Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Ôn thi đầu vào cao học môn triết học có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.99 KB, 41 trang )

1

Câu hỏi 1: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin. ý nghĩa
của định nghĩa vật chất.
1. Phạm trù vật chất.
- Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trớc Mác.
+ Chủ nghĩa duy tâm (khách quan, chủ quan) phủ nhận sự tồn tại khách
quan của vật chất. Họ cho rằng: thế giới duy nhất là thế giới của ý niệm, thần
thánh... Vật chất chỉ là sự tồn tại khác của ý niệm, là phức hợp của cảm giác.
+ Chủ nghĩa duy vật trớc Mác: u điểm là đã lấy vật thể vật chất để giải
thích thế giới vật chất, nhng còn hạn chế là đồng nhất giữa vật chất và vật thể, cố
gắng đi tìm viên gạch cuối cùng cấu tạo nên thế giới vật chất nên không đứng
vững trớc phát minh mới của vật lý vi mô ra đời cuối thế kỷ XIX đầu XX.
- Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: vật chất là thực tại khách
quan tồn tại độc lập với ý thức của con ngời và đợc ý thức con ngời phản ánh.
2. Định nghĩa vật chất của Lê-nin.
a, Phơng pháp định nghĩa vật chất. Kế thừa những quan niệm khoa học của
Mác, Ăngghen về vật chất, tổng kết những thành tựu mới nhất của khoa học cuối
thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, Lênin cho rằng vật chất là một phạm trù rộng đến
cùng cực, rộng nhất, nên định nghĩa vật chất không thể bằng phơng pháp định
nghĩa thông thờng mà phải định nghĩa bằng phơng pháp là đối lập nó với ý thức.
Từ quan niệm ấy Lênin đã định nghĩa vật chất nh sau:
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đợc đem
lại cho con ngời trong cảm giác, đợc cảm giác chụp lại, chép lại phản ánh, và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác.
b, Nội dung cơ bản của định nghĩa vật chất:
Trong định nghĩa này Lênin đã chỉ rõ, khi vật chất đối lập với ý thức trong
nhận thức luận thì cái quan trọng để nhận biết nó chính là thuộc tính khách quan,
nghĩa là cái đang tồn tại độc lập với loài ngời và với cảm giác của con ngời. Trong
đời sống xã hội thì cái khách quan là tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã
hội của con ngời. Vì vậy, định nghĩa vật chất của Lênin bao gồm những nội dung


cơ bản nh sau:
- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc
vào ý thức.
- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con ngời khi tác động trực tiếp hay
gián tiếp lên giác quan của con ngời.
- Vật chất là cái mà cảm giác, t duy, ý thức của con ngời phản ánh về nó.


2
Nh vậy, phạm trù vật chất của Lênin đã chỉ ra thuộc tính chung nhất của vật
chất là tồn tại khách quan ở bên ngoài ý thức. Thế giới vật chất luôn luôn biểu
hiện sự tồn tại của mình thông qua các dạng quá trình vật chất cụ khi tác động lên
giác quan của con ngời đều đợc con ngời nhận biết thông qua các các giác quan
và phơng pháp đặc thù của khoa học.
3. ý nghĩa của định nghĩa vật chất của Lênin.
- Định nghĩa vật chất của Lênin đã khẳng định vật chất là tính thức nhất, là
nguồn gốc khách quan của ý thức. Tất cả những gì tồn tại khách quan bên ngoài ý
thức dù con ngời đã nhận thức đợc hay cha nhận thức đợc đều thuộc phạm trù vật
chất. Lênin đã nhấn mạnh rằng bằng các phơng pháp nhận thức khác nhau: chép
lại, chụp lại, phản ánh...con ngời có thể nhận biết đợc thế giới vật chất. Với ý
nghĩa ấy, định nghĩa vật chất của Lênin đã chống lại tất cả các trờng phái triết học
duy tâm, thuyết bất khả tri và khắc phục triệt để sai lầm của chủ nghĩa duy vật
siêu hình về giới tự nhiện, xã hội, t duy.
- Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của
triết học làm cơ sở khoa học định hớng cho các khoa học cụ thể để phát hiện các
dạng, các thuộc tính, cấu trúc mới của thế giới vật.
- Định nghĩa vật chất của Lênin đã cung cấp thế giới quan, phơng pháp
luận khoa học khi nhận thức các hiện tợng của đời sống xã hội. Trên cơ sở đó
nhận thức nguyên nhân của các biến cố của lịch sử, xác định phơng án tối u cho
hoạt động của con ngời nhằm thúc đẩy xã hội phát triển.


Câu hỏi 7: Phân tích quan điểm triết học Mác - Lênin về sự
vận động của vật chất. ý nghĩa phơng pháp luận của vấn đề này.
1. Quan niệm về vận động.
- Chủ nghĩa duy tâm phủ nhận sự vận động của vật chất. Chủ nghĩa duy vật
siêu hình quan niệm vật chất vận động một cách giản đơn máy móc: sự di chuyển
vị trí, sự thay đổi về lợng, không có sự thay đổi về chất... Nguyên nhân của vật
chất vận động là do cái hích từ bên ngoài.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Vận động theo nghĩa chung nhất là mọi sự
biến đổi nói chung. Ăngghen: Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất - tức đợc
hiểu là một phơng thức tồn tại của vật chất là một thuộc tính cố hữu của vật chất thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự
thay đổi vị trí đơn giản cho đến t duy.
+Vận động của vật chất là sự tự thân vận động.
+ Vận động của vật chất bao gồm cả sự phát triển.


3
2.Vận động là phơng thức tồn tại, là thuộc tính cố hữu của vật chất.2 Đ
- Vật chất tồn tại bằng vận động. Thông qua vận động mà vật chất biểu
hiện các đặc tính của mình, nhờ đó mà nhận biết đợc vật chất và các hình thức tồn
tại của nó. Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, gắn với vật chất, không có
vật chất không vận động, cũng nh không có vận động ngoài vật chất.
- Vận động của vật chất có nguyên nhân từ sự tác động lẫn nhau của các
thành tố trong cấu trúc của vật chất. Sự vật là một hệ thống kết cấu vật chất phức
tạp, gồm nhiều mặt, nhiều yếu tố khác nhau đợc sắp xếp theo một trình tự nhất
định và có mối liên hệ, tác động, chuyển hoá, phủ định lẫn nhau làm cho sự vật
vận động, biến đổi không ngừng.
- Vận động không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, nó luôn
luôn đợc bảo toàn cả về số lợng và chất lợng. Một hình thức vận động nào đó của
một dạng vật chất nhất định bị mất đi thì sẽ nảy sinh một hình thức vận động khác

