Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

“PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG VIETCAPITAL BANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG QUA 3 NĂM 2010 2012“

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.41 KB, 39 trang )

Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Mục Lục
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1.1 Tín dụng ngân hàng
1.1.1 Khái niệm tín dụng NH
1.1.2 Các hình thức tín dụng ngân hàng
1.1.3 Vai trò của tín dụng NH
1.2 Tín dụng ngân hàng đối với DNNQD
1.2.1.Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.2.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp
1.2.1.2 Đặc điểm của doanh ghiệp quốc doanh
1.2.1.3 Các loại hình DNNQD
1.2.1.4 Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.3 Một số vấn đề tín dụng ngân hàng đối với DNNQD
1.3.1 Đặc điểm NH đối với tín dụng ngoài quốc doanh
1.3.2 Phân loại tín dụng DNNQD
1.3.3 Vai trò của tín dụng NH đối với DNNQD
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHTM CP CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2010-2012
2.1 Khái quát về Ngân Hàng Bản Việt chi nhánh Đà Nẵng
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của NH Bản Việt chi nhánh ĐN
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng TMCP Bản Việt
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức chi nhánh
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
2.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Bản Việt qua 3
năm 2010-2012
2.2.1 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng TMCP chi nhánh


ĐN từ năm 2010-2012
2.2.2 Tình hình cho vay tại chi nhánh ngân hàng TMCP Bản Việt từ năm
2010 đến 2012
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng TMCP Bản
việt qua 3 năm 2010-2012
2.3 Phân tích hoạt động cho vay đối với DNNQD tại NHTM CP Bản Việt qua
3 năm từ năm 210-2012
2.3.1 Quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với DNNQD tại NHTM
Bản Việt chi nhánh ĐN.
2.3.2 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNQD tại NHTM
Bản Việt chi nhánh ĐN qua 3 năm 2010-2012
2.3.2.1 Phân tích tình hình cho vay ngắn đối với DNNQD theo loại
hình doanh nghiệp
2.3.2.2 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNQD theo
nghành kinh tế
Trang 1


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
2.3.2.3 Phân tích tình hình cho vay ngắn han đối với DNNQD theo
hình thức đảm bảo tiền vay
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TAI NHTM CP BẢN
VIỆT CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG NĂM 2010-2012
3.1 Những kết quả đạt được và những thuận lợi khó khăn
3.1.1 Những kết quả đạt được
3.1.2 Những thuận lợi
3.1.3 Những khó khăn
3.2. Những định hướng hoạt động chung của ngân hàng trong thời gian đến
3.3 Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn đối với

DNNQD tại NHTM Bản Việt
3.3.1 Xây dựng hình ảnh ngân hàng
3.3.2 Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật
3.3.3 Xây dựng chiến lược Marketing ngân hàng đúng đắn
3.3.3.1 Ngiên cứu thị trường
3.3.3.2 Tạo ra các sản phẩm hấp dẫn
3.3.4 Chủ động tạo lập và duy trì mối quan hệ lâu dài với DN
Kết Luận
Tài Liệu Tham Khảo
Nhận xét

Trang 2


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã từng bước hội nhập
vào nền kinh tế khu vực và thế giới, buộc các thành phần kinh tế nước ta phải
chấp nhận cạnh tranh bình đẳng theo luật chơi chung do cộng đồng quốc tế quy
định.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh của ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có
vai trò đặc biệt quan trọng tạo việc làm, tạo thu nhập, góp phần ổn định đời sống
xã hội.
Tuy nhiên, ngoài những điều kiện kinh tế xã hội như thị trường, thiết bị
công nghệ, nhà xưởng, trình độ quản lý, trình độ tay nghề…để đảm bảo phát
triển nhanh, mạnh và có hiệu quả đối với các đơn vị ngoài quốc doanh trong quá
trình hội nhập thì một điều không thể không nhắc đến là điều kiện về vốn. Mọi
hoạt động kinh doanh đều cần vốn tài chính, trong khi các đơn vị này lại rất hạn
hẹp và gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại còn e ngại khi
cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vay, nguyên nhân chính là do chất lượng

tín dụng đối với thành phần kinh tế này còn chưa cao. Điều này đã ảnh hưởng ít
nhiều đến sự phát triển kinh tế.
Do đó, việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển tín dụng
đối với khu vực này là hết sức cần thiết, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh
của ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập quốc tế.
Trong bối cảnh đó, cùng với những kiến thức đã học và có được trong quá trình
thực tập tại Ngân hàng TMCP Bản Việt chi nhánh ĐN, tôi quyết định chọn tên đề
tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG VIETCAPITAL
BANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG QUA 3 NĂM 2010-2012“, để từ đó có thể
thấy rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh tín dụng đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh.

Trang 3


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNQD TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
1.1.2 Các hình thức tín dụng ngân hàng
-Căn cứ theo hình thức cấp tín dụng:
+ Cho vay: Là quan hệ trong đó Ngân hàng sẽ cấp cho người vay một
lượng vốn hay một tài sản nào đó, trong một thời gian nhất định người vay phải
trả cả lãi và gốc.
+ Cho thuê: Cho thuê là hình thức kí hợp đồng giữa hai hay nhiều bên liên
quan đến một hay nhiều tài sản. Người cho thuê ( chủ sở hữu tài sản) chuyển giao
tài sản cho người đi thuê ( người sử dụng tài sản) độc quyền sử dụng và hưởng lợi

từ việc sử dụng tài sản đó. Còn người đi thuê có nghĩa vụ trả tiền thuê cho người
sở hữu theo thoả thuận. Đặc trưng nổi bật của hoạt động cho thuê là quyền sử
dụng tách rời quyền sở hữu.
+ Chiết khấu: Chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng
thương mại. Người sở hữu mang thương phiếu chưa đến ngày đáo hạn đến Ngân
hàng để nhận một số tiền nhất định theo thoả thuận với Ngân hàng, thông thường
số tiền này bằng mệnh giá thương phiếu trừ đi lãi suất chiết khấu, phí giao dịch
và hoa hồng. Đến khi đáo hạn Ngân hàng là người tiến hành thu nợ, số tiền mà họ
thu được bằng đúng với mệnh giá thương
+ Bảo lãnh: Là hình thức cam kết của Ngân hàng dưới dạng hình thức bảo
lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của mình khi
khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết. Bảo lãnh gồm có 3 bên, bên
bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên hưởng bảo lãnh.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng có các hình thức tín dụng sau:
+ Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và
xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực thương mại
dịch vụ.
+ Cho vay côg nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung
vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và
dịch vụ.
+ Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất
như : phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc,lao động...
+ Cho vay tiêu dùng cá nhân: là loại cho vay đáp ứng các tiêu dùng như
mua sắm các vật dụng đắt tiền. Ngày nay ngân hàng còn thực hiện cho vay để
trang trải chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng .
- Căn cứ tài sản thế chấp có các hình thức tín dụng ngân hàng sau:
+ Cho vay tài sản thế chấp: Ngân hàng căn cứ vào tài sản của khách hàng
để đảm bảo cho việc trả nợ của khách hàng .
+ Cho vay cầm cố: Là việc ngân hàng cắn cứ vào tài sản khách hàng mang
đến cầm cố tại ngân hàng. Tài sản của khách hàng là do ngân hàng bảo quản,

trong suốt thời gian cầm cố khách hàng không được sử dụng nhượng bán, cho
thuê...
Trang 4


