Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận lý thuyết thị trường hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.8 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG
HIỆU QUẢ
Đề tài tiểu luận
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Trương Minh Tuấn

TP.HCM, THÁNG 6, 2015


Lý thuyết tài chính tiền tệ

Lớp VB17BAD01

MỤC LỤC
A. LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ.............................................................................................3
1. Thị trường hiệu quả là gì?....................................................................................................................3
2. Các giả định của thị trường hiệu quả:..................................................................................................3
3. Đặc điểm của thị trường hiệu quả:.......................................................................................................4
4. Các dạng thị trường hiệu quả:..............................................................................................................4
4.1. Mức độ yếu:..................................................................................................................................4
4.2. Mức độ vừa:..................................................................................................................................4
4.3. Mức độ mạnh:...............................................................................................................................5
B. PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT..........................................................................5
1. Phân tích cơ bản:..................................................................................................................................5
2. Phân tích kỹ thuật:...............................................................................................................................7
C. GIẢ THUYẾT VÀ CÁC VẤN ĐỀ.........................................................................................................9
1. Các nhà đầu từ đều có các thông tin giống nhau được phân tích 1 cách giống nhau:...........................9
2. Không có nhà đầu tư đơn lẽ nào kiếm được lợi nhuận cao với cùng 1 mức đầu tư như các nhà đầu tư
khác:......................................................................................................................................................10
3. Các vấn đề khác.................................................................................................................................10


4. Xu hướng gia tăng độ hiệu quả của thị trường...................................................................................11
D. PHẢN ỨNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ VỚI THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ..................................................11
1. Thị trường hiệu quả dạng yếu:...........................................................................................................12
2. Thị trường hiệu quả dạng vừa:...........................................................................................................12
3. Thị trường hiệu quả dạng mạnh:........................................................................................................12

Nhóm phản biện: Lý thuyết thị trường hiệu quả

Trang 2/13


Lý thuyết tài chính tiền tệ

Lớp VB17BAD01

A. LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
1. Thị trường hiệu quả là gì?
“Thị trường hiệu quả là nơi mà bất kỳ thời điểm nào nhà đầu tư đều có thể
nắm bắt được thông tin như nhau và ngay lập tức họ hành xử thuần nhất giống
nhau do đó mọi thông tin đều được phản ánh vào giá thị trường”.
Điều này có nghĩa là, trong thị trường hiệu quả: Các nhà đầu tư có khả năng
tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả, từ đó mọi nhà đầu tư có thể tiếp cận thông
tin cùng một lúc và giống như nhau. Nhà đầu tư có chung một cách phân tích giống
nhau, và phân tích những thông tin giống nhau, dẫn đến việc các nhà đầu tư sẽ
phản ứng với thị trường một cách giống nhau. Từ đó các thông tin được công bố
được các nhà đầu tư phản ánh vào thị trường một cách giống nhau, từ đó phản ánh
trực tiếp lên giá cả của thị trường.
Ví dụ: Tin một công ty dầu lửa phát hiện ra dầu mỏ mới có trữ lượng lớn
được công bố lúc 10 giờ sáng ngày hôm nay thì ngay lập tức thông tin đó sẽ được
phản ánh vào giá cả khiến cho nó được đẩy lên ở mức thích hợp. Ở Mỹ đã có

những nghiên cứu đo lường tốc độ của sự điều chỉnh giá cả và kết quả là chỉ có thể
kiếm được lợi nhuận khi mua chứng khoán trong vòng 30 giây sau khi thông tin
được công bố rộng rãi.
2. Các giả định của thị trường hiệu quả:
• Có một số lượng lớn các thành viên tham gia thị trường cạnh tranh, mỗi
thành viên phân tích và định giá độc lập nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của
mình.
• Các nhà đầu tư cạnh tranh cố gắng điều chỉnh giá cổ phiếu ngay tức khắc
với tất cả các thông tin liên quan sẵn có nhằm phản hồi được ảnh hưởng
của thông tin.
• Giá cả chứng khoán được thay đổi tại thời điểm bất kỳ chủ yếu dựa vào
thông tin mới được ngẫu nhiên đưa ra.

