Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giáo án giảng dạy lớp 11 trường nguyễn việt hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.7 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
GIÁO ÁN CHỦ NHIỆM
Trường: THPT Nguyễn Việt Hồng

Họ & tên GSh: Đỗ Thị Ngờ

Lớp: 11A12

Mã số SV: B1200794

Môn: Ngữ văn

Ngành học: Sư phạm Ngữ Văn

Ngày: 05/03/2016

Họ & tên GVHD: Lâm Thị Kim Cương

Dụng cụ, phương tiện chuẩn bị
I. MỤC ĐÍCH CÔNG VIỆC
- Về nhận thức: giúp HS thấy được những ưu điểm cần phát huy và những hạn chế
cần khắc phục và sửa chữa kịp thời. Bên cạnh GV thông báo cho HS những công việc
cần làm trong tuần tới.
- Về tổ chức, kỉ luật: rèn luyện cho HS cách làm việc có kế hoạch, thực hiện đúng
những qui định của trường, lớp.
- Về kĩ thuật: chuẩn bị trước nội dung cần sinh hoạt.
- Về kĩ năng: rèn luyện nếp sống tập thể, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong
học tập và trong cuộc sống ở HS. Bên cạnh đó còn bồi dưỡng khả năng trình bày vấn
đề trước đám đông, năng lực phê bình và tự phê bình.
Thời


gian

Nội dung và các bước tiến hành

10p

Bước 1: Ổn định tổ chức
- Kiểm điểm khâu chuẩn bị
+ Ổn định trật tự lớp và kiểm tra sỉ số
+ Nắm được tình hình học tập của lớp (số tiết A:
62, tiết B: 6,…, những HS vi phạm 17 lượt…).
+ Tìm hiểu kế hoạch, những hoạt động và phong
trào do trường, Đoàn trường phát động. ( kế
hoạch cấm trại 26-3, kế hoạch làm thơ nhân dịp
8-3 của tổ Văn)
- Nêu mục đích, yêu cầu
+ Tổng kết hoạt động tuần qua, nhìn lại những
ưu điểm để phát huy và hạn chế để khắc phục.
+ Phổ biến công việc HS phải hoàn thành trong
tuần tới.
1

Biện pháp thực hiện

- Yêu cầu lớp trưởng kiểm
tra sỉ số và báo cáo.
- Theo dõi sổ đầu bài và
tiếp thu thăm hỏi HS.
- Theo dõi thông báo từ
Đoàn trường, BGH



- Phân công công việc
+ Các BCS, BCH báo cáo về tổ mình trong tuần
qua (báo cáo bảng)
25p

+ GV điều khiển buổi sinh hoạt
Bước 2: Thực hiện
* Giai đoạn 1: GV tổng kết những công việc
làm được và chưa làm được trong tuần qua
(20/02/2016 - 27/02/2016).
- Xếp loại thi đua của lớp:
- Nề nếp: chưa tốt lắm, cần khắc phục một số
vấn đề sau:
+ Tình hình ra ngoài trong thời gian 10 phút đầu
giờ có giảm những vẫn chưa khắc phục triệt để.
+ Còn nhiều HS đi trễ.
+ Vệ sinh còn chậm trễ: đến 10 phút truy bài vẫn
chưa vệ sinh xong.
+ Mất trật tự trong giờ học.
+ Không đồng phục: Tuấn
+ Tự ý ra ngoài trong giờ học: Uyên
+ Ăn trong giờ học: Duy, Tạ Tuấn, T. Qui, Uyên
- Học tập:
+ Có nhiều tiết xếp loại kém (6 tiết B).
+ Tình trạng không thuộc bài: Bích, Duy, Khải,
Kiên.
+ Không chép bài: Kiên, Dũng, Duy, M. Tuấn,
Liêm, Quỳnh.

+ Thụ động trong giờ học.
- Yêu cầu HS giải thích về việc vi phạm.
- Ý kiến HS.
* Giai đoạn 2: Nhắc nhở công việc chưa thực
hiện được và phổ biến công việc tuần mới.
- GV nhắc nhở hoàn thành những công việc
chưa thực hiện được:
+ Không đi ra ngoài 10 phút truy bài.
+ Tổ trực làm vệ sinh trước 10 phút truy bài đầu
giờ.
+ Khắc phục tình trạng không thuộc bài
+ Khắc phục tình trạng mất trật tự, đi trễ
2

- Dựa vào kết quả thi đua,
tình hình học tập, nề nếp,
kỉ cương của lớp.

- Căn cứ vào mức độ vi
phạm và thành tích đạt
được sẽ có cách phạt,
thưởng phù hợp để khích lệ
HS.
+ Những em vi phạm trực
vệ sinh lớp
+ Chép bài phạt

- Tạo điều kiện để HS
được ý kiến về những vấn
đề trong lớp, về nhận xét,

đánh giá của GV.


10p

+ Cố gắng khắc phục xếp loại tiết học B.
- Phổ biến những công việc trong tuần mới:
- Hội ý với BGH
(thông báo kế hoạch của trường)
+ Kiểm tra, nhắc nhở HS thực hiện tốt đồng
phục, phù hiệu, tóc, giầy. Không để HS vi phạm
trong tuần lế có thanh tra Sở về làm việc với
trường.
+ GVCN phát động phong trào HS nữ mặc áo
dài đẹp vào ngày 7/3 để chào mứng ngày QTPN
8/3.
+ GVCN nhắc HS đến phòng truyền thống đọc
tiểu sử nữ AHLS Nguyễn Việt Hồng để tham gia
SHDC ngày 7/3.
+ 26/3 tham gia cấm trại
+ Áp dụng thời khoá biểu mới từ ngày 7/3
Bước 3: Kết thúc
- GV nhận xét dựa trên tình
* Nhận xét:
hình thực tế lớp học
Tình hình lớp trong tuần qua đã còn bạn vi
phạm, GV động viên nhắc nhở các em thực hiện
tốt qui định của lớp để lớp học tốt hơn.
* Đánh giá:
Sau buổi sinh hoạt GV đánh giá buổi sinh

hoạt (trật tự lắng nghe, thái độ…)
* Rút kinh nghiệm:
- Cần có biện pháp để giảm thiểu tình trạng
không thuộc bài, tình trạng đi trễ, mất trật tự
trong lớp....
- Kết hợp với Đoàn thanh niên để khắc phục
những trường hơp vi phạm.
- Liên hệ với phụ huynh học sinh để thông báo
tình hình học tập của HS khi cần thiết.

Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm
(Duyệt kí)

Ngày soạn: 04/03/2016
Người soạn

Lâm Thị Kim Cương

Đỗ Thị Ngờ

3


GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT BÌNH THỦY

Họ & tên Gsh: TRẦN THỊ MINH

Lớp: 11B7


Mã số SV: B1200787

Môn: Ngữ văn

Ngành học: Sư phạm Ngữ văn

Tiết thứ:

Họ & tên GVHD: HÀN THỊ HUỆ

Ngày dạy:
TIẾT: NGƯỜI TRONG BAO – A. SÊ- KHỐP
(tiết: 2)
I. MỤC TIÊU
- Về kiến thức cơ bản:
+ Hiểu được sự phê phán sâu sắc của nhà văn đối với lối sống “thu mình vào
trong bao” của một bộ phận trí thức Nga.
+ Nhận biết được bút pháp hiện thực sắc sảo trong việc xây dựng hình tượng
điển hình Sê- khốp.
- Về kỹ năng: Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật.
- Về thái độ: Có thái độ phê phán, nhìn nhận con người trong cuộc sống hiện tại. Từ
đó góp phần xây dựng lối sống tích cực trong xã hội.
- Về phát triển năng lực: Đọc- hiểu văn bản, cảm thụ văn chương, tưởng tượng.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp: diễn giảng, trả lời câu hỏi,
2. Phương tiện: giáo án, Sgk…
III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới: (1 phút) Nhân vật Bê-li-cốp được Sê-khốp xây dựng cụ thể từng

chi tiết. Từ hình dáng bên ngoài cho đến tính cách bên trong đều lập dị với lối sống
trong bao. Một con người như thế tại sao lại chết và cái chết của y đem lại đều gì cho
mọi người xung quanh. Để tìm hiểu kĩ vấn đề trên chúng ta cùng vào phần tiếp theo
của bài “Người trong bao”- Sê-khốp.
Thời
lượng
15 phút

Hoạt động của Gv và Hs

Nội dung lưu bảng

Gv hỏi: Nguyên nhân dẫn đến 3. Cái chết của Bê-li-cốp
cái chết của Bê-li-cốp là gì?.
Gv nhận xét, diễn giảng:
a. Nguyên nhân:
+ Va chạm với Cô-va-len-cô và bị vấp
Cái chết của Bê-li cốp được nhìn
ngã ở cầu thang.
nhận ở nhiều góc độ: sau khi cãi
+ Xấu hổ vì bị Va-ren-cô cười nhạo.
lộn với Cô-va-len-cô, tiếng cười
+ Con người có lối sống thu mình, ích
âm vang, lanh lỏi “ha ha ha” của
kỉ, sợ hãi, cổ hủ, nghi kỵ.
Va-ren-ca đã phần nào chấm
→ Cái chết là hệ quả tất yếu của lối
dứt.
sống trong bao.
những gì còn lại trong Bê-li-cốp.

Có lẽ nguyên nhân dẫn đến cái
4


chết của y là sự xung đột của hai
lối sống: Lối sống trong bao và
lối sống thực tại cho nên khi va
chạm với hai chị em Va-ren-ca
thì Bê- li- cốp lo sợ mọi người
nghe thấy và sợ tai tiếng khi
đến tai hiệu trưởng, ngài thanh
tra, sợ bị châm biếm và buộc về
hưu. Từ đó, lối sống Bê- li- cốp
không thể tồn tại trong xã hội.
Năng lực cảm thụ văn học

12 phút

Gv hỏi: Nhận xét gì về hình
dáng cái chết của Bê-li-cốp?
Có phải chăng y đã đạt được
mục đích của mình, cái chết cho
thấy cuộc sống vô vị, không tự
do, không có ý nghĩa của Bê-licốp và mọi người. Vẻ mặt của y
khi chết còn nói lên tiếng nói tố
cáo, phê phán cái bao xã hội
Nga tù túng giam hãm con
người.
Năng lực tưởng tượng
Gv hỏi: Thái độ của mọi

người như thế nào khi Bê-li-cốp
chết?
Gv diễn giảng: Bởi lối sống
này đã ăn sâu vào tâm thức của
họ, theo thời gian trở nên bền
chắc không dễ nhổ bỏ. Thực tế,
Bê-li-cốp chết những vẫn còn
tồn tại con người trong bao.

 Hình dáng của Bê-li-cốp:
- Trước lúc chết:
+ Bê-li-cốp vẫn tư thế như mọi khi
“Nằm trong màn, đắp chăn kín mít và
im lặng”.
- Sau khi chết:
+ Vẻ mặt trông hiền lành, dễ chịu, tươi
tỉnh.
→ Khát vọng được bảo vệ bởi cái bao
vỏ bọc mà không thoát ra.

b. Thái độ của mọi người
- Lúc đầu: mọi người cảm thấy nhẹ
nhàng, thoải mái, vui mừng.
- Chưa đầy tuần sau: lại nặng nề, u ám,
mệt nhọc như cũ.

4. Ý nghĩa cái bao
- “Cái bao” được nhắc đến 12 lần, là
một sáng tạo độc đáo, có ý nghĩa to lớn
và mang tính tượng trưng sâu sắc.


Gv hỏi: Cụm từ người trong
bao xuất hiện bao nhiêu lần?
- Nghĩa đen: vật dùng để bọc, gói đồ
vật.
Gv hỏi: Xác định cái “bao”
theo các tầng nghĩa sau:
- Nghĩa bóng: Lối sống, tính cách của
+ Nghĩa đen là gì?
Bê-li-cốp.
+ Nghĩa bóng là gì?

