Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá hiện trạng sản xuất giống và đề xuất các giải pháp sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn theo tiêu chuẩn an toàn sinh học tại tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------

NGUYỄN HỮU THÁI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT GIỐNG VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT GIỐNG THỦY
SẢN NƯỚC LỢ, MẶN THEO TIÊU CHUẨN AN TOÀN SINH
HỌC TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------

NGUYỄN HỮU THÁI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT GIỐNG VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT GIỐNG THỦY
SẢN NƯỚC LỢ, MẶN THEO TIÊU CHUẨN AN TOÀN SINH
HỌC TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành :

Nuôi trồng thủy sản


Mã số :

60 62 03 01

Quyết định giao đề tài :

1022/QĐ-ĐHNT ngày 7/10/2014

Quyết định thành lập HĐ :
Ngày bảo vệ :

25/11/2015

Người hướng dẫn khoa học :
TS. Nguyễn Địch Thanh
Chủ tịch hội đồng :
TS. Lục Minh Diệp
Khoa sau đại học :
KHÁNH HÒA - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá hiện trạng sản xuất giống
và đề xuất các giải pháp sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn theo tiêu chuẩn an
toàn sinh học tại tỉnh Bình Định” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày

tháng năm 2015

Tác giả

Nguyễn Hữu Thái

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý
phòng, ban, Khoa Sau đại học và Viện Nuôi trồng Thủy sản của trường Đại học Nha
Trang luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đề tài này. Đặc biệt là sự
hướng dẫn tận tình, chu đáo của TS. Nguyễn Địch Thanh đã giúp tôi hoàn thành tốt đề
tài.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê, Chi cục Thú y,
Chi cục Nuôi trồng thủy sản; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện
Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn, Tuy Phước và Thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định;
Các chủ cơ sở sản xuất giống và cán bộ kỹ thuật của các cơ sở sản xuất giống thủy sản
nước lợ, mặn trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả


Nguyễn Hữu Thái

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................... v
DANH MỤC KÝ HIỆU .................................................................................................... viii
DANH MỤC VIẾT TẮT....................................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ x
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ................................................................................................ xii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn ở Việt Nam ............ 3
1.1.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống tôm ........................................................... 3
1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất tôm sú ............................................................. 3
1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất tôm TCT ......................................................... 5
1.1.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống cá nước lợ, mặn ....................................... 6
1.2 Tình hình nuôi và sản xuất giống tôm ở tỉnh Bình Định ............................................ 7
1.2.1 Tình hình sản xuất thủy sản tỉnh Bình Định ............................................................ 7
1.2.2 Tình hình xã hội của tỉnh ......................................................................................... 8
1.2.3 Tình hình nuôi tôm giai đoạn 2011-2014................................................................. 10
1.2.4 Tình hình sản xuất tôm giống .................................................................................. 11
CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 13
2.2 Đối tượng nghiên cứu: Điều tra tình hình sản xuất giống các đối tượng nước lợ,

mặn tại Bình Định....................................................................................................... 13
2.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 13
2.4 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu .................................................................... 14
2.4.1 Thu thập số liệu ........................................................................................................ 14
2.4.2 Phương pháp ước tính cho mẫu điều tra .................................................................. 15
2.4.3 Xử lý và phân tích số liệu ........................................................................................ 16
2.5 Các chỉ thị đánh giá sản xuất giống thủy sản đảm bảo an toàn sinh học .................... 17
v


CHƯƠNG 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hiện trạng sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn tỉnh Bình Định.............................. 18
3.1.1 Thông tin chung về cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn ............................ 18
3.1.1.1 Tuổi của lao động sản xuất giống thủy sản ........................................................... 18
3.1.1.2 Giới tính của lao động sản xuất giống .................................................................. 20
3.1.1.3 Số năm kinh nghiệm của người tham gia sản xuất giống .................................... 21
3.1.1.4 Trình độ văn hóa của lao động tham gia sản xuất giống ...................................... 22
3.1.2 Mô hình hoạt động .................................................................................................. 26
3.2 Hiện trạng công nghệ sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn tỉnh Bình Định ............ 26
3.2.1 Đối tượng sản xuất giống ......................................................................................... 26
3.2.2 Đặc điểm hệ thống công trình .................................................................................. 27
3.2.2.1 Hệ thống xử lý nước.............................................................................................. 27
3.2.2.2 Hệ thống bể nuôi vỗ thành thục bố mẹ ................................................................. 29
3.2.2.3 Hệ thống ương ấu trùng ........................................................................................ 30
3.2.2.4 Hệ thống xử lý nước thải....................................................................................... 34
3.2.2.5 Hệ thống phòng thí nghiệm ................................................................................... 35
3.2.2.6 Hệ thống kho lạnh, kho bảo quản thức ăn............................................................. 36
3.2.2.7 Hệ thống khử trùng tiêu độc ................................................................................. 37
3.2.2.8 Hệ thống tường rào bảo vệ .................................................................................... 38
3.2.3 Quy trình sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn tỉnh Bình Định ............................ 39

3.2.3.1 Cải tạo nâng cấp cơ sở sản xuất giống .................................................................. 39
3.2.3.2 Hiện trạng trại sử dụng bố, mẹ cho sinh sản ......................................................... 42
3.2.3.3 Hiện trạng trại ương dưỡng giống : (Nauplius, trứng cá, cua xanh…) ................. 46
3.2.4 Kỹ thuật chăm sóc và quản lý .................................................................................. 46
3.2.4.1 Thức ăn và cách cho ăn ......................................................................................... 46
3.2.4.2 Chế độ chăm sóc quản lý ...................................................................................... 47
3.2.4.3 Quản lý môi trường ương nuôi............................................................................. 47
3.2.4.4 Bệnh và các biện pháp phòng trị ........................................................................... 48
3.3 Hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế ........................................................................ 50
3.3.1 Sản lượng, giá thành, giá bán Postlarvae giống tôm HCT ....................................... 50
3.3.2 Sản lượng, giá thành, giá bán Postlarvae giống tôm sú ........................................... 51
3.3.3 Hiệu quả kinh tế ....................................................................................................... 53
vi


