, thu được ý kiến như sau:
Bảng2: Thái độ của học sinh đối với các môn học.
Tập trung học những môn có liên quan
Thái độ
63%
Học đều tất cả các môn
Bỏ qua các mon phụ
Ý kiến khác
13%
8%
16%
Hình 1:
Qua đó cho thấy, phần lớn các em chỉ tập trung học tập vào những môn có liên quan
đến ngành nghề mà mình đang theo đuổi mà không để ý, chú trọng đến những môn
khác hay có thể bỏ qua luôn nhứng môn phụ. Cho thấy, các em hi vọng vào cơ hội
việc làm là rất lớn.
- Có khuynh hướng mở rộng các mối quan hệ với bạn bè, người thân để tìm hiểu về
nghề nghiệp tương lai mà các em định chọn.
- Chủ động tìm kiếm và chọn lọc những thông tin liên quan đến nghề nghiệp mà các
em được chọn, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục hướng nghiệp do nhà
trường và các tổ chức đoàn thể.
Kháo sát về thực trạng tham gia các buổi tư vấn hướng nghiệp, ta thu được kết quả
sau:
Bảng 3: Thực trạng tham gia các buổi tư vấn hướng ngiệp.
Tham gia
Không tham gia
Tuỳ hứng
Tỷ lệ
78%
13%
9%
Hình 2: Biểu đồ về mức độ tham gia tư vấn hướng nghiệp của các em.
Từ biểu đồ trên cho thấy, nhu cầu tham gia các buổi tư vấn hướng nghiệp của các
em học sinh là rất cao, có tới 78% học sinh là tham gia vào các buổi hướng nghiệp,
Có 13% học sinh là không tham gia và 9% học sinh tuỳ hứng. Điều tra về các học
sinh không tham gia tư vấn hướng nghiệp thì được biết có một số lý do như sau:
+ Các em cho rằng các buổi tư vấn hướng nghiệp của nhà trường không hiệu quả, nội
dung chưa thật sự sâu sắc, chưa đáp ứng nhu cầu của họ.
+ Các em thích tham dự các buổi tư vấn hướng nghiệp do các trường cao đẳng, đại
học tổ chức hơn.
+ Lười, không muốn đi.
Khi đứng trước một yêu cầu lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai cho bản thân, mỗi
học sinh sẽ có nhận thức khác nhau vầ nghề nghiệp, khi đó các em sẽ quan tâm tới
từng nội dung tư vấn khác nhau có liên quan đến nghề nghiệp định chọn, đồng thời
thể hiện mức độ biểu hiện nhu cầu tư vấn cũng khác nhau. Có nhiều con đường lựa
chọn cho nên học sinh dễ bị hoang mang, không có đủ tri thúc để đánh giá đúng bản
thân. Vì vậy, các em cần sự hỗ trợ kịp thời của từ gia đình, nhà trường và xã hội. Nói
một cách khác, các em rất cần được tư vấn hướng nghiệp.
2. Thực trạng Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trên địa bàn.
2.1 Thực trạng.
Công tác hướng ngiệp trong những năm qua chủ yếu thực hiện thông qua các hingh
thức dạy nghề phổ thông, qua hoạt động lao động sản xuất, qua việc giới thiệu các
ngành nghề, qua hoạt động ngoại khoá ở trường phổ thông. Bộ GD-ĐT ban hành quy
định khuyến khích học sinh tham gia thi nghề phổ thông, lấy giấy chứng nhận nghề
phổ thông, sử dụng cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT cho
nên số lượng học sinh học nghè phổ thông tăng lên.
2.2 Nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và nhân dân về công tác tư vấn
hướng nghiệp.
Cụm từ hướng nghiệp đã được mọi người biết đến, nhưng để hiểu và thực hiện đó là
một vấn đề lớn. Thâm chí có một số người còn chưa có nhận thức đúng đắn về hướng
nghiệp mà chỉ xem đây là hình thức. Giáo viên ở trường thì chỉ chú ý đến dạy văn
hoá, mọi biện pháp nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy học chỉ chú
trọng đến dạy văn hoá, công tác hướng nghiệp được xem là nhiệm vụ cá nhân của
giáo viên dạy nghề. Về phía phụ huynh học sinh và nhân dân thì hướng nghiệp chưa
được quan tâm và đầu tư thoả đáng.