- Nghĩa biểu tượng: xã hội, con người
Nga sống trong một cái bao khổng lồ
Gv hỏi : Cái “bao” biểu trói buộc, ngăn chặn sự tự do của con
5


tượng cho vấn đề gì?.

người.
 Kiểu người trong bao, lối sống khép
Gv hỏi : Qua đó tác giả muốn kín, thu mình vào vỏ bọc, kiềm hãm, bó
nhấn mạnh điều gì ?
buộc con người Nga cần phải thoát khỏi
để có xã hội tốt đẹp hơn.
3 phút

9 phút


Gv hỏi : Hiện nay lối sống
trong bao còn tồn tại không ?
5. Chủ đề tác phẩm
- Tác phẩm tập trung phê phán lối sống
tầm thường, dung tục của tầng lớp tiểu
Gv hỏi: Chủ đề tư tưởng được tư sản, lối sống hèn nhát, bảo thủ và ích
thể hiện qua tác phẩm này là gì? kỉ của một kiểu người tri thức trong xã
hội Nga.
- Nhắn gửi thông điệp “Không thể sống
mãi như thế được ! ”
Gv hỏi: Tác giả sử dụng biện 6. Nghệ thuật
pháp nghệ thuật đặc sắc nào?
- Cách xây dựng nhân vật chi tiết, cụ
Gv nhận xét và kết luận
thể, sinh động (hình dáng, tính cách, các
mối quan hệ..) → Làm nổi bật lên hình
tượng điển hình cho con người “trong
bao”.
- Giọng kể vừa chậm rãi, giễu cợt, châm
biếm, đôi lúc mỉa mai, u buồn → Nhân
vật hiện lên sinh động.
- Ngôi kể: nhiều ngôi kể (Bu-rơ-kin
xưng tôi ; Tác giả - ngôi thứ 3)
- Truyện lồng truyện:
+ Truyện kể về Bê-li-cốp.
+ Truyện kể của Bu-rơ-kin và bác sĩ Ivan trong nhà kho.
- Nghệ thuật xây dựng biểu tượng: hình

2 phút


ảnh (cái bao), lời nói (sợ nhỡ lại xảy ra
chuyện gì), chi tiết về cái chết của Bê-licốp.
- Nghệ thuật tương phản: lối sống của
Bê-li-cốp với chị em Va-ren-cô.
III. Tổng kết

- Nhận thấy hiện tượng Bê-li-cốp trong
xã hội là do cái bao chuyên chế sinh
thành.
- Khát vọng được sống hòa nhập, bài trừ
lối sống trong bao, hèn nhát ích kỉ, khép
kín, bảo thủ.
6


- Kêu gọi, thức tỉnh, vận động mọi
người tiến đến hành động “không thể
sống mãi như thế được”
4. Củng cố (2 phút)
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Hình tượng người trong bao có ý nghĩa gì?
Đáp án:
Hình tượng người trong bao là một hình tượng điển hình, đại diện cho thời đại Nga
lúc bấy giờ. Tâm lý tự hào của Bê-li-cốp mang tâm lí chung cho xã hội, rất nhiều
người sống trong lớp vỏ bao bọc và điển hình là Bê-li-cốp.
5. Dặn dò
- Hs về nhà học bài và soạn bài “ Thao tác lập luận bình luận”.
Giáo viên hướng dẫn
Ngày duyệt:
Chữ ký:


Ngày soạn:
Người soạn
(Ký tên)

7


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
----------------------GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT Nguyễn Việt Hồng

Họ & tên GSh: Đỗ Thị Ngờ

Lớp: 11A12

Mã số SV: B1200794

Môn: Ngữ văn

Ngành học: Sư phạm Ngữ văn

Tiết thứ:

Họ & tên GVHD: Lâm Thị Kim Cương

Ngày

tháng


năm 2016

LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
1. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm vững hơn cách viết tiểu sử tóm tắt
- Viết được tiểu sử tóm tắt
2. Kỹ năng
Vận dụng lý thuyết đã học thực hành được bài tập trong SGK
3. Thái độ
Tích cực trong học tập
II. PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
Diễn giảng, phân tích, nêu câu hỏi, biểu bảng, thảo luận nhóm
2. Phương tiện
SGK, SGV, biểu bảng, giáo án
III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra cũ: Không
2. Dẫn vào bài mới
Để nắm vững hơn về cách viết tiểu sử tóm tắt đồng thời để giúp các em có cơ hội
thực hành lý thuyết đã học, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài luyện tập viết tiểu sử
tóm tắt.
8


Nội dung hoạt động

Thời


gian
1. Cho HS trình bày lên bảng sản phầm 5p

Hoạt động

Hoạt động

của GV

của HS
- HS trình

được viết trên giấy A0 đã chuẩn bị trước ở

bày

nhà (GV hướng dẫn về nhà chuẩn bị trước
bài tập trong SGK và viết tiểu sử tóm tắt tác
giả Hàn Mặc Tử)
2. Củng cố bài học

5p
? Em hãy nhắc - HS trả lời

- Những nội dung trong một tiểu sử tóm tắt

lại những nội

+ Giới thiệu khái quát nhân thân (lịch sử cá
nhân): họ tên, ngày tháng năm sinh, năm mất,

nghề nghiệp, học vấn, gia đình, gia tộc, quê
quán,...

dung cần có
trong một tiểu
sử tóm tắt?

+ Giới thiệu ngắn gọn lĩnh vực hoạt động xã
hội: làm gì, ở đâu,...
+ Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu.
+ Đánh giá chung về đối tượng
3. Thực hiện bài tập SGK

15p

* Lưu ý:

nhóm đại diện xét bài làm

- Giới thiệu đoàn viên ưu tú

trình bày sản của

+ Người trẻ tuổi (học sinh, sinh viên)

phẩm

+ Có năng lực học tập tốt, và hoạt động phong
trào sôi nổi


của bạn

mình và cho
lớp nhận xét

- Tham gia ứng cử vào ban chấp hành hội liên
hiệp thanh niên của tỉnh hoặc thành phố.

bài làm của
nhóm, sau đó

- Mục đích và yêu cầu:

GV nhận xét.