3.3.4 Hiệu quả xã hội ........................................................................................................ 53
3.4 Đánh giá nhận xét hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn tỉnh
Bình Định ................................................................................................................... 54
3.4.1 Cơ sở vật chất trại sản xuất giống ............................................................................ 54
3.4.2 Kỹ thuật sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn ....................................................... 55
3.5 Các giải pháp sản xuất giống thủy sản giống thủy sản nước lợ, mặn theo tiêu chuẩn
an toàn sinh học tỉnh Bình Định ................................................................................. 57
3.5.1 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn của tỉnh Bình
Định ................................................................................................................................... 57
3.5.1.1 Thuận lợi ............................................................................................................... 57
3.5.1.2 Khó khăn ............................................................................................................... 57
3.5.2 Các giải pháp phát triển công nghệ sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn theo
tiêu chuẩn an toàn sinh học ............................................................................................... 58
3.5.2.1 Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................................ 58
3.5.2.2 Các giải pháp về môi trường ................................................................................. 60

3.5.2.3 Giải pháp về nghiên cứu khoa học ........................................................................ 61
3.5.2.4 Giải pháp về quản lý Nhà nước............................................................................. 61
3.5.2.5 Giải pháp về kinh tế .............................................................................................. 62
CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
4.1 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 63
4.1.1 Điều kiện tự nhiên-kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định........................................... 63
4.1.2 Thông tin về cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn ở Bình Định .................. 63
4.1.3 Hiện trạng nghề sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn ........................................... 63
4.1.4 Hiệu quả kinh tế ....................................................................................................... 64
4.1.5 Hiệu quả xã hội ........................................................................................................ 64
4.2 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ..................................................................................................... 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 65
PHỤC LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

vii


DANH MỤC KÝ HIỆU

-e

:

Xác suất phạm sai lầm loại II hay còn gọi là b (b=10%)

- GO

:

Giá trị sản xuất


-n

:

Tổng số mẫu

-N

:

Tổng thể

- Pi

:

Giá trị của sản phẩm i tương ứng

- SD

:

Độ lệch chuẩn

- SE

:

Sai số chuẩn


- Qi

:

Khối lượng sản phẩm thứ i

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- CTV

:

Cộng tác viên

- Đvt

:

Đơn vị tính

- ĐBSCL

:

Đồng bằng Sông Cửu Long

- FAO


:

Food and Agriculture Organization of the United
Nations (Tổ chức Nông Lương thế giới)

- TCT

:

Thẻ chân trắng

-L

:

Lít

- PCR

:

Polymerase Chain Reaction (Phản ứng khuếch đại
gen)

- NN & PTNT :

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- NTTS


:

Nuôi trồng thủy sản

- Tp

:

Thành phố

- Tr.đ

:

Triệu đồng

- KHTSCĐ

:

Khấu hao tài sản cố định

- UBND

:

Ủy Ban Nhân dân

- WTO


:

World Trade Organization (Tổ chức Thương mại
thế giới)

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tình hình nuôi tôm của tỉnh Bình Định từ năm 2011-2014 .......................... 10
Bảng 1.2 Tình hình sản xuất tôm giống của tỉnh Bình Định từ năm 2011-2014 .......... 11
Bảng 3.1 Cơ cấu nhóm tuổi của người sản xuất tôm giống .......................................... 19
Bảng 3.2 Số năm kinh nghiệm của người sản xuất giống ............................................. 21
Bảng 3.3 Trình độ văn hóa của người sản xuất giống .................................................. 22
Bảng 3.4 Trình độ chuyên môn của người sản xuất giống ........................................... 24
Bảng 3.5 Mô hình hoạt động của cơ sở sản xuất giống ............................................... 26
Bảng 3.6 Điều tra về bể chứa, lắng .............................................................................. 28
Bảng 3.7 Hệ thống bể nuôi bố mẹ ................................................................................. 29
Bảng 3.8 Hệ thống bể ương ấu trùng ............................................................................ 31
Bảng 3.9 Các loại bể sử dụng ương nuôi ấu trùng ........................................................ 33
Bảng 3.10 Hệ thống bể chứa nước xử lý....................................................................... 34
Bảng 3.11 Vệ sinh trại trước mỗi vụ sản xuất............................................................... 40
Bảng 3.12 Tỷ lệ cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn ...................................... 42
Bảng 3.13 Nguồn gốc xuất xứ tôm bố mẹ .................................................................... 43
Bảng 3.14 Thể tích bể ấp và phương pháp xử lý Nauplius ........................................... 45
Bảng 3.15 Thay nước trong ương nuôi ấu trùng tôm.................................................... 47
Bảng 3.16 Sản lượng và giá thành, giá bán Postlarvae tôm TCT năm 2014 ................ 50
Bảng 3.17 Sản lượng và giá thành, giá bán Postlarvae tôm sú năm 2014 .................... 51
Bảng 3.18 Tỷ suất lợi nhuận (%lợi nhuận/tổng chi phí) .............................................. 53


