Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Xây dựng phương pháp tính giá thành sản phẩm cá tra thương phẩm tại các hộ gia đình tỉnh Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 134 trang )

UBND TỈNH VĨNH LONG
TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - TÀI CHÍNH
______oOo_______

BÁO CÁO KHOA HỌC
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TẠI CÁC
HỘ GIA ĐÌNH TỈNH VĨNH LONG

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lâm Thị Trúc Linh
Thành viên:

Nguyễn Ngọc Thọ
ThS. Hồ Thiện Quyền
ThS. Huỳnh Trấn Quốc
Lê Thanh Mỹ
Đặng Thị Bảo Ngọc

Vĩnh Long, tháng 02 năm 2016


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.
2.

Sự cầ n thiế t của đề tài nghiên cứu ......................................................................... 1


Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3

3.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3
3.1 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
3.2 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3

4.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3

5.

Sản phẩ m của đề tài và lơ ̣i ıć h mang la ̣i ................................................................. 3
5.1 Sản phẩm của đề tài ....................................................................................... 3
5.2 Lợi ích mang lại ............................................................................................ 3

6.

Kết cấu của đề tài .................................................................................................... 4

PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TẠI HỘ GIA ĐÌNH ................................ 5
1.1 Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và giá thành ....................................................... 5
1.1.1

Chi phí sản xuất ......................................................................................... 5


1.1.2.

Giá thành ................................................................................................... 7

1.2 Tổng quan về giá thành sản phẩm chăn nuôi cá ................................................... 10
1.2.1

Đặc điểm sản phẩm ngành chăn nuôi, chăn nuôi cá ............................... 10

1.2.2

Giá thành sản phẩm ngành chăn nuôi cá ................................................ 11

1.3 Tổng quan nghiên cứu về chi phí sản xuất và giá thành cá Tra ........................... 11
1.3.1

Các văn bản pháp lý về nuôi cá Tra ........................................................ 12

1.3.2

Quy định về chứng nhận tiêu chuẩn ........................................................ 13

1.3.3

Văn bản hướng dẫn tính giá thành cá tra thương phẩm ......................... 16

1.3.4

Các nghiên cứu trước về chi phí sản xuất và tính giá thành cá tra ........ 16


1.3.5

Đánh giá tác động của các văn bản pháp lý về hoạt động nuôi cá
tra và tính giá thành cá tra thương phẩm đến các cơ sở nuôi ................ 17

1.4 Tổ chức chứng từ, sổ sách theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành cá Tra
theo quy định kế toán. .......................................................................................... 18
1.4.1

Tổ chức chứng từ ..................................................................................... 18

1.4.2

Tổ chức sổ sách kế toán .......................................................................... 20

i


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GHI NHẬN CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ
SẢN XUẤT CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH TỈNH
VĨNH LONG ................................................................................................................ 21
2.1 Giới thiệu về hoạt động nuôi cá Tra thương phẩm của hộ gia đình tỉnh Vĩnh
Long ..................................................................................................................... 21
2.1.1

Sự phát triển của hoạt động nuôi cá Tra thương phẩm tỉnh Vĩnh
Long ......................................................................................................... 21

2.1.2


Tình hình nuôi cá tra thương phẩm ......................................................... 21

2.2. Phương pháp và quy trình nghiên cứu .................................................................. 25
2.2.1

Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 25

2.2.2

Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 26

2.3. Thực trạng kết quả phỏng vấn, khảo sát về chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm cá Tra thương phẩm tại các hộ gia đình tỉnh Vĩnh Long ............................ 27
2.3.1

Về các khoản chi phí sản xuất phát sinh ................................................. 27

2.3.2

Về chi phí sản xuất và giá thành.............................................................. 30

2.3.3

Những thuận lợi và khó khăn của các hộ gia đình khi thực hiện các
văn bản quy định về nuôi, chế biến, tính giá thành cá tra thương
phẩm ........................................................................................................ 33

2.4 Đánh giá những ưu điểm, hạn chế về thực trạng tính chi phí sản xuất và giá
thành cá Tra thương phẩm tại các hộ gia đình tỉnh Vĩnh Long ............................ 35
2.4.1


Ưu điểm.................................................................................................... 36

2.4.2

Hạn chế .................................................................................................... 37

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH TỈNH VĨNH
LONG ........................................................................................................................... 42
3.1 Quan điểm xây dựng phương pháp ....................................................................... 42
3.2 Xây dựng phương pháp tính giá thành sản phẩm cá tra thương phẩm ................. 42
3.2.1

Phạm vi tính giá thành............................................................................. 43

3.2.2

Kỳ tính giá thành ..................................................................................... 43

3.2.3

Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí và xác định nội dung chi
phí ............................................................................................................ 43

3.2.4

Đối tượng tính giá thành ......................................................................... 49

3.2.5


Phương pháp tính giá thành .................................................................... 49

3.3 Tổ chức chứng từ, sổ sách theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm cá Tra thương phẩm .................................................................................... 50
3.4 Xây dựng chương trình theo dõi tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm cá Tra thương phẩm bằng Microsoft Excel ......................................... 54

ii


3.4.1

Mục đích .................................................................................................. 54

3.4.2

Nội dung................................................................................................... 54

3.4.3

Cách sử dụng ........................................................................................... 55

3.4.4

Lợi ích khi sử dụng tài liệu hướng dẫn ................................................... 55

3.4.5

Tính khả khi của tài liệu hướng dẫn đối với hộ gia đình. ....................... 55


3.4.6

Điều kiện để các hộ gia đình sử dụng được tài liệu hướng dẫn .............. 55

3.5 Minh họa theo dõi tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cá
Tra thương phẩm theo phương pháp và công cụ đề xuất ..................................... 55
3.5.1

Thông tin ao nuôi ..................................................................................... 55

3.5.2

Tổ chức chứng từ, sổ sách theo dõi chi phí sản xuất và tính giá
thành cá tra .............................................................................................. 57

3.5.3

Theo dõi chi phí sản xuất và giá thành cá tra bằng Microsoft Excel...... 74

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 77
Tài liệu tham khảo .............................................................................................................
Phụ lục ..............................................................................................................................