+ Mục đích:
Giới thiệu ứng cử viên vào ban chấp hành
Hội liên hiệp thanh niên
+ Yêu cầu:
 Thông tin chính xác, khách quan
 Thành tích của đoàn viên phải ghi cụ thể, đầy
đủ số liệu
 Văn bản ngắn gọn, súc tích.
 Văn phong: trong sáng, cô đọng, không dùng
từ ngữ biểu cảm, phép tu từ.
- Tìm hiểu người giới thiệu để có những
thông tin cần thiết.

- GV cho từng - HS nhận


9

- Những nội dung được thể hiện trong tiểu

nhóm


4. Củng cố
Nắm được những nội dung cũng như cách tiến hành trong văn bản tiểu sử tóm
tắt.
5. Dặn dò
- Về nhà HS tự thực hành viết tiểu sử tóm tắt của một số tác giả đã được học.
- Chuẩn bị bài kế tiếp.
* Giáo viên chuẩn bị:
3. Tiểu sử tóm tắt giới thiệu đoàn viên vào ban chấp hành liên hiệp thành hoặc
tỉnh.
Thưa các bạn!
Nhân dịp đại hội Liên hiệp thanh niên thành phố sắp tới, tôi xin giới thiệu bạn
Nguyễn Văn A vào danh sách đề của ban chấp hành nhiệm kì mới
Bạn Nguyễn Văn A sinh ngày 20 tháng 2 năm 2000, nơi sinh Cần thơ, hiện
đang sống tại Cần Thơ, bạn là học sinh lớp 10A1 trường thpt Nguyễn Việt Hồng.
Bạn là một học sinh xuất sắc trong học tập và hoạt động phong trào rất sôi nổi,
nhiệt tình. 4 năm liền đạt danh hiệu học sinh xuất sắc ở thcs Nguyễn Huệ, còn là một
bí thư chi đoàn gương mẫu được tập thể tín nhiệm.
Với uy tín, trách nhiệm cũng như khả năng làm việc của bạn, tôi tin bạn sẽ có
những đóng góp tích cực cho hội liên hiệp thanh niên của thành phố. Vì vậy tôi xin đề
cử bạn Nguyễn Văn A vào danh sách ban chấp hành liên hiệp nhiệm kì mới.
Rất mong được sự đồng tình, ủng hộ của tất cả mọi người.
Trân trọng kính chào!
4. Tiểu sử tóm tắt về tác giả Hàn Mặc Tử

HMT (1912-1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Mĩ Lệ, tổng
Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới, xuất thân trong một gia đình viên chức
nghèo, theo đạo thiên chúa, cha mất sớm, sống với mẹ ở Quy nhơn.
Ông làm thơ lúc 14,15 tuổi, sáng tác thơ cổ điển Đường luật sau chuyển sang
sáng tác thơ theo khuynh hướng mới lãng mạn. 1936 ông mắc bệnh phong, sau một
thời gian chữa trị mất tại trại phong Quy Hoà lúc 28 tuổi.
Ông để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị ở nhiều thể loại như: Gái quê (1936),
thơ Điên (1938), Duyên kì ngộ (kịch thơ-1939), Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi1940)…
HMT là một trong những tác gia tiêu biểu đã có những đóng góp rất lớn cho
nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, là người đa tài nhưng bạc mệnh.
Giáo viên hướng dẫn: Lâm Thị Kim Cương

Ngày soạn 17/02/2016

Ngày duyệt:

Người soạn: Đỗ Thị Ngờ

Chữ ký

Ký tên

10


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
----------------------GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT Nguyễn Việt Hồng


Họ & tên GSh: Đỗ Thị Ngờ

Lớp: 11A12

Mã số SV: B1200794

Môn: Ngữ văn

Ngành học: Sư phạm Ngữ văn

Tiết thứ:

Họ & tên GVHD: Lâm Thị Kim Cương

Ngày

tháng

năm 2016
NGƯỜI TRONG BAO
An-tôn Páp-lô-vích Sê- khốp

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Bi kịch “người trong bao” của Bêlicốp; tính khát quát và ý nghĩa xã hội của hình
tượng này.
- Tính cách nhân vật điển hình trong truyện ngắn Sêkhốp.
2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật.

3. Thái độ
- Giúp học sinh có ý thức phê phán và chống lại lối sống “trong bao”, hèn nhát, bảo
thủ, bạc nhược và ích kỉ trong xã hội hiện tại.
- Xây dựng ở học sinh đạo đức, lối sống trung thực, chan hòa, gần gũi với mọi người
xung quanh.
II. PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN LÊN LỚP
1. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, diễn dịch, quy nạp, phân tích - tổng hợp vấn đề, giảng giải, đặt
câu hỏi, thảo luận nhóm.
2. Phương tiện:
SGK, chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ văn lớp 11.
III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ (10 phút)
a. Đọc thuộc lòng bài thơ “Tôi yêu em” – Pu-skin?
b. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình (nhà thơ) được thể hiện thế nào qua bài thơ?
c. Qua bài thơ, em rút ra được cho mình bài học gì về tình yêu đôi lứa?
2. Dẫn vào bài mới
11


Nếu Puskin được mệnh danh là “khởi đầu của mọi khởi đầu”, là “mùa xuân của
đất nước Nga” thì Sêkhốp lại là đại biểu xuất sắc cuối cùng khép lại chặng đường
vinh quang của chủ nghĩa hiện thực Nga cuối thế kỉ XIX. Tên tuổi Sêkhốp gắn liền
với nhiều cách tân nghệ thuật đặc sắc ở thể loại truyện ngắn, nó phản ánh chân thực
bức tranh xã hội và con người Nga cuối thế kỉ với nhiều căn bệnh tinh thần khó chữa.
“Người trong bao” là một trong vô số những truyện ngắn xuất sắc với nội dung như
thế. Để hiểu hơn về nhà văn Sêkhốp, về ngòi bút hiện thực sắc sảo của ông cùng
những căn bệnh tinh thần mà ông đã bắt mạch được trong xã hội Nga lúc bấy giờ.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay với tác phẩm “Người trong bao”.
3. Vào bài

