Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

luận văn khách sạn du lịch đề tài đánh giá chất lượng của du lịch ở thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.44 KB, 50 trang )

z

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CHẤT LƯỢNG CỦA DU LỊCH Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Giáo viên hướng dẫn

: Ths Nguyễn Thị Phương Thảo

Sinh viên thực hiện

: Đỗ Thị Hà Châu

SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 1


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

Mục lục


ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

MỞ ĐẦU
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm về du lịch
a. Du lịch là gì?
b. Chất lượng du lịch ?
c. Một số hình thức của du lịch
2. Du lịch bền vững ?
3. Tác động của phát triển du lịch đến phát triển kinh tế
II. Chất lượng của du lịch ở thành phố Đà Nẵng
1. Du lịch biển ở Đà Nẵng
2. Sự phát triển của du lịch Đà Nẵng trong những năm gần đây
a. Sự phát triển của du lịch Đà Nẵng
b. Xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam và thế giới
3. Các phương pháp đo lường chất lượng du lịch :
4. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng du lịch TP Đà Nẵng
a. Đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế của TP
b. Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa
c. Đáp ứng cao độ nhu cầu của khách
d. Duy trì chất lượng môi trường
5. Đánh giá chung về việc thực hiện các chỉ tiêu đo lường chất lượng du
lịch ở TP

SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 2


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

Phần III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng du lịch ở TP Đà
Nẵng
1. Hoàn thiện các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ
2. Tăng cường công tác quản lý chất lượng du lịch
3. Hoàn thiện công tácnhân sự
4. Hoàn thiện cơ sở vật chất ký thuật
5. Tăng cường chính sách quảng cáo
6. Một số giải pháp của thành phố và Nhà Nước
VI. KẾT LUẬN

SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 3


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

LỜI MỞ ĐẦU
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã xác định
phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, trong
đó chỉ rõ: Phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, làm tiền
đề chuyển nền kinh tế thành phố từ cơ cấu “Công nghiệp - Dịch vụ -Nông nghiệp”
sang cơ cấu “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp" sau năm 2010. Phấn đấu đến năm
2010 đón 2 triệu lượt du khách, trong đó có 800.000 lượt khách quốc tế và 1,2 triệu
khách nội địa. Đồng thời, Bộ Chính trị (khoá IX) cũng đã ra Nghị Quyết số 33NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá,

hiện đại hoá. Thực hiện các Nghị quyết nêu trên, trong những năm qua, đặc biệt là từ
khi Thành phố chính thức trở thành Đô thị loại I trực thuộc Trung ương, ngành du lịch
đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội Đà Nẵng.
Trong điều kiện chuyển đổi hoạt động kinh doanh dịch vụ theo hướng xã hội
hoá mạnh mẽ và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch nước ta nói chung và du lịch
Đà Nẵng nói riêng đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn. Ngành dịch vụ du lịch
còn non trẻ, mới được chuyển sang từ hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị đối ngoại
là chủ yếu, tính chuyên nghiệp trong nghiệp vụ còn thấp, cơ sở đào tạo chuyên ngành
còn thiếu và yếu, cơ sở vật chất phục vụ lưu trú và vận chuyển của đại bộ phận các
đơn vị kinh doanh du lịch chủ yếu trên địa bàn tuy có vị trí lợi thế, nhưng đang xuống
cấp trầm trọng. Tính liên kết du lịch vùng miền yếu... Do vậy, có thể nói trong thời
gian qua, ngành du lịch Đà Nẵng đã phải đương đầu với rất nhiều thử thách và sẽ còn
phải nỗ lực rất lớn để khai thác hết tiềm năng, lợi thế so sánh của mình trong khu vực
và trong cả nước thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, góp phần
thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX) và Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX.
Chính vì những lý do trên, học viên chọn đề tài “ Chất lượng của du lịch ở
thành phố Đà Nẵng ” làm chuyên đề tốt nghiệp với mục đích xem xét, đánh giá chất
lượng của du lịch Đà Nẵng như thế nào để có thể cải thiện và nâng cao chất lượng dịch
vụ của thành phố trong những năm tiếp theo hướng tới đảm nhiệm nhiệm vụ của

SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 4


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo


ngành “công nghiệp mũi nhọn ” trong xu thế phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và hội nhập kinh tế.
Mục đích của đề tài: Dựa vào một số phương pháp đo lường nhằm đánh giá một
số tiêu chuẩn về chất lượng của du lịch thành phố, từ đó thấy được du lịch Đà Nẵng
đang ở vị trí nào và giải pháp nâng cao chất lượng của ngành du lịch Đà Nẵng .
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm về du lịch
a. Du lịch là gì?
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến
không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về nội dung du lịch vẫn
chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ
nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như
một chuyên gia du lịch nhận định: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì
có bấy nhiêu định nghĩa”
Như vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch
hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:
-

Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội

-

Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nay ở thường xuyên

của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của họ.
-

Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú vad đa dạng


nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá
nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
-

Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của các nhân hoặc tập thể đó đều

đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hòa bình.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch
họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng
hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành

SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 5


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay
ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc
của họ.
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư
Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt.
Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một
dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích:
nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ
thuật, …
Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh

tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống
lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người
nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh
doah mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ
tại chỗ.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần
thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các cán
bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành
kinh tế. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó
cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để
kinh doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao
dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết, … Chính
vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển
như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác.
Theo Pháp lệnh du lịch (do chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam công bố ngày
20/02/1999): Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định.

SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ

dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (theo Điều 10 Pháp lệnh Du lịch của Việt
Nam ).
Đặc điểm của du lịch :
* Du lịch phát sinh từ sự di chuyển của con người và họ đến ở tại các địa điểm
khác nhau.
* Có 2 thành phần trong mọi hình thức du lịch :
- Chuyến đi đến các địa điểm du lịch.
- Các hoạt động của du khách tại địa điểm du lịch.
* Các chuyến đi và hoạt động du lịch thực hiện bên ngoài nơi họ ở hay làm
việc.
* Chuyến đi là tạm thời, ngắn hạn.
b. Chất lượng du lịch ?
Chất lượng gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vì vậy nên sản
phẩm hay dịch vụ du lịch nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi
là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có thể hiện đại đến đâu đi
nữa. Chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu cho các
đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng và của ngành du lịch nói chung. Nhưng chất lượng
dịch vụ của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu
của khách du lịch. Dịch vụ du lịch của chúng ta còn mang tính chất thời vụ, chưa có sự
chia sẻ thông tin và liên kết. Tại kết quả khảo sát hơn 50 khách sạn từ 3 đến 5 sao trên
toàn quốc được Vụ Khách sạn (Tổng cục Du lịch) phối hợp với Cơ quan Quản lý môi
trường và năng lượng của Pháp; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng
lượng tiến hành trong quá trình nghiên cứu dự án nhãn sinh thái cho thấy một thực
trạng đáng buồn về công tác quản lý môi trường. Bằng chứng là chỉ có 5% số khách
sạn ghi chép lượng rác thải hằng ngày, 25% có chính sách thân thiện môi trường, 3
khách sạn kiểm soát chỉ số phát thải (từ lò hơi, máy phát điện, ống khói) và không một
cơ sở nào ghi nhận phản hồi hoặc góp ý của khách, nhân viên về việc quản lý tài
SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 7



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

nguyên trong khách sạn… Thậm chí, hầu hết khách sạn được khảo sát đều không có
biện pháp quản lý chất thải độc hại và chỉ 2% trong số đó có ý thức thu hồi pin thải.
Việc quản lý tiếng ồn tại những nơi này cũng là tự phát và cảm tính chứ không có giải
pháp mới có tính lâu dài, bền vững.
Chất lượng dịch vụ du lịch của Việt Nam còn ở mức yếu kém so với các nước
trong khu vực. Mức độ hài lòng của khách quốc tế khi đến Việt Nam kém hơn hẳn các
nước trong khu vực.
Chính vì thế, thực hiện chương trình khuyến mại, giảm giá, đồng thời nâng cao
chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch là một thách thức không nhỏ. Cần phải thường
xuyên kiểm tra và nâng cao chất lượng trong ngành du lịch, chất lượng du lịch cao sẽ
thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, nếu chất lượng du lịch kém sẽ
kìm hãm sự phát triển của ngành gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước.
c. Một số hình thức của du lịch
* Du lịch văn hóa – tâm linh
+ Du lịch tín ngưỡng là một hình thức du lịch phát triển rất mạnh ở nhiều quốc
gia trên thế giới. Du khách theo loại hình du lịch này thường tìm đến các đình, chùa,
các thắng tích tôn giáo để vãn cảnh, cúng bái, cầu nguyện,… Tại đây, du khách sẽ hòa
vào dòng tín đồ để cảm nhận vẻ yên bình, thanh thản ở những thắng tích tôn giáo nổi
tiếng.
Còn du lịch tâm linh gần đây đã hình thành và đang phát triển ở những quốc gia
châu Á, đặc biệt những quốc gia theo Phật giáo như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc,
Thái Lan. Hàng năm, các cơ quan tôn giáo Nhật Bản kết hợp với các công ty lữ hành
tổ chức tour cho trên vài ngàn khách hành hương từ Nhật Bản đến các thánh tích Phật
giáo ở Ấn Độ. Thái Lan, Myanmar. Châu Âu hàng năm cũng đã tổ chức nhiều đoàn du

khách tham gia các lễ hội tôn giáo, các khóa tìm hiểu và nghiên cứu tôn giáo, các khóa
tu thiền tại các quốc gia châu Á từng in dấu chân của Phật Thích Ca Mâu Ni lúc sinh
thời.
Thế nhưng việc đến các thánh tích tôn giáo của du khách trong loại hình du lịch
tâm linh không chỉ đơn giản là vãn cảnh, hay tìm hiểu một nền văn hóa khác. Với họ,

SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 8


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

các thánh tích, Phật tích là những nơi giác ngộ, nơi có thể trao tặng cho họ các thông
điệp tuyệt vời, chứa đựng minh triết giác ngộ, sự hòa hợp giữa con người với thế giới,
nơi mà qua khoá tu thiền tại chỗ, họ có thể giải mã ít nhiều bản thế cá nhân bí ẩn của
kiếp nghiệp chính mình,…
+ Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa
bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục... gần đây du lịch văn hóa được xem là loại
sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế.
Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống
dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản
địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám
phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn
nhu cầu của họ.
Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều
lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở các nước phát triển
thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước

ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy
mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Ở những nước kém phát triển
hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để
tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa
dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du
lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. Những quốc
gia phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, và
một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ....
Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những đặc
điểm của vùng miền. Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian
vùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự
kiện chính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ), Con đường Di sản miền Trung (Lễ
hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận)... là
những hoạt động của du lịch văn hóa, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Trong số đó, Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt

SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 9


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

Nam. Lễ hội được tổ chức thường xuyên 2 năm một lần, với sự hỗ trợ của Chính phủ
Pháp. Festival Huế 2004 là lần thứ ba VN có dịp giới thiệu với du khách về lễ hội dân
gian của miền Trung, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế - một di sản phi vật thể vừa
được UNESCO cộng nhận; và Lễ tế đàn Nam Giao - một lễ hội vương triều thất truyền
từ hàng chục năm nay. Ngoài ra, lễ hội dân gian này còn có sự tham gia của các nước