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
+ Cho vay thế chấp: Là việc ngân hàng căn cứ vào tài sản của khách hàng
để bảo đảm khả năng trả nợ của khách hàng. Tài sản không cần mang đến ngân
hàng, khách hàng có quyền sử dụng nhưng không có quyền bán, cho thuê.
+ Cho vay không có tài sản thế chấp (Tín chấp): Ngân hàng cho vay trên
cơ sở tin tưởng khách hàng, tài sản thế chấp là uy tín, danh dự của khách hàng.
Ngoài ra còn có hình thức cho vay thông qua việc bảo lãnh bằng tín chấp của tổ
chức đoàn thể chính trị - xã hội cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn.
Ví dụ: Hội nông dân Việt Nam , Hội phụ nữ Việt Nam.
-Căn cứ vào hình thái giá trị tín dụng có các hình thức tín dụng ngân hàng sau:
+ Cho vay bằng tiền: Là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng
được cung cấp bằng tiền như: Thấu chi, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp...
+ Cho vay bằng tài sản: Phổ biến là tài trợ thuê mua.
- Căn cứ vào xuất xứ tín dụng có các hình thức tín dụng sau:
+ Cho vay trực tiếp: Ngân hàng trực tiếp cấp vốn cho khách hàng và khách
hàng trực tiếp trả lãi và gốc cho Ngân hàng.
+ Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua
lại các khế ước hoặc các chứng từ nợ đã phát sinh và còn lại trong thời hạn thanh
toán gồm các hình thức.
+ Chiết khấu thương mại:
Mua các khoản nợ của các doanh nghiệp : Là dịch vụ mua các yêu cầu (giấy đòi
nợ) của các công ty sau đó nhận tiền thanh toán về các yêu cầu này. Các yêu cầu
ở đây thường là các giấy đòi nợ ngắn hạn phát sinh do cung cấp hàng hoá.
- Căn cứ vào thời hạn cho vay có các hình thức tín dụng sau:
+ Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản tín dụng có thời hạn không quá 12

tháng (1 năm) . Được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động phát sinh
trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn
hạn của cá nhân...
+ Tín dụng trung hạn: Là những khoản tín dụng có thời hạn từ trên 12
tháng đến 60 tháng. Mục đích là vay vốn để sửa chữa, khôi phục, thay thế tài sản
cố định hoặc cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất, đổi mới quy trình công nghệ
và xây dựng mới những công trình thu nhỏ, thời hạn thu hồi vốn nhanh.
+ Tín dụng dài hạn: Là những khoản tín dụng có thời hạn từ 60 tháng trở
lên. Mục đích sử dụng là để sửa chữa, khôi phục, thay thế tài sản cố định, đổi mới
công nghệ và xây dựng mới đối với những công trình mới...thời hạn thu hồi vốn
lâu.
1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng
- Tín dụng Ngân hàng là một hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ
quốc gia nào, nó có vai tro ìrất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, là đòn bẩy
được sử dụng một cách linh hoạt đối với mọi thành phần kinh tế .Điều này thể
hiện rõ qua vai trò của tín dụng Ngân hàng.
- Tín dụng ngân hàng giúp thúc đẩy sản xuất phát triển : Tín dụng Ngân
hàng là công cụ tích tụ tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, nó cung ứng
kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn của Doanh nghiệp để tăng quy mô sản xuất, tăng
năng suất lao động, đổi mới thiết bị ...từ đó góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất
liên tục và phát triển
Trang 5


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
- Tín dụng Ngân hàng góp phần đầu tư phát triển kinh tế: Tín dụng Ngân
hàng giúp cho các Doanh nghiệp đầu tư vao những ngành có tỉ suất lợi nhuận
cao, kích thích cạnh tranh lành mạnh giữa các Doanh nghiệp, tạo điều kiện để các
Doanh nghiệp chuyển hướng phát triển kinh doanh cho phù hợp với tình hình
.Qua đó các Doanh nghiệp có được chính sách sản xuất kinh doanh mềm dẻo và

linh hoạt hơn.
- Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định đời sống, ổn định xã hội ,tạo thêm
công ăn việc làm cho người lao động.
1.2 DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN
DỤNG NH ĐỐI VỚI DNNQD
1.2.1 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là doanh nghiệp trong đó “Nhà nước sở hữu
không quá 50% vốn điều lệ”. Bao gồm: “công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế”.
1.2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Các DNNQD mặc dù đông về số lượng, nhưng đa số có quy mô nhỏ và
vừa. Vốn nhỏ nên việc đầu tư về chiều sâu bị hạn chế, vì thế đa số DNNQD, nhất
là DNTN, khó tiếp cận với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, dẫn đến khả năng
cạnh tranh thấp. Ngoài cạnh tranh trong nước, các DN còn phải đối mặt với cạnh
tranh quốc tế. Để tồn tại trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt thì đầu tư
vốn để đổi mới công nghệ, mua máy móc thiết bị là một trong những giải pháp có
tính cấp bách.
Trình độ quản lý của đa số các DNNQD còn thấp, kiến thức và kinh
nghiệm kinh doanh trong kinh tế thị trường còn yếu. Khả năng tiếp cận với thông
tin chất lượng tốt, cập nhật cũng bị hạn chế. Nhiều DNTN được thành lập từ các
cơ sở sản xuất. Do cơ chế thông thoáng mà Luật Doanh nghiệp mang lại và chính
sách ưu đãi của Nhà nước nên nhiều cơ sở sản xuất được nâng cấp lên thành DN.
Tuy được gọi là DN, nhưng cách quản lý vẫn duy trì theo kiểu quản lý gia đình
như lúc còn là cơ sở sản xuất trước đây. Tại những DN này, việc ứng dụng các
nguyên tắc hoạch định tài chính và việc thực hiện chế độ kế toán chưa được quan
tâm đúng mức, số liệu kế toán chưa được minh bạch. Đây cũng chính là một

trong những lý do khiến các DNNQD chưa tạo được uy tín, khó tiếp cận được
vốn vay từ các tổ chức tín dụng.
Như vậy, các DNNQD có nhu cầu rất lớn về vốn để đầu tư, nhưng chưa
tìm được nguồn tài trợ. Nguồn hỗ trợ vốn đầu tiên có thể kể đến là từ các kênh tín
dụng phi chính thức như gia đình, bạn bè, nhưng đều là nguồn có quy mô hạn
chế. Còn kênh huy động vốn trên thị trường chứng khoán thì các DN có qui mô
nhỏ rất khó tiếp cận, hơn nữa, chỉ có công ty cổ phần được phát hành chứng
khoán theo Luật Doanh nghiệp. Nguồn tài trợ được nhiều DN trông cậy nhất hiện
nay là tín dụng NH. Nhưng các DNNQD và nhất là DNTN có nhu cầu vay vốn lại
không đủ tài sản thế chấp, các điều kiện vay vốn của NH, sự phân biệt đối xử
giữa DNNN và DNNQD…nên khó tiếp cận với nguồn vốn này
Trang 6


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
1.2.1.3 Các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Công ty trách nhiệm hữu hạn:
Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH 1 thành viên và công ty
TNHH hai thành viên trở lên) là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ
chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; thành viên chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn có
tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
- Công ty cổ phần:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số
lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông chỉ chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân

kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có
quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
- Công ty hợp danh:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên
là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau
đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành
viên góp vốn; thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng
khoán nào.
- Doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi
cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
1.2.1.4 Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trong cơ chế mới, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã dược phục hồi dần,
tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế có khả năng cạnh tranh bình đẳng trên thị
trường. Với tinh thần tự chủ, năng động, sáng tạo, doanh nghiệp ngoài quốc doanh
đã sớm thích nghi với những biến đổi thường xuyên của thị trường, đóng góp
không nhỏ cho nền kinh tế và ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu
được của mình trong nền kinh tế.
Thứ nhất, doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển tạo điều kiện thu hút
lao động, tạo thêm nhiều công ăn việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã
hội. Như chúng ta đã biết, doanh nghiệp ngoài quốc doanh với quy mô vốn đầu tư
không nhiều có thể dễ dàng thành lập bởi một số cá nhân, gia đình hay một số tổ
chức, cùng với việc sử dụng kỹ thuật sản xuất cần tương ứng nhiều lao động vì
đây là nơi cung cấp việc nhanh nhất, giúp tạo việc làm với số vốn thấp hơn nhiều

so với doanh nghiệp có quy mô lớn.
Trang 7


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Trong những năm gần đây, cùng với số lao động được giải quyết việc làm bằng vốn
đầu tư của ngân sách Nhà nước, đã có khá nhiều lao động có thêm việc làm do các
đơn vị tư nhân bỏ vốn vào kinh doanh. Hàng năm có khoảng một triệu lao động
có việc làm được tạo ra chủ yếu nhờ khu vực kinh tế này.
Thứ hai, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, là
động lực phát triển của nền kinh tế. Trước đây hầu hết các lĩnh vực kinh tế, các
ngành nghề sản xuất kinh doanh đều do khu vực kinh tế quốc doanh đảm nhận.
Sự phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tác động mạnh mẽ đến doanh
nghiệp Nhà nước, buộc các doanh nghiệp này phải đổi mới công nghệ, đổi mới
phương thức kinh doanh để tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường. Như vậy,
sự phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã góp phần quan trọng hình
thành và xác lập vị trí của chủ thể sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ chế thị
trường, đẩy nhanh việc hình.
Một số vấn đề tín dụng ngân hàng đối với DNNQD
1.3.1 Đặc điểm của tín dụng ngoài quốc doanh
Với những đặc điểm của các DNNQD như đã nêu ở trên, hoạt động cho
vay các DNNQD có những đặc điểm khác biệt như sau:
- Quy mô cho vay đối với các DNNQD thấp:
Trong thời gian gần đây, số lượng các DNNQD tăng lên nhanh chóng, nhu
cầu vay vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất của các DN này cũng tăng theo. Tuy
vậy, quy mô và doanh số cho vay các DNNQD vẫn còn thấp, nguyên nhân là do:
Các DNNQD hầu hết là những DN mới được hình thành, kinh nghiệm sản
xuất kinh doanh còn non kém, hiệu quả hoạt động chưa cao, điều này gây tâm lý
e ngại khi cho vay của các NH.NH cho vay dựa trên nguyên tắc tín dụng, một
trong những nguyên tắc đó là cho vay dựa trên tài sản bảo đảm. Các DNNQD