iii


DANH MỤC BẢNG
TT


Bảng

Trang

2.1

Thống kê diện tích (DT) mặt nước ao nuôi cá tra thâm canh năm 2015

21

2.2

Sản lượng cá tra dự kiến năm 2015 của các huyện

22

2.3

Danh sách cơ sở nuôi đã đạt các tiêu chuẩn

23

2.4

Tổng hợp địa bàn khảo sát

26

2.5


Bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo yếu tố của Tỉnh

29

2.6

Chi phí sản xuất và Giá thành sản phẩm cá tra toàn tỉnh

30

2.7

Bảng so sánh giá thành theo hồi tưởng và tính toán trên chi phí hồi tưởng

31

2.8

Thống kê theo các khoản mục chi phí phát sinh

35

2.9

Thống kê theo hình thức sở hữu ao

38

3.1


Bảng tổng hợp nội dung, phương pháp phân bổ và tiêu thức phân bổ chi phí

48

3.2

Giải thích nội dung giá trị các khoản thu hồi

50

3.3

Bảng đề xuất chứng từ ghi nhận cho từng yếu tố chi phí

52

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ
Tiếng Việt

Bộ NN & PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BTC


Bộ tài chính

BVMT

Bảo vệ môi trường

TSCĐ

Tài sản cố định

TCTS

Tổng cục thủy sản
Tiếng Anh

ASC

Aquaculture Stewardship Council

BAP

Best Aquaculture Practices

FAO

Food and Agriculture Organization

Global GAP


Global of Good Agriculture Practices

VietGAP

Vietnamese Good Agricultural Practices

WHO

World Heath Organization

DANH MỤC PHỤ LỤC
Số

Tên

1

Mẫu sổ chi phí sản xuất kinh doanh, Thẻ tính giá thành sản phẩm

2

Dàn bài phỏng vấn chuyên gia

3

Phiếu khảo sát

4

Kết quả khảo sát


5

Mẫu Chứng từ và sổ theo dõi chi phí sản xuất

6

Tài liệu hướng dẫn file Excel

v


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cầ n thiế t của đề tài nghiên cứu
Vĩnh Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi cá Tra thương phẩm, nghề nuôi cá
Tra thương phẩm đã được hình thành tại Vĩnh Long hơn 10 năm qua. Đây là ngành mang lại
rất nhiều lợi ích cho người dân tỉnh Vĩnh Long do tận dụng được lợi thế tự nhiên, giải quyết
được việc làm cho người lao động nông thôn. Rất nhiều cơ sở, hộ gia đình đã trở nên khá
giả từ nuôi cá Tra. Tuy nhiên, đến năm 2012 - 2013 diện tích nuôi cá Tra giảm liên tục do
người nuôi thua lỗ. Một trong số các nguyên nhân là do cách hạch toán giá thành sản xuất
cá Tra chưa phản ánh đủ chi phí (Lê Chí Bình, 2013). Ông cho biết giá thành cá Tra mà các
doanh nghiệp chế biến đưa ra không phản ánh đủ những khoản mục chi phí làm cho kết quả
tính giá thành sản xuất cá Tra của nông dân thấp hơn thực tế.
Thông tư 198/2014/TT-BTC ban hành ngày 18/12/2014 của Bộ Tài chính (sau đây gọi
tắt là Thông tư 198) về hướng dẫn phương pháp tính giá thành cá Tra nguyên liệu, đây được
xem là văn bản pháp quy đầu tiên hướng dẫn phương pháp tính giá thành cá Tra nguyên
liệu. Căn cứ vào hướng dẫn các khoản chi phí sản xuất cá Tra thực tế được xác định khá cụ
thể gồm chi phí vật chất và chi phí lao động liên quan đến sản xuất cá Tra. Trong đó chi phí
vật chất gồm: (1) Chi phí cá giống (2) Chi phí thức ăn (3) Chi phí thuốc, hóa chất (4) Chi
phí cải tạo (5) Chi phí thuê ao (6) Chi phí khấu hao TSCĐ (7) Chi phí thu hoạch (8) Chi phí

lãi vay ngân hàng (9) Chi phí khác; giá thành đơn vị là Tổng chi phí sản xuất trên 1 ha mặt
nước/năng suất thực tế thu hoạch.
Tuy nhiên, một số chi phí cần phải được làm rõ khi áp dụng tại các cơ sở nuôi cá tra
khi nuôi theo quy mô công ty, trang trại hoặc hộ gia đình khi áp dụng như:
(1) Chi phí thuê ao – trong hướng dẫn quy định không phải thuê ao thì không tính chi
phí này nhưng nếu đây là ao nhà của hộ gia đình sử dụng để nuôi cá thì sẽ tính như thế nào
để đảm bảo mục tiêu tính đúng, đủ chi phí? Mặt khác chi phí thuê ao thường trả trước trong
nhiều năm, vì vậy thời gian nuôi cho 1 vụ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành của các cơ
sở nuôi cá.
(2) Chi phí nhân công: Theo kết quả phỏng vấn 8 cán bộ phụ trách nuôi trồng thủy sản
– chi cục Thủy Sản Vĩnh Long thì cho rằng “các cơ sở nuôi nhỏ lẻ đa số đều sử dụng lao
động là người trong gia đình và thường không tính phần chi phí này vào tổng chi phí sản
xuất”. Vì vậy, cần xác định rõ đối với nhân công nhà tham gia nuôi cá, chi phí lương cho
nhân viên phụ trách kỹ thuật (khi có thuê người phụ trách) được tính như thế nào và được
-1-


tổng hợp tại mục I.9 chi phí khác hay mục II. Chi phí lao động cũng cần quy định cụ thể để
việc tính toán được thống nhất.
(3) Các khoản được hỗ trợ (nếu có): Trong hướng dẫn quy định nếu được hỗ trợ thì trừ
ra khỏi chi phí để tính giá thành, nhưng thực tế khảo sát tại 54 hộ thì 54/54 hộ trả lời là
không có các khoản hỗ trợ. Tuy nhiên, có thể thu hồi được từ quá trình nuôi là cá tạp, cá
chết, vỏ bao thức ăn,…các khoản này cũng cần phải được loại trừ ra khỏi giá thành.
Theo nghị định 36/2014/NĐ-CP thì đến ngày 31/12/2015 các cơ sở nuôi và chế biến cá
tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù
hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, các chi phí phát sinh cần phải được cụ
thể hơn để các cơ sở thuận lợi trong tổng hợp chi phí và tính giá thành từ đó cũng sẽ phản
ánh đúng chi phí thực tế mà cơ sở phải chi, ví dụ chi phí để đảm bảo tiêu chuẩn 4- Bảo vệ
môi trường, chi phí về tiêu chuẩn 5- Các khía cạnh kinh tế - xã hội như điều kiện làm việc,
an toàn lao động và điều kiện sức khỏe, các vấn đề cộng đồng,..