x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định..................................................................... 8
Hình 1.2 Sản lượng tôm giống của tỉnh Bình Định .......................................................... 22
Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ........................................................................ 23
Hình 3.1 Số năm kinh nghiệm của người sản xuất giống ................................................. 28
Hình 3.2 Tỉ lệ giới tính của người tham gia sản xuất giống ............................................. 29
Hình 3.3 Cơ cấu nhóm tuổi ............................................................................................... 31
Hình 3.4 Trình độ văn hóa của người lao động sản xuất giống ........................................ 32
Hình 3.5 Trình độ chuyên môn của người lao động sản xuất giống ................................. 34
Hình 3.6 Mô hình hoạt động của Cơ sở sản xuất giống ................................................... 36
Hình 3.7 Bể lắng của Công ty C.P .................................................................................... 38
Hình 3.8 Bể ương tôm thẻ chân trắng bố mẹ .................................................................... 40
Hình 3.9 Bể ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng ................................................................. 42
Hình 3.10 Các loại bể trong quá trình ương ấu trùng ....................................................... 44
Hình 3.11 Thuốc hóa chất để dễ bị hư hỏng ..................................................................... 46
Hình 3.12 Thức ăn để bị ẩm mốc ...................................................................................... 47
Hình 3.13 Trại có hệ thống khử trùng trước khi vào khu xuất ......................................... 47
Hình 3.14 Trại không có hệ thống khử trùng trước khi vào khu xuất .............................. 48
Hình 3.15 Cơ sở sản xuất tường rào cổng ngõ thô sơ ....................................................... 49
Hình 3.16 Hệ thống tường rào của Công ty C.P ............................................................... 49
Hình 3.17 Sơ đồ mối quan hệ tương tác phát sinh dịch bệnh trong sản xuất giống ......... 58
Hình 3.18 Tỷ lệ các loại bệnh xuất hiện trong quá trình sản xuất giống .......................... 59
Hình 3.19 Giá thành và giá bán Postlarvae tôm TCT của các cơ sở................................. 62
Hình 3.20 Giá thành và giá bán Postlarvae tôm sú của các cơ sở..................................... 63
Hình 3.21 Hệ thống xử lý nước biển ................................................................................. 69


xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Từ năm 1990, Ngành Thủy sản của tỉnh Bình Định phát triển hết sức sôi động
góp phần quan trọng vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế-xã hội và tăng trưởng kinh tế
chung của tỉnh. Tuy nhiên việc phát triển sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn trong
thời gian qua đã bộc lộ nhiều vấn đề đáng quan tâm như: cơ sở sản xuất tự phát, thiếu
qui hoạch vì vậy con giống sản xuất ra không đảm bảo chất lượng. Nguyên nhân do
người sản xuất sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại (thậm chí sử dụng các loại
trong danh mục cấm), không đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm vì dư lượng
kháng sinh, chất cấm, chất gây ưng thư...Vấn đề điều tra tình hình sản xuất giống để
đánh giá hiện trạng về cơ sở vật chất, kỹ thuật sản xuất, tình hình dịch bệnh của các cơ
sở sản xuất giống và công tác quản lý của chính quyền địa phương để có cơ sở đề xuất
các giải pháp định hướng nghề sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn theo hướng ổn
định, bền vững và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn sinh học là rất cần thiết.
1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài :
Đưa ra được các đánh giá làm cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quản lý,
định hướng sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn tại tỉnh Bình Định phát triển ổn
định, bền vững và theo hướng an toàn sinh học.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng :
Phương pháp nghiên cứu là kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết, khảo sát, phỏng
vấn trực tiếp, thu thập và tổng hợp số liệu thu trên địa bàn 05 huyện với 36 cơ sở sản
xuất giống. Tổng số phiếu điều tra 155 phiếu được phân bố : Tp Qui Nhơn 35 phiếu;
Huyện Hoài Nhơn 30 phiếu; Phù Mỹ 45 phiếu; Phù Cát 40 phiếu; Tuy Phước 5 phiếu.
Sau đó sử dụng phương pháp ước tính mẫu điều tra và các phương pháp thống kê kinh
tế để phân tích và xử lý số liệu.
3. Các kết quả chính và kiến nghị
- Cơ sở vật chất có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất qua kết quả
nghiên cứu cho thấy 36 cơ sở có đến 20 cơ sở xuống cấp không đảm bảo; việc ý thức

vệ sinh khử trùng, đồ bảo hộ cho người lao động có đến 91,7% cơ sở chưa chú trọng.
- Kỹ thuật sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn tỉnh Bình Định
Đối tượng sản xuất chính của tỉnh là giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú nên
đòi hỏi người tham gia sản xuất phải có trình độ chuyên môn để tiếp nhận và ứng dụng
xii


những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất tuy nhiên quan kết quả nghiên cứu có đến
69,7% người tham gia không có trình độ đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự
phát triển của nghề sản xuất giống của tỉnh.
Qua nghiên cứu hầu hết các cơ sở sản xuất giống đều thực hiện đúng qui trình
tuy nhiên trong sản xuất việc sử dụng kháng sinh quá liều và kháng sinh cấm (có trên
5 cơ sở) để xử lý Nauplius làm giảm chất lượng con giống sản xuất ra.
Nguồn giống bố mẹ có vai trò quan trọng đến chất lượng con giống tuy nhiên
qua điều tra toàn tỉnh chỉ có 2 cơ sở chuyên sản xuất tôm thẻ chân trắng, có đến 34 cơ
sở sản xuất giống tôm sú và ương dưỡng tôm thẻ chân trắng. Nguồn giống tôm thẻ
chân trắng ương dưỡng lấy từ nhiền nguồn khác nhau thậm chí lấy từ Trung Quốc vì
vậy trong sản xuất, xuất hiện các bệnh : Vi khuẩn, nấm, đường ruột, phát sáng nên con
giống sản xuất ra không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho người nuôi rất lớn.
- Giải pháp sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn theo tiêu chuẩn an toàn
sinh học tại tỉnh Bình Định
Để nghề sản xuất giống nước lợ, mặn tỉnh Bình Định theo tiêu chuẩn an toàn
sinh học là cần phải nâng cao trình độ cho người tham gia sản xuất đây là việc làm cần
thiết; các tiêu chí về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật sản xuất cần thực hiện theo yêu cầu mà
quy chuẩn về cơ sở sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn mà Bộ nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đề ra; Đồng thời địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ
biến các qui định về tiêu chuẩn ngành, phối hợp với các Viện nghiên cứu, Trường để
nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nuôi, gia hóa bố mẹ để chủ động được
nguồn giống và có chính sách hỗ trợ, cho vay ưu đãi để các cơ sở nâng cấp cũng như
mở rộng quy mô sản xuất…