thay thế nó.
- Sự vận động của ý thức, t duy là sản phẩm của vật chất vận động, đó là sự
phản ánh vận động của vật chất. Sự vận động của ý thức không diễn ra ngoài vật
chất vận động, mà nó gắn liền với sự vận động của một dạng vật chất đặc biệt là
não ngời.
- Các hình thức vận động của vật chất (vận động cơ học, vận động vật lý,
vận động hoá học, vận động sinh học, vận động xã hội học) có mối quan hệ biện
chứng với nhau theo nguyên tắc: 1, Các hình thức vận động đều khác nhau về
chất. Từ vận đông cơ học đến vận động xã hội là sự khác nhau về trình độ của sự
vận động. Những trình độ này tơng ứng với trình độ kết cấu của vật chất. 2, Các
hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở của các hình thức vận động thấp và
bao hàm trong đó tất cả các hình thức vận động thấp hơn. Hình thức vận động
thấp không bao hàm hình thức vận động ở trình độ cao. Không thể quy hình thức
vận động ở trình độ cao về hình thức vận động ở trình độ thấp. 3, Mỗi sự vật có
thể có nhiều hình thức vận động, nhng bản thân sự vật bao giờ cũng đợc đặc trng
bởi một hình thức vận động cơ bản.
3. Vận động tuyệt đối và đứng im tơng đối.
- Chủ nghĩa tâm, chủ nghĩa duy vật siêu hình chỉ thừa nhận sự đứng im tơng đối, phủ nhận sự vận động tuyệt đối của vật chất.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vận động của vật chất là tuyệt
đối, đứng im là tơng đối. Biểu hiện:
+ Vận động của thế giới vật chất là tuyệt đối, là vô tận về không gian và
thời gian, không có khởi đầu cũng nh không có kết thúc.


4
+ Vận động của vật chất bao giờ cũng bao hàm sự đứng im tơng đối. Đứng
im là trạng thái đặc thù của vận động, là trạng thái cân bằng tạm thời, ổn định tơng đối, là biểu hiện trạng thái tĩnh của sự vật, là điều kiện chủ yếu của sự phân
hoá của sự vật khi nó còn là nó cha chuyển sang cái khác, nhờ đó mà nhận biết đợc sự vật là cái gì.
+ Quan hệ giữa vận động tuyệt đối và đứng im tơng đối. Đứng im là tiền đề
của sự vận động của vật chất. Còn vận động tuyệt đối có xu hớng phá vỡ sự cân

bằng của sự vật. Phân biệt vận động tuyệt đối và đứng im tơng đối phải đặt trong
mối quan hệ xác định, trong không gian và thời gian nhất định. 4. ý nghĩa phơng
pháp luận:
-Trong xem xét, cải tạo sự vật phải quán triệt quan điểm động, chống bảo
thủ, trì trệ, thành kiến.
- Trong sự nghiệp đổi mới ở nớc ta, phải nhận thức rõ sự ổn định về kinh tế,
chính trị -xã hội hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm tiền đề cho sự vận
động, phát triển lên trình độ cao hơn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
xã hội chủ nghĩa.


5

Câu hỏi 8 : Phân tích nguồn gốc, bản chất của ý thức. ý nghĩa
phơng pháp luận của vấn đề này.
1. Nguồn gốc của ý thức.
- Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và duy vật siêu hình.
Chủ nghĩa duy tâm phủ nhận nguồn gốc, bản chất khách quan của ý thức,
còn chủ nghĩa duy vật siêu hình giải thích máy móc về nguồn gốc của ý thức,
không thấy vai trò tác động của ý thức đối với vật chất.
- Đối lập với các quan niệm trên chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định:
ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
a, Nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
- Phản ánh ý thức là thuộc tính phản ánh riêng biệt của một dạng vật chất
sống có tổ chức cao là não ngời. Não ngời là cơ quan vật chất của ý thức. Hoạt
động ý thức chỉ diễn ra trong bộ não ngời, trên cơ sở các quá trình sinh lý- thần
kinh cấp cao của bộ não và sự tác động của hiện thực khách quan vào các cơ quan
cảm giác của con ngời.
- ý thức là hình thức phản ánh đặc trng của con ngời đợc hình thành từ
thuộc tính phản ánh có ở mọi dạng vật chất.

- ý thức là hình thức phản ánh cao nhất chỉ có ở con ngời. Con ngời với bộ
não phát triển bình thờng mới có ý thức. Do vậy, hoạt động sinh lý thần kinh cấp
cao của não ngời và sự tác động của thế giới vật chất khách quan vào các cơ quan
cảm giác của con ngời là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
b, Nguồn gốc xã hội của ý thức.
Sự ra đời của con ngời cũng nh sự hình thành và phát triển của ý thức là
nhờ lao động và giao tiếp xã hội bằng ngôn ngữ.
- Lao động là hoạt động đặc thù của con ngời, là tiêu chuẩn phân biệt sự
khác nhau giữa con ngời và con vật.
+ Lao động của con ngờì là hoạt động có ý thức. Đó là quá trình chế tạo và
sử dụng công cụ tác động, cải tạo, biến đổi giới tự nhiên làm cho nó bộc lộ bản
chất, quy luật của mình.
+ Lao động là quá trình có mục đích nhằm biến đổi thế giới khách quan
thoả nãm nhu cầu của con ngời. Thông qua đó, các cơ quan thụ cảm của con ngời
phát triển, hoàn thiện làm cho quá trình nhận thức thế giới ngày càng sâu sắc hơn.
+ Lao động càng phát triển, con ngời càng có nhiều công cụ tinh xảo: kính
hiển vi, máy vi tính...khắc phục những hạn chế của cơ quan nhận thức, làm cho
năng lực phản ánh thế giới của ý thức ngày càng cao. Vì vậy, lao động là nguồn
gốc xã hội của ý thức.


6
- Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là vỏ vật chất của t duy, là phơng tiện để con ngời giao tiếp trong xã hội, tổng kết kinh nghiệm, trao đổi thông
tin từ thế hệ này qua thế hệ khác, để phản ánh khái quát hoá, trừu tợng hoá thế
giới khách quan. Do vậy, lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu biến
não vật thành não ngời, phản ánh tâm lý động vật thành phản ánh ý thức của con
ngời.
2. Bản chất của ý thức.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của ý thức là sự phản
ánh khách quan, năng động, sáng tạo và mang tính xã hội - lịch sử.

+ ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh thế
giới khách quan bởi não ngời gắn liền với hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới
khách quan. ý thức là hình ảnh tinh thần, có nội dung từ hiện thực khách quan.
+ Sự phản ánh ý thức là có tính cách năng động và sáng tạo, biểu hiện ở
khả năng tởng tợng, tiên đoán, dự báo về tơng lai; có thể tạo ra những huyền
thoại, những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tợng, khái quát cao, thậm
chí có khă năng đặc biệt nh tiên tri, thôi miên, ngoại cảm, thấu thị...Đây là một
quá trình thống nhất của ba mặt: sự phản ánh có định hớng và chọn lọc; mô hình
hoá đối tợng trong t duy; hiện thực hoá mô hình trong t duy thông qua hoạt động
thực tiễn, trong đó con ngời phải lựa chọn phơng pháp, phơng tiện, công cụ để
hiện thực hoá ý thức theo mục đích của mình. Tính năng động, sáng tạo của ý
thức phải dựa trên cơ sở của sự phản ánh đúng quy luật khách quan.
+ ý thức là một hiện tợng xã hội bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử - xã hội,
phản ánh những quan hệ xã hội khách quan, điều kiện sinh hoạt vật chất của con
ngời và chịu sự quy định của tính lịch sử - xã hội.
3. ý nghĩa phơng pháp luận:
- Quá trình nhận thức, phản ánh thế giới khách quan phải xuất phát từ hiện
thực khách quan, từ điều kiện lịch sử - xã hội nhất định; phải bảo đảm tính khách
quan của nội dung phản ánh.
- Trong hoạt động nhận thức phải phát huy tính năng động và sáng tạo của
sự phản ánh ý thức và hớng vào một mục đích nhất định. Đồng thời phải chú ý
đến đặc điểm xã hội - lịch sử của chủ thể nhận thức.


7

Câu hỏi 9: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và
ý thức. ý nghĩa phơng pháp luận của vấn đề này.
1. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trớc Mác về mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức.

- Chủ nghĩa duy tâm: ý thức, ý niệm là cái có trớc, vật chất là cái có sau.
Thế giới vật chất là sự tha hoá của ý niệm. Chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối hoá vai
trò của ý thức, tách ý thức ra khỏi vật chất, con ngời, biến nó thành lực lợng siêu
nhiên, thần thánh...
- Chủ nghia duy vật trớc Mác đứng trên quan điểm siêu hình không
nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Họ tuyệt đối
hoá vai trò quyết định của vật chất và không thấy vai trò của ý thức con ngời
trong hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới vật chất, không giải thích đợc mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức trong lĩnh vực xã hội.
2. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: .
- Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau. Vật chất là cái có
trớc, ý thức là cái có sau. Vật chất quyết định nguồn gốc, nội dung, cấu trúc và sự
biến đổi của ý thức.
+ Vật chất có trớc, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức. Não ngời là sản
phẩm của sự phát triển lâu dài của vật chất, là dạng vật chất đặc biệt có tổ chức
cao của thế giới vật chất, là cơ quan sinh lý của ý thức. Sự tồn tại của ý thức phụ
thuộc vào hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não, của đối tợng khách quan trong
quá trình phản ánh thông qua lao động và ngôn ngữ.
+ ý thức có nội dung từ hiện thực khách quan, là hình ảnh chủ quan của
thế giới khách quan,
+ Thế giới vật chất luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng theo các
quy luật khách quan của nó do vậy sự phản ánh của ý thức cũng luôn luôn vận
động và biến đổi không ngừng.
- ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nhng có tính độc lập
tơng đối, tác động trở lại biến đổi vật chất khách quan.
+ ý thức phản ánh thế giới vật chất một cách năng động, sáng tạo nên có
vai trò tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con ngời. Chủ
nghĩa duy vật. biện chứng nhấn mạnh vai trò năng động của ý thức là nhấn mạnh
vai trò nhân tố con ngời và vai trò của khoa học, hệ t tởng tiên tiến.
+ Vai trò của ý thức thể hiện trong hoạt động thực tiễn, có thể thúc đẩy,

hoặc kìm hãm sự phát triển của hiện thực khách quan khi nó phản ánh đúng, hoặc
sai lệch thế giới khách quan.


8
+ Vai trò của ý thức biểu hiện: Dựa trên sự phản ánh quy luật của hiện thực
khách quan, đề ra mục tiêu, phơng hớng, biện pháp hoạt động, xác định ý chí
quyết tâm và biến ý chí đó thành hành động vật chất của con ngời biến đổi hiện
thực khách quan. Vai trò của ý thức dù to lớn đến mấy cũng phải tuân theo quy
luật vật chất quyết định ý thức, lực lợng vật chất chỉ có thể đánh đổ bởi lực lợng
vật chất. ý thức cũng có thể trở thành lực lợng vật chất khi nó thâm nhập vào
quần chúng và trở thành sức mạnh hành động của quần chúng trong việc cải tạo
thế giới vật chất khách quan.
3- ý nghĩa phơng pháp luận.
- Xác lập thế giới quan duy vật và phơng pháp luận biện chứng trong xem
xét đánh giá các sự vật, hiện tợng.
- Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức phải quán triệt quan điểm khách
quan, xuất phát từ thực tiễn khách quan, tôn trọng và hành động theo đúng quy
luật khách quan; phát huy năng động chủ quan trong nhận thức, chỉ huy và lãnh
đạo quần chúng cải tạo thế giới khách quan.
- Tăng cờng công tác giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, biến nhận thức t tởng thành hành động cách mạng cải tạo thế giới khách quan của quần chúng cách
mạng. Chống mọi biểu hiện chủ quan duy lý chí, bất chấp quy luật khách quan
trong hoạt động thực tiễn.

Câu hỏi 10: Phân tích quan điểm triết học Mác-Lênin về mối
liên hệ phổ biến. ý nghĩa phơng pháp luận của vấn đề này.
1. Quan điểm siêu hình và duy tâm:
- Các nhà triết học đứng trên quan điểm siêu hình đã phủ định mối liên hệ
phổ biến khách quan của sự vật, hiện tợng. Họ không thấy đợc bản chất các mối
liên hệ của sự vật và hiện tợng trong thế giới khách quan.

- Quan điểm biện chứng duy tâm, tuy thừa nhận mối liên hệ phổ biến nhng
lại phủ nhận tính khách quan của liên hệ phổ biến, coi liên hệ của sự vật chỉ là sự
thể hiện mối liên hệ của ý niệm, ý niệm tuyệt đối.
2. Chủ nghiã duy vật biện chứng khẳng định mọi sự vật, hiện tợng trên thế
giới đều tồn tại trong mối liên hệ khách quan, phổ biến.
- Liên hệ là sự ràng buộc, tác động, ảnh hởng, chuyển hoá lẫn nhau giữa
các sự vật và hiện tợng.