mới được hình thành, nhu cầu sử dụng vốn lớn song tài sản bảo đảm lại rất ít,
hoặc không đủ điều kiện vay vốn của NH. Thêm vào đó, NH chủ yếu cho vay
dựa trên giá trị của tài sản bảo đảm, vì vậy số vốn mà các DNNQD được cấp còn
thấp.Lãi suất cho vay các DNNQD thường cao hơn khi cho vay đối với các
DNNN. Hơn nữa, NH thường có những chính sách ưu đãi hơn đối với các DNNN
và thậm chí có tâm lý phân biệt đối xử đối với các DNNQD. Do vậy, nhu cầu vay
vốn của các DN này thường khó được đáp ứng.
- Cho vay ngắn hạn, tài trợ cho tài sản lưu động của các DNNQD là hoạt
động chủ yếu tại các NH:
Cho vay trung, dài hạn đòi hỏi phải có tài sản bảo đảm lớn nhưng đa số các
DNNQD là những DN vừa và nhỏ, vì vậy không đáp ứng được nhu cầu vay vốn
của NH. NH chỉ cho vay các DNNQD với các khoản vay ngắn hạn, thời gian thu
hồi vốn nhanh, rủi ro ít; cho vay trung dài hạn còn bị hạn chế.
- Hình thức bảo đảm tiền vay không đa dạng, chủ yếu là hình thức thế
chấp, cầm cố:
Không phải bất kỳ tài sản nào của DNNQD cũng được NH chấp thuận làm
tài sản bảo đảm. Trong thời gian qua, các NH thường dùng hình thức thế chấp,
chủ yếu là quyền sử dụng đất để cho vay đối với các DNNQD, hơn nữa việc xác
định giá trị của tài sản bảo đảm tại các NH thường thấp hơn giá trị thực tế. Nhưng
đối với các DNNQD, vấn đề tài sản bảo đảm lại rất khó khăn, do đó, nguồn vốn
mà các DN này nhận được là không đáng kể.
Trang 8


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
1.3.2 Phân loại tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Mọi khách hàng là DNNQD đều có thể tiếp cận với vốn của ngân hàng
không phân biệt loại hình doanh nghiệp.
- Chính sách tín dụng chỉ rõ căn cứ để phân loại khách hàng:
Cách phân loại thứ nhất: Khách hàng truyền thống đã có quan hệ tín dụng

lâu dài với ngân hàng và khách hàng mới.
Cách phân loại thứ hai: Căn cứ vào kết quả chấm điểm tín dụng phân
khách hàng ra làm 3 loại khách hàng
Đơn vị xếp loại A: Là hững đơn vị sản xuất kinh doanh ổn định có lãi
trong 2 năm gần đây nhất, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và không
có nợ quá hạn đối với ngân hàng.
Đơn vị xếp loại B: Là những đơn vị có tình hình sản xuất kinh doanh
không ổn định, uy tín trên thị trường chưa cao.
Đơn vị xếp loại C: là những đơn vị kinh doanh thua lỗ, không có biện
pháp khắc phục, quan hệ dây dưa với ngân hàng, thường xuyên có nợ quá hạn đối
với ngân hàng.
1.3.3 Vai trò của tín dụng NH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
TDNH đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt đối với khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh thì vai trò này là rất to lớn, vai trò đó được thể hiện trên một
số mặt như sau:
-TDNH đáp ứng nhu cầu về vốn để quá trình sản xuất kinh doanh của các
DNNQD được liên tục và phát triển:
Có thể nói điểm yếu đầu tiên của các DNNQD chính là vốn, hiếm có DN nào chỉ
sử dụng vốn chủ sở hữu để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn
chủ sở hữu hạn hẹp của DN phần lớn đã tập trung cho việc đầu tư ban đầu vào
máy móc thiết bị, nhà xưởng và mặt bằng sản xuất. Vì thế, phần vốn dành cho
vốn lưu động để luân chuyển trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tái
sản xuất mở rộng là rất hạn chế, mà tái sản xuất mở rộng chính là tiền đề cho sự
tăng trưởng của các DN nói chung và các DNNQD nói riêng. Một DN chỉ có thể
khẳng định được vị trí của mình thông qua hoạt động tái sản xuất mở rộng. Tuy
nhiên, với nguồn vốn nhỏ bé và cơ sở vật chất còn yếu kém thì việc tái sản xuất
mở rộng của các DNNQD là rất khó.
- TDNH góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các DNNQD:
Một trong những đặc điểm cơ bản của TDNH là buộc người vay phải hoàn trả
gốc (vốn vay ban đầu), cùng với một khoản chênh lệch cho chi phí cơ hội được

sử dụng vốn vay (lãi) sau một thời gian sử dụng nhất định. Chính đặc điểm này,
các DNNQD khi đóng vai trò là người đi vay phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
vay, thu hồi được đồng tiền đầu tư ban đầu để có thể trả gốc, lãi cho NH và thu
được lợi nhuận. Do đó, các DNNQD phải tính toán chi phí sản xuất, tốc độ vòng
quay của vốn để đạt được kết quả tối ưu cho mình.
Mặt khác, trong quá trình cho vay các DNNQD, các NH thường xuyên kiểm tra
việc sử dụng vốn vay. Chính điều này, sẽ thúc đẩy tích cực hoạt động của các
DNNQD, làm cho DN hoạt động có hiệu quả và tích cực hơn.
-TDNH kích thích tính linh động, sáng tạo của các DNNQD:
Muốn chiến thắng và tồn tại trong nền kinh tế thị trường thì các DNNQD phải
chiến thắng được sự cạnh tranh khốc liệt. Do vậy, các DNNQD phải phát huy
Trang 9


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
được tính sáng tạo, linh hoạt trong kinh doanh của mình để có thể đứng vững và
phát triển. Để làm được điều đó, các DNNQD phải có đầy đủ các điều kiện về
nhân lực và vật lực. Chính NH là nguồn hỗ trợ to lớn về vật lực và tư vấn đầu tư
để các DNNQD có thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị
trường hiện nay.
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc
doanh
- Các nhân tố ảnh hưởng từ phía ngân hàng
Chính sách tín dụng của ngân hàng: Chính sách tín dụng là một tập hợp
các yếu tố liên tác động đến tín dụng ngân hàng, được coi như kim chỉ nam cho
hoạt động tín dụng, tuỳ theo từng thời kỳ để phù hợp với mục tiêu hoạt động
chính sách tín dụng cũng có những điều chỉnh sao cho phù hợp. Chính sách tín
dụng bao gồm các yếu tố hạn mức cho vay đối với khách hàng: kỳ hạn, lãi
suất ,mức lệ phí, các hình thức tín dụng được thực hiện, sự đảm bảo và khả năng
thanh toán nợ của khách hàng, hướng giải quyết phần tín dụng vượt giới hạn, các