Đề xuất ý kiến
Những cơ sở sản xuất giống không nằm trong qui hoạch, cơ sở hạ tầng không
đảm bảo thì vận động chủ cơ sở phá bỏ và vào khu vực sản xuất tập trung. Cơ sở chưa
đảm bảo cần có chính sách hỗ trợ kinh phí như vay ưu đãi để cơ sở sửa chữa, nâng cấp
theo hướng sản xuất giống an toàn sinh học.
* Từ khóa : Giống tôm, an toàn sinh học

xiii


MỞ ĐẦU
Bình Định là 1 trong 5 tỉnh, thành phố ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều tiềm năng cho phát triển
thủy sản. Những năm 1990, Ngành Thủy sản đã được quan tâm đầu tư và phát triển.
Phong trào phát triển sản xuất cũng như nuôi trồng thủy sản hết sức sôi động ở những
vùng nông thôn ven biển và thu được kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào công
cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế-xã hội nông thôn và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
chung của tỉnh.
Việc phát triển sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn trong thời gian qua đã
bộc lộ nhiều vấn đề đáng quan tâm, các trại sản xuất với qui mô nhỏ, hộ gia đình do
đó mang tính tự phát, thiếu qui hoạch diễn ra tập trung vào những năm 1998-2002;
nhiều vùng sản xuất, nhiều trại do người dân tự xây dựng tạm bợ. Đến năm 2005, Quy
hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh đã được xây dựng và phê duyệt nhưng
vẫn còn nhiều vấn đề nảy sinh ngoài tầm kiểm soát : hệ thống xử lý nước thải không
đảm bảo, xả thải tùy tiện đặc biệt là việc xả nước thải trực tiếp ra biển, việc xây dựng
trại sản xuất giống không theo quy hoạch vẫn còn diễn ra.
Mặt khác con giống sản xuất ra mang nhiều mầm bệnh, không đảm bảo tính an
toàn sinh học cho cả đối tượng nuôi, con người và môi trường. Nguyên nhân do người
sản xuất sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại (thậm chí sử dụng các loại
trong danh mục cấm) làm cho con giống thường yếu, mầm bệnh dễ xâm nhập, khi đưa

ra nuôi thương phẩm thường tăng trưởng chậm, dễ bị mắc bệnh chết, tỷ lệ sống thấp,
thậm chí không đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm vì dư lượng kháng sinh,
chất cấm, chất gây ưng thư...
Vấn đề điều tra tình hình sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn ở tỉnh Bình
Định để nắm được hiện trạng về cơ sở vật chất của các trại sản xuất giống, trình độ kỹ
thuật người tham gia sản xuất, công tác quản lý của chính quyền địa phương, chất
lượng, số lượng con giống và tình hình dịch bệnh để có cơ sở đề xuất các giải pháp
mang tính đồng bộ, định hướng nghề sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn theo
hướng ổn định và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn sinh học là rất cần thiết hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của địa phương, được sự đồng ý của Trường Đại
học Nha Trang, Khoa Đào tạo Sau Đại học và Viện Nuôi trồng Thủy sản, tôi được
phép thực hiện đề tài :“Đánh giá hiện trạng sản xuất giống và đề xuất các giải pháp
1


sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn theo tiêu chuẩn an toàn sinh học tại tỉnh
Bình Định” theo Quyết định số 1022/QĐ-ĐHNT, ký ngày 07 tháng 10 năm 2014.
1. Mục tiêu của đề tài :
Đánh giá hiện trạng sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn tại tỉnh Bình Định,
trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để phát triển ổn định, bền vững và theo hướng an
toàn sinh học.
2. Ý nghĩa của đề tài :
- Ý nghĩa khoa học : Cung cấp số liệu về thực trạng nghề sản xuất giống thủy
sản nước lợ, mặn làm cơ sở phục vụ cho công tác quản lý, định hướng cho nghề sản
xuất giống thủy sản nước lợ, mặn phát triển ổn định, bền vững tại địa phương.
- Ý nghĩa thực tiễn : Nghiên cứu làm cơ sở cho việc định hướng sản xuất giống
thủy sản nước lợ, mặn đảm bảo tiêu chuẩn an toàn sinh học, nhằm tạo ra con giống
sạch bệnh góp phần nâng cao hiệu quả quá trình nuôi.
3. Nội dung nghiên cứu chính:
- Điều tra tình hình kinh tế - xã hội và hiện trạng sản xuất giống thủy sản nước