Vĩnh Long có 197 cơ sở nuôi cá tra trong đó có 23 công ty và 174 hộ gia đình chiếm
41,8% tổng diện tích. Số lượng cơ sở nuôi là hộ gia đình đông nhưng lại có hạn chế về trình
độ quản lý, phương pháp tính chi phí sản xuất và giá thành. Với tư duy là của gia đình nên
cách thức quản lý cũng theo kinh nghiệm. Việc thực hiện các quy định về nuôi cá tra thương
phẩm, điều kiện về chứng nhận tiêu chuẩn, phương pháp tính chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm thì lại không có sự khác biệt giữa loại hình công ty và hộ gia đình. Điều này gây
khó khăn cho công tác tổ chức theo dõi chi phí và tính giá thành tại hộ gia đình. Vì vậy, cần
có sự chi tiết hơn trong hướng dẫn các chi phí cụ thể để tổng hợp chi phí và tính giá thành,
việc tính toán đúng, đủ chi phí sẽ giúp các hộ gia đình xác định chính xác hiệu quả từ hoạt
động nuôi cá.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho các hộ gia đình thuận lợi hơn trong việc xác
định đúng và đầy đủ các chi phí sản xuất cá Tra thương phẩm thực tế qua việc tổ chức tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cá tra thương phẩm, ngoài ra đây cũng là thông tin
xác thực cung cấp cho các đợt điều tra, khảo sát của Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn và đơn vị có liên quan khi thực hiện thông tư 198. Ngoài ra,
hướng đến các cơ sở nuôi cá Tra phải thực hiện theo chuẩn VietGAP hoặc các chứng nhận
quốc tế như Global GAP/ASC thì kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho các hộ gia đình
trong việc thực hiện các hồ sơ thông qua việc tổ chức các chứng từ, sổ sách theo dõi cụ thể
liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

-2-


2. Mục tiêu nghiên cứu
(1) Hệ thống hóa các văn bản pháp lý về hoạt động nuôi cá Tra và tính giá thành cá
Tra thương phẩm.
(2) Đánh giá thực trạng việc tính giá thành cá Tra thương phẩm tại các hộ gia đình
tỉnh Vĩnh Long.
(3) Xây dựng phương pháp tính giá thành cá tra thương phẩm đảm bảo tính đúng,
tính đủ chi phí.

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu
- Các hộ gia đình nuôi cá tra thương phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Cá tra thương phẩm được tính giá thành là sản phẩm cá tra do các hộ gia đình nuôi để
bán cho các doanh nghiệp chế biến thành các chế phẩm từ cá tra để xuất khẩu.
- Số liệu thông tin chi phí phát sinh trong nuôi cá tra được thu thập tại các hộ là thông
tin của vụ nuôi đã thu hoạch gần nhất.
- Giá thành được đề xuất là giá thành toàn bộ.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Chi phí sản xuất cá tra thương phẩm và cách tính giá thành cá tra thương phẩm tại các
hộ gia đình.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn;
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
( Cụ thể nội dung phương pháp trình bày mục 2.2.1)
5. Sản phẩ m của đề tài và lơ ̣i ı́ch mang la ̣i
5.1. Sản phẩm của đề tài
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm cá tra thương phẩm tại các hộ gia đình;
- Chương trình theo dõi tập hợp chi phí và tính giá thành cá tra thương phẩm và xác
định hiệu quả từ hoạt động nuôi cá tra bằng Microsoft Excel;
- Hướng dẫn tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán theo dõi tập hợp chi phí và
tính giá thành cá Tra thương phẩm.
5.2. Lợi ích mang lại
- Các cơ quan liên quan có căn cứ chính xác, phù hợp thực tế để làm căn cứ quy định
về giá cá Tra thương phẩm.

-3-


- Các hộ gia đình có công cụ tính toán đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng.

- Chi cục Thủy sản – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có căn cứ thực tế,
chính xác về số liệu từ các cơ sở nuôi cá Tra cung cấp để làm căn cứ tổng hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành cá Tra nguyên liệu cho Xã, Huyện, Tỉnh.
- Ứng dụng quy định tính giá thành cá Tra thương phẩm vào xây dựng chứng từ, sổ
sách kế toán theo dõi tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cá Tra thương phẩm - đối
tượng tính giá thành cụ thể trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cá tra thương phẩm
tại hộ gia đình
Chương 2: Thực trạng ghi nhận các khoản mục chi phí sản xuất cá tra thương phẩm tại
các hộ gia đình Tỉnh Vĩnh Long
Chương 3: Xây dựng phương pháp tính giá thành sản phẩm cá tra thương phẩm tại các
hộ gia đình tỉnh Vĩnh Long.

-4-


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TẠI HỘ GIA ĐÌNH
1.1. Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và giá thành
1.1.1 Chi phí sản xuất
1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật chất và các hao phí
cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
trong một thời kỳ nhất định biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.
Theo Võ Văn Nhị và cộng sự (2004) thì chi phí sản xuất được khái niệm như sau:
Chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều khoản khác nhau như chi phí về nguyên vật liệu,
chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao TSCĐ…Nói một cách tổng quát, chi phí sản xuất

là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản
xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất có các đặc điểm: vận động, thay đổi không ngừng; mang
tính đa dạng và phức tạp gắn liền với tính đa dạng, phức tạp của ngành nghề sản xuất, quy
trình sản xuất.
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều khoản, có tính chất,
công dụng khác nhau và có yêu cầu quản lý khác nhau. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu quản lý
cũng như công tác kế toán phù hợp với từng loại chi phí cần thiết phải tiến hành phân loại
chi phí sản xuất theo những tiêu thức khác nhau.
a. Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp
chung vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùng vào mục đích
gì trong sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành các
yếu tố sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền

-5-


Cách phân loại này thể hiện các thành phần ban đầu của chi phí bỏ vào sản xuất, tỷ
trọng từng loại chi phí trong tổng số làm cơ sở cho việc kiểm tra tình hình thực hiện dự toán
chi phí, lập kế hoạch cung ứng vật tư, tính nhu cầu vốn và thuyết minh báo cáo tài chính của
doanh nghiệp. Đồng thời phục vụ cho việc lập các cân đối chung (Lao động, vật tư, tiền
vốn…). Tuy nhiên cách phân loại này không biết được chi phí sản xuất sản phẩm là bao
nhiêu trong tổng chi phí của doanh nghiệp.
b. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Theo cách phân loại này những khoản chi phí có cùng công dụng kinh tế, cùng mục
đích sử dụng được xếp thành một khoản mục, không phân biệt tính chất kinh tế của nó như
thế nào. Theo cách này chi phí sản xuất được chia thành 2 nhóm: Chi phí sản xuất và chi phí
ngoài sản xuất
Chi phí sản xuất:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu chủ
yếu tạo thành thực thể sản phẩm như: sắt, thép, gỗ, vải, sợi… và nguyên liệu có tác dụng
phụ thuộc, nó kết hợp với vật liệu chính đề sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng
sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị cho sản phẩm, hoặc rút ngắn chu kỳ sản xuất của sản
phẩm…Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi
phí.
Chi phí nhân công trực tiếp: Là tiền lương chính, lương phụ, các khoản trích theo
lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp và các
khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp được hạch
toán trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí.
Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm
chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố
định sử dụng trong sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí sửa chữa và bảo trì, chi phí quản lý
sản xuất, chi phí sửa chữa bảo trì, chi phí quản lý phân xưởng.
Chi phí ngoài sản xuất:
Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí phát sinh cần thiết để tiêu thụ, sản phẩm hàng
hóa; bao gồm các khoản chi phí như vận chuyển, bốc vác, bao bì, lương nhân viên bán hàng,
hoa hồng bán hàng, khấu hao tài sản cố định và những chi phí liên quan đến dự trữ, bảo
quản sản phẩm, hàng hóa…