Nội dung lưu bảng

Thời

Hoạt động

Hoạt

động
Gian
của GV
I. Tìm hiểu chung
10p
? Dựa vào thông tin
1. Tác giả
trong SGK, em hãy
* Lưu ý HS gạch chân ý chính trong
trình bày một vài
SGK
nét chính về tiểu sử
- Cuộc đời tác giả
của tác giả Sêkhốp?
- Những tác phẩm tiêu biểu
? Truyện ngắn của
- Đặc điểm truyện ngắn
Sêkhốp có đặc điểm
- Nội dung truyện ngắn Sêkhốp
gì nổi bật?
- Giảng:
+ Truyện ngắn của

nhà văn Sêkhốp
thường

cốt
truyện đơn giản.
+ Nhà văn Sêkhốp lấy
chất liệu từ cuộc sống
đời thường. Từ đó,
ông đặt ra những vấn
đề có ý nghĩa xã hội
to lớn và ý nghĩa nhân
văn sâu sắc.
? Em hãy cho biết, nội
dung chính trong
các tác phẩm của
Sêkhốp là gì?
- Giảng:
Phản ánh cuộc sống
tầm thường, trong vỏ
óc của giới trí thức
2. Tác phẩm
Nga cuối thế kỉ XIX.
12

của HS
- HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời


- HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời


a. Hoàn cảnh sáng tác: “Người trong
bao” viết năm 1898, trong khoảng thời
gian ông dưỡng bệnh ở thành phố
Ianta, trên bán đảo Crưm, biển Đen.
b. Bối cảnh truyện: Bầu không khí
chuyên chế nặng nề của nước Nga cuối
thế kỉ XIX.

5p
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp
a. Ngoại hình, thói quen lập dị, suy
nghĩ, hành đông và tính cách khác
người của Bê-li-côp.
* Ngoại hình.
- Vẻ mặt: tái nhợt, rầu rĩ
- Trang phục:
+ Luôn đi giày cao su ngay cả khi đẹp
trời
+ Mặc áo bành tô
+ Cầm ô, đeo kính râm, lỗ tai nhét bông,
đội mũ

* Thói quen trong sinh hoạt.
+ Đồ dùng đều để tất cả trong bao (ô,
đồng hồ, chiếc dao..)
20p
+ Ở nhà: vẫn mặc áo khoác, đóng cửa,
cài then.
+ Buồng ngủ chật như cái hộp, khi ngủ
chùm chăn kín mít.
+ Khi đi xe kéo mui trùm kín mít
* Suy nghĩ, hành động
- Suy nghĩ:
+ Bảo thủ, kì quái, tôn sung quá khứ, liên
tưởng, tưởng tượng những điều vô lí.
+ Thông tư, chỉ thị bài báo cấm thì cho là
rõ ràng.
+ Tự cho rằng cách sống của mình là
đúng đắn, tử tế.
13

? Trình bày hoàn cảnh
sáng tác của truyện
ngắn “Người trong
bao”?
? Em hãy trình bày
bối cảnh của truyện
ngắn “Người trong
bao”?
- Giảng: Xã hội Nga
đang trong bầu - HS trả lời
không khí ngột ngạt

của chế độ Nga
hoàng Nicolai Đệ - HS thảo luận
nhị cùng với cuộc nhóm đôi
đấu tranh đàn áp dã
man và chống chiến
tranh xâm lược.
? GV chia nhóm cho
HS thảo luận tìm hiểu
hình tượng Bê-li-cốp:
+ Ngoại hình
+ Thói quen trong
sinh hoạt
+ Suy nghĩ và hành
động.
+ Tính cách

- HS thảo luận
nhóm

? Qua những chi tiết
và sự phân tích ở
trên, em có cảm
nhận hay nhận xét
gì về chân dung của
Bêlicốp?
- Giảng: Cuộc sống
tù túng chính là
“khát vọng mãnh



- Hành động:
+ Thích làm theo thông tư, chỉ thị
+ Ngăn cản Cô-va-len- cô không được
cưỡi xe đạp.
+ Đến nhà đồng nghiệp ngồi im lặng

liệt thu mình vào - HS trả lời
một cái vỏ, tạo ra
cho mình một thứ
bao có thể ngăn
cách, bảo vệ hắn
khỏi những ảnh
hưởng bên ngoài” ở
Bêlicốp.
? Từ những chi tiết về
chân dung và những
đặc điểm tính cách
mà chúng ta vừa tìm
được, theo các em
nhân vật Bêlicốp có
phải là nhân vật
điển hình không? Vì
sao?
- Giảng:
+ GV liên hệ nhân vật
Chí phèo tác phẩm
cùng tên Nam Cao
+ Để được gọi là nhân
vật điển hình phải
thoả mãn 2 điều

kiện: Tính chung và
tính riêng
- HS trả lời
* Nhân vật Bêlicốp:
- Đại diện một bộ
phận trí thức ở Nga
hèn nhát, lạc hậu,
giáo điều.
- Chân dung, tính
cách, suy nghĩ, hành
động…
? Em có nhận xét gì
về lối sống, tính
cách của Bêlicốp?
(tích cực hay tiêu
cực, đáng để học hỏi
hay lên án phê
phán?)
Liên hệ thực tế:
Bản thân em phải tự

* Tính cách:
- Sống cô độc, nhút nhát, yếu đuối, sợ
hãi mọi thứ xung quanh.
- Bảo thủ giáo điều máy móc.
- Tự hài lòng với lối sống hiện tại
 Hình tượng Bê-li-cốp lập dị, quái lạ
từ ngoại hình đến tính cách, là một hình
tượng điển hình cho lối sống trong bao
đáng bị phê phán.

 Bê-li-côp là điển hình cho một bộ
phận trí thức Nga đương thời sống ích kỉ,
hèn nhát, sợ hãi, trì trệ.

