Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

những đặc điểm riêng và những nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch ở Hạ Long.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.66 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đối với những người quan tâm đến du lịch Quảng Ninh, vấn đề phát
triển sản phẩm du lịch từ lâu đã được nhắc tới như yếu tố quyết định tới sự
phát triển của du lịch tỉnh nhà Hạ Long là điểm du lịch nổi trội nhất, không
chỉ được biết đến bởi các du khách trong và ngoài nước đã từng đến đây.
Ngay cả những người chưa được đặt chân đến vùng đất này, cũng ít nhất đã
được nghe về Vịnh Hạ Long xinh đẹp.
Trong những năm qua, lượng khách du lịch (bao gồm của khách quốc
tế và nội địa) tăng không ngừng. Khi khách du lịch ra khỏi nhà thì nhu cầu
ở lại qua đêm được đặt tại những nơi mà họ đến. Vì vậy, bộ phận lưu trú
luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong du lịch. Tham gia vào phục vụ lưu
trú có các loại hình như khách sạn , nhà khách, nhà trọ, motel, bãi cắm trại,
… Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ngày càng phát triển và đa dạng các loại
hình. Đến nay hệ thống cơ sở lưu trú ở trên địa bàn TP Hạ Long có khoảng
hơn 500 khách sạn với gần 9.000 phòng nghỉ, với gần 4.000 phòng khách
sạn được cấp sao. Tuy có số lượng cơ sở tương đối lớn nhưng vào những
ngày nghỉ, dịp hè nơi đây vẫn luôn trong tình trạng "cháy", không còn phòng
cho thuê, vì nhu cầu của khách du lịch tương đối lớn.
Nhóm 5 đã tìm hiểu và đưa ra ý kiến thảo luận về những đặc điểm
riêng và những nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch
ở Hạ Long.


1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LƯU TRÚ
1.1. Khái niệm về dịch vụ lưu trú.
Trong hoạt động du lịch, để đáp ứng các nhu cầu của khách trong một
chuyến du lịch, ngoài các yếu tố về tài nguyên du lịch, điểm đến du lịch, yếu
tố con người ...thì nơi lưu trú của khách là một yếu tố không thiếu, đặc biệt
trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. Nơi lưu trú của khách du lịch, hay
nói cách khác là các cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn, nhà nghỉ, các làng
du lịch, Resort, lều trại…không chỉ là đối tượng đáp ứng nhu cầu thiết yếu


của khách du lịch mà mặt khác nó còn là một phần cơ bản để tạo nên các sản
phẩm du lịch.
Hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch hay nói cách khác là hệ thống các
cơ sở cho thuê phòng, buồng nghỉ cho khách du lịch cũng là một ngành kinh
doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động du lịch nói chung, quyết định
chất lượng dịch vụ, việc lựa chọn các điểm đến du lịch. Từ trước đến nay,
việc nghiên cứu các cơ sở du lịch ở Việt Nam còn đang bó hẹp trong một số
loại hình cơ sở lưu trú mang tính chất phổ biến, thường có mặt ở Việt Nam
như khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, Resort,..Tuy nhiên, trong xu thế phát triển
của du lịch thế giới còn có nhiều loại hình cơ sở lưu trú khác với những ưu
thế riêng cần được nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam, nhằm khai thác
những tiềm năng du lịch của đất nước.
Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch
vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch
chủ yếu. Nhu cầu là đòi hỏi điều gì đó cần thiết để đảm bảo hoạt động sống
của cơ thể,của nhân cách con người,của nhóm xã hội hoặc toàn xã hội,là
nguồn thôi thúc nội tại của hành động.Ta cũng có thể hiểu: Nhu cầu là sự


chênh lệch có ý thức hoặc vô ý thức giữa trạng thái tâm –sinh lý vốn có. Đây
là những nhu cầu cơ bản của con người/luôn luôn tồn tại.Nhưng khi đi du
lịch thì việc thỏa mãn những nhu cầu có khác biệt so với ở nhà:cùng với viẹc
thỏa mãn những nhu cầu này du khách còn muốn được thỏa mãn cả những
nhu cầu tinh thần khác như:sự thoải mái,cảm giác mới lạ,độc đáo gây ấn
tượng và tạo kỷ niệm về 1 chuyến đi.
Một số tiêu chí phân loại cơ sở lưu trú:
- Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ mười buồng
ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ
cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ, bao gồm các loại sau:
+ Khách sạn thành phố (city hotel) là khách sạn được xây dựng tại các