-6-


Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ những chi phí chi ra cho việc tổ chức và

quản lý trong toàn doanh nghiệp. Đó là chi phí hành chính, kế toán, quản lý chung…
1.1.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Quy trình tập hợp chi phí sản xuất tùy thuộc vào đặc điểm ban đầu của chi phí sản xuất
phát sinh, mối quan hệ giữa chi phí sản xuất phát sinh với từng đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất.
a. Tập hơp trực tiếp:
Phương pháp này sử dụng đối với chi phí phát sinh liên quan cụ thể đến từng đối
tượng chịu chi phí.
b. Phân bổ gián tiếp:
Phương pháp này sử dụng khi chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng mà
không thể xác định được khối lượng chi phí từng đối tượng tập hợp chi phí. Để tập hợp chi
phí theo phương pháp phân bổ gián tiếp phải xác định chi phí cần phân bổ và tiêu thức phân
bổ chi phí.
1.1.2 Giá thành
Theo Đoàn Ngọc Quế và cộng sự (2012) thuật ngữ giá thành sản phẩm, kỳ tính giá
thành, đối tượng tính giá thành, các phương pháp tính giá thành sản phẩm được trình bày
như sau:
1.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao
động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra cho một kết quả sản xuất nhất định.
Căn cứ vào phạm vi tính giá thành, giá thành bao gồm: Giá thành sản xuất và giá thành
toàn bộ
Giá thành sản xuất: Bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm công việc, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp tính cho sản phẩm.
1.1.2.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ mà doanh
nghiệp đã sản xuất hoàn thành phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
1.1.2.3 Kỳ tính giá thành sản phẩm


-7-


Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán cần tiến hành công việc tính giá thành cho
các đối tượng tính giá thành.
1.1.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, việc đánh giá
được thực hiện trên cơ sở số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, bằng các phương pháp phù
hợp.
1.1.2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Có nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp trực tiếp, phương pháp
hệ số, phương pháp tỷ lệ, phương pháp loại trừ sản phẩm phụ,….
a. Phương pháp tính giá thành trực tiếp: Phương pháp này được áp dụng đối với quy
trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng chính là đối
tượng tính giá thành.
Công thức tính:
Giá thành
sản xuất
sản phẩm

=

Chi phí sản
xuất kinh
doanh dở
dang đầu kỳ

Chi phí sản
+

xuất phát
sinh trong kỳ

Chi phí sản
xuất kinh
doanh dở
dang cuối kỳ

-

Khoản điều
chỉnh gảm
giá thành

-

b. Phương pháp hệ số: Phương pháp này được áp dụng đối với trường hợp trên cùng
một quy trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng nguồn lực kinh tế đầu vào như vật tư, lao
động, máy móc thiết bị,...nhưng kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và những sản
phẩm này có kết cấu giá thành có thể quy đổi được với nhau theo hệ số.
Trình tự và công thức tính:
Bước 1: Quy đổi tất cả các loại sản phẩm ra thành 1 sản phẩm tiêu chuẩn theo 1 hệ số
quy đổi cho sẵn.
Tổng sản
phẩm chuẩn
hoàn thành

=

(Số lượng sản phẩm i

hoàn thành



x

Hệ số quy đổi i)

Bước 2: Xác định tổng giá thành liên thành phầm và giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn
Tổng giá
thành sản
phẩm

=

Sản phẩm
dở dang
đầu kỳ

Giá thành đơn vị
sản phẩm chuẩn

+

Chi phí
phát sinh
trong kỳ

-


Sản phẩm dở
dang cuối kỳ

-

Giá trị khoản
điều chỉnh
giảm GT

Tổng giá thành liên thành phẩm
=
Tổng số sản phẩm chuẩn hoàn thành

-8-


Bước 3: Tính giá thành từng loại sản phẩm
Tổng giá thành
sản phẩm thứ i

=

Giá thành đơn vị
Sản phẩm chuẩn

x

Số lượng sản
phẩm thứ i


Hệ số quy đổi
phẩm thứ i

x

Tổng giá thành sản phẩm thứ i
Giá thành đơn vị sản phẩm thứ i

=
Số lượng sản phẩm thứ i thực tế

c. Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình sản
xuất tạo ra một nhóm các sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách
khác nhau. Các sản phẩm này không có quan hệ kết cấu chi phí tương ứng tỷ lệ. Nhưng
doanh nghiệp phải xây dựng được giá thành định mức cho từng sản phẩm theo từng khoản
mục chi phí, đồng thời chi phí định mức phải được xây dựng với độ chính xác tương đối
cao.
Trình tự và công thức tính
Bước 1: Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản
xuất
Tổng giá
thành sản
phẩm

=

Sản phẩm
dở dang đầu
kỳ


+

Chi phí phát
sinh trong kỳ

Sản phẩm
dở dang
cuối kỳ

-

-

Giá trị khoản
điều chỉnh
giảm GT

Bước 2: Tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản
xuất
Tổng giá thành
kế hoạch

= ∑ (Chi phí định mức sản phẩm i

x

Số lượng sản phẩm
i hoàn thành)

Bước 3: Tính tỷ lệ giá thành nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất

Tổng Z thực tế của nhóm SP hoàn thành trong kỳ
Tỷ lệ =
Tổng Z kế hoạch của nhóm SP
Bước 4: Giá thành thực tế đơn vị từng quy cách sản phẩm
Giá thành tt đơn
vị sản phẩm

= ∑

Chi phí định mức
sản phẩm quy cách i

X

Tỷ lệ (theo từng
khoản mục chi phí)

Bước 5: Tính Tổng giá thành từng quy cách sản phẩm
Tổng giá
thành

= ∑

Giá thành tt đơn
vị sản phẩm

-9-

x


Số lượng sản
phẩm hoàn thành


d. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ: Áp dụng khi quy trình công nghệ ngoài sản
xuất sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ (sản phẩm song song). Phương pháp tính
giá thành của sản phẩm chính trong điều kiện này cũng áp dụng một trong những phương
pháp trên, tuy nhiên khi tính giá thành sản phẩm chính phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
Giá trị của sản phẩm phụ có thể được tính theo giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên vật
liệu ban đầu…
Công thức tính giá thành: Z = Dđk + C – Dck – C loại trừ
Tính chi phí sản phẩm phụ (C loại trừ)
+ Căn cứ giá bán và lãi định mức của sản phẩm phụ.
+ Căn cứ vào giá thành kế hoạch (Zkh).
1.2. Tổng quan về giá thành sản phẩm chăn nuôi cá
1.2.1 Đặc điểm sản phẩm ngành chăn nuôi, chăn nuôi cá
1.2.1.1 Đặc điểm sản phẩm ngành chăn nuôi
Theo Võ Văn Nhị và cộng sự (2004) sản phẩm ngành chăn nuôi rất đa dạng có đặc
điểm như sau:
- Các loại vật nuôi trong sản xuất chăn nuôi cũng rất đa dạng, tuy nhiên nếu căn cứ vào
mục đích cho sản phẩm có thể chia thành các loại: chăn nuôi sinh vật lấy sữa, chăn nuôi lấy
sinh vật con, chăn nuôi sinh vật lấy thịt, chăn nuôi lấy các loại sản phẩm khác (trứng, mật,
lông…)
- Tùy theo loại vật nuôi, trong chăn nuôi có thể chỉ thực hiện chăn nuôi tập trung hoặc
kết hợp với chăn thả. Sản xuất chăn nuôi cũng có chu kỳ sản xuất dài, phụ thuộc vào đặc
điểm sinh học của vật nuôi và những điều kiện tự nhiên nhất định. Chi phí sản xuất của
ngành chăn nuôi bao gồm một số khoản đặc thù như con giống, thức ăn, thuốc thú y, khấu
hao sinh vật cơ bản; đồng thời chi phí phát sinh cũng không đồng đều mà có những thay đổi
phù hợp với từng thời kỳ phát triển của vật nuôi.
- Sản phẩm sản xuất chăn nuôi rất đa dạng tùy thuộc vào mục đích chăn nuôi, bao gồm