lợ, mặn tại tỉnh Bình Định.
- Đánh giá hiện trạng sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn.
- Đề xuất các giải pháp quản lý sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn theo tiêu
chuẩn an toàn sinh học tại tỉnh Bình Định.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản nước lợ, mặn ở Việt
Nam
1.1.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống tôm :
1.1.1.1 Tôm sú :
Theo Trần Văn Nhường và Bùi Thị Thu Hà (2005), diện tích nuôi tôm ở
ĐBSCL thời kỳ này đạt khoảng 70.000 ha. Ở Miền Bắc, trước năm 1975 có khoảng
15.000 ha nuôi tôm nước lợ. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm Việt Nam thực sự phát triển từ
sau năm 1987 và nuôi tôm thương phẩm phát triển mạnh vào những năm đầu thập kỷ
90 của thế kỷ trước. Các yếu tố quan trọng chi phối sự phát triển ngành nuôi tôm
trong thời kỳ này gồm: du nhập và cải tiến thành công công nghệ sản xuất tôm giống
nhân tạo, công nghệ nuôi tôm thương phẩm, nhu cầu tôm trên thị trường thế giới tăng
cao và các chính sách đổi mới kinh tế của Nhà nước [23]. Công nghệ sản xuất nhân
tạo tôm sú giống ở nước ta bắt đầu ổn định và việc triển khai các công trình nghiên
cứu trên tôm sú cũng được quan tâm.
Việc lựa chọn và quản lý đàn tôm bố mẹ là yếu tố quan trọng để nâng cao chất
lượng đàn ấu trùng phục vụ cho quá trình sản xuất giống, chủ động giải quyết con
giống sạch bệnh có sức đề kháng cao, có khả năng chống chịu được điều kiện bất lợi
của môi trường [19].
Ở mỗi loài sinh vật, số lượng trứng, kích thước trứng có quan hệ với khối
lượng cơ thể mẹ. Theo Blaxter (1969) trong số những tác nhân quyết định đến số

trứng trên mỗi con cái thì kích thước con mẹ dường như là một tác nhân quan trọng
nhất (trích dẫn bởi Ngô Anh Tuấn, 1995) [27].
Kích thước tôm mẹ (khối lượng và chiều dài) là tiêu chuẩn được sử dụng rộng
rãi nhất cho mục đích lựa chọn tôm bố mẹ và có sự khác nhau giữa các loài. Đối với
tôm sú, khối lượng trung bình đối với tôm đẻ ngoài tự nhiên là 75g. Vì vậy khối lượng
trung bình được đề xuất cho quần thể tôm nuôi nhốt là trên 60g (Aquacop, 1983;
Yano, 1993) hoặc xấp xỉ 90g (Bray và Lawrence, 1992). Đối với con đực, có thể tìm
thấy những cá thể có khối lượng 40g có tinh sào chín muồi (Primavera, 1985), tuy
nhiên, nên chọn con đực có khối lượng 60g [36].
3


Theo Nguyễn Văn Chung (1994), tiêu chuẩn đưa tôm sú vào nuôi thành thục từ
các ao đìa quảng canh phải trên 70g đối với con cái và trên 60g đối với con đực (trích
dẫn bởi Nguyễn Khắc Lâm, 2000). Nguyễn Khắc Lâm (2000) đã đề xuất nên chọn
những con cái có khối lượng trên 120g để nuôi thành thục trong lồng [14].
Ngô Anh Tuấn (1995) đã đề xuất nên chọn tôm sú cái có khối lượng trên 100g,
con đực có khối lượng trên 80g đối với tôm sú tự nhiên và con cái có khối lượng
lượng trên 110g và con đực có khối lượng trên 80g đối với tôm sú nuôi để nuôi phát
dục thành thục trong bể xi măng. Tác giả cũng kết luận rằng, trong khoảng khối lượng
100 – 200g, tôm sú càng lớn hiệu quả sinh sản và chất lượng ấu trùng càng cao [27].
Theo Nguyễn Quốc Hưng (2006), đàn tôm sú bố mẹ phục vụ cho sản xuất
giống chất lượng cao phải đạt tiêu chuẩn trên 180g đối với con cái và trên 70g đối với
con đực [19].
Kết quả nghiên cứu của Ngô Anh Tuấn (1995) cũng cho kết quả tương tự. Các
lô thí nghiệm với tôm sú đực trên 100g và tôm sú mẹ có nguồn gốc tự nhiên khối
lượng trên 100g nuôi thành thục có tỷ lệ đẻ 80%, trong khi đó những con cái có khối
lượng nhỏ hơn 100g, tỷ lệ đẻ chỉ đạt 20%. Những lô thí nghiệm với tôm sú đực tự
nhiên có khối lượng nhỏ hơn 70g, kết quả những con cái lớn hơn hay nhỏ hơn 100g
đều có buồng trứng phát triển nhưng trứng tôm sú đẻ ra không thụ tinh được và hiện

tượng này được tác giả giải thích là do tôm sú đực còn non [26]. Nghiên cứu của Ngô
Anh Tuấn (1995) và Nguyễn Khắc Lâm (2000) đều kết luận số lượng trứng/tôm sú cái
tăng khi khối lượng cơ thể tăng [19, 22]. Trong khi đó có sự giảm đáng kể về số lượng
trứng/g tôm sú cái khi khối lượng cơ thể giảm. Những tôm sú mẹ có kích thước lớn
hơn thường trứng có kích thước lớn hơn [19]. Đối với con cái cùng loài khoảng từ 60
đến 200g, Hansford và Marsden (1995) đã thu được một tương quan nghịch thấp (r = 0,17; P < 0,01) giữa tỷ lệ nở và kích thước tôm sú cái. Đối với tôm P. paulensis con
cái 18 – 25g, (Cavalli và ctv, 1997) cũng thu được giá trị thụ tinh, tỷ lệ nở và chiều
dài Zoea thấp hơn đối với cá thể có kích thước lớn hơn, tuy nhiên tổng số Nauplius
sản xuất được vẫn cao hơn đối với những tôm lớn hơn [32]. Từ việc tổng hợp các
nghiên cứu trên, thêm một lần nữa khẳng định việc chọn đàn tôm bố mẹ có vai trò rất
quan trọng trong hiệu quả sản xuất giống. Những cá thể có nguồn gốc tự nhiên, có
khối lượng lớn nhưng không quá già có thể sẽ có sức sinh sản, tính mắn đẻ, tỷ lệ nở và
tỷ lệ biến thái của ấu trùng tốt hơn.
4