đô thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan
du lịch;
+ Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort) là khách sạn được xây dựng
thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow)
ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải
trí, tham quan của khách du lịch;
+ Khách sạn nổi (floating hotel) là khách sạn di chuyển hoặc neo đậu
trên mặt nước;
+ Khách sạn bên đường (motel) là khách sạn được xây dựng gần
đường giao thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa
phương tiện vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du
lịch.
- Làng du lịch (tourist village) là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các
biệt thự hoặc một số loại cơ sở lưu trú khác như căn hộ, băng-ga-lâu
(bungalow) và bãi cắm trại, được xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh
quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar, cửa


hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ
khách du lịch.
- Biệt thự du lịch (tourist villa) là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi
cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ ba
biệt thự du lịch trở lên được gọi là cụm biệt thự du lịch.
- Căn hộ du lịch (tourist apartment) là căn hộ có trang thiết bị, tiện
nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ
mười căn hộ du lịch trở lên được gọi là khu căn hộ du lịch.
- Bãi cắm trại du lịch (tourist camping) là khu vực đất được quy hoạch
ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.
- Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) là cơ sở lưu trú du lịch, có

trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng
không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống
của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du
lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch
vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.
- Các cơ sở lưu trú du lịch khác gồm tàu thủy du lịch, tàu hỏa du lịch,
ca-ra-van (caravan), lều du lịch.

1.2. Đặc điểm dịch vụ lưu trú.
Khi khách du lịch ra khỏi nhà của mình thì nhu cầu ở lại qua đêm
được đặt ra tại những nơi mà họ đến.Vì vậy, bộ phận lưu trú luôn giữ vị trí
đặc biệt quan trọng trong du lịch.Tham gia vào phục vụ lưu trú có các loại
hình như khách sạn, nhà khách, nhà trọ, motel, bãi cắm trại…Trong đó, mỗi
loại nhằm thoả mãn những nhu cầu có tính chất đặc trưng, ví dụ motel là
những khách sạn xây dựng ven đường, thường là trên các trục đường nằm


cách xa các khu vực dân cư.Các khách sạn này đáp ứng nhu cầu khách du
lịch đi bằng ô tô nghỉ lại trên đường đi với các dịch vụ có thể chỉ là ăn uống,
lưu trú và làm bảo chỗ để xe.Hoặc khu vực cắm trại chỉ phục vụ cho du lịch
cắm lều trại.Còn khách sạn thường nằm ở các trung tâm ở các trung tâm du
lịch nhằm phục vụ tương đối đầy đủ các dịch vụ ăn uống,lưu trúvà cách hoạt
động vui chơi giải trí cho khách.Trong du lịch, khách sạn là loại hình phục
vụ lưu trú có tính chất phổ biến nhất,cùng với sự phát triển của du lịch thì
kinh doanh khách sạn cũng có sự phát triển rất đa dạng từ khách sạn phổ
thông đến khách sạn cao cấp,khách sạn nổi, từ khách sạn có qui mô nhỏ đến
các khách sạn có qui mô lớn, từ các khách sạn hoạt động độc lập đến các tập
đoàn khách sạn đa quốc gia.
Trong ngành du lịch, kinh doanh lưu trú có một vị trí rất quan

trọng, điều đó thể hiện trong cơ cấu thu nhập của ngành. Ví dụ ở Việt Nam,
thu nhập về kinh doanh khách sạn chiếm tới 60 – 70% thu nhập của ngành.
Đồng thời, nó có ảnh hưởng quan trọng đến cơ sở vật chất kĩ thuật và chất
lượng phục vụ của ngành du lịch. Chính vì vậy, phát triển hệ thống phục vụ
lưu trú là một vấn đề quan trọng nhằm phát triển ngành du lịch.


2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CẦU VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH Ở HẠ LONG
2.1 Đặc điểm cầu dịch vụ du lịch ở Hạ Long
2.1.1. Cầu của của khách du lịch thuần túy nội địa
Cầu về dịch vụ lưu trú của công dân các quốc gia khác đang ở quốc
gia điểm đến và cũng nảy sinh chủ yếu từ các chuyến đi nghỉ, tham quan,
thăm than nhân và các mục đích phi công việc khác. Cầu của khách du lịch
thuần túy nội địa thường đa dạng, mang tính thời vụ và co giãn tương đối
theo giá dịch vụ.
Năm nay dịp nghĩ lễ 30/4 – 1/5 rơi vào những ngày cuối tuần nên
lượng khách tham gia đi du lịch đợt này tương đối lớn, đặc biệt các tour
trong nước đã “cháy” cách đây nhiều tháng. Ông Nguyễn An Phú, giám đốc
Công ty cổ phần lữ hành Quốc tế Tara cho biết: “Năm nay dịp lễ tương đối
dài, tạo điều kiện thuận lợi cho những hành khách có nhu cầu đi du lịch xa
và về quê thăm gia đình. Đồng thời, nền kinh tế đã thoát khỏi suy thoái và
đang dần hồi phục nên việc đi du lịch trong ngày này lại càng được chú
trọng vì nhiều người coi đây là một cơ hội tốt để tụ họp gia đình và gặp gỡ
người thân”.
2.1.2. Cầu của khách du lịch thuần túy quốc tế
Cầu của khách du lịch thuần túy quốc tế cũng có các đặc điểm tương
tự như của khách du lịch nội địa, tuy nhiên yêu cầu chất lượng dịch vụ cao
hơn và thường phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Loại cầu này cũng chịu ảnh
hưởng của các nhân tố tác động đến cầu của du khách nội địa và đến cầu nói

chung. Tuy nhiên, có một số nhân tố ảnh hưởng quan trọng khác như tỷ giá


trao đổi, các hạn chế đối với người đi du lịch của các quốc gia như hạn chế
về số tiền mang theo, hạn chế về thủ tục xuất nhập cảnh, y tế,…
Hiện tại, Hạ Long là điểm đến thường xuyên của các hãng tàu biển
quốc tế danh tiếng như: Starcruise, Costacruise, Nautica, Seaborn Spirit
(Mỹ), tàu của hãng Ngôi sao Hải dương (Trung Quốc)… Khách du lịch của
các tuyến tàu biển này chủ yếu mang quốc tịch: Trung Quốc, Hồng Kông,
Bỉ, Ðức, Anh, I-ta-li-a, Mỹ, Pháp... Sau đó, Hạ Long đã đón chào các tàu lớn
như: Aquarius (hãng Starcuises), Costa Allegra (hãng Costacruise)… Các
hãng tàu lớn trên đã đưa khoảng 67.000 lượt khách đến Hạ Long. Tàu biển
Trung Quốc cũng đưa gần 46.000 lượt khách... Hiện mỗi ngày, Vịnh Hạ
Long đón khoảng 500 du khách đến từ tuyến đường biển Bắc Hải - Hạ Long.
Trong 2 ngày đầu tháng 2/2010, Hạ Long liên tiếp đón 3 tàu biển quốc
tế lớn, đưa hơn 2.300 khách quốc tế đến tham quan. Sáng 2/2, Công ty CP
Du lịch Hạ Long đón tàu biển Legend of the Sea (hãng Royal Caribbean
International) đưa khoảng 1.700 khách tới tham quan Hạ Long. Phần lớn du
khách đến từ các nước Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc… Đây là chuyến tầu cập
Cảng Nổi đầu tiên trong năm 2010, và Hạ Long là một trong những điểm
đến trong hải trình vòng quanh thế giới của Legend of the Sea. Chiều cùng
ngày, tàu biển quốc tế Azamara đã cập cảng Cái Lân chở hơn 300 khách từ
châu Âu, Mỹ tới với Hạ Long. Trong hành trình thăm Việt Nam, Hạ Long là
điểm đến thứ 2 sau khi tàu ghé thăm TP Hồ Chí Minh. Trước đó, ngày 1/2,
Công ty Du lịch Tân Hồng cũng đã đón hơn 200 khách châu Âu, Mỹ tham
quan Hạ Long theo tuyến Hạ Long - Hải Phòng.
2.1.3. Cầu của khách du lịch đi công việc nội địa
Đây là cầu về dịch vụ lưu trú của khách Việt Nam đi du lịch đến Hạ
Long hoặc các khu vực lân cận, mà nhu cầu này này sinh chủ yếu từ các



chuyến đi công việc như: công tác, giao dịch kinh doanh, gặp gỡ đối tác, kí
kết hợp đồng …
Cầu về dịch vụ lưu trú ở Hạ Long và ở Việt Nam nói chung đối với
đối tượng khách với mục đích đi công việc nội địa là phụ thuộc vào ngành
hoặc lĩnh vực của người đi công tác. Đối với đối tượng khách này chủ yếu
phụ thuộc vào cơ quan chủ quản và họ thương cố gắng tiết kiệm một cách
tối đa. Với đối tượng khách này, mọi chi tiêu của một chuyến đi được hạn
định nên họ chỉ chọn những khách sạn thuộc bậc trung để nghỉ ngơi, thậm
chí là họ còn chọn những khách sạn, nhà nghỉ nào rẽ nhất…
Bên cạnh đó cơ cấu và tổ chức hoạt động công nghiệp và thương mại,
các mô hình và dung lượng giao dịch thương mại của các doanh nghiệp Việt
Nam cũng là nhân tố ảnh hương tới cầu của khách đi du lịch công việc nội
địa ở Hạ Long. Các ban ngành, các cơ quan thương có hệ thống khách sạn
hoặc nhà nghỉ ở Hạ Long hoặc một số ở Hải Phòng ( tiện cho việc đi lại Hạ
Long). Do đó Hạ Long cần có những chính sách thu hút lượng khách này
bằng việc giãm phí phòng ở, tăng cường các dịch vụ tiếp đón. Đặc biệt trong
điều kiện hiện nay việc kinh doanh, hợp tác, bàn bạc công việc được giải
quyết trên bàn tiệc, tại những nơi du lịch đang là xu thế. Do đó lương khách
đi du lich cong việc là một đối tượng tiềm năng cần được quan tâm, và có
chính sách lâu dài.
2.1.4. Cầu của khách du lịch đi công việc quốc tế
Cầu về dịch vụ lưu trú của công dân quốc gia khác nảy sinh chủ yếu
từ các chuyến đi công việc như công tác, giao dịch kinh doanh… ở quốc gia
điểm đến. cầu của khách du lịch đi công việc quốc tế có lẽ yêu cầu chất
lượng dịch vụ lưu trú cao nhất.
Đầu năm 2010 , khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 27%. Trong
3 tháng đầu năm Quảng Ninh đã đón 2,2 triệu lượt khách, trong đó khách



quốc tế đạt 475 nghìn lượt . Doanh thu đạt 840 tỷ, tăng 8% so với cùng kỳ
năm ngoái.
Từ đầu năm 2010 SaiGontourist đã đón 90 000 lượt khách quốc tế ,
tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái , trong đó khác Mĩ tăng 49% , Pháp tăng
67%. Khách quốc tế đến Hạ Long với nhiều mục đích : thương mại,dự hội
nghị , hội thảo.. Các thương nhân kết hợp du lịch với khảo sát thị trường có
sức mua lớn (trên 1 500 USD/1 chuyến đi ),yêu cầu dịch vụ cao , đa dạng ,
đòi hỏi nhiều dịch vụ bổ sung: vui chơi , giải trí , phiên dịch.. Chi tiêu mỗi
ngày của họ lớn hơn 1500 USD. Trong đó 65% lưu trú và ăn uống. Hệ thống
giao thông và cơ sở hạ tầng được nâng cấp. Nhiều khu du lịch ,khách
sạn,nhà hàng lớn được đưa vào sử dụng: Tuần Châu, Hoàng Gia, Hạ Long
Dream…cùng với 359 cơ sở lưu trú dịch vụ, 6325 phòng ngủ, 10910 giường
, 48 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao.
Ngoài hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, ở Hạ Long còn có hệ thống
dịch vụ lưu trú trên vịnh biển, bằng tàu biển. Theo thống kê, tại TP Hạ Long
có hơn 100 tàu du lịch được phép kinh doanh loại hình nghỉ đêm trên vịnh
Hạ Long. Du khách ồ ạt đăng ký ngủ đêm trên Vịnh là vào các tháng cuối và
đầu năm luôn xấp xỉ từ 1.500 – 1.600 lượt khách/tháng. Từ trước Tết năm
2010, nhiều hãng tàu đã cháy phòng ngủ. Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch Quảng Ninh chỉ trong hai tháng đầu năm 2010 đã có gần 4.000 chuyến
tàu khách ngủ đêm trên Vịnh vận chuyển khoảng 45.000 du khách chiếm
gần 1/3 lượng khách quốc tế lưu trú cùng thời điểm. Năm 2006, số chuyến
tàu ngủ đêm là trên 13 nghìn chuyến với khoảng 160 nghìn khách. Năm
2007 số chuyến tăng tương ứng đã là trên hai vạn chuyến với gần 260 nghìn
lượt khách. Năm 2009 là năm khủng hoảng kinh tế nhưng cũng đón hơn 280
nghìn lượt khách. Đặc biệt mới chỉ hết quý 1-2010, các khách sạn dưới nước
đón gần 70 nghìn lượt khách.


Trong tháng 4/2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt

432.608 lượt, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 4 tháng năm
2010 ước đạt 1.783.832 lượt, tăng 35,0% so với cùng kỳ năm 2009
Số liệu khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4/2010

Ước tính
tháng 4/2010
Tổng số

432.608

4 tháng năm
2010

Tháng
4/2010 so
với tháng
trước (%)

Tháng
4/2010
so với
tháng
4/2009 (%)

4 tháng 2010
so với cùng kỳ
2009 (%)

1.783.832


91,4

131,3

135,0

Chia theo mục đích chuyến đi
Du lịch, nghỉ ngơi

283.124

1.130.088

94,6

136,7

139,9

Đi công việc

85.594

351.234

79,7

141,6

157,5


Thăm thân nhân

39.740

209.729

95,7

105,1

103,9

Các mục đích khác

24.150

92.781

95,0

100,8

104,0

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu về dịch vụ lưu trú ở Hạ Long
2.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu cá nhân:
- Chi phí của tua du lịch : khi chi phí của tua du lịch tăng lên sẽ làm
cho nhu cầu của người muốn đi du lịch sẽ giảm xuống và ngươc lại
- Thu nhập của người có nhu cầu đi du lịch : nếu thu nhập của người

tiêu dùng tăng cao họ sẽ đi du lịch nhiều hơn và có khả năng thanh toán cao
hơn .
- Thị hiếu của con người : tuỳ thuộc vào thị hiếu của mỗi ngươi mà họ
có thể lựa chọn nhiều phương pháp thư giãn khác nhau.như thời gian rảnh
rỗi này họ có thể về quê thăm họ mạc thay cho việc đi du lịch.
- Sự kì vọng về tua du lịch trong tương lai : có thể đó là người tiêu
dùng thường kỳ vọng giá của các tua du lịch hay các chuyến đi du lịch sẽ
giảm,một số người khác lại hi vọng sẽ sử dụng chi phí thấp hơn trong những
dịp khác. điều này cũng đã phần nào ảnh hương tới cầu du lịch.
- Số lượng người muốn đi du lịch : số lương đông có thể kích thích


2.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu
- Quy mô dân số: dân số càng đông thì cầu du lịch càng lớn
- Phân bố theo lứa tuổi , giới tính,…
- Tổng thu nhập: Quôc gia giàu có thì dân cư sẽ có mức chi phí cao
trong thời gian giải trí,…
- Sự phân phối thu nhập: liên quan đến cơ cấu chi tiêu của dân cư.
- Mức độ đô thị hóa : xu hướng biểu cầu của dân cư nông thôn khác
với dân cư thành phố.
- Tình trạng công nghệ: sự giàu có của một quốc gia và phong phú đa
dạng của cầu phụ thuộc vào tình trạng công nghệ cao hay thấp.
- Các chính sách của nhà nước: chính sách thuê, trợ cấp,…
- Các nhân tố khác như vấn đề an toàn, an ninh, chính trị,…


MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU
DỊCH VỤ LƯU TRÚ Ở HẠ LONG
Theo các chuyên gia, chất lượng sản phẩm du lịch ở Hạ Long chưa
đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch, chưa ''làm vui lòng'' khách

có khả năng chi trả cao những dịch vụ đó mới chỉ đáp ứng được một phần
nhu cầu vui chơi giải trí của khách nội địa, còn khách nước ngoài thì chưa
làm họ thực sự bị cuốn hút. Để nâng cao chất lượng dịch vụ nhóm có một số
đề xuất về giải pháp như sau:
1. Nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch
cho khách du lịch và cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng. Tăng cường gặp gỡ và trao đổi giữa các doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành với người dân tại khu vực để người dân thấy được quyền lợi
và trách nhiệm của mình, để việc kinh doanh du lịch nhận được sự giúp đỡ
và hợp tác của người dân bản địa.
2. Đầu tư, chỉnh trang đô thị khu du lịch và đặc biệt là nâng cấp hệ
thống cơ sở lưu trú cả về số phòng nghỉ và trang thiết bị buồng phòng
khiến nhiều du khách yên tâm, chọn Hạ Long là điểm đến cho các kỳ nghỉ
hè của mình. Tạo môi trường xanh - sạch - đẹp với những sản phẩm an toàn
để có thể tăng sức cạnh tranh thu hút khách và từ đó các doanh nghiệp du
lịch, cộng đồng dân cư địa phương mới có thể thu lợi từ du lịch.
3. Vấn đề về nguồn nhân lực: Có một thực tế, hiện hầu hết các khách
sạn cao cấp như Daewoo, Melia, Furama… đều vấp phải khó khăn trong
việc tìm kiếm nhân viên đã qua đào tạo một cách bài bản, giỏi ngoại ngữ.
Chính vì thế hầu hết các sinh viên chuyên ngành du lịch khi được nhận vào
làm việc tại các khách sạn này đều phải qua lớp đào tạo lại ngắn hạn. Hiện


nay, lao động trong lĩnh vực du lịch hiện có hơn 850 nghìn người. Trong đó
lao động trực tiếp là 250 nghìn người; lao động gián tiếp là 600 nghìn
người. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50% số lao động trong ngành đã qua đào
tạo.
4. Chính sách của nhà nước:
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch, tạo môi
trường pháp lý cho việc quản lý hoạt động du lịch, thu hút mọi nguồn lực

trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch phù hợp với tiến trình
phát triển và hội nhập kinh tế của cả nước.
Đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng tại các địa bàn trọng điểm du
lịch, các khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có tiềm năng phát triển du
lịch ở miền núi, vùng sâu, vùng xa... trên cơ sở khai thác các tiềm năng và
thế mạnh của từng vùng, từng lĩnh vực, từng địa phương; kết hợp có hiệu
quả việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và các nguồn lực từ các
thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển du lịch theo chủ trương xã hội hoá
phát triển du lịch.
Cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hoá các thủ tục liên quan
đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Kết hợp linh hoạt các hình thức tuyên truyền như: hội chợ, hội thảo,
triển lãm... và các phương tiện thông tin tuyên truyền khác để xúc tiến du
lịch phù hợp với định hướng phát triển thị trường du lịch ở trong và ngoài
nước. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ quốc tế để
phục vụ công tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả.
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát
triển du lịch; chú trọng đúng mức việc ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin du lịch. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học
trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận


với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế
để áp dụng cho du lịch Việt Nam.
Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước về quản lý môi
trường, tài nguyên du lịch, đặc biệt ở những khu du lịch quốc gia, các điểm
du lịch có sức hấp dẫn cao, các khu du lịch sinh thái.
Chủ động tham gia hợp tác song phương, đa phương, khai thác tốt
quyền lợi hội viên và thực hiện các nghĩa vụ của mình trong việc thực thi
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như khi Việt Nam gia

nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hướng dẫn và tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện cam kết
quốc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tế nói chung,
nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần trên thị trường
truyền thống và khai thông, nâng dần vị thế trên thị trường mới.


KẾT LUẬN


Tài liệu tham khảo
-

Google.com.vn
gso.gov.vn
vovnews.vn
baodientu.chinhphu.vn
vietnamnet.vn
giáo trình Kinh tế du lịch – Đại học Thương Mại




×