Nhóm phản biện: Lý thuyết thị trường hiệu quả

Trang 3/13


Lý thuyết tài chính tiền tệ

Lớp VB17BAD01

3. Đặc điểm của thị trường hiệu quả:
• Các nhà đầu tư nên kỳ vọng thu được một mức hoàn vốn đầu tư có thể
trang trải các chi phí (lợi nhuận hợp lý).
• Không thể suy luận hiệu quả hoạt động tương lai từ hiệu quả hoạt động
quá khứ.
• Thị trường chỉ có thể hiệu quả nếu có đủ người tin rằng thị trường hiệu
quả.
• Thị trường vốn phản ứng nhanh và đầy đủ với thông tin mới.

• Các thành viên trong thị trường bỏ qua các thông tin không liên quan.
4. Các dạng thị trường hiệu quả:
Nếu thay đổi giá cả trong quá khứ có thể sử dụng để dự đoán các thay đổi
giá cả tương lai, các nhà đầu tư có thể tạo ra tỷ suất sinh lợi dễ dàng. Nhưng trong
thị trường cạnh tranh, việc thu được tỷ suất sinh lợi dễ dàng sẽ không kéo dài. Khi
các nhà đầu tư cố gắng tận dụng thông tin về giá cả quá khứ sẽ được phản ánh
trong giá cả cổ phần ngày hôm nay, chứ không phải trong giá ngày mai. Các mẫu
mực trong giá sẽ không tồn tại nữa và các thay đổi giá cả trong một thời kỳ sẽ độc
lập thay đổi trong kỳ kế tiếp.
Ba mức độ của thị trường hiệu quả, được phân biệt bởi mức độ thông tin đã
được phản ánh trong giá chứng khoán:
4.1.Mức độ yếu:
Giá cả phản ánh thông tin đã chứa đựng trong hồ sơ giá cả quá khứ. Nó được
là hình thức hiệu quả yếu. Trong trường hợp này, không thể tạo được các siêu tỷ
suất sinh lợi liên tục bằng cách nghiên cứu tỷ suất sinh lợi quá khứ. Giá cả sẽ theo
một bước ngẫu nhiên.
4.2.Mức độ vừa:
Giá cả phản ánh không chỉ giá cả quá khứ mà còn phản ánh tất cả các thông
tin đã công bố khác, như là thông tin bạn có thể có do đọc các báo cáo về tài chính.

Nhóm phản biện: Lý thuyết thị trường hiệu quả

Trang 4/13


Lý thuyết tài chính tiền tệ

Lớp VB17BAD01

Đây được gọi là hình thức hiệu quả vừa phải của thị trường. Nếu các thị trường ở

mức vừa phải, giá cả sẽ điều chỉnh ngay lập tức trước các thông tin công cộng như
là việc công bố tỷ suất sinh lợi quý vừa qua, một phát hành cổ phần mới, một đề
nghị sát nhập hai công ty,.v.v.
4.3.Mức độ mạnh:
Giá cả phản ánh tất cả thông tin có thể có được bằng cách phân tích tỉ mỉ về
công ty và nền kinh tế. Đây được gọi là hình thức hiệu quả mạnh của thị trường.
Trong trường hợp này chỉ có những nhà đầu tư may mắn hoặc không may mắn,
không có nhà đầu tư nào có thể liên tục đánh bại được thị trường.
B. PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
1. Phân tích cơ bản:
Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền
tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị
nội tại của cổ phiếu trên thị trường.
Kim chỉ nam của các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản là đo
lường giá trị thực của một công ty với các chỉ tiêu tài chính như: tăng trưởng doanh
thu, lợi nhuận, những rủi ro mà công ty có thể gặp phải, dòng tiền… Sự chênh lệch
giá thị trường so với giá trị thực của một công ty chính là cơ hội để đầu tư hoặc
dấu hiệu cho việc bán chốt lời cổ phiếu.
Phân tích cơ bản dựa vào những giả định sau:
- Mối quan hệ giữa giá trị và các yếu tố tài chính là có thể đo lường được.
- Mối quan hệ này ổn định trong một khoảng thời gian đủ dài.
- Các sai lệch của mối quan hệ sẽ được điều chỉnh lại vào thời điểm thích
hợp.
Giá trị là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản. Một số nhà phân tích
thường sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền mặt để xác định giá trị của công
ty, trong khi đó một số người lại sử dụng tỷ số giá trên thu nhập (P/E).