khoản vay có vấn đề...
Quy trình cấp tín dụng: Quy trình cấp tín dụng chính là một trong những
áp dụng của chính sách tín dụng trong thực tiễn. Quy trình cấp tín dụng phải trải
qua nhiều bước khác nhau từ khi khách hàng lập hồ sơ xin cấp tín dụng đến khi
ngân hàng thu hồi lại vốn. Quy trình cấp tín dụng hợp lý phải được thực hiện
nhanh chóng xong vẫn phải đảm bảo tính chính xác và an toàn trong tín dụng,
vừa tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng để có thể tiếp cận được với nguồn vốn,
vừa đảm bảo an toàn khoản vay và khả năng thu hồi nợ. Để phù hợp với thị
trường cạnh tranh và mục tiêu mở rộng tín dụng, ngân hàng luôn quan tâm đến
việc đơn giản hoá thủ tục trong quá trình cấp tín dụng. Đây là vấn đề mà các
khách hàng rất quan tâm, là nhân tố quan trọng tới quyết định tham gia quan hệ
tín dụng của khách hàng vì quy trình nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
tiến độ dự án hoặc phương án kinh doanh của họ. Các thủ tục rườm rà, mất nhiều
thời gian có thể làm khách hàng mất đi cơ hội trong kinh doanh, ngân hàng mất đi
cơ hội mở rộng tín dụng.
Rủi ro tín dụng: Mọi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế đều tiềm ẩn
rủi ro. Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ có tính chất nhạy cảm cao, rủi ro tiềm ẩn
ở mọi góc độ và không lường trước được và khi rủi ro xảy ra tác động đến nhiều
đối tượng có thể để lại tổn thất to lớn dẫn tới phá sản ngân hàng, mất ổn định
trong kinh tế xã hội. Rủi ro là không thể tránh được mà chỉ có để tiến hành các
biện pháp nhằm hạn chế rủi ro. Quá trình mở rộng tín dụng ngân hàng là sự mạo
hiểm với rủi ro. Tín dụng càng mở rộng, thời hạn tín dụng càng dài thì nguy cơ
ngân hàng phải đương đầu với rủi ro càng lớn. Bởi vì vậy khi thực hiện mục tiêu
mở rộng tín dụng ngân hàng cần tính toán kỹ các khả năng xảy ra rủi ro, thận
trọng trong từng quyết định.
Quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng: Thực tế cho thấy những
ngân hàng quy mô lớn chắc chắn có phạm vi hoạt động rộng hơn các ngân hàng
có quy mô nhỏ, điều này làm cho các ngân hàng lớn có độ tin cậy cao lại càng dễ
dàng thu hút được khách hàng đến với mình, khả năng mở rộng tín dụng càng
lớn.

Trang 10


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Nguồn vốn tại ngân hàng: Vốn các ngân hàng dùng cho hoạt động tín dụng
một phần từ vốn chủ sở hữu và phần lớn là vốn huy động được từ dân cư, các tổ
chức kinh tế xã hội hoặc vốn vay
Trình độ khoa học công nghệ ngân hàng và trình độ nghiệp vụ của công
nhân viên chức ngân hàng: Vấn đề về trình độ và công nghệ có thể đẩy nhanh sự
thành công của mọi mục tiêu, và cũng có thể là điều kiện không thể thiếu khi hoạt
động trong môi trường kinh tế cạnh tranh gay gắt như ngày nay.
Các nhân tố ảnh hưởng từ phía các DNNQD
Do đặc điểm của các DNNQD: Đặc điểm của các DNNQD là quy mô nhỏ, trình
độ khoa học lạc hậu, uy tín thấp, báo cáo tài chính không rõ ràng, rất khó để theo
dõi kiểm tra, đây là một hạn chế rất lớn, là trở ngại của chính sách mở rộng tín
dụng ngân hàng bởi mặc dù có nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp để mở rộng hoạt
động tín dụng song hoạt động tín dụng của doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo tín an
toàn
Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Đó chính là khả năng tài trợ bằng
vốn tự có và tài sản hiện có. Cũng nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt
động tín dụng, các ngân hàng đều đòi hỏi khách hàng phải có lượng vốn chủ sở
hữu tối thiểu tham gia kinh doanh. Phương án kinh doanh dù khả thi đến đâu đều
có thể gặp phải rủi ro nên ngân hàng cũng bắt buộc khách hàng phải có tài sản
đảm bảo đủ lớn cho khoản vay. Nếu những điều kiện ràng buộc về vốn tự có và
tài sản đảm bảo không thoả mãn được điều kiện tối thiểu thì quan hệ tín dụng
cũng không thể hình thành. Hiện nay các DNNQD đang rất hạn chế về điều này
do quy mô nhỏ bé.
Nhu cầu vốn của doanh nghiệp: Nhu cầu vốn của doanh nghiệp là một yếu
tố quan trọng để thiết lập chính sách tín dụng ngân hàng. Trong nền kinh tế thị
trường như ngày nay, vốn không lúc nào là thừa, nó chỉ tồn tại ở trạng thái thiếu

nhiều hay thiếu ít mà thôi. Đối với các DNNQD thì nhu cầu về vốn là rất lớn, tình
trạng thiếu vốn đã trở thành đặc trưng của các DNNQD thế nên chính sách mở
rộng tín dụng là hợp lý khi áp dụng cho các DNNQD.
Các nhân tố khác
Môi trường kinh tế: Đóng vai trò là trung gian tài chính trong hoạt động
kinh tế, các ngân hàng thương mại có thể được coi là sợi dây liên kết giữa các
chủ thể khác nhau của nền kinh tế. Cùng hoạt động trong một môi trường kinh tế
đương nhiên môi trường kinh tế tác động lên tất cả các đối tượng của nền kinh tế
khi nó có sự thay đổi, đặc biệt là các tổ chức trung gian tài chính như các ngân
hàng thương mại. Khi nền kinh tế ở giai đoạn hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao và ổn định, môi trường kinh doanh ít biến động hấp dẫn nhà đầu tư thì nhu
cầu vay vốn tăng lên, do vậy tín dụng ngân hàng có cơ hội phát triển. Ngược lại
nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, các doanh nghiệp có khuynh
hướng thận trọng và thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì tín dụng
ngân hàng sẽ bị thu hẹp, dư nợ chắc chắn sẽ giảm. Các DNNQD hoạt động độc
lập trong nền kinh tế, không có sự hỗ trợ của nhà nước khi phải môi trường kinh
doanh bất ổn định, rủi ro của các DNNQD sẽ kéo theo những rủi ro cho hoạt
động tín dụng của ngân hàng. Bởi vậy, chính sách mở rộng tín dụng đối với các
DNNQD ngân hàng chỉ có thể áp dụng trong điều kiện nền kinh tế ổn định, có
dấu hiệu tăng trưởng.
Trang 11


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Môi trường xã hội: Không có nền kinh tế ổn định, tăng trưởng trong một
xã hội hỗn loạn, xã hội ổn định là điều kiện cho kinh tế phát triển. Sự an toàn, ổn
định xã hội làm cho người đầu tư có tâm lý vững vàng, tin tưởng,thúc đẩy ý
muốn đầu tư.
Môi trường pháp lý: Mọi cá nhân và tổ chức kinh tế xã hội đều phải sống
và làm việc theo pháp luật. Môi trường pháp lý là hành lang bảo vệ cá nhân, tổ

chức kinh tế hoạt động. Thực tế các văn bản pháp lý được ban hành phù hợp với
chủ trương của Đảng và Nhà Nước, với chủ chương phát triển mọi thành phần
kinh tế, các văn bản pháp luật như: Luật doanh nghiệp Nhà Nước Luật đầu tư n
ước ngoài... đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của rất nhiều các doanh
nghiệp trong nền kinh tế, tạo ra sự phát triển sôi động cho nền kinh tế và mở rộng
các dịch vụ tài chính doanh nghiệp, tài chính ngân hàng

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHTM CP CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2010-2012
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG BẢN VIỆT CHI NHÁNH ĐN
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của NH Bản Việt chi nhánh Đà
Nẵng
- Tên đầy đủ: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Bản Việt chi nhánh ĐN.
- Tên giao dịch tiếng việt: CHI NHÁNH BẢN VIỆT- TP ĐN
- Tên giao dịch quốc tế: Vietcapital Bank
- Địa chỉ: 386 Hoàng Diệu-P.Bình Thuận-Q.Hải Châu-TPĐN
- Điện thoại: 0511-3581-603. 0511-3581-601
Ngân hàng thành lập với tên gọi Ngân hàng TMCP Gia Định, theo giấy
phép thành lập số 576/GP-UB của Uỷ ban nhân dân TP.HCM và giấy phép hoạt
động số 0025/NH-CP ngày 22/08/1992 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên
cơ sở hợp nhất 02 hợp tác xã tín dụng Bạch Đằng và Kỹ Thương với số vốn điều
lệ ban đầu 5 tỷ đồng. Ngày 25/08/2011: được sự chấp thuận của Ngân Hàng Nhà
nước Việt Nam và Uỷ ban chứng khoán nhà nước, Giadinhbank đã hoàn thành
việc nâng vốn điều lệ năm 2011 từ 2.000.000.000.000 đồng lên
Trang 12


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
3.000.000.000.000 đồng. Ngày 09/01/2012: Giadinhbank chính thức thay đổi hệ

thống nhận diện thương hiệu, với tên gọi mới là Vietcapitalbank.
* Địa chỉ các phòng giao dịch trên địa bàn ĐN
Chi nhánh ĐN
386 Hoàng Diệu, 0511 3584603
P.Bình
Thuận,
Q.Hải Châu.
PGD Hải Châu
425 Trưng Nữ 0511 3659076
Vương,
Q.Hải
Châu, TPĐN
PGD Lý Thái Tổ 101 Lý Thái Tổ, 0511 3654588
P.Chính
Gian,
Q.Thanh khê.