các loại sản phẩm hàng hóa cũng như làm vật liệu cho kỳ sau, cho ngành khác trong nội bộ
doanh nghiệp.
1.2.1.2 Đặc điểm sản phẩm ngành chăn nuôi cá
Theo Võ Văn Nhị và cộng sự (2004) chăn nuôi cá bao gồm 2 loại: chăn nuôi cá giống
và cá thịt, mỗi loại có đặc điểm như sau:

- 10 -


-

Trong chăn nuôi cá giống thì giá trị đàn cá bố mẹ liên quan đến nhiều kỳ sản xuất

nên phải chuyển thành chi phí trả trước để phân bổ dần vào chi phí chăn nuôi cá giống trong
kỳ. Đối tượng tính giá thành cho chăn nuôi cá giống là lượng cá giống thu được tính theo
đơn vị kg hoặc 1.000 con.
-

Trong chăn nuôi cá thịt, bên cạnh chi phí chăn nuôi còn có giá trị của cá giống được

thả nuôi. Cá được thả nuôi bao gồm số cá thả năm trước còn lại và cá thả thêm trong năm.
Chi phí chăn nuôi cá thịt liên quan đến lượng cá thu được trong năm và lượng cá còn lại
cuối năm được thu vào năm sau, do vậy để tính được giá thành cá thịt thu được cần phải xác
định chi phí chăn nuôi chuyển năm sau.
1.2.2 Giá thành sản phẩm ngành chăn nuôi cá
Theo Đoàn Ngọc Quế và cộng sự (2012) giá thành sản phẩm chăn nuôi cá được xác
định như sau:
+ Xác định sản lượng cá ước còn lại cuối năm được thu vào năm sau:
Sản
lượng

cá ước
tính còn
lại cuối
năm
được
thu vào
năm sau

=

Số
lượng
cá ước
tính
của
năm
trước
còn
lưu lại

-

Số
lượng
cá ước
tính bị
chết,
mất

x


Trọng
lượng
BQ 1
con cá
lưu lại

Số
lượng
cá thịt
thả
thêm
trong
năm

+

-

Số
lượng
cá ước
bị chết
mất

x

Trọng
lượng
BQ 1

con cá
thịt
nuôi
trong
năm

-

Sản
lượng
cá thu
được
trong
năm

+ Chi phí sản xuất chuyển sang năm sau
Chi phí
sản xuất
chuyển
năm sau

Chi phí sản xuất dở dang
năm trước chuyển sang

+

Chi phí sản xuất phát sinh
trong kỳ

+


Sản lượng cá còn lại trong
ao chuyển sang năm sau

=

x
Sản lượng cá thu hoạch
trong năm

Sản lượng cá
còn lại trong
ao chuyển
sang năm sau

+ Xác định giá thành 1 Kg cá thịt
Chi phí
năm trước
chuyển sang

Giá
thành
1kg cá

=

+

Chi phí
phát sinh

trong kỳ

-

Chi phí
Giá trị sản
chuyển sang
- phẩm phụ
năm sau

Sản lượng cá thu hoạch trong năm.

1.3 Tổng quan nghiên cứu về chi phí sản xuất và giá thành cá Tra
1.3.1 Các văn bản pháp lý về nuôi cá Tra

- 11 -


Hoạt động nuôi cá tra thương phẩm phải thỏa các quy định của nhà nước về điều kiện,
các quy chuẩn để có thể xuất khẩu:
Chính phủ (2014), quy định về điều kiện nuôi cá Tra thương phẩm: (1) Địa điểm, diện
tích nuôi phù hợp quy hoạch nuôi; (2) Được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa
phương xác nhận việc đăng ký diện tích và sản lượng; (3) Cơ sở nuôi phải đảm bảo các quy
định, quy chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản, được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản
địa phương chứng nhận, cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm; (4) Sử dụng
giống, thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất theo quy định của pháp
luật; và (5) Cơ sở nuôi phải đạt chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP
hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với Tỉnh Vĩnh Long vùng nuôi cá tra tập trung tại TP. Vĩnh Long và các huyện
Vũng Liêm, Long Hồ, Bình Tân, Mang Thít, Trà Ôn, Tam Bình và Bình Minh (Quyết định

số 3885/QĐ-BNN-TCTS, 2014 )
Bộ NN&PTNT (2014) quy định cơ sở nuôi phải có giấy đăng ký nuôi cá Tra thương
phẩm do đó các cơ sở nuôi phải đăng ký để được cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi và đăng
ký nuôi cá tra thương phẩm.
Bộ NN&PTNT (2015) ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện nuôi thủy
sản: (1) Điều kiện đặt lồng/bè; (2) Chất lượng nước nơi đặt lồng/bè; (3) Vật liệu làm lồng/bè
và thiết bị, dụng cụ trong quá trình nuôi; (4) Công trình phụ trợ; (5) Quy định về cá giống;
(6) Bảo hộ lao động; (7) Xử lý rác thải; (8) Ghi chép và lưu hồ sơ. Các cơ sở nuôi cá nước
ngọt phải tuân thủ các quy định về điều kiện để đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi
trường đối với cơ sở nuôi cá lồng, bè.
Bộ NN&PTNT (2014) Theo điều 6 Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT quy định về
điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ gồm: (1) Bảo
đảm các điều kiện về địa điểm, nguồn nước để nuôi trồng thủy sản an toàn thực phẩm; (2)
Sử dụng giống thủy sản khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng; (3) Thức ăn dùng cho nuôi trồng
thủy sản phải bảo đảm không gây hại cho thủy sản nuôi và người sử dụng sản phẩm thủy
sản. Không sử dụng chất thải của động vật và của con người để nuôi thủy sản; (4) Thuốc thú
y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản
phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn
của cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, cán bộ khuyến nông; (5) Nước ao nuôi phải được
xử lý trước khi xả thải ra môi trường xung quanh nếu thủy sản bị bệnh trong quá trình nuôi.