Năm 2008, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II đã có kết quả nghiên cứu F1
cho thấy triển vọng lớn trong việc thương mại hóa việc sản xuất tôm sú bố mẹ nhân
tạo phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất tôm sú giống [2].
1.1.1.2 Tôm thẻ chân trắng :
Trước năm 2001, các công trình nghiên cứu tại Việt Nam về tôm chân thẻ trắng
chưa được thực hiện. Tháng 9/2001 Viện Nghiên cứu NTTS III tiến hành thuần dưỡng
đàn tôm thẻ chân trắng (105 con) để thử nghiệm cho sinh sản nhân tạo. [1],[31]. Từ đó
đến nay qua nhiều công trình nghiên cứu về sản xuất giống tôm thẻ chân trắng như :
Năm 2003, Viện nghiên cứu NTTS II đã tiến hành đề tài thử nghiệm nuôi thâm
canh tôm thẻ chân trắng trên vùng ngọt hóa Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang ở qui mô
hộ gia đình [34].
Năm 2003-2004, Viện nghiên cứu NTTS III thực hiện đề tài ’’Nghiên cứu ứng
dụng quy trình sản xuất giống và cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm
thẻ chân trắng’’ [31].

Năm 2004 TS Ngô Anh Tuấn cùng nhóm nghiên cứu khoa nuôi trồng thủy sản,
Trường Đại học Nha Trang triển khai đề tài cấp Bộ ”Nghiên cứu nuôi tôm bố mẹ và
sinh sản nhân tạo tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)”.
Năm 2005-2006 Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nuôi trồng thủy sản
(Đại học Nha Trang) đã nhập một số tôm mẹ có nguồn gốc từ Hawaii về trại thực
nghiệm NTTS Cam Ranh tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh quy trình công nghệ.
Năm 2007, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật NTTS-Đại học Nha Trang
thực hiện đề tài: ”Chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thâm canh tôm thẻ
chân trắng (Litopenaeus vannamei) cho Quảng Bình”.
Năm 2008, Trường Đại học Nha Trang lập dự án ”Xây dựng mô hình áp dụng tiến
bộ kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Nghệ An”.
Năm 2009, Bùi Quang Tề, Viện Nghiên cứu NTTS I biên soạn tài liệu” Nuôi thâm
canh tôm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mô hình VietGAP”.
Năm 2009, Viện Nghiên cứu NTTS III đã phối hợp với các Trung tâm giống,
Chi cục NTTS ở các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Ninh Thuận và
Bình Thuận thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm TCT F1 – V3 – VN [35].
5


Năm 2010, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh) đã hoàn thành nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Biofloc,
với ưu thế giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí
thức ăn cho người nuôi tôm [26].
1.1.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống cá nước lợ, mặn :
Ở nước ta, nghề nuôi cá nước lợ, mặn cũng có từ lâu đời theo hình thức lấy
giống tự nhiên vào đầm nước lợ và nuôi theo hình thức dân gian cổ truyền. Gần đây
một số đề tài nghiên cứu trên đối tượng cá nước lợ, mặn đã được đề cập đến: Nghiên
cứu kỹ thuật vớt và sản xuất giống, ương nuôi, vận chuyển giống cá mú, cá cam, cá
vược từ năm 1991 – 1995.

Trong những năm gần đây đã có một số cơ quan nghiên cứu sản xuất giống
nhân tạo một số loài cá biển có giá trị kinh tế: Cuối những năm 1990, đầu những năm
2000, nhiều nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm các loài cá
biển được tiến hành tại Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Viện Nghiên cứu Hải
sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II trên các đối tượng như: nuôi và sản xuất
giống nhân tạo cá song (Epinephelus spp) ở miền Bắc Việt Nam [24].
Trong thời gian 1998-2000, đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và
nuôi một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam” do Đỗ Văn
Khương chủ nhiệm được thực hiện và xây dựng qui trình công nghệ sản xuất giống
nhân tạo cá mú mỡ (Epinephelus tauvina), cá giò (Rachycentron canadum), cá chẽm
(Lates calcarifer), cá tráp vây vàng (Sparus latus Houttuyn, 1782), xây dựng qui trình
công nghệ nuôi thương phẩm cá giò, cá song [21].
Năm 2000, Nguyễn Tuần và CTV (2000) đã báo cáo công nghệ nuôi vỗ cá bố
mẹ và cho sinh sản nhân tạo cá chẽm, là một phần kết quả của đề tài lớn trên [28].
Năm 2003, tại Hội nghị khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản, Lê Xân và
CTV có báo cáo về kết quả nghiên cứu sản xuất giống cá mú chấm nâu (Epinephelus
coioides), Đỗ Văn Minh và CTV báo cáo hoàn thiện qui trình sản xuất giống cá giò
(Rachycentron canadum) [34].
Tại Trường Đại học Nha Trang, trong thời gian từ 1998-2000, Nguyễn Duy
Hoan và CTV đã nghiên cứu sản xuất giống thành công cá chẽm [18].