0511 3584586
0511 3659078
0511 3654586

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng TMCP Bản Việt chi nhánh ĐN
* Chức năng:
- Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp của ngân hàng Bản Việt
- Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo sự chỉ đạo của
NH Bản Việt
- Cân đối điều hòa vốn kinh doanh, phân phối thu nhập.
- Thực hiện đầu tư dưới các hình thức liên doanh, mua cổ phần và các loại đầu tư
khác với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi được ngân hàng Bản Việt cho phép.
- Điều hành công tác tổ chức, đào tạo cán bộ, thi đua khen thưởng theo phân cấp

ủy quyền của ngân hàng Bản Việt.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
* Nhiệm vụ:
- Huy động vốn: nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm bằng
đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…
- Cho vay: cho vay ngắn trung dài hạn bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ với các
cá nhân và tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần, mọi lĩnh vực kinh doanh.
- Kinh doanh ngoại hối: mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác
về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, ngân hàng Bản
Việt.
- Kinh doanh dịch vụ: thu, chi tiền mặt, dịch vụ thẻ tín dụng, máy rút tiền tự
động, nhận cất giữ hoặc chiết khấu các giấy tờ có giá, nhận ủy thác cho vay và
các loại hình khác được ngân hàng Bản Việt cho phép.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
* Sơ đồ 1: Sơ đồ của các phòng ban

Trang 13


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng
Kế
Toán
Ngân
Quỹ


Phòng
Nghiệp
Vụ
Kinh
Doanh

Phòng
Tổ
Chức
Hành
Chính

Chi
Nhánh
386
Hoàng
Diệu

PGD
Hải
Châu

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc: Trực tiếp diều hành công việc của ngân hàng, là đại diện pháp nhân của
ngân hàng, chịu trách nhiêm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Phó giám đốc: Phó giám đốc này thay mặt giám đốc điều hành về mặt kinh
doanh và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về những công việc mà
mình đã giải quyết.
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh: đây là bộ phận quan trọng về nghiệp vụ kinh

doanh tiền tệ.
+ Lập kế hoạch kinh doanh cho ngân hàng.
+ Phân tích thông tin.
+Thẩm định dự án.
+Giải quyết các vấn đề vay vốn và quan hệ tín dụng.
Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục, hồ sơ xin vay và có trách nhiệm kiểm tra
trước, sau khi cho vay để không xảy ra tổn thất rủi ro cho chi nhánh. Ngoài ra
phòng còn quản lý nghiệp vụ huy động, cân đối nguồn vốn kinh doanh thực hiện
kế hoạch kinh doanh do ngân hàng cung cấp.
- Phòng kế toán- ngân quỹ: Đây là bộ phận phản ánh giám sát mọi hoạt động
nội bộ của đơn vị.
+ Giao dịch với khách hàng tiền gửi.
+ Huy động vốn của các tổ chức kinh tế và cá nhân.
+ Chi trả kiều hối và thu chi tiền mặt.
+ Chuyển tiền và các dịch vụ thanh toán khác…
Phòng kế toán chuyên thực hiện nhiệm vụ thanh toán kết hợp với phòng nghiệp
vụ kinh doanh trong việc thu nợ, thu lãi cũng như huy động vốn. Phòng có nhiệm
vụ lưu trữ thông tin, hồ sơ thực hiên cân đối kế toán.
- Phòng hành chính:
Làm tốt công tác hành chính văn thư tiếp khách, quản trị, xây dựng cơ bản, trực
tiếp quản lý kho tàng vật tư, công cụ lao động, ấn chỉ chưa dùng đến, làm tốt
công tác tiền lương…Tư vấn pháp chế cho việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về
giao dịch, hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự hình sự, kinh tế, lao
động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên, tài sản của chi nhánh.Lưu trữ
Trang 14

PGD
Lý
Thái
Tổ



Chuyên Đề Tốt Nghiệp
các văn bản pháp luật có liên quan dến Ngân hàng và văn bản định chế của
NHTM Bản Việt chi nhánh- TP.Đà Nẵng.
- Các phòng giao dịch: hoạt động và chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc chi
nhánh cấp 2. Phòng giao dịch này hoạt động cũng như chi nhánh loại 3. Hay nói
cách khác, mỗi phòng giao dịch giống như 1 ngân hàng thu nhỏ, có các bộ phận
huy động vốn, bộ phận tín dụng làm công tác cho vay, bộ phận kế toán đảm
nhiệm báo sổ. Tùy theo tình hình kinh tế trong từng thời kỳ mà giám đốc có giao
mức phán quyết cho vay đối với từng chi nhánh cụ thể. Chi nhánh tiến hành cung
ứng cho các phòng phụ trách cho vay đối với từng địa bàn nhất định.
2.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NHTM CP BẢN VIỆT
CHI NHÁNH ĐN NĂM 2010-2012
2.2.1Tình hình huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng TMCP Bản Việt từ
năm 2010-2012
-Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu của bất cứ một tổ chức kinh tế nào muốn tồn
tại và phát triển. Nguồn vốn là nhân tố vững chắc góp phần quyết định quy mô
hoạt động kinh doanh từ đó quyết định đến hiệu quả kinh doanh của các tổ chức.
Đối với Ngân hàng, nguồn vốn của NHTM chính là nguồn hình thành nên tài sản
Có để đầu tư vào hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng. Tình hình nguồn vốn
và huy động vốn của NH Bản Viêt chi nhánh Đà Nẵng trong 03 năm qua được thể
hiện trong bảng báo cáo sau:
Bảng2.1: Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2010, 2011, 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011


Năm 2012

Chênh lệch
2011/2010

Số tiền

Tỷ trọng
Số tiền
(%)

Tỷ trọng
Số tiền
(%)

Tỷ
trọng(%)

2012/2011

Số tiền

Tỷ
(%)

lệ
Số tiền

Tỷ


1. Tiền gửi
139.027 53,44
dân cư

234,586 60.25

319,865 64.13

95,559

68.73

85,279

36

2. Tiền gửi
121,132 46.56
TC-KT

147,487 37.88

170,686 34.22

26,355

21.76

23,199


15

3.
Phát
hành
0
GTCG

0

7,281

1.70

8,216

1.65

7,281

0

935

12

0

0


0

0

0

0

0

0

0

4.

Vay
0
TCTD khác

Trang 15


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Tổng
nguồn
VHĐ

260,159 100


389,354 100

498,767 100

129,195

49.66

109,413 28

Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy: Tổng nguồn vốn huy động năm 2010 là 260.159
triệu đồng, năm 2011 đạt 389.354 triệu đồng so với năm 2010 tăng 49,66% tương
ứng tang 129.195 triệu đồng, năm 2012 đạt 498.767 triệu đồng so với năm 2011
giảm xuống còn 28,1% tương ứng giảm tương ứng giảm 109.413 triệu đồng.
- Trong tổng nguồn vốn huy động được thì tiền gửi dân cư chiếm tỷ lệ cao nhất.
Năm 2011 so với năm 2010 cũng tăng mạnh từ 139.027 triệu đồng lên 234.586
triệu đồng đạt tỷ lệ 68,73% đây là con số khá cao và đạt tỷ lệ cao nhất trong các
nhóm doanh số tiền gửi. Có được như vậy là do: Chi nhánh đã phát triển nhiều
điểm giao dịch mới nên đã nâng cao được thị phần vốn, và một phần là do giải
toả để xây dựng Dự án cầu rồng và cầu Trần Thị Lý vào đầu tháng 1/2012 nên
người dân nhận được số tiền đền bù khá lớn, họ tạm thời gửi vào ngân hàng để
sinh lãi khi chưa có những chỗ đầu tư thích hợp và an toàn hơn, dẫn đến tiền huy
động của chi nhánh tăng lên.
- Cùng với sự gia tăng của tiền gửi dân cư thì tiền gửi của tổ chức kinh tế có
tăng nhưng không đều thể hiện qua các năm như sau: năm 2011 so với năm 2010
tăng lên 26.355 triệu đồng, tương ứng tăng 21,76%.26,355 triệu đồng. Năm 2012
so với năm 2011 tăng 23.199 triệu đồng, tương ứng tăng 15,7%.
- Phát hành giây tờ chiếm tỷ lệ thấp năm 2011 đạt 7.281 triệu đồng, năm 2012

tăng lên nhưng rất ít đạt được 8.216 triệu đồng tăng 0,93% so với năm 2011.
Tình hình cho vay tại chi nhánh ngân hàng TMCP Bản Việt từ năm 2010-2012
Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho các tổ chức cá nhân dưới các
hình thức như cho vay, chiết khấu thương phiếu,và các loại giấy tờ có giá khác,
bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của ngân hàng
nhà nước. Trong đó hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng
lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
Cho vay là một nghiệp vụ sinh lời cho ngân hàng góp phần hỗ trợ cho các doanh
nghiệp cá nhân và các cơ quan nhà nước tạo ra sức sống cho nền kinh tế, đồng
thời thông qua các khoản cho vay của thi trường sẽ có thêm thông tin về hiệu quả
sử dụng vốn vay của khách hàng, mang lại cho ngân hàng một nguốn thu lớn về
lãi tiền vay.
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012
ĐVT:Triệu đồng