- 12 -


Bùn thải từ ao nuôi phải được thu gom, xử lý không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh;
(6) Thủy sản nuôi khi thu hoạch phải được bảo quản, vận chuyển bằng thiết bị, dụng cụ phù
hợp,bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm; (7) Người nuôi trồng
thủy sản được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn; (8) Duy trì
các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc
mua bán sản phẩm.

1.3.2 Quy định về chứng nhận tiêu chuẩn
Chính phủ (2014) ban hành Nghị định số 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất
khẩu sản phẩm cá tra ngày 29/4/2014 quy định đến ngày 31/12/2015, các cơ sở nuôi cá tra
thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo
VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.
Đây là một trong những điều kiện mà cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải bảo đảm
theo Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra.
Cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải bảo đảm các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về nuôi
trồng thủy sản; được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương chứng nhận, cấp mã
số nhận diện cơ sở nuôi cá tra thương phẩm; đồng thời, phải sử dụng giống, thức ăn, thuốc
thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất theo quy định của pháp luật.
Nghị định cũng quy định, cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến cá tra xuất khẩu phải được
nuôi từ cơ sở nuôi cá tra thương phẩm đáp ứng các điều kiện trên. Cá tra chế biến phải đáp ứng
quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản của Việt Nam và nước nhập khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015) quy định tạm thời các tiêu chuẩn trong
nuôi trồng thủy sản được hưởng quy chế ưu đãi như VietGAP (Vietnamese Good Agricultural
Practices) như:
(1) Tiêu chuẩn GlobalGAP (Global of Good Agriculture Practices)
(2) Tiêu chuẩn chứng nhận ASC (Aquaculture Stewardship Council)
(3) Tiêu chuẩn BAP (Best Aquaculture Practices)
Như vậy, hiện nay các cơ sở nuôi trồng thủy sản có thế áp dụng 1 trong 4 tiêu chuẩn là:
Tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC, BAP.
1.3.2.1 Tiêu chuẩn VietGAP
Bộ tiêu chuẩn VietGAP theo quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS và quyết định số
4669/QĐ-BNN-TCTS đảm bảo thực hiện theo 104 tiêu chí trong 5 nội dung từ qui định
chung, an tòan chất lượng vệ sinh thực phẩm, quản lý sức khỏe cá tra, bảo vệ môi trường,
các vấn đề về kinh tế xã hội. Các nội dung của Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt
tại Việt Nam bao gồm:

- 13 -



a. Yêu cầu chung
Các yêu cầu chung của Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam bao
gồm các tiêu chuẩn về: Yêu cầu pháp lý, Cơ sở hạ tầng và cảnh báo nguy cơ mất an toàn,
Theo dõi di chuyển thủy sản nuôi trồng và phân biệt sản phẩm áp dụng VietGAP, Yêu cầu
về nhân lực, Tài liệu VietGAP, Hồ sơ VietGAP.
b. An toàn thực phẩm
Nguyên tắc: Các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được kiểm soát nhằm đảm bảo an
toàn thực phẩm bằng cách tuân thủ các quy định hiện hành của Việt Nam và các hướng dẫn
của FAO/WHO Codex.
Các tiêu chuẩn: Chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của Quy phạm thực hành
nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về Chất lượng nước cấp, Thức
ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường, Vệ sinh, Thu hoạch và vận chuyển.
c. Quản lý sức khỏe thủy sản
Nguyên tắc: Hoạt động nuôi trồng thủy sản cần được tiến hành nhằm đảm bảo sức
khỏe động vật thủy sản bằng cách duy trì môi trường sống tốt và phù hợp với đối tượng nuôi
trồng ở các công đoạn củ quá trình sản xuất, cũng như giảm thiểu các rủi ro về bệnh dịch.
Các tiêu chuẩn: Quản lý sức khỏe thủy sản của Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy
sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về Kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản, Giống
thủy sản, Chế độ cho ăn, Theo dõi sức khỏe thủy sản và ngăn ngừa sự lây lan bệnh dịch, Sử
dụng kháng sinh, Xử lý nơi nuôi sau thu hoạch.
d. Bảo vệ môi trường
Nguyên tắc: Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện có kế hoạch và có
trách nhiệm đối với môi trường, theo quy định của nhà nước và các cam kết quốc tế.
Các tiêu chuẩn: Bảo vệ môi trường của Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt
tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về Cam kết bảo vệ môi trường, Sử dụng và thải nước,
Kiểm soát địch hại, Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
e. Các khía cạnh kinh tế - xã hội
Nguyên tắc: Nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một cách có trách nhiệm với xã

hội, tôn trọng văn hóa cộng đồng địa phương, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của
Nhà nước và các thỏa thuận liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quyền lao
động, không làm ảnh hưởng tới sinh kế của người lao động và cộng đồng xung quanh.

- 14 -


Các tiêu chuẩn: Các khía cạnh kinh tế - xã hội của Quy phạm thực hành nuôi trồng
thủy sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về Sử dụng lao động, An toàn lao động và
sức khỏe người lao động, Hợp đồng và tiền lương (tiền công), các vấn đề trong cộng đồng.
Khi tính chi phí sản xuất và giá thành cá tra theo thông tư 198 thì các tiêu chí sau đây
cần được lưu ý thực hiện vừa đảm bảo tuân thủ theo yêu cầu của VietGAP vừa đảm bảo quy
định về tính giá thành cá tra như:
- Về hồ sơ VietGAP: Để thực hiện đảm bảo thì các cơ sở nuôi phải ghi nhận chi phí do
đó cần tính chi phí và đưa vào giá thành cá tra.
- Về tiêu chuẩn vệ sinh: Có các tiêu chí cần đảm bảo về thức ăn, thuốc, các sản phẩm
xử lý, cải tạo môi trường, thu hoạch, vận chuyển,..cần được theo dõi ghi chép cụ thể. Do đó
cần có chứng từ theo dõi và ghi chép lên sổ sách để tính giá thành khi thu hoạch.
- Về quản lý sức khỏe thủy sản: Có nội dung truy xuất nguồn gốc giống, theo dõi tỷ lệ
chết,..xử lý nơi nuôi sau thu hoạch,…nội dung này cũng cần phải theo dõi trên sổ.
- Về khía cạnh kinh tế - xã hội: Cần lưu ý đến thực hiện chế độ đối với người lao động
như tiền công, bảo hiểm xã hội,…đồng thời đảm bảo điều kiện về sức khỏe, an toàn lao
động,…khi thực hiện sẽ phát sinh các chi phí có liên quan. Do đó cần phải có chứng từ theo
dõi, ghi chép chi phí thực tế phát sinh làm căn cứ tính giá thành.
1.3.2.2 Tiêu chuẩn Global GAP
Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu do tổ chức mang tên FoodPLUS có trụ
sở tại Đức xây dựng và ban hành; phiên bản hiện hành được ban hành tháng 3/2007 với các
bước (1) Chuẩn bị điều kiện cơ sở vất chất; (2) Xây dựng bộ tài liệu “quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn Global GAP”; (3) Vận hành vào sản xuất; (4) Đánh giá nội bộ; (5) Đánh giá
chính thức.