6


Năm 2001-2002, Nguyễn Trọng Nho và CTV đã thành công trong việc nghiên
cứu sản xuất giống cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis) (Cuvier &
Valenciennes, 1882) [24].
Tuy nhiên, trong giai đoạn trước 2003, gần như các nghiên cứu sản xuất giống
cá biển ở Việt Nam chưa thực sự thành công trong việc sản xuất giống ở qui mô
thương mại. Nguồn cá giống cung cấp cho nghề nuôi cá biển gần như nhập từ Trung

Quốc, Đài Loan hoặc từ khai thác tự nhiên. Từ năm 1996-2006, được sự tài trợ của
Hội đồng Đào tạo Đại học Na Uy (NUFU), Đại học Nha Trang thực hiện chương trình
“Nghiên cứu và Đào tạo Sau Đại học về Nuôi trồng Hải sản tại Việt Nam” (gọi tắt là
dự án NUFU) với sự tham gia của các nhà khoa học đến từ Na Uy, Bồ Đào Nha, Bỉ.
Giai đoạn 2 của dự án (2002-2006) đã tập trung nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện
qui trình sản xuất giống nhân tạo cá chẽm (Lates calcarifer). Cuối năm 2003 đến nay,
từ việc kế thừa các kết quả nghiên cứu trước, ứng dụng các thành quả nghiên cứu
được của dự án, cá chẽm giống đã được sản xuất ở qui mô thương mại với qui trình
sản xuất ổn định, cung cấp số lượng lớn con giống cho nghề nuôi cá chẽm thương
phẩm, chuyển giao công nghệ cho nhiều địa phương trong cả nước. Năm 2005, cả
nước sản xuất được khoảng 3,3 triệu con giống cá biển các loại, chỉ đáp ứng được
11,8% (28 triệu con vào năm 2005) nhu cầu con giống cho người nuôi.
Cùng với nhiều công trình nghiên cứu về sinh sản nhân tạo các loài thủy sản
nước lợ, mặn khác của các Trường và Viện thủy sản trong cả nước đã góp phần vào
việc chủ động con giống cho phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.
1.2. Tình hình nuôi và sản xuất giống tôm ở tỉnh Bình Định
Bình Định là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, có chiều dài bờ biển trên 134 km
nên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất và nuôi trồng thủy sản. Toàn tỉnh có 9 huyện
01 Thị xã và 01 Thành Phố. Trong đó có 5 huyện ven biển có nghề nuôi trồng và sản
xuất giống thủy sản nước lợ, mặn và nuôi trồng thủy sản.
1.2.1. Tình hình sản xuất thủy sản
Giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 (giá so sánh 1994) ước đạt 1.783 tỷ đồng,
tăng 6,9% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị nuôi trồng thủy sản 359 tỷ đồng, tăng
2,0%; khai thác thủy sản 1.391 tỷ đồng, tăng 8,9%, dịch vụ thủy sản 33 tỷ đồng, giảm
16,4% so với cùng kỳ [36].
7


a. Nuôi trồng thuỷ sản
Tình trạng hạn hán kéo dài trong năm đã làm cho diện tích nuôi trồng

thủy sản giảm ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Tổng diện tích mặt nước
được đưa vào nuôi trồng thủy sản ước đạt 4.520 ha, giảm 1,5% so với cùng kỳ.
Trong đó, diện tích nuôi tôm sú 1.213 ha (-5,5%), nuôi tôm thẻ chân trắng 685
ha, tăng 13,1% so với cùng kỳ.
Tình hình dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, chủ yếu là các bệnh do
môi trường và bất lợi của thời tiết gây ra. Mặt khác, người nuôi thủy sản không
tuân thủ lịch thời vụ và thả nuôi với mật độ dày nên khó khống chế được dịch
bệnh. Từ đầu năm đến nay đã có hơn 47 ha diện tích nuôi tôm bị nhiễm bệnh. Số
diện tích tôm nhiễm bệnh đã được các ngành chức năng kịp thời xử lý.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2014 ước đạt 8.576 tấn, tăng 1,8% so với
cùng kỳ. Trong đó, sản lượng cá 2.726 tấn, tăng 1,5%; tôm đạt 5.501 tấn, tăng
2,0%. Ước tính năng suất bình quân tôm sú 0,46 tấn/ha; tôm thẻ 7,1 tấn/ha [36].
b. Khai thác thủy sản
Ngành thủy sản tiếp tục thực hiện Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg về chính
sách hỗ trợ xăng dầu cho tàu có công suất lớn, đánh bắt trên các vùng biển xa bờ
nên bà con ngư dân yên tâm bám biển, bám ngư trường. Số tàu thuyền khai thác
thủy sản có động cơ của tỉnh là 6.345 chiếc; trong đó, có 2.540 tàu thuyền công
suất lớn từ 90 CV trở lên.
Sản lượng khai thác thuỷ sản năm 2014 ước đạt 181 ngàn tấn, tăng 8,4% so
với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng cá đạt 142 ngàn tấn, tăng 7,8%; tôm khai thác
1.662 tấn, tăng 5,5%; thủy sản khác ước đạt hơn 37 ngàn tấn, tăng 10,8%. Riêng
sản lượng cá ngừ đại dương ước đạt 8.600 tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ [36].
1.2.2 Tình hình xã hội
* Dân số
Dân số trung bình tỉnh Bình Định năm 2014 ước tính có 1.506.652 người;
trong đó, nam có 734.466 người, chiếm 48,7%, nữ có 772.186 người, chiếm 51,3%
trong tổng dân số.
Tốc độ đô thị hóa ngày càng cao đã đưa tỷ trọng dân số khu vực thành thị ngày
lớn hơn. Năm 2014 tỷ trọng dân số khu vực thành thị của tỉnh Bình Định chiếm
30,8%, quy mô dân số thành thị có 464.750 người, tăng 0,4% so với năm trước. Dân