2.3 Về đội ngũ giáo viên.
Theo thông tư 31/TT của Bộ GD-ĐT “ giáo viên làm công tác hướng nghiệp gồm
giáo viên kỹ thuật, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn”. Thực tế, trình đọc của
các giáo viên là không đồng đều. Nhìn chung các giáo viê tham gia hướng nghiệp đều
chưa có hiểu biết đầy đủ vầ công tác hướng nghiệp, các kiến thức liên quan đến
hướng nghiệp để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Số tiết dành cho hướng nghiệp trong một năm học là 10 tiết, do đó giáo viên hướng
nghiệp thường tập trung hướng nghiệp cho học sinh 2 buổi trên năm tưng đương với
số tiết trên. Thời gian tổ chức không cố định và không nằm trong kế hoạch chung của
trường, ngoiaj trừ kế hoạch tư vấn hướng nghiệp trước khi làm hồ sơ tuyển sinh đại
học, cao đẳng cho khối 12, thời lượng cũng chỉ có 1-2 buổi
Quản lý hướng nghiệp trong nhà trường còn lỏng lẻo, chủ yếu phó mặc cho Giáo
viên chủ nhiệm. Đa số giáo viên chủ nhiệm hương nghiệp thì chỉ dừng lại so sánh
năng lực ở các môn văn hoá với yêu cầu nghề hoặc là khuyên học sinh cố gắng học
tốt các môn văn hoá để có thể học nghề mà mình đã lựa chọn. Giáo viên chưa chỉ cho
học sinh thấy được các nghề đó có đối tượng lao động thế nào? Yêu cầu phải có gì?
Đòi hỏi sức khoẻ ra sao….
2.4 Cơ sở vật chất chuẩn bị cho việc hướng nghiệp.
Những năm gần đây tuy ngân sách đầu tư cho giaos dục đã tăng đáng kể son đầu tư
chủ yếu chỉ dành cho giáo dục phổ thong nói chung còn đầu tư cho hướng nghiệp vẫn
không đáng kể. Các trường chưa có phòng tư vấn hướng nghiệp, phần mềm trắc
nghiệp hướng nghiệp, các thiết bị kiểm tra sức khoẻ.
Viêc hướng nghiệp dạy nghề phổ thông còn nhiều bất cập, về cư sở vật chất ở trung
tâm có đầy đử đẻ dạy nhưng lại không có học sinh, còn các trường cơ sở vật chất
không có nhưng lai giứ học sinh lại để dạy.
Tuy nhiên công tác dạy nghề ở THT ổn định về quy mo số lượng và chất lượng. Chủ
yếu là các nghề tin học, điện dân dụng, nấu ăn và làm vườn.
2.5 Chương trình tài lệu phục vụ cho tư vấn hướng nghiệp.
Hướng nghiệp trong nhà trường tuy đã được đầu tư, nhưng chương trình sinh hoat
hướng nghiệp ở trường không được thường xuyên, nghèo nàn về nọi dung và hình
thức hoạt động. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp thực hiện thông qua môn Công
nghệ và mỗi tháng có một tiết giáo dục hướng nghiệp. Ngoài ra, qua các môn học
khác, các buổi sinh hoạt tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng lồng ghép nội dung
hướng nghiệp.
Tóm lại, trường đã có nhận thức rõ mực đích và tổ chức của công tác hướng
nghiệp, song vẫn không đầy đủ và đồng đều. Trong quá trình tư vấn nhà trường chỉ
mới giới thiệu cho học sinh về thế giới nghề nghiệp như các loại nghề, nhóm nghề.
Mới chỉ thực hiện được một phần của tư vấn hướng nghiệp mà thôi. Không có giáo
viên chuyên trách để tư vấn hướng nghiệp, chủ yếu tư vấn hướng nghiệp được giao
cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên môn công nghệ cho nên hầu hết tư vấn dựa trên
vốn kinh nghiệm và cảm tính cho nên tư vấn hướng nghiệp chưa hiệu quả.
Nhận thức về nghề của học sinh còn phiến diện, nông cạn mới nhận thức bề ngoài
của nghề. Trong khi lựa chọn ngành nghề học sinh chịu nhiều tác động từ phía gia
đình, bạn bè mà ảnh hưởn từ phía nhà trường không nhiều. Từ đó chứng tỏ công tác
hướng nghiệp trong nhà trường đã ó thực hiện nhưng chưa hiệu quả, không thu hút
được sự quan tâm của học sinh, không tác động mạnh đến học sinh trong lựa chọn
ngành nghề để học.