9
- Mối liên hệ của các sự vật là khách quan, phổ biến có nguồn gốc từ tính
thống nhất vật chất của thế giới, từ kết cấu vật chất của sự vật, hiện tợng. Liên hệ
là tiền đề, là điều kiện tồn tại của các sự vật, hiện tợng. Tính phổ biến của liên hệ
biểu hiện: các sự vật, hiện tợng đều tồn tại trong các mối liên hệ với nhau; mỗi sự
vật, hiện tợng đều có mối liên hệ với nhiều sự vật, hiện tợng khác và có mối liên
hệ giữa các thuộc tính vật chất bên trong của sự vật; giữa các giai đoạn phát triển
khác nhau của sự vật cũng có mối liên hệ ràng buộc với nhau.
- Liên hệ khách quan, phổ biến của sự vật, hiện tợng thể hiện trong cả tự
nhiên, xã hội, t duy.
- Liên hệ của sự vật, hiện tợng có tính nhiều vẻ phong phú: Sự vật, hiện tợng khác nhau có mối liên hệ khác nhau; mỗi giai đoạn phát triển của một sự vật,
hiện tợng đều có mối liên hệ khác nhau. Một sự vật, hiện tợng cụ thể có nhiều
mối liên hệ: mối liên hệ cơ bản, mối liên hệ không cơ bản, mối liên hệ bên trong,
mối liên hệ bên ngoài... Vai trò vị trí của các mối liên hệ đối với sự vận động, phát
triển của sự vật cũng khác nhau. Các mối liên hệ bên trong, cơ bản, chủ yếu, tất
nhiên có vai trò quyết định bản chất, chiều hớng phát triển của sự vật. Các mối
liên hệ bên ngoài, không cơ bản...có vai trò tác động ảnh hởng đến sự phát triển
của sự vật.
3. ý nghĩa phơng pháp luận.
-Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải quán triệt quan điểm toàn
diện, lịch sử cụ thể, phải tìm hiểu, phân tích tất cả các mối liên hệ của sự vật, hiện

tợng; xác định vai trò, vị trí của từng mối liên hệ. Từ đó, tác động vào mối liên hệ
bên trong, cơ bản, chủ yếu,... thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của sự vật, hiện
tợng.
- Xem xét các mối liên hệ phải đặt nó trong những điều kiện hoàn cảnh lịch
sử nhất định. Chống mọi biểu hiễn xem xét hời hợt, cào bằng các mối liên hệ,
không đánh giá đúng các mối liên hệ của sự vật hiện tợng, hoặc lấy các mối liên
hệ không cơ bản thay thế cho mối liên hệ cơ bản.
- Vận dụng ý nghĩa phơng pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
vào đánh giá tình hình kinh tế, xã hội ở nớc ta hiện nay, từ đó xây dựng niềm tin
vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta.


10

Câu hỏi 11: Phân tích nội dung nguyên lý về sự phát triển. ý
nghĩa phơng pháp luận của vấn đề này.
1. Quan niệm siêu hình, duy tâm. .
Quan niệm siêu hình phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hoá mặt ổn định,
đứng im tơng đối của sự vật. Khi nói đến phát triển thì đó chỉ là sự thay đổi thuần
tuý về lợng, không thấy sự phát triển về chất. Nguồn gốc của sự phát triển nằm
bên ngoài sự vật, hiện tợng và sự vật chỉ vận động theo một chu kỳ kép kín. Quan
điểm duy tâm phủ nhận tính khách quan của sự phát triển.
2. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: .
Phát triển là khuynh hớng chung của sự vật, hiện tợng.
- Phát triển là sự vận động theo khuynh hớng đi lên từ giản đơn đến phức
tạp, từ thấp đến cao, từ cha hoàn thiện đến hoàn thiện.
- Vận động là khái quát sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tợng cha nói
lên tính chất, khuynh hớng, kết quả của nó. Phát triển khái quát mọi sự vận động
theo khuynh hớng đi lên với tính chất cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu làm cho sự
vật ngày càng hoàn thiện.

- Phát triển là một quá trình vận động tự thân của sự vật, có nguồn gốc từ sự
thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tợng. Cách thức
của sự phát triển là quá trình biến đổi dần dần về lợng đến mức độ nhất định sẽ
dẫn tới sự biến đổi về chất và ngợc lại. Khuynh hớng của sự phát triển là tiến lên.
Con đờng tiến lên quanh co phức tạp, thậm chí có những bớc tụt lùi tạm thời, nhng khuynh hớng chung là phát triển đi lên.
- Phát triển là khuynh hớng chung của mọi sự vận động của sự vật, hiện tợng trong giới tự nhiên, xã hội và t duy.
3. ý nghĩa phơng pháp luận.
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển phải quán triệt quan điểm phát triển
trong xem xét, cải tạo sự vật, hiện tợng. Chống thái độ bảo thủ, trì trệ.
- Quan điểm phát triển yêu cầu khi phân tích sự vật, hiện tợng phải đặt nó
trong sự vận động, phảt triển, phải vạch ra mâu thuẫn, khuynh hớng phát triển của
nó. Trong lĩnh vực xã hội phải tích cực tạo điều kiện, ủng hộ cái mới, cái tiến bộ
ra đời và phát triển.
- Khi xem xét đánh giá tình hình kinh tế - xã hội ở nớc ta trong thời kỳ đổi
mới phải quán triệt quan điểm toàn diệm, lịch sử cụ thể và phát triển; phải đánh
giá đúng thành tựu và khuyết điểm, yếu kém. Không thổi phồng khuyết điểm, yếu
kém từ đó phủ định sự cố gắng khắc phục khó khăn của Đẩng và nhân dân ta
trong quá trình thực hiện đổi mới.


11

Câu hỏi 12: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái
chung và cái đơn nhất. ý nghĩa phơng pháp luận của vấn đề này.
1. Khái niệm:
- Cái riêng là phạm trù dùng để chỉ một sự vật , một hiện tợng hay một quả
trình riêng lẻ nhất định.
- Cái chung là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung
không những có ở một số kết cấu vật chất nhất định, mà còn đợc lặp lại trong
nhiều sự vật, hiện tơng hay quá trình riêng lẻ.

- Cái đơn nhất là phạm trù đợc dùng để chỉ những nét, những mặt, những
thuộc tính...chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không lặp lại ở bất cứ một
kết cấu vật chất nào khác.
2. Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
- Các nhà triết học trớc Mác phủ nhận mối quan hệ biện chứng giữa cái
chung và cái riêng, phủ nhận cái riêng chỉ thấy cái chung... Chủ nghĩa duy vật
biện chứng khẳng định cái chung và cái riêng đều tồn tại khách quan và có mối
quan hệ biện chứng với nhau. Mối quan hệ đó đợc biểu hiện :
+ Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng thông qua cái riêng mà biểu hiện sự
tồn tại của mình. Không có cái chung tồn tại thuần tuý ngoài cái riêng.
+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ dẫn tới cái chung.
+ Cái chung là bộ phận của cái riêng, còn cái riêng không ra nhập hết vào
cái chung. cái riêng là cái toàn bộ phong phú hơn cái chung, còn cái chung là cái
sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Vì cái chung là cái khái quát những mặt, những
mối liên hệ tất nhiên ổn định trong sự vật.
+ Trong những điều kiện nhất định của quá trình phát triển khách quan của
sự vật cái đơn nhất có thể chuyển hoá thành cái chung và ngợc lại, cái chung có
thể biến thành cái đơn nhất.
3. ý nghĩa phơng pháp luận.
- Phát hiện cái chung phải xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật hiện tợng,
quá trình riêng lẻ cụ thể, mà phải từ cái riêng để phát hiện ra cái chung.
-Khi áp dụng cái chung vào cái riêng cần phải đợc cá biệt hoá cái chung.
Chống mọi biểu hiện tuyệt đối hoá cái chung dẫn đến chủ nghĩa giáo điều. Ngợc
lại, đề cao, tuyệt đối hoá cái riêng, coi thờng cái chung sẽ dẫn đến chủ nghĩa kinh
nghiệm.
- Khi giải quyết những vấn đề riêng không đợc lảng tránh việc giải quyết
những vấn đề chung, vấn đề về lý luận làm cơ sở để giải quyết các vấn đề riêng.