14


rèn luyện cho mình
lối sống và tính cách
như thế nào để phù
hợp với xã hội hiện
đại?
? Những chi tiết nào
cho thấy sức ảnh
hưởng của Bê-li-cốp
như thế nào đối với
mọi người?
? Em có nhận xét gì
về sức ảnh hưởng
của Bê-li-cốp?
- Giảng:
Bê-li-cốp là một đại
diện cho một bộ - HS trả lời
phận trí thức Nga
cuối thế kỉ XIX nhu
nhược, hèn nhác, hủ
lậu đã kiềm hãm sự
phát triển của xã - HS trả lời
hội?
? Lối sống chị em VaRen-Ca như thế nào

đối với lối sống Bêli-cốp?
? Nguyên nhân nào
dẫn đến cái chết của
Bêlicốp?
- Giảng:
Sỉ diện sợ bị
hiệu trưởng, đồng
nghiệp khiển trách,
sợ là đề tài cho
những bức tranh
biếm hoạ…
? Theo em, cái chết
của Bêlicốp có ý
nghĩa gì?
- Giảng:
Con người không thể
sống trong vỏ bọc
khi xã hội luôn phát

b. Ảnh hưởng của lối sống Bê-li-côp
tới mọi người:
- Là sản phẩm của một xã hội Nga thế kỉ
XIX, XH chuyên chế ngột ngạt, nặng nề.
- Đồng nghiệp, mọi người xung quanh y,
cả thành phố nơi y sống đều sợ hãi y, họ
xa lánh y, không muốn dây với y.
- Họ sợ tất cả: Sợ nói to, sợ gửi thư, sợ
làm quen, đọc sách, sợ giúp đỡ người
nghèo, dạy học chữ……
 Khi Bê-li-côp đã làm cho cả xã hội

trở nên nặng nề, trì trệ, ngột ngạt.

c. Chị em Va ren ca, nguyên nhân, ý
nghĩa cái chết của Bê-li-côp và thái độ
của của mọi người.
* Hình ảnh chị em Va – Ren – ca so
với Bê-li-côp đối lập Bê-li-côp. Họ mới
mẻ, tự do, mạnh mẽ.
* Nguyên nhân cái chết Bê-li-côp.
- Trực tiếp:
+ Vì bị ngã đau lại không chịu chạy
chữa.
+ Vì bị sốc trước thái độ của chị em Varen-ca.
+ Sợ bị hiệu trưởng, thanh tra khiển
trách.
- Sâu xa:
+ Cái chết của Bê-li-côp là cái chết tất
yếu của lối sống trong bao.
+ Cái chết hợp lôgic khi có xung đột
giữa cái cũ và cái mới để tạo sự phát
triển xã hội.
* Hình ảnh Bê-li-cốp khi chết
- Vẻ mặt hiền lành, dễ chịu có vẻ tươi
tỉnh như mừng.
15


 Ý nghĩa:
+ Cái chết là tất yếu, là sự giải thoát và
hạnh phúc.

+ Quan tài là cái bao tốt nhất, bền vững
nhất, phù hợp với những con người có
lối sống trong bao.
* Thái độ của mọi người đối với Bê-licốp
- Khi y còn sống: sợ hãi, căm ghét, bị ám
ảnh sâu sắc
- Khi y chết: cảm thấy nhẹ nhàng, thoải
mái, nhưng sau đó lại nặng nề như cũ

triển.

- HS trả lời
? Thái độ của mọi
người
đối
với
Bêlicốp như thế nào
khi còn sống và khi
đã chết?
- Giảng:
+ Còn sống: Mọi
người tỏ ra thái độ
sợ hãi và khinh
miệt.
+ Khi chết: Bêlicốp
chết mọi người như
chút bỏ xiềng xích,
cảm giác thoải mái,
nhưng cuộc sống
vẫn ngột ngạt, nặng

nề.
? Tại sao lại như vậy?
Qua đó, nhà văn
Sêkhốp muốn nói
với độc giả điều gì?
- Giảng:
Bêlicốp chỉ là một
điển hình về con
người trong bao chứ
không phải là duy
nhất. Chính xã hội
Nga cuối thế kỉ XIX
là mầm móng, sản
sinh ra rất nhiều con
người trong bao. Đó
là lí do vì sau ở cuối
truyện ngắn, bác sĩ
IVan Ivanứt lại phát
biểu: “Không thể
sống như thế mãi
được!”nỗi
lo
lắng, trăn trở của tác
giả, cũng như nhà

 Ảnh hưởng kiểu người Bê-li-côp đã
đầu độc không khí trong sạch, lành mạnh
của đạo đức, văn hóa nước Nga đương
thời.
 Hiện tượng, lối sống, kiểu người Bêli-côp mang tính quy luật lịch sử phát

triển của xã hội loài người.

16

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời


10p

2. Hình ảnh “cái bao”:
- Nghĩa đen: “cái bao” là vật dùng để
đựng, bọc, gói đồ vật, hàng hóa,… hình
túi hoặc hình hộp.
- Nghĩa bóng: ám chỉ lối sống, tính cách
trong bao của Bêlicốp.
- Nghĩa biểu trưng:
Kiểu người trong bao, lối sống trong
bao tồn tại trong xã hội Nga cuối thế kỉ
XIX kiềm hãm sự phát triển của con
người, sản sinh và bao chứa những con
người trong bao.