1.3.2.3 Tiêu chuẩn chứng nhận ASC
Tiêu chuẩn ASC do Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) xây dựng và ban hành
năm 2010 với 7 nguyên tắc phải tuân thủ như sau: (1) Tuân thủ pháp luật; (2) Sử dụng đất
và nước; (3) Ô nhiễm nước và quản lý chất thải; (4) Di truyền; (5) Quản lý thức ăn; (6)
Quản lý sức khỏe, thuốc thú ý và hóa chất sử dụng; (7) Trách nhiệm xã hội và xung đột
người sử dụng.
1.3.2.4 Tiêu chuẩn BAP
Ngày 25/8/2010, Liên minh Nuôi trồng thuỷ sản Toàn cầu (GAA) đã hoàn thành bộ
tiêu chuẩn chứng nhận Thực hành Nuôi trồng thuỷ sản Tối ưu (BAP) cho các trại nuôi cá

- 15 -


tra.Các tiêu chuẩn BAP gồm 5 lĩnh vực thiết yếu: (1) Môi trường; (2) An toàn thực phẩm;
(3) Truy xuất nguồn gốc; (4) An sinh động vật và (5) Trách nhiệm xã hội.
1.3.3 Văn bản hướng dẫn tính giá thành cá tra thương phẩm
Bộ Tài chính (2014) ban hành hướng dẫn phương pháp tính giá thành cá Tra nguyên
liệu thì tổng chi phí sản xuất bao gồm chi phí vật chất và chi phí nhân công. Trong đó chi
phí vật chất gồm: (1) Chi phí cá giống (2) Chi phí thức ăn (3) Chi phí thuốc, hóa chất (4)
Chi phí cải tạo (5) Chi phí thuê ao (6) Chi phí khấu hao (7) Chi phí thu hoạch (8) Chi phí lãi
vay ngân hàng (9) Chi phí khác. Giá thành cá tra thương phẩm đơn vị được xác định trên cơ
sở Tổng chi phí sản xuất trên 1 ha mặt nước/năng suất thực tế thu hoạch.
Hướng dẫn tính giá thành cá tra nguyên liệu đã xác định đầy đủ các chi phí sản xuất và
tính giá thành cá tra thương phẩm từ đó giúp cho các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm có căn
cứ pháp lý khi tính giá thành cá tra thương phẩm. Mặt khác, thông tư còn giúp cho Sở
NN&PTNT phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức điều tra, khảo sát về chi phí sản
xuất và tính giá thành để báo cáo làm căn cứ công bố giá sàn.
1.3.4 Các nghiên cứu trước về chi phí sản xuất và tính giá thành cá tra
Theo nghiên cứu của Đinh Công Khải và Nguyễn Xuân Thành (2013) về “Xuất khẩu
cá Tra và cá Basa Việt Nam sang thị trường Mỹ” thì chi phí nuôi cá tra bè gồm: (1) Con

giống (2) Thức ăn (3) Lương công nhân (4) Nhiên liệu (5) Phòng, chữa bệnh (6) Khấu hao
(7) Lãi vay (8) Thuế và lệ phí. Theo nghiên cứu này thì không sử dụng thuật ngữ giá thành
mà dùng thuật ngữ chi phí sản suất để xác định chi phí để có được kết quả sản xuất cụ thể.
Theo nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hồng (2013) về “Phân tích giá thành cá tra
nguyên liệu đề xuất giải pháp hạ giá thành nâng cao hiệu quả sản xuất” thì cơ cấu chi phí
sản xuất cá tra gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Trong đó, chi phí cố định là khấu
hao ao còn chi phí biến đổi gồm: (1) con giống (2) thức ăn (3) thuốc, hóa chất (4) công nhân
(5) Công thu hoạch (6) hút bùn, cải tạo ao (7) phí quản lý và phí khác (8) lãi vay. Theo kết
quả nghiên cứu này thì không đề cập đến chi phí về nhiên liệu, chi phí nhân công nhà tham
gia nuôi cá; Giá thành cá tra gồm tổng các chi phí cố định và chi phí biến đổi /sản lượng cá
thu hoạch.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Phú Son và cộng sự (2014) về “Thị trường cá Tra Việt
Nam phân phối nhập chuỗi- giá thành cá Tra nguyên liệu – giải pháp phát triển ngành” thi
phí nuôi cá tra xuất khẩu gồm có: (1) Khấu ao (2) con giống (3) thức ăn (4) thuốc, hóa chất
(5) thuê công nhân (6) hút bùn, cải tạo ao (7) phí quản lý và phí khác (8) lãi vay (9) Lao

- 16 -


động nhà (10) Nhiên liệu. Trong cơ cấu chi phí nuôi cá tra, thì chi phí thức ăn chiếm 86%,
giống chiếm 6,2%, thuốc thú y thủy sản chiếm 2,5%, các khoản khác chiếm từ 0,3 đến 2%
Trong các chi phí mà nhóm tác giả này nghiên cứu không có chi phí thu hoạch; Nghiên cứu
này có đề cập đến thuật ngữ giá thành nhưng không nêu phương pháp tính cụ thể mà cũng
diễn giải là tổng các chi phí/sản lượng cá thu hoạch.
Theo nghiên cứu của Lâm Thị Trúc Linh và cộng sự (2014) “Xây dựng phương pháp
tính giá thành cá tra xuất khẩu tại các hộ gia đình Tình Vĩnh Long” đã kế thừa các nghiên
cứu trước và dựa trên các quan điểm kế toán để làm căn cứ xác định giá thành toàn bộ cá tra
gồm các chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí quản lý.
Cách tiếp cận này xác định chi phí phát sinh theo các yếu tố chi phí thực tế phát sinh, sự
khác biệt với các nghiên cứu trước là bổ sung các chi phí về nhân công nhà tham gia nuôi

cá, chi phí chứng nhân tiêu chuẩn, chi phí hỗ trợ địa phương, chi phí liên hệ để bán cá,…
Ngoài ra, phương pháp tính giá thành được đề xuất có loại trừ phần thu hồi từ các hoạt động
nuôi cá tra. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn chưa đề cập đến tổ chức chứng từ, sổ sách làm
căn cứ theo dõi chi phí cụ thể.
1.3.5 Đánh giá tác động của các văn bản pháp lý về hoạt động nuôi cá tra và tính
giá thành cá tra thương phẩm đến các cơ sở nuôi.
1.3.5.1 Thuận lợi
Theo Sở Nông nghiệp & PTNT Tỉnh Vĩnh Long (2015) nhà nước đã ban hành một số
chủ trương, chính sách phát triển riêng cho cá tra như: Thông tư số 23/2014/TT-BNN ngày
29/7/2014 hướng dẫn thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP, Thông tư 198/2014/TT-BTC
ngày 18/12/2014 về việc hướng dẫn phương pháp tính giá thành cá tra nguyên liệu.
Chi cục thủy sản Vĩnh Long (2015) đã xây dựng “Kế hoạch triển khai thực hiện
Nghị định 36/2014/NĐ-CP ở tỉnh Vĩnh Long năm 2015” trong đó có nội dung triển khai áp
dụng Quy phạm VietGAP trên địa bàn tỉnh thông qua dự án “Đầu tư hỗ trợ xây dựng vùng
nuôi cá tra an toàn Ứng dụng theo Quy trình Global GAP/VietGAP giai đoạn 2011-2015”
với mục tiêu đến 31/12/2015: 100% diện tích đang nuôi trong tỉnh đạt chứng nhận VietGAP
và các tiêu chuẩn quốc tế khác với tổng dự toán Dự án thực hiện năm 2015 là trên 2,5 tỉ
đồng từ Ngân sách tỉnh. Ngoài ra công tác đào tạo, tập huấn quy phạm thực hành nuôi thủy
sản tốt VietGAP được triển khai đến khắp các cơ sở nuôi.
1.3.5.2 Khó khăn