12

- Quá trình vận dụng những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin
vào cách mạng Việt Nam phải căn cứ vào đặc điểm Việt Nam để xác định các giải
pháp cụ thể trong quá trình xây dựng đất nớc. Chống bệnh giáo điều, máy móc và
bệnh chủ quan, kinh nghiệm chủ nghĩa.


13

Câu hỏi 13: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân
và kết quả. ý nghĩa phơng pháp luận của vấn đề này.
1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả:
- Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc
giữa các sự vật với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định.
- Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
2. Mối quan hệ nguyên nhân và kết quả.
-Chủ nghĩa duy tâm khách quan phủ nhận mối quan hệ nhân quả. Họ cho
rằng thợng đế, ý niệm và tinh thần là nguyên nhân gây lên mọi sự biến đổi. Chủ
nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng nguyên nhân và kết quả là ký hiệu của con ngời
ghi nhận những cảm giác của mình...
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa
nguyên nhân và kết quả là khách quan, phổ biến và tất yếu của bản thân sự vật,
hiện tợng.
+ Quan hệ nguyên nhân và kết quả là quan hệ sản sinh. Trong đó, guyên
nhân là cái sinh ra kết quả, nguyên nhân luôn luôn có trớc kết quả.
+ Nguyên nhân sinh ra kết quả hết sức phong phú và phức tạp. Cùng một
điều kiện, một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau, hoặc một kết
quả có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Các nguyên nhân tác động lên sự vật
cùng một hớng thì ảnh hởng cùng chiều đến kết quả, nếu nguyên nhân tác động
theo các hớng khác nhau lên sự vật thì chúng làm suy yếu, hoặc triệt tiêu tác dụng

của nhau.
Nguyên nhân tác động lên sự vật có nhiều loại khác nhau: Nguyên nhân bên
trong, nguyên nhân bên ngoài; nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu;
nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan... Vai trò tác động của các
nguyên nhân đối với kết quả không giống nhau. Trong đó nguyên nhân bên trong,
cơ bản, chủ yếu...có vai trò quyết định.
+ Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau tuỳ thuộc vào các
mối quan hệ xác định của sự vật: Cái ở đây bây giờ là nguyên nhân thì ở chỗ
khác hay lúc khác lại trở thành kết quả và ngợc lại.
3. ý nghĩa.
- Muốn nhận thức đúng bản chất sự vật phải tìm hiểu nguyên nhân của nó,
phải tìm nguyên nhân ở chính sự vật, hiện tợng; tìm trong những mặt, những sự
kiện, những mối liên hệ đã xảy ra trớc khi hiện tợng đó xuất hiện; phải hết sức


14
thận trọng, tỉ mỉ khi xác định các nguyên nhân gây nên kết quả; phải đặt nguyên
nhân và kết quả trong mối quan hệ xác định.
- Phải dựa vào mối liên hệ nhân quả để cải tạo sự vật. Quá trình hoạt động,
muốn loại bỏ một kết kết quả nào đó thì phải loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra
nó; muốn cho hiện tợng nào đó xuất hiện cần tạo ra nguyên nhân và các điều kiện
cần thiết cho kết quả xuất hiện.
- Trong lĩnh vực xã hội muốn đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự xuất hiện của
một hiện tợng nào đó cần phải làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng
chiều hay ngợc chiều với chiều vận động của mối liên hệ nhân quả.
- Quá trình đổi mới ở nớc ta, những thành tựu đã đạt đợc là do nhiều
nguyên bên trong và bên ngoài, chủ quan và khách quan... cùng tác động. Trong
đó, những nguyên nhân bên trong: Sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần yêu nớc, sáng
tạo và khắc phục khó khăn của nhân dân là nguyên nhân cơ bản quyết định.



15

Câu hỏi 14: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và
hiện tợng. ý nghĩa phơng pháp luận của vấn đề này.
1. Khái niệm bản chất và hiện tợng:
- Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tơng
đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật. Hiện
tợng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tơng đối ổn định
bên trong sự vật ra bên ngoài.
- Chủ nghĩa duy tâm phủ nhận tính khách quan của bản chất và hiện tợng.
Theo họ bản chất chỉ là tên gọi trống rỗng, còn hiện tợng chỉ là tổng hợp các cảm
giác chủ quan của con ngời. Đối lập với quan điểm trên, chủ nghĩa duy vật biện
chứng cho rằng bản chất và hiện tợng đều tồn tại khách quan và có mối liên hệ
hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau.
2. Mối quan hệ bản chất và hiện tợng.
- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tợng biểu hiện ở chỗ:
+ Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tợng, còn hiện tợng bao giờ
cũng là biểu hiện của bản chất.
+ Bất kỳ bản chất nào cũng đợc bộc lộ qua những hiện tợng tơng ứng, bất
kỳ hiện tợng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức độ nào đó hoặc nhiều hoặc
ít. Bản chất và hiện tợng về căn bản phù hợp với nhau. Bản chất khác nhau sẽ bộ
lộ ra thành những hiện tợng khác nhau. Khi bản chất thay đổi thì hiện tợng biểu
hiện của nó cũng thay đổi. Khi bản chất mất đi thì hiện tợng biểu hiẹn của nó
cũng mất đi.
- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tợng bao giờ cũng bao hàm mâu
thuẫn. Bản chất và hiện tợng về căn bản phù hợp với nhau nhng chúng không phù
hợp với nhau hoàn toàn. Vì bản chất của sự vật đợc thể hiện thông qua sự tơng tác
với thế giới xung quanh, các sự vật xung quanh cũng ảnh hởng đến hiện tợng, đa
vào hiện tợng những nội dung mới, làm cho hiện tợng không còn là sự biểu hiện y

nguyên nh bản chất. Tính mâu thuẫn đó thể hiện:
+ Bản chất phản ánh cái chung tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển
của sự vật, còn hiện tợng phản ánh cái cá biệt.Cùng một bản chất có thể biểu hiện
ra ngoài bằng vô số hiện tợng khác nhau tuỳ theo sự biển đổi của điều kiện và
hoàn cảnh. Nội dung của hiện tợng không chỉ phán ánh bản chất mà còn phản ánh
điều kiện hoàn cảnh nhất định. Do vật, hiện tợng phong phú hơn bản chất; nguợc
lại, bản chất lại sâu sắc hơn hiện tợng.