17

văn Nam Cao phản
ánh hiện thực xã hội
Việt Nam.
Liên hệ thực tế
Vấn đề đặt ra là
chúng ta cần phải
làm gì để thay đổi
cuộc sống ấy?
? Hình ảnh “cái bao” - HS trả lời
mà nhà văn xây
dựng có ý nghĩa gì?
(nghĩa đen, nghĩa
bóng, nghĩa biểu
trưng).
- Giảng:
Cái bao nghĩa đen
là vật dùng để đựng,
bọc, gói đồ vật,
hàng hóa,… hình túi
hoặc hình hộp. Còn
xét về nghĩa bóng,
cái bao chính là sự
ám chỉ của nhà văn
đối với lối sống,
tính cách trong bao
của con người trong
xã hội Nga cuối thế
kỉ XIX mà Bêlicốp

không phải là duy
nhất mà là một điển
hình.
Suy rộng ra hơn,
cái bao còn là xã
hội Nga dưới chế độ
Nga hoàng. Nó luôn
kiềm hãm sự phát
triển của con người,
sản sinh và bao - HS trả lời
chứa những người
với nhiều căn bệnh
tinh thần khó chữa.
Liên hệ thực tế
? Trong cuộc sống xã - HS trả lời


III. Tổng kết
1. Nghệ thuật

- Chọn ngôi kể: Ngôi thứ 3 chuyển
sang ngôi thứ nhất => Tính khách
quan, chân thực, gần gũi, tạo cấu trúc
kể truyện lồng trong truyện.
10p
- Giọng kể: Mỉa mai, châm biếm, vẻ
ngoài trầm tĩnh nhưng ẩn đằng sau là
sự trăn trở, chua xót.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển
hình.

- Nghệ thuật tương phản: Lối sống,
tính cách Bê-li-côp >< chị em Va-renca, giáo viên, nhân dân
- Nghệ thuật biểu tượng: Hình ảnh
cái bao, lối sống trong bao

hội hiện đại ngày
nay, các em có bắt
gặp những Bêlicốp
không? Em có thể
chia sẻ với cô và các
bạn.
? Em hãy trình bày
những đặc sắc nghệ
thuật trong truyện
ngắn “Người trong
bao”? (Ngôi kể,
giọng kể, nghệ thuật
xây dựng nhân vật).

? Em hãy cho biết ý
nghĩa văn bản?

2. Ý nghĩa văn bản
Tác phẩm thể hiện cuộc đấu tranh
của con người với “cái bao” chuyên
chế và khát vọng được sống là mình,
loại bỏ lối sống “trong bao”, thức tỉnh
con người “không thể sống mãi như thế
được”.


- HS trả lời

- HS trả lời
18


- HS trả lời

10p

4. Củng cố (5 phút)
- Em hãy trình bày một số đặc điểm về truyện ngắn Sêkhốp?
- Ngoại hình và lối sống của Bêlicốp được ngòi bút Sêkhốp khắc họa như thế nào?
Em có cảm nhận gì về nhân vật này qua sự khắc họa ấy?
- Em hãy trình bày những đặc điểm tính cách của nhân vật Bêlicốp?
19


- Chứng minh: Bêlicốp là hình tượng nhân vật điển hình?
5. Dặn dò
Chuẩn bị bài tiếp theo.
Giáo viên hướng dẫn: Lâm Thị Kim Cương

Ngày soạn 17/02/2016

Ngày duyệt:

Người soạn: Đỗ Thị Ngờ

Chữ ký


Ký tên

20


GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT BÌNH THỦY

Họ & tên Gsh: TRẦN THỊ MINH

Lớp: 11B7

Mã số SV: B1200787

Môn: Ngữ văn

Ngành học: Sư phạm Ngữ văn

Tiết thứ:

Họ & tên GVHD: HÀN THỊ HUỆ

Ngày dạy:
TIẾT: NGƯỜI TRONG BAO – A. SÊ- KHỐP
(tiết: 1)
I. MỤC TIÊU
- Về kiến thức cơ bản:
+ Hiểu được sự phê phán sâu sắc của nhà văn đối với lối sống “thu mình vào
trong bao” của một bộ phận trí thức Nga.

+ Nhận biết được bút pháp hiện thực sắc sảo trong việc xây dựng hình tượng
điển hình Sê- khốp.
- Về kỹ năng: Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật.
- Về thái độ: Có thái độ phê phán, nhìn nhận con người trong cuộc sống hiện tại. Từ
đó góp phần xây dựng lối sống tích cực trong xã hội.
- Về phát triển năng lực: Đọc- hiểu văn bản, cảm thụ văn chương, tưởng tượng.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp: diễn giảng, trả lời câu hỏi,
2. Phương tiện: giáo án, Sgk…
III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới: (1 phút)
Nhắc đến văn học Nga phải nói đến Sê-khốp, một ngòi bút tiêu biểu của giai
đoạn văn học cuối thế kỉ XIX. Ông thành công ở thể loại truyện ngắn với những vấn
đề hiện thực cuộc sống hằng ngày. Tác phẩm “Người trong bao” là một truyện ngắn
nổi tiếng của Sê-khốp. Nhân vật chính là một con người mắc chứng bệnh sợ hãi, bạc
nhược đến nỗi sống và chết đều bất hạnh. Để hiểu được vấn đề trên thì hôm nay cô và
các em cùng tìm hiểu bài “Người trong bao”- Sê-khốp.
Thời
lượng
5
phút

Hoạt động của Gv và Hs

Nội dung lưu bảng

Gv hỏi: Trình bày những nét chính
về tác giả A.Sê-khốp?

Gv diễn giảng thêm: Ông là người
cách tân thiên tài về thể loại truyện
ngắn và kich nói với nội dung thường
phê phán chế độ xã hội bất công, thói
cường hào và cuộc sống ăn hại của
những giai cấp chính .
+ Phê phán sự bất lực và sa đọa tinh
thần của bộ phận trí thức.