- 17 -


Theo Phạm Anh Tuấn (2015) hiện nay có rất nhiều tiêu chí, chứng nhận nuôi trồng
thủy sản bền vững đối với cá tra Việt Nam, sản phẩm cá tra phục vụ chủ yếu là xuất khẩu.
Nhưng người tiêu dùng ở các thị trường trên thế giới yêu cầu về tiêu chuẩn sản phẩm thủy
sản khác nhau, điều này khiến các nhà sản xuất lúng túng trong lựa chọn tiêu chuẩn để thực
hiện
Theo Hiệp Hội cá Tra Việt Nam (2015) hiện nay việc thực hiện Giấy đăng ký cá tra

thương phẩm theo thông tư 23/2014/TT – BNNPTNT còn gặp khó khăn vì người dân chưa
hiểu rõ việc đánh giá vùng nuôi và việc cấp giấy chứng nhận vùng nuôi. Họ cho rằng hiện
nay chưa thực hiện quy hoạch vùng nuôi thì chưa đăng ký Giấy nuôi cá tra thương phẩm,
một số hộ đợi đến khi nào có quy hoạch vùng nuôi xong thì mới đi đăng ký nuôi cá tra
thương phẩm.
Đối với các cơ sở nuôi đặc biệt là hộ gia đình chưa sẵn sàng cho việc thực hiện quy
phạm thực hành nuôi thủy sản tốt VietGAP do rào cản về chi phí thực hiện, hồ sơ rườm rà.
1.4 Tổ chức chứng từ, sổ sách theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành cá Tra theo
quy định kế toán.
Theo Chế độ kế toán hiện hành của Bộ Tài chính (Chế độ kế toán doanh nghiệp ban
hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014; Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ
và vừa ban hành Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 và được sửa đổi bổ sung
theo Thông tư 138/2011/TT-BTC ngày 04/10/2011; Chế độ kế toán hộ kinh doanh ban hành
theo Quyết định số 169-2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và được sửa đổi, bổ sung theo
Quyết định 131/2002/QĐ-BTC ngày 18/10/2002), việc tập hợp các yếu tố chi phí sản xuất,
kinh doanh và tính giá thành cá tra theo Thông tư 198/2014/TT-BTC ngày 18/12/2014 phải
tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán sau đây:
1.4.1 Tổ chức chứng từ
1.4.1.1 Chứng từ đối với các yếu tố chi phí vật chất:
(1) Chi phí cá tra giống: Hóa đơn mua cá tra giống, Bảng kê mua cá tra giống đối với
trường hợp người bán không có hóa đơn và các chứng từ hóa đơn, biên nhận, bảng kê chi
phí liên quan đến chi phí phát sinh trong quá trình mua như vận chuyển, bảo quản,…..
(2) Chi phí thức ăn:
+ Hóa đơn mua thức ăn, Bảng kê mua thức ăn đối với trường hợp người bán không có
hóa đơn và các chứng từ hóa đơn, biên nhận, bảng kê chi phí liên quan đến chi phí phí phát
sinh trong quá trình mua thức ăn như chi phí vận chuyển, bảo quản, …..

- 18 -



+ Phiếu xuất kho thức ăn, Bảng kê xuất kho thức ăn.
(3) Chi phí thuốc, hóa chất:
+ Hóa đơn mua thuốc, hóa chất, Bảng kê mua thuốc, hóa chất đối với trường hợp
người bán không có hóa đơn và các chứng từ hóa đơn, biên nhận, bảng kê chi phí liên quan
đến chi phí phát sinh trong quá trình mua thuốc, hóa chất sử dụng
+ Phiếu xuất kho thuốc, hóa chất; Bảng kê xuất kho thuốc, hóa chất.
(4) Chi phí cải tạo ao:
+ Chi phí dọn cỏ quanh ao: bảng kê, biên nhận thanh toán tiền công dọn cỏ.
+ Chi phí bơm nước, hút bùn đáy ao: Hóa đơn, bảng kê mua xăng, dầu bơm nước, hút
bùn; hóa đơn tiền điện; hóa đơn, bảng kê chi phí dịch vụ hút bùn đáy ao.
+ Chi phí bón vôi, diệt tạp,..: hóa đơn, bảng kê chi phí mua vôi,....
(5) Chi phí thuê ao: Hợp đồng thuê ao, Hóa đơn, biên nhận thanh toán,...; Nếu sử
dụng ao nhà thì sử dụng bảng tính chi phí cơ hội (tương đương với chi phí thị trường).
(6) Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
(7) Chi phí thu hoạch: Bảng kê, biên nhận thanh toán tiền thuê nhân công thu hoạch;
hóa đơn, bảng kê chi phí mua dụng cụ thu hoạch (lưới, ...); hóa đơn, bảng kê chi phí vận
chuyển cá, ...
(8) Chi phí lãi vay ngân hàng: Hồ sơ vay, giấy báo lãi vay, chứng từ thanh toán lãi
vay, ...
(9) Chi phí khác: chứng từ liên quan đến các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản
xuất, thu hoạch, bán cá ngoài các yếu tố chi phí đã nên ở trên như: chứng nhận tiêu chuẩn,
dụng cụ cho ăn, ...
Đối với các yếu tố chi phí trên, nếu phát sinh chung cho nhiều ao nuôi, nhiều vụ nuôi
thì ngoài các chứng từ đã nêu ở trên phải lập thêm Bảng phân bổ chi phí cho các ao nuôi,
vụ nuôi.
1.4.1.2. Chứng từ đối với yếu tố chi phí lao động:
Là các chứng từ liên quan đến việc thuê lao động ngoài các chi phí thuê lao động đã đề
cập ở mục 1.4.1.1.
Chứng từ liên quan đến yếu tố chi phí này bao gồm: Hợp đồng lao động, Bảng thanh
toán tiền lương, tiền công.

Trường hợp hộ nuôi sử dụng công nhà thì lập Bảng tính tiền công nhà theo giá thuê lao
động tương đương ngoài thị trường.

- 19 -


×