16
+ Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực, còn hiện tợng là
mặt bên ngoài của hiện thực ấy. Hiện tợng biểu hiện của bản chất dới dạng cải
biến, nhiều khi xuyên tạc bản chất.
+ Bản chất tơng đối ổn định, còn hiện tợng không ổn định, luôn luôn biến
đổi nhanh hơn so với bản chất. Vì hiện tợng còn chịu sự tác động của điều kiện,
hoàn cảnh bên ngoài.
3. ý nghĩa:
- Trong nhận thức phải đi từ hiện tợng, thông qua vô số các hiện tợng dới
nhiều cấp độ khác nhau để vạch ra bản chất ở ngay bên trong sự vật; phải tiến từ
bản chất cấp một lên bản chất cấp hai, cấp ba... Phê phán mọi biểu hiện chỉ dừng
lại ở hiện tợng mà không thấy bản chất, hoặc chỉ dừng lại ở bản chất cấp một mà
không tiến lên nhận thức bản chất cấp hai, cấp ba của sự vật.
- Trong hoạt động thực tiễn cần phải dựa vào bản chất của sự vật, không đợc dựa vào hiện tợng để chủ quan, tuỳ tiện hành động.
- Trong giai đoạn hiện nay, việc đánh giá chủ nghĩa t bản phải đi từ bản
chất bên trong của nó, không dừng lại ở những hiện tợng bên ngoài về mức sống,
dân chủ, chất lợng hàng hoá để ...ca ngợi chủ nghĩa t bản.


17


Câu hỏi 15: Nội dung quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lợng đến những thay đổi về chất và ngợc lại. ý nghĩa phơng pháp
luận của vấn đề này.
1. Khái niệm chất, lợng.
- Chất là khái niệm chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tợng, là sự
thống nhất hữu cơ những thuộc tính nói lên sự vật đó là gì, phân biệt nó với cái
khác.
Chất là khách quan vốn có của sự vật, hiện tợng. Chất không chỉ có một thuộc
tính, mà là thể thống nhất hữu cơ của nhiều thuộc tính. Sự vật không chỉ có một
chất, mà có nhiều chất trong đó có chất cơ bản quy định sự vật nó là nó và khác
với sự vật khác.
- Lợng là khái niệm chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tợng biểu thị
bằng số lợng các thuộc tính, tổng số các bộ phận đại lợng, trình độ quy mô phát
triển của nó. Lợng là khách quan vốn có biểu thị bằng số các thuộc tính, tổng số
các đại lợng mà có thể đong, đo đếm đợc. Sự vật, hiện tợng càng phức tạp thì
những thông số về lợng của nó càng phức tạp.
2. Nội dung của quy luật.
- Khái niệm : Độ, điểm nút và bớc nhảy:
Sự thống nhất giữa lợng và chất của sự vật, hiện tợng đợc biểu thị trong
một độ nhất định. Độ là giới hạn trong đó những biến đổi về lợng cha tạo ra
những biến đổi về chất. Khi giới hạn đó bị phá vỡ, sự vật sẽ biến đổi về chất. Tại
giới hạn mà ở đó xẩy ra sự thay đổi về chất gọi là điểm nút. Sự biến đổi từ chất
này sang chất khác gọi là bớc nhảy.
- Nội dung của quy luật.
+ Sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tợng bao giờ cũng diễn ra từ
những biến đổi về lợng thành những thay đổi về chất và ngợc lại.
+ Sự biến đổi về lợng là một quá trình tích luỹ dần dần, nhỏ giọt các yếu tố,
các thuộc tính, các đặc điểm của sự vật mới ngay trong lòng sự vật cũ. Sự biến ổi
đó đến độ nhất đính sẽ tạo ra bớc nhảy về chất của sự vật, hiện tợng.
+ Sự biến đổi về quy mô, tốc độ, tính chất.. . của lợng nh thế nào là do tính
chất, kết cấu vật chất của sự vật, hiện tợng quy định. Sự chuyển hoá từ chất cũ

sang chất mới, sự vật cũ sang sự vật mới bao giờ cũng diễn ra trong một điều kiện
nhất định làm cho các bớc nhảy của sự vật, hiện tợng trong thế giới diễn ra phong
phú, nhiều vẻ khác nhau.
+Chất mới ra đời tạo điều kiện cho lợng biến đổi nhanh chóng về quy mô,
nhịp điệu. Vì chất mới có lợng mới, tồn tại trong hệ thống quan hệ mới, chứa


18
đựng những khả năng, tiền đề mới cho sự tích luỹ về lợng. Lợng biến đổi đến giới
hạn nhất định sẽ tạo ra bớc nhẩy về chất. Đó là quá trình phát triển liên tục của sự
vật, hiện tợng.
3. ý nghĩa.
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tích cực thúc đẩy nhanh quá
trình tích luỹ về lợng, chủ động tạo thời cơ, nắm vững thời cơ tạo ra bớc nhảy về
chất. Chống mọi biểu hiện chủ quan, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn muốn có
những bớc nhảy liên tục về chất khi lợng cha biến đổi đến giai đoạn chín muồi
- Quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nớc là quá trình chủ động tạo ra
những bớc nhảy về chất, trong các lĩnh vực của đời sống xã hội để tạo ra những bớc nhảy về chất của toàn bộ của toàn bộ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã
hội ở nớc ta. Cùng với quá trình đó phải kiên quyết đấu tranh với các khuynh hớng vận động trái với bản chất của chủ nghia xã hội: tệ nạn xã hội, bóc lột quá
mức, phân hoá giàu nghèo...


19

Câu hỏi 16: Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập. ý nghĩa phơng pháp luận của vấn đề này.
1. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, siêu hình.
Phủ nhận tính khách quan của mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn chỉ có
trong ý niệm, trong t tởng, không có trong sự vật. Phủ nhận sự tự thân vận động,
phát triển của sự vật.