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- A.Sê - khốp sinh ra và lớn lên trong một gia
đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta - gan - rốc,
bên bờ biển A - dốp.
- Là nhà văn kiệt xuất Nga, đại biểu cuối cùng
của chủ nghĩa hiện thực Nga cuối thế kỷ XIX.
- Là nhà cách tân về đề tài hiện thực cuộc
sống nhưng khái quát.
- Các tác phẩm đặc sắc: “Anh béo và anh
gầy”, “Con kì nhông”, “Phòng số 6”, “Đảo

21


3
phút

2
phút


+ Đồng cảm và trân trọng đối với Xa - kha – lin”, “Đồng cỏ” ...
người nghèo khổ, thể hiện tình yêu
thắm thiết đối với nhân dân lao động.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm được sáng tác năm 1898, trong
Gv hỏi: Truyện ngắn “Người trong khi nhà văn đang dưỡng bệnh ở thành phố Ibao” ra đời trong hoàn cảnh nào?
an- ta trên bán đảo Crưm, biển Đen.
Gv diễn giảng: Ra đời trong thời kì
chế độ nông nô chuyên chế ở Nga
đang đi vào giai đoạn khủng hoảng
trầm trọng. Bầu không khí ngột ngạt,
nặng nề. Nhiều người hoang mang,
dao động, mất tinh thần. Tâm lí thất
vọng, hoài nghi, lo sợ muốn từ bỏ đấu
tranh, thậm chí thỏa hiệp.
b. Bố cục
- Mở truyện: Bác sĩ thú y I-van I-va-nứt kể
cho thầy giáo Bu-rơ-kin về Bê-li-cốp.
Gv hỏi: Truyện gồm mấy phần? Nêu
- Thân truyện: Con người và tính cách của
nội dung chính từng phần?
Bê-li-cốp
- Kết truyện: Nhận xét bác sĩ I-van.

20
phút

Gv hỏi: Ngoại hình của nhân vật
Bê-li-cốp được miêu tả như thế nào?

Qua những chi tiết nào ?

Năng lực giải quyết vấn đề
Gv hỏi: Những thói quen sinh hoạt
của Bê-li-cốp như thế nào?
Gv gợi ý: Khi ở nhà, ra ngoài đường.
Gv hỏi: Trong mối quan hệ với đồng
nghiệp thì Bê-li-cốp như thế nào?

Gv hỏi: Qua đó lối sống của Bê-licốp thể hiện như thế nào?

22

II. Phân tích tác phẩm
1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp
a. Ngoại hình
- Cách ăn mặc: Đeo mắt kính râm, mặc áo
bong chần, lỗ tai nhét bông.
- Lúc nào cũng giấu sau chiếc áo bành tô
dựng cổ, đeo kính râm.
- Vật dụng: cái ô, đồng hồ quả qúyt, chiếc dao
nhỏ để gọt bút chì…tất cả đều đựng trong
bao.
b. Lối sống hằng ngày
- Khi ở nhà:
+ Mặc áo khoác ngoài, đội mũ, đóng cửa, cài
then.
+ Buồng ngủ: chật như cái hộp, khi ngủ kéo
chăn trùm đầu kín mít, đốt lò sưởi.
- Khi ra ngoài đường:

+ Ngồi lên xe ngựa đều cho kéo mui lên.
- Khi đến thăm đồng nghiệp:
+ Kéo ghế ngồi, không nói, mắt nhìn xung
quanh như tìm kiếm vật gì đó. Sau một giờ ra
về.
→ Lối sống thu mình vào một cái vỏ bọc “cái
bao” ngăn cách với xã hội bên ngoài. Con
người khó hiểu và lập dị.
c. Tính cách, suy nghĩ
Nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại


Gv hỏi: Tính cách của Bê-li-cốp
được thể hiện qua chi tiết nào?

ngợi ca, tôn sùng quá khứ: say mê tiếng Hi
Lạp.
- Ý nghĩ cũng giấu vào trong bao.
- Sùng bái cấp trên với những thông tư, chỉ thị
một cách máy móc, rập khuôn.
- Bảo thủ, giáo điều: không đi xe đạp, mặc áo
thêu.
- Luôn cô độc, sợ hãi mọi thứ “sợ nhỡ xảy ra
chuyện gì”.
- Sống thu mình, khép kín.  Lối sống trong
bao.
 Con người đơn độc, thu mình vào vỏ bọc
của cái tăm tối, lạc hậu, cổ hủ của cá nhân.
Ngăn cách với xã hội, với tất cả các mối quan
hệ, luôn luôn hoài nghi và sợ hãi, lo lắng và

đơn độc trong cái vỏ bọc.
2. Ảnh hưởng của nhân vật Bê- li- cốp đến
mọi người.

10
phút

Gv hỏi: Tìm những chi tiết nói về sự
ảnh hưởng của Bê-li-cốp với đồng
nghiệp và mọi người?
Gv hỏi: Thái độ của mọi người đối
với Bê-li- cốp như thế nào?

- Đồng nghiệp: sợ hãi, né tránh, xem thường.
- Bê-li-cốp ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi
người xung quanh và khống chế họ trong suốt
mười lăm năm:
+ Các bà, các cô không dám tổ chức diễn kịch
vào tối thứ bảy.
Gv kết luận và diễn giảng:
+ Giới tu hành không dám ăn thịt chó và đánh
Chính ảnh hưởng lối sống Bê-li-cốp
bài khi có hắn.
khiến cho mọi người cảm thấy khó
+ Họ sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ
chịu, ngột ngạt và sợ y qua những
đọc sách, dạy học chữ…
tiếng thở dài, than vãn với cặp kính
đen trên gương mặt nhỏ bé của y đã
 Cách sống trong bao ấy bao phủ lên mọi

lấn áp mọi người xung quanh và tất cả
người dân làm cho cuộc sống ngày càng bị
đều nhượng bộ hắn, thậm chí bớt điểm
mài mòn. Tác hại của lối sống và cần phê
hạnh kiểm và đuổi hai học sinh.
phán lối sống đó.

4. Củng cố (3 phút)
Hoàn thành sơ đồ : Khái quát tính cách nhân vật Bê-li-cốp.

Bảo thủ, giáo điều, rập
khuôn.
Ý nghĩ cố giấu trong
bao

Nhút nhát, ghê sợ, tôn
sùng quá khứ.
Tính cách Bê-licốp
23

Luôn cô độc và sợ hãi


Sùng bái cấp trên.
Sống thu mình, khép
kín

5. Dặn dò
- Hs về nhà học bài.
Giáo viên hướng dẫn

Ngày duyệt:
Chữ ký:

Ngày soạn:
Người soạn
(Ký tên)

24


25


×