Pháp, Trung Quốc...
* Du lịch biển
Du lịch biển đang trở thành một chiến lược phát triển của ngành du lịch nhằm
tận dụng các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển để phát triển kinh tế, tăng thu nhập
cho người dân cũng như tăng nguồn ngân sách Trung ương và địa phương. Các chuyên
gia du lịch khẳng định du lịch biển và kinh tế đảo là một trong 5 đột phá về kinh tế
biển, ven biển. Với bờ biển dài trên 3.000 km, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạt
những bãi tắm cát trắng, nước trong xanh trải dài ven biển là những điều kiện thuận lợi
cho du lịch biển Việt Nam phát triển.
Hệ thống cơ sở lưu trú vùng ven biển không ngừng tăng lên, đặc biệt số lượng
những cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên phần lớn tập trung ở các địa phương ven biển.
Theo thống kê, vùng ven biển có gần 1.400 cơ sở lưu trú với trên 45.000 buồng. Đội
ngũ lao động du lịch vùng ven biển hiện chiếm khoảng 65% tổng số lao động trực tiếp
của cả nước, tập trung nhiều nhất ở TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu (trên 60%); Thừa
Thiên - Huế, Đà Nẵng (8,5%); Hải Phòng - Quảng Ninh (8,1%). Bên cạnh đó, sự phát
triển của du lịch biển còn tạo việc làm gián tiếp cho 60 vạn lao động là các dân cư ven
biển.
* Du lịch danh thắng
Việt Nam có rất nhiều danh thắng đẹp như vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ
Bàng… là những danh thắng của đất nước được nhiều bạn bè và khu khách nước ngoài
biết đến. Hàng năm, nhờ vào những danh thắng này, ngành du lịch đã đóng góp một
phần quan trọng vào GDP quốc gia.
Tuy nhiên, nhiều cảnh đẹp được ngợi khen không có nghĩa là mọi địa điểm du
lịch ở Việt Nam đều đẹp, đều hấp dẫn. Mới đây, tạp chí National Geographic đã xếp

SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 10



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

bãi biển Nha Trang là “bãi biển tồi nhất” trong số 99 bãi biển nổi tiếng của thế giới.
Việc đánh giá biển dựa trên sáu tiêu chí, gồm: chất lượng sinh thái và môi trường; sự
gắn kết giữa văn hóa và xã hội; điều kiện của các khu nhà cổ; đường nét thẩm mỹ; chất
lượng điều hành du lịch và triển vọng trong tương lai.
Theo đó, bãi biển Nha Trang bị “đội sổ” vì tình trạng phát triển thương mại quá
nóng, rất nhiều các nhà hàng và khách sạn được xây dựng bất hợp lý dọc các bãi biển,
lượng khách du lịch quá tải kèm theo sự xuống cấp của môi trường…
Dù còn một số thiếu sót nhưng những danh lam thắng cảnh Việt Nam vẫn nhận
được sự ủng hộ và yêu mến của du khách nước ngoài trong năm vừa qua.
* Du lịch sinh thái
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch sinh thái. Gần đây Tổ chức
du lịch thế giới (WTO) và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNDP) đề ra các
đặc điểm sau đây của Du lịch sinh thái:
+ Tất cả các hình thức du lịch dựa vào tự nhiên, trong đó động cơ chủ yếu của
khách du lịch là quan sát và đánh giá tự nhiên cũng như các truyền thống văn hóa từ
các khu vực tự nhiên ấy.
+ Nó chứa đựng tính chất giáo dục và giải thích.
+ Thường tổ chức thành các nhóm nhỏ có cùng chuyên môn hay ở cùng một
nơi.
+ Hạn chế ít nhất tác dụng tiêu cực đối với môi trường tự nhiên hay kinh tế văn hóa.
+ Hỗ trợ việc bảo vệ môi trường tự nhiên bằng cách:
> Tạo lãi kinh tế cho các cộng đồng, tổ chức và chính quyền quản lý khu vực tự
nhiên với mục đích bảo vệ.
> Tạo việc làm và thu nhập thêm cho cộng đồng địa phương.
> Tăng sự quan tâm đối với việc bảo vệ các di sản tự nhiên và văn hóa cho dân
địa phương và khách du lịch.


SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 11


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

Cùng với sự phát triển của du lịch nói chung, trong những năm gần đây du lịch
sinh thái Việt Nam cũng phát triển nhanh chóng. Bên cạnh những tiềm năng và triển
vọng, sự phát triển của du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng đang đứng trước những
thách thức to lớn.
Loại hình du lịch sinh thái có nhiệm vụ:
- Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên.
- Bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên mà họ
đang chiêm ngưỡng.
- Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân bản địa
trong việc quản lý và bảo vệ, phát triển du lịch đang triển khai thực hiện trong điểm du
lịch, khu du lịch v.v...
Qua các yêu cầu nhiệm vụ đề ra nói trên, loại hình du lịch sinh thái vừa đảm
bảo sự hài lòng đối với du khách ở mức độ cao để tạo lập sự hấp dẫn đối với họ, đồng
thời qua du khách quảng bá uy tín của điểm du lịch, khu du lịch. Từ đó ngành du lịch
có điều kiện bảo đảm và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch và cũng là cơ hội
tăng thu nhập cho người dân thông qua hoạt động du lịch, cũng tức là có điều kiện
thuận lợi về xã hội hoá thu nhập từ du lịch.
* Du lịch MICE
MICE là loại hình du lịch mũi nhọn của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới.
Tại Việt Nam, du lịch MICE tuy mới du nhập nhưng đã và đang phát triển khá mạnh.