Nhóm phản biện: Lý thuyết thị trường hiệu quả

Trang 5/13



Lý thuyết tài chính tiền tệ

Lớp VB17BAD01

Các nhân tố cơ bản cần nghiên cứu bao gồm: phân tích thông tin cơ bản về
công ty, phân tích báo cáo tài chính của công ty, phân tích hoạt dộng kinh doanh
của công ty, phân tích ngành mà công ty đang hoạt động, và phân tích các điều
kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng chung đến giá cổ phiếu. Sau khi nghiên cứu, nhà
phân tích có nhiệm vụ phải chỉ ra được những dự đoán cho những chỉ tiêu quan
trọng như thu nhập kỳ vọng, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, giá trị hợp lý của cổ
phiếu, các đánh giá quan trọng cũng như khuyến nghị mua/bán cổ phiếu trên thị
trường.
Cụ thể, các nhân tố cần chú trọng trong phân tích cơ bản về cổ phiếu là:
- Hoạt động kinh doanh của công ty
- Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty
- Khả năng lợi nhuận (hiện tại và ước đoán)
- Nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty
- Sức ép cạnh tranh và chính sách giá cả
- Kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian
- Kết quả sản xuất kinh doanh so sánh với công ty tương tự và thị trường
- Vị thế trong ngành
- Chất lượng quản lý
Ở góc độ tổng quát, phân tích cơ bản có thể được sử dụng theo phương pháp
phân tích từ nhân tố vĩ mô đến nhân tố vi mô có ảnh hưởng đến cổ phiếu (thường
gọi là phương pháp top-down) gồm 5 cấp độ như sau:
- Phân tích các điều kiên vĩ mô
- Phân tích thị trường tài chính – chứng khoán
- Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động

- Phân tích công ty
- Phân tích cổ phiếu
Trong thực tế, tùy vào mục tiêu và khả năng phân tích mà nhà phân tích có
thể sử dụng một trong năm mức độ phân tích nêu trên. Ví dụ, trong phân tích về
công ty, ta có thể sử dụng phương pháp phân tích phi tài chính, đó là đánh giá về
bộ máy quản lý doanh nghiệp, về nguồn nhân lực, khả năng phát triển sản phẩm
mới, thị trường và thị phần, khả nnagw cạnh tranh…Cũng trong phân tích công ty,

Nhóm phản biện: Lý thuyết thị trường hiệu quả

Trang 6/13


Lý thuyết tài chính tiền tệ

Lớp VB17BAD01

nhà phân tích có thể sử dụng cách tiếp cận thường được gọi là phương pháp
SWOT, với việc xác định và đánh gía tập trung vào 4 khía cạnh của công ty:
- Điểm mạnh (Strengths)
- Điểm yếu (Weaknesses)
- Cơ hội (Opportunities)
- Thách thức (Threats)
Một cách phân tích nhanh về cổ phiếu, nhà đầu tư có thể phân loại cổ phiếu
thành 6 loại cơ bản dựa trên tính chất thu nhập mà nó mang lại là: cổ phiếu hàng
đầu, cổ phiếu tăng trưởng, cổ phiếu phòng vệ, cổ phiếu chu kỳ, cổ phiếu thời vụ.
Riêng trong mức độ cốt lõi nhất và cũng khó khăn nhất là phân tích cổ
phiếu, bản chất của phương pháp phân tích cơ bản ở đây là việc định giá cổ phiếu
nhằm dự đoán giá trị nội tại của cổ phiếu đó. Với mục tiêu này, thông thường 5
phương pháp định giá cổ phiếu là:

- Phương pháp định giá trên luồng cổ tức
- Phương pháp định giá dựa trên luồng tiền
- Phương pháp định giá dự trên hệ số P/E
- Phương pháp định giá dựa trên hệ số tài chính
- Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng
2. Phân tích kỹ thuật:
Là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao
dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để chỉ
ra cách ứng xử trước mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà phân tích thời điểm nên
mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường.
Những người theo đuổi trường phái phân tích kỹ thuật luôn tin tưởng rằng
giá cả biến động luôn phản ánh đầy đủ thông tin, và giá của các cổ phiếu sẽ dịch
chuyển theo xu thế chung của thị trường, và điều quan trọng nhất là: lịch sử sẽ lặp
lại. Giá cả và khối lượng giao dịch là 2 biến số chính của phân tích kỹ thuật và qua
nghiên cứu những diễn biến trong lịch sử mà nhà phân tích kỹ thuật sẽ đưa ra
những dự báo cho tương lai.
Trong khi giá trị không đóng vai trò chính trong phân tích kỹ thuật thì cũng
có nhiều con đường để nhà phân tích kỹ thuật có thể kết hợp yếu tố giá trị vào phân
Nhóm phản biện: Lý thuyết thị trường hiệu quả

Trang 7/13


Lý thuyết tài chính tiền tệ

Lớp VB17BAD01

tích của mình. Ví dụ như giá trị có thể được dùng quyết định đường hỗ trợ hoăc
kháng cự trên biểu đồ giá.
Một trong những thế mạnh lớn của phân tích kỹ thuật là sự thích dụng của

nó trong bất kì phương thức giao dịch nào và vào bất kì khoản thời gian giao dịch
nào. Không có một phần nào trong giao dịch chứng khoán hay các chứng khoán
phát sinh mà phân tích kỹ thuật không thể ứng dụng được.
Một nhà phân tích đồ thị có thể sử dụng đồ thị trong bất kỳ và bao nhiêu thị
trường tùy thích, nhưng điều này là không thể với một người sử dụng phân tích cơ
bản. Điều này là do với mỗi thị trường một người áp dụng phân tích cơ bản sẽ phải
xử lý một khối lượng dữ liệu khổng lồ, nó cũng nói lên tại sao một người phân tích
cơ bản chỉ có thể chuyên vào một hay một nhóm nhỏ chứng khoán nhất định –
những ưu thế này của phân tích kỹ thuật là không thể bỏ qua.
Vì vậy, nhà phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào nghiên cứu biến động giá thị
trường của cổ phiếu, và tập trung nhấn mạnh vào hành vi biến động về giá và khối
lượng giao dịch cũng như các xu hướng của hành vi giá và khối lượng đó.
Để thực hiện được phân tích kỹ thuật, cần có các giả định mấu chốt là:
Hành vi của bất kỳ cổ phiếu nào, hoặc của thị trường cổ phiếu, đều có thể
liên quan đến xu hướng diễn biến theo thời gian, trong đó xu hướng và phương
hướng chính đi lên hay đi xuống của cổ phiếu (hoặc cả thị trường cổ phiếu)
Biến động giá không phải là ngẫu nhiên mà chúng xảy ra dưới các dạng thức
có thể được phân tích để dự đoán biến động tương lai.
Biến động thị trường được phản ánh tất cả trong giá cổ phiếu.
Lịch sử được lặp lại do bản chất của con người (nhà đầu tư) là không đổi
nên sẽ lặp lại những hành vi giống nhau trước những tình huống tương tự, và điều
đó dẫn đến các xu hướng giá cả lặp lại.
Để thực hiện phân tich kỹ thuật, nhà đầu tư phải dựa vào hình ảnh các đồ thị,
trong đó trục tung biểu thị giá cổ phiếu, trục hoành biểu thị đường thời gian, với
nhiều dạnh như: đồ thị đường thẳng, đồ thị dạng vạch, đồ thị hình nến. Thông qua
đó, nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật thông dụng như
Nhóm phản biện: Lý thuyết thị trường hiệu quả