3. Mức độ nhận thức của của học sinh THPT đối với nghề nghiệp
Nếu chọn nghề là một nhiệm vụ quan trọng thì điều này càng đặc biệt quan trọng
hơn đối với học sinh THPT, vì đây là bước chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống.
Nếu hiểu biết đầy đủ vầ nghề nghiệp thì các em sẽ có xu hướng chọn nghề phù hợp
hơn và đảm bảo cho sự thành công sau này.
3.1 Nhận thức về thị trường lao động.
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
vì vậy lao động cũng là một thứ hàng hoá, và giá trị của lao động phụ thuộc hoàn toàn
vào thái độ của người lao động cũng như quy luật cung cầu. Điều cần thiết trong khi
chọn nghề của học sinh là đòi hỏi học sinh phải có những nhận thức cần thiết về thị
trường lao động.
-
Nhận thức về việc tìm hiểu thị trường lao động đối với nghề được chọn.
Tìm hiểu về sự chủ động tìm hiểu thị trường lao động của học sinh ta thu được kết
quả như sau:
Bảng 4: Khảo sát sự chủ động tìm hiểu thị trường lao động.
Có
Có nhưng chưa kỹ
Không
Tỷ lệ
48%
37%
15%
Hình 3: Khảo sát sự chủ động tìm hiểu thị trường lao động
Có 48% học sinh có sự chủ động tìm hiểu thị trường lao động đối với ngành nghè
mà mình định lựa chọn. Có 37% học sinh tìm hiểu nhưng chưa kĩ chỉ có 15% học sinh
là không tìm hiểu.Kết quả trên cho thấy, tuy đa số các em học sinh có sự quan tâm về
về nghề nghiệp trong tương lai nhưng sự quan tâm còn hời hợt nên có sự tìm hiểu
không kĩ. Các em đã có ý thức rằng tìm hiểu, nắm bắt thông tin đầy đử của thị trường
lao động là điều tất yếu nhưng các em còn thiếu sự quan tâm. Điều này cũng ảnh
hưởng bởi một phần là do tâm lý lứa tuổi. Cho thấy các em nhận thức về thị trường
còn lệch lạc.
-
Nguồn tư vấn về thị trường lao động mà hoc sinh thường tìm đến
Bảng 5: Nguồn tư vấn thị trường mà các em học sinh thường tìm đến
Nguồn tư vấn
Gia đình
Bạn bè
Thầy cô
Phương tiện truyền thông
Tình nguyện viên ( sinh viên)
Tỷ lệ
30%
12%
11%
43%
4%
Qua kết quả trên cho thấy, kênh thông tin mà học sinh thường tìm đến là phương
tiện truyền thông, chiếm tới 43%, tiếp đến là gia đình, kế đêsn là thầy cô và bạn bè.
Có một thực tế cho thấy, phương tiệ truyền thông là nguồn thông tin mà học sinh tìm
đến chủ yếu chứ không phải gia đình và thầy cô. Nhà trường là nơi ciếm ưu thế nhất
trong việc giáo dục, đáng lý ra phải là nới cung cấp thông tin chính xác nhất thông
qua các buổi dạy học. Vậy lí do vì sao? Phải chăng nhà trường chưa hoàn thành tót
nhiệm vụ của mình? Tôi cũng lí giải được điều này. Đơn giản như phần trước tôi cũng
đã đề cập tới là cán bộ giáo viên làm công tác hướng nghiệp trong nhà trường thường
là nhứng giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên dạy công nghệ cho nên họ không có
nhiều thông tin về thị trường lao động cho nên các em mới tìm đến các nguồn tư vấn
khác.
-
Đánh giá về thông tin từ các nguồn tư vấn hướng nghiệp.
Để tìm hiểu về vấn đề này thì tôi dùng phương pháp phỏng vấn sâu một 5 học sinh.
Câu hỏi đặt ra là “ em thấy những thông tin mà những người tư vấn cho em như thế
đã đủ chưa, em cần gì hơn thế không”? Có tới 4 học sinh trả lới là những thông tin
được tư vấn còn chung chung, không cụ thể chưa đáp úng được nhu cầu của các em.
Như vậy công tác hướng nghiệp cần chú ý cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, chính
xác.
3.2 Nhận thức về nghề được chọn.
Bên cạnh nắm rõ các thông tin, yêu cầu của thị trường lao động thì nhận thức về
nghề cũng là một yếu tố quan trọng.