Các chuyên gia ngành Du lịch cũng cho rằng, chúng ta mới chỉ đi những bước đầu tiên
bước vào thị trương MiCE nên chưa có sự phát triển đồng bộ. Việc quảng bá loại hình
này ra nước ngoài nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung còn yếu và thiếu tính
chuyên nghiệp.
Về chất lượng phục vụ, các hãng lữ hành Việt Nam có tầm cỡ cũng chỉ mới
dám đảm bảo đúng yêu cầu phía đối tác đặt ra, chưa có sự sáng tạo, hấp dẫn đối với
khách. Các thành phố lớn vẫn chưa có những trung tâm mua sắm đủ sức hấp dẫn du
khách, rồi tình trạng kẹt xe, đường xá xấu, đeo bám khách...cũng khiến khách "ngán
ngẩm".
SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 12


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

Mặc dù, trong năm trở lại đây, nhiều Công ty như Saigontourist, Công ty
Thương mại- Dịch vụ TSC, Công ty Du lịch Fiditourist, Hapro Tour...đã mạnh dạn
"nhảy vào" thị trường này nhưng theo nhiều Giám đốc khách sạn, lữ hành, nước ta
chưa có hạ tầng du lịch và đội ngũ nhân lực đáp ứng để tiến đến chuyên nghiệp tổ
chức MICE tour.
2. Du lịch bền vững ?
Du lịch biền vững là : Việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một
cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả
những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách
khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự
tham gia chủ động về kinh tê-xã hội của cộng đồng địa phương.
(World Conservation Union,1996)

Theo báo cáo Kinh tế Xanh (UNGER) của Liên Hiêp Quốc, việc tăng cường
đầu tư phát triển du lịch bền vững có thể nâng cao sự đóng góp của ngành du lịch đối
với tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo, tạo việc làm đáng kể đồng thời cũng giải
quyết được những thách thức lớn về vấn đề môi trường cho xã hội, cải thiện hiệu quả
khai thác nguồn tài nguyên và giảm thiểu suy thoái môi trường.
Du lịch hứa hẹn sẽ là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, dù
vậy thì sự phát triển của ngành công nghiệp này thường tỉ lệ thuận với những thách
thức liên quan đến tính bền vững.
Nếu hàng năm được đầu tư 0,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu từ
bây giờ đến năm 2050 thì ngành du lịch sẽ tiếp tục phát triển bền vững trong những
thập kỷ tới, góp phần tăng trưởng kinh tế, việc làm và vẫn đảm bảo các lợi ích đáng
kể khác về môi trường như giảm lượng nước tiêu thụ (18%), sử dụng năng lượng
(44%), và lượng khí thải CO2 (52%) so với kịch bản "kinh doanh thông thường".
Tổng thư ký UNWTO, ông Taleb Rifai cho hay, kết luận của UNGER cũng
chính là chủ trương của UNWTO về việc đưa ngành du lịch trở thành động lực hàng
đầu trong việc phát triển nền kinh tế xanh. Nâng cao tính bền vững trong du lịch để

SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 13


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

ngành có khả năng tăng cường năng lực, tiếp tục tăng trưởng và tạo việc làm trên toàn
thế giới.
Nhằm huy động và tối đa hóa đầu tư du lịch thì UNGER cũng kêu gọi xây dựng
cơ chế tín dụng và tài chính tốt hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các

nguồn từ các tổ chức chính phủ và quốc tế. Cần có các chính sách và trợ cấp xã hội để
khuyến khích đầu tư tư nhân vào du lịch xanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc
phát triển du lịch bền vững. Để hướng tới ngành du lịch xanh thì xây dựng các chiến
lược phát triển và hoạch định điểm đến là những việc cần làm ngay từ bây giờ.
Hướng đến du lịch bền vững đồng nghĩa với việc tạo thêm việc làm cũng như
thu nhập cho cộng đồng dân cư, đáp ứng nhu cầu du khách về trải nghiệm du lịch
mang tính bền vững, tăng tính cạnh tranh và giảm chi tiêu trong quá trình kinh doanh
du lịch.
Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu hướng tới các mục tiêu chính là hoạch
định phát triển bền vững và hiệu quả, nâng cao lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng
địa phương, gìn giữ di sản văn hóa và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với
môi trường. Để phát triển du lịch bền vững, chúng ta cần quan tâm tới nhiều khía cạnh,
trong đó việc xây dựng chính sách sử dụng tài nguyên một cách hợp lí là một yếu tố
đáng được quan tâm hàng đầu. Ngày 29-12-2010, Tổng cục Du lịch (Bộ VH,TT&DL)
đã chọn được biểu trưng nhãn du lịch sinh thái "Bông sen xanh" dùng để chứng nhận
cho cơ sở lưu trú tại Việt Nam thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ môi trường. Trên
thực tế, không quan tâm và thiếu các biện pháp bảo vệ môi trường tại các khách sạn,
nhà nghỉ… đang trở thành "rào cản" ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững.
3. Tác động của phát triển du lịch đến phát triển kinh tế : Phát triển du lịch
mang tính hai mặt :
Một mặt, Có khả năng đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội : Theo
thống kê của Tổ chức Du lịch trên thế giới (UNWTO) và Hiệp hội Lữ hành quốc tế
(WTTC)năm 2000 thu nhập ngành du lịch chiếm tới 10,7% GDP của toàn thế giới. ở
Việt Nam năm 2007 thu nhập ngành du lịch lên đến 11%. Ước tính lượng du khách
quốc tế năm 2010 là 1100 triệu lượt, năm 2020 đạt khoảng 1600 lượt triệu du khách.

SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 14



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

Đối với các quốc gia đang phát triển thì du lịch quốc tế có ý nghĩa hết sức quan
trọng. UNWTO thống kê có tới 83% các quốc gia xếp du lịch là một trong năm ngành
xuất khẩu lớn, và cứ ba nước thì có một nước coi du lịch là nguồn thu nhập ngoại tệ
quan trọng. Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành Du lịch Việt Nam ngày
càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của
đất nước
Du lịch trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội, nhiều nước coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn mang lại nguồn thu ngoại
tệ quan trọng và đã tạo thêm nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập; góp phần tích cực
vào tăng cường hiểu biết, giao lưu văn hóa, củng cố hòa bình và ổn định trong khu
vực. Ngành Du lịch luôn có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Doanh thu du lịch luôn tăng trưởng, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm
nghèo, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế. Hàng năm du lịch đóng góp 5% GDP của
quốc gia. Đến nay có khoảng 1 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch. Từ năm
1991 đến 2009, lao động trực tiếp trong ngành Du lịch đã tăng gấp 20 lần, từ 21.000
lên 370.000 người; lao động gián tiếp đạt 737.800 người. Năm 2009, thu hút đầu tư
nước ngoài vào du lịch cũng đạt 8,8 tỷ USD/22,48 tỷ USD, chiếm 41% tổng số vốn
đăng ký FDI vào Việt Nam.
Mặt khác, bên cạnh những thế mạnh, ngành Du lịch trong suốt chặng đường
phát triển vẫn còn có nhiều tồn tại. Du lịch vẫn chưa thực sự được quan tâm đầu tư,
phát triển tương xứng với vị trí và tiềm năng của nó trong ngành kinh tế. Kết cấu hạ
tầng còn lạc hậu; Cung cấp điện, nước sạch cho các cơ sở du lịch ở nhiều trung tâm du
lịch, điểm du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu; các đường bay trực tiếp đến thị trường
trọng điểm còn thấp; Sự liên kết, phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương vẫn còn
nhiều hạn chế; Thủ tục cho khách du lịch vào Việt Nam vẫn còn phức tạp, phiền hà.