Trang 16


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Chỉ tiêu

Năm 2010
ST

Năm 2011

TT(%) ST

Năm 2012


TT (%) ST

TT
(%)

C.Lệch 2011/2010 C.Lệch 2012/2011
ST

TL
(%)

ST

TL
(%)

45.660

9,77

66.287

12,92

38,09

30.480

7,93


1. DSCV 467.398 100

513.058 100

579.345 100

Ngắn hạn 278.461 59.58

384.537 74,05

415.017 71,64 106.076

Trung 188.937 40,42
dài hạn

128.521 25,05

164.328 28,36 (60.416) (31,98) 35.807

2. DSTN 409.768 100

385.321 100

512.974 100

Ngắn hạn 336.104 80,02

302.169 78,42

379.607 71,01 (33.935) (10,10) 77.438


25,63

Trung 73.664
dài hạn

83.152

133.367 25,99 9.488

12,88

50.215

60,39

5,07

66.371

23,16

19,98

21,58

(24.447) (5,97)

127.653 33,13


3. Dư nợ 437.112 100

564.849 100

631.220 100

Ngắn hạn 362.874 83,03

445.242 78,82

480.652 73,08 82.368

11,77

35.410

18,20

Trung 74.238
dài hạn

16,97

119.607 21,18

150.568 26,92 45.369

47,61

30.961


38,97

4. Nợ xấu
bình
121
quân

100

217

100

249

100

79,34

32

14,75

65,29

162

74.65


182

73,09 83

105,06

20

12,35

34,71

55

42.11

67

26,91 13

30,95

12

21,82

Ngắn hạn

79


Trung
42
-dài hạn
5. Tỷ lệ nợ
0.028
xấu
Ngắn hạn 0.022
Trung - dài
0.057
hạn

0.038

0.039

0.036

0.038

0.046

0.044

127.737

27,86

96

Nhận xét: Qua bảng số liệu cho thấy chi nhánh đã có nhiều thành tích trong hoạt

động cho vay và thu nợ, cụ thể:
- Doanh số cho vay: Doanh số cho vay năm 2010 đạt 467.398 triệu đồng, năm
2011 đạt 513.058 triệu đồng, năm 2011 so với 2010 tăng từ tăng 9.77% tương
ứng tăng 45.660 triệu đồng.
Trang 17


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Doanh số cho vay năm 2012 so với năm 2011 là 579,345 tăng từ 299.400
triệu đồng lên 325.800 triệu đồng, về tuyệt đối tăng 26.400 triệu đồng, tức là tăng
12,92%.
Trong đó: Doanh số cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Thực tế cho cho thấy
chi nhánh chủ yếu cho vay để bổ sung vốn lưu động cho một số doanh nghiệp
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây toàn hệ thống chuyển
sang kinh doanh thương mại, hoạt động cho vay ngắn hạn đã được khai thác và
mở rộng đối với mọi loại hình kinh doanh và thành phần kinh tế.
Với phương châm kinh doanh đa năng tổng hợp, việc củng cố mở rộng
cho vay ngắn hạn là một trong những mục tiêu chiến lược của chi nhánh. Hiện
nay và sau này cho vay ngắn hạn vẫn là sản phẩm chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng tài sản nợ. Hầu hết các doanh nghiệp vay vốn đều đã mở tài khoản
giao dịch, thanh toán và vay vốn tại Ngân hàng Bản Việt Chi nhánh Đà Nẵng.
Đây là một cố gắng cũng là một thuận lợi của chi nhánh trong việc khai thác, mở
rộng sản phẩm, trong đó lấy cho vay ngắn hạn làm sản phẩm chủ yếu, chiếm tỷ
trọng lớn hơn trong tổng tài sản nợ.
Doanh số cho vay ngắn hạn liên tục tăng hàng năm, năm 2011 so với năm
2010 tăng 38,09% tương ứng tăng 106.076 triệu đồng. 278,461 triệu đồng. Đến
năm 2012 doanh số cho vay là 415,017 triệu đồng, tăng so với năm 2011, tăng
7.93 %, tương ứng tăng 30.480 triệu đồng. Với sự tăng trưởng này Ngân hàng đã
đạt được mục tiêu của mình đây là một kết quả xứng đáng dành cho sự cố gắng
và nổ lực của Ngân hàng.

Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung và dài hạn cũng có ảnh hưởng lớn
đến hoạt động tín dụng của chi nhánh. Doanh số của ngân hàng thường xuyên
tăng theo các năm và số lượng khách hàng vay là ổn định (chủ yếu là bạn hàng
truyền thống lâu năm gắn bó và có uy tín với Ngân hàng). Năm 2011 so với năm
2010 doanh số cho vay trung và dài hạn giảm 31,98%, tương ứng giảm 60.416
triệu đồng. Đến năm 2012 doanh số cho vay trung và dài hạn tăng lên 27,86%
tương ứng tăng 35.807 triệu đồng.
Doanh số thu nợ:
Chi nhánh luôn đẩy mạnh công tác thu nợ cả về ngắn hạn, trung và dài hạn
nhờ đó mà doanh số dư nợ đều tăng hơn so với năm trước, duy trì chất lượng tín
dụng. Công tác thu nợ năm 2011 so với năm 2010 giảm từ 409,768 triệu đồng
xuống 385,321 triệu đồng giảm 5.97% tương ứng giảm 24.447 triệu đồng. Đến
năm 2012 công tác thu nợ tăng lên 512,974 triệu đồng, tăng so vơi năm 2011
tăng 33.13%, tương ứng tăng 127.653 triệu đồng.
Trong đó:
Thu nợ ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 giảm từ 336.104 triệu đồng
xuống 302.169 triệu đồng, giảm 10,10%, tương ứng giảm 33.935 triệu đồng. Đến
năm 2012 đạt 379,607 triệu đồng, tăng so với năm 2011, về số tuyệt đối tăng
77,438 triệu đồng, tức là tăng 25.63%.
Thu nợ trung dài hạn thương mại. Năm 2011 so với năm 2010 tăng
12.88%, tương ứng tăng 9.488 triệu đồng. Năm 2012 so với năm 2011tăng
60,39%, tương ứng tăng 50.215 triệu đồng. Chi nhánh chủ yếu cho vay ngắn hạn
nên doanh số thu nợ theo hình thức này luôn chiếm tỷ trọng cao hơn và tốc độ
Trang 18


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
tăng nhanh hơn so với doanh số thu nợ theo hình thức trung và dài hạn. Doanh số
thu nợ trung và dài hạn tăng đều qua các năm.
- Về dư nợ bình quân:

Trong những năm qua chi nhánh đã luôn nắm bắt kịp thời các chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà Nước để triển khai thực hiện hoạt động tín dụng có
hiệu quả hơn. Thực hiện tốt công tác theo dõi dư nợ nắm bắt và phân tích tình
hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng để từ đó có cơ chế tín dụng
thích hợp theo hướng tiện lợi đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng. Do đó mà dư
nợ bình quân của Ngân hàng những năm qua có sự tăng cao. Tổng dư nợ bình
quân năm 2011 so với năm 2010 tăng từ 437,112 triệu đồng lên 564,849 triệu
đồng, về tuyệt đối tăng 127,737 triệu đồng, tức là tăng 5.07%. Đến năm 2012 dư
nợ là 631,220 triệu đồng tăng hơn so với năm 2011 về tuyệt đối là 66,371 triệu
đồng, tức là tăng 23.16%.
Trong đó:
Dư nợ ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 tăng 11.77%, tương ứng tăng
82368 triệu đồng. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 18.20%, tương ứng tăng
35.410 triệu đồng.
Dư nợ trung và dài hạn năm 2011 so với 2010 tăng 47,61%, tương ứng
tăng 45.369 triệu đồng. Đến năm 2012 so với năm 2011 tăng 38,97%, tương ứng
tăng 30.961 triệu đồng.
Về nợ xấu bình quân, tỷ lệ nợ xấu.
Do ảnh hưởng của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, trong quá trình kinh doanh
1 số doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn, điều này làm ảnh hưởng trong quá
trình trả nợ cho ngân hàng, nên nợ xấu bình quân tăng lên làm cho tỷ lệ nợ xấu
cũng tăng lên, làm ảnh ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Cụ thể năm 2011 nợ xấu bình quân năm 2010 tăng 79,34%, tương ứng tăng 96
triệu đồng. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 14,75%, tương ứng tăng 32 triệu
đồng.
Nợ quá hạn năm 2010 đạt 0.028 triệu đồng, năm 2011 tăng 0.038 triệu đồng, đến
năm 2012 tiếp tục tăng lên 0.039 triệu đồng.
Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng TMCP Bản Việt qua 3
năm 2010-2012
Khi kinh doanh thì bất kỳ người nào, tổ chức nào cũng quan tâm đến kết quả

cuối cùng mà việc kinh doanh đó mang lại .Đối với ngân hàng cũng vậy, kết quả
hoạt động kinh doanh cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động cũng
như sự bền vững của nó. Do đó đánh giá kết quả kinh doanh để từ đó có được cái
nhìn chuẩn xác hơn, toàn diện hơn về hoạt động của ngân hàng để từ đó có thể
đưa ra biện pháp khắc phục các mặt yếu kém và phát huy những mặt mạnh.
Mặt dù trong các năm qua Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn
đạt được những kết quả khả quan. Điều này được thể hiện qua bảng kết quả kinh
doanh chung của ngân hàng.
Bảng 2.3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010-2012
ĐVT: Triệu
đồng

Trang 19


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Chỉ
Tiêu

Năm 2010

ST

Năm 2011

Năm 2012

C.Lệch 2011/2010


C.Lệch 2011/2012

ST

TL(%)

TT(%)

ST

TT(%)

ST

TT(%)

ST

100

50.567

100

48.298

100

11.188 28,41


(2.269)

-4,49

77,61

39.611

78,33

34.158

70,723

9.050

29,61

(5.453)

-13,77

14,39

6.454

12,76

8.022


16,609

787

13,89

1.568

24,3

3.151

8,002

4.502

8,903

6.118

12,667

1.351

42,88

1.616

35,9


27.213

100

35.120

100

31.376 100

7.907 29,06

(3.744) -10,7

Chi phí HĐTD 21.356

78,48

26.765

76,21

23.367 74,474

5.409 25,33

(3.398) -12,7

Chi phí HĐ


3.675

13,5

6.054

17,24

4.993

15,913

2.379 64,73

(1.061) -17,53

Chi phí khác

2.182

8,018

2.301

6,552

3.016

9,6124


119

715

31,07

1.475

9,549

I. Tổng
thu
39.379
Hoạt
động tín
dụng
30.561
Dịch vụ
ngân
hàng
5.667
Thu
khác

II. Tổng chi

III. Lợi nhuận
trước thuế
12.166


15,447

16.922

TL(%)

5,454

3.281 26,97

Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu, ta thấy tình hình kinh doanh của chi nhánh nhìn
chung tương đối tốt.
Tổng thu: Năm 2010 đạt được 39.379 triệu đồng, năm 2011 tăng lên
50.567 triệu đồng . Năm 2011 so với 2010 tổng thu nhập tăng 11.188 triệu đồng,
tương ứng với tốc độ tăng là 28.41%. Năm 2012 đạt 48.298 triệu đồng giảm hơn
so với năm 2011, giảm 4,49%, tương ứng giảm 2.269 triệu đồng.
Trong đó thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2011 đạt
39,611 triệu đồng, tăng 29,61% tương ứng với mức tăng là 9.050 triệu đồng so
với năm 2010, thu phí dịch vụ và thu khác cũng tăng. Sang năm 2012 tổng thu
nhập giảm 5.453 triệu đồng tương ứng với mức giảm (-4,49)%. Trong đó năm
Trang 20


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
2012 thu từ hoạt động tín dụng giảm xuống còn 8.022 triệu đồng, giảm 13,77%
tương ứng với mức giảm là 1.568 triệu đồng so với năm 2011, nguồn thu chủ yếu
vẫn là từ hoạt động cho vay, lợi nhuận từ huy động vốn của ngân hàng và việc
khai thác khách hàng để tăng đầu tư tín dụng còn hạn chế, trong khi đó các ngân
hàng trong cùng hệ thống như các quận, huyện khác lại đang thiếu vốn.
Tổng chi: Bên cạnh thu nhập thì chi phí cũng tăng đều mỗi năm, năm

2011 so với năm 2010 chi phí tăng 7.907 triệu đồng tương ứng với tốc độ
26,14%. Sang năm 2012 so với năm 2011 thì chi phí giảm xuống 3.744 triệu đồng
tương ứng với mức độ giảm là 10,7%. Chi phí hoạt động tín dụng năm 2011 so
với năm 2010 tăng từ 21.356 triệu đồng lên 26.765 triệu đồng, về tuyệt đối tăng
5.409 triệu đồng, tương ứng với mức độ tăng 25,33%. Năm 2012 lại giảm xuống
23.367 triệu đồng, về tuyệt đối giảm 3,398%, tương ứng với mức giảm 12,7% so
với năm 2011. Bên cạnh chi phí hoạt động năm 2011 so với năm 2010 tăng từ
3.675 triệu đồng tăng lên 6.054 triệu đồng, năm 2012 lại giảm xuống còn 4.993
triệu đồng.
Lợi nhuận trước thuế: Năm 2010 ngân hàng đạt được 12.166 triệu đồng,
năm 2011 đạt được 15.447 triệu đồng, năm 2012 đạt 16.922 triệu đồng. Năm
2011 so với năm 2010 tăng 26,97% tương ứng tăng 3.281 triệu đồng. Năm 2012
so với năm 2011 tăng 9,549% tương ứng tăng 1.475 triệu đồng.
2.3 Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh tại ngân hàng TMCP Bản Việt qua 3 năm 20102.3.1 Quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn hạn đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh tại NHTM Bản Việt chi nhánh ĐN
* Sơ đồ 2: cho vay tổng thể của ngân hàng Bản Việt.

Trang 21


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Khách hàng

Nhận hồ sơ
(1)

Thẩm định & trình duyệt
(2)


(3)

Lãnh đạo phụ trách
tiếp thị

Thanh lý hợp
đồng vay

(5)
(6)

Theo dõi khi sau
cho vay

Giải ngân tiền vay
(4)

(5)
Chuyển nợ quá
hạn & thu nợ

* Các bước thực hiện quy trình cho vay tổng thể
(1) Thẩm định và đề xuất cho vay: PQHKHDN/P/Bộ phận QHKH chịu
trách nhiệm thu nhập mọi thông tin và hố sơ tài liệu liên quan đến phương án vay
vốn, đánh giá khoản vay và lập tờ trình thẩm định đề xuất tín dụng.
(2)Thẩm định rủi ro khoản vay: Căn cứ các thông tin nêu tại tờ trình đề
xuất tín dụng và các thông tin tự thu nhập từ các nguồn kênh khác, PTTD chịu
trách nhiệm lập tờ trình tái thẩm định nêu rõ ý kiến về việc đồng ý, không đồng ý
cho vay và các điều kiện vay được áp dụng đối với các khoản vay vượt mức phê

duyệt của đơn vị kinh doanh
(3)Phê duyệt khoản vay: Tùy theo trị giá, căn cứ qui định về phân cấp
thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng trong từng thời kỳ, Tổng giám đốc có qui
định băng văn bản về việc phân cấp phê duyệt tín dụng đối với từng cấp bậc trong
ngân hàng.
(4)Soạn thảo và ký kết hợp đồng: P.QLTD chịu trách nhiệm soạn thảo các
hợp đồng và lấy đầy đủ chữ ký trên hợp đồng theo qui định.
(5)Nhập dữ liệu vào hệ thống: P.QLTD nhập dữ liệu vào hệ thống và lưu
giữ hồ sơ an toàn.
(6)Giai ngân vốn vay: Sau khi tiếp nhận yêu cầu giải ngân vốn vay từ
khách hàng, P.QLTD/Phòng/Bộ phận QHKH chuyển tiếp bộ hồ sơ gải ngân sang
P.QLTD để kiểm tra thủ tục giải ngân
Trang 22


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
(7) Quản lý, giám sát khoản vay, khách hàng vay: PQHKHDN/Phòng/Bộ
phận QHKH chịu trách nhiệm nắm các thông tin liên quan đến khách hàng vay,
kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng định kỳ, đột xuất.
(8)PQLTD chịu trách nhiệm hổ trợ, P.QHKHDN/Phòng/Bộ phận quan hệ
khách hàng trong việc quản lý và giám sát khoản vay, khách hàng vay thông qua
việc nhắc nhở thực hiện lịch kiểm tra sử dụng vốn vay, kiêm tra TSĐB và cung
cấp số liệu khai thác được từ hệ thống.
(9)Điều chỉnh tín dụng
(10)Thu hồi nợ: P.QHKHDN/Phòng/Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm đôn
đốc khách hàng trả nợ, P.QLTD chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục Với phòng kế
toán giao dịch và ngân quỹ để thu nợ từ khách hàng.
(11)Xử lý đối với các khoản nợ quá hạn, cắt giảm chính sách ưu đãi đang
áp dụng yêu cầu bổ sung, bán tài sản thế chấp,…
Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại

NHTM Bản Việt chi nhánh ĐN qua 3 năm 2010-2012
2.3.2.1 Phân tích hình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh theo loại hình doanh nghiệp
Bảng 2.4: Doanh số cho vay đối với DNNQD theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2010
Số tiền

Năm 2011
TT
(%)

Số tiền

Chênh
2011/2010

Năm 2012
TT
(%)

Số tiền

TT
(%)

ST


lệch Chênh
2012/2011

TL(%)

ST

lệ

TL(%

1.DSCV

278.461 59,58 384.537 74,05 415.017 71,64 106.076

38,09

30.480

7,93

DNTN

122.354 43,94 188.691 49,07 192.423 46,37 66.337

54,22

30.48

1,98


CT TNHH

106.412 38,21 130.203 33,86 145.024 34,94 23.791

22,36

3.732

CT CP

49.695

32,09

14.821

18,17

2.DSTN

336.104 80,02 302.169 78,42 379.607 71,01 (33.935) (10,10)

77.438

25,63

DNTN

133.450 39,40 128.660 42,58 148.290 39,06 (3.79)


19.63

15,26

CT TNHH

125.330 37,29 109.582 36,27 125.686 33,11 (15.748) (12,57)

16.104

14,70

CT CP

77.324

41.704

65,24

35.410

18,20

17,85 65.643

23,01 63.927

17,07 77.570


18/69 15.948

(2,84)

21,15 105.631 27,83 (13.397) (17,33)

3.Dư nợ
362.874 83,03 445.242 78,82 480.652 73,08 82.368
bình/quân

11,77

Trang 23

11,3


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DNTN

143.220 39,47 176.009 39,53 180.653 37,58 32.789

22,89

4.644

2,64

CTTNHH


129.203 35,61 148.693 33.40 156.359 32,54 19.490

15,08

7.666

5,16

CT CP

90.451

33,27

23.10

19,16

24,92 120.54

27,07 143.64

29,88 30.089

4.Nợ xấu
79
bình quân

65,29 162


74,65 182

73,09 83

105,06

20

12,35

DNTN

42

53,16 75

46,30 85

46,70 33

78,57

10

13,33

CT TNHH

25


31,65 52

32,09 58

31,87

34,18

6

11,54

CT CP

12

15,19 35

21,60 39

21,43 23

29,11

4

11,43

5.Tỷ lệ nợ

xấu (%)
DNTN
CT TNHH
CT CP

0.022

0.036

0.038

0.010
0.008
0,004

0.014
0.012
0.010

0.015
0.013
0.011

27

Nhận xét:
Doanh số cho vay:Trong cơ cấu DSCV theo thành phần kinh tế, ta thấy tỷ trọng
DSCV đối với loại hình DNTN chiếm phần lớn và tiếp theo là công ty TNHH và
cho vay đối với CTCP là thấp nhất.
Doanh số cho vay năm 2010 đạt 278.461 triệu đồng, chiếm 59,58%, đến năm

2011 tăng lên 384.537 triệu đồng chiếm 74,05%. Năm 2012 đạt 415.017 triệu
đồng, chiếm 71,64%.
DSCV đối với DNTN năm 2011 so vớ năm 2010 tăng 54,22%, tương
ứng tăng 66.337. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 1,98%, tương ứng tang 30.48
triệu đồng. Đây là tỷ lệ khá cao, thời gian qua chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay với
loại hình DNTN. Vì trên địa bàn thành phố ĐN chủ yếu là DNTN vừa và nhỏ
kinh doanh trên địa bàn.
Còn đối với loại hình CT TNHH thì DSCV của chi nhánh tăng qua các
năm do chính sách phát triển của chính phủ đã tạo điều kiện cho các công ty
TNHH kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó chi nhánh đã tích cực tìm kiếm các
công ty TNHH kinh doanh có hiệu quả để mở rộng cho vay, nhưng tỷ lệ vẫn thấp
hơn DNTN. DSCV năm 2011 là 130.203 triệu đồng chiếm tỷ trọng 33,86% trong
tổng DSCV tăng 23.791 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 22,36%
so với năm 2010. Năm 2012 đạt 145.024triệu đồng chiếm tỷ trọng 34,94% trong
tổng DSCV, tăng 14.821 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng trưởng là 11,38% so với
năm 2011.

Trang 24


Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Đối với loại hình CTCP, DSCV luôn thấp nhất so với các loại hình khác,
chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu DSCV chung, để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn
nhưng hoạt động vay vốn không thường xuyên. Cụ thể: Năm 2011 so với năm
2010 tăng 32,09%, tương ứng tăng 15.948 triệu đồng. Và năm 2012 đạt 77.57
triệu đồng chiếm tỷ trọng 18,69% trong tổng DSCV, tăng 11.927 triệu đồng ứng
với tốc độ tăng trưởng là 18,17% so với năm 2011. Mặt dù nhu cầu về vốn của
CTCP lớn, nhưng trên địa bàn số lượng công ty cổ phần ít dẫn đến nguồn vốn cho
vay đối với loại hình này cũng nhỏ hơn DNTN và CT TNHH.
Doanh số thu nợ :

Theo cơ cấu DSTN theo thành phần kinh tế thì nhìn chung ta thấy DSTN
đối với DNTN chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là CT THNN và thấp nhất vẫn là
CTCP. Cụ thể hơn thì loại hình DNTN, DSTN năm 2010 đạt 133.450 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 39,40% trong tổng DSTN của ngân hàng. Năm 2011 DSTN giảm
xuống còn 128.660 triệu đồng chiếm tỷ trọng 42,58% trong tổng DSTN, giảm
3.97 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 2,84% so với năm 2010 và
năm 2012 tăng lên được 148.290 triệu đồng chiếm tỷ trọng 39,06% trong tổng
DSTN tăng 19.63 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 15,26% với năm
2011.
DSTN đối với CT THNN trong các năm qua cũng biến động, năm 2010
thu được 125.330 triệu đồng chiếm tỷ trọng 37,29% trong tổng DSTN, sang năm
2011 thì DSTN lại giảm xuống nhưng không đáng kể 109.582 triệu đồng chỉ đạt
tỷ trọng 36,27% trong tổng DSTN. Giảm 15.397 triệu đồng, ứng với mức giảm
12,57% so với năm 2010. Đến năm 2012 đạt DSTN là 125.686 triệu đồng chiếm
tỷ trọng 33,11% trong tổng DSTN tăng 16.104 triệu đồng, tương ứng với tốc độ
tăng trưởng là 14,70% so với năm 2011.
DSTN của CTCP cũng có những biến động, năm 2010 DSTN là 77.324
triệu đồng chiếm tỷ trọng 23,01% trong tổng DSTN, năm 2011 giảm xuống
63.927 triệu đồng chiếm tỷ trọng 21,15% trong tổng DSTN, giảm 13.397 triệu
đồng ứng với tốc độ giảm 17,33%, DSTN giảm xuống đáng kể so với năm 2010.
Sang năm 2012 tăng lên 105.631 triệu đồng chiếm tỷ trọng 27,83% trong tổng
DSTN doanh số thu nợ có tăng 41.704 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng trưởng là
65,24% .
Nhìn chung thì ta thấy DSTN qua các năm tăng, có được kết quả như vậy
là nhờ sự phục hồi của nền kinh tế đã giúp cho các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố ĐN có cơ sở để phục hồi hoạt động kinh doanh của mình, ngoài ra thì
sự gia hạn nợ của chi nhánh cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp để họ khắc
phục phần nào khó khăn và các nhân viên tín dụng tại chi nhánh cũng đã thận
trọng trong quá trình xét duyệt cho vay, những nổ lực trong quá trình giám sát,
theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng và công tác thu hồi nợ của các nhân

viên.
Dư nợ bình quân:
Theo cơ cấu dư nợ thì tỷ trọng của DNTN vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất qua
các năm, tiếp đến là công ty TNHH và thấp nhất là công ty cổ phần.
Dư nợ đối với DNTN năm 2011 so với năm 2010 tăng là 22,89%, tương ứng tăng
32.789 triệu đồng. Sang năm 2012 là 180.653 triệu đồng chiếm tỷ trọng 37,58%
Trang 25


×