8


số khu vực nông thôn chiếm 69,2%, quy mô dân số khu vực nông thôn có 1.041.902
người, tăng 0,3% so với năm 2013[36].
Tổng tỷ suất sinh (số con sinh ra bình quân của một phụ nữ) năm 2014 đạt
mức 2,20 con/phụ nữ, giảm 0,06 con/phụ nữ so với năm 2013.
*. Lao động, việc làm
Đồng hành với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh đã có
xu hướng giảm tỷ trọng lao động thuộc khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và tăng
tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân
năm 2014 là 888.977 người, tăng 2,1% so với năm trước. Trong đó, lao động làm
việc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 482.052 người, giảm 0,2%; khu vực
công nghiệp và xây dựng 181.725 người, tăng 3,6%; khu vực dịch vụ 225.200
người, tăng 6,4%.
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2014 là 2,9%, giảm 0,2% so với năm trước. Trong đó,
thất nghiệp ở khu vực thành thị là 3,8%, giảm 0,3%; thất nghiệp ở khu vực nông
thôn là 2,6%, giảm 0,2% so với năm trước.
Trước sự khởi sắc của tình hình kinh tế xã hội của địa phương, trong năm
2014 thu nhập và đời sống các tầng lớp nhân dân trong tỉnh từng bước được cải
thiện.
Bắt đầu từ ngày 01/7/2013 đối tượng hưởng lương từ khu vực Nhà nước
được nâng mức lương tối thiểu từ 1.050.000 đồng lên 1.150.000 đồng cũng góp
phần nhất định vào việc cải thiện mức sống của các đối tượng hưởng lương và
chính sách xã hội.
Thu nhập bình quân một tháng của một nhân khẩu trên địa bàn tỉnh là 1.878

nghìn đồng, tăng 9,1% so với năm trước. Trong đó, khu vực thành thị có thu nhập
2.797 nghìn đồng/nhân khẩu/tháng, tăng 14,5%; khu vực nông thôn có thu nhập

1.528 nghìn đồng/nhân khẩu/tháng, tăng 6,5% [36].

9


1.2.3 Diễn biến tình hình nuôi tôm của tỉnh Bình Định :
Bảng 1.1 : Tình hình nuôi tôm của tỉnh Bình Định từ năm 2011-2014
Diện tích nuôi tôm

Sản lượng

Diện tích nuôi
tôm bị bệnh

(ha)

(tấn)

(ha)

Năm
Tổng
cộng

Tôm
chân
trắng

Tôm sú


2.600

779,4

1.800,6 6.000,8 5.307,3

2012 2.603,3

783,5

2013 2.291,1
2014 2.275,4

2011

Tổng
cộng

Tôm
chân
trắng

Tôm

Tôm
chân
trắng

Tôm


693,5

150,5

0

1.819,8 6.040,7 5.354,2

686,5

165,3

5,5

937,4

1.353,7 6.048,6 5.392,9

655,7

60,4

11,3

900,5

1.374,9 6.075,7 5.437,6

638,1


53,7

15,7





(Nguồn báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh hàng năm)
Qua bảng 1.4 trên cho thấy tình hình nuôi tôm của tỉnh Bình Định giai đoạn từ
năm 2011-2014 diễn biến như sau :
- Đối với tôm he chân trắng : Diện tích nuôi tăng, tuy dịch bệnh giảm nhưng
sản lượng không tăng. Vì chủ yếu nuôi tôm ở tỉnh Bình Định là nuôi theo hình thức
quản canh.
- Đối với tôm sú : Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên diện tích cũng
như sản lượng tôm sú hàng năm của tỉnh Bình Định giảm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản lượng cũng như dịch bệnh tăng cao là do
người nuôi mua giống kém chất lượng và nuôi trồng không theo lịch thời vụ mà tỉnh
đã khuyến cáo [8].

10


1.2.4 Tình hình sản xuất tôm giống :
Bảng 1.2 : Tình hình sản xuất tôm giống từ năm 2011-2014
Sản lượng tôm giống
(triệu con)

Năm
Tổng cộng


Tôm chân trắng

Tôm sú

2011

2.896

2.745,5

150,5

2012

3.094,5

2.932

162,5

2013

3.242

3.042

200

2014


3.406,8

3.191,8

215

Mặc dù tình hình dịch bệnh trong nuôi tôm diễn ra hết sức phức tạp tuy nhiên
sản lượng tôm giống sản xuất hàng năm của các cơ sở sản xuất giống của tỉnh Bình
Định vẫn tăng, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.
Sản lượng tăng chủ yếu là hai Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là Việt – Úc
và C.P (Thái Lan) chủ yếu là xuất đi các ngoài tỉnh. Vì vậy với tốc độ phát triển nhanh
chóng về số lượng, sản lượng và giá trị xuất khẩu được xem là kinh tế mũi nhọn,
không những góp phần thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế- xã hội của địa phương như :
giải quyết việc làm cho người lao động, xóa đói, giảm nghèo, làm thay da đổi thịt bộ
mặt nông thôn vùng ven biển, đời sống nông ngư dân không những được cải thiện rõ
rệt mà còn góp phần cải tiến cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
nhân dân.

11


Hình 1.1 : Sản lượng giống tôm thẻ chân trắng của tỉnh Bình Định

12


×