Đội ngũ làm công tác xúc tiến du lịch còn yếu và thiếu; Nhận thức của nhiều cấp,
nhiều ngành và địa phương về vị trí vai trò của Du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước chưa thật sự đầy đủ…
Hoạt động du lịch làm cho môi trường bị xuống cấp và dần mất đi đặc thù của
mỗi địa phương. Ngày nay có nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các

SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 15


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

đảo không theo quy hoạch, đã làm tăng nguy cơ xói mòn đường bờ, làm suy thoái hệ
sinh thái biển đảo. Nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xả
trực tiếp vào môi trường, làm tăng mức độ hữu cơ nước biển ven bờ.
Ngoài ô nhiễm dầu nước biển ven bờ do các phương tiện tàu thuyền vận tải
khách du lịch, phương tiện vui chơi, thể thao nước, khai thác san hô phục vụ nhu cầu
làm hàng lưu niệm... cũng góp phần làm suy thoái hệ sinh thái nhiệt đới. Hậu quả là
các bãi biển nổi tiếng của Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường
nước biển nghiêm trọng.
II. Chất lượng của du lịch ở thành phố Đà Nẵng
1. Du lịch biển ở TP Đà Nẵng
Đà Nẵng là một trong số 28 thành phố ven biển của cả nước và là một trong số
14 tỉnh, thành phố có bờ biển của khu vực Miền Trung, có 6/8 quận, huyện của thành
phố tiếp giáp với biển, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa. Thành phố có hơn 92 km bờ
biển, với 80% dân số đang sinh sống tại các quận, huyện. Biển đã và sẽ tạo ra vị thế
phát triển cho thành phố Đà Nẵng thông qua các lĩnh vực khai thác thủy sản, du lịch,

công nghiệp cơ khí và chế biến, vận tải biển và đặc biệt là nhiệm vụ quốc phòng an
ninh vùng biển. Bờ biển Đà Nẵng nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp nằm rải rác từ Bắc
đến Nam như Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Tiên Sa, Sơn Trà, Mỹ Khê, Bắc Mỹ
An, Non Nước... trong đó có những bãi tắm đã được du khách thập phương biết đến
như những địa điểm nghỉ ngơi, thư giản, tắm biển lý tưởng nhất trong khu vực. Hiện
đã có 41 dự án với tổng vốn 450 triệu USD đăng ký đầu tư phát triển du lịch dọc theo
bãi biển Đà Nẵng. Trong đó, khu vực bán đảo Sơn Trà có 6 khu du lịch, biển Phạm
Văn Đồng - Mỹ Khê có 4 khu du lịch và 1 khách sạn, biển Bắc Mỹ An có 3 khu du
lịch, khu vực Nam Furama đến Ngũ Hành Sơn có 6 khu du lịch đã đăng ký và dự án
mới, khu vực Ngũ Hành Sơn - Non Nước có 5 khu du lịch và 1 sân golf...
Biển Đà Nẵng đã từng được Tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là 1 trong 6 bãi
biển quyến rũ nhất hành tinh, với những khu du lịch sinh thái, du lịch tâm linh nổi
tiếng, những khu nghỉ dưỡng, khách sạn sang trọng. Nhiều năm qua cho thấy, việc
khai thác và phát triển du lịch biển của Đà Nẵng còn rất thô sơ, chưa phát huy hết tiềm
năng sẳn có. Lượng khách đến Đà Nẵng còn rất khiêm tốn. Với lợi thế có trên 30 km
SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 16


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

bờ biển và nhiều bãi biển đẹp như Mỹ Khê, Tiên Sa, Sơn Trà, Bắc Mỹ An, Nam Ô,
Xuân Thiều, Thanh Bình, Non Nước... đã tạo cho Đà Nẵng một thế mạnh để phát triển
du lịch biển. Nhưng trên thực tế, du lịch biển ở Đà Nẵng vẫn chưa phát huy được lợi
thế để “kéo” khách du lịch. Tuy sở hữu 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh, nhưng
nếu ngành du lịch thành phố không đưa ra chiến lược và hoạch định phát triển du lịch
biển bền vững thì vẻ đẹp thiên phú của biển Đà Nẵng sẽ không đủ sức “hút” khách đến

với biển. Vấn đề làm cản trở sức hấp dẫn của du lịch biển Đà Nẵng đã được không ít
du khách cho rằng: các dịch vụ vui chơi giải trí ở các khu du lịch biển dường như quá
thiếu và nghèo nàn. Bên cạnh đó, chất lượng, giá cả các loại hình kinh doanh dịch vụ
tại các khu du lịch biển cũng cần phải xem lại.
2. Sự phát triển của du lịch Đà Nẵng trong những năm gần đây
a. Sự phát triển của du lịch Đà Nẵng
Trong thời gian qua, ngành du lịch Đà Nẵng đã có những bước chuyển mình rõ
nét mang lại sắc thái mới cho sự phát triển chung của thành phố. Xác định tầm quan
trọng của du lịch trong cơ cấu kinh tế của thành phố, tháng 2-2002, BCH Đảng bộ
thành phố Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về ‘Đẩy mạnh phát triển du
lịch thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ mới’, đồng thời UBND thành phố cũng xây
dựng Chương trình phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2007-2010 nhằm
đẩy mạnh đầu tư, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
Trong đó, tập trung xây dựng bốn chương trình phát triển du lịch đến năm 2010 gồm:
phát triển nguồn nhân lực du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, chương trình về cơ chế
chính sách và xúc tiến, quảng bá du lịch. UBND thành phố cũng đã có chủ trương tiến
hành quy hoạch để kêu gọi đầu tư du lịch, trọng tâm là vệt du lịch biển Mỹ Khê – Non
Nước, khu du lịch Bà Nà, bán đảo Sơn Trà và trung tâm thành phố. Đầu tư phát triển
và nâng cấp các sản phẩm du lịch. Thành phố ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống giao
thông ven biển từ bãi biển Nam Ô đến Non Nước với chiều dài khoảng 50 km được
kết nối qua Cầu Thuận Phước làm đòn bẩy khai thác, phát triển du lịch ven biển theo
quy hoạch. Trong năm 2010, nhiều dự án lớn đã đưa vào khai thác: khu du lịch Sơn
Trà Spa, khu Olalani, khu du lịch SliverShore Hoàng Đạt, Life Resort, khu du lịch
Xuân Thiều, Bà Nà với 1.072 phòng, trung tâm hội nghị, hội thảo, nhà hàng với sức

SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 17



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

chứa từ 500 đến 1.000 ghế và một sân gôn 18 lỗ của Tập đoàn VinaCapital tại Hòa
Hải… Do có nhiều dự án đầu tư du lịch có quy mô lớn, chất lượng cao đưa vào hoạt
động nên đã thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Đà Nẵng

Bảng 1: Tổng lượt khách đến du lịch tại Đà nẵng qua các năm ( ĐVT: lượt
khách)
Năm

Tổng lượt khách

Khách quốc tế

Khách nội địa

2001

486.132

194.670

291.462

2002

565.196


214.137

351.059

2003

513.834

174.453

339.381

2004

649.106

236.459

412.647

2005

659.456

227.826

431.630

2006


774.000

258.000

516.000

2007

1.024.020

299.593

724.427

2008

1.269.144

353.696

915.448

2009

1.328.863

314.169

1.014.694


2010

1.770.000

370.000

1.400.000

(Nguồn: Số liệu thực trạng phát triển du lịch trong giai đoạn 1995-2010 - Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Những năm qua, khách du lịch đến Đà Nẵng tăng nhanh và ổn định. Trong giai
đoạn từ năm 2001-2010, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đã đạt được mức tăng
trưởng khá bình quân hằng năm tăng từ 13 đến 15%. Năm 2009, tổng doanh thu
chuyên ngành đạt 900 tỷ đồng, tăng 3% cùng kỳ năm 2008 và vượt kế hoạch 6%. Thu
nhập xã hội từ hoạt động du lịch đạt 2.250 tỷ đồng. Năm 2010, dự kiến đón 1.450.000
lượt khách, trong đó có 350.000 lượt khách quốc tế và 1.100.000 lượt khách nội địa,
tốc độ tăng trưởng bình quân 14%/năm; tổng doanh thu chuyên ngành du lịch ước đạt

SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 18


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

1.015 tỷ đồng, tốc độ tăng doanh thu bình quân 15%/năm và doanh thu xã hội ước đạt
2.537 tỷ đồng. Tuy nhiên trên thực tế, đến hết năm 2010, theo báo cáo “Tình hình
thực hiện kế hoạch năm 2010 và kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa thể thao và du

lịch năm 2011” thì Tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng trong 6 tháng đầu
năm ước đạt 880.097 lượt khách, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 61% kế
hoạch 2010. Trong đó có 212.248 lượt khách quốc tế, tăng 26% so với cùng kỳ và đạt
61% kế hoạch; 667.849 lượt khách nội địa, tăng 42% so với cùng kỳ 2009 và đạt 61%
kế hoạch. Cả năm đạt 1.770.000 lượt khách, tăng 17% so kế hoạch được giao. Trong
đó có 370.000 lượt khách quốc tế, 1.400.000 lượt khách nội địa. Từ đó cho thấy du
lịch Đà Nẵng đang có những bước đi đúng hướng và tích cực để nâng cao số lượng
cũng như chất lượng của ngành.
Đà Nẵng hiện đang là điểm trung chuyển lượng lớn khách du lịch của cả nước,
đặc biệt đối với khách quốc tế vào khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Đến Đà Nẵng,
du khách có thể tham quan nhiều điểm du lịch của thành phố này như: Bảo tàng nghệ
thuật điêu khắc Chămpa, quần thể khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, danh thắng Ngũ Hành
Sơn, bán đảo Sơn Trà, các bãi biển... với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí,
ẩm thực hấp dẫn. Từ đây, du khách có thể tham gia các tour du lịch tới Huế, Hội An,
Mỹ Sơn, Phong Nha - Kẻ Bàng... hoặc tham gia các tour caravan tới Lào, Thái Lan...
Cùng với việc phát triển các sản phẩm du lịch như: sản phẩm du lịch biển, sản
phẩm du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch đường sông,…ngành du lịch
Đà Nẵng cũng đã đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch nhằm nâng cao khả năng phục vụ du
khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, công tác xúc tiến quảng bá du lịch cũng được
thực hiện tích cực và hiệu quả, tập trung vào các thị trường quốc tế
Thông qua việc đánh giá tình hình thực hiện Chương trình phát triển du lịch từ
năm 2007 – 2010, Ban chỉ đạo du lịch thành phố cũng đề ra một số nhiệm vụ trước
mắt cần tập trung thực hiện như: xây dựng chương trình phát triển du lịch Đà Nẵng
giai đoạn 2011 – 2015, thực hiện một số biện pháp khuyến khích phát triển du lịch
đường sông, hỗ trợ khai thác các show diễn phục vụ du khách, duy trì đường bay quốc
tế Đà Nẵng – Singapore hiện có và đẩy mạnh xúc tiến mở các đường bay quốc tế Đà
Nẵng – Hồng Kông, Đà Nẵng – Quảng Châu, Đà Nẵng – Nhật Bản, Đà Nẵng –

SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04


Trang 19


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

Băngkok,…đến Đà Nẵng và ngược lại, tiếp tục phát huy, giữ gìn môi trường du lịch an
toàn, thân thiện và một số nhiệm vụ khác.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, tính đến tháng 6/2010, Đà
Nẵng có 55 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn 2.835,7 triệu USD (gần
54.000 tỷ đồng), gồm 10 dự án đầu tư nước ngoài (1.212 triệu USD, tương đương
23.000 tỷ đồng) và 45 dự án đầu tư trong nước (1.623,7 triệu USD, tương đương
31.000 tỷ đồng). Từ năm 2007 đến nay, tại Đà Nẵng đã có một số khách sạn được đầu
tư lớn đưa vào hoạt động, điển hình như Hoàng Anh Gia Lai Plaza tại khu vực trung
tâm thành phố, khách sạn Green Plaza được đầu tư mới, khang trang, tọa lạc bên bờ
sông Hàn và một loạt khách sạn mới đưa vào hoạt động, đã làm thay đổi hẳn diện mạo
thành phố. Đến nay, nhóm khách sạn 3 sao theo chuẩn mới như Saigontourane,
Bamboo Green Riverside, Golden Sea, Pacific, Phương Đông, Bạch Đằng, Minh Toàn,
Danang Riverside… đã và đang được đầu tư nâng cấp và triển khai nhiều dịch vụ
nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách. Hiện tại, các khách sạn, khu resort ven
biển đã đáp ứng được nhu cầu của du khách với số lượng lớn.
Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí và nhất là sự nghèo nàn về ý
tưởng nên ngành du lịch - thương mại TP vẫn chưa tạo được những sản phẩm đặc
trưng, chủ lực; các tuyến điểm được mở rộng, dịch vụ tại đó được cải thiện nhưng chỉ
chủ yếu phục vụ khách nội địa, không gây được ấn tượng mạnh thu hút khách quốc tế.
Sự ô nhiễm môi trường biển ở Đà Nẵng do sự thiếu ý thức của một số khách du lịch;
đồng thời việc xử lý nước thải, rác thải của các dịch vụ phục vụ du lịch, các nhà hàng,
khách sạn trên bờ biển đã làm ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Mục tiêu định hướng hướng phát triển của du lịch Đà Nẵng là tạo đột phá để du

lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn:
+ Tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng du lịch, tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư
phát triển các sản phẩm vật thể và phi vật thể theo hướng tập trung và hiệu quả; tập
trung khai thác thị trường khách du lịch trọng điểm, tăng các khu vui chơi, giải trí
dành cho thiếu nhi, cho du khách gia đình.
+ Tăng cường mối liên kết cùng phát triển với các địa phương lân cận, giữa các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố để tạo ra các gói sản phẩm du
SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 20


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

lịch hấp dẫn. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ trong quản lý Nhà nước, xúc
tiến quảng bá du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên theo hướng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi vốn ngoại ngữ, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du
lịch thành phố trong thời gian tới.
+ Phát triển sản phẩm du lịch theo 3 hướng: Du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và
du lịch sinh thái, trong đó lấy du lịch biển làm khâu đột phá để đưa ngành du lịch
thành phố thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Từ những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định ngành kinh tế du lịch có vai
trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố, góp phần tạo công ăn việc
làm, thu hút đầu tư, nâng cao vị thế, hình ảnh của Đà Nẵng, đóng góp tích cực vào
GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy vậy, những kết quả đạt được như hiện
nay vẫn chưa cân xứng với tiềm năng và lợi thế về du lịch. Thành phố đang tập trung
đẩy mạnh phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng cường liên kết với các
tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế, nhằm triển khai chương trình ba địa phương,

một điểm đến, để khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch đa dạng của khu vực trọng điểm
du lịch miền trung và cả nước trong những năm tới.
b. Xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam và thế giới
Theo TS. Lưu Đức Hải, Viện chiến lược và phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),
hiện nay trên thế giới phát triển du lịch theo hai xu hướng: Phát triển theo mô hình đa
dạng hoá các sản phẩm du lịch; Phát triển du lịch chỉ tập trung vào khai thác một hoặc
hai tài nguyên du lịch nổi trội nhất. Mặc dù xu hướng thứ nhất được nhiều nước áp
dụng, nhưng trên thực tế, các nước phát triển theo xu hướng thứ hai lại gặt hái được
nhiều thành công hơn, tiêu biểu như Hung-ga-ri, Hy Lạp và một số nước phát triển
khác. Vì vậy, TS. Lưu Đức Hải cho rằng: Việt Nam nên phát triển theo xu hướng thứ
hai, tức là tập trung khai thác nguồn tài nguyên du lịch biển, tài nguyên du lịch núi và
tài nguyên du lịch 7 di sản thiên nhiên, văn hoá thế giới, trong đó ưu tiên vào các khu
du lịch trọng điểm: Phú Quốc; Nha Trang; Vân Đồn - Hạ Long - Cát Bà; Đà Lạt; Tam
Đảo và phụ cận; Huế - Hội An.
Để du lịch Việt Nam phát triển bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế, TS.
Nguyễn Minh Phong (Viện nghiên cứu kinh tế - xã hội Hà Nội) đã đưa ra “ba đột
SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 21


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

phá”, đó là: Đột phá trong đặc sản hoá và đa dạng hoá sản phẩm du lịch; Đột phá trong
xã hội hoá và hợp tác hoá tổ chức du lịch; Đột phá trong chuyên nghiệp hoá, hiện đại
hoá cơ sở hạ tầng du lịch.
3. Các phương pháp đo lường chất lượng du lịch
a. Phương pháp thống kê : Ứng dụng của phương pháp thống kê trong thực tế

là rất rộng rãi, ngoài việc tổ chức thu thập dữ liệu có thể chia các ứng dụng này làm 2
mảng lớn:
- Mô tả tóm tắt một khối lượng lớn dữ liệu về các hiện tượng số lớn. nhờ đó làm
bộc lộ bản chất của hiện tượng phức tạp.
- Đưa ra các suy luận thống kê như ước lượng, kiểm định các giả thuyết dự
đoán về các hiện tượng số lớn trên cơ sở lấy mẫu để giảm tối đa thời gian và chi phí
nhằm bảo đảm tính kịp thời và hiệu quả trong quản lý kinh tế xã hội.
Các phương pháp thống kê:
- Thống kê mô tả ( Descriptive Statistics ) : Thu thập và mô tả dữ liệu
+ Thu thập dữ liệu : VD : điều tra.
+ Đặc trưng của dữ liệu : VD : Trung bình xi /n
+ Trình bày dữ liệu : VD : Bảng dữ liệu, đồ thị

Đặc điểm của phương pháp này là : Tổng thể chung là tham số, tổng thể mẫu là
thống kê.
- Thống kê suy luận ( Inferential Statistics) : Ra quyết định dựa trên những dữ
liệu mẫu.
+ Ước lượng ( Suy rộng kết quả qua điều tra chọn mẫu) : VD : nghiên cứu về
thu nhập của dân cư ở một khu vực của thành phố Đà Nẵng, kết quả thu được được
suy rộng cho cả thành phố.

SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 22


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo


+ Kiểm định giả thiết : Nhằm xác định giả thuyết đặt ra là đúng hay sai so với
thực tế.
Tổng quan, phương pháp này dùng để đưa ra quyết định về một vấn đề của tổng
thể chung trên cơ sở những kết quả của mẫu.
b. Phương pháp điều tra xã hội học
Khảo sát dư luận hay điều tra xã hội học là một công tác đặc thù. Đối với cơ
quan nhà nước, điều tra xã hội học giúp nắm bắt dư luận, tiếp nhận ý kiến, sáng kiến
của người dân để đánh giá hiệu quả của công tác hành chính nhằm điều chỉnh, thực
hiện hoặc trì hoãn một chủ trương, chính sách, để phục vụ nhân dân tốt hơn. Phương
pháp điều tra xã hội học trong đo lường chất lượng du lịch là phương pháp thăm dò ý
kiến của cá nhân tổ chức hay người dân xung quanh địa điểm du lịch cần đánh giá, từ
đó tổng hợp lại đưa ra đánh giá chung về chất lượng du lịch tại nơi nghiên cứu.

SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 23


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

Sơ đồ thực tế của một phương pháp nghiên cứu xã hội :
Thực tế xã
hội

Xác định vấn đề
cần nghiên cứu

Tiến hành thu thập

thông tin

Xây dựng khung lý
thuyết, giả thiết

Lựa chọn và tập
huấn điều tra viên

Chọn phương pháp
điều tra

Lập biểu đồ tiến độ
điều tra

Xây dựng bảng câu
hỏi điều tra

Công tác tiến trạm

Chọn mẫu điều tra

Chuẩn bị kinh phí
điều tra

Kết thúc công tác
chuẩn bị

Chọn thời điểm
điều tra


SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Xã hội hóa kết
quả nghiên cứu

Trình bày báo
cáo kết quả
nghiên cứu

Kiểm định giả
thuyết nghiên
cứu

Tập hợp tài liệu
xử lý và phân
tích

Xử lý và phân
tích thông tin

Trang 24


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Phương Thảo

Một số phương pháp thu thập thông tin trong điều tra xã hội học :
** Điều tra chọn mẫu : Phương pháp điều tra chọn mẫu là loại điều tra không
toàn bộ, vận dụng lý thuyết xác suất chọn ngẫu nhiên một số đơn vị trong tổng thể

điều tra để thu thập thông tin. Kết quả xử lý thông tin của mẫu có thể được dùng suy
rộng cho tổng thể điều tra.
** Phương pháp phân tích tài liệu : Phương pháp phân tích tài liệu là phương
pháp thu thập thông tin thứ cấp thông qua các tài liệu có sẵn. ( tài liệu trong điều tra xã
hội học là vật chứa đựng thông tin bằng ngôn ngữ, chữ viết, hiện vật, hình ảnh…
Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng tài liệu có sẵn ít tốn kém về công sức
, thời gian, kinh phí, không cần sử dụng nhiều người, Cho nhiều thông tin, đa dạng,
những số liệu có được từ thống kê có độ chính xác cao nên có thể sử dụng nhiều. Tuy
nhiên, nhược điểm của phương pháp này là : tài liệu ít được phân chia theo những dấu
hiệu mà ta mong muốn ; số liệu thống kê chưa được phâm theo các cấp độ xã hội khác
nhau ; thời gian và không gian số liệu, thông tin không đồng nhất gây khó khăn cho
việc tổng hợp.
** Phương pháp quan sát : Quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã hội
sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép lại những nhân
tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu.
Ưu điểm của phương pháp này là : thông tin thu được cũng như hướng khai
thác thông tin phụ thuộc vào lăng kính chủ quan của nhà quan sát ( kể cả quan điểm,
chính kiến và tình cảm). Tuy nhiên sự kiện xảy ra có thời hạn và không bao giờ bị lặp
lại y nguyên như cũ nên thời gian quan sát bị hạn chế.
c. Phương pháp đo lường sự xả thải
- Thuế Pigou : Thuế Pigou đánh trên mối đơn vị sản phẩm bằng với mức chi
phí ngoại ứng cận biên ở mức ô nhiễm tối ưu của mỗi doanh nghiệp.

SVTH: Đỗ Thị Hà Châu - Lớp 33k04

Trang 25


×