Trang 8/13



Lý thuyết tài chính tiền tệ

Lớp VB17BAD01

đường xu thế, kênh xu thế, mức hỗ trợ, mức kháng cự, điểm đột phá, đường trung
bình, chỉ số sức mạnh tương đối.
Các phương pháp và công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển và trở nên
thịnh hành chỉ từ đầu thế kỷ trước với sự nổi bật của lý thuyết Dow với các ý tưởng
phân tích được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí Wall Street Journal. Lý thuyết
Dow đến nay vẫn được coi là nền tảng cho phương pháp phân tích kỹ thuật với các
chỉ báo quan trọng nhất
C. GIẢ THUYẾT VÀ CÁC VẤN ĐỀ
1. Các nhà đầu từ đều có các thông tin giống nhau được phân tích 1 cách
giống nhau:
 Giả sử các nhà đầu tư có thông tin giống nhau thì các nhà đầu tư vấn
không phân tích giống nhau:
Với giả thuyết của thị trường hiệu quả, các nhà đầu tư sẽ có một thông tin
giống nhau. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề thể hiện thị trường không được
hiệu quả như lý thuyết:
Một thị trường gồm các nhà đầu tư có được những thông tin giống nhau là
một điều khó có thể đạt được. Với mối quan hệ, mức độ nhận thức, hay khả năng
tiếp cận thông tin, mỗi nhà đầu tư chỉ có thể tiếp cận những thông tin ở một mức
độ hạn chế nào đó. Từ đó cho thấy không thể có nhiều nhà đầu tư cũng tiếp cận các
thông tin như nhau.
Để có thể ra một quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần phân tích những thông tin
của thị trường (giả thuyết các nhà đầu tư tiếp cận được các thông tin giống nhau).
Trong khi đó, một quyết định đầu tư phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố, được phân
tích theo nhiều cách khác nhau. Dẫn đến việc, cùng 1 thông tin thị trường như
nhau. Sau quá trình phân tích có thể đưa ra được nhiều kết quả khác nhau

 Nếu có phân tích giống nhau thì cũng không quyết định giống nhau

Nhóm phản biện: Lý thuyết thị trường hiệu quả

Trang 9/13


Lý thuyết tài chính tiền tệ

Lớp VB17BAD01

Những quyết định đầu tư là những quyết định cá nhân. Chúng ta có thể thấy,
quyết định đó phụ thuộc nhiều vào kết quả của quá trình phân tích. Nếu thật sự kết
quả phân tích giống nhau, thì quyết định đó vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố
khác, như mức độ chịu rủi ro của nhà đầu tư, tính cách của nhà đầu tư. Điều đó cho
thấy, với cùng một kết quả phân tích, vẫn có thể dẫn tới nhiều quyết định khác
nhau.
2. Không có nhà đầu tư đơn lẽ nào kiếm được lợi nhuận cao với cùng 1
mức đầu tư như các nhà đầu tư khác:
Với ví dụ như Warren Buffett, cùng với những phân tích và dự đoán của
mình, ta có thể thấy được một số nhà đầu tư vẫn có thể kiếm được lợi nhuận cao
hơn so với những nhà đầu tư khác. (Cái này chưa biết phân tích)
3. Các vấn đề khác
 Các thông tin công bố không ngẫu nhiên, và không tự động mà được
chọn lọc:
Một trong những giả thuyết của lý thuyết thị trường hiệu quả là các thông tin
một cách ngẫu nhiên, và khả năng tiếp cận thông tin của mọi người là như nhau.
Tuy nhiên trên thực tế, các thông tin thường được công bố một cách chọn lọc. Với
hiện tượng thông tin bất cân xứng, nhiều chủ thể có thể chỉ công bố một phân
thông tin có lợi cho việc đầu tư (hoặc thu hút đầu tư) của họ, các nhằm mục đích

kiếm được lợi nhuận siêu ngạch. Điều này làm giảm đi độ hiệu quả của thị trường.
 Trình độ của các nhà đầu tư là khác nhau:
Trình độ của nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân tích thông
tin. Điều này kiến cho các kết quả phân tích theo những hướng khác nhau. Dẫn đến
quyết định đầu tư cũng sẽ khác nhau. Ngoài ra, với những nhà đầu tư trình độ thấp,
khi tham gia thị trường, thì sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi những yếu tố tâm lý khác. Ví
dụ tâm lý đám đông, dẫn đến việc giá lên cao và không phản ánh một cách đúng
đắn các thông tin của thị trường
Nhóm phản biện: Lý thuyết thị trường hiệu quả