Để tìm hiểu về nhận thức của học sinh về nghề định chọn thì tôi đã đưa ra câu hỏi là “
các em đã có nhận thức gì về nghề mà mình định chọn hay chưa” thì tôi thu được kết
quả như sau:
Bảng 6: Khảo sát nhận thức về nghề của học sinh
Hiểu rất rõ
Có nhưng ít
Hoàn toàn không
Tỷ lệ
5%
63%
32%
Hình 4: : Khảo sát nhận thức về nghề của học sinh
Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 5% học sinh nói rằng mình hiểu rất rõ về nghề
nghiệp mà mình định lựa chọn. Trong khi đó có tới 63% học sinh biết nhưng chỉ có ít
và 32 % học sinh hoàn toàn chưa biết gì. Điều này cho thấy học sinh hiểu biết rõ, sâu
sắc nghề nghiệp mà mình đang chọn là không nhiều, và chắc chắn điều này sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến sự lựa chọn nghề nghiệp sau này. Khi tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề
này chúng tôi biết được nguồn thông tin mà các em có được là tự phát và được thu
thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau cho nên nhứng hiểu biết này thiếu tính hệ
thống và chính xác. Điều này làm cho các em có thông tin khôn đúng về nghề định
chọn dẫn đến chọn sai ngành nghề.
3.3 Mức độ quan tâm đến hướng nghiệp.
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp THPT là rất cao, chính vì vậy các em
rất quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp
Trước hết là nội dung mà học sinh cần được tư vấn:
Bảng 7: Nội dung mà học sinh cần được tư vấn.
Nội dung tư vấn
Điểm thi tuyển của các năm trước
Tỷ lệ chọi của ngành của các năm trước
Khả năng có việc làm sau khi ra trường
Cơ hội có thể học cao hơn
Uy tín của cơ sở đào tạo
Địa vị xã hội của nghề
Tỷ lệ %
71,5
30,5
89,5
24
43
13,4
Trong số các nội dung liên quan đến tư vấn hướng nghiệp thì các em quan tâm nhiều
nhất đó là khả năng có việc sau khi ra trường lên đến 89,5%, tiếp theo đó là điểm thi
tuyển của các năm trước chiếm 71,5%, sau đó mới tới uy tín của cơ sở đào tạo với
43%, tỷ lệ chọi của các năm trước 30,5 % và cuối cùng là uy tính của cơ sở đào tạo và
địa vị xã hội của nghề. Chúng ta có thể thấy nội dung mà các em quan tâm nhất là khả
năng có việc sau khi ra trường trong khi đó uy tính của cơ sở đào tạo được đặt ra sau
mặc dù cơ sở đào rạo chính là nới đảm bảo cho các em một chất lượng đào tạo tốt để
vào nghề.
Khảo sát về mức độ quan tâm đến hướng nghiệp thì tôi thu được kết quả như sau:
Hình 5: biểu đồ về mức độ quan tâm của học sinh đến hướng nghiệp.
Qua biểu đồ trên cho thấy, học sinh THPT có nhu cầu rất cao về công tac tư vấn
hướng nghiệp. Điều đó cũng nói lên rằng nếu có chương trình tư vấn hướng nghiệp
phù hợp thì nó sẽ tác động rất tốt đến học sinh, sẽ làm cho học sinh nhận thức chính
xác hơn.
Quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp vậy mức độ hài lòng của học sinh đối với nội
dung chương trình tư vấn.
Hình 6: Biểu đồ về mức độ hài lòng của học sinh đến GDHN
Chỉ có 2% học sinh cảm thấy thật sự hài long về nội dung của chương trrinhf tư vấn
hướng nghiệp, có 24% học sinh cho là hài long, có tới 48% học sinh có ý kiến là
tương đối hài lòng và có 19% học sinh không hài lòng, 7% học sinh rất không hài
lòng.
Điều đó chứng tỏ nội dung hướng nghiệp của nhà trường không đáp ứng được nhu
cầu của học sinh, nội dung hướng nghiệp còn thiếu chưa thật sự có hiệu quả.
3.4 Những ý kiến đóng góp của học sinh
Tôi thu nhận được những ý kiến đóng góp của học sinh về hình thức và nội dung
của công tác hướng nghiệp trong thời gian tới. Các ý kiến của học sinh xoay quanh
những chủ đề như sau: