Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh quốc tế 6 nguyên tắc hoạt động của WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.76 KB, 13 trang )

I. Giới thiệu về tổ chức Thương mại thế giới WTO
1. WTO là gì?

WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization). WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại
thế kỷ tại Marrakesh ngày 15/04/1994 và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu
thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định
chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng
hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực
thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư)
1.1.

Các thành viên trong WTO

Tính đến ngày 26/6/2014, tổ chức này có 160 thành viên. Thành viên của
WTO là các quốc gia(ví dụ Hoa Kỳ, Việt Nam…) hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về
quan hệ ngoại thương (ví dụ EU, Đài Loan, Hồng Kông…).
1.2.

Cơ cấu tổ chức WTO

Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm (thứ tự thẩm quyền từ cao xuống thấp):
Hội nghị Bộ trưởng: Bao gồm các Bộ trưởng thương mại – kinh tế đại diện cho tất
cả các nước thành viên; Họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của
WTO;
Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên; thực hiện chức năng của Hội
nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ quan này; Đại hội đồng
cũng đóng vai trò là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các
chính sách thương mại;
Các Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề Sở hữu trí


tuệ liên quan đến Thương mại;
Các Uỷ ban, Nhóm công tác: Là các cơ quan được thành lập đểhỗ trợ hoạt động của
Đại hội đồng trong từng lĩnh vực; tất cả các thành viên WTO đều có thể cử đại diện
tham gia các cơ quan này;


Ban Thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám đốc và
các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không phụ thuộc
vào bất kỳ chính phủ nào
Quá trình thông qua quyết định trong WTO

1.3.

Về cơ bản, các quyết định trong WTO được thông qua bằng cơ chế đồng thuận. Có
nghĩa là chỉ khi không một nước nào bỏ phiếu chống thì một quyết định hay quy
định mới được xem là “được thông qua”.
Do đó hầu hết các quy định, nguyên tắc hay luật lệ trong WTO đều là “hợp đồng”
giữa các thành viên, tức là họ tự nguyện chấp thuận chứ không phải bị áp đặt; và
WTO không phải là một thiết chế đứng trên các quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, trong các trường hợp sau quyết định của WTO được thông qua theo
các cơ chế bỏ phiếu đặc biệt (không áp dụng nguyên tắc đồng thuận):
Giải thích các điều khoản của các Hiệp định: Được thông qua nếu có 3/4 số
phiếu ủng hộ;
Dừng tạm thời nghĩa vụ WTO cho một thành viên: Được thông qua nếu có 3/4 số
phiếuủng hộ;
Sửa đổi các Hiệp định (trừ việc sửa đổi các điều khoản về quy chế tối huệ quốc
trong GATT, GATS và TRIPS): Được thông qua nếu có 2/3 số phiếu ủng hộ.
1.4.

Mục tiêu


Mục tiêu chính của hệ thống thương mại thế giới là nhằm giúp thương mại được lưu
chuyển tự do ở mức tối đa, chừng nào nó còn nằm trong giới hạn không gây ra các
ảnh hưởng xấu không muốn có.
Ngoài ra, WTO còn có những mục tiêu sau:
− Nâng cao mức sống của con người, bảo đảm tạo đầy đủ công ăn việc làm, tăng
trưởng vững chắc thu nhập và nhu cầu thực tế của người lao động.
− Bảo đảm rằng các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những quốc gia kém phát
triển, duy trì được tỷ phần tăng trưởng trong thương mại quốc tế tương xứng ới nhu
cầu phát triển kinh tế của quốc gia đó.
− Giảm đáng kể thuế và các hàng rào cản trở thương mại khác và theo đó định hướng
loại bỏ sự phân biệt đối xử trong các mối quan hệ thương mại quốc tế.
− Mở rộng việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dịch vụ trên phạm vi toàn thế
giới


1.5.

Chức năng của WTO

− Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý điều hành và những mục tiêu khác

của Hiệp định thành lập WTO, các hiệp định đa biên của WTO, cũng như cung cấp
một khuôn khổ để thực thi, quản lý và điều hành thực hiện các hiêp định nhiều bên.
− Là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước thành viên về những quan hệ

thương mại đa biên trong khuôn khổ những quy định của WTO. WTO cũng là diễn
dàn cho các cuộc đàm phàn tiếp theo giữa các thành viên về những quan hệ thương
mại đa biên, đồng thời WTO là một thiết chế để thực thi các kết quả từ việc đàm
phán đó hoặc thực thi các quyết định do Hội nghị Bộ trưởng đưa ra.

− WTO sẽ thi hành Thoả thuận về những quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết

tranh chấp giữa các thành viên.
− WTO sẽ thi hành Cơ chế ra soát chính sách thương mại của các nước thành viên.
− Để đạt tới sự thống nhất cao hơn về quan điểm trong việc tạo lập các chính sách

kinh tế toàn cầu, khi cần thiết, WTO sẽ hợp tác với quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân
hàng thế giới và các cơ quan trực thuộc của nó.
1.6.

Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

1.6.1. Cơ hội:
− Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức

thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo
các Nghị định thư gia nhập các nước này, không bị phân biệt đối xử. Điềuđó tạo
điều kiện cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất khấu và các dịch vụ ra ngoài biên
giới quốc gia.
− Với việc hoàn thành hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng

xa hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy
định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Đay
là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng của các thành phần
kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiệp nhận vốn,


công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo
ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát

triển.
− Gia nhập WTO Việt Nam sẽ có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác

trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm
thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ
lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp.
− Thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách được đồng

bộ hơn, có hiệu quả hơn.
− Nâng cao vị thế trên trường quốc tế, tạo điều kiện triển khai có hiệu quả đường lối

đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của
các nước trong cộng đồng thế giới vì hoà bình, hớp tác và phát triển.
1.6.2. Thách thức:
− Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn,

sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh về sản phẩm giữu các nước, giữa các doanh nghiệp,
không chỉ trên thị trường thế giới và ngay trên thị trường nướcta do thuế nhập khẩu
phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% xuống 13,45%.
− Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước,

đòi hòi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và
phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản
ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cự trước những biến động trên thị trường
thế giới. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn
thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là một khó
khăn không nhỏ.
− Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo

vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc,

chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.

II.

Nguyên tắc hoạt động của WTO:


Các hiệp định của WTO mang tính chất lâu dài và phức tạp đó là vì những văn
bản pháp lý bao trùm nhiều lĩnh vực hoạt động rộng lớn. Các hiệp định này giải
quyết các vấn đề liên quan đến: nông nghiệp, hàng dệt may, ngân hàng, bưu chính
viễn thông, mua sắm chính phủ, tiêu chuẩn công nghiệp, các qui định về vệ sinh
dịch tễ, sở hữu trí tuệ và nhiều lĩnh vực khác nữa. Tuy nhiên có một số các nguyên
tắc hết sức cơ bản và đơn giản xuyên suốt tất cả các hiệp định. Các nguyên tắc đó
chính là nền tảng của hệ thống thương mại đa biên. Sau đây là chi tiết các nguyên
tắc đó
1. Nguyên tắc thứ nhất: Là thương mại không phân biệt đối xử.

Nguyên tắc này được áp dụng bằng hai loại đãi ngộ song song, đó là đãi ngộ
tối huệ quốc và đối xử quốc gia.
Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN): đối xử mọi người bình đẳng như
nhau. Theo qui định của các hiệp định WTO, nguyên tắc này được áp dụng như sau:
Mỗi thành viên đối xử với mọi thành viên khác bình đẳng với nhau như là các bạn
hàng được ưu đãi nhất. Nếu như một nước cho một nước khác được hưởng lợi nhiều
hơn thì đối xử "tốt nhất" đó phải được giành cho tất cả các nước thành viên WTO
khác để các nước khác vẫn tiếp tục có được đối xử tối huệ quốc.
Nguyên tắc MFN đảm bảo rằng mỗi thành viên WTO đối xử trên 140 thành
viên khác tương tự nhau.
Nguyên tắc này rất quan trọng vì vậy nó được ghi nhận tại điều đầu tiên của
hiệp định chung về quan thuế và thương mại GATT về thương mại hàng hoá.
Nguyên tắc MFN cũng được đề cao trong hiệp định chung về dịch vụ GATS, hiệp

định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại TRIMs tuy có khác nhau một
ít ở từng hiệp định.
Đối xử quốc gia (NT): đối xử người nước ngoài và người trong nước như
nhau. Hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước phải được đối xử như nhau, ít
nhất là sau khi hàng hoá nhập khẩu đã đi vào đến thì trường nội địa. Theo nguyên
tắc này, khi áp dụng những qui chế trong nước và thuế nội địa đối với hàng nhập
khẩu thì phải cung cấp các điều kiện tương tự như đối với sản phẩm trong nước. Vì
thế các thành viên của WTO không được áp dụng thuế nội địa để bảo vệ sản xuất


trong nước và không được phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ các nước
thành viên WTO khác.
Nguyên tắc này cũng áp dụng cho dịch vụ nhãn hiệu thương mại, bản quyền
và quyền phát minh sáng chế trong nước và của nước ngoài. Đối xử quốc gia chỉ áp
dụng được khi hàng háo dịch vụ và đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đã vào đến
thị trường. Vì vậy, việc đánh thuế nhập khẩu hàng hoá không vi phạm nguyên tắc
này mặc dù hàng nội địa không chịu thuế tương tự
Có thể hình dung đơn giản về hai nguyên tắc nêu trên như sau: Nếu nguyên
tắc "tối huệ quốc" nhằm mục tiêu tạo sự công bằng, không phân biệt đối xử giữa các
nhà xuất khẩu hàng hoá, cung cấp dịch vụ... của các nước A, B, C...khi xuất khẩu
vào một nước X nào đó thì nguyên tắc "đãi ngộ quốc gia" nhằm tới mục tiêu tạo sự
công bằng, không phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nước A
với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nước X trên thị trường nước X, sau khi
hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nước A đã thâm nhập (qua hải quan, đã trả thuế
và các chi phíkhác tại cửa khẩu) vào thị trường nước X.
2. Nguyên tắc thứ hai: Thương mại phải ngày càng được tự do

thông qua đàm phán.
WTO đảm bảo thương mại giữa các nước ngày càng tự do hơn thông qua quá
trình đàm phán hạ thấp hàng rào thuế quan để thúc đẩy buôn bán.Do đó, việc xoá bỏ

hàng rào thuế quan và phi thuế quan không chỉ là một nguyên tắc cơ bản của hội
nhập mà còn là một điều tất yếu khách quan.


Hàng rào thuế quan: Thuế quan là tên gọi chung chỉ các sắc thuế đánh vào hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu. Thuế quan ra đời với 2 mục đích chính là: (i) Góp phần đảm
bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước; và (ii) Bảo hộ sản xuất trong nước. Bằng
cách đánh thuế cao vào hàng hóa nhập khẩu, nhà nước tạo áp lực tăng giá bán của
hàng hóa nhập khẩu, qua đó, giúp các nhà sản xuất trong nước có lợi thế trong cạnh
tranh về giá với hàng hóa nhập khẩu. Như vậy, thuế quan chính là hàng rào mang
tính chất kinh tế đối với hàng hóa nhập khẩu.



Hàng rào phi thuế quan: Bên cạnh hàng rào thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ quốc
gia này vào quốc gia khác còn có thể phải đối mặt với các hàng rào phi thuế quan.
Hàng rào phi thuế quan được hiểu là các cách thức ngăn chặn hoặc gây trở ngại cho


hàng hóa nhập khẩu nhưng không phải là đánh thuế nhập khẩu. Hàng rào phi thuế
quan có 2 nhóm chính là: Hàng rào hành chính và rào cản kỹ thuật. Trong đó hàng
rào hành chính là các quy định có tính chất mệnh lệnh hành chính nhà nước nhằm
ngăn chặn hoặc hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu. Hàng rào hành chính bao gồm các
quy định pháp luật về cấm nhập, cấm xuất, giấy phép, hạn ngạch (quota), hạn chế
xuất khẩu tự nguyện, tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc. Thứ hai, rào càn kỹ thuật bản thân
nó chỉ là những quy chuẩn kỹ thuật do một quốc gia quy định đối với hàng hóa. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp nó lại được sử dụng như là một cách thức để cản trở
hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa. Bởi vậy, những quy chuẩn kỹ thuật này
được gọi là rào cản kỹ thuật.
Cụ thể về mức thuế cam kết cắt giảm ở Việt Nam:

Nhóm mặt hàng
Nông sản
Cá, sản phẩm cá
Dầu khí
Gỗ, giấy
Dệt may
Da, cao su
Kim loại
Hoá chất
Thiết bị vận tải
Máy móc thiết bị cơ khí
Máy móc thiết bị điện
Khoáng sản
Cả biểu thuế

Thuế suất cam kết tại Thuế suất cam kết cắt
thời điểm gia nhập
giảm cuối cùng
25,2
21
29,1
18
36,8
36,6
14,6
10,5
14,7
13,7
19,1
14,6

14,8
11,4
11,1
6,9
46,9
37,4
9,2
7,3
13,9
9,5
16,1
14,1
17,2
13,4

Kể từ khi GATT được hình thành từ năm 1947, sau đó là WTO được thành lập
đã tiến hành 8 vòng đàm phán để giảm thuế quan, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan và
mở cửa thị trường. Tuy nhiên, để mở cửa thị trường, do trình độ phát triển của mỗi
nền kinh tế của mỗi quốc gia là khác nhau, sức chịu đựng của mỗi nền kinh tế trước
sức ép của hàng hoá nước ngoài tràn vào do mở cửa thị trường là khác nhau, nói
cách khác, đối với nhiều nước, khi mở cửa thị trường, không chỉ có thuận lợi mà
cũng đưa lại những khó khăn, đòi hỏi phải điểu chỉnh từng bước nền sản xuất trong


nước. Vì vậy, các hiệp định WTO đã được thông qua với quy định cho phép các
nước thành viên từng bước thay đổi chính sách thông qua lộ trình tự do hoá từng
bước. Sự nhượng bộ trong cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan
được thực hiện thông qua đàm phán, rồi trở thành các cam kết.
Để thực hiện nguyên tắc tự do thương mại này, WTO đảm nhận chức năng là
diễn đàn đàm phán thương mại đa phương để các nước có thể liên tục thảo luận về

vấn đề tự do hoá thương mại.
Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam:
Thứ nhất, hiện nay hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam rất mạnh
do việc chúng ta thực hiện các biện pháp xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế
quan theo cam kết, không chỉ sản phẩm công nghiệp, mà cả sản phẩm nông nghiệp
– lĩnh vực mà chúng ta được cho là có thế mạnh. Quá trình này có hai mặt, nó mang
lại lợi ích cho người tiêu dùng và thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước vươn lên;
mặt khác, có thể gây khó khăn cho nông nghiệp và nông dân Việt Nam. Bởi vậy,
Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm dịch động
thực vật nhằm góp phần hạn chế sự tấn công của hàng hóa nhập khẩu từ các nước
phát triển. Thêm vào đó, cần có cơ chế khuyến khích, thúc đẩy các nhà sản xuất
trong nước đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, mặc dù chúng ta đã có quy định pháp luật về thuế chống bán phá giá,
thuế chống trợ cấp và thuế chống phân biệt đối xử nhưng cho đến nay, chưa có
trường hợp nào được áp dụng các khoản thuế này. Trong khi đó, thực tế đã có
những trường hợp cần được áp dụng. Bởi vậy, tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng
cao năng lực thực thi của các cơ quan bảo vệ pháp luật là cần thiết để bảo vệ nền
sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa nhập khẩu,
nhất là hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bán phá giá trên thị trường Việt Nam.
Thứ ba, nhiều DN Việt Nam còn thiếu hiểu biết hoặc lúng túng trước các quy
chuẩn kỹ thuật khắt khe cũng như pháp luật của các nước phát triển đối tác. Do vậy,
cần áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp để nâng cao nhận thức cho các DN về các
biện pháp mà các nước phát triển đang áp dụng để bảo hộ sản xuất trong nước, đặc
biệt là các quy chuẩn kỹ thuật và kiểm dịch động, thực vật. Đồng thời, có sự trợ


giúp tích cực để các DN Việt Nam đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất nhằm
đáp ứng các đòi hỏi đó. Việc trợ giúp pháp lý để các DN làm việc với các cơ quan tố
tụng nước ngoài khi đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá cũng rất cần thiết

nhằm hạn chế bị xử ép trong những trường hợp này.
Thứ tư, cần chủ động và có biện pháp đáp trả kịp thời phù hợp với luật pháp
và thông lệ quốc tế trong trường hợp các nước đối tác có hành vi không thực hiện
đúng những cam kết với WTO hoặc các thỏa thuận thương mại khác đã ký kết với
Việt Nam.
3. Nguyên tắc thứ ba: WTO tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình
đẳng( Fair Competition)
WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công
bằng và không bị bóp méo. Các quy định về phân biệt đối xử được xây dựng nhằm
đảm bảo các điều kiện công bằng trong thương mại. Các đều khoản về chống phá
giá, trợ cấp cũng nhằm mục đích tương tự. Tất cả các hiệp định của WTO như Nông
nghiệp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại đều nhằm mục đích
tạo ra được một môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các nước.
Nguyên tắc này được công nhận trong án lệ của Uruguay kiện 15 nước phát
triển năm 1962 về việc áp dụng các mức thuế khác nhau đối với cùng một mặt hàng
xuất khẩu. Thông qua quá trình xem xét và tranh luận của Nhóm Công Tác
(Working Group), do đại hội đồng GATT thành lập để nghiên cứu vụ kiện lớn này,
Nhóm đã đưa ra kết luận rằng về mặt pháp lý, việc áp dụng mức thuế nhập khẩu
khác nhau cho cùng một mặt hàng không trái với quy định của GATT, nhưng việc
áp đặt các mức thuế khác nhau này đã làm đảo lộn “những điều kiện cạnh tranh
công bằng” mà Uruguay có quyền mong đợi từ phía những nước phát triển. Hành
động này đã gây thiệt hại cho lợi ích thương mại của Uruguay. Trên cơ sở kết luận
đó, Đại hội đồng đã thông qua khuyến nghị các nước phát triển có liên quan “đám
phán” với Uruguay để thay đổi cam kết và nhân nhượng thuế quan trước đó. Chính
vụ kiện này của Uruguay đã tạo ra một tiền lệ mới nhìn chung là có lợi cho các
nước đang phát triển, tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn cho họ khi trên cùng bàn đàm
phán với những nước lớn, những nước phát triển.


Trên thực tế, WTO đang tập trung vào thúc đẩy mục tiêu tự do hóa thương

mại, song vẫn còn rất nhiều trường hợp WTO vẫn cho pháp duy trì quy định về bảo
hộ. Do vậy, WTO đưa ra nguyên tắc này nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của
các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp…. hoặc các biện
pháp bảo hộ khác. Để thực hiện được nguyên tắc này, WTO đã quy định trường hợp
nào là cạnh tranh bình đẳng, trường hợp nào là không bình đẳng từ đó cho phép hay
không được phép áp dụng các biện pháp như trả đũa, tự vệ, chống bán phá giá
4. Nguyên tắc thứ tư: Tính tiên liệu được thông qua ràng buộc thuế.

Nguyên tắc này được hiểu như sau: các ràng buộc về thuế như các cam kết
không tăng thuế hay cam kết cắt giảm thuế sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
có thể dự đoán tốt hơn các cơ hội trong tương lai.
Trong WTO, khi các nước thoả thuận mở cửa thị trường cho các hàng hoá và
dịch vụ nước ngoài, họ phải tiến hành ràng buộc các cam kết thuế. Đối với thương
mại hàng hoá, các ràng buộc này được thể hiện dưới hình thức thuế trần.Điều ấy có
nghĩa là, một nước có thể thay đổi mức thuế ràng buộc, tuy nhiên điều này chỉ có
thể thực hiên được sau khi nước đó đã đàm phán với các nước bạn hàng và có nghĩa
là phải bồi thường cho khối lượng thương mại đã bị mất.
Qua vòng đàm phán Uruguay, một khối lượng thương mại lớn được hưởng
cam kết về ràng buộc thuế. Tính riêng trong lĩnh vực hàng nông sản 100% sản phẩm
đã được ràng buộc thuế. Kết quả là WTO đã tạo được sự đảm bảo cao hơn cho các
doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

5. Nguyên tắc thứ năm: Các thoả thuận thương mại khu vực.

WTO thừa nhận các thoả thuận thương mại khu vực nhằm mục tiêu đẩy mạnh tự
do hoá thương mại. Các liên kết như vậy là một ngoại lệ của nguyên tắc đãi ngộ Tối
huệ quốc theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm các thoả thuận này tạo
thuận lợi cho thương mại các nước liên quan song không làm tăng hàng rào cản trở
thương mại với các nước ngoài liên kết.
6. Nguyên tắc 6: Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế bằng các các


ưu đãi, điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển và các nền
kinh tế đang chuyển đổi.


WTO là một tổ chức quốc tế với hơn 3/4 tổng số nước thành viên là các nước
đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi, vì thế một trong những nguyên
tắc cơ bản của WTO là khuyến khích phát triển. WTO dành những điều kiện đối xử
đặc biệt và khác biệt cho các nước này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng
hơn của họ vào hệ thống thương mại đa biên.
Để minh họa cho nguyên tắc này là quy định S&D- Các quy định có tính
chấtuưu đãi và khác biệt cho các nước đang phát triển và kém phát triển trong
khuôn khổ pháp lý GATT/WTO với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội
nhập của các nước đang và kém phát triển vào hệ thống thương mại quốc tế.
5 mục thuộc quy đinh này:
Quy định làm tăng cơ hội thương mại: Một số quy định trong các Hiệp định
WTO khuyến khích các thành viên WTO áp dụng các biện pháp đo lường sẽ làm
tăng cơ hội thương mại cho các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém
phát triển. Những nước khác cũng cho phép các nước phát triển cấp ưu đãi chỉ để
kích thích xuất khẩu của các ngành công nghiệp. Hầu hết các quy định này đã được
tiến hành từ GATT 1947 đến GATT 1994. Điều XXXVI của GATT 1994, quy định
rằng các nước thành viên phát triển sẽ phát triển đến mức tối đa với quyền ưu tiên
cao để giảm và xóa bỏ các rào cản đối với sản phẩm hiện hành hoặc đặc biệt có khả
năng xuất khẩu tới các nước đang phát triển.
Quy định yêu cầu các thành viên WTO Bảo vệ Quyền lợi của các nước đang
phát triển
WTO yêu cầu các nước Thành viên phát triển của WTO xem xét tình hình
đặc trưng của các nước đang phát triển trước khi áp dụng bất kỳ biệnpháp có thể
ảnh hưởng đến lợi ích thương mại của họ. Tinh thần này được thể hiện ở một số
hiệp định có thẻ kể tới như Điều 9-10 Hiệp định về các biện pháp tự vệ, Điều 9

trong Hiệp định bảo hộ, Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT),
Hiệp định chống bán phá giá,..
Quy định cho phép các nước đang phát triển gánh vác ít nghĩa vụ hơn


Thay vì tìm kiếm một sự miễn giảm toàn bộ từ các điều luật của WTO, các
nước đang phát triển yêu cầu và có được quyền gánh vác ít nghĩa vụ hơn theo một
số thỏa thuận. Theo Hiệp định về Nông nghiệp, ví dụ, các nước đang phát triển đã
được yêu cầu để thực hiện ít cam kết hơn so với các đối tác phát triển của họ và
cũng đưa ra một khung thời gian lâu hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của họ. Theo
thỏa thuận này, các nước đang phát triển có nghĩa vụ phải cắt giảm thuế quan trung
bình 24% trong hơn 10 năm, trong khi các nước phát triển được yêu cầu giảm thuế
quan của họ bằng 36% trong vòng 6 năm.
Quy định liên quan đến giai đoạn thời gian chuyển tiếp
Với trường hợp ngoại lệ đáng chú ý của Hiệp định Chống bán phá giá và Hiệp
định giám định hàng hóa gần như tất cả các Hiệp định của WTO đều vẫn còn có
thời gian chuyển tiếp cho các nước đang phát triển thực hiện đúng nghĩa vụ của
mình. Tính linh hoạt sẽ được xét đến nếu sự chậm trễ được thống nhất, về phía các
nước đang phát triển cùng với sự phù hợp với một vài hoặc tất cả các quy định của
các thỏa thuận liên quan.Theo Hiệp định về Nông nghiệp, ví dụ, các nước đang phát
triển có mười năm để thực hiện nghĩa vụ của mình, trong khi đó các nước phát triển
chỉ có 6 năm. Theo Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến Thương mại liên quan
đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), các nước kém phát triển, đang phát triển, và
các nước phát triển được gia hạn tương ứng mười một năm, năm năm và một năm
để chỉnh sửa luật pháp của họ cho phù hợp với các quy định của WTO48. Các nước
đang phát triển không cung cấp các bằng sáng chế sản phẩm theo pháp luật của họ
được thêm năm năm để tuân thủ các nghĩa vụ của họ theo Hiệp địnhTRIPS.
Quy định liên quan để hỗ trợ kỹ thuật
Một số hiệp định của WTO yêu cầu Ban Thư ký WTO hoặc các nước thành
viên phát triển cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển giúp họ có thể

tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo các Hiệp định WTO và cũng để hỗ trợ họ tham
gia có hiệu quả trong hệ thống thương mại đa phương.
Ví dụ: Điều 9 của Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực
vật, ví dụ, quy định như sau: Thành viên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi cho việc
cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho các Thành viên khác, đặc biệt là các nước Thành


viên đang phát triển, hoặc là song phương hoặc thông qua các tổ chức quốc tế thích
hợp. Sự hỗ trợ này có thể là trongcác lĩnh vực công nghệ chế biến, nghiên cứu và cơ
sở hạ tầng, bao gồm cả mục đích tìm kiếm chuyên gia kỹ thuật, đào tạo và trang
thiết bịđể nước này có thể điều chỉnh và thực hiện theo quy định biện pháp vệ sinh
kiểm dịch động thực vật cần thiết để đạt được mức độ thích hợp về vệ sinh hoặc
bảo vệ và kiểm dịch động thực vật tại các thị trường xuất khẩu của họ. . .
Đây là nguyên tắc đạt được sau rất nhiều nỗ lực đàm phán kiên trì của các
nước đang phát triển trong suốt sáu thập kỉ qua. Tuy nhiên, nguyên tắc này gây ra
rết nhiều tranh cãi, rối rắm và không thực sự đtạ được mục đích ban đầu. Thậm trí,
đã có thời điểm, một số nhà hoạch định chính sách đặt vấn đề: Liệu có nên giữ hay
bác bỏ những quy định này.



×