2.Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Mâu thuẫn biện chứng là khách quan, phổ biến, là nguồn gốc, động lực vận
động và phát triển của sự vật, hiện tợng trong thế giới (tự nhiên, xã hội và t duy).
- Mâu thuẫn biện chứng là khách quan, phổ biến của mọi sự vật và hiện tợng.
+ Mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
bên trong sự vật và hiện tợng. Trong một sự vật, hiện tợng có những mặt, đặc
điểm, thuộc tính, tính quy định có khuynh hớng biến đổi trái ngợc nhau tồn tại
khách quan tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng đợc cấu
thành từ hai mặt đối lập biện chứng của cùng một bản chất sự vật, hiện tợng.
+ Mâu thuẫn biện chứng là khách quan, phổ biến. Mâu thuẫn biện chứng
đợc hình thành từ các mặt đối lập biện chứng trong sự vật, tồn tại trong suốt cả
cuộc đời của sự vật. Khi mâu thuẫn đợc giải quyết thì sự vật này chuyển sang sự
vật khác và xuất hiện mâu thuẫn mới.
- Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
+ Thống nhất của các mặt đối lập là sự nơng tựa vào nhau, đòi hỏi lẫn nhau
của các mặt đối lập biện chứng. Sự tồn tại của mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia
làm điều kiện, tiền đề tồn tại của mình. Thống nhất của các mặt đối lập bao hàm
sự đồng nhất, sự phù hợp, sự liên hệ, tác động ngang nhau của các mặt đối lập.
+ Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hớng bài trừ
và phủ định, chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Tính chất đấu tranh của
các mặt đối lập phụ thuộc vào tính chất tồn tại của các mặt đối lập, phụ thuộc vào
điều kiện trong đó diễn ra cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Đấu tranh của các
mặt đối lập diễn ra theo sự phát triển của mâu thuẫn biện chứng (sự khác nhau,
khác biệt, đối lập, xung đột, xung đột găy gắt và chuyển hoá)
+ Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh. Thống nhất của các mặt đối
lập là tơng đối, tạm thời, là biểu hiện trạng thái đứng in tơng đối của sự vật. Đấu
tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, có xu hớng phá vỡ sự thống nhất của các
mặt đối lập, là biểu hiện sự vận động, phát triển liên tục của sự vật và hiện tợng.



20
- Đấu tranh của các mặt đối lập là động lực của sự vận động và sự phát
triển.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định động lực của sự vận động và sự
phát triển nằm ngay bên trong của sự vật, là sự đấu tranh của các mặt đối lập biện
chứng: biểu hiện: Làm cho bản thân các mặt đối lập cùng phát triển tạo điều kiện
cho sự vật phát triển lên trình độ cao hơn; khi mâu thuẫn của các mặt đối lập đợc
giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời phát triển cao hơn về chất so với
sự vật cũ. Sự vật mới lại có mâu thuẫn biện chứng mới và tiếp tục đấu tranh giải
quyết mâu thuẫn làm cho sự vật phát triển vô cùng tận.
3. ý nghĩa phơng pháp luận:
- Trong hoạt động thực tiễn, nhận thức phải phát hiện mâu thuẫn trong xu
hớng phát triển của sự vật, xác định tính chất, vai trò của các mâu thuẫn tìm ra
phơng pháp thích hợp giải mâu thuẫn thúc đẩy sự vật phát triển. Chống mọi biểu
hiện hữu khuynh, thủ tiêu đấu tranh, không giám vặch ra mâu thuẫm và không
kiên quyết giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tợng.
- Phải phân biệt đợc hình thức đấu tranh giải quyết mâu thuẫn đối kháng
trong xã hội với mâu thuẫn không đối kháng. Phân biệt đấu tranh phê bình và tự
phê bình trong nội bộ Đảng, với đấu tranh chống các thế lực thù địch ở nớc ta
hiện nay; phân biệt giữa hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế của Đảng.

Câu hỏi 17: Nội dung quy luật phủ định của phủ định. ý
nghĩa phơng pháp luận của vấn đề này.
1. Khái niệm, đặc trng của phủ định biện chứng.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng không nghiên cứu các hình thức phủ định
nói chung mà chỉ nghiên cứu phủ định biện chứng. Phủ định biện chứng là quá
trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên con đờng dẫn tới sự ra
đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái bị phủ định.
- Đặc trng của phủ định biện chứng: sự tự thân của phủ định, có nguyên
nhân từ đấu tranh giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật, hiện tợng, tạo nên khả

năng ra đời của cái mới; phủ định biện chứng có tính kế thừa, giữ lại những yếu
tố, những bộ phận tích cực của cái bị phủ định chuyển sang sự vật mới, làm tiền
đề cho sự phát triển, tạo nên mối liên hệ giữa các giai đoạn của sự phát triển.
2. Nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định:
- Khuynh hớng chung của sự vật là phát triển tiến lên từ thấp đến cao, từ
giản đơn đến phức tạp. Quá trình đó là một quá trình phủ định liên tục qua nhiều
khâu, nhiều bớc từ thấp đến cao.


21
- Khái quát toàn bộ quá trình vận động phát triển của sự vật, hiện tợng, chủ
nghĩa Mác-Lênin khẳng định phủ định biện chứng có hai lần phủ định liên tiếp
nh sau:
Phủ định lần thứ nhất nảy sinh trên cơ sở phê phán cái bị phủ định tạo
thành sự vật đối lập với cái ban đầu cả về hình thức lẫn nội dung, loại bỏ những
mặt tiêu cực, giữ lại những mặt tích cực của cái bị phủ định. Đây là bớc trung
gian, tất yếu trong sự phát triển của sự vật. Phủ cái khẳng định là tạo nên cái đối
lập với cái khẳng định cha nói lên sự phát triển tiến lên của sự vật.
Phủ định lần thứ hai là bớc phủ định cái phủ định (phủ định của phủ định)
có xu hớng khôi phục những mặt tích cực của cái bị phủ định ban đầu. Phủ định
lần thứ hai dờng nh trở về cái ban đầu, giống cái ban đầu về hình thức còn về nội
dung, cấu trúc bên trong thì lại khác về căn bản. Đó là sự khác biệt về trình độ
phát triển của sự vật, hiện tợng. Phủ định lần thứ hai là kết thúc một chu kỳ của sự
phủ định tạo ra sự phát triển mới tổng hợp những đặc điểm của cả hai lần phủ
định.
- Phát triển của sự vật không diễn ra theo đờng thẳng tắp mà theo đờng
xoáy ốc. Mỗi vòng khâu của nó là một mắt xích của quá trình phủ định của phủ
định, sự vật dờng nh quay trở về với cái đã qua, nhng không chồng khít với cái đã
qua mà ở trình độ phát triển cao hơn. Phủ định của phủ định diễn ra trong sự tác
động của những hoàn cảnh nhất định, nên tạo ra bớc quanh co, phải trải qua nhiều

khâu, nhiều bớc trung giantrong việc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ. Điều đó
phản ánh tính chất quanh co, phức tạp trong con đờng phát triển của sự vật, hiện tợng. Cái mới thay thế cái cũ là xu hớng tất yếu của sự phát triển.
-Quy luật phủ định của phủ định là quy luật phổ biến của sự phát triển, thể
hiện cả trong tự nhiên, xã hội và t duy.
2. ý nghĩa phơng pháp luận:
- Trong xem xét và cải tạo sự vật phải thấy khuynh hớng chung là phát
triển tiến lên theo đờng quanh co, phức tạp, do đó phải phát hiện cái mới ủng hộ
cái mới. Phê phán mọi biểu hiện phủ định sạch trơn, hoặc kế thừa nguyên xi cái
cũ. Trong lĩnh vực xã hội, nhất là trên lĩnh vực văn hoá - t tởng thờng xuất hiện
hai xu hớng: phủ định sạch trơn truyền thống; kế thừa tràn lan, nguyên xi cái cũ,
không chọn lọc, không cải biên cho phù hợp với quy luật phát triển của sự vật. Cả
hai xu hớng đó điều trái với quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Tin tởng vào sự tất yếu thắng lợi của cái mới, của chủ nghĩa xã hội, kiên
quyết đấu tranh với cái cũ, cái lạc hậu; đồng thời phê phán mọi quan điểm bảo
thủ, phục cổ...