Trang 10/13


Lý thuyết tài chính tiền tệ

Lớp VB17BAD01

 Nhà đầu tư lớn có khả năng, và thường cố tính làm giá để chi phối thị
trường.
“Vào buổi chiều ngày 6 tháng năm năm 2010, chỉ số công nghiệp Dow
Jones giảm hơn 600 điểm trong vài phút, và phục hồi gần như ngay sau đó.”Nguồn VnEconomy
Sự việc được dẫn ra là một ví dụ về việc, giá cả thị trường bị chi phối mạnh
mẽ bởi người mua, người bán, và đôi lúc bị thao túng bởi một nhóm nhỏ, bằng
những thủ thuật của mình khiến cho giá cả giao động với biên độ lớn, từ đó kiếm
được lợi nhuận lớn.
4. Xu hướng gia tăng độ hiệu quả của thị trường
Ngày nay, với việc phát triển của hệ thông công nghệ thông tin, các thông
tin về thị trường có thể được chuyển đến các nhà đầu tư một cách nhanh chóng
nhất. Ngoài ra, các công cụ hỗ trợ phân tích, cũng góp phần làm tăng độ chính xác
của quá trình phân tích, kiến cho nhiều nhà đầu tư có khả năng quyết định chính

xác hơn.
Việc tiếp cận thông tin nhanh, công cụ phân tích tốt,thị trường có vẻ như
ngày càng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, với việc hệ thống CNTT phát triển, hiện tượng thông tin bất cân
xứng vẫn hiện hữu, khiến cho thông tin được công bố rất chọn lọc. Điều này dẫn
đến việc vẫn có một nhóm người, có khả năng dựa vào thông tin để làm lợi cho
mình.
Ngoài ra, việc ra quyết định vẫn phụ thuộc vào con người, nên đây vẫn là
yếu tố làm thị trường không thật sự hiệu quả.
D. PHẢN ỨNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ VỚI THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
Để có thể phản ứng một cách hợp lí nhất, các nhà đầu tư cần lựa chọn
phương pháp phân tích hợp lý để áp dụng vào dạng thị trường mà họ đầu tư. Ta có
thể thấy sau đây:

Nhóm phản biện: Lý thuyết thị trường hiệu quả

Trang 11/13


Lý thuyết tài chính tiền tệ

Lớp VB17BAD01

1. Thị trường hiệu quả dạng yếu:
Trong thị trường dạng yếu, các thông tin trong quá khứ đã được thể hiện
trong giá cả hiện tại, các nhà đầu tư không thể kiếm được lợi nhuận từ việc phân
tích các dữ liệu quá khứ (ví dụ như giá). Do đó:
Việc sử dụng phân tích kỹ thuật sẽ không có hiệu quả, sự thay đổi của giá cả
chứng khoán trong hoàn toàn ngẫu nhiên và không thể dự đoán dựa vào thông tin
trong quá khứ. Phân tích kỹ thuật không có hiệu quả trong trường hợp này.

Ngược lại, đối với phân tích cơ bản, các thông tin được công bố ở thời điểm
hiện tại chưa tác động kịp thời lên giá cả của giá chứng khoán, đây là một tiềm
năng có các nhà đầu tư có được lợi nhuận vượt trội.
Tuy nhiên, không phải lúc nào các nhà đầu tư có thể có được thông tin cần
thiết, lúc đó các dạng chứng khoán rủi ro thấp nên được lựa chọn.
2. Thị trường hiệu quả dạng vừa:
3. Thị trường hiệu quả dạng mạnh:
Đối với thị trường hiệu quả dạng mạnh, đây là nơi mà thông tin được các
nhà đầu tư tiếp nhận rất nhanh chóng. Với giả thuyết của thị trường hiệu quả thì
đây là dạng thị trường mà các nhà đầu tư gần như không thể kiếm được lợi nhuận
lớn, bởi vì khi một thông tin xuất hiện, ngay lập tức làm thay đổi giá cả của chứng
khoán. Do đó, các nhà đầu tư nên đầu tư bằng một danh sách có tiềm năng.

Nhóm phản biện: Lý thuyết thị trường hiệu quả

Trang 12/13


Lý thuyết tài chính tiền tệ

Lớp VB17BAD01

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Nhóm phản biện: Lý thuyết thị trường hiệu quả

Trang 13/13




×