22


23

Câu hỏi 18: Phân tích con đờng biện chứng của quá trình nhận
thức. ý nghĩa khi nghiên cứu vấn đề này.
Đấu tranh chống chủ nghĩa duy lý, duy cảm và học thuyết bất khả tri, chủ
nghĩa Mác-Lênin khẳng định con đờng nhận thức chân lý khách quan là: Từ trực
quan sinh động đến t duy trừu tợng và từ t duy trừu tợng đến thực tiễn.
1. Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính).
Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức đợc thể hiện dới 3 hình thức:
cảm giác, tri giác và biểu tợng.

- Cảm giác là sự phản ánh từng mặt, từng thuộc tính riêng lẻ bề ngoài của
sự vật, hiện tợng khi nó trực tiếp tác động vào các giác quan của con ngời. Cảm
giác là nguồn gốc của mọi hiểu biết, là hình ảnh bên ngoài, riêng lẻ về sự vật:
màu sắc, mùi vị, nóng lạnh...
- Tri giác là sự tổng hợp của nhiều cảm giác đen lại hình ảnh trọn vẹn bề
ngoài về sự vật, hiện tợng. So với cảm giác, tri giác là hình thức cao hơn, đem lại
tri thức trọn vẹn bề ngoài đầy đủ hơn, phong phú hơn về sự vật.
- Biểu tựơng là hình ảnh của sự vật đợc giữ lại trong trí nhớ và có khả năng
tái hiện khi có kích thích tơng ứng. Đặc trng của biểu tợng là giữ lại những dấu
hiệu chủ yếu, nổi bật nhất của sự vật do cảm giác và tri giác đem lại. Biểu tợng là
khâu trung gian chuyển từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính.
2. Nhận thức lý tính (t duy trừu tợng).
- Nhận thức lý tính là sự phản ánh gián tiếp, khái quát hoá về hiện thực
khách quan. Đặc trng của nhận thức lý tính là phản ánh khái quát, sâu sắc những
thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ bản chất, quy luật bên trong của sự vật
và hiện tợng. Nhận thức lý tính gắn liền với ngôn ngữ và biểu đạt thành ngôn ngữ
thông qua các thao tác t duy trừu tợng: phân tích và tổng hợp, so sánh.... Nhận
thức lý tính đợc thể hiện ở các hình thức cơ bản: khái niệm, phán đoán, suy lý.
- Khái niệm là hình thức cơ bản của t duy trừu tợng, phản ánh những mối
liên hệ, thuộc tính bản chất, phổ biến của một tập hợp các sự vật, hiện tợng cùng
loại. Khái niệm là vật liệu cấu thành ý thức, t tởng, là phơng tiện tích luỹ thông
tin, suy nghĩ và giao tiếp, đóng một vai trò quan trọng trong t duy khoa học. Nội
dung của khái niệm có tính khách quan và không ngừng biến đổi, bổ sung những
tri thức mới trong sự biến đổi sinh động của thực tiễn.
- Phán đoán là hình thức của t duy trừu tợng vận dụng các khái niệm để
khảng định hay phủ định một thuộc tính, một mối liên hệ nào đó của hiện thực
khách quan. Phán đoán đợc biểu hiện dới hình thức ngôn ngữ là các mệnh đề theo
những quy tắc lôgíc nhất định.



24
- Suy lý là hình thức của t duy trừu tợng, là sự liên kết của các phán đoán
đã biết làm tiền đề để rút ra một phán đoán mới, tri thức mới về sự vật. Suy lý là
công cụ sắc bén của t duy trừu tợng, thể hiện quá trình vận động của t duy đi từ
cái đã biết đến nhận thức cái cha biết một cách gián tiếp. Mọi khoa học đều dựa
trên suy lý, nhờ đó mà con ngời ngày càng nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về thế
giới khách quan.
Mối quan hệ: nhận thức cảm tính và lý tính là hai giai đoạn nhận thức khác
nhau về trình độ, kết quả phản ánh song lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trực
quan sinh động là cơ sở của nhận thức lý tính, cung cấp những tài liệu cảm tính
cho nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính có vai trò định hớng, chỉ đạo nhận thức
cảm tính làm cho nó phản ánh chính xác, có mục đích, đầy đủ những thông tin
cần thiết cho nhận thức lý tính. Cả hai giai đoạn hhận thức này đều bắt nguồn từ
thực tiễn.
3. Từ t duy trừu tợng đến thực tiễn.
- Nhận thức xuất phát từ nhu cầu của thự tiễn, từ tài liệu thực tiễn và
quay trở lại chỉ đạo, hỡng dẫn thực tiễn làm cho hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả
cao hơn. Từ t duy trừu tợng đến thực tiễn là mục đích, là kết thúc một vòng khâu
của quá trình nhận thức chân lý khách quan.
-Trở về thực tiễn là để kiểm nghiệm kết quả nhận thức, bổ sung những tri
thức mới, loại bỏ những tri thức không phù hợp với sự biến đổi của thực tiễn,
đồng thời mở đầu một vòng khâu nhận thức mới, phát hiện bản chất cấp 1.2... của
sự vật.
- Từ trực quan sinh động đến t duy trừu tợng và từ t duy trừu tợng đến thực
tiễn là con đờng nhận thức chân lý khách quan của loài ngời. Song nhận thức của
mỗi con ngời cụ thể, trong từng giai đoạn phát triển cụ thể không nhất thiết phải
trải qua các quá trình đó.
4. ý nghĩa.
-Quan điểm biện chứng về lý luận nhận thức là cơ sở phơng pháp luận khoa
học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn là phải xuất phát từ thực tiễn khách

quan, lấy thực tiễn khách quan làm tiêu chuẩn của mọi nhận thức lý luận. Kết quả
của nhận thức phải luôn luôn đối chiếu với thực tiễn và phục vụ cho hoạt động
thực tiễn. Khắc phục chủ nghĩa kinh nghiệm, duy ý chí, giáo điều trong nhận thức
cũng nh trong hoạt động thực tiễn.
- Hiện thực khách quan luôn luôn vận động biến đổi không ngừng, nhất là
trong lĩnh vực xã hội nên phải luôn đổi mới t duy phản ánh sự phát triển của hiện
thực khách quan, không thoả nãm dừng lại ở kết quả nhận thức hiện thực khách
quan.


25
- Häc ph¶i ®i ®«i víi hµnh, lý luËn ph¶i liªn hÖ víi thùc